Tải bản đầy đủ (.ppt) (49 trang)

Van minh ai cap

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 49 trang )


C. Văn minh Arập.
I. Sơ lược về lịch sử Arập.
1. Tình hình bán đảo Arập trước khi lập nước.
2. Sự thành lập và diệt vong của nhà nước Arập
.
II. Đạo Hồi.
III. Văn học nghệ thuật, khoa học, giáo dục.
1. Văn học.
2. Nghệ thuật.
3. Khoa học tự nhiên: Toán học, Thiên văn học,
Địa lí học, Vật lí học, Hóa học, Sinh vật học
và Y học.
4. Giáo dục.

Arập là bán đảo lớn nhất
thế giới ở Tây Á, diện
tích lớn hơn ¼ châu
Âu. Tuy vậy, trên bán
đảo chỉ có vùng
Yêmen ở Tây Nam là
có nguồn nước phong
phú, đất đai có thể
trồng trọt được. Hơn
nữa, nhờ nằm trên con
đường buôn bán giữa
Tây Á và Bắc Phi nên
Yêmen có điều kiện
phát triển về thương
nghiệp. Vì vậy, từ TK
X – XI TCN ở đây đã


thành lập nhiều nhà
nước cổ đại.

Ngoài Yêmen,
vùng Hêgiadơ
dọc ven bờ biển
Đỏ ở Tây bán
đảo cũng tương
đối phát triển,
vốn là cái cầu
nối giữa Địa
Trung Hải với
phương Đông.
Vì vậy, ở đây từ
sớm đã xuất
hiện những
thành phố quan
trọng như
Mécca và
Yatơrip.

Đầu thế kỉ VII, cư dân các thành phố này
vẫn sống trong tình trạng thị tộc, bộ lạc.
Tuy nhiên, trong từng bộ lạc sự phân hóa
giai cấp đã rất sâu sắc.
Ở trung tâm Mécca có ngôi đền Caaba (khối
lập phương), trong đó thờ nhiều tượng
thần các bộ lạc và đặc biệt là có một phiến
đá đen dài khoảng 20 cm được coi là
biểu tượng chung của các bộ lạc.


Ngoài Yêmen và vùng Hegiadơ, phần lớn
đất đai còn lại là sa mạc và bãi cỏ, khí hậu
khô, nguồn nước hiếm, vì vậy cư dân ở
đây chủ yếu sống bằng nghề chăn nuôi
mà súc vật được nuôi nhiều nhất là dê và
lạc đà. Tuy lạc hậu nhưng đến thế kỉ VII, ở
đây cũng diễn ra sự phân hóa giàu nghèo.

2. Sự thành lập và diệt vong của nhà nước
Arập.
Đến thế kỉ VII, nhà nước Arập mới ra đời.
Quá trình thành lập nhà nước Arập gắn
liền với quá trình thành lập đạo Hồi do
Môhamét truyền bá.

Môhamét xuất thân từ một bộ lạc có thế lực ở
Mécca. Năm 610, ông bắt đầu truyền bá đạo
Hồi. Năm 622, ông bị quý tộc Mécca hãm hại
phải bỏ chạy lên Yatơrpi. Năm này được coi
là năm mở đầu kỉ nguyên Hồi giáo. Môhamét
tự xưng là tiên tri nên Yatơrip đổi thành
Mêdina (TP của Tiên tri). Tại đây, ông tập
hợp được một lực lượng chính trị kết hợp
với tôn giáo do ông cầm đầu. Ông thường
xuyên tập kích các đội buôn của Mécca để
duy trì lực lượng, do đó chiến tranh giữa
Mêdina và Mécca xảy ra nhiều lần.

Năm 628, Môhamét kí hòa ước ngưng chiến 10

năm với Mécca. Năm sau, ông dẫn 2000 tín đồ
đến Mécca và đến thăm Caaba. Nhiều người ở
Mécca và vùng xung quanh cũng theo Hồi giáo.
Năm 630, khi đã đủ thế lực, Môhamét dẫn 10000
quân tiến xuống chiếm Mécca. Mécca không
dám chống cự. Môhamét trở thành người đứng
đầu nhà nước Arập mới thành lập. Các tượng
thần bộ lạc trong đền Mécca bị vứt bỏ. Đền
Caaba trở thành thánh thất chính của Hồi giáo
và Mécca trở thành thánh địa chủ yếu của tôn
giáo này.

