ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
BÙI VĂN LỢI
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA
GIỐNG CỪU PHAN RANG NUÔI Ở
THỪA THIÊN HUẾ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
HUẾ - NĂM 2014
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
BÙI VĂN LỢI
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA
GIỐNG CỪU PHAN RANG NUÔI Ở
THỪA THIÊN HUẾ
Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 62.62.01.05
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. LÊ ĐỨC NGOAN
2. PGS.TS. NGUYỄN XUÂN BẢ
HUẾ - NĂM 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học
của chính bản thân tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là
trung thực, khách quan, chính xác và chưa được ai công bố trong
bất kỳ công trình nghiên cứu nào.
Các tài liệu tham khảo trong luận án đã được trích dẫn đầy
đủ, rõ ràng, đúng quy định.
Huế, ngày tháng năm 2014
Tác giả luận án
NCS. Bùi Văn Lợi
LỜI CÁM ƠN
Hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn tận tình và sự
quan tâm giúp đỡ quý báu của tập thể thầy giáo hướng dẫn: PGS.TS. Lê Đức
Ngoan, PGS.TS. Nguyễn Xuân Bả, Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học
Nông Lâm – Đại học Huế. Tôi cũng đã nhận được những ý kiến góp ý có giá
trị về khoa học của PGS.TS. Nguyễn Tiến Vởn, PGS.TS. Nguyễn Hữu Văn,
TS. Lê Văn Phước, PGS.TS. Đàm Văn Tiện, PGS.TS. Lê Đ
ình Phùng và quý
thầy cô giáo trong Hội đồng tư vấn nghiên cứu sinh Khoa Chăn nuôi Thú y,
Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế.
Trong quá trình nghiên cứu, tôi cũng đã nhận được sự giúp đỡ tận tình
và tạo điều kiện về mọi mặt của quý thầy giáo, cô giáo, các nhà khoa học, các
nhà quản lý, các cơ quan, đơn vị trong và ngoài Đại học Huế. Nhân dịp này,
tôi xin trân trọng cám ơn:
- Ban Giám đốc, Ban Đào tạo, Ban Công tác học sinh, sinh viên Đại
h
ọc Huế;
- Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học; Lãnh đạo khoa Chăn nuôi
Thú y, Bộ môn Chăn nuôi chuyên khoa, Bộ môn Sinh hóa - Dinh dưỡng động
vật, Trung tâm phân tích thuộc khoa Chăn nuôi Thú y; Ban quản lý và cán bộ
Trung tâm nghiên cứu vật nuôi Thủy An, Trường Đại học Nông Lâm - Đại
học Huế;
- Ban Giám hiệu, Lãnh đạo Khoa Sư phạm Kỹ thuật, Trường Đại học
Sư phạm - Đại học Huế;
- Khoa Huyết học truyền máu Bệnh việ
n trường Đại học Y Dược - Đại
học Huế;
- Phòng Phân tích thức ăn và các sản phẩm chăn nuôi thuộc Viện Chăn
nuôi Quốc gia Hà Nội; Ban Lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu dê, thỏ Sơn Tây,
Hà Nội; Ban lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm dê, cừu Ninh Thuận
thuộc Viện Chăn nuôi Quốc gia Hà Nội.
Tôi cũng đã nhận được sự hợp tác, giúp đỡ, động viên quý báu của các
anh chị em học viên cao học khóa 14 và các sinh viên khóa 39, 40, 41 khoa
Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông Lâm; sinh viên Khoa Sư phạm Kỹ
thuật, Tr
ường Đại học Sư phạm - Đại học Huế; đặc biệt là sự động viên, cỗ
vũ, giúp đỡ của gia đình, anh chị em, bạn bè và đồng nghiệp.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất của mình đối với
mọi sự quan quan tâm giúp đỡ quý báu đó.
