Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Điện Biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.69 MB, 14 trang )

Page3
Ngô Yến Ngọc – ĐH2QĐ3
1. Nguồn lực thiên nhiên.
1.1. Vị trí địa lý.
Điện Biên là tỉnh được tách ra từ tỉnh Lai Châu cũ, nằm ở phía nam sông Đà.
Địa hình Điện Biên có nhiều dãy núi chạy dài theo hướng tây bắc - đông nam.
Lòng chảo Mường Thanh ở Điện Biên lớn nhất vùng Tây Bắc.
Điện Biên là một tỉnh nằm trong tọa
độ từ 102°01’ đến 103°01’ kinh độ Đông
và từ 20°54’ đến 22°33' vĩ độ Bắc. Tổng
diện tích tự nhiên toàn tỉnh hiện nay là
9.554.097 km
2
. Nằm ở vùng Tây Bắc,
cách thủ đô Hà Nội gần 504km về phía
Tây, miền Bắc Việt Nam.
Điện Biên nơi “gà gáy ba nước đều
nghe tiếng” phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu,
phía Đông và Đông bắc giáp tỉnh Sơn
La, phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam –
Trung Quốc, phía Tây và Tây Nam giáp
với huyện Phongsaly và Luangprabang
nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.
Đây là tỉnh duy nhất của Việt Nam có
chung đường biên giới với 2 quốc gia
Trung Quốc (chiều dài đường biên giới
38,5km) và Lào (chiều dài đường biên giới
360km). Địa hình chủ yếu là rừng, núi cao
và dốc, xen với nhiều thung lũng hẹp,
những cao nguyên nhỏ, sông suối.
Page3


Ngô Yến Ngọc – ĐH2QĐ3
Điện Biên Phủ là thành phố tỉnh lỵ tỉnh Điện Biên ở tây bắc Việt Nam. Thành
phố Điện Biên Phủ phía đông nam giáp huyện Điện Biên Đông, các phía còn lại
giáp huyện Điện Biên.
1.2. Nguồn tài nguyên thiên nhiên
1.2.1. Tài nguyên khí hậu
Điện Biên có khí hậu nhiệt đới gió mùa núi cao, mùa đông tương đối lạnh và ít
mưa; mùa hạ nóng, mưa nhiều với các đặc tính diễn biến bất thường, phân hoá đa
dạng, ít chịu ảnh hưởng của bão, chịu ảnh hưởng của gió tây khô và nóng. Nhiệt độ
trung bình hàng năm từ 21 – 23
0
C, nhiệt độ trung bình thấp nhất thường vào tháng
12 đến tháng 2 năm sau (từ 14 - 18
0
C), các tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất từ
tháng 4 - 9 (25
0
C), chỉ xảy ra các khu vực có độ cao thấp hơn 500m.
Lượng mưa hàng năm trung bình từ 1300 mm đến 2000mm, thường tập trung
theo mùa, mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Độ ẩm trung bình
hàng năm từ 76 - 84%. Số giờ nắng bình quân từ 158 – 187 giờ trong năm.
Do diện tích tự nhiên rộng, địa hình lại bị chia cắt nên khí hậu ở đây bị phân hoá
thành 3 tiểu vùng rõ rệt: tiểu vùng khí hậu Mường Nhé, tiểu vùng khí hậu Mường
Lay và tiểu vùng khí hậu cao nguyên Sơn La và thượng nguồn sông Mã.
1.2.2. Tài nguyên đất.
Điện Biên có các nhóm đất chính là: nhóm đất phù sa, nhóm đất đen, nhóm đất
mùn vàng đỏ trên núi. Những loại đất này rất phù hợp để phát triển các loại cây
lương thực, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày, trồng và khoanh nuôi tái sinh
rừng.
Điện Biên có tổng diện tích tự nhiên là 955.409ha. Trong đó hầu hết đất đai có

