Tải bản đầy đủ (.pdf) (162 trang)

luận án tiến sĩ y tế công cộng thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến lây nhiễm hiv và một số nhiễm trùng lây qua đường tình dục ở nhóm nam bán dâm đồng giới tại hà nội, 2009 - 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (992.58 KB, 162 trang )






BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG
=======



NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HOA



THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN LÂY NHIỄM HIV VÀ MỘT SỐ NHIỄM TRÙNG
LÂY QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC Ở NHÓM NAM
BÁN DÂM ĐỒNG GIỚI TẠI HÀ NỘI, 2009-2010





LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG




HÀ NỘI – 2014
i




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG
=======



NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HOA



THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN LÂY NHIỄM HIV VÀ MỘT SỐ NHIỄM TRÙNG
LÂY QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC Ở NHÓM NAM
BÁN DÂM ĐỒNG GIỚI TẠI HÀ NỘI, 2009-2010



LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG

Chuyên ngành : Y tế công cộng
Mã số : 62 72 03 01

Người hướng dẫn khoa học:
1. GS. TS. Nguyễn Trần Hiển
2. PGS. TS. Đào Thị Minh An


HÀ NỘI – 2014

ii


LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong
bất kỳ công trình nào.

Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Tác giả luận án




Nguyễn Thị Phương Hoa


iii


LỜI CẢM ƠN

Hoàn thành luận án tiến sỹ này, trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc tới Giáo sư - Tiến sỹ Nguyễn Trần Hiển - Viện trưởng Viện Vệ sinh
Dịch tễ Trung ương, là người thầy trực tiếp hướng dẫn, truyền thụ kiến thức
cho tôi, dẫn dắt tôi trên con đường nghiên cứu khoa học.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Phó giáo sư - Tiến sỹ Đào Thị Minh An -

Giảng viên trường Đại học Y Hà Nội đã quan tâm giúp đỡ chỉ bảo tận tình
trong quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung Ương, Phòng
Đào tạo sau đại học của Viện đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho quá trình học
tập của tôi.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo
HIV/AIDS - trường Đại Học Y Hà Nội đã trực tiếp giúp đỡ tổ chức thực hiện
nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban Giám đốc Trung
tâm Phòng chống HIV/AIDS Hà Nội là cơ quan công tác và cũng là nơi đã hỗ
trợ nhiệt tình về vật chất cũng như tinh thần cho tôi.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của bạn bè, các anh chị
các bạn đồng nghiệp, những người luôn chia sẻ cùng tôi những khó khăn
trong quá trình học tập.
Đặc biệt tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn những người thân trong gia
đình, những người luôn chia sẻ tình cảm và hết lòng thương yêu động viên
giúp đỡ trong thời gian qua.
Một lần nữa cho phép tôi được ghi nhận tất cả những công ơn ấy.

Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Nguyễn Thị Phương Hoa
iv


MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa i
Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii

Mục lục iv
Danh mục các chữ viết tắt vii
Danh mục các bảng ix
Danh mục các biểu đồ x
Danh mục các hình, sơ đồ xi
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Tổng quan các khái niệm 3
1.1.1. Giới tính và Giới 3
1.1.2. Tình dục và các khái niệm liên quan 4
1.1.3. Các khái niệm về chuyển giới, chuyển giới tính, lưỡng giới tính, đồng
tính nam, nam quan hệ tình dục đồng giới, nam bán dâm đồng giới 7
1.1.4. Khái niệm về các nhiễm trùng lây qua đường tình dục 10
1.2. Một số đặc điểm của nhóm NTDĐG/NBDĐG trên thế giới và ở Việt Nam 10
1.2.1. Kích cỡ quần thể nhóm NTDĐG/NBDĐG 10
1.2.2. Đặc điểm nhân khẩu - xã hội, nhận dạng tình dục, nhận dạng giới 11
1.3. Tình hình nhiễm HIV và STIs ở nhóm NBDĐG 13
1.4. Các hành vi tình dục và sử dụng chất gây nghiện 15
1.4.1. Hành vi tình dục 15
1.4.2. Hành vi sử dụng chất gây nghiện 19
1.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tình dục nguy cơ 21
1.5.1. Yếu tố cá nhân 21
1.5.2. Yếu tố môi trường - xã hội 22
1.5.3. Hoàn cảnh bán dâm 23
v


1.6. Sử dụng dịch vụ y tế 25
1.7. Chiến lược can thiệp dự phòng HIV và STIs cho nhóm NTDĐG/NBDĐG 28
1.7.1. Trên Thế giới 28

1.7.2. Tại Việt Nam 31
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
2.1. Đối tượng nghiên cứu 33
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 33
2.2.1. Thời gian nghiên cứu 33
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu 33
2.3. Thiết kế nghiên cứu 34
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 34
2.4.1. Cỡ mẫu 34
2.4.2. Phương pháp chọn mẫu 34
2.5. Các biến số/chỉ số 36
2.6. Công cụ nghiên cứu 37
2.7. Phương pháp thu thập số liệu 37
2.7.1. Lựa chọn và tập huấn nhóm nghiên cứu 37
2.7.2. Điều tra xã hội học định tính 38
2.7.3. Điều tra cắt ngang định lượng 40
2.8. Kỹ thuật xét nghiệm 44
2.9. Xử lý và phân tích số liệu 45
2.9.1. Số liệu định tính 45
2.9.2. Số liệu định lượng 46
2.10. Đạo đức nghiên cứu 46
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 48
3.1. Các đặc trưng nhân khẩu cơ bản của nhóm đối tượng nghiên cứu 48
3.2. Nhận dạng tình dục, kiến thức về HIV/STIs, hành vi tình dục, sử dụng chất
gây nghiện và sử dụng dịch vụ y tế của nhóm đối tượng nghiên cứu 49
3.2.1. Nhận dạng tình dục 49
vi