Năm 632, Môhamét chết. Từ đó, người
đứng đầu nhà nước và tôn giáo ở Arập
được gọi là Calipha (người thừa kế của
Tiên tri).
Để mở rộng đất đai và truyền bá đạo Hồi,
Arập tích cực thi hành chính sách xâm
lược bên ngoài. Arập lần lượt chinh phục
Xiry (636), Palextin (638), Ai Cập (642),
Ba Tư (651).

Sau khi Môhamét
chết, từ năm
632 đến 661,
các Calipha đều
do giới quý tộc
bầu. Năm 661,
Calipha Ali bị
giết chết, viên

tổng đốc Xiry
thuộc họ
Ômayát được
lập lên làm
Calipha, từ đó
ngôi Calipha trở
thành cha truyền
con nối. Như
vậy, vương triều
đầu tiên ở Arập
– vương triều
Ômayát (661 -
750) được thành
lập.

Triều Ômayát tiếp tục thi hành
chính sách chinh phục bên
ngoài, kết quả Arập chiếm
được một dải đất ở miền Bắc
châu Phi và bán đảo Tây
Ban Nha. Đến thế kỉ VIII,
Arập trở thành một đế quốc
rộng lớn, lãnh thổ bao gồm
đất đai của ba châu Á, Phi và
châu Âu.
Năm 750, phong trào khởi
nghĩa của nhân dân đã lật đổ
triều Ômayát. Nhân đó, một
địa chủ ở Irắc được lập lên
làm Calipha, triều Abát được

thành lập.
Đến thế kỉ X, đế quốc Arập
không duy trì được sự thống
nhất nữa, thế lực ngày càng
suy yếu. Năm 1258, Bátđa bị
quân Mông Cổ chiếm. Đế
quốc Arập bị diệt vong.

II. Đạo Hồi.
Đạo Hồi tiếng Arập gọi là Ixlam (phục tùng).
Đây là một tôn giáo nhất thần tuyệt đối. Vị
thần duy nhất mà đạo Hồi tôn thờ là thánh
Ala. Ala sáng tạo ra thế giới cũng như con
người. Còn Môhamét là người được Ala
giao cho sứ mệnh truyền bá tôn giáo nên
chỉ là sứ giả của Ala và là tiên tri của tín
đồ.

Đạo Hồi tiếp thu nhiều quan niệm của các
tôn giáo khác nhất là của đạo Do Thái như
truyền thuyết về sáng thế, thiên đường,
địa ngục, cuộc phán xét cuối cùng thiên
thần, quỷ Satăng… Đạo Hồi còn bắt
chước một số nghi lễ của đạo Do Thái.
Đạo Hồi chỉ có một điều quan trọng không
giống các tôn giáo khác là không thờ ảnh
tượng. Trong thánh thất Hồi giáo chỉ trang
trí bằng chữ Arập, riêng đền Caaba ở
Mecca có thờ phiến đá đen từ xưa để lại.


Về quan hệ gia đình, đạo Hồi thừa nhận chế độ đa thê
(nhiều nhất là 4 vợ).
Về nghĩa vụ của tín đồ, đạo Hồi quy định:
-
Thừa nhận chỉ có thánh Ala, không có chúa nào khác,
còn Môhamét là sứ giả của Ala và là vị tiên tri cuối
cùng.
-
Hàng ngày phải cầu nguyện 5 lần vào sáng, trưa,
chiều, tối và đêm. Thứ sáu hàng tuần phải đến thánh
thất làm lễ một lần.
-
Mỗi năm đến tháng Ramađan (tháng 9 lịch Hồi) phải
trai giới 1 tháng.
-
Phải nộp thuế cho đạo. Số thuế ấy dùng để xây cất
thánh thất, bù đắp các khoản chi tiêu của chính quyền
và bố thí cho người nghèo.
-
Trong suốt đời người, nếu có khả năng phải hành
hương về Mecca một lần.

Kinh thánh của đạo Hồi là kinh Côran, tiếng Arập nghĩa
là bài đọc, bài giảng, trong đó ghi lại những lời nói của
Môhamét nhưng theo tín đồ Hồi giáo thì đó là những
lời phán bảo của thánh Ala.
Kinh Côran đề cập đến nhiều vấn đề thuộc nhiều lĩnh
vực. Đối với người Arập, ngoài những nguyên tắc tôn
giáo, kinh Côran còn là một bản tổng hợp những tri
thức khoa học, mọi nguyên tắc pháp luật và đạo đức.