độ dốc lớn, tầng canh tác mỏng. Hơn 70% quỹ đất của tỉnh có độ dốc trên 250, chỉ
thích hợp cho phát triển lâm nghiệp, trồng và tái sinh rừng. Diện tích có độ dốc từ
15 - 250 chiếm 25%. Đất có độ dốc dưới 150 chỉ chiếm 4% quỹ đất của tỉnh, trong
đó khoảng 75% có tầng dày trên 50 cm.
Page3
Ngô Yến Ngọc – ĐH2QĐ3
- Quỹ đất thích hợp cho gieo trồng lúa nước chỉ chiếm khoảng 1,5% tổng diện
tích tự nhiên, bao gồm các loại đất phân bố ở độ dốc dưới 80; chủ yếu là nhóm đất
phù sa.
- Quỹ đất thích hợp cho cây ngắn ngày khác (lúa nương, hoa màu, cây công
nghiệp ngắn ngày ) chiếm khoảng 1,6% tổng diện tích tự nhiên, bao gồm các loại
đất có độ dốc 8 - 150, tầng dày trờn 70cm, chủ yếu là nhóm đất feralit đỏ vàng.
- Quỹ đất thích hợp cho phát triển cây dài ngày theo phương thức nông lâm kết
hợp chiếm khoảng 18% tổng diện tích tự nhiên; gồm các loại đất phân bố ở độ dốc
dưới 150, tầng dày từ 50 - 70cm và ở độ dốc từ 15 - 250, tầng đất dày trên 70cm.
Chủ yếu là nhóm đất feralit đỏ vàng.
- Quỹ đất dành cho phát triển lâm nghiệp chiếm khoảng 75% tổng diện tích tự
nhiên, bao gồm các loại đất nằm ở độ dốc trên 250 và một phần đất ở độ dốc dưới
250 nhưng có tầng đất dày mỏng, chỉ dưới 50 cm.
Diện tích đất đang sử dụng vào sản xuất nông, lâm nghiệp của Điện Biên có
479.817ha, chiếm 50,2% diện tích tự nhiên của tỉnh. Trong đó đất sử dụng vào sản
xuất nông nghiệp là 111.749ha, chiếm 11,6% diện tích tự nhiên; đất sử dụng vào
sản xuất lâm nghiệp là 367.398 ha, chiếm 38,5% và mặt nước nuôi trồng thủy sản
là 670ha, chiếm 0,07% diện tích tự nhiên của tỉnh.
Đất chưa sử dụng của Điện Biên cũng rất lớn, tới 466.245ha, chiếm 48,8% tổng
diện tích tự nhiên, trong đó chủ yếu là đất dốc chỉ có khả năng phát triển lâm
nghiệp.
1.2.3. Tài nguyên nước.
Với lượng mưa hàng năm khá lớn, hệ thống ao hồ và sông suối nhiều (toàn tỉnh
có hơn 10 hồ lớn và hơn 1.000 sông suối lớn nhỏ phân bố tương đối đồng đều trong

tỉnh) nên nguồn nước mặt ở Điện Biên rất phong phú theo 3 hệ thống sông chính:
- Sông Đà ở phía Bắc tỉnh (giáp
với tỉnh Lai Châu mới) bắt nguồn từ
Vân Nam (Trung Quốc) qua Mường
Tè (tỉnh Lai Châu) - thị xã Mường
Lay - Tuần Giáo rồi chảy về tỉnh
Sơn La. Sông Đà (trên địa bàn Điện
Biên có các phụ lưu chính là Nậm
Ma, Nậm Bum, Nậm Pụ, Nậm
Mức với tổng diện tích lưu vực
khoảng 5.300 km2, chiếm 55% diện
tích tự nhiên của tỉnh.
Cầu Hang Tôm trên sông Đà
Page3
Ngô Yến Ngọc – ĐH2QĐ3
- Hệ thống sông Mã có các phụ
lưu chính là sông Nậm Khoai thuộc
huyện Tuần Giaó và sông Nậm Mạ
thuộc huyện Điện Biên với diện tích
lưu vực 2.550 km2. Đây là hệ thống
sông lớn thứ hai của tỉnh.
- Hệ thống sông Mê Kông có
diện tích lưu vực là 1.650 km2 với
các nhánh chính là sông Nậm Rốm,
Nậm Núa. Sông Nậm Rốm bắt
nguồn từ Bắc huyện Điện Biên qua
thành phố Điện Biên Phủ - Pa Thơm
Sông Nậm Rốm ở tp.Điện Biên Phủ
(huyện Điện Biên) rồi chảy sang Lào. Sông Nậm Núa bắt nguồn từ Mường Nhà
chảy theo hướng Nam - Bắc sau đó chuyển sang hướng Đông - Tây và gặp sông