3.2.2. Kiến thức về HIV/STIs 51

3.2.3. Hành vi tình dục và sử dụng chất gây nghiện 52
3.2.4. Sử dụng dịch vụ y tế 67
3.3. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV và một số STI ở nhóm NBDĐG tại Hà Nội. 68
3.4. Một số yếu nguy cơ nhiễm HIV và một số STI ở nhóm NBDĐG tại Hà Nội. . 73
3.4.1. Một số yếu tố liên quan đến QHTD qua đường hậu môn không sử
dụng BCS trong lần bán dâm gần đây nhất 73
3.4.2. Một số yếu tố liên quan đến nhiễm HIV và một số STI 74
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 80
4.1. Các đặc trưng nhân khẩu cơ bản của nhóm đối tượng nghiên cứu 80
4.2. Nhận dạng tình dục, kiến thức về HIV/STIs, hành vi tình dục, sử dụng chất
gây nghiện, sử dụng dịch vụ y tế của nhóm đối tượng nghiên cứu. 81
4.2.1. Nhận dạng tình dục 81
4.2.2. Kiến thức về HIV/STIs 83
4.2.3 Hành vi tình dục và sử dụng chất gây nghiện 84
4.2.4. Sử dụng dịch vụ y tế 90
4.3. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV và một số STI ở nhóm NBDĐG tại Hà Nội. 92
4.4. Một số yếu tố nguy cơ lây nhiễm HIV và một số nhiễm trùng lây qua
đường tình dục. 97
4.4.1. Một số yếu tố liên quan đến hành vi QHTD qua đường hậu môn lần
gần đây nhất không sử dụng BCS 97
4.4.2. Một số yếu tố nguy cơ lây nhiễm HIV và một số nhiễm trùng lây qua
đường tình dục. 97
4.5. Hạn chế nghiên cứu 98
KẾT LUẬN 100
KHUYẾN NGHỊ 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vii



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AIDS : Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải
(Acquired Immune Deficiency Syndrome)
ATS : Các chất kích thích dạng amphetamine
Amphetamine-type-stimulans)
BCS : Bao cao su
ELISA : Xét nghiệm hấp thụ kháng thể gắn men
(Enzyme-Linked Immunosorbent Assay)
HBV : VirusViêm gan B
(Hepatitis B Virus)
HCV : Virus Viêm gan C
(Hepatitis C Virus)
HIV : Virus gây tình trạng suy giảm miễn dịch mắc phải
(Human Immuno-deficiency Virus)
IBBS : Điều tra Giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học
HIV/STI.
(HIV/STI Integrated Biologic and Behavioral Surveillance)
NCMT : Nghiện chích ma túy
NBDĐG : Nam bán dâm đồng giới
NTDĐG : Nam quan hệ tình dục đồng giới
OR : Tỷ suất chênh
(Odds Ratio)
PCR : Phản ứng chuỗi polymerase (p/ứng khuếch đại chuỗi polyme)
(Polymerase Chain Reaction)
PNBD : Phụ nữ bán dâm
QHTD : Quan hệ tình dục
RPR : Reagin huyết thanh nhanh
(Rapid Plasma Reagin)

STI : Nhiễm trùng lây qua đường tình dục
(Sexually transmitted infection)
TCMT : Tiêm chích ma túy
viii


TPHA : Phản ứng ngưng kết hồng cầu chẩn đoán giang mai
(Treponema pallidum Hemagglutination)
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
TP HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
UNAIDS : Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về AIDS
(United Nations programma on AIDS)















ix



DANH MỤC CÁC BẢNG

B
ảng

N
ội dung

Trang


1.1 So sánh hành vi tình dục giữa nhóm NBDĐG và nhóm NTDĐG không
bán dâm tại Thẩm Quyến, Trung Quốc [38] 16
2.1 Khung chọn mẫu nhóm NBDĐG trong nghiên cứu 35
3.1 Các đặc trưng nhân khẩu cơ bản của nhóm NBDĐG (n=250) 48
3.2 Nhận dạng giới và nhận dạng tình dục (n=250) 49
3.3 Giới tính thích QHTD theo tự nhận về giới 50
3.4 Kiến thức về HIV/STIs (n=250) 51
3.5 Các hình thức QHTD và sử dụng BCS với các loại bạn tình trong lần
đầu tiên 53
3.6 Số lượng khách hàng nam và số lần QHTD trung bình trong 30 ngày qua 55
3.7 Số lượng khách hàng nam qua các hình thức QHTD trong 30 ngày qua 56
3.8 Đặc điểm hoạt động bán dâm 57
3.9 Đặc điểm của khách hàng nam trong lần bán dâm đầu tiên và gần đây nhất 63
3.10 Đã từng sử dụng các loại chất ma túy của đối tượng nghiên cứu 65
3.11 Kết quả xét nghiệm HIV và một số STI (n=250) 68
3.12 Một số yếu tố liên quan đến QHTD qua đường hậu môn không sử dụng
BCS trong lần bán dâm gần đây nhất 73
3.13 Mối liên quan giữa một số đặc điểm cá nhân và nhiễm ít nhất 1 STI 75