Nghiên cứu sinh
Bùi Văn Lợi
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
Chữ viết tắt Dịch nghĩa
ADF Axit Detergent Fibre -
Xơ không tan trong môi trường a xit (xơ axit)
ADG Average Daily Gain - Tăng trọng trung bình ngày
ANOVA Analysis of Variance - Phân tích phương sai
Ash Khoáng
BV Biological Value - Giá trị sinh học
CF Crude Fibre - Xơ thô
CP Crude Protein - Protein thô
CS Cộng sự
CV Cao vây
DE Digestible Energy - Năng lượng tiêu hóa
DM Dry Matter - Vật chất khô
DMI Dry Matter Intake - Vật chất khô ăn vào
DTC Dài thân chéo
GE Gross Energy - Năng lượng thô
GLM General Linear Model
- Mô hình phân tích tuyến tính tổng quát
Hb Hemoglobin - Huyết sắc tố
Hem Hematocrit
LW Liveweight - Khối lượng cơ thể sống
M Mean - Giá trị trung bình
ME Metabolisable Energy - Năng lượng trao đổi
ML Mùa lạnh
MN Mùa nóng
N Nitrogen - Nitơ
NDF Neutral Detergent Fibre -
Xơ không tan trong môi trường trung tính (xơ trung tính)
NE Net Energy - Năng lượng thuần
NPN Non Protein Nitrogen - Nitơ phi protein
OM Organic matter - Chất hữu cơ
P Probability - Xác suất
R Regression coefficient - Hệ số hồi quy
RBC Red Blood Cell - Hồng cầu
RH Relative Humidity - Ẩm độ tương đối
SD Standard Deviation - Độ lệch chuẩn
SEM Standard Error of Mean - Sai số của giá trị trung bình
SL Số lượng
T Temperature - Nhiệt độ
TA Thức ăn
THI Temperature Humidity Index - Chỉ số nhiệt ẩm
TL Tỷ lệ
UBND Ủy ban nhân dân
VN Vòng ngực
WBC White Blood Cell - Bạch cầu
MỤC LỤC
NỘI DUNG TRANG
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CÁM ƠN
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
MỞ ĐẦU
1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 4
3. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
5
1.1. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI CỪU TRÊN
THẾ GI
ỚI VÀ TRONG NƯỚC
5
1.1.1. Vai trò của ngành chăn nuôi cừu 5
1.1.2. Tình hình phát triển chăn nuôi cừu trên thế giới 6
1.1.2.1. Số lượng và sự phân bố đàn cừu 6
1.1.2.2. Sản phẩm chăn nuôi cừu7
1.1.2.3. Giống và công tác giống cừu 7
1.1.2.4. Chăn nuôi cừu ở châu Á 9
1.1.3. Tình hình phát triển chăn nuôi cừu ở Việt Nam 10
1.1.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển chăn nuôi cừu 10
1.1.3.2. Số lượng và sự phân bố đàn cừu 11
1.1.3.3. Sản phẩm chăn nuôi cừu13
1.1.3.4. Giống và công tác giống cừu13
1.1.3.5. Đặc điểm chăn nuôi cừu ở Việt Nam 13
1.1.3.6. Nghiên cứu về sinh lý, sinh trưởng, sinh sản và dinh dưỡng của
cừu Phan Rang
15
1.2. QUAN HỆ GIỮA MÔI TRƯỜNG VỚI CÁC CHỈ TIÊU
SINH LÝ CỦA CỪU
17
1.2.1. Trao đổi nhiệt của cừu với môi trường 17
1.2.2. Nhiệt độ, ẩm độ và chỉ số nhiệt ẩm18
1.2.2.1. Nhiệt độ
không khí 18
1.2.2.2. Độ ẩm không khí 19
1.2.2.3. Chỉ số nhiệt ẩm 20
1.2.3. Quan hệ giữa nhiệt độ, ẩm độ và THI với các chỉ tiêu sinh lý
của cừu
26
1.2.3.1. Thân nhiệt 26
1.2.3.2. Tần số hô hấp 28
1.2.3.3. Nhịp tim 29
1.2.3.4. Nhiệt độ da 30
1.2.4. Quan hệ giữa nhiệt độ, ẩm độ và THI với các chỉ tiêu sinh lý
máu của cừu
31
1.2.4.1. Hồng cầu 31
1.2.4.2. Hemoglobin 31
1.2.4.3. Hematocrit 32
1.2.4.4. Bạch cầu 33
1.3. QUAN HỆ GIỮA MÔI TRƯỜNG VỚI KHẢ
NĂNG SINH
TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA CỪU
34
1.3.1. Quan hệ giữa môi trường với khả năng sinh trưởng của cừu 34
1.3.2. Quan hệ giữa môi trường với khả năng sinh sản của cừu 37
1.4. QUAN HỆ GIỮA MÔI TRƯỜNG VỚI LƯỢNG THỨC
ĂN THU NHẬN CỦA CỪU
39
1.4.1. Lượng thức ăn thu nhận của cừu 39
1.4.2. Quan hệ giữa nhiệt độ, ẩm độ và THI với lượng thức ăn thu
nhận của cừu
41
1.5. MỘT SỐ THỨC ĂN CHO CỪU
43
1.5.1. Cỏ tự nhiên 43
1.5.2. Cỏ voi 44
1.5.3. Cây mít 46
1.5.4. Cây duối 46
1.6. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CƠ B
ẢN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ
