Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

tiểu luận hiệu quả và công bằng của bảo hiểm thất nghiệp ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (427.32 KB, 19 trang )

GVHD:TSKH.Phạm Đức Chính

SVTH : Hoàng Thị DungPage1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM
ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT



Tiểu Luận Môn: Kinh Tế Công Cộng



Đề tài:
HIỆU QUẢ VÀ CÔNG BẰNG CỦA BẢO
HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM



GVHD : TSKH. Phạm Đức Chính
SVTH : Hoàng Thị Dung
MSSV : K084010019












TP. HCM tháng 5-2011

GVHD:TSKH.Phạm Đức Chính

SVTH : Hoàng Thị DungPage2


PHẦN MỞ ĐẦU
1, Lý do chọn đề tài
Thất nghiệp là một hiện tượng kinh tế - xã hội mà hầu hết các nước trên thế giới
phải đương đầu. Tác động của thất nghiệp đến sự phát triển, ổn định kinh tế, chính trị và
xã hội của mỗi quốc gia là rất lớn, nó đẩy người lao động bị thất nghiệp vào tình cảnh
túng quẫn, dẫn đến các t
ệ nạn xã hội gia tăng, chính trị bất ổn, lãng phí nguồn lực xã hội
đi liền với sự giảm sút về sản lượng, là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho nền
kinh tế bị trì trệ. Vì vậy, hạn chế thất nghiệp và đảm bảo ổn định đời sống người lao động
trong trường hợp bị thất nghiệp là mục tiêu chung của các quốc gia và các tổ chức quố
c tế
và khu vực.
Ngày 1.1.2009, tại Việt Nam một loại hình bảo hiểm mới đã bắt đầu có hiệu lực
nhằm bảo vệ, hỗ trợ những đối tượng lao động thất nghiệp. Đó là bảo hiểm thất nghiệp
(BHTN). Sự ra đời của loại hình bảo hiểm này thực sự là một bước tiến lớn trong con
đường phát triển của ngành bảo hiểm Việt nam nói riêng và n
ỗ lực đảm bảo an sinh xã
hội của Đảng và Nhà nước ta nói chung.
BHTN ở Việt Nam ra đời gắn với giai đoạn đầy khó khăn, tồi tệ của nền kinh tế
Việt nam cũng như kinh tế thế giới; giai đoạn mà chúng ta phải chứng kiến nhiều doanh

nghiệp phá sản, hàng nghìn lao động rơi vào cảnh thất nghiệp.Sau 2 năm thực hiện, Bảo
hiểm thất nghiệp
đã mang lại những thành công nhất định, cũng như tác dụng tích cực về
mặt kinh tế xã hội. Tuy nhiên, chính sách đó đang còn những bất cập và gặp khó khăn
trong quá trình thực hiện. điều đó cho thấy việc nghiên cứu, hoàn thiện chính sách BHTN
ở Việt Nam là một yêu cầu cấp thiết hiện nay. Với mong muốn tìm hiểu rõ hơn về chính
sách cũng như kết quả đạt được của BHTN, tôi đã quy
ết định thực hiện đề tài “ Hiệu quả
và công bằng của bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam ”. Hy vọng đề tài có thể mang đến
một cái nhìn toàn diện nôi dung về chính sách BHTN cũng như hiệu quả và công bằng
mà chính sách mang lại, từ đó đưa ra các giải pháp để hoàn thiện chính sách BHTN ở
Việt Nam hiện nay.


2, Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là tìm ra những giải pháp để tháo gỡ nh
ững vấn đề còn vướng
mắc nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả mang lại, góp phần đạt được mục tiêu của chính
sách BHTN là công bằng và an sinh xã hội.
3, Đối tượng nghiên cứu
BHTN và các vấn đề liên quan như tình hình thực hiện, hiệu quả, công bằng mà
chính sách mang lại trong việc thực thi BHTN.
4, Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu hiệu quả và công bằng của chính sách BHTN sau 2 năm thực hiện ( từ
tháng 1/1/2009 đến nay)
5, Phương pháp nghiên cứu
• Nghiên cứu dựa trên phân tích thực chứng
GVHD:TSKH.Phạm Đức Chính

SVTH : Hoàng Thị DungPage3


• Phân tích thống kê từ các số liệu thực tế của Bộ Lao Động Thương Binh & Xã
Hội
• Phương pháp mô hình hoá
6, Kết cấu đề tài
• Phần mở đầu : Giới thiệu chung về đề tài
• Chương I : Cơ sở lý luận
• Chương II : Những quy định chung về chế độ BHTN ở Việt Nam
• Chương III : Đánh giá hiệu quả và công bằ
ng của chế độ BHTN ở Việt Nam
• Chương IV : Giải pháp nâng cao hiệu quả của BHTN
• Phần kết luận




















