Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT HOA LAN VÀ NGHIÊN CỨU MỘT SỐBIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LAN HỒĐIỆP ỞTHỜI KỲVƯỜN ƯƠM TẠI TỈNH KHÁNH HÒA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (961.84 KB, 132 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP I
------------------
LÊ ĐẶNG TRUNG TUYẾN
HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT HOA LAN VÀ NGHIÊN CỨU
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
LAN HỒĐIỆP Ở THỜI KỲ VƯỜN ƯƠM
TẠI TỈNH KHÁNH HÒA
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: TRỒNG TRỌT
Mã số: 60.62.01
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. HOÀNG NGỌC THUẬN
HÀ NỘI, 2007
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hềđược sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Lê Đặng Trung Tuyến

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản luận văn này, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ về
nhiều mặt của các cấp lãnh đạo, tập thể, cá nhân của Tổng Công ty Khánh


Việt.
Tôi xin chân thành tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng tới PGS-TS.
Hoàng Ngọc Thuận, người đã trực tiếp hướng dẫn và đóng góp nhiều ý kiến
quan trọng từ những bước nghiên cứu ban đầu và trong quá trình thực hiện
viế
t luận văn.
Tôi xin cảm ơn tập thể các thầy cô giáo Khoa Nông Học, đặc biệt là
các thầy cô trong bộ môn Rau – Hoa – Quả - Trường Đại học Nông Nghiệp I
– Hà Nội đã trực tiếp đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho tác giả hoàn thành
luận văn này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới gia đình,
người thân, và toàn thể bạn bè, đồng nghiệp đã cỗ vũ, động viên giúp đỡ tôi
trong quá trình học tậ
p và nghiên cứu.
Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng năm 2007
Tác giả
Lê Đặng Trung Tuyến
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
iii

MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt v
Danh mục bảng vi
Danh mục hình viii
1. MỞĐẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2. Mục đích, yêu cầu 3
1.3. Ý nghĩa 3
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
2.1. Giới thiệu chung về cây hoa lan 5
2.2. Tình hình sản xuất lan trên thế giới và việt nam 30
2.3. Tình hình nghiên cứu hoa lan trên thế giới và Việt Nam 33
3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠ
NG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
3.1. Địa điểm và thời gian 40
3.2. Vật liệu nghiên cứu 40
3.3. Nội dung 42
3.4. Phương pháp nghiên cứu 43
3.5. Xử lý số liệu 46
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 47
4.1. Điều kiện tự nhiên và hiện trạng sản xuất hoa lan của tỉnh
Khánh Hòa 47
4.1.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Khánh Hòa 47
4.1.2. Tài nguyên sinh vật, sinh thái và du lịch 48
4.2. Hiện trạng sản xuất hoa lan tại tỉnh Khánh Hòa 48
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
iv

4.3. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại giá thể khác
nhau trên nền phân bón Pomior (0,3%) đến tỷ lệ sống, khả năng sinh
trưởng của giống phong lan HồĐiệp ở thời kỳ vườn ươm 58
4.4. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng một số loại phân bón lá
đến tỷ lệ sống và khả năng sinh trưởng của cây lan HồĐiệp ở
thời kỳ vườn ươm 64
4.5. Thí nghi
ệm 3: Ảnh hưởng của phân phức hữu cơ Pomior có nồng

độ khác nhau đến sinh trưởng của cây lan con ở thời kỳ vườn ươm 68
4.6. Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng phân bón lá Pomior có
nồng độ khác nhau trên nền phân vi sinh Bảo Đắc đến tỷ lệ
sống và sinh trưởng của lan HồĐiệp ở thời kỳ vườn ươm 71
4.7. Thí nghiệm 5: Nghiên cứu Ảnh hưởng phân bón lá Pomior có
nồng độ khác nhau trên nền phân vi sinh Bảo Đắc đế
n khả năng
sinh trưởng của lan HồĐiệp 6 tháng tuổi 76
4.8. Một số sâu bệnh hại chính 81
4.9. Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật nâng cao chất lượng lan Hồ
Điệp ở thời kỳ vườn ươm 83
4.10. Hiệu quả kinh tế của một số giá thểđến năng suất, giá trị kinh
tế của lan HồĐiệp ở vườn sản xuất 84
4.11. Hạch toán hiệ
u quả kinh tế của các công thức bón phân Pomior
có nồng độ khác nhau trên nền vi sinh Bảo Đắc 85
5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 87
5.1. Kết luận 87
5.2. Đề nghị 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
PHỤ LỤC 93
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CT: Công thức
Đ/C: Đối chứng
Ph.: Phalaenopsis
TB: Trung bình
TN: Tự nhiên














Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
vi

DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
4.1. Cơ cấu các loại lan ở các điểm điều tra 50
4.2. Một số loài lan được nuôi trồng phổ biến ở Khánh Hòa 51
4.3. Một sốđặc điểm lá của các loài phong lan rừng được trồng phổ
biến ở tỉnh Khánh Hòa 53
4.4. Một sốđặc điểm chính của các loài phong lan rừng được nuôi
trồng phổ biến ở tỉnh Khánh Hòa 54
4.5. Một sốđặc điểm thự
c vật của một số giống lan HồĐiệp được
nuôi trồng phổ biến tại Khánh Hoà (cây trưởng thành) 55
4.6. Một sốđặc điểm chất lượng hoa của một số giống lan HồĐiệp
được trồng phổ biến tại tỉnh Khánh Hoà 56
4.7. Ảnh hưởng của giá thể và phân bón Pomior (0,3%) đến tỷ lệ

sống của lan HồĐiệp loài P.amabilis ở thời kỳ vườn ươm 59
4.8. Ả
nh hưởng của một số loại giá thểđến tốc độ tăng trưởng lá lan
HồĐiệp con ở thời kì vườn ươm 60
4.9. Ảnh hưởng của một số giá thểđến động thái tăng trưởng thân
của lan HồĐiệp ở thời kỳ vườn ươm 62
4.10. Ảnh hưởng của một số loại giá thểđến số lá trên cây của lan Hồ
Điệp ở thời kỳ vườ
n ươm 63
4.11. Ảnh hưởng của một số phân bón lá đến tỷ lệ sống và tỷ lệ cây
xuất vườn của cây lan HồĐiệp ở thời kỳ vườn ươm 65
4.12. Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh trưởng lá, rễ
của cây phong lan HồĐiệp ở thời kì vườn ươm 66
4.13. Ảnh hưởng của nồng độ Pomior đến tăng trưởng kích thước lá
lan HồĐ
iệp ở thời kỳ vườn ươm 68
4.14. Ảnh hưởng của phân bón lá Pomior có nồng độ khác nhau đến
đường kính cây lan HồĐiệp ở thời kỳ vườn ươm 69
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
vii