Tóm lại, Hồi giáo theo Môhamét là: “tin vào Ala và vị tiên
tri của ngài, đọc những kinh cầu nguyện đã chỉ định,
bố thí cho người nghèo, nhịn ăn trong tháng Ramađan
và hành hương ở thánh địa Mecca”. Như vậy, cầu
nguyện, bố thí, nhịn ăn tháng Ramađan và hành
hương là 4 bổn phận của Hồi giáo, thêm lòng tin vào
Ala và vị tiên tri của ngài nữa thành 5 cái trụ cột của
Hồi giáo.

Thời Môhamét, đạo Hồi chỉ mới truyền bá ở bán
đảo Arập. Sau đó, cùng với qúa trình chinh phục
của Arập, đạo Hồi đã truyền bá khắp Tây Á,
Trung Á, Bắc Phi và Tây Ban Nha. Trong quá
trình ấy, đạo Hồi đã chia thành 2 giáo phái chính
là phái Xumu và phái Siít.
Ngày nay, đạo Hồi được truyền bá rộng rãi trên
thế giới, đã trở thành quốc giáo của 24 nước
như: Iran, Irắc, Inđônêxia, Malaixia, Ápganixtan,
Thổ Nhĩ Kì, các nước Arập, Xiri, Ai Cập, Li Bi,
Angiêri, Marốc….

1. Văn học
Văn học Arập có những thành tựu rất xuất sắc,
biểu hiện ở hai mặt: thơ và truyện.
Trước khi nhà nước Arập ra đời, ở Arập đã có rất
nhiều thơ ca truyền miệng. Đời sống du mục đã
sản sinh ra những nhà thơ tài hoa. Từ nửa sau
thế kỉ VII về sau, thơ ca chép bằng chữ viết ra
đời. Nội dung là ca ngợi chiến công, tình yêu,
rượu ngon, thể hiện tinh thần lạc quan yêu đời.


Thời kì phát triển rực rỡ nhất của thơ ca
Arập là từ thế kỉ VIII – XI. Giữa thế kỉ IX,
hai thầy trò Abu Tammam đã dựa trên
những thờ ca thời trước, sưu tầm và hiệu
đính thành tác phẩm “Anh dũng ca” có 2
tập bao gồm tác thẩm của hơn 500 nhà
thờ Arập xưa. Đến thế kỉ X, Abu Lơ
Pharagiơ lại soạn tập thơ “Thi ca tập” gồm
20 cuốn.
Trong thời kì này, ở Arập xuất hiện nhiều
nhà thơ nổi tiếng, trong đó tiêu biểu nhất
là Abu Nuvát và Abu Lơ Ala Maari.

Mặc dù ở Arập, tinh thần Hồi giáo bao trùm khắp đời
sống tinh thần, nhưng các nhà thơ, bằng nhiều
khuynh hướng đã thoát khỏi sự ràng buộc của tôn
giáo.
Về văn xuôi, nổi tiếng nhất là tập “Nghìn lẻ một đêm”
hình thành từ thế kỉ X – XII. Những câu chuyện trong
tác phẩm này bắt nguồn từ tập “Một nghìn câu
chuyện” của Ba Tư ra đời từ thế kỉ VI, dần dần được
bổ sung thêm các thần thoại của Ấn Độ, Ai Cập, Hy
Lạp…rồi cải biên gắn thành một chuyện dài xảy ra
trong cung đình Arập. Tập truyện li kì này phản ánh
cuộc sống, phong tục, tập quán và ước vọng của nhân
dân các dân tộc trong đế quốc Arập, đồng thời thể
hiện sức tưởng tượng phong phú của họ.

Năm 1700, một người Xiry đã giữ được bản chép tay

tác phẩm này và giới thiệu cho nhà Đông phương
học người Pháp Ăngtoan Galăng. Ông này đã dịch
tác phẩm này ra tiếng Pháp, lấy nhan đề là “Nghìn lẻ
một đêm” và xuất bản lần đầu ở Pari năm 1704. Sau
đó tác phẩm này được dịch ra các ngôn ngữ châu Âu
và được rất nhiều người ưa thích.
Ngoài ra, ở Arập còn có một tập truyện khác cũng rất
nổi tiếng là tập “Ngụ ngôn”. Tập truyện này vốn của
Ấn Độ, viết bằng tiếng Phạn, được truyền sang Ba
Tư từ thế kỉ VI, đến thế kỉ VIII thì được dịch sang
tiếng Arập. Sau đó nguyên bản tiếng Phạn bị mất, chỉ
còn bản tiếng Arập và nhờ vậy nó được dịch ra 40
thứ tiếng trên thế giới.

