Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

“Nâng cao khả năng ghi nhớ và khả năng tự đánh giá kiến thức môn Hình học đối với học sinh lớ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 22 trang )

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG - MÔN TOÁN 7 *** Năm học 2012 - 2013
ĐỀ TÀI
“Nâng cao khả năng ghi nhớ và khả năng tự
đánh giá kiến thức môn Hình học đối với học sinh
lớp 7 thông qua việc sử dụng phiếu bài tập và trao
đổi bài chấm chéo trong giờ học lý thuyết.”
Tác giả: Nguyễn Sỹ Hiệp – T.H.C.S Phù Ninh – Thuỷ Nguyên – Hải Phòng
1
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG - MÔN TOÁN 7 *** Năm học 2012 - 2013
MỤC LỤC
Trang
1. Tóm tắt đề tài ……………………………….….2
2. Giới thiệu ……………………… ………….….3
3. Phương pháp ……………………………… …. 5
a. Khách thể nghiên cứu …………… 5
b. Thiết kế ………………………………….…….5
c. Qui trình nghiên cứu ………………….…… 6
d. Đo lường ……………………………….…… 8
4. Phân tích dữ liệu và kết quả …………….… 8
5. Bàn luận kết quả ………………….………. …9
6. Kết luận và khuyến nghị …………….….…. 10
a. Kết luận …………………………. ….…… 10
b. Khuyến nghị ……………………….… 10
7. Tài liệu tham khảo ………………….…………9
8. Phụ lục của đề tài …………… …… … 12
Tác giả: Nguyễn Sỹ Hiệp – T.H.C.S Phù Ninh – Thuỷ Nguyên – Hải Phòng
2
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG - MÔN TOÁN 7 *** Năm học 2012 - 2013
1. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây hứng thú học các môn Toán nói chung và môn
Hình học nói riêng của các em học sinh giảm sút rất nhiều, biểu hiện là kỹ năng


vẽ hình kém, nội dung các định lý không nhớ, kỹ năng chứng minh chưa thành
thạo, điểm khảo sát học kỳ và điểm thi vào 10 THPT môn toán thấp. Đặc biệt
đối với các em học sinh có lực học trung bình đến yếu và tư duy chưa tốt, một
số em ý thức học chưa cao nên các em ít có hứng thú học môn Hình học ở trên
lớp cũng như làm bài tập hình ở nhà. Điểm kiểm tra miệng cũng như điểm kiểm
tra viết bài của các em đều rất thấp và hầu như không nhớ được kiến thức cơ
bản, khả năng tự đánh giá bài kiểm tra của mình cũng còn kém. Vậy làm thế nào
để nâng cao khả năng ghi nhớ kiến thức và khả năng tự đánh giá kiến thức môn
Hình học cho các em học sinh lớp 7?
Giải pháp của tôi là trong mỗi giờ học lý thuyết tôi dành ra một lượng thời
gian thích hợp (tùy theo mỗi bài học khoảng từ 5 – 7 phút) sử dụng phiếu bài tập
yêu cầu các em hoàn thành và trao đổi cặp chấm chéo cho nhau (giáo viên thu
phiếu về nhà kiểm tra) để củng cố kiến thức ngay trên lớp đồng thời nâng cao kĩ
năng tự đánh giá cho học sinh.
Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương là 2 lớp 7A và 7B
là hai lớp có lực học tương đương. Lớp 7B là lớp thực nghiệm, lớp 7A là lớp đối
chứng. Lớp thực nghiệm đã thực hiện giải pháp thay thế khi dạy các bài “Hai
góc đối đỉnh”, “Hai đường thẳng vuông góc”, “Các góc tạo bởi một đường thẳng
cắt hai đường thẳng”, “Tiên đề Ơ-clit về đường thẳng song song”, “Từ vuông
góc đến song song”. Kết quả cho thấy ở lớp thực nghiệm các em ghi nhớ được
bài học ngay trên lớp hơn, khả năng tự đánh giá bài kiểm tra tốt hơn và kết quả
kiểm tra sau tác động cũng cao hơn so với lớp đối chứng. Điểm kiểm tra của lớp
thực nghiệm có giá trị trung bình là 7,4; điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp đối
chứng là 6,6; Kết quả kiểm chứng T – Test cho thấy p = 0,00035 < 0,05 có
nghĩa là có sự khác biệt giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối
chứng. Điều đó chứng minh việc sử dụng phiếu bài tập và chấm chéo trong giờ
Tác giả: Nguyễn Sỹ Hiệp – T.H.C.S Phù Ninh – Thuỷ Nguyên – Hải Phòng
3
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG - MÔN TOÁN 7 *** Năm học 2012 - 2013
học lý thuyết đó thật sự nâng cao khả năng ghi nhớ và khả năng tự đánh giá kiến