NHIÊN VÀ KHÍ HẬU THỜI TIẾT Ở CÁC ĐIỂM
NGHIÊN CỨU
48
1.6.1. Điều kiện tự nhiên và khí hậu thời tiết ở tỉnh Ninh Thuận 48
1.6.1.1. Điều kiện tự nhiên 48
1.6.1.2. Khí hậu, thời tiết48
1.6.2. Điều kiện tự nhiên và khí hậu thời tiết ở tỉnh Thừa Thiên Huế 49
1.6.2.1. Điều kiện tự nhiên 49
1.6.2.2. Khí hậu, th
ời tiết49
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
53
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
53
2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
54
2.3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
55
2.3.1. Nội dung 1. Xác định nhiệt độ, ẩm độ và chỉ số nhiệt ẩm ở
Thừa Thiên Huế và Ninh Thuận
55
2.3.1.1. Xác định nhiệt độ và ẩm độ 55
2.3.1.2. Xác định chỉ số nhiệt ẩm 56
2.3.1.3. Phương pháp xử lý số liệu 56
2.3.2. Nội dung 2. Xác định quan hệ giữa nhiệt độ, ẩm độ và chỉ
số nhiệt ẩm với các chỉ tiêu sinh lý
56
2.3.2.1. Nuôi dưỡng 56
2.3.2.2. Xác định các chỉ tiêu sinh lý 57
2.3.2.3. Xác định các chỉ tiêu sinh lý máu 58
2.3.2.4. Xác định nhiệt độ, ẩm độ và chỉ số nhiệt ẩm 58
2.3.2.5. Phương pháp xử lý số liệu 59
2.3.3. Nội dung 3. Xác định quan hệ giữa nhiệt độ và THI với
lượng thức
ăn thu nhận
59
2.3.3.1. Nuôi dưỡng 59
2.3.3.2. Xác định lượng thức ăn thu nhận của cừu 60
2.3.3.3. Xác định nhiệt độ, ẩm độ và chỉ số nhiệt ẩm 60
2.3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu 60
2.3.4. Nội dung 4. Đánh giá khả năng sinh trưởng và sinh sản
61
2.3.4.1. Nuôi dưỡng 61
2.3.4.2. Đánh giá khả năng sinh trưởng và sản xuất thịt 62
2.3.4.3. Đánh giá khả năng sinh sản 63
2.3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu 64
2.3.5. Nội dung 5. Đánh giá giá trị dinh dưỡng của một số loại
thức ăn thô xanh
65
2.3.5.1. Vật liệu thí nghiệm 65
2.3.5.2. Thiết kế thí nghiệm 65
2.3.5.3 Quản lý nuôi dưỡng 65
2.3.5.4 Quy trình xử lý và phân tích mẫu 66
2.3.5.5. Phân tích hoá học 67
2.3.5.6. Phương pháp xử lý số liệu 67
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
68
3.1. DIỄN BIẾN NHIỆT ĐỘ, ẨM ĐỘ VÀ THI Ở ĐIỂM
NGHIÊN CỨU
68
3.1.1. Diễn biến nhiệt độ, ẩm độ, THI hàng tháng ở Thừa Thiên Huế
và Ninh Thuận
68
3.1.2. Nhiệt độ, ẩm độ và THI chuồng nuôi theo giờ đo trong ngày
qua các mùa thí nghiệm
71
3.1.2.1. Nhiệt độ, ẩm độ và THI chuồng nuôi theo giờ đo trong ngày
qua các mùa thí nghiệm
71
3.1.2.2. Nhiệt
độ và ẩm độ chuồng nuôi trong mùa nóng 72
3.1.2.3. Nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi trong mùa lạnh 74
3.1.2.4. THI theo các giờ đo trong ngày 75
3.2. QUAN HỆ GIỮA NHIỆT ĐỘ, ẨM ĐỘ VÀ THI VỚI CÁC
CHỈ TIÊU SINH LÝ
78
3.2.1. Các chỉ tiêu sinh lý 78
3.2.2. Quan hệ giữa nhiệt độ, ẩm độ và THI với thân nhiệt 80
3.2.2.1. Quan hệ giữa nhiệt độ với thân nhiệt 80
3.2.2.2. Quan hệ giữa ẩm độ với thân nhiệt 82
3.2.2.3. Quan hệ giữa THI với thân nhiệt 84
3.2.3. Quan h
ệ giữa nhiệt độ, ẩm độ và THI với tần số hô hấp 86
3.2.3.1. Quan hệ giữa nhiệt độ với tần số hô hấp 86
3.2.3.2. Quan hệ giữa ẩm độ với tần số hô hấp 88
3.2.3.3. Quan hệ giữa THI với tần số hô hấp 89
3.2.4. Quan hệ giữa nhiệt độ, ẩm độ, THI với nhịp tim 91
3.2.4.1. Quan hệ giữa nhiệt độ với nhịp tim 91
3.2.4.2. Quan hệ giữ
a ẩm độ với nhịp tim 93
3.2.4.3. Quan hệ giữa THI với nhịp tim 94
3.2.5. Quan hệ giữa nhiệt độ, độ ẩm và THI với nhiệt độ da 96
3.2.5.1. Quan hệ giữa nhiệt độ với nhiệt độ da 96
3.2.5.2. Quan hệ giữa ẩm độ với nhiệt độ da 98
3.2.5.3. Quan hệ giữa THI với nhiệt độ da 99
3.2.6. Quan hệ giữa mùa với các chỉ tiêu sinh lý máu 101
3.2.6.1. Các chỉ tiêu sinh lý máu 101
3.2.6.2. Quan hệ của mùa với các chỉ tiêu sinh lý máu 103
3.3. QUAN HỆ GIỮA NHIỆT ĐỘ VÀ THI VỚI LƯỢNG
THỨC ĂN THU NHẬN
105
3.3.1. Quan hệ giữa nhiệt độ với lượng thức ăn thu nhận 105
3.3.2. Quan hệ giữa THI với lượng thức ăn thu nhận 108