Nậm Rốm ở lòng chảo Điện Biên rồi chảy sang Lào.
Đặc điểm chung của các sông suối trong tỉnh là có độ dốc lớn, lắm thác nhiều
ghềnh, nhất là các sông suối thuộc hệ thống sông Đà và sông Nậm Rốm. Chất
lượng nước tương đối cao, ít bị ô nhiễm.
Sông suối ở Điện Biên dốc, lắm thác nhiều ghềnh, có lượng dòng chảy lớn.
Lượng dòng chảy giảm dần từ phía Bắc đến phía Nam của tỉnh. Các huyện Mường
Chà và phía bắc Tuần Giáo có một dòng chảy từ 30 đến 40 l/s/km2; huyện Điện
Biên và phía nam Tuần Giáo chỉ còn 20 l/s/km2.
Sông suối ở Điện Biên nhiều, nguồn nước tương đối dồi dào. Tuy nhiên, do cấu
tạo địa chất cộng với địa hình cao, dốc nên khả năng giữ nước vào mùa khô rất
khó.
Nguồn nước ngầm của tỉnh Điện Biên được tập trung chủ yếu ở các thung lũng
lớn như Điện Biên, Tuần Giáo. Các thung lũng này có trữ lượng nước ngầm khá
lớn và hình thành túi đựng nước ở độ sâu từ 20 đến 200 m.
* Về tiềm năng thủy điện: Do nằm ở vùng núi cao, nhiều sông suối, lắm thác
ghềnh, lưu lượng dòng chảy mạnh nên tỉnh Điện Biên có tiềm năng thuỷ điện rất
phong phú và đa dạng về quy mô. Theo khảo sát sơ bộ, tại Điện Biên có nhiều
điểm có khả năng xây dựng nhà máy thuỷ điện, trong đó đáng chú ý là các điểm:
Thuỷ điện Mùn Chung trên suối Nậm Pay, thuỷ điện Mường Pồn trên suối Nậm
Ty, thuỷ điện Nậm Mức trên sông Nậm Mức, thuỷ điện Nậm He trên suối Nậm He,
thuỷ điện Nậm Pồ, trên suối Nậm Pồ, hệ thống thuỷ điện trên sông Nậm Rốm, Nậm
Khẩu Hu
Tuy nhiên việc khai thác các tiềm năng này còn ở mức khiêm tốn. Hiện nay trên
địa bàn tỉnh mới có một số nhà máy thuỷ điện như Nà Lơi 9.300 KW, thác Bay
2.400 KW, Thác trắng 6.200 KW, Nậm Mức 44 Mw được xây dựng và khai thác
khá hiệu quả.
1.2.3. Tài nguyên khác.
Page3
Ngô Yến Ngọc – ĐH2QĐ3
 Tài nguyên rừng và đất rừng: Là tỉnh miền núi nên Điện Biên có tiềm