thức môn Hình học của các em học sinh lớp 7.
2. GIỚI THIỆU
Trong những năm gần đây ngành Giáo dục luôn hướng đến đổi mới phương
pháp dạy và học trong nhà trường không chỉ đáp ứng nhu cầu của xó hội mà còn
hướng tới chiến lược đào tạo và phát triển con người toàn diện của Đảng và Nhà
nước. Đứng trước nhu cầu của đất nước và xuất phát chính từ chiến lược phát
triển nhân tài của ngành Giáo dục – Đổi mới phương pháp dạy và học; các thầy
cô giáo nói chung và giáo viên bộ môn Toán nói riêng của trường THCS Phù
Ninh đã có nhiều cố gắng , tích cực đổi mới phương pháp dạy và học bằng việc
áp dụng những phương tiện kĩ thuật hiện đại để giúp cho bài học sinh động, hấp
dẫn, lôi cuốn học sinh. Tuy nhiên đối với các em có lực học trung bình – yếu
bên cạnh khả năng tư duy chưa cao lại thêm ý thức học chưa tốt, một số em
cũng chưa có ý thức học; đặc biệt với bộ môn Hình học các em thường chán
nản, uể oải trong giờ học. Đa số các em chưa tập trung làm bài và học bài trước
khi đến lớp; điểm kiểm tra thấp bởi phần lớn các em chưa nắm vững được kiến
thức cơ bản nhất của bài học, chưa có khả năng ghi nhớ bài học, khả năng tự
đánh giá bài kiểm tra cho mình.
* Tìm hiểu hiện trạng:
Được phân công giảng dạy môn Toán của hai lớp 7A và 7B trong trường;
trước tình hình đó tôi tiến hành tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hiện trạng học tập
môn Hình học của các em.
+ Về phía học sinh:
- Là học sinh các lớp 7 bộ môn hình học và chứng minh hình học còn mới.
- Không nhớ các định lý, tính chất.
- ý thức học bài và làm bài tập ở nhà còn kém.
- Trong quá trình học tập các em lại phải học nhiều môn, ghi nhớ nhiều lượng
kiến thức.
- Ghi chép bài còn sơ sài, chống đối trong giờ học hình.
+ Về phía giáo viên:
Tác giả: Nguyễn Sỹ Hiệp – T.H.C.S Phù Ninh – Thuỷ Nguyên – Hải Phòng

4
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG - MÔN TOÁN 7 *** Năm học 2012 - 2013
- Chưa hướng dẫn cho học sinh cách ghi và học bài có hiệu quả.
- Chưa chú ý nhiều đến đối tượng học sinh.
- Quá trình giảng bài chưa chú trọng đến khâu củng cố kiến thức nhằm nâng cao
khả năng ghi nhớ bài học ngay ở trên lớp; khả năng tự đánh giá bài kiểm tra của
các em.
* Giải pháp thay thế:
Trong rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh học yếu môn
toán, tôi đi vào nghiên cứu tìm hiểu và đưa ra giải pháp: Nâng cao khả năng ghi
nhớ và khả năng tự đánh giá kiến thức môn Hình học đối với học sinh lớp 7
thông qua việc sử dụng phiếu bài tập và trao đổi bài chấm chéo trong giờ học lý
thuyết.
Trên thực tế đó có rất nhiều công trình nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả
học tập môn toán trong trường THCS như:
- Phương pháp dạy học môn toán.
(tác giả Phạm Gia Đức – Nguyễn Mạnh Cảng – Bùi Huy Ngọc
– Vũ Dương Thụy – NXBGD 1998)
- Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Toán – THCS
(tác giả Tôn Thân – Phan Thị Luyến – Đặng Thị Thu Thủy – NXBGD)
- Dạy và học tích cực - Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học
( Bộ GD và ĐT , dự án Việt Bỉ – NXB Đại Học Sư Phạm)
- Kinh nghiệm dạy toán và học toán – bậc THCS
( tác giả Vũ Hữu Bình – NXBGD 1998)
- Các sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên các trường như:
1. Áp dụng việc dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ đối với bộ môn toán 6
THCS
(của GV: Nguyễn Thị Ái – trường THCS Lưu Kiếm)
2. Sử dụng phương pháp trắc nghiệm trong dạy toán.
(của GV: Đỗ Tiến Dũng – trường THCS Tam Hưng)