3.4. KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA CỪU
PHAN RANG NUÔI Ở THỪA THIÊN HUẾ
110
3.4.1. Một số chỉ tiêu sinh trưởng và khả năng sản xuất thịt 110
3.4.1.1. Khả năng sinh trưởng 110
3.4.1.2. Kết quả mổ khảo sát một số chỉ tiêu sản xuất th
ịt của cừu 117
3.4.2. Khả năng sinh sản của cừu cái 119
3.5. ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA MỘT SỐ
LOẠI THỨC ĂN THÔ XANH
121
3.5.1. Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn 121
3.5.2. Lượng thức ăn và chất dinh dưỡng thu nhận của cừu đối với các
loại thức ăn
123
3.5.3. Tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng của cừu đối vớ
i các loại
thức ăn
125
3.5.4. Hàm lượng dinh dưỡng của các loại thức ăn tiêu hóa trên cừu 126
3.5.5. Tích lũy nitơ của cừu 127
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
129
1. KẾT LUẬN 129
2. ĐỀ NGHỊ 130
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
131
TÀI LIỆU THAM KHẢO
132
PHẦN PHỤ LỤC
153
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
BẢNG TÊN BẢNG TRANG
Bảng 1.1. Phân bố đàn cừu ở Ninh Thuận 12
Bảng 1.2. Bảng tính sẵn THI (dựa trên Thom, 1959) đánh giá bất lợi
thời tiết trong chăn nuôi (LWSI; LCI, 1970)
21
Bảng 1.3. Phương trình tính các loại chỉ số nhiệt và môi trường 23
Bảng 1.4. Phân tích phương sai ảnh hưởng của các chỉ số môi trường
đến nhiệt độ tại các vị trí trên cơ thể cừu
24
Bảng 1.5. Quan hệ giữa nhiệt
độ, ẩm độ và THI với thân nhiệt của cừu 27
Bảng 1.6.
Quan hệ giữa nhiệt độ, ẩm độ và THI với tần số hô hấp của cừu
28
Bảng 1.7. Quan hệ giữa nhiệt độ, ẩm độ và THI với các chỉ tiêu sinh lý
máu của cừu
33
Bảng 1.8. Đặc điểm thân thịt cừu nuôi ở Ninh Thuận và Ba Vì 36
Bảng 1.9. Các chỉ tiêu sinh sản của cừu cái nuôi ở các vùng khác nhau 37
Bảng 1.10. Lượng thức ăn thu nhận của cừu 40
Bảng 1.11. Tóm tắt đặc điểm khí hậu thời tiết một số vùng nghiên cứu 52
Bảng 2.1. Sơ đồ thi
ết kế thí nghiệm 65
Bảng 3.1. Tần suất nhiệt độ và ẩm độ không khí chuồng nuôi trong
mùa nóng
73
Bảng 3.2. Tần suất nhiệt độ và ẩm độ không khí chuồng nuôi trong
mùa lạnh
75
Bảng 3.3. Tần suất THI các giờ trong ngày theo thang đánh giá stress
nhiệt của Marai và CS. (2000)
76
Bảng 3.4. Tần suất xuất hiện THI theo các giờ trong ngày ở mùa nóng
và mùa lạnh
77
Bảng 3.5. Các chỉ tiêu sinh lý của cừu Phan Rang nuôi ở Thừa Thiên
Huế và Ninh Thuận
78
Bảng 3.6. Các mốc nhiệt độ ảnh hưởng đến thân nhiệt 81
Bảng 3.7. Các mốc ẩm độ ảnh hưởng đến thân nhiệt 83
Bảng 3.8. Các mốc THI ảnh hưởng đến thân nhiệt 85
Bảng 3.9. Các mốc nhiệt độ ảnh hưởng đến tần số hô hấp 87
Bảng 3.10. Các mốc ẩm độ ảnh hưởng đến tần số hô hấp 89
Bảng 3.11. Các mốc THI ảnh hưởng đến tần số hô hấp 90
Bảng 3.12. Các mốc nhiệt độ ảnh hưở
ng đến nhịp tim 93
Bảng 3.13. Các mốc ẩm độ ảnh hưởng đến nhịp tim 94
Bảng 3.14. Các mốc THI ảnh hưởng đến nhịp tim 95
Bảng 3.15. Các mốc nhiệt độ ảnh hưởng đến nhiệt độ da 97
Bảng 3.16. Các mốc ẩm độ ảnh hưởng đến nhiệt độ da 99
Bảng 3.17. Các mốc THI ảnh hưởng đến nhiệt độ da 100
Bảng 3.18. Các chỉ tiêu sinh lý máu của cừu Phan Rang 101
Bảng 3.19. Quan hệ
giữa mùa đến các chỉ tiêu sinh lý máu ở cừu 104
Bảng 3.20. Các mốc nhiệt độ ảnh hưởng đến lượng thức ăn thu nhận 106
Bảng 3.21. Các mốc THI ảnh hưởng đến lượng thức ăn thu nhận 109
Bảng 3.22. Khối lượng (kg) của cừu Phan Rang qua các tháng tuổi 110
Bảng 3.23. Tốc độ sinh trưởng của cừu qua các giai đoạn 113
Bảng 3.24. Cao vây (cm) của cừu qua các tháng tuổi 114
Bảng 3.25. Vòng ngực (cm) của cừu qua các tháng tu
ổi 115
Bảng 3.26. Dài thân chéo (cm) của cừu qua các tháng tuổi 116
Bảng 3.27. Thành phần thân thịt của cừu Phan Rang 118
Bảng 3.28. Các chỉ tiêu sinh sản của cừu cái nuôi ở Thừa Thiên Huế 119
Bảng 3.29.
Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn
122
Bảng 3.30. Lượng thức ăn và chất dinh dưỡng thu nhận của cừu 124
Bảng 3.31. Tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng ở cừu (%) 125
Bảng 3.32. Hàm lượng chất dinh dưỡng của các loại thức ăn tiêu hóa
trên cừu
127
Bảng 3.33. Tích lũy nitơ ở cừu 128
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
ĐỒ THỊ TÊN ĐỒ THỊ TRANG
Đồ thị 1.1. Phân bố đàn cừu trên thế giới năm 2011 6
Đồ thị 1.2. Diễn biến đàn cừu ở Ninh Thuận giai đoạn 1995 - 2011 12
Đồ thị 3.1. Biến thiên nhiệt độ, ẩm độ và THI bình quân tháng ở Thừa
Thiên Huế và Ninh Thuận (2007 - 2011)
68
Đồ thị 3.2. Biến thiên nhiệt độ, ẩm độ và THI chuồng nuôi theo giờ
trong mùa nóng và mùa lạnh ở Th
ừa Thiên Huế
71
Đồ thị 3.3. Quan hệ bậc hai giữa nhiệt độ với thân nhiệt của cừu 81
Đồ thị 3.4. Quan hệ bậc hai giữa ẩm độ với thân nhiệt của cừu 83
Đồ thị 3.5. Quan hệ bậc hai giữa THI với thân nhiệt của cừu 84
Đồ thị 3.6. Quan hệ bậc hai giữa nhiệt độ với tần số hô hấp của cừu 86
Đồ thị 3.7. Quan hệ bậc hai gi
ữa ẩm độ với tần số hô hấp của cừu 88
Đồ thị 3.8. Quan hệ bậc hai giữa THI với tần số hô hấp của cừu 90
Đồ thị 3.9. Quan hệ bậc hai giữa nhiệt độ với nhịp tim của cừu 92
Đồ thị 3.10. Quan hệ bậc hai giữa độ ẩm với nhịp tim của cừu 93
Đồ thị 3.11. Quan hệ bậc hai giữa THI với nhịp tim của cừ
u 95
Đồ thị 3.12. Quan hệ bậc hai giữa nhiệt độ với nhiệt độ da của cừu 96
Đồ thị 3.13. Quan hệ bậc hai giữa ẩm độ với nhiệt độ da của cừu 98
Đồ thị 3.14. Quan hệ bậc hai giữa THI với nhiệt độ da của cừu 99
Đồ thị 3.15. Quan hệ giữa nhiệt độ với lượng thức ăn thu nhận của cừu 105
Đồ thị 3.16. Quan hệ gi
ữa THI với lượng thức ăn thu nhận của cừu 108
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
HÌNH TÊN HÌNH TRANG
Hình 1. Xác định các chỉ tiêu sinh lý của cừu 154
Hình 2. Xác định các chỉ tiêu sinh trưởng và sinh sản 155
Hình 3. Thí nghiệm tiêu hóa thức ăn 156
1
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cừu (Ovis aries) là gia súc nhai lại nhỏ được nuôi ở nhiều nước trên thế
giới; cung cấp một lượng lớn thịt và sữa - là nguồn protein động vật có chất
lượng cao cho đời sống sinh hoạt hàng ngày của con người; da và lông là
nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp may mặc, sản xuất đồ da, góp
phần vào kim ngạch xuất khẩu (Acharya, 2009; Afzal và Naqvi, 2004
Devendra, 2001; Ngategize, 1989). Ngoài ra, cừu còn cung cấp một kh
ối
lượng lớn phân bón cho cây trồng, làm thức ăn cho cá, giun đất và góp phần
cải tạo đất (Devendra, 2005). Cừu cũng có nhiều đóng góp vào đời sống văn
hóa, xã hội của con người; là con vật hiến tế, được dùng cho các nghi lễ,
phong tục đời sống của những người theo đạo Hồi (Ozung và CS., 2011;
Acharya, 2009; Srikandakumar và CS., 2003).