2. Nghệ thuật
Khi nhà nước Arập mới ra đời, vốn thoát thai từ
kinh tế du mục và buôn bán, hơn nữa,
Môhamét lại cấm điêu khắc và hội họa, cấm
dùng tơ lụa đẹp, trang sức nên cơ sở nghệ
thuật của Arập rất nghèo nàn. Về sau, do
những cấm đoán được nới lỏng, và học tập
nghệ thuật của các khu vực văn minh xung
quanh nên nghệ thuật Arập cũng có nhiều tiến
bộ.
Thành tích về kiến trúc chủ yếu biểu hiện ở cung
điện và thánh thất Hồi giáo.

Do Hồi giáo cấm điêu khắc và hội họa nên địa vị
của họa sĩ rất thấp.
Âm nhạc lúc đầu cũng bị cấm, về sau mới được

nới lỏng. Tuy nhiên, âm nhạc của Arập thường
đơn điệu, buồn tẻ.
Trong qúa trình ấy, từ thế kỉ VII, ở Arập người ta
đã biết kí âm thể hiện độ cao và độ dài của nốt
nhạc, trong khi đó ở châu Âu mãi đến cuối thế kỉ
XII mới biết vấn đề này.
Người Arập cũng phát minh ra nhiều loại nhạc cụ
như đàn Lút, đàn Lia… Về sau, âm nhạc được
dùng trong các buổi lễ

3. Khoa học tự nhiên
Là một nước ra đời muộn nên lúc đầu Arập tương đối
lạc hậu về các lĩnh vực khoa học tự nhiên. Nhưng nhờ
học tập các thành tựu của các nền văn minh xung
quanh như Ấn Độ, Trung Quốc, Hy Lạp nên khoa học
của Arập đã phát triển nhanh chóng.
Sau khi thành lập nước không lâu, Arập đã cho dịch
nhiều tác phẩm viết bằng tiếng Hy Lạp, Phạn,
Xiry Năm 830, triều Abát xây dựng một trung tâm
khoa học bao gồm 1 viện khoa học, 1 đài thiên văn và
1 thư viện cộng với 1 đội ngũ phiên dịch đông đảo.
Đến giữa thế kỉ IX, hầu hết các tác phẩm về toán học,
thiên văn, y học của Hy Lạp đã được dịch sang tiếng
Arập.
Trên cơ sở tiếp thu những thành tựu văn hóa bên ngoài,
các học giả Arập đã tiếp tục nghiên cứu và phát triển,
do đó đã có nhiều thành tựu về toán học, thiên văn
học, địa lí học, y học….

a) Toán học.

Người Arập tiếp tục phát triển các môn đại số học,
lượng giác học, hình học và hoàn thiện hệ thống chữ
số.
Nhà đại số học nổi tiếng nhất là An Khoaridơmi (780 -
855). Tác phẩm đại số học của ông là quyển sách đầu
tiên về môn khoa học này. Vì vậy, chữ Algèbre trong
tiếng Pháp và Algebra trong tiếng Anh (Đại số học) là
bắt nguồn từ shữ Alfabr (phục hồi nguyên trạng) trong
tiếng Arập.
Nhà toán học Abu Apđala Al Battani (850 - 929) lại có
nhiều đóng góp về môn Lượng giác học. Các khái
niệm sin, cosin, tang, cotang mà chúng ta sử dụng
ngày nay là do ông đặt ra.

Người Arập còn có công lớn trong việc cải tiến và
truyền bá hệ thống chữ số. Từ thế kỉ VIII, Arập
đã dịch sách Xitđanta – tác phẩm thiên văn học
của Ấn Độ viết từ thế kỉ V TCN. Nhờ việc này
mà người Arập đã học tập được 10 chữ số của
Ấn Độ. Năm 813, An Khoaridơmi đã dùng chữ
số Ấn Độ trong môn thiên văn học. Khoảng năm
825, ông viết cuốn sách “An Khoaridơmi viết về
con số Ấn Độ”. Năm 976, Môhamét Ibơn Amát
nói khi làm toán nếu không có số nào xuất hiện
ở hàng chục thì phải dùng một vòng tròn nhỏ
thay vào để giữ hàng. Vòng tròn ấy, người Arập
gọi là Sifh (trống không), tiếng Latinh đổi thành
Zephyrum, người Ý gọi tắt là Zero.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×