3. Một vài kinh nghiệm nhỏ giúp học sinh nắm vững kiến thức và kỹ năng
vận dụng kiến thức. (của GV: Trần Thị Việt Hà – trường THCS Ngũ Lão)
Tác giả: Nguyễn Sỹ Hiệp – T.H.C.S Phù Ninh – Thuỷ Nguyên – Hải Phòng
5
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG - MÔN TOÁN 7 *** Năm học 2012 - 2013
Tuy nhiên tất cả các công trình nghiên cứu đều hướng tới những vấn đề
chung, vấn đề khái quát mà chưa chú ý tới các vấn đề cụ thể.
Từ những vấn đề trên tôi muốn có một vấn đề nghiên cứu riêng. Làm cách
nào để các em có thể nắm vững, ghi nhớ kiến thức cơ bản ngay trên lớp, để có
kết quả học tập môn Hình học được tốt hơn.
*Vấn đề nghiên cứu:
Sử dụng phiếu bài tập và chấm chéo trong giờ lý thuyết có nâng cao khả
năng ghi nhớ và khả năng tự đánh giá của các em học sinh không?
* Giả thuyết nghiên cứu:
Việc sử dụng phiếu bài tập và chấm chéo trong giờ lý thuyết hình có nâng
cao khả năng ghi nhớ và khả năng tự đánh giá của các em học sinh.
3. PHƯƠNG PHÁP
a. Khách thể nghiên cứu
Tôi lựa chọn hai lớp 7 trường THCS Phù Ninh. Đây là hai lớp học sinh có
lực học tương đương nhau về điểm số của tất cả các môn học. Cụ thể giới tính,
lực học Toán kỳ II (năm học 2011 – 2012) của hai lớp như sau:
Bảng 1. Giới tính và lực học môn Toán của HS 2 lớp
LỚP
Số HS các lớp Học lực
Tổng số Nam Nữ Giỏi Khá TB Yếu Kém
7A 37 13 24 10% 19% 64% 7%
7B 32 22 10 7% 15% 68% 10%
b. Thiết kế
* Đánh giá trước tác động:
Chọn hai lớp nguyên vẹn: lớp 7B là lớp thực nghiệm và 7A là lớp đối chứng.

Tôi dùng kết quả trung bình môn Toán kỳ II (Năm học 2011- 2012) của hai lớp
làm kết quả đánh giá trước tác động. Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình
của hai lớp có sự khác nhau, do đó tôi dùng phép kiểm chứng T-Test để kiểm
Tác giả: Nguyễn Sỹ Hiệp – T.H.C.S Phù Ninh – Thuỷ Nguyên – Hải Phòng
6
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG - MÔN TOÁN 7 *** Năm học 2012 - 2013
chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của 2 lớp trước khi tác động. Kết
quả điểm trung bình cộng, xác suất ngẫu nhiên Bảng 2.
Bảng 2. Kiểm chứng để xác định các lớp tương đương
Thực nghiệm 7B Đối chứng 7A
TBC 5.9 6,3
p = 0.28
p = 0,28 > 0,05 từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai lớp
thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa (chênh lệch có thể xảy ra ngẫu
nhiên), hai lớp được coi là tương đương.
* Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các lớp tương
đương (được mô tả ở Bảng 3):
Bảng 3. Thiết kế nghiên cứu
Nhóm
Kiểm tra trước

Tác động
KT sau

Thực nghiệm O1
Sử dụng phiếu bài tập và
chấm chéo trong giờ học lý
thuyết hình.
O3
Đối chứng O2 Học theo cách truyền thống O4

Ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập.
c. Quy trình nghiên cứu:
* Chuẩn bị bài của giáo viên:
- Với lớp đối chứng, sau khi học xong các bài:“ Hai góc đối đỉnh”; “Hai đường
thẳng vuông góc”;“Các góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng”,
“Tiên đề Ơ-clit về đường thẳng song song”, “Từ vuông góc đến song song”;
giáo viên củng cố kiến thức bài giảng, dặn dò học sinh về nhà học bài và làm bài
tập như bình thường.
Tác giả: Nguyễn Sỹ Hiệp – T.H.C.S Phù Ninh – Thuỷ Nguyên – Hải Phòng
7
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG - MÔN TOÁN 7 *** Năm học 2012 - 2013
- Đối với lớp thực nghiệm sau khi giảng xong mỗi bài “Hai góc đối đỉnh”;
“Hai đường thẳng vuông góc”; “Các góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai
đường thẳng”, “Tiên đề Ơ-clit về đường thẳng song song”, “Từ vuông góc tới
song song”; giáo viên dành từ 5 – 7 phút phát phiếu bài tập thay cho phần củng
cố kiến thức đã học, yêu cầu các em làm và trao đổi cặp chấm chéo tự đánh giá
kết quả cho nhau. Giáo viên chiếu đáp án lên màn hình để cho các em đối chứng
kiểm tra kết quả hoặc thu phiếu bài tập đã chấm chéo về kiểm tra độ chính xác,
giờ học sau công bố kết quả và có hình thức tuyên dương khuyến khích đối với
những em nắm vững kiến thức ngay trên lớp.
* Tiến hành dạy thực nghiệm
Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà
trường và theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan; nội dung dạy thực
nghiệm là một số bài lý thuyết trong chương I môn Hình học lớp 7. Cụ thể:
Bảng 4. Thời gian thực nghiệm
Thứ ngày Môn/Lớp Tiết theo
PPCT
Tên bài dạy
Thứ sáu
17/8/2012