4.15. Ảnh hưởng của phân bón Pomiorcó nồng độ khác nhau đến
chiều cao cây lan HồĐiệp ở thời kỳ vườn ươm 70
4.16. Ảnh hưởng của phân bón Pomior có nồng độ khác nhau trên nền
phân vi sinh Bảo Đắc đến tỷ lệ sống của lan con HồĐiệp ở thời kỳ
vườn ươm 72
4.17. Ảnh hưởng phân bón lá Pomior có nồng độ khác nhau trên nền phân
vi sinh Bảo Đắc đến tăng trưởng lá HồĐiệp ở thờ
i kỳ vườn ươm 73
4.18. Ảnh hưởng phân bón lá Pomior có nồng độ khác nhau trên nền

phân vi sinh Bảo Đắc đến số rễ và chiều dài rễ lan HồĐiệp ở
thời kỳ vườn ươm 74
4.19. Ảnh hưởng phân bón lá Pomior có nồng độ khác nhau trên nền
phân vi sinh Bảo Đắc đến đường kính cây và chiều cao cây 75
4.20. Ảnh hưởng của phân bón thức hữu cơ Pomior có nồng độ khác
nhau trên nền phân vi sinh Bảo Đắc đến động thái tăng trưởng
đường kính thân của lan HồĐiệp 77
4.21. Ảnh hưởng của phân bón lá phức hữu cơ Pomior có nồng độ
khác nhau trên nền phân vi sinh Bảo Đắc đến động thái tăng
trưởng lá của lan HồĐiệp 6 tháng tuổi 78
4.22. Ảnh hưởng của phân bón lá phức hữu cơ Pomior có nồng độ khác
nhau trên nền phân vi sinh Bảo Đắc đến động thái tăng trưởng số rễ
trung bình và chiều dài rễ trung bình của lan HồĐiệp 6 tháng tuổi 80
4.23. Một số b
ệnh hại chủ yếu trên lan HồĐiệp 82
4.24. Một số sâu hại chủ yếu trên lan HồĐiệp 82
4.25. Hiệu quả kinh tế của một số giá thểđến năng suất, giá trị kinh tế
của lan HồĐiệp ở vườn sản xuất 84
4.26. Hiệu quả kinh tế của các công thức phân Pomior có nồng độ
khác nhau trên nền phân vi sinh Bảo Đắc 85
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
viii

DANH MỤC HÌNH
STT Tên hình Trang
4.1. Cơ cấu các loại lan ở các địa điểm điều tra 50
4.2a. Tăng trưởng chiều dài lá 61
4.2b. Tăng trưởng chiều rộng lá 61
4.3. Ảnh hưởng của một số loại giá thểđến tăng trưởng thân của lan
HồĐiệp ở thờ kỳ vườn ươm 63

4.4. Động thái tăng trưởng chiều dài lá và rộng lá của phân Pomior
ở các nồng độ khác nhau 69
4.5. Ảnh hưởng của n
ồng độ phân bón Pomior đến chiều cao cây
lan HồĐiệp ở thời kỳ vườn ươm 71
4.6. Ảnh hưởng của phân phức hữu cơ Pomior có nồng độ khác
nhau trên nền phân vi sinh Bảo Đắc đến đường kính thân lan Hồ
Điệp 6 tháng tuổi 78
4.7. Ảnh hưởng của phân phức hữu cơ Pomior có nồng độ khác
nhau trên nền phân vi sinh Bảo Đắc đến động thái tăng trưởng
lá của lan HồĐiệp 6 tháng tuổi 79





Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
1

1. MỞĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây kinh tế nước ta dần dần đi lên để hội nhập
vào nền kinh tế trong khu vực và thế giới, hiện nay với nhiều mặt hàng nông
nghiệp xuất khẩu như: cà phê, tiêu, điều, cao su, gạo… sản xuất nông nghiệp
đã đóng góp một phần quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, cùng với
những thành tựu to lớn đạt
được trong sản xuất nông nghiệp, ngành sản xuất
hoa lan cũng có những bước tiến đáng kể. Ở một số nước trên thế giới ngành
trồng hoa cây cảnh nói chung và hoa lan nói riêng là một ngành sản xuất
công nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Hoa lan thực sự trở thành sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao, nó
thúc đẩy ngành sản xuất kinh doanh phát triển mạnh mẽ: Thái Lan, Singapore,
Malaysia, Indonesia… trong đó Thái Lan có kim ngạch xuất khẩu hoa lan cắ
t
cành năm 1987 là 21 triệu USD, năm 1990 26 triệu USD, năm 1991 là 30 triệu
USD, Singapore thu lợi nhuận từ hoa cắt cành mỗi năm là 10 triệu USD.
Việt Nam trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển nhanh
chóng của nền kinh tế, xã hội… Nhu cầu sử dụng hoa nói chung và hoa lan
nói riêng cũng tăng nhanh, không chỉ dùng trong những dịp lễ tết như trước
đây mà nhu cầu về hoa trong cuộc sống thường ngày của người dân cũng rất
l
ớn, bên cạnh nhu cầu về số lượng cũng đòi hỏi ngày càng cao, số liệu thống
kê cho thấy các loài hoa có chất lượng cao xuất hiện trên thị trường chủ yếu
nhập từĐài Loan, Thái Lan, Trung Quốc, được tiêu thụ nhiều nhất ở các đô
thị, thành phố lớn. Điều này cho thấy sản xuất hoa ở Việt Nam chưa đáp ứng
được nhu cầu thị hiếu của người dân..
Trong những năm gần đây, một số loài lan lai được nhập nội ngày
càng nhiều vào nước ta (Catteya, Phalaenopis, Dendrobium, Vanda…) trong
đó lan HồĐiệp có chất lượng cao, màu sắc đa dạng, cánh môi hấp dẫn được
tiêu thụ mạnh nhất.
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
2