3.14 Mối liên quan giữa hành vi tình dục không sử dụng BCS và nhiễm ít
nhất 1 STI 76
3.15 Mối liên quan giữa hành vi sử dụng chất gây nghiện và nhiễm ít nhất 1 STI 78
3.16 Mối liên quan giữa số khách hàng nam trung bình và số lần bán dâm
trung bình trong 30 ngày qua và nhiễm ít nhất 1 STI 79
3.17 Mô hình hồi quy logistic 79
x


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ Nội dung Trang

3.1 Quan hệ tình dục với các loại bạn tình (n=250) 52
3.2 Sử dụng BCS trong lần QHTD gần đây nhất với Khách hàng người
Việt Nam và nước ngoài. 54
3.3 Tỷ lệ đã từng sử dụng chất gây nghiện 65
3.4 Các vấn đề do sử dụng rượu bia trong 30 ngày qua 66
3.5 Sử dụng dịch vụ y tế 67
3.6 Tiếp cận các chương trình can thiệp phòng chống HIV 68
3.7 Tỷ lệ hiện nhiễm HIV và một số STI qua kết quả xét nghiệm và qua
đối tượng tự khai báo 69
3.8 Tỷ lệ nhiễm một số STI theo các bộ phận được xét nghiệm 70
3.9 Tỷ lệ nhiễm ít nhất 1 STI phân theo nhóm tuổi 70
3.10 Tỷ lệ nhiễm ít nhất 1 STI phân theo trình độ học vấn 71
3.11 Tỷ lệ nhiễm ít nhất 1 STI phân theo tình trạng hôn nhân 71
3.12 Tỷ lệ nhiễm ít nhất 1 STI phân theo quê quán 72
3.13 Tỷ lệ nhiễm ít nhất 1 STI phân theo đã từng sử dụng ít nhất 1 loại ma túy 72













xi


DANH MỤC CÁC HÌNH/SƠ ĐỒ


Hình/Sơ đồ Nội dung Trang

Hình 1.1. Khung can thiệp dự phòng HIV và STIs cho nhóm NTDĐG/NBDĐG 29

Sơ đồ 1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhiễm HIV và STIs 32
















1


ĐẶT VẤN ĐỀ

Dịch HIV/AIDS là một đại dịch nguy hiểm, là mối hiểm họa đối với tính
mạng, sức khỏe con người và tương lai nòi giống của các quốc gia, các dân
tộc trên toàn cầu, tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, trật tự
và an toàn xã hội, đe dọa sự phát triển bền vững của đất nước [16].
Ở Việt Nam, kể từ trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện vào
tháng 12 năm 1990 tại thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM), cho đến nay 100%
số tỉnh, thành phố báo cáo có người nhiễm HIV/AIDS. Tính đến ngày
30/11/2013, cả nước đã có 216.254 người nhiễm HIV hiện đang còn sống, số
bệnh nhân AIDS hiện còn sống là 66.533 người, 68.977 trường hợp tử vong
do AIDS [6]. Riêng tại thành phố Hà Nội, có 20.972 người nhiễm HIV hiện
đang còn sống, số bệnh nhân AIDS hiện còn sống là 5.271 và 3.808 trường
hợp tử vong do AIDS [13].
Các báo cáo về mô hình dịch HIV/AIDS ở khu vực châu Á đều đề cập
đến nhóm nam có quan hệ tình dục đồng giới (NTDĐG) là một trong ba nhóm
có nguy cơ cao, bên cạnh nhóm tiêm chích ma tuý (TCMT) và phụ nữ bán
dâm (PNBD). Theo UNAIDS, nhóm NTDĐG đã trở thành một hợp phần
quan trọng và ngày càng gia tăng của đại dịch AIDS trong khu vực châu Á -
Thái Bình Dương [66].
Nhóm nam bán dâm đồng giới (NBDĐG) là một thành phần của nhóm
NTDĐG. Những nghiên cứu Dịch tễ học và xã hội học về lây nhiễm HIV và

các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs) trên nhóm
NTDĐG/NBDĐG đã chỉ ra rằng, trong nhóm NTDĐG thì NBDĐG là nhóm
có tỷ lệ nhiễm HIV và STIs cao. Các nghiên cứu cũng chỉ ra nguy cơ lây
nhiễm HIV và STIs của nhóm NBDĐG là do có quan hệ tình dục không an
2


toàn với nhiều loại bạn tình, số lượng bạn tình nhiều và sử dụng chất gây
nghiện [9], [14], [19], [22], [30], [38], [55], [57], [62], [71].
Các kết quả nghiên nghiên cứu trên cho thấy tầm quan trọng của nhóm
NBDĐG trong việc lây truyền HIV và STIs. Tuy nhiên tại Việt Nam nói
chung và Thành phố Hà Nội nói riêng chưa có nhiều nghiên cứu chuyên biệt
về nhóm NBDĐG, đặc biệt là các nghiên cứu mô tả các đặc điểm nhân khẩu
học và xã hội, các yếu tố ảnh hưởng đến lây nhiễm HIV và STIs. Xuất phát từ
tồn tại đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu Thực trạng và một số yếu tố ảnh
hưởng đến lây nhiễm HIV và một số nhiễm trùng lây qua đường tình dục ở
nhóm nam bán dâm đồng giới tại Hà Nội năm 2009 - 2010 với mục tiêu:
1. Mô tả nhận dạng tình dục, kiến thức về HIV/STIs, hành vi tình dục,
sử dụng chất gây nghiện và sử dụng dịch vụ y tế của nhóm nam bán
dâm đồng giới tại Hà Nội năm 2009 - 2010.
2. Xác định tỷ lệ hiện nhiễm HIV và một số nhiễm trùng lây qua đường
tình dục ở nhóm nam bán dâm đồng giới tại Hà Nội năm 2009 - 2010.
3. Phân tích một số yếu tố nguy cơ lây nhiễm HIV và một số nhiễm trùng
lây qua đường tình dục ở nhóm nam bán dâm đồng giới tại Hà Nội
năm 2009 - 2010.
Từ đó đề xuất các biện pháp can thiệp phù hợp phòng nhiễm HIV và
một số nhiễm trùng lây qua đường tình dục ở nhóm NBDĐG tại Hà Nội.