Hình 7B 01 Hai góc đối đỉnh
Thứ sáu
24/8/2012
Hình 7B 03 Hai đường thẳng vuông góc
Thứ sáu
07/9/2012
Hình 7B 05
Các góc tạo bởi một đường thẳng
cắt hai đường thẳng
Thứ tư
19/9/2012
Hình 7B 08
Tiên đề Ơ-clit về hai đường thẳng
song song
Thứ tư
26/9/2012
Hình 7B 10 Từ vuông góc đến song song.
d. Đo lường
Bài kiểm tra trước tác động là bài thi học kỳ II môn Toán (năm học 2011 -
2012) - đề thi chung của Phòng giáo dục.
Tác giả: Nguyễn Sỹ Hiệp – T.H.C.S Phù Ninh – Thuỷ Nguyên – Hải Phòng
8
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG - MÔN TOÁN 7 *** Năm học 2012 - 2013
Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra 45 phút- chương I hình 7 sau khi
học xong các bài mà giáo viên tiến hành dạy thực nghiệm bằng phiếu học tập
đổi chấm chéo (xem phần phụ lục). Bài kiểm tra sau tác động gồm 08 câu hỏi
trắc nghiệm dạng lựa chọn đáp án đúng và 3 bài tập tự luận.
* Tiến hành kiểm tra và chấm bài
Sau khi thực hiện dạy xong các bài học trên của chương I hình 7, tôi tiến
hành cho học sinh làm bài kiểm tra 45 phút (nội dung kiểm tra trình bày ở phần

phụ lục). Sau đó tôi tiến hành chấm bài theo đáp án đó xây dựng.
4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ
Bảng 5. So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
Đối chứng Thực nghiệm
Điểm TB 6,6 7,4
Độ lệch chuẩn 0,66 0,98
Giá trị p của T- test 0.00035
Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD) 1,21

Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 lớp trước tác động là tương đương.
Sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T-Test cho kết quả
p = 0,00035 < 0,05 cho thấy, sự chênh lệch giữa điểm trung bình lớp thực
nghiệm và lớp đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm trung
bình lớp thực nghiệm cao hơn điểm trung bình lớp đối chứng là không ngẫu
nhiên mà do kết quả của tác động.
Theo bảng tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD ≈ 1,21cho
thấy mức độ ảnh hưởng của việc phát phiếu bài tập và tiến hành trao đổi bài
chấm chéo để củng cố nội dung kiến thức bài học nâng cao khả năng ghi nhớ và
khả năng tự đánh giá của học sinh; giúp các em nâng cao kết quả học tập môn
Hình học 7 là rất lớn.
Tác giả: Nguyễn Sỹ Hiệp – T.H.C.S Phù Ninh – Thuỷ Nguyên – Hải Phòng
9
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG - MÔN TOÁN 7 *** Năm học 2012 - 2013
Giả thuyết của đề tài:
“Nâng cao khả năng ghi nhớ
kiến thức và khả năng tự đánh
giá môn Hình học cho học sinh
khối 7 thông qua việc sử dụng
phiếu bài tập và chấm chéo
trong giờ học lý thuyết.” đã

được kiểm chứng.
Hình 1. Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước tác động
và sau tác động của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
5. BÀN LUẬN KẾT QUẢ
Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của lớp thực nghiệm là điểm trung bình
bằng 7,4, kết quả bài kiểm tra tương ứng của lớp đối chứng là điểm trung bình là 6,6.
Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 0,8; Điều đó cho thấy điểm trung bình của
hai lớp thực nghiệm và đối chứng đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có
điểm trung bình cao hơn lớp đối chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 1,21.
Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là rất lớn.
Phép kiểm chứng T-Test điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động của
hai lớp là p = 0,00035 < 0,05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung
bình của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động, nghiêng về
nhóm thực nghiệm.
* Hạn chế:
Nghiên cứu này mới chỉ dừng ở việc phát phiếu học tập cho các em làm;
trao đổi bài chấm chéo để củng cố trọng tâm kiến thức bài học trên lớp. Các em
mới chỉ tự đánh giá kiến thức chủ yếu thông qua bài tập trắc nghiệm của mình
mà chưa có khả năng tự đánh giá về chứng minh hình học. Trong quá trình dạy
học thực tiễn rất cần giáo viên linh hoạt, sáng tạo giúp các em ghi nhớ tốt bài
học. Và để giúp các em nắm vững bài, giải bài tập tốt giáo viên không chỉ hướng
Tác giả: Nguyễn Sỹ Hiệp – T.H.C.S Phù Ninh – Thuỷ Nguyên – Hải Phòng
10
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG - MÔN TOÁN 7 *** Năm học 2012 - 2013
dẫn các em ghi nhớ kiến thức tốt mà còn cần củng cố cho các em các kĩ năng
khác như vẽ hình, kĩ năng chứng minh hình học, kĩ năng biến đổi, tính toán ….
6. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
a. Kết luận:
Việc sử dụng phiếu bài tập tiến hành trao đổi cặp chấm chéo đã nâng cao