Hiện nay Lan HồĐiệp là một trong những loại phong lan được trồng
phổ biến trên thế giới, so với đa số các loại lan khác thì HồĐiệp khá nổi bật
bởi các đặc tính đa dạng, kích thước hoa to, màu sắc hấp dẫn, lâu tàn và ra
hoa quanh năm, lan HồĐiệp được mệnh danh là hoàng hậu của các loại lan.
Lan HồĐiệp có nguồn gốc ở Tây Á, trải rộng trên những núi cao từ Trung
Quốc, Tây Tạng đế
n Úc Châu, cây tăng trưởng và phát triển tốt ở những

vùng có độ ẩm cao và nhiệt độ khoảng 15 – 30
0
C, cây lan HồĐiệp gồm một
trục đơn thân, tạo ra bởi một đỉnh sinh trưởng hoạt động liên tục, có hai hàng
lá được tách ra từ những đốt thân ngắn, không có giả hành, cây có 4 – 5 lá,
mỗi trục lá có ít nhất hai chồi, chồi bên cho phát hoa.
Đất nước ta là một trong hai khu vực xuất phát các loài lan quý trên
thế giới. Do vị trí địa lý mà khí hậu, ẩm độ, nhiệt độ và cường độ ánh sáng
của nước ta rất thích hợp cho sự tăng trưở
ng và phát triển của cây lan, Khánh
Hòa cũng là là một trong những tỉnh có điều kiện tự nhiên để phát triển
ngành trồng lan. Trong quá trình điều tra và nuôi trồng thử nghiệm các loại
lan tại tỉnh Khánh Hòa, chúng tôi nhận thấy lan HồĐiệp có khả năng phát
triển thuận lợi vềđiều kiện tự nhiên việc phát triển lan tại tỉnh Khánh Hòa còn
nhiều khó khăn: chưa có đơn vị chuyên sâu nghiên cứu phong lan, chưa cung
cấp được ngu
ồn lan tại chỗ, kỹ thuật chăm sóc còn yếu kém, chưa quan tâm
nhiều đến phân bón và giá thể, chưa có phòng nuôi cấy mô hiện đại, đặc biệt
là rất khó khăn trong khâu nhân giống và chăm sóc, do đó tỷ lệ sống, sinh
trưởng phát triển còn thấp ở thời kỳ vườn ươm. Tại Khánh Hòa việc nhân
giống lan bằng nuôi cấy mô tế bào chưa phát triển, giống cây con chủ yếu
nhập từ thành phố Hồ Chí Minh,
Đà Lạt… do đó giá thành cây con rất cao.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế khách quan trên cũng như góp phần phát
triển ngành trồng lan tại tỉnh Khánh Hòa, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Hiện trạng sản xuất hoa lan và nghiên cứu một số biện pháp nhằm
nâng cao chất lượng lan HồĐiệp ở thời kỳ vườn ươm tại tỉnh Khánh Hòa”.
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
3


1.2. Mục đích, yêu cầu
1.2.1. Mục đích
- Đánh giá được điều kiện tự nhiên, điều tra thực trạng một số loại
phân bón và giá thểảnh hưởng đến sinh trưởng của trồng lan cũng như thực
trạng nuôi trồng lan tại tỉnh Khánh Hòa.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón và giá thể phù hợp
với điều kiện sinh thái môi trường nuôi trồng lan HồĐi
ệp tại tỉnh Khánh
Hòa.
1.2.2. Yêu cầu
- Xác định loại giá thể phù hợp với sinh trưởng của lan HồĐiệp ở thời
kỳ vườn ươm.
- Xác định loại phân bón nâng cao chất lượng của lan HồĐiệp ở thời
kỳ vườn ươm.
1.3. Ý nghĩa
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Với những lý do đã nêu trên: “Hiện trạng sản xuất hoa lan và nghiên
cứu một số biện pháp nhằm nâng cao ch
ất lượng lan HồĐiệp ở thời kỳ vườn
ươm tại tỉnh Khánh Hòa”.
- Xác định loại giá thể, phân bón phù hợp là cơ sởđể xây dựng quy
trình trồng lan HồĐiệp tại Khánh Hòa.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung thêm những tài liệu
khoa học phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học về cây lan.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Các kết quả nghiên cứu được sẽđược áp d
ụng vào thực tiễn nuôi
trồng và chăm sóc lan HồĐiệp để góp phần phát triển sản xuất.
- Tạo ra mô hình kiểu mẫu để chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong vùng
nông nghiệp đô thị và ven đô thị.

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
4

- Nhằm bổ sung những hiểu biết vềđặc tính sinh vật học của cây lan
HồĐiệp ở thời kỳ vườn ươm trong những vùng sinh thái nhất định.
- Một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất giống
lan ở thời kỳ cây con, góp phần quyết định vào thành công của sản xuất sau
này trong điều kiện sinh thái cụ thểở Khánh Hòa.
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
5