năng rừng và đất rừng rất lớn. Toàn tỉnh có tới 757.937ha rừng và đất rừng, chiếm
79,3% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh. Năm 2004, tổng diện tích đất có rừng của
Điện Biên chỉ có 367.398 ha, chiếm 48,5% tiềm năng đất rừng và đạt tỷ lệ che phủ
38,5%, trong đó rừng tự nhiên là 356.225 ha, chiếm 96,9% đất có rừng; rừng trồng
là 11.225 ha chiếm 3,1%. Hầu hết rừng ở Điện Biên hiện nay là rừng phòng hộ.
Trong số hơn 466 ngàn ha đất chưa sử dụng thì diện tích đất đã quy hoạch cho phát
triển lâm nghiệp của tỉnh là 397.989 ha
 Tài nguyên khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản ở Điện Biên chưa được
thăm dò đánh giá kỹ. Qua tra cứu các tài liệu lịch sử liên quan cho thấy, Điện Biên
có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng về chủng loại, gồm các loại chính như:
nước khoáng, than mỡ, đá vôi, đá đen, đá granit, quặng sắt và kim loại màu,
nhưng trữ lượng thấp và nằm rải rác trong tỉnh.
Đến nay trên địa bàn tỉnh đó xác định được 32 điểm quặng sắt và kim loại, 14
điểm mỏ than, trong đó có 2 điểm đó được đánh giá trữ lượng cấp C1 và nhiều
điểm khoáng sản vật liệu xây dựng, nước khoáng nhưng chưa được thăm dò đánh
giá sâu về trữ lượng và chất lượng. Sơ bộ cho thấy, các khoáng sản chính ở Điện
Biên là khoáng sản kim loại: có sắt, chì, chì - kẽm, nhôm, đồng, thủy ngân
- Sắt có phân bố rải rác ở các huyện Điện Biên, Tuần Giáo và Mường Chà với
quy mô nhỏ, chỉ ở mức điểm quặng và chưa xác định được trữ lượng.
- Chì - kẽm phân bố tập trung quanh huyện Điện Biên, Điện Biên Đông, Tủa
Chùa và thành phố Điện Biên Phủ. hiện nay có điểm quặng chì kẽm ở khu vực
Tuần Giáo đang hoạt động.
- Đồng qua khảo sát sơ bộ phát hiện mỏ đồng ở khu vực Chà Tở huyện Mường
Chà với trữ lượng khá lơn nhưng chưa được thăm dò đánh giá cụ thể.
- Nhôm và nhôm - sắt có triển vọng ở xã Phình Sáng huyện Tuần Giáo với trữ
lượng cấp P khoảng 40 - 50 triệu tấn.
2. Nguồn lực kinh tế - xã hội.
2.1. Dân cư – nguồn lực lao động.
Điện Biên Phủ có số dân khoảng
491.046 người (năm 2008). Trong đó tỉ

lệ dân cư sống ở thành thị là 96,55%, tỉ
lệ dân cư sống ở nông thôn là 3,45%.
Mật độ dân số 54 người/km². Cư dân
sống ở đây không chỉ có người
Kinh (~20%) mà còn có một số đông
là người Thái (~38%), người H'Mông
(~30%) , người Si La Các dân tộc
thiểu số chiếm 1/3 dân số của thành
phố. Điện Biên Phủ cũng là thành phố
có dân số thấp nhất nước.
Page3
Ngô Yến Ngọc – ĐH2QĐ3
CHỈ TIÊU
Đơn vị
tính
Thực
hiện
năm
2004
Thực
hiện
năm
2005
Thực
hiện
năm
2007
Ước
thực
hiện

năm
2008
Năm
B/c so
với năm
trước
DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG
1. Dân số trung bình
Người 449.938 468.282 477.371 101,94
Phân theo giới tính
Người
Nam
Người 225.914 235.256 239.907 101,98
Nữ
Người 224.024 233.026 237.464 101,90
Phân theo thành thị nông thôn
Người
Thành thị
,, 72.956 75.700 77.220 78.595 101,78
Nông thôn
,, 367.897 374.238 391.061 398.776 101,97
2. Dân số phân theo huyện, thị, TP
Người 449.938 468.282 477.371 101,94
1. TP Điện Biên Phủ
" 47.057 48.259 49.467 102,50
2. Thị xã Mường Lay
" 13.986 13.971 13.663 97,80
3. Huyện Mường Chà
" 46.072 48.727 49.921 102,45
4. Huyện Mường Nhé