khả năng ghi nhớ và khả năng tự đánh giá việc tiếp thu kiến thức môn Hình học
cho học sinh khối 7.
b. Khuyến nghị:
Đối với các cấp lãnh đạo: cần quan tâm tạo điều kiện và khích lệ giáo viên
nghiên cứu, giảng dạy có hiệu quả.
Đối với giáo viên: không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao chất
lượng dạy học.
Với kết quả của đề tài này, tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp quan tâm,
chia sẻ và đặc biệt là đối với giáo viên dạy bộ môn Toán có thể ứng dụng đề tài
này để giúp học sinh mình nâng cao khả năng ghi nhớ và khả năng tự đánh giá
việc tiếp thu môn kiến thức môn Toán trong một thời gian ngắn mà hiệu quả .
7. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THCS môn Toán chu kì III – quyển
1 – NXB Giáo dục (Vụ giáo dục trung học)
- Phương pháp dạy học môn toán.
(tác giả Phạm Gia Đức – Nguyễn Mạnh Cảng – Bùi Huy Ngọc
– Vũ Dương Thụy – NXBGD 1998)
- Dạy và học tích cực- Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học.
( Bộ GD và ĐT , dự án Việt Bỉ – NXB Đại Học Sư Phạm)
- Kinh nghiệm dạy toán và học toán – bậc THCS.
Tác giả: Nguyễn Sỹ Hiệp – T.H.C.S Phù Ninh – Thuỷ Nguyên – Hải Phòng
11
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG - MÔN TOÁN 7 *** Năm học 2012 - 2013
( tác giả Vũ Hữu Bình – NXBGD 1998)
- Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung học cơ sở môn Toán.
(Vụ giáo dục trung học – NXB Giáo dục)
- Một số chuyên đề bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên THCS.
( Dự án phát triển giáo dục THCS II – Bộ giáo dục và Đào tạo)
- Mạng Internet: violet.vn; thuvientailieu.bachkim.com; thuvien-ebook.com;
giaovien.net, dayhoctructuyen.org;

8. PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI
1.Bảng điểm kiểm tra trước tác động và sau tác động
LỚP THỰC NGHIÊM 7B LỚP ĐỐI CHỨNG 7A
Tác giả: Nguyễn Sỹ Hiệp – T.H.C.S Phù Ninh – Thuỷ Nguyên – Hải Phòng
12
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG - MÔN TOÁN 7 *** Năm học 2012 - 2013
Số
tt
Họ và tên
ĐIỂM
Số
tt
Họ và tên
ĐIỂM
Trước
tác
động
Sau tác
động
Trước
tác
động
Sau
tác
động
1
Nguyễn Quỳnh Anh
5 8 1
Nguyễn Ngọc Anh
5 7

2
Phạm Tuấn Anh
5,5 6.5 2
Nguyễn TThu Dịu
6 6
3
Nguyễn Thanh Bình
6 9 3
Lê Thị Duyên
5 7
4
Nguyễn Thị Bình
7 9 4
Nguyễn Văn Đông
5.5 6,5
5
Nguyễn Thị Cúc
6 7.5 5
Nguyễn Anh Đức
5 7
6
Nguyễn Văn Cường
6 6 6
Nguyễn Công Hà
8 6
7
Phạm Khắc Dũng
6 6 7
Vũ Thị Thu Hà
7 6.5

8
PHạm Văn Dũng
5 7 8
Phạm Quang Hạ
4 6.5
9
Hoàng Đình Dũng
5,5 6 9
Nguyễn Thuý Hằng
8 6
10
Phạm Thái Dương
6 9 10
Lê Văn Hiệp
4.8 6
11
Nguyễn Quyết Định
5 6,5 11
Nguyễn Văn Hiếu
5 6
12
Trần Thị Hằng
6 8 12
Lương Quí Hiếu
6 6,5
13
Nguyễn Công Hoàn
5,5 6 13
Đào Thuý Hoa
4.3 7

14
Nguyễn Thị Huế
7 8 14
Nguyễn Tăng Hùng
8 6,5
15
Nguyễn Sỹ Huy
6 9 15
Nguyễn Thị Hương
5 6,8
16
Đỗ Thuý Lộc
7 8 16
Lê Thị Lan Hương
6 7
17
Phạm Văn Long
6 7 17
Nguyễn Công Huynh
7 6.3
18
Nguyễn Văn Lực
5 6 18
Nguyễn Thị Khánh
7,3 6
19
Nguyễn Thanh Minh
7 8 19
Trần Duy Khánh
6,8 7

20
Nguyễn Văn Nam
5 7,3 20
Nguyễn Thị Lan
7 6
21
Phạm Văn Nam
6 7 21
Phạm Thị Mỹ Linh
6.5 6,5
22 Phạm Trung Nghĩa
5 7,5
22 Nguyễn T Thuỳ Linh
7 8
23
Nguyễn Hồng Phong
7 8 23
Nguyễn Công Nghị
5 6
24
Nguyễn Thanh Phong
7 7 24
Lê Thị Hồng Ngọc
8 7
25
Nguyễn Đức Phương
6 7 25
Vũ Thị Nguyệt
6 6,5
26

Nguyễn Công Quang
5 7,5 26
Phạm Thị Hồng Nhi
7 6
27
Phạm Thị Thảo
6 7 27
Bùi Thị Phương
8 7
28
Lê Văn Thiện
4 6,5 28
Nguyện Thị Phượng A
7 8
29
Phạm Kim Trang
7 7 29
Nguyện Thị Phượng B
5 7
30
Nguyễn Thị Trang
6 8 30
Nguyễn Đức Tân
5 6
31
Lê Văn Tú
5,5 7 31
Nguyễn Hồng Thắm
7 6
32