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giới thiệu chung về cây hoa lan
2.1.1. Nguồn gồc lịch sử - vị trí phân bố -phân loại và đặc điểm thực vật
của cây hoa lan
2.1.1.1. Nguồn gốc lịch sử
Cây hoa lan được biết đến đầu tiên ở phương Đông, nói về hoa lan là
phải nói đến người Trung Hoa, họđã biết về lan vào khoảng 2500 năm về
trước tức là ở thời đại của Đức Khổng Tử (551-479 trước công nguyên ).Ở
ph
ương Đông lan được chú ý đến vì vẻđẹp duyên dáng của lá, hương thơm
của hoa do đó Khổng Tửđề cao lan là vua của những loài cỏ cây có hương
thơm. Theo các tác giả Trần Hợp (1990) [7], Nguyễn Tiến Bân (1997) [1],
Võ Văn Chi – Dương Đức Tiến (1978) [2], Nguyễn Văn Chương, Trịnh Văn
Thịnh (1991) [3], cây lan Orchida thuộc họ lan Orchidaceae, bộ lan
Orchidales, lớp một lá mầm Monoctyledoneae, họ lan Orchidaceae ở trong
lớp đơn tử diệ
p, thuộc ngành ngọc lan, thực vật hạt kín Magoliophyta, phân
lớp hành Lilidae, có thể nói theo Pharastus (376-285 trước công nguyên) là
cha đẻ ngành học và ông cũng là người đầu tiên dùng từ orchid để chỉ một

loại lan có củ tròn, Người đạt nền tảng hiện đại cho môn học về lan là
Joanlind (1979-1985), năm 1936 ông đã công bố sắp xếp các tông họ lan (A
Tabuler view of the tribes of orchidaler) và tên của họ lan do ông đưa ra
được dùng cho đến ngày nay (dẫn theo Trần Hợp, 1990) [7].
2.1.1.2. Vị trí phân bố
Cây hoa lan mọc kh
ắp mọi nơi trên thế giới từ miền gió tuyết đến sa
mạc nóng bỏng khô cằn từ miền núi cao rừng thẳm đến đồng cỏ miền Bình
Nguyên và ngay cả các vùng sình lầy cũng có lan, qua lịch sử biến đổi, cho
đến ngày nay, người ta đã biết họ lan có một số lượng loài rất lớn khoảng
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
6

15.000 – 35.000 loài phân bố chủ yếu ở 68
0
vĩ Bắc đến 56
0
vĩ Nam (nằm gần
cực Bắc như Thụy Điển, Alasksa) xuống đến các đảo cuối cùng của cực Nam
ở Australia.
Tuy nhiên, phân bố chính của họ này là trên các vĩđộ nhiệt đới đặc
biệt là châu Mỹ và Đông Nam Á. Đa số lan mọc tập trung ở các rừng nhiệt
đới, ở các nước châu Á như Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam… như
Phalaenopsis, Vanda, Archinis… ở châu Mỹ như Costarica, Colombia,
Venezuela… có các giống Cattleya, Odontoglosum…
Theo Briger (1971) [11] vùng trung sinh B
ắc bán cầu có 75 chi và 900
loài, Bắc Mỹ có 170 loài. Họ lan (Orchidaceae) thuộc vào một loài hoa đông
đảo với khoảng chừng 750 chi và 30000 loài nguyên thủy và khoảng một
triệu loài lai; là loài hoa có số lượng lớn đứng thứ 2 sau họ cúc (Asteraceae).

Theo Peresley (1981) thì vùng Châu Á nhiệt đới có 250 chi và 6801
loài trong đó chi Dendrobium có 1400 loài, chi Coelogyne có 200 loài, chi
Phalaenopsis có 35 loài. Vùng Châu Mỹ nhiệt đới có 306 chi và 8266 loài.
Trên thế giới có một số nước tập trung nhiều loài hoa như Colombia có 1300
loài, Tân Ghinê có 1450 loài (Phan Thúc Huân) [8].
Ở Việt Nam, dấu vết nghiên cứu về lan ban đầ
u không rõ rệt lắm,
người đầu tiên có khảo sát về lan ở Việt Nam là Giolas Noureio – Nhà truyền
giáo người BồĐào Nha, ông đã mô tả cây lan ở Việt Nam lần đầu tiên vào
năm 1789 trong cuốn “Flora cochin chinensis”, gọi tên các cây lan trong
cuộc hành trình đến nam phần Việt Nam là Aerides, Phaius và
Sarcopodium… đã được Netham và Hooker ghi lại trong cuốn “Genera
Planterum” (1862 – 1883) [9].
Khảo sát sơ bộở Việt Nam, chi Dendrobium có khoảng 89 loài,
Paphipoedium có 25 loài, Aerdes có 5 loài, chi Cymbidium có 20 loài, chi
Phalaenopsis có 7 – 8 loài…
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
7

2.1.1.3. Phân loại hoa lan
Theo các tác giả Trần Hợp 1990 [7], Nguyễn Tiến Bân 1997 [1], Võ
Văn Chi – Dương Đức Tiến 1978 [2], Phạm Hoàng Hộ (1992) [5], Nguyễn
Văn Chương, Trịnh Văn Thịnh (1991) [3] và Koopwitz (1986) [33], cây hoa
lan thuộc họ lan (Orchidaceae), ở trong lớp đơn tửđiệp, lớp 1 lá mầm
(Monocotyledoneae), thuộc ngành ngọc lan – thực vật hạt kín
Magnoliophyta, phân lớp thành Lilidae, bộ lan Orchidales.
Theo Takhtajan (1980), họ lan bao gồm cả họ Apostasicideae và họ
Cypripedicideae chia thành 3 họ phụ khá minh b
ạch:
Orchidadeae

Cypripedicideae
Apostasicideae
Trong đó họ phụ lan (Orchidadeae) là phức tạp nhất, có nhiều giống
nhiều loài nhất, còn hai họ phụ kia mỗi loại chỉ có một tông, (Phan Thúc
Huân 1989) [8].
Gần đây do phân tích hoa đầy đủ hơn và đi sâu vào đặc tính di truyền,
các nhà khoa học đã chia họ phong lan thành 6 họ phụ.
1. Apostasioideae 4. Orchidioideae
2. Cypripedicideae 5. Epidendroideae
3. Neottioideae 6. Vandoideae
Cả 6 họ phụ này đều phân bố rộng rải trên trái đất. Họ lan của Việt
Nam cũng phong phú, theo thống kê sơ bộ có 140 chi, trên 800 loài. Nh
ư vậy,
hoa phong lan đã trở thành một đối tượng cực kỳ phong phú và đặc sắc của hệ
thực vật Việt Nam, chẳng những là một trong những họ thực vật lớn nhất mà
còn đóng góp nhiều về mặt giá trị sử dụng cho nền kinh tế nước nhà. Tuy
nhiên việc phân loại cây trồng hết sức phức tạp, cho đến nay hầu như chưa có
các khóa phân loại cho các đơn vị
dưới loài và việc phân loại cho các đơn vị
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
8