" 37.036 40.836 42.125 103,16
5. Huyện Tủa Chùa
" 43.446 44.857 45.616 101,69
6. Huyện Tuần Giáo
" 107.278 73.519 75.281 102,40
7. Huyện Mường Ảng
" 37.819 38.714 102,37
8. Huyện Điện Biên
" 103.937 106.683 107.879 101,12
9. Huyện Điện Biên Đông
" 51.126 53.611 54.705 102,04
3. Dân số trong độ tuổi lao động có khả
năng LĐ
Người 342.707 274.012 274.230 279.885 102,06
4. LĐ đang làm việc trong các ngành
kinh tế
Người 237.021 242.648 252.449 257.773 102,11
Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
,, 192.947 194.548 196.794 197.076 100,14
Nông nghiệp, lâm nghiệp
,, 191.929 193.472 195.634 195.887 100,13
Thuỷ sản
,, 1.018 1.076 1.160 1.189 102,50
Công nghiệp và xây dựng
,, 14.211 15.192 15.755 16.065 101,97
Công nghiệp
,, 6.025 6.632 6.722 6.852 101,93
Xây dựng
,, 8.186 8.560 9.033 9.213 101,99
Dịch vụ

,, 29.863 32.908 39.900 44.632 111,86
5. Lao động khu vực nhà nước
Người 21.321 22.408 25.014 26.911 107,58
Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
,, 528 426 288 300 104,17
Trung ương quản lý
,, 0 0 0 0 -
Địa phương quản lý
,, 690 426 288 300 104,17
Công nghiệp và xây dựng
,, 3.202 2.796 2.178 2.172 99,72
Trung ương quản lý
,, 718 746 733 752 102,59
Địa phương quản lý
,, 2.484 2.050 1.445 1.420 98,27
Dịch vụ
,, 17.591 19.186 22.548 24.439 108,39
Trung ương quản lý
,, 1.767 2.288 2.575 2.728 105,94
Địa phương quản lý
,, 15.824 16.898 19.973 21.711 108,70
6. Số lượt người được sắp xếp việc
làm:
Lượt
người
1.538 1.716 1.034 1.213 117,31
Làm công viêc ổn định
Lượt
người
1.510 1.715 1.034 1.113 107,64

Trong đó: Xuất khẩu lao động
,, 28 38 64 150 234,38
7. Tỷ lệ LĐ thất nghiệp ở khu vực thành
thị
% 5,0 5,1 4,6 4,5 -0,10
8. Tỷ lệ sử dụng thời gian LĐ ở KV nông
thôn
% 75,0 74,0 80,0 82,0 2,00
9. Tỷ lệ sinh thô của dân số
‰ 26,3 25,95 23,30 22,65 -0,65
10. Tỷ lệ chết thô của dân số
‰ 6,6 7,1 6,10 6,05 -0,05
11. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
‰ 19,7 18,85 17,20 16,60 -0,60
Bảng: Dân số lao động tỉnh Điện Biên 2008
Page3
Ngô Yến Ngọc – ĐH2QĐ3
2.2. Cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng của địa phương.
Tỉnh Điện Biên nơi vừa có núi non hùng vĩ, vừa có cánh đồng rộng thẳng cánh
cò bay, cảnh yêu, người mếm có di tích lịch sử Điện Biên Phủ, khu chỉ huy chiến
dịch Mường Phăng…là tài sản vô cùng quý giá để khai thác phát triển du lịch và
nghiên cứu lịch sử, bên cạnh đó tỉnh còn có nhiều điểm du lịch hấp dẫn như: hồ Pa
Khoang, suối khoáng nóng Hua Pe, hồ U Va, thác Mường Luân, thành Bản Phủ…
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có 18 dân tộc anh em sinh sống với những nét văn
hoá đặc trưng riêng, gồm cả văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể, rất thích hợp để
phát triển du lịch văn hoá.
Vì vậy, tỉnh Điện Biên rất chú trọng phát triển du lịch các di tích lịch sử:
Hầm Đờ-Cát-Tơ-Ri Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ
Page3
Ngô Yến Ngọc – ĐH2QĐ3