3


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN

1.1. Tổng quan các khái niệm
1.1.1. Giới tính và Giới
1.1.1.1. Giới tính (sex): Chỉ các đặc điểm sinh học của cơ thể nam và nữ
Ví dụ: Phụ nữ có âm hộ, âm đạo, buồng trứng; nam giới có dương
vật, tinh hoàn, tinh trùng hay phụ nữ có thể mang thai, nam giới không thể
mang thai…
Các đặc điểm này là bẩm sinh, nếu không vì một hoàn cảnh đặc biệt
nào đó như bệnh tật hay đột biến gen thì mọi phụ nữ hay nam giới trên khắp
thế giới đều có các đặc điểm này. Khi một người nam giới được phẫu thuật
chuyển thành phụ nữ thì người đó có thể có hình thể của phụ nữ nhưng không
có buồng trứng, không thể mang thai và tiết sữa…
1.1.1.2. Giới (gender): Là quan niệm xã hội về vai trò, hành vi, hoạt động,
đặc điểm được coi là phù hợp với nam và nữ;
Ví dụ: Nam giới thì phải mạnh mẽ, giữ vai trò trụ cột kinh tế, kết
hôn/quan hệ tình dục với phụ nữ. Ngược lại, phụ nữ thì phải dịu dàng, chăm
chỉ, kết hôn/quan hệ tình dục với nam giới, v.v.
Xã hội phân loại con người thành hai giới: Nam và nữ dựa vào các đặc
điểm giới tính của họ (mà chủ yếu là bộ phận sinh dục ngoài), từ đó gán cho
họ những đặc điểm và vai trò giới nhất định, trông đợi tất cả mọi người phải
thể hiện các đặc điểm đó và thực hiện đúng các vai trò mà họ được gán cho.

Tuy nhiên, vai trò giới không phải là bất biến mà có thể thay đổi theo thời
gian và có sự khác biệt lớn trong và giữa các nền văn hóa. Nhiều phụ nữ và
nam giới ngày nay đã không thực hiện một số vai trò giới truyền thống và sự
thay đổi đó dần dần đã được xã hội chấp nhận.
4


Trong một số nền văn hóa những người không thể hiện các đặc điểm
giới và không thực hiện các vai trò giới mà họ được gán cho trên cơ sở các
đặc điểm giới tính của mình thường không được xã hội chấp thuận. Ví dụ: ở
một số nước, quan hệ tình dục giữa nam giới với nam giới bị coi là bất hợp
pháp và những người NTDĐG có thể bị trừng phạt nặng nề.
Một số khái niệm giới cơ bản
• Khuôn mẫu giới: Một số đặc điểm mà xã hội gán cho người nam
hoặc nữ. Ví dụ nam cương nghị, cứng rắn, nữ thùy mị, dịu dàng…
• Giá trị giới: Một cá nhân hoặc một nhóm người đưa ra chuẩn mực
thế nào là một người phụ nữ/nam giới thực sự. Nam bị hấp dẫn bởi nữ và
ngược lại
- Vai trò giới (gender roles): Các chức năng của nam và nữ theo quan
niệm xã hội.
Ví dụ: Phụ nữ phải nội trợ; chăm sóc con cái; nam giới được coi là
người có trách nhiệm phát triển kinh tế gia đình.
Vai trò giới có thể thay đổi tùy thuộc vào từng điều kiện và hệ thống xã
hội cụ thể và việc thực hiện các vai trò này cũng thay đổi tùy điều kiện của
từng cá nhân…
- Nhận dạng giới (gender identity): Là cảm nhận của mỗi cá nhân tự coi
mình là nam hay nữ.
Nhận dạng giới của đa số mọi người trùng với giới tính sinh học. Một
số ít người có cơ thể nam nhưng lại cảm nhận mình là nữ và ngược lại [64].
1.1.2. Tình dục và các khái niệm liên quan

1.1.2.1. Khuynh hướng tình dục (Sexual orientation): Là chỉ sự bị hấp dẫn
một cách lâu dài về tình cảm và/hoặc tình dục bởi người khác giới tính hoặc
người cùng giới tính với mình hoặc cả hai.
5