dưới loài là hết sức quan trọng, nhất là trong họ lan cũng gặp những khó khăn
này (theo Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997) [21].
2.1.1.4. Đặc điểm thực vật của cây hoa lan
 Rễ lan: Ở nhóm lan đa thân, rễ thường được hình thành từ căn
hành. Nhóm đơn thân thì rễ mọc thẳng từ thân và thường xen kẻ với lá.
Khi sống ởđất chúng thường có củ giả, rễ to mập tương đối ít phân
nhánh, nó thuộc tổ chức có chấ
t thịt, cấu tạo của nó chia làm 3 tầng: tầng

ngoài, tầng giữa và tầng trong. Tầng ngoài là lớp vỏ rễ, tác dụng chủ yếu là
thu hút và giữ nước, tầng giữa là thịt rễ, phần lớn là tổ chức tế bào sống,
chứa rất nhiều nấm rễ cộng sinh, tầng trong là gân rễ có sự liên kết tương đối
dẻo dai. Khi sống bám vào cánh hoặc thân cây, bề mặt của lớp rễ có ph
ủ lớp
mạc làm nhiệm vụ hút và giữ nước rất tốt cho nên cây chịu hạn tốt, rễ của
chúng thường chui ra khỏi chậu, không ưa ẩm mà thích thoáng, ởđầu rễ luôn
luôn có màu xanh của diệp lục dùng quang hợp như lá nên chúng không trốn
ánh sáng như nhóm là sống dưới đất. Ở các loại lan này hệ rễ khí sinh phát
triển rất phong phú, mọc rất dài, to, khỏe và giữ cho cây khỏi bị gió làm lung
lay, vừa làm cột chống đỡ cho thân vươ
n cao.
Với giống lan sống hoại bộ rễ có hình dạng, cấu trúc khá độc đáo nó
có dạng búi nhỏ với nhiều vòi hút ngắn, dày đặc để lấy được dinh dưỡng từ
những đám rêu, lá mục thông qua hoạt động của nấm. Mặc dù sự “cộng
sinh” với nấm nội sinh vốn là đặc điểm cơ bản của họ lan trong giai đoạn nẩy
mầm, nhưng ở m
ột số loài vẫn tồn tại mối quan hệ này trong suốt quá trình
sống. Tuy nhiên có một số ít loài tuy sống hoại nhưng càng có thể dài đến
vài chục mét có khả năng leo bò rất cao, ngược lại cũng có một số loại lan
sống hoại khác lại nằm sâu trong lòng đất như Rhilanthella… cơ thể chỉ là 1
thân nhỏ không rễ, không lá, đến mùa nó sinh ra một cụm hoa, chúng sống
được là nhờ hoạt động của nấm và gốc mụ
c của những thân gỗ khác.
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
9

 Thân lan: có 2 nhóm thân chính là đơn thân và đa thân. Thân lan có
thể ngắn hay kéo dài, đôi khi phân nhánh, mang lá hay không mang lá. Ở
nhóm đa thân thì đặc điểm của cây là vừa có thân vừa có giả hành, giả hành

là nơi dự trữ chất dinh dưỡng và nước để nuôi cây. Đây được đánh giá là bộ
phận rất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của lan đa thân, giả hành
có nhiều dạng tùy từng loại lan như dạng hình thoi (Cattley alabiata), hình
trụ thấy ở loài Cattleya guttata… còn dạ
ng hình tháp như Cymbidium… Cấu
tạo giả thành gồm nhiều mô mềm chứa đầy dịch nhầy, phía bên ngoài có lớp
biểu bì với vách tế bào dày, nhẵn bóng, bảo vệđể tránh sự mất nước khi gặp
điều kiện bất lợi lan HồĐiệp thuộc loại lan thân ngắn, không có giả hành,
không phân nhánh và mang nhiều lá.
 Lá lan: hầu hết các loại lan là cây tự dưỡng nó phát triển rất đầy đủ
hệ thống lá, lá mềm mại và h
ấp dẫn. Lá mọc đơn độc hoặc xếp dày đặc ở gốc
hay xếp cách đều trên thân, giả hành, hình dạng lá đa dạng tùy theo loài, có
lá mọng nước, nạc, dài hình kim, hình trụ dài, tiết diện tròn hay có rãnh đến
loại lá hình phiến mỏng dài và rất hiếm loại lá hình tròn thuôn dài thành bẹ
ôm lấy thân. Phiến lá trải rộng hay gấp lại theo các gân vòng cung những lá
dưới sát gốc thường tiêu giảm đi còn những bẹ không có phiến hay giảm hẳn
thành các vẩy
đôi khi hai mặt lá có màu khác nhau, thường mặt dưới có màu
xanh đậm hay tía, mặt trên lá có màu sắc khác, nhiều loại lan có màu hồng
và nổi lên các đường vẽ trắng theo các gân rất đẹp.
Một số loài lan đến mùa khô là rụng hết thân cây trơ trụi nhưđã chết (chỉ
có chồi mắt). Khi gặp độ ẩm môi trường thích hợp thì chúng lại đâm chồi và ra
lá xanh tươi, như bầu rượu (Calanthevest) hoặc chúng chỉ rụng lá một phần hay
vẫn tươi t
ốt như lan hài (Paphiopedium), địa lan (Cymbidium). Một số loài sống
trong đất có chu kỳ sống rất đặc biệt, xen mùa lá với mùa hoa, khi cây ra hoa
toàn bộ lá đều chết khô, khi hoa tàn thì giả hành sẽ cho chồi mới, lá mới.
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
10