GVHD:TSKH.Phạm Đức Chính

SVTH : Hoàng Thị DungPage4

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Một số vấn đề về thất nghiệp
1.1. Khái niệm
Theo tổ chức Lao động quốc tế (ILO): “ Thất nghiệp là tình trạng tồn tại một số người
trong lực lượng lao động muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc làm ở mức tiền
lương thịnh hành”.
1.2. Phân loại
Phân loại theo lý do thất nghiệ
p :
• Thất nghiệp tự nguyện : Là loại thất nghiệp mà ở một mức tiền công nào đó người
lao động không muốn làm việc hoặc vì lý do cá nhân nào đó (di chuyển, sinh
con…).Thất nghiệp loại này thường tạm thời.
• Thất nghiệp không tự nguyện : Thất nghiệp mà ở mức tiền công nào đó người lao
động chấp nhận nhưng vẫn không được làm việc do kinh tế suy thoái , cung lớn
hơn cầu về lao động…
• Thất nghiệp trá hình (còn gọi là hiện tượng khiếm dụng lao động) là hiện tượng
xuất hiện khi người lao động được sử dụng dưới mức khả năng mà bình thường
gắn với việc sử dụng không hết thời gian lao động.
1.3. Tác động của thất nghiệp đến sự phát triển kinh tế - xã hội
• Thất nghi
ệp tác động đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát.
• Thất nghiệp ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của người lao động.
• Thất nghiệp ảnh hưởng đến trật tự xã hội, an toàn xã hội.
2. Bảo hiểm thất nghiệp
2.1. Khái niệm

BHTN là quá trình tổ chức và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung – quỹ bảo hiể
m thất
nghiệp - được hình thành do sự đóng góp của các bên tham gia ( người lao động, người
sử dụng lao động và sự hỗ trợ của Nhà nước ) nhằm hỗ trợ về mặt thu nhập cho người lao
động trong thời gian bị mất việc làm, tạo điều kiện cho họ tìm kiếm việc làm mới trong
thị trường lao động.
GVHD:TSKH.Phạm Đức Chính

SVTH : Hoàng Thị DungPage5

BHTN cũng là một loại thuế nhãn hiệu. Thuế nhãn hiệu là thuế có mục đích, mà được
xác định và thời điểm vận dụng loại thuế đó. Sử dụng các khoản thu từ thuế đó dù vào
mục đích khác đi nữa cũng không được phép. Người tham gia BHTN thực hiện trách
nhiệm nộp thuế và hiểu rất rõ phần thuế mình nộp vào sẽ được tiêu dung vào mục đích gì.
BHTN cũng tuân thủ theo nguyên tắc lấy số đông bù số ít giống BHXH vì mục tiêu
chung là bảo vệ người lao động, ổn định xã hội.
Mặc dù vậy, nhưng BHTN có những đặc điểm khác với BHXH, vì BHTN gắn liền
với vấn đề việc làm và tạo việc làm cho đối tượng, mục đích, công tác quản lý…Nên:
• Đối tượng của bảo hiểm thất nghiệp không thể tính toán được, cũng không thể
dự
toán chính xác được như các loại bảo hiểm xã hội khác
• Lao động làm việc trong các thành phần kinh tế khác nhau, việc quản lý quyền
lợi của người tham gia bảo hiểm thất nghiệp rất khó khăn, vì thực tế ở các
nước đã có nhiều người lao động tìm được việc làm, có thu nhập, nhưng vẫn
nhận được trợ cấp thất nghiệp.
• Bảo hiểm thất nghiệp có liên quan chặ
t chẽ với cơ quan xúc tiến việc làm
trong lúc cơ quan này lại hoạt động chưa thực sự hiệu quả.
2.2. Mục tiêu của chương trình BHTN
• Cung cấp nguồn hỗ trợ về thu nhập cho người lao động bị thất nghiệp, đảm bảo

chi tiêu cần thiêt trong thời gian tìm việc mới mà không gây ra tình trạng nợ
nần.
• Ổn định nền kinh tế, góp phần duy trì sức tiêu dùng ở c
ả góc độ cá thể và kinh
tế vĩ mô, thúc đẩy tìm việc làm hiệu quả - tạo điều kiện kết nối tốt hơn giữa
cung và cầu trong thị trường lao động.
• Khuyến khích người lao động nâng cao tay nghề.
• Tăng cường các kỹ năng tìm kiếm việc làm, Giúp những người thất nghiệp
sớm có cơ hội tìm được việc làm, những người có kĩ năng s
ẽ tìm đựơc công
việc phù hợp thay vì phải làm những công việc khác với mức lương không
tương xứng
GVHD:TSKH.Phạm Đức Chính