Đồi A1 Nghĩa Trang liệt sỹ
Tượng đài Mường phăng Lán cỏ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Ngoài ra, Điện Biên còn phát triển về du lịch văn hóa dân tộc, các danh lam
thắng cảnh, ẩm thực:
Hồ Pa Khoang Thành Bản Phủ
Page3
Ngô Yến Ngọc – ĐH2QĐ3
Đền Hoàng Công Chất Động Pa Thơm
Điệu múa xòe của dân tộc Thái Lễ hội của người Mông
Hội thành Bản Phủ Đặc sản rượu sâu chít
Page3
Ngô Yến Ngọc – ĐH2QĐ3
Xôi nếp nương Thịt trâu xông khói
Để phục vụ cho phát triển thăm quan du lịch. Tỉnh Điện Biên cũng chú trọng
xây dựng các dịch vụ đời sống cho du khách:
Phương tiện giao thông
Trung tâm mua sắm
Page3
Ngô Yến Ngọc – ĐH2QĐ3
Khách sạn, nhà hàng
2.3. Đường lối phát triển kinh tế xã hội của Điện Biên
Để kinh tế xã hội Điện Biên phát triển hơn nữa, vận dụng sáng tạo, linh hoạt
đường lối, chủ trương của Đảng vào thực tiễn địa phương, với phương châm:"Phát
triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt". Tỉnh Điện Biên tập trung
chỉ đạo phát triển kinh tế theo hướng :nhanh, mạnh, bền vững, gắn với bảo vệ môi
trường sinh thái, tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế
trên cơ sở khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế về đất đai, rừng, thủy điện,
khoáng sản, du lịch, kinh tế cửa khẩu. Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
nguồn nhân lực. Phát triển văn hoá, xã hội đồng bộ với tăng trưởng kinh tế, bảo vệ

và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Tiếp tục đẩy mạnh xoá đói, giảm nghèo, tạo
thêm nhiều việc làm mới, không ngừng cải thiện đời sống nhân dân. Phát huy khối
đại đoàn kết các dân tộc. đảm bảo giữ vững ổn định an ninh chính trị, bảo vệ vững
chắc chủ quyền biên giới quốc gia. Để đưa Điện Biên cơ bản ra khỏi tình trạng đặc
biệt khó khăn, rút ngắn khoảng cách phát triển trong vùng và trong cả nước.
 kinh tế:
Tạo sự chuyển biến rõ nét về cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng
nông, lâm nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong tổng GDP của
tỉnh.
 Xã hội:
Mỗi năm giảm tỷ lệ hộ đói nghèo. Phấn đấu đến năm 2015 lệ hộ nghèoc òn dưới
10% và đến năm 2020 còn dưới 3%.
Duy trì kết quả phổ cập giáo dục bậc tiểu học và xoá mù chữ. Phấn đấu đạt
chuẩn phổ cập giáo dục bậc trung học cơ sở trong toàn Tỉnh. Đạt chuẩn phổ cập
trung học phổ thông trong toàn tỉnh trước năm 2020.
Đẩy mạnh công tác đào tạo dạy nghề. Đa dạng hoá các loại hình đào tạo, mở
rộng quy mô và hình thức đào tạo ở các trường chuyên nghiệp trong tỉnh với các
ngành nghề phù hợp với nhu cầu phát triển sản xuất ở địa phương. Phấn đấu nâng
tỷ lệ lao động được đào tạo của tỉnh từ 16,4% hiện nay lên hơn 35% vào năm 2020,
Page3
Ngô Yến Ngọc – ĐH2QĐ3
trên 100% số học sinh phổ thông được hướng nghiệp dạy nghề tại các trung tâm
vào năm 2020.
Hoàn thiện mạng lưới y tế từ tỉnh đến xã, bản. Đến năm 2020, đạt 10 bác
sĩ/1vạn dân, giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng xuống còn dưới 10% và
100% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế.
Đến năm 2015, toàn bộ hệ thống đường tỉnh, huyện và đường đến trung tâm xã,
cụm xã được rải nhựa hoặc bê tông: trên 50% số thôn bản có đường ô tô, 100% dân
số được dùng điện, 100% dân số được xem truyền hình. Đến năm 2020, trên 95%
số thôn bản có đường ô tô đi lại được cả 2 mùa.