 Hoa lan:
- Cấu tạo hoa lan rất đa dạng và hấp dẫn, ta có thể gặp nhiều loài mà
mỗi mùa chỉ có một đóa hoa nở hoặc có nhiều cụm hoa mà mỗi cụm chỉđơm
1 bông. Tuy nhiên, đa số các loài lan đều nở rộ nhiều hoa, tập hợp lại thành
chùm phân bốởđỉnh thân hay nách lá. Hoa lan có cấu trúc cơ bản là hoa
mẫu ba, kiểu hoa đặc trưng của hoa một lá mầm nhưng đã biến đổi rất nhiều
để hoa có đối xứng qua mặt phẳng. Hoa lan thuộc hoa lưỡng tính và rất hiếm
gặp loài đơn tính, bao hoa có dạng cánh xếp thành hai vòng. Hoa lan có ba
cánh đài, thường có cùng màu sắc và kích thước. Tuy nhiên, các loại lan
khác nhau, cánh đài có hình dạng biến đổi rất khác nhau. Dạng hình tròn như
các giống Vanda, Ascocentrum, nhọn như Cattleya, xoắn như các loài thuộc
giống Laelia nằm kề bên trong và xen kẽ với ba cánh đài là hai cánh hoa,
thường cũng giống nhau về hình dạng, kích thước và màu sắc, cánh còn lạ
i
nằm ở phía trên hay phía dưới của hoa, thường có màu sắc và hình dạng đặc
biệt khác hẳn hai cánh kia gọi là cánh môi hay cánh lưỡi, chính cánh môi
quyết định phần lớn giá trị thẩm mỹ của hoa lan.
- Trụ hoa là bộ phận sinh dục của hoa, bao gồm cả cơ quan sinh dục
đực và cái nên gọi là trục – hợp – nhụy. Phần cái mang noãn hình lồi, bề mặt
dính chất nhày, phần đực mang phấn khối, phấn của hoa lan không tách ra
thành từng hạt nh
ỏ mà kết tụ lại thành những đám đặc có ít hay nhiều sáp, số
lượng khối phấn là 2, 4, 6, 8 có dạng cong hay thuôn lưỡi liền, hoa phong lan
có bầu hạ, thuôn dài kéo theo xuống, sự vặn xoắn toàn bộ hoa trong quá trình
phát triển là đặc điểm của bầu, hoa thường bị vặn xoắn 180
0
sao cho cánh
môi khi hoa bắt đầu nở hướng ra bên ngoài, thuận lợi cho côn trùng đậu
hiếm khi hoa vặn 360

0
nhưở Malaixia, Paludosa hoặc không vặn gì do
cuống hoa rủ xuống như loài Stanhopea, như thế khi hoa nở cánh môi hướng
lên trên, thích nghi với loại côn trùng ưa lộn đầu xuống dưới khi chui vào
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
11

hoa, bầu hoa có 3 ô gọi là 3 tâm bì, trong bầu chứa vô số các hạt nhỏ liti gọi
là tiểu noãn nằm trên 3 đường, dọc theo chiều dài của 3 mép tâm bì, sau khi
thụ phấn, thụ tinh các tiểu noãn sẽ biến đổi và phát triển thành hạt trong khi
đó bầu noãn sẽ phát triển thành quả. Hoa HồĐiệp có màu sắc phong phú,
hình dạng, kích thước biến động lớn, số lượng hoa dao động từ 3 – 30 hoa,
đa số là không có hương thơm, không có khả năng tự thụ phấ
n mà phải nhờ
côn trùng hoặc thụ phấn nhân tạo để đậu quả.
Sự phân hóa và phát triển nụ hoa xảy ra ở cường độ ánh sáng phù hợp,
không phụ thuộc vào quang kỳ, nhiệt độ cao (25 – 30
0
C) thúc đẩy sự phát
triển từ giai đoạn từ giai đoạn nụđến giai đoạn nở hoa, nhưng nhiệt độ cao
vào giai đoạn đầu của sự ra hoa sẽ cản trở sự phân hóa và hình thành hoa,
nhiệt độ vào ban đêm thấp là điều kiện để HồĐiệp ra hoa.
 Quả lan:
Quả lan thuộc loại quả nang, nở ra theo 3 – 6 đường nứt dọc, có dạng
củ cả
i dài (Vanilla) đến dạng hình trụ ngắn phình ở giữa. Khi chín quả nở ra
và mảnh vỏ còn dính lại với nhau ở phía đỉnh và phía gốc. Ở một số loài khi
quả chín nứt theo 1 – 2 khía dọc, thậm chí không nứt ra mà hạt chỉ ra khỏi vỏ
khi vỏ quả bị mục nát.
 Hạt lan:

Hạt lan rất nhiều, nhỏ li ti, hạt chỉ cấu tạo bởi một khối chưa phân hóa,
trên một mạng l
ưới xốp nhỏ chứa đầy không khí, phải trải qua 2 – 18 tháng
hạt mới chín (tùy từng loại), phần lớn hạt thường chết vì khó khăn gặp nấm
cộng sinh cần thiết để nẩy mầm, chỉở những khu rừng già vùng nhiệt đới ẩm
ướt mới đủ điều kiện cho hạt lan nẩy mầm. Vì vậy việc bảo tồn khu rừng đầu
nguồn, rừng nguyên sinh là tạo đi
ều kiện làm phong phú nguồn lan nguyên
thủy, cung cấp nguồn gen cho sản xuất lan thương mại sau này.
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
12

2.1.1.5. Đặc điểm thực vật của chi lan HồĐiệp
HồĐiệp (Phalaenopsis) có tên từ chữ Hy Lạp Phalaima – bướm và
Opsis – giống, đa số loài của chi có hoa giống như con bướm.
Chi lan HồĐiệp hiện được biết có trên 58 loài phát sinh, ưa bóng, có
ở bán đảo Mã Lai, Indonesia, Philipin, các tỉnh phía Đông Ấn Độ và Châu
Úc mọc ởđộ cao 20 – 35
0
C (Nguyễn Thiện Tịch và cộng sự, 1996) [27].
HồĐiệp là cây đơn thân nhưng rất ngắn, có lá mọc khít nhau nên
không có lóng, lá tương đối dày và mập, thường rộng ở phần trên, hẹp ở
phần dưới, phát hoa ở nách lá, thường hay đứng có thể phân nhánh, hoa nhỏ
hay khá to, mỗi hoa bền khoảng 2 – 3 tháng. Vì vậy, cành hoa nở liên tiếp
hơn nửa năm, lá đài và cánh hoa gần như nhau, đôi khi cánh hoa lớn hơn,
nhưng nổi bật là cánh môi. Môi gắn vào chân của tr
ụ và không có cựa ởđáy,
ba thùy với phụ bộ hay cục u ởđáy thùy giữa, hay thùy bên, một trong
những phụ bộấy là hai sợi râu của môi hay phiến nhỏ dựng đứng ở thùy môi.
Trụ tương đối dài và nhỏ, hai khối phấn tròn hay hình trứng, vĩ phấn