Lê văn Tứ
6 8 32
Nguyễn Thanh Thịnh
6 5,5
33
Đồng Kim Trang
7 7
34
Bùi Thị Trang
6 6
35
Phạm Mai Trang
8 6
36
Phạm Thu Trang 7 8
37
Phạm Thị Xuân 6 6,5
38
Nguyễn Hải Yến 9 7
Điểm trung bình 5.9 7.4 Điểm trung bình 6.3 6.6
Độ lệch chuẩn 0.98 Độ lệch chuẩn 0.66
Kiểm chứng T-Test
độc lập p =
0.28 0.00035
Chênh lệch giá trị trung
bình chuẩn SMD =
1,21
2. Đề kiểm tra trước tác động
BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II
Năm học 2011 – 2012

I/Trắc nghiệm khách quan:
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất
Câu 1: (0,25đ) Trong các cách viết sau, cách viết nào cho ta phân số?
Tác giả: Nguyễn Sỹ Hiệp – T.H.C.S Phù Ninh – Thuỷ Nguyên – Hải Phòng
13
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG - MÔN TOÁN 7 *** Năm học 2012 - 2013

2,5
.
7
A


2,3
.
1,7
B

29
.
37
C

6
.
0
D
Câu 2: (0,25đ) Tìm x, biết:
6
7 21

x
=
A. x = 2 B. x = -2 C. x = 3 D. x = -3
Câu 3: (0,25đ) Tính
1 3
?
5 5

+

4
.
5
A

2
.
5
B


2
.
5
C

4
.
5
D


Câu 4: (0,25đ) Tính
5 2
. ?
7 7

3
.
7
A

3
.
7
B


10
.
7
C

10
.
49
D

Câu 5: (0,25đ) Tìm một số biết
2
3

của nó bằng 12?
A. 8 B. 18 C. 4 D. 6
Câu 6: (0,25đ) Điền từ thích hợp vào chô ( … ) để được câu phát biểu đúng?
a)Hình gồm hai tia chung gốc Ox, Oy được gọi là …………………………………
b)Góc bẹt có số đo là …………………………………………………………………
c)Đường tròn tâm O, bán kính 5cm là hình gồm các điểm cách đều điểm O …………
II/Tự luận
Bài 1(2,5điểm) Thực hiện phép tính

13 3
)
5 5
a −

6 2
) :
5 15
b

15 33 15 5
) . .
4 7 4 7
c −
Bài 2:(2 điểm)
Học kỳ I lớp 6A có
2
9
số học sinh xếp loại học lực giỏi,
1
3

số học sinh xếp loại học
lực khá, số học sinh còn lại xếp loại học lực trung bình. Tính số học sinh của lớp 6A,
biết số học sinh xếp loại học lực trung bình là 20.
Bài 3:(2,5 điểm)
Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ chứa tia OA vẽ hai tia OB, OC sao cho
·
·
0 0
35 , 70AOB AOC= =
a) Tia OB có phải là tia phân giác của góc AOC không? Vì sao?
b) Vẽ tia OA’ là tia đối của tia OA. Tính số đo góc A’OC?
Bài 4:(1 điểm)
Tìm x, biết:
1 1 23
6 3 .
3 2 3
x

− =
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM - đề kiểm tra trước tác động
I.Trắc nghiệm ( mỗi ý đúng 0,25 điểm)
1 2 3 4 5
C A B D B
Câu 6 a) góc xOy b) 180
0
c) một khoảng bằng 5cm
II. Tự luận
Câu Nội dung Điểm
Tác giả: Nguyễn Sỹ Hiệp – T.H.C.S Phù Ninh – Thuỷ Nguyên – Hải Phòng
14

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG - MÔN TOÁN 7 *** Năm học 2012 - 2013
Bài 1
(2,5 đ)
a)
13 3 10
2
5 5 5
− = =
0,75
b) =
6 15
. 9
5 2
=
0,75
c) =
15 33 5 15
.4 15
4 7 7 7
 
− = =
 ÷
 
1,0
Bài 2
(2,0đ)
20 học sinh trung bình ứng với :
2 1 4
1
9 3 9

 
− + =
 ÷
 
(số học sinh)
Số học sinh của lớp 6A là:
4
20 : 45
9
=
(học sinh)
Vậy số học sinh của lớp 6A là 45 học sinh
0,5
1
0,5
Bài 3
(2,5đ)
-Vẽ hình đúng cho câu a

0,5
a)Hai tia OB, OC cùng nằm trên một nửa mặt phẳng bờ chứa tia
OA và
·
·
0 0
(35 70 )AOB AOC< <
nên tia OB nằm giữa hai tia OA và
OC. Ta có
·
·