Từ đó, phân ra 3 loại khuynh hướng tình dục thường gặp là:
- Khuynh hướng tình dục khác giới (Heterosexual/Straight) hay còn gọi
là dị tính luyến ái: Bị hấp dẫn bởi người khác giới tính với mình, chiếm đa số
trong xã hội hiện nay, bắt nguồn từ tiếng Hi lạp heteros có nghĩa là “khác”.
- Khuynh hướng tình dục đồng giới (Homosexual) hay còn gọi là đồng
tính luyến ái: Bị hấp dẫn bởi người cùng giới tính với mình, bắt nguồn từ
tiếng Hi lạp homos có nghĩa là “cùng”.
- Khuynh hướng tình dục lưỡng giới (Bisexual) hay còn gọi là lưỡng
tính luyến ái: Bị hấp dẫn bởi cả người khác giới và người cùng giới.
- Cũng có thể có một xu hướng nữa tuy hiếm gặp là vô dục (asexual)
hay còn gọi là vô tính: Không bị hấp dẫn tình dục bởi bất kỳ người nào khác.
Theo khoa học, không thể chọn lựa khuynh hướng tình dục mà nó chịu
tác động phức tạp bởi các yếu tố bẩm sinh và môi trường. Rất khó để có thể
thay đổi được khuynh hướng tình dục, kể cả khi người đó muốn dùng ý chí,
chưa có bằng chứng khoa học nào khẳng định được điều này. Một số người
do những áp lực xã hội cố tỏ ra là đã thay đổi khuynh hướng tình dục của
mình nhưng trong thực tế thì họ không thể làm được điều đó [64].
1.1.2.2. Nhận dạng tình dục (Sexual identity): Là ý thức của mỗi người tự
nhìn nhận về khuynh hướng tình dục của mình bị hấp dẫn bởi người cùng
giới, người khác giới hay cả hai giới trên cơ sở trải nghiệm, cảm giác, suy
nghĩ của chính họ chứ không dựa trên cơ sở giới hay giới tính của bạn tình.
Một người có thể tự coi mình là dị tính, hoặc đồng tính, hoặc lưỡng tính [64].
1.1.2.3. Quan hệ tình dục (sexual/intercouse): Còn gọi là giao hợp hay giao cấu,
thường chỉ hành vi đưa bộ phận sinh dục nam vào trong bộ phận sinh dục nữ.

Quan hệ tình dục (QHTD) cũng có thể là giữa những người khác hoặc cùng giới
tính hoặc lưỡng tính. Những năm gần đây, việc thực hiện QHTD với những bộ
phận không phải là bộ phận sinh dục (quan hệ đường miệng, đường hậu môn,
hoặc dùng ngón tay) cũng được bao gồm trong định nghĩa này.
6


Có hành vi tình dục thâm nhập và hành vi tình dục không thâm nhập.
Tình dục đường âm đạo, đường miệng, đường hậu môn được coi là tình dục
thâm nhập. Những hành vì tình dục khác và thủ dâm lẫn nhau được coi là tình
dục không thâm nhập.
QHTD an toàn: Là QHTD không dẫn đến mang thai ngoài ý muốn
và/hoặc lây nhiễm các NTLQĐTD như: HIV, lậu, giang mai… Các biện pháp
đảm bảo QHTD an toàn như sử dụng bao cao su (BCS) bất kỳ khi nào có
QHTD, sống chung thủy và kiểm tra sức khỏe định kỳ
QHTD không bảo vệ: Là không dùng hoặc dùng không thường xuyên
BCS khi QHTD [64].
1.1.2.4. Các hình thức QHTD
- QHTD đường âm đạo: Là người nam dùng dương vật đưa vào âm đạo
của người nữ để QHTD.
- QHTD đường hậu môn: Là người nam dùng dương vật đưa vào hậu
môn của bạn tình (bao gồm cả bạn tình nam và bạn tình nữ) để QHTD.
- QHTD đường miệng: Là người nam dùng dương vật đưa vào miệng
bạn tình (bao gồm cả bạn tình nam và bạn tình nữ) để QHTD.
- Người cho: Là người đưa dương vật của họ vào miệng hoặc âm đạo
hoặc hậu môn của bạn tình trong QHTD qua đường miệng, âm đạo và hậu môn.
- Người nhận: Là người bị bạn tình đưa dương vật của họ vào miệng
hoặc âm đạo hoặc hậu môn của mình trong QHTD qua đường miệng, âm đạo
và hậu môn [64].
1.1.2.5. Hành vi tình dục (sexual behavior): Là những hành động như âu yếm,

vuốt ve, hôn, giao hợp nhằm thể hiện và thỏa mãn tình dục.
Khuynh hướng tình dục của một người không phải lúc nào cũng được
thể hiện qua hành vi tình dục của người đó. Ví dụ: Một người có khuynh
hướng tình dục đồng giới (người đồng tính) nhưng do áp lực của gia đình, anh
7


