Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Báo cáo kết quả việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.92 KB, 3 trang )

ĐẢNG BỘ XÃ ……………….
CHI BỘ: THCS
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

BÁO CÁO
Báo cáo kết quả việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI
Họ và tên: ……………………
Năm sinh: ………………………….
Chức vụ trong Đảng: ………………………….
Ngày vào đảng: ; Ngày chính thức:
I. Kết quả và ưu điểm.
1. Việc quán triệt, học tập, nghiên cứu thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI luôn
được Chi bộ chú trọng và cá nhân luôn thực hiện tốt.
2. Công tác chuẩn bị kiểm điểm của cá nhân theo tinh thần của Nghị quyết, kể cả việc tiếp
thu, giải trình ý kiến đóng góp và gợi ý kiểm điểm luôn được nêu cao.
3. Kết quả kiểm điểm của cá nhân.
- Cá nhân đã nghiên cứu kỹ các văn bản hướng dẫn công tác kiểm điểm theo tinh thần Nghị
quyết trung ương 4, viết bản tự kiểm điểm một cách nghiêm túc, cụ thể, sâu sắc, đúng theo
tinh thần hướng dẫn kiểm điểm của cấp trên.
- Kết luận sau kiểm điểm tự phê bình và phê bình. Trong hội nghị kiểm điểm cá nhân đã
nhận được 3 ý kiến góp ý vào bản tự kiểm điểm của cá nhân đảng viên trong Chi bộ. Các ý
kiến góp ý chân thành, thẳng thắn, mang tính chất xây dựng. Cá nhân tiếp thu ý kiến góp ý
với thái độ chân thành, nghiêm túc và cởi mở.
4. Xây dựng và thực hiện kế hoạch khắc phục thiếu sót, khuyết điểm.
- Tại Hội nghị kiểm điểm tập thể, cá nhân theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4
khóa XI, Chi bộ đã đưa ra những nội dung cần làm ngay sau kiểm điểm.
- Cần chấn chỉnh ngay vấn đề đánh giá, xếp loại đảng viên, cán bộ, giáo viên, nhân
viên trong năm học 2012-2013 và những năm tiếp theo.
- Thể hiện, nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm của người đảng viên, người thầy.
- Chăm lo đến việc học tập của học sinh, gần gũi hơn nữa với học sinh để hiểu tâm tư
tình cảm của học sinh cũng như nguyện vọng của học sinh.


- Kết quả khắc phục thiếu sót, khuyết điểm sau kiểm điểm của cá nhân trong và sau
kiểm điểm.
- Đến thời điểm báo cáo chi bộ đã khắc phục được một phần những hạn chế yếu kém
đó là:
+ Việc đánh giá xếp loại học sinh mang tính giáo dục hơn, khoảng cách giữa thầy và
trò trong và ngoài giờ học được cải thiện hơn.
+ Đã phối hợp tốt, chặt trẽ, thống nhất trong vấn đề giải quyết công việc giữa phụ
huynh học sinh vàới giáo viên chủ nhiệm cũng như giáo viên bộ môn.
- Tuy nhiên cá nhân còn có những mặt chưa làm được đó là:
+ Chưa nắm rõ được vai trò lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách trong từng nhiệm vụ
cụ thể. Các chỉ tiêu phấn đấu trong năm học 2012-2013 của cá nhân còn 1 số chỉ tiêu chưa
cao.
+ Nguyên nhân của những hạn chế yếu kém này là do công tác chuyên môn chưa
thực sự bám sát với tình hình địa phương; Trình độ dân trí trên địa bàn còn thấp, nền kinh
tế lạc hậu, một số đông học sinh thuộc vùng giáo, việc đầu tư cho học tập còn hạn chế, còn
yếu kém…
Giải pháp khắc phục khuyết điểm hạn chế trong thời gian tới.
Tăng cường công tác kiểm tra, lãnh đạo, chỉ đạo tới từng tổ chức, đoàn thể trong nhà
trường.
Đôn đốc phụ huynh học sinh phối hợp với nhà trường để làm tốt công tác phối hợp
giữa nhà trường – gia đình – xã hội.
Đối với cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên cần tăng cường trau dồi kiến thức bồi
dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tham gia các lớp tập huấn về công tác quản lý và quản lý
giáo dục.
III. Những thiếu sót khuyết điểm và nguyên nhân.
- Thiếu sót khuyết điểm: Cá nhân chưa thực sự quan tâm nhều đến việc học tập và
rèn luyện của học sinh lớp chủ nhiệm cũng như lớp phụ trách.
- Chưa hiểu, nắm rõ tâm tư nguyện vọng của học sinh.
- Nguyên nhân: Do số lượng học sinh trong lớp đông, khoảng cách từ nhà đến
trường xa nên hạn chế việc đi lại để nhắc nhở, động viên, kiểm tra học sinh trong học tại

nhà. Do nề kinh tế địa phương còn gặp nhiều khó khăn nên phụ huynh chưa chăm lo đến
việc học của con em mình. Do tỷ lệ học sinh vùng giáo đông nên đã bị chi phối bởi một số
hoạt động của nhà thờ đẫn đến học sinh trễ nải trong công việc học tập.
IV. Phương hướng, biên pháp khắc phục, sửa chữa trong thời gian tới.
- Tích cực phối hợp với đồng nghiệp trong quản lý, giáo dục động viên, uốn nắn học
sinh trong việc học tập và rèn luyện.
- Phối hợp với phụ huynh để uốn nắn, nhắc nhở học sinh học và làm bài tập tại nhà.
V. Kiến nghị, đề nghị.
Chi bộ, BGH tạo điều kiện về thời gian, cơ chế, cơ sở vật chất để đáp ứng được việc
giáo dục học sinh.
, tháng 10 năm 2013
Người viết





×