·
AOB BOC AOC+ =
thay số 35
0
+
·
BOC
= 70
0


·
BOC
= 70
0
– 35
0
= 35
0
Vì tia OB nằm giữa hai tia OA, OC và
·
·
0
35AOB AOC= =
nên tia
OB là tia phân giác của góc AOC.
0,25
0,75
b)Vì tia OA’ là tia đối của tia OA nên góc AOC và góc A’OC là
hai góc kề bù. Ta có

·
·
· ·
0
0 0 0 0 0
' 180
70 ' 180 ' 180 70 110
AOC A OC
A OC A OC
+ =
+ = => = − =
0,25
0,75
Bài 4
(1đ)
1 1 23
6 3 .
3 2 3
1 1 23
3 . 6
2 3 3
7
. 14
2
4
x
x
x
x


− =

 
= −
 ÷
 
=
=
0,25
0,75
3. Đề kiểm tra sau tác động
TRƯỜNG THCS PHÙ NINH

Họ và tên: …………………………
Lớp:
BÀI KIỂM TRA CHƯƠNG I
NĂM HỌC 2012 – 2013
Môn: HÌNH HỌC 7
Thời gian: 45phút (Không kể thời gian giao đề.)
Tác giả: Nguyễn Sỹ Hiệp – T.H.C.S Phù Ninh – Thuỷ Nguyên – Hải Phòng
15
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG - MÔN TOÁN 7 *** Năm học 2012 - 2013
ĐỀ BÀI
I. Phần trắc nghiệm (2điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.
Câu 1. (0,25 điểm)
Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?
A. Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau.
B. Hai đường thẳng cắt nhau tạo thì vuông góc.
C. Hai góc bằng nhau thì đối đỉnh.

D.Hai đường thẳng song song có một điểm chung.
Câu 2. (0,25 điểm)
Cho hai góc đối đỉnh xOy và x’Oy’, biết
·
0
80xOy =
. Khi đó
·
' 'x Oy =
?
A. 100
0
B. 80
0
C. 180
0
D. 90
0
Câu 3. (0,25 điểm) Một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song tạo thành
A. hai góc đối đỉnh thì bằng nhau.
B. hai góc trong cùng phía bằng nhau.
C. hai góc so le trong bằng nhau.
D. các góc vuông.
Câu 4. (0,25 điểm)
Đường thẳng xy là đường trung trực của đoạn thẳng CD nếu:
A. xy vuông góc với CD
B. xy vuông góc với CD tại C hoặc tại D
C. xy đi qua trung điểm của CD
D. xy vuông góc với CD và đi qua trung điểm của CD
Câu 5. (0,25 điểm)

Cho hình vẽ bên, biết m ⊥ n và n // b. Khi đó
Câu 6. (0,25 điểm)
Hai đường thẳng m và n vuông góc với nhau thì tạo thành
A. một góc vuông. B. hai góc vuông. C. ba góc vuông. D. bốn góc vuông
Câu 7. (0,25 điểm) Cho ba đường thẳng a , b , c . Câu nào sau đây sai ?
A. Nếu a // b , b // c thì a // c. B. Nếu a ⊥ b , b // c thì a ⊥ c.
C. Nếu a ⊥ b , b ⊥ c thì a ⊥ c D. Nếu a ⊥ b , b ⊥ c thì a // c
Câu 8. (0,25 điểm)
Xem hình 4 và cho biết khẳng định nào chứng tỏ a//b:
A.

µ
4 3
A B=
; B.
µ
µ
0
1 3
180A B+ =
;
C.
µ

3 2
A B=
; D.
µ
µ
1 1

A B=
.
Tác giả: Nguyễn Sỹ Hiệp – T.H.C.S Phù Ninh – Thuỷ Nguyên – Hải Phòng
16
n
m
b
A. m ⊥ b B. m // n
C. m // b D. n cắt b
45
°
30
°
b
a
O
A
B
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG - MÔN TOÁN 7 *** Năm học 2012 - 2013
II. Phần tự luận (8 điểm)
Bài 1: (2 điểm)
Vẽ hình minh họa
và viết giả thiết kết
luận bằng kí hiệu
cho định lí:

“Nếu hai đường
thẳng phân biệt
cùng vuông góc với
một đường thẳng

thứ ba thì chúng
song song với
nhau”
Bài 2: (3 điểm) Trong hình
bên, biết a // b, góc D
1
= 55
0

a) Chứng minh c ⊥ b
b) Tính số đo của góc C
2
.
Bài 3:(3 điểm) Cho hình vẽ
45
°
30
°
b
a
O
A
B
Biết a//b, góc A= 30
0
, góc B =
45
0
Tính số đo của góc AOB.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG

I.Trắc nghiệm
1 2 3 4 5 6 7 8
A B C D A D C C
Mỗi ý đúng 0,25 điểm
II.Tự luận
Bài Nội dung Điểm
Bài 1

-Học sinh vẽ hình đúng
GT
a ⊥ c, b ⊥ c
KL a // b
1
1
Bài 2

a) Ta có a // b, a ⊥ c => b ⊥
1
b)
·

0
1
55ADC D= =
(đ đ)

·

0
2

180ADC C+ =
(trong cùng phía của a//b)
Thay số
¶ ¶
0
0 0
2 2
55 180 125C C+ = => =
1
1
Bài 3