Chăn nuôi cừu có nhiều ưu việt so với các ngành chăn nuôi khác là cần
ít vốn, quay vòng vốn nhanh, tận dụng được lao
động và điều kiện tự nhiên ở
mọi vùng sinh thái. Ngành chăn nuôi cừu phát triển góp phần đa dạng hóa sản
phẩm, tăng tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhập
cho người dân, giảm nghèo, ổn định kinh tế và xã hội (Otchere, 2009; Hassan
và CS., 2008). Phát triển chăn nuôi cừu là định hướng hợp lý, là cuộc cách
mạng thích hợp cho sự phát triển chăn nuôi của nông dân nghèo trên thế giới,
trong đó có Việt Nam (Binh và Lin, 2005; Devendra, 2005).
C
ừu được du nhập vào Việt Nam đầu thế kỷ 20, trải qua hàng trăm năm
đã thích nghi và phát triển rất tốt ở Ninh Thuận và Bình Thuận - vùng nam
Trung bộ, nắng nóng quanh năm, không có mùa lạnh. Mặc dù khối lượng của
cừu không lớn lắm, nhưng ít bệnh tật và sinh trưởng tốt (Đoàn Đức Vũ và
2
CS., 2006). Chăn nuôi cừu là sinh kế và mang lại nhiều lợi nhuận cho những
gia đình chăn nuôi cừu ở Ninh Thuận, chiếm khoảng 32% nguồn thu nhập
trong chăn nuôi nông hộ (Nguyễn Phú Son và CS., 2012). Tuy nhiên, cừu
không dễ dàng phát triển rộng rãi trên các vùng sinh thái trong cả nước như
các vật nuôi truyền thống vì sự nhạy cảm của chúng với môi trường sống.
Con cừu cũng như nhiều loại vật nuôi khác chịu tác động của nhiều yế
u
tố môi trường; trong đó, nhiệt độ và ẩm độ là hai yếu tố có tác động mạnh đến
trạng thái sinh lý, sinh trưởng và sinh sản (Bhatta và CS., 2005;
Srikandakumar và CS., 2003). Chỉ số nhiệt ẩm (THI - Temperature Humidity
Index) biểu thị sự tương tác giữa nhiệt độ và ẩm độ không khí, có thể sử dụng
để đánh giá stress nhiệt của cừu (Paim và CS., 2012; Marai và CS., 2009;
McManus và CS., 2008).
Gần đây, các nghiên cứu ảnh hưởng nhiệt độ, ẩm độ và chỉ số
nhiệt ẩm
trên cừu đã được nhiều tác giả trên thế giới quan tâm; trong đó, có ảnh hưởng
đến các chỉ tiêu sinh lý (Alhidary và CS., 2012; Marai và CS., 2009;
McManus và CS., 2008; Bhatta và CS., 2005); sinh trưởng (Baneh và
Hafezian, 2009; Lavvaf và CS., 2007; Behzadi và CS., 2007; Saghi và CS.,
2007; Singh và CS., 2006…); sinh sản (Gül, 2012; Saab và CS., 2011;
Finocchiaro và CS., 2005; Maurya và CS., 2005…) và thu nhận thức ăn
(Alhidary và CS., 2012; Savage và CS., 2008; Kamalzadeh, 2005; Goetsch và
Johnson, 1999 ). Ở Việt Nam, nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ, ẩm độ
và chỉ số nhiệt ẩm trên cừu chưa có công trình nào được công bố.
Ở nước ta, ngoài Ninh Thuận và một số tỉ
nh đã có chăn nuôi cừu là
Bình Thuận (3,3 ngàn con), Bến Tre (2,5 ngàn con), Khánh Hòa (2,1 ngàn
con) ; cừu được nuôi thử nghiệm ở một số địa phương khác, tuy số lượng còn
ít song bước đầu cho thấy khả năng thích ứng của chúng (Cục chăn nuôi,
2009). Ở Ba Vì, với nhiệt độ trung bình là 25
0
C, ẩm độ không khí là 84% và
3
lượng mưa 1.800 mm/năm; cừu sinh trưởng, sinh sản bình thường, lúc 12
tháng tuổi cừu đực đạt khối lượng 29,09 - 29,32kg, cừu cái 181 ngày tuổi đã
xuất hiện động dục; các chỉ tiêu sinh lý (thân nhiệt, hô hấp, nhịp tim, hồng
cầu, hemoglobin, bạch cầu) bình thường (Đinh Văn Bình và CS., 2007).
Trong khi ở Tây Nguyên, với nhiệt độ không khí trung bình là 24
0
C, ẩm độ
không khí là 81% và lượng mưa 2.000 - 2.500 mm/năm; cừu sinh trưởng, sinh
sản bình thường, lúc 12 tháng tuổi cừu đực đạt khối lượng 46,11kg, cừu cái
động dục ở 191,6 ngày tuổi; các chỉ tiêu sinh lý ổn định (Trần Quang Hân,
2007a,b).
Thừa Thiên Huế có điều kiện khí hậu, thời tiết khác biệt; lượng mưa
hàng năm lớn (trung bình 3.877 mm/năm), kéo dài và phân phối không đều,
tập trung vào tháng 9 - 12 (300 - 800 mm/tháng); nhiệt độ không khí trung
bình 24,7
0
C; đặc biệt, ẩm độ không khí luôn cao (trung bình 87,3%) (Cục
Thống kê Thừa Thiên Huế, 2012).