 bảo vệ môi trường:
Nâng tỷ lệ che phủ của rừng năm 2020 nhằm bảo đảm chức năng phòng hộ đầu
nguồn và đóng góp lớn vào nền kinh tế.
Đến năm 2013, tất cả các đô thị trong tỉnh có công trình thu gom và xử lý chất
thải tập trung; 60% dân số đô thị được cấp nước sinh hoạt sạch và 80% dân số nông
thôn được cấp nước sinh hoạt, khoảng 70% số hộ nông thôn có công trình vệ sinh
hợp quy cách. Đến năm 2020, 100% dân số đô thị được cấp nước sinh hoạt sạch và
100% dân số nông thôn được cấp nước sinh hoạt, trong đó trên 80% được cấp nước
sạch; 100% số hộ nông thôn có công trình vệ sinh hợp quy cách.
3. Kết luận chung.
 Thế mạnh phát triển kinh tế - xã hội tại Điện Biên
Điện Biên có lợi thế lớn về tiềm năng đất đai, đặc biệt là diện tích đất chưa sử
dụng còn rất lớn (trên 500.000 ha, chiếm 55% tổng diện tích tự nhiên). Đây chính
là tiềm năng lợi thế lớn để tỉnh đầu tư phát triển lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp,
chăn nuôi đại gia súc… Ngoài ra cánh đồng Điện Biên rộng lớn với đất đai màu
mỡ, được coi là vựa lúa của vùng Tây Bắc, nếu được đầu tư thoả đáng và áp dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật thì sẽ trở thành nơi sản xuất lúa gạo chất lượng cao của
cả nước để xuất khẩu. Tại các vùng Mường Nhé, Si Pa Thìn, Điện Biên có rất
nhiều thuận lợi để tập trung phát triển chăn nuôi các loại gia súc theo hướng kinh tế
trang trại.
Trên địa bàn tỉnh còn có rất nhiều di tích lịch sử có giá trị văn hoá, du lịch cao,
trong đó đáng chú ý là di tích Điện Biên Phủ và nhiều danh lam thắng cảnh gắn với
nền văn hoá truyền thống của các dân tộc anh em, đây là lợi thế lớn để tỉnh phát
triển mạnh ngành du lịch, dịch vụ.
Ngoài những tiềm năng trên Điện Biên còn có đường biên giới chung với nước
Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và Trung Quốc. Tại đây có các cửa khẩu Tây
Trang (đang đề nghị được nâng cấp thành cửa khẩu quốc tế), cửa khẩu Pa Thơm,
cửa khẩu Mường Lói, cửa khẩu A Pa Chải… Đây là những cửa khẩu quan trọng để
tỉnh Điện Biên mở mang phát triển kinh tế và giao lưu với các nước. Ngoài tỉnh còn
có sân bay Điện Biên đang được nâng cấp và mở rộng, đồng thời còn có nhiều tiềm

năng để phát triển thuỷ điện và các nguồn điện năng khác.
 Những hạn chế của địa phương.
Page3
Ngô Yến Ngọc – ĐH2QĐ3
Tỉnh Điện Biên hiện vẫn còn là một tỉnh nghèo, tập trung nhiều dân tộc thiểu số
với trình độ dân trí không cao dễ bị các thế lực xấu dụ dỗ dẫn đến các thế lực thù
địch lợi dụng, dễ tràn lan các tệ nạn xã hội.
Những năm gần đây, phát triển du lịch cộng đồng gắn với phát triển kinh tế - xã
hội, bảo vệ môi trường và bảo tồn nền văn hóa đa dân tộc đã được tỉnh Điện Biên
xác định là mũi chiến lược của ngành Du lịch bền vững.
Tuy nhiên, do phát triển tự nhiên, thiếu hẳn sự đầu tư về chiều sâu nên dù là địa
phương có hệ sinh thái phong phú, các bản, làng đa dạng sắc màu văn hóa truyền
thống cùng với quần thể di tích lịch sử và các danh thắng hấp dẫn thì du lịch cộng
đồng của Điện Biên vẫn chưa phát triển xứng tầm.
Cả tỉnh hiện có 8 bản văn hóa du lịch thì lại tập trung hầu hết ở khu vực lòng
chảo Điện Biên nên đã hạn chế sự lựa chọn tìm hiểu, trải nghiệm, khám phá của du
khách; sản phẩm lưu niệm nghèo nàn, đơn điệu, bản sắc văn hóa truyền thống các
dân tộc có chiều hướng mai một
Page3
Ngô Yến Ngọc – ĐH2QĐ3
Nguồn:



/> /> /> />

×