phải lấy vợ và sinh con. Tương tự, hành vi tình dục của một người không nhất
thiết phản ánh khuynh hướng tình dục hoặc nhận dạng tình dục của người đó.
Ví dụ: những người đàn ông có khuynh hướng tình dục khác giới (dị tính)
sống trong một môi trường biệt lập, thiếu vắng phụ nữ trong một thời gian
dài, có thể có quan hệ tình dục với nhau. Tuy nhiên, khi ra khỏi môi trường đó
họ lại tìm đến phụ nữ [64].
1.1.2.6. Tình dục (sexuality): Tình dục là một hoạt động trọng tâm của toàn bộ
cuộc sống con người và bao gồm: sự giao hợp, nhân dạng giới, vai trò giới,
khuynh hướng tình dục, ái tình, sự thỏa mãn, sự riêng tư và sinh sản. Tình dục
là sự trải nghiệm và sự thể hiện trong suy nghĩ, tưởng tượng, ham muốn, niềm
tin, thái độ, giá trị, hành vi, hoạt động, vai trò và các mối quan hệ. Trong khi
tình dục có thể bao gồm tất cả các yếu tố nhưng không phải tất cả luôn luôn
có kinh nghiệm hoặc sự thể hiện. Tình dục chịu ảnh hưởng bởi sự tương tác
giữa các yếu tố sinh học, tâm lý, xã hội, kinh tế, chính trị, văn hóa, đạo đức,
pháp luật, lịch sử, tín ngưỡng và tinh thần [64].
1.1.3. Các khái niệm về chuyển giới, chuyển giới tính, lưỡng giới tính, đồng
tính nam, nam quan hệ tình dục đồng giới, nam bán dâm đồng giới
1.1.3.1. Chuyển giới (Transgender): Là một thuật ngữ được sử dụng trong
những năm gần đây để chỉ "giới tính thứ ba" loại được tìm thấy trong nhiều xã
hội, như các kathoey ở Thái Lan, bakla ở Philippines, và waria ở Indonesia.
Là tình trạng mà một người có các đặc điểm cơ thể hoàn toàn bình thường về
mặt giới tính (nam hoàn toàn hay nữ hoàn toàn) nhưng lại tin rằng họ thuộc về
giới tính khác (nam nhưng nghĩ mình là nữ, hay nữ nghĩ mình là nam) và

sống như giới tính mà họ tin [64].
1.1.3.2. Chuyển giới tính (transsexual): Là thực hiện phẫu thuật, điều trị hóc
môn để đổi giới tính sinh học từ nam sang nữ hoặc từ nữ sang nam [64].
8


1.1.3.3. Lưỡng giới tính (intersex): Còn gọi là mơ hồ giới tính (ambiguous
genitalia, intersex, hermaphroditism) là những người có bất thường thật sự về
biệt hóa giới tính, bất thường về hình thể và cơ quan sinh dục. Nguyên nhân
có thể do bất thường về gen, nội tiết… có thể có những đặc điểm sinh học của
cả nam và nữ hoặc không rõ nam hay nữ [64].
1.1.3.4. Đồng tính nam (gay): Một người nam giới bị hấp dẫn, hoặc có ham
muốn tình dục với người nam giới khác. Đồng tính nam chỉ khuynh hướng
tình dục đồng giới của một người nam giới [64].
1.1.3.5. Nam quan hệ tình dục đồng giới - MSM (Men who have sex with men)
Nam quan hệ tình dục đồng giới là một thuật ngữ chỉ hành vi quan hệ
tình dục của những người nam giới với những người nam giới khác với bất kì
hoàn cảnh nào, không phụ thuộc vào khuynh hướng tình dục, nhân dạng tình
dục và nhân dạng giới [34]. Thuật ngữ này du nhập vào Việt Nam năm 1990
cùng với việc xuất hiện dịch HIV. Thuật ngữ này không được biết đến rộng
rãi như thuật ngữ “đồng cô” ở miền Bắc và “bóng” (cách gọi ngắn gọn của
bóng cái) ở miền Nam, thuật ngữ “gay” cũng được dùng tương đối phổ biến.
NTDĐG bao gồm những người nam có khuynh hướng tình dục đồng
giới, lưỡng giới hoặc khác giới và có rất nhiều nguyên nhân mà nam giới
QHTD với một nam giới khác như do sự ham muốn của bản thân, một số
khác làm vì tiền, vì những lợi ích khác hoặc là do sống trong môi trường thiếu
phụ nữ (nhà tù/trại giam, doanh trại quân đội, lao động di cư, các cơ sở giáo
dục đào tạo dành cho nam giới ), một số người bị ép buộc (trẻ em đường phố,
thanh thiếu niên hoặc nam giới trong các cơ sở tập trung…).
1.1.3.6. Nam bán dâm đồng giới

Bán dâm là hành vi QHTD của một người với người khác để được trả
tiền hoặc lợi ích vật chất khác [12].
9


Nam bán dâm đồng giới được định nghĩa là nam giới (về mặt giới tính)
có QHTD với một người nam giới khác để nhận tiền hoặc vật chất (chỗ ở,
thức ăn, ma túy…).
Nhận dạng giới và nhận dạng tình dục trong nhóm NBDĐG khá đa
dạng dựa trên khuynh hướng tình dục của bản thân. Họ có thể tự nhận mình là
đàn ông (trai thẳng) vì chỉ thích QHTD với phụ nữ. Họ có thể nhận mình là
bóng lộ hay bóng kín do có khuynh hướng tình dục đồng giới, hoặc họ có thể
nhận mình là haifai vì có khuynh hướng tình dục lưỡng giới [10].
1.1.3.7. Một số từ ngữ/khái niệm được sử dụng trong nhóm NTDĐG/NBDĐG [2], [70]
- Gay: Nam có khuynh hướng tình dục đồng giới.
- Đồng cô: Người chuyển giới.
- Bóng kín: Để chỉ những người nam QHTD đồng giới có vẻ ngoài nam
tính, mặc quần áo của nam và không bao giờ bộc lộ khuynh hướng tình dục
cũng như các hành vi của mình.
- Bóng lộ: Để chỉ những người nam QHTD đồng giới có cử chỉ nữ tính,
cởi mở bộc lộ cách sống của người chuyển giới.
- Trai thẳng/đàn ông/cọng (straight men): Để chỉ người nam có khuynh
hướng tình dục khác giới
Có một số từ ngữ mang tính xúc phạm ít hoặc nhiều như:
- Pê - đê, xăng pha nhớt, hai thì: Để chỉ những người đàn ông trông
giống như phụ nữ;
- Hai phai, đa hệ: Để chỉ những người đàn ông có QHTD với cả nam và nữ.
- Nam bán dâm đồng giới có thể hoặc là bóng kín, hoặc là bóng lộ hoặc
là nam giới có khuynh hướng tình dục khác giới thường được gọi bằng thuật
ngữ phân biệt đối xử: đĩ đực.