Thừa Thiên Huế có diện tích đất đồi núi chiếm hơn 75% diện tích đất tự
nhiên, trong đó có nhiều vùng đồi núi có thể phù hợp với đặc tính sinh thái và
điều kiện sống của cừu. Hệ thống sản xuất nông nghiệp phong phú với nhiều
loài cây bụi sẵn có, là nguồn thức ăn tiềm năng (Võ Thị Kim Thanh, 2008;
Nguyễn Xuân Bả
và CS., 2002) và nguồn phụ phẩm đa dạng (Nguyễn Hữu
Văn và CS., 2008) chưa được tận dụng triệt để. Tuy nhiên, chăn nuôi cừu ở
Thừa Thiên Huế hoàn toàn chưa có.
Vì vậy, để phát triển chăn nuôi cừu ở Thừa Thiên Huế, nghiên cứu đánh
giá thích ứng của cừu với điều kiện môi trường (nhiệt độ, ẩm độ) là bước đi
ban đầu rất cần thiế
t.
4
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Mục tiêu chung
Nhằm đánh giá khả năng thích ứng của cừu Phan Rang nuôi trong điều
kiện ở Thừa Thiên Huế thông qua các chỉ tiêu sinh lý, sinh trưởng, sinh sản và
thu nhận thức ăn của chúng.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Xác định quan hệ giữa nhiệt độ, ẩm độ và chỉ số nhiệt ẩm với các chỉ
tiêu sinh lý của cừu Phan Rang nuôi ở Thừa Thiên Huế.
Xác định quan hệ giữa nhiệt độ và chỉ số nhiệt ẩm với lượng thức ăn
thu nhận của cừu.
Xác định khả năng sinh trưởng và sinh sản của cừu Phan Rang nuôi
trong điều kiện ở Thừa Thiên Huế.
Đánh giá giá trị dinh dưỡng một số thức ăn thô xanh làm thức ăn cho
cừu ở Thừa Thiên Huế.
3. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI C
ỦA LUẬN ÁN
Kết quả nghiên cứu bước đầu xác định sự thích ứng của cừu Phan Rang
nuôi ở Thừa Thiên Huế thông qua các chỉ tiêu sinh lý, thu nhận thức ăn, sinh
trưởng và sinh sản.
Xác định được quan hệ giữa nhiệt độ, ẩm độ và chỉ số nhiệt ẩm với tần
số hô hấp, hàm lượng hemoglobin và lượng thức ăn thu nhận của cừu Phan
Rang nuôi ở Thừa Thiên Huế.
T
ừ đó, luận án đã đóng góp thêm tư liệu về các chỉ tiêu sinh lý, sinh
trưởng, sinh sản của cừu Phan Rang nuôi ở các vùng miền khác nhau trong cả
nước.
5
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI CỪU TRÊN THẾ GIỚI
VÀ TRONG NƯỚC
1.1.1. Vai trò của ngành chăn nuôi cừu
Ngành chăn nuôi cừu đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người
và sự phát triển xã hội. Thịt cừu là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, thành
phần protein và lipit lần lượt là 21,5 và 3,8% ở cừu Dorset (Pouliot và CS.,
2009); 20,99 và 1,43% ở cừu Phan Rang (Đinh Văn Bình và CS., 2007). Sữa
cừu đã thay thế một phần sữa bò, với năng suất trung bình 190 kg/con/năm
(dao động 95 - 255 kg/con/n
ăm) góp phần vào nguồn sữa cung cấp cho người
dân ở các nước trên thế giới (Ozung và CS., 2011; Hosri và Nehme, 2009).
Chăn nuôi cừu phát triển thúc đẩy các ngành sản xuất công nghiệp và
nông nghiệp phát triển, góp phần vào nguồn kim ngạch xuất khẩu (Devendra,
2005; Afzal và Naqvi, 2004). Cừu cung cấp nguyên liệu cho ngành sản xuất
công nghiệp (da, lông) và nông nghiệp (phân, nước tiểu) (Devendra, 2001).
Theo Savage và CS. (2008), lượng phân cừu thải ra là 447 - 608 g/con/ngày
và lượng nước tiểu là 2.298 - 4.606 ml/con/ngày.
Ngành chăn nuôi cừu góp phần ổn định kinh tế, xã hội cho đấ
t nước.
Theo Hassan và CS. (2008), ngành chăn nuôi cừu chiếm khoảng 1/4 tỷ trọng
chăn nuôi các nước vùng khô hạn và bán khô hạn ở Tây Á và Bắc Phi. Chăn
nuôi cừu tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, đặc biệt đối với người
dân nghèo, những người không có đất sản xuất hoặc sinh sống ở những vùng
đồi núi, đất xám bạc màu không có khả năng canh tác (Otchere, 2009;
Devendra, 2005; Rafiq, 1995; Ngategize, 1989).