kéo dài, rộng ở phần trên và hẹp ở phần dưới, gót dẹp, nhiều loài thường cho
cây con trên cọng phát hoa và nhiều loài có vân màu trên lá.
Hiện nay có nhiều chi lan khác được lai với Phalaenopsis và lai ngay
trong cùng chi, tạo ra 40.000 loài lai (Nguy
ễn Thiện Tịch và cộng sự, 1996)
[27], chi lan HồĐiệp có thể chia ra thành 5 nhóm trong đó có 2 nhóm quan
trọng đó là.
+ Nhóm Euphalaenopsis: chúng có đặc điểm nổi bật là cánh hoa dài
và rộng hơn lá đài, cánh môi rộng và có hai phụ bộ riêng biệt ở phía trước,
bộ lá thường có màu lục đậm hơn ở mặt trên nâu sẫm ở mặt dưới, hoa nhiều
và mảnh mai, một vài loài tiêu biểu: Phalaenopsis amabilis, P.philippinensis,
P.schilleriana.
+ Nhóm Stauroglottis chúng có đặc đi
ểm khác biệt như sau: lá dài và
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
13

cánh hoa cùng một cỡ, cánh môi hẹp và không phụ bộở phía trước, bộ lá có
màu xanh lục nhạt ở cả mặt trên và mặt dưới lá, hoa nhỏ hơn và cánh dày
hơn thường có màu hoa văn, một vài loài tiêu biểu là P.amboinensis,
P.gigantea theo (Phạm Hoàng Hộ, 2000) [6] Việt Nam có 7 loài
Phalaenopsis: P.amabilis (L), P.cornucervi, P.lobbi, P.gibbosa, P.mannii
Reichbf, P.petelotii Mansf, P.fuscata Reichhf.
2.1.2. Yêu cầu sinh thái của cây lan
Muốn cho cây phong lan sinh trưởng và phát triển tốt, trước hết chúng
ta cần phải tìm hiểu kỹ tậ
p tính sinh trưởng của nó, người xưa khái quát cây
lan thích ẩm sợướt, thích sáng sợ nắng, thích ấm sợ nóng, thích thoáng sợ
gió [13].
2.1.2.1. Yêu cầu về nhiệt độ

Nhiệt độ là một nhân tố có tính chất quyết định đến sự phân bố, sinh
trưởng, phát triển của các loài lan trên thế giới. Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự ra
hoa của lan, ví dụ: ở lan bạch câu (Dendrobium crumenatum) nếu giảm đột
ngột 5 – 6
0
C trong vài giây đồng hồ thì khoảng 9 ngày sau chúng sẽ nở hoa
đồng loạt. Ở loài Paphiopedilum insingnes và Dendrobium nobile chỉ ra hoa
khi nhiệt nhiệt độ hạ xuống 13
0
C hoặc thấp hơn, nếu nhiệt độ cao nó chỉ sinh
trưởng dinh dưỡng. Phalaenopsis chỉ ra hoa khi nhiệt độ ban đêm giảm
xuống dưới 21
0
C (Jongwatana – Pumhirun, 1989) [32]. Theo Devries (1953)
giải thích thì, Phalaenopsis nở hoa do sự thọ hàn. Nghiên cứu này được bà
Trần Thanh Vân bổ sung vào năm 1974, bằng kỹ thuật xử lý nhiệt độ tại Gif
sur Yvêtt (Pháp). Bà đã điều khiển thành công sự ra hoa của Phalaenopsis
amabilis và Phalaenopsis schilleriana dưới một năm tuổi, bằng cách đặt cây
vào nơi xử lý nhiệt độ 17
0
C vào ban đêm vào 24
0
C vào ban ngày, ẩm độ 60 –
80%, quang chu kỳ thay đổi 6 – 24 giờ chiếu sáng tuỳđiều kiện nuôi cây.
Trong thời gian 2 – 3 tháng cây sẽ nở hoa toàn bộ. Bình thường từ khi trồng
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
14

đến khi ra hoa thì Phalaenopsis cần 2 – 4 năm, nhưng kỹ sư Nguyễn Công
Nghiệp và cộng sự (1998) [16] cho rằng có rút ngắn thời gian trên nếu ta bón

phân và các chất kích thích sinh trưởng phù hợp để thúc đẩy quá trình sinh
trưởng ở vườn ươm, cây con sẽ nhanh chóng ra hoa.
Theo Powel et al. (1988) thì cây lan hoàng hậu (Cattleya) sinh trưởng
tốt nhất ở nhiệt độ từ 16 – 18
0
C. Lan kiếm (Cymbidium) ở 26
0
C. Với Hồ
Điệp (Phalaenopsis) và lan hài (Paphiopedilum) sinh trưởng dinh dưỡng ở
21
0
C hoặc chênh lệch nhiệt độ ngày/đêm là 25
0
C/20
0
C là tốt nhất cho cây
tích luỹ (Joseph và Arditti 1985) [34].
Theo Joseph và Arditti 1985, Roton 1952, Wang và Lee 1994 [34]
nhiệt độ có thểđiều khiển sự ra hoa của cây: lan hoàng hậu (Cattleya) ở
17
0
C kết hợp với cường độ ánh sáng mạnh với ánh sáng dài ngày thì ra hoa
sớm hơn so với cây đối chứng. Lan kiếm (Cymbidium) ở nhiệt độ chênh lệch
ngày/đêm (21
0
C/14
0
C) tốt nhất cho cây ra hoa. Cymbidium nhiệt độ ban đêm
từ 13
0