10


1.1.4. Khái niệm về các nhiễm trùng lây qua đường tình dục
Là các nhiễm trùng do các tác nhân là vi khuẩn, virút, đơn bào, nấm, kí
sinh gây nên và lây truyền từ người này sang người khác qua QHTD.
Hầu hết các vi khuẩn, đơn bào, nấm và kí sinh vật có thể bị diệt bởi các
thuốc điều trị đặc biệt. Trái lại, các vi rút hiện nay chưa có thuốc nào diệt được,
do vậy chúng tồn tại trong cơ thể trong một thời gian dài hoặc suốt cuộc đời.
Một số tác nhân gây STIs:
- Vi khuẩn: xoắn khuẩn giang mai, lậu cầu, chlamydia trachomatis, trực
khuẩn hạ cam, ureaplasma urealyticum, calymmatobacterium granulomatis,
gardnerella vaginalis, liên cầu nhóm B, vi khuẩn kỵ khí âm đạo.
- Vi rút: herpes simplex, u mềm lây, HIV, vi rút viêm gan B (HBV), vi
rút viêm gan C (HCV).
- Nấm và các tác nhân khác: nấm men Candida, trùng roi âm đạo, cái
ghẻ, rận mu [8].
1.2. Một số đặc điểm của nhóm NTDĐG/NBDĐG trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Kích cỡ quần thể nhóm NTDĐG/NBDĐG
Tình dục đồng giới tồn tại trong mọi quốc gia và mọi nền văn hóa [66].
Tuy nhiên do bị kỳ thị và phân biệt đối xử, thậm chí bị cấm và xử phạt nên rất
nhiều người nam không bộc lộ thông tin về hành vi QHTD đồng giới của
mình. Điều này khiến cho việc xác định số lượng những người nam giới đã
từng có quan hệ tình dục với một người nam giới khác là khó khăn trên toàn
thế giới.
Tổ chức Y tế Thế giới ước tính rằng ít nhất là 3,0% và cao nhất là
16,0% nam giới đã có QHTD ít nhất một lần với một người nam giới khác.
Ước tính bao gồm những người nam giới thường xuyên hoặc tự nguyện có
QHTD với nam giới, các nạn nhân của lạm dụng tình dục [39]. Liên Hiệp
Quốc ước tính 6,0 - 20,0% nam giới trên toàn thế giới có QHTD với những

11


người nam giới khác tại một số điểm trong suốt cuộc đời của họ [67]. Ở Đông
Á, các nghiên cứu đã ước lượng khoảng 3,0% - 5,0% nam giới đã từng có
QHTD đồng giới trong cuộc đời và tỷ lệ này ở vùng Nam và Đông Nam Châu
Á là 6,0% - 18,0% [66].
Cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu về kích cỡ quần thể nhóm
NTDĐG tại Việt Nam, thông tin về kích cỡ quần thể NTDĐG được sử dụng
rộng rãi nhất là những số liệu được đưa ra trong báo cáo Ước tính và Dự báo
HIV/AIDS của Việt Nam 2007 - 2012 với ước tính thấp có khoảng 160.544
NTDĐG, ước tính cao có khoảng 481.631 NTDĐG và ước tính trung bình có
khoảng 321.088 NTDĐG [7].
Trên thế giới tỷ lệ NBDĐG trong nhóm NTDĐG dao động từ 20,0% -
74,0%, tùy theo từng quốc gia [22]. Tại Việt Nam, tỷ lệ này dao động từ
22,0% - 52,4% tùy theo tỉnh/thành phố [3], [9], [14], [31], [32].
1.2.2. Đặc điểm nhân khẩu - xã hội, nhận dạng tình dục, nhận dạng giới
Các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam đã chỉ ra rằng nhóm
NTDĐG trên thế giới không thuần nhất và đa dạng về độ tuổi, trình độ văn
hóa, chủng tộc/dân tộc, nơi cư trú, nghề nghiệp [27], [42], [47], [54].
Nhóm NBDĐG cũng có các đặc điểm tương tự. Các nghiên cứu trên
thế giới về nhóm NBDĐG tiến hành ở những độ tuổi khác nhau, nhưng phổ
biến ở nam giới trẻ. Họ có trình độ học vấn từ tiểu học đến trung học và đại
học nhưng tập trung chủ yếu ở nhóm trung học (55,0% - 67,4%), đặc biệt tại
Ấn Độ và Pakistan, nhóm NBDĐG có trình độ văn hóa thấp, có tới 37,0%
những người mù chữ tại Ấn Độ và 52,0% không được học chính thức tại
Pakistan. Phần lớn nhóm NTDĐG độc thân (75,0% - 85,0%), một tỷ lệ đã kết
hôn hoặc sống với một bạn tình lâu dài. Thời gian bán dâm chủ yếu dưới 2
năm, một tỷ lệ thấp hơn từ 3 năm trở lên. Nhóm NBDĐG làm việc trong các
ngành nghề khác nhau và có một tỷ lệ tương đối cao thất nghiệp, tôn giáo đa