6
Cừu dễ nuôi, dễ quản lý, ít tốn công chăm sóc, ít bệnh tật, không cạnh
tranh lương thực với con người, quay vòng vốn nhanh, dễ vận chuyển, chuồng
trại đơn giản và rẻ tiền, phù hợp với hệ thống trang trại nhỏ (Devendra, 2005;
Mai và CS., 2005; Ngategize, 1989). Cừu là gia súc thích hợp với mô hình
chăn nuôi kết hợp với trồng cây công nghiệp, cây lâu năm, cây ăn quả nhằm
tăng cường hiệu quả sử dụ
ng đất (Devendra, 2000).
Vì vậy, chăn nuôi cừu phát triển nhằm xóa đói, giảm nghèo, tăng thu
nhập cho người dân, góp phần tăng trưởng và phát triển kinh tế, xã hội của đất
nước (Acharya, 2009; Cục chăn nuôi, 2007; Devendra, 2005).
1.1.2. Tình hình phát triển chăn nuôi cừu trên thế giới
1.1.2.1. Số lượng và sự phân bố đàn cừu
Tốc độ tăng trưởng đàn cừu
trên thế giới trong thời gian qua khá
nhanh; theo số liệu của FAO (2012),
tổ
ng đàn cừu trên toàn thế giới năm
2011 là 1.043,7 triệu con, chiếm
26,3% số lượng đàn gia súc nhai lại;
tỷ lệ tăng đàn hàng năm giai đoạn
2001 - 2011 trung bình là 1,03%.
Châu Á là châu lục phát triển mạnh về chăn nuôi cừu, với 463,6 triệu
con, chiếm khoảng 45% số lượng cừu thế giới. Tiếp đến là châu Phi: 255,5
triệu con; châu Âu: 127,3 triệu con; châu Đại dương: 104,2 triệu con; số
lượng cừu ít nhất là châu Mỹ: 93,1 triệu con (FAO, 2012).
Các nước có số lượng cừu lớn là Trung Quốc 138,8 triệu con (chiếm
13,3% tổng số cừu thế giới và 30% tổng số cừu châu Á); tiếp đến là Ấn Độ
74,5 triệu con; Úc 73,1 triệu con; Iran 49 triệu con và Nigeria 38 triệu con.
Châu Á
45%
Châu Âu
12%
Châu Phi
24%
Châu Mỹ
9%
Châu Đại dương
10%
Đồ thị 1.1. Phân bố đàn cừu trên thế giới
năm 2011 (FAO, 2012)
7
Ngoài ra, một số nước ở châu Á cũng có số lượng cừu lớn là: Pakistan 28,1
triệu con, Thổ Nhĩ Kỳ 23 triệu con và Indonesia 11,4 triệu con. Các quốc gia
trên đang chiếm lĩnh thị trường thế giới về khả năng cung cấp thịt và len
(FAO, 2012).
1.1.2.2. Sản phẩm chăn nuôi cừu
Tổng sản lượng thịt của thế giới năm 2011 là 297,1 triệu tấn; trong đó,
sản lượng thịt cừu là 7,9 tri
ệu tấn. Trung Quốc là nước có số lượng thịt cừu
lớn nhất với 2,1 triệu tấn, tiếp đến là Úc: 0,5 triệu tấn, Ấn Độ: 0,3 triệu tấn,
còn lại là một số quốc gia khác. Châu Á, tổng sản lượng thịt năm 2011 là
124,4 triệu tấn, chiếm 41,9% sản lượng thịt thế giới; trong đó thịt cừu 4,1
triệu tấn, chiếm 51,7% tổng sản lượng thịt cừ
u thế giới (FAO, 2012).
Tổng sản lượng sữa của thế giới năm 2011 là 727,2 triệu tấn; trong đó
sữa cừu là 9,6 triệu tấn (FAO, 2012). Sữa cừu là nguồn sữa chủ yếu ở các
nước Afghanistan, Iran, Saudi Arabia, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ (Acharya, 2009).
Sản lượng da và lông cừu của toàn thế giới năm 2011 là 1,074 triệu tấn;
trong đó, các nước có sản lượng lớn là Úc là 89.607 tấn, Mông Cổ 20.136 tấn,
Pakistan 17.841 tấn, Ấ
n Độ 666 tấn (FAO, 2012). Lông cừu là nguồn nguyên
liệu sản xuất len quan trọng ở các nước khu vực Nam Mỹ như Argentina,
Chile, Uruguay, Brazil, Bolivia và Peru (Cardellino và Mueller, 2010).
1.1.2.3. Giống và công tác giống cừu
Cừu được thuần dưỡng từ cừu rừng cách đây khoảng 10.000 năm
(Adams và McKinley, 2009). Hiện nay, trên thế giới có khoảng 1.314 giống
cừu; trong đó, châu Á có 233 giống, chiếm trên 17,7% so với thế giới và tập
trung chủ yếu ở các nước Trung Quốc, Ấn Độ
và Pakistan (Devendra, 2005).
Trung Quốc có khoảng 50 giống cừu, trong đó 31 giống cừu bản địa,
chủ yếu là các giống cừu cho thịt và lông. Trung Quốc đã nhập một số giống