C – 18
0
C với ánh sáng ngày dài cũng thúc đẩy cây ra hoa. Lan hồđiệp
(Phalaenopsis) ở nhiệt độ ngày/đêm khoảng 25
0
C/20
0
C hoặc nhiệt độ trung
bình từ 15
0
C – 18
0
C trong 2 – 5 tuần thì cây có thể ra hoa, không cần quang
chu kỳ.
- Căn cứ vào từng vùng xuất xứ, nhiệt độ nuôi trồng hoa lan, theo
Charles Marden Fitch (1981, 125) [31] chia làm ba loại:
+ Lan ôn đới: nhiệt độ thích hợp ban ngày từ 18 – 24
0
C, ban đêm 13-
18
0
C: Cymbidium…
+ Lan cận nhiệt đới: nhiệt độ thích hợp ban ngày từ 21 – 30
0
C, ban
đêm từ 16 – 21
0
C: Cattleya, Oncidium, Dendrobium.
+ Lan nhiệt đới: nhiệt độ thích hợp ban ngày từ từ 21 – 35
0

C, ban đêm
18 – 24
0
C: Vanda, Phalaenopsis…
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
15

Ngoài yêu cầu về nhiệt độ trung bình, biên độ nhiệt độ giữa ngày và
đêm có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng phát triển của lan. Biên độ nhiệt
độ ngày đêm càng lớn thì trồng lan càng lý tưởng, vì cây tăng trưởng nhanh
do nhiệt độ ban đêm thấp làm giảm cường độ hô hấp và nhiệt độ ban ngày
tăng làm tăng cường độ quang hợp, cây tích luỹ chất khô nhiều hơn.
2.1.2.2. Yêu cầu về ánh sáng
Cây lan sống không th
ể thiếu ánh sáng vì ánh sáng cung cấp năng
lượng cho cây tạo lập thức ăn thông qua quá trình quang hợp, ánh sáng còn
ảnh hưởng đến sự hình thành hoa và nở hoa, hầu hết các loài thuộc chi
Cattleya, Dendrobium… Nếu thiếu ánh sáng cây không ra hoa, nhưng nhu
cầu về ánh sáng lại khác nhau tùy thuộc vào từng loại lan (Lin, WC và CS,
1983) [35], (Wang-Y,T… 1995) [39]
Dựa vào nhu cầu ánh sáng của từng loại người ta chia thành 3 nhóm:
- Nhóm ưa sáng: cần ánh sáng ≈ 100% ánh sáng trực tiếp như các loài
Vanda, Renanthera…
- Nhóm ưa sáng trung bình: bao gồm các loài có nhu cầu ánh sáng
khoảng 58 – 80% như
các loài Cattleya, Denrobium (Widiastaety, D và cộng
sự, 1995) [40].
- Nhóm ưa ánh sáng yếu: bao gồm các loài có nhu cầu ánh sáng
khoảng 30 – 40% như Phaleanopsis, Paphiopedilum…
Như vậy tùy theo từng loại lan cụ thể mà ta bố trí giàn che khác nhau.

2.1.2.3. Yêu cầu ẩm độ
Ẩm độ là yếu tốảnh hưởng lớn đến toàn bộ quá trình sinh trưởng và
phát triển của cây lan, đa số các loài lan thích hợp ở mức ẩm độ tương đối,
tối thiểu 70%, ở Việt Nam ẩm độ
tương đối trung bình hàng năm thay đổi từ
80 – 90%. Tuy nhiên trong từng mùa vụ cụ thểẩm độ tương đối có sự thay
đổi đã làm ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng, phát triển cũng như khả năng ra
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………
16

hoa của lan, do đó khi đề cập đến ẩm độ với hoa lan, người ta chú ý đến 3 ẩm
độ sau:
• Ẩm độ của vùng: là ẩm độ của khu vực rộng lớn, nơi mà ta sẽ thiết
lập vườn lan, ẩm độ này do điều kiện địa lý, địa hình quyết định.
• Ẩm độ vườn: là ẩm độ của chính vườn lan, ẩm độ này có thể cải tạo
theo ý muốn nh
ưđào ao, xây bể, làm mương…
• Ẩm độ trong chậu trồng lan: gọi là ẩm độ cục bộ, do cấu tạo của giá
thể, thể tích chậu, số lần tưới, ẩm độ này phụ thuộc hoàn toàn vào kỹ thuật
của người trồng lan.
Sự hài hòa của ẩm độ vùng, ẩm độ vườn giúp cho người trồng lan có
thể sáng tạo sử dụng giá thể trồng, lượng nước tưới, thi
ết kế giàn che hợp
lý… cần chú ý ẩm độ trong vườn cao sẽ tốt hơn ẩm độ cục bộ trong chậu cao
bởi cây lan ít bị chết do ẩm độ trong vườn cao mà thường bị chết do ẩm độ
cục bộ trong chậu cao, do đó việc lựa chọn giá thể là biện pháp hữu hiệu để
điều tiết ẩm độ thích hợp cho cây lan.
2.1.2.4. Yêu cầu vềđộ thông thoáng
Độ thông thoáng là yếu tố quan trọ
ng giúp cho cây lan sinh trưởng,

phát triển bình thường, bản xứ của các loài lan là mọc ở rừng và môi trường
sống thường ở trên cây cao và thông thoáng, đặc biệt đối với những loài lan
có hệ rễ cộng sinh với nấm và phát triển vươn dài trong không khí. Vì vậy,
vườn trồng lan đòi hỏi phải có độ thông thoáng nhất định đảm bảo không khí
luôn mát mẻ, nếu vườn lan không thông thoáng, khi gặp điều kiện ẩm độ
cao, nhiệt độ tă
ng cây dễ bệnh. Ngược lại nếu vườn quá trống trải, gió thổi
mạnh sẽ làm cây mất nước cũng ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng của lan.
2.1.2.5. Yêu cầu về dinh dưỡng
Theo các tác giả Ajchara – Boonrote (1987) [30], Richard – HW
(1985) [36], Soebijanto và cộng sự (1988)[38], dinh dưỡng đối với lan hết

×