Vẽ tia Oc //a//b 1đ
Góc AOc = 30
0
(so le trong) 0,5đ
Tác giả: Nguyễn Sỹ Hiệp – T.H.C.S Phù Ninh – Thuỷ Nguyên – Hải Phòng
17
c
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG - MÔN TOÁN 7 *** Năm học 2012 - 2013
Góc BOc = 45
0
(so le trong) 0,5đ
Góc AOB = góc AOc + góc BOc = 30
0
+ 45
0
= 75
0


4. Các phiếu học tập dùng để kiểm tra sau mỗi tiết học
a. Phiếu bài tập bài - Hai góc đối đỉnh
Hãy điền vào chỗ trống ( ) trong các phát biểu sau:
1. Hai góc mà mỗi cạnh của góc này là tia đối của một cạnh của góc kia được
gọi là hai góc
2. Hai đường thẳng cắt nhau tạo thành cặp góc đối đỉnh.
3. Hai góc đối đỉnh thì
4.Vẽ hai đường thẳng xx’ và yy’ cắt nhau tại O như hình vẽ
a. Góc xOy và góc là hai góc đối đỉnh
vì cạnh Ox là tia đối của cạnh Ox’
và cạnh Oy là của cạnh Oy’
b. Góc x’Oy và góc xOy’ là
vì cạnh Ox là tia đối của cạnh và cạnh
c. Góc x’Oy = góc xOy’ vì
5. Vẽ góc xBy có số đo bằng 60
0
. Vẽ góc x’By’ đối đỉnh với góc xBy
Khi đó số đo góc x’By’ =
Hướng dẫn chấm điểm
Câu Nội dung Điểm
1 Đối đỉnh 1
2 hai 1
3 Bằng nhau 1
4
a. góc xOy;
tia đối
1
1
b.hai góc đối đỉnh
Ox’;

và cạnh Oy’ là tia đối của cạnh Oy
1
1
1
c. là hai góc đối đỉnh 1
5 60
0
1
b. Phiếu bài tập bài – Hai đường thẳng vuông góc
Tác giả: Nguyễn Sỹ Hiệp – T.H.C.S Phù Ninh – Thuỷ Nguyên – Hải Phòng
18
x’
xy’
y
O
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG - MÔN TOÁN 7 *** Năm học 2012 - 2013
Câu 1. Điền vào chỗ trống (…) trong các phát biểu sau :
a. Hai đường thẳng vuông góc với nhau là hai đường thẳng ………
b. Hai đường thẳng a và a’ vuông góc với nhau được kí hiệu là …….
c. Cho trước điểm A và một đường thẳng d. ………………. đường thẳng d’
đi qua A và vuông góc với d
d. Đường thẳng vuông góc với một đoạn thẳng tại trung điểm của nó được
gọi là …………….
Câu 2.Trong hai câu sau, câu nào đúng ? Câu nào sai ?
a) Hai đường thẳng vuông góc thì cắt nhau.
b) Hai đường thẳng cắt nhau thì vuông góc.
c) Hai đường thẳng vuông góc với nhau thì chúng tạo thành 4 góc vuông.
Câu 3. Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng
a. Đường thẳng xy là đường trung trực của đoạn thẳng CD nếu:
A. xy vuông góc với CD

B. xy vuông góc với CD tại C hoặc tại D
C. xy đi qua trung điểm của CD
D. xy vuông góc với CD và đi qua trung điểm của CD
b. Cho đường thẳng EF vuông góc với đoạn thẳng CD tại điểm I. Đường thẳng
EF là đường trung trực của đoạn thẳng CD nếu:
A. Đường thẳng EF và CD cắt nhau B. I là trung điểm của đoạn thẳng CD
C. I nằm trên đoạn CD D. I là trung điểm của đoạn EF
Câu 4. Cho đoạn thẳng d và điểm A như hình vẽ dưới đây. Hãy vẽ đường thẳng
d’ đi qua điểm A và vuông góc với đường thẳng d bằng êke.
Thuỷ Nguyên, ngày 3 tháng 02 năm 2013
Tác giả
Nguyễn Sỹ Hiệp
Tác giả: Nguyễn Sỹ Hiệp – T.H.C.S Phù Ninh – Thuỷ Nguyên – Hải Phòng
19
. A
d
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG - MÔN TOÁN 7 *** Năm học 2012 - 2013
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐÔNG KHOA HỌC
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Tác giả: Nguyễn Sỹ Hiệp – T.H.C.S Phù Ninh – Thuỷ Nguyên – Hải Phòng
20
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG - MÔN TOÁN 7 *** Năm học 2012 - 2013
Tác giả: Nguyễn Sỹ Hiệp – T.H.C.S Phù Ninh – Thuỷ Nguyên – Hải Phòng
21
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG - MÔN TOÁN 7 *** Năm học 2012 - 2013
Tác giả: Nguyễn Sỹ Hiệp – T.H.C.S Phù Ninh – Thuỷ Nguyên – Hải Phòng
22

×