12


dạng như thiên chúa giáo, đạo hồi, công giáo, vô thần… [17], [19], [20], [38],
[41], [43], [45], [48], [57], [61], [62].
Phần lớn NBDĐG đến từ các quốc gia khác [19], [21]. Tại Tây Ban
Nha, chỉ có 5,0% là người Tây Ban Nha, 12,0% đến từ các nước Châu Âu
khác, đa số đến từ Mỹ La Tinh (83,0%), tại Moscow - Nga, 86,0% NBDĐG
đến từ các nơi khác. Nhóm NBDĐG bao gồm những người đồng tính nam
(gay), lưỡng tính và dị tính. Điều này có nghĩa là một quần thể đa dạng nam
giới đang tham gia vào hành vi tình dục bán dâm đồng giới chứ không chỉ riêng
có một quần thể nam giới đồng nhất (nhóm đồng tính nam). Các nghiên cứu
cũng phát hiện ra rằng trong quần thể NBDĐG có một số người không tự coi
mình là đồng tính, một số người tự nhận mình là đàn ông, một số khác tự nhận
là phụ nữ [19], [20], [43], [48]. Nghiên cứu tại Mumbai, Ấn Độ năm 2003,
trong số 75 NBDĐG, 24 người là đàn ông và 51 là người chuyển giới [62]. Tại
Mexico (2006 - 2007), NBDĐG là nhóm có điều kiện kinh tế thấp, gồm nhóm
nam giới trẻ, nhóm chuyển giới, lưỡng tính và gay, được phân loại theo các
hình thức khác nhau như: thỉnh thoảng bán dâm và thường xuyên bán dâm
hay bán dâm thường xuyên trên đường phố và bán dâm qua quảng cáo, dịch
vụ (internet, tạp chí, …) [26].
Tại Việt Nam, nhóm NBDĐG cũng có các đặc điểm tương tự,
nghiên cứu năm 2009 tại TP HCM, Hà Nội, Cần Thơ và Hải Phòng cho
thấy nhóm NBDĐG gồm một số lượng đáng kể đến từ tỉnh khác (40,0% -
87,0%) với nghề nghiệp tương đối đa dạng và mức thu nhập dao động tùy
theo tỉnh/thành phố [9].
Tỷ lệ nhóm NBDĐG tự nhận là người đồng tính nam/gay, lưỡng tính,
dị tính, là đàn ông, là phụ nữ khác nhau giữa các thành phố. Tại Hà Nội, tỷ lệ
tự nhận mình là dị tính cao hơn so với các nhóm còn lại, tương ứng với nhận
dạng tình dục dị tính, đa số nhóm NBDĐG tự nhận mình là đàn ông (76,4%)

13


và bị hấp dẫn bởi nữ giới (73,6%), một tỷ lệ rất thấp tự nhận mình là phụ nữ
(1,8%) [10]. Tại TP HCM, 1/2 nhóm NBDĐG tự nhận là đồng tính, tiếp đến
là lưỡng tính (32,0%) và dị tính là 16,0% [30]. Theo đánh giá khác tại TP
HCM năm 2011, nhóm tự nhận mình là lưỡng tính chiếm tỷ lệ cao nhất
(42,9%), tiếp đến là đồng tính (37,9%) và dị tính là 19,2% [29].
Nghiên cứu trên 300 NBDĐG tại TP HCM năm 2010 của trường đại học
Harvard (HAIVN) cho thấy những người tham gia nghiên cứu hiện đang bán
dâm theo các loại hình hoạt động khác nhau bao gồm đấm bóp dạo (9,0%), nhà
thổ (động) (15,3%), masage/sauna (16,7%), công viên/đường phố (24,3%) và
trai gọi (34,7%). Thời gian bán dâm trung bình là 2 năm (1 - 4 năm), số tiền
nhận được cho một lần QHTD là 300.000đ (50.000đ - 1.000.000đ), thu nhập
hàng tháng từ nghề bán dâm là 4.000.000đ (100.000đ - 20.000.000đ) [30].
Ở Việt Nam, NBDĐG chịu sự kỳ thị của gia đình và xã hội, nên nhóm
NBDĐG công khai tình trạng của mình theo các mức độ khác nhau, từ dễ
dàng nhận biết đến không thể nhận biết được. Nghiên cứu tại TP HCM (2010)
cho thấy, đa số NBDĐG tự nhận mình là bóng kín, 1/3 tự nhận mình là trai
thẳng (đàn ông), tỷ lệ thấp tự nhận mình là bóng lộ [30].
1.3. Tình hình nhiễm HIV và STIs ở nhóm NBDĐG
Cho đến nay, vẫn chưa có một tổ chức quốc tế nào đưa ra những số liệu
thống kê về mức độ nhiễm HIV trong nhóm NBDĐG trên toàn thế giới. Tuy
nhiên, tại nhiều quốc gia đã có những nghiên cứu chuyên sâu về nhóm này.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong nhóm NTDĐG thì NBDĐG là nhóm
có tỷ lệ nhiễm HIV và STIs cao [22]. Ở Braxin, một nghiên cứu năm 2008 đã
so sánh tỷ lệ nhiễm HIV giữa hai nhóm NTDĐG bán dâm và không bán dâm
cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm bán dâm là 13,5%, cao hơn nhiều so với
nhóm không bán dâm (5,8%) [71]. Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm NBDĐG tại
một số quốc gia trên thế giới dao động từ 3,6% - 33,0% [21], [36], [57], [71].

×