SVTH : Hoàng Thị DungPage6

• Giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước và doanh nghiệp.
2.3. Đối tượng và phạm vi bảo hiểm
Đối tượng được nhận bảo hiểm thất nghiệp là những người bị mất việc không do
lỗi của cá nhân họ. Họ vẫn đang cố gắng tìm kiếm việc làm, sẵn sàng nhận công việc mới
và luôn nỗ lực nhằm chấm dứt tình trạng thất nghiệp. Bảo hiểm thất nghiệp không áp
dụng cho những người thất nghiệp vì tự ý bỏ việc hay những ngưòi vừa mới ra trường và
chưa tìm được công ăn vịêc làm,những người thuộc vào diện thất nghiệp tự nhiên
3. Hiệu quả và công bằng của BHTN
3.1. Hiệu quả Pareto
Theo Vilfredo Pareto, nhà kinh tế học người Ý, một sự phân bổ nguồn lực được gọi là
đạt hiệu quả Pareto nếu nh
ư không có cách nào phân bổ lại các nguồn lực để làm ít nhất
một người được lợi mà không phải làm thiệt hại đến bất kì ai. Nghĩa là, ngoài những
người nhận được trợ cấp từ BHTN sẽ được lợi, mà những người tham gia BHTN mà

không được nhận hoặc chưa được nhận những khoản trợ cấp này cũng không bị thiệt hại.
3.2. Tính công bằng
3.2.1. Tính công bằng ngang và công bằ
ng dọc
Khái niệm công bằng xã hội không hoàn toàn không đồng nhất, nó được hiểu ở
nhiều khía cạnh khác nhau, tuy nhiên có thể hiểu ở hai cách sau:
Thứ nhất, khái niệm công bằng ngang là sự đối xử như nhau đối với những người
có tình trạng kinh tế như nhau (được xét theo một số tiêu chí nào đó như: thu nhập, hoàn
cảnh gia đình, tôn giáo, dân tộc…)
Thứ hai, khái niệm công bằng dọc là đối xử khác nhau với những người có khác
biệt bẩm sinh hoặc có tình trạng kinh tế ban đầu khác nhau nhằm khắc phục những khác
biệt sẵn có.
3.2.2. Phân phối lại thu nhập
Phân phối lại thu nhập là hình thức điều tiết thu nhập tài sản trong xã hội nhằm tạo
công bằng cho xã hội như lấy của người giàu chia cho người nghèo, trợ cấp…và bảo
hiểm thất nghiệp chính là một chính sách phân phối lại thu nhập của chính phủ.

GVHD:TSKH.Phạm Đức Chính

SVTH : Hoàng Thị DungPage7

3.3. Mối quan hệ giữa hiệu quả và công bằng xã hội
Có hai trường phái khác nhau về mối quan hệ giữa hiệu quả và công bằng xã hội:
• Trường phái thứ nhất cho rằng hiệu quả và công bằng có mâu thuẫn, có
nghĩa là nếu ưu tiên hiệu quả thì phải chấp nhận bất công và ngược lại.
• Trường phái thứ hai cho rằng hiệu quả và công bằng không nhất thiết phải có
mâu thuẫn, có nghĩa là không nhất thiết phải có sự đánh đổi giữa hiệu quả và
công bằng.
CHƯƠNG II : NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ CHẾ ĐỘ BHTN Ở VIỆT NAM
1. Những quy định chung về việc thực hiện BHTN ở Việt Nam

Vấn đề bảo hiểm thất nghiệp hiện đang được điều chỉnh cơ bản bởi Nghị định số
127/2008 NĐ
– CP được Chính phủ ban hành ngày 12/12/2008 quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp với
một số các nội dung cơ bản sau đây :
1.1. Quy định về người lao động tham gia BHTN
Người lao động tham gia BHTN là công dân Việt Nam giao kết các loại hợp đồng lao
động với người sử dụng lao động gồm : hợp đồ
ng lao động xác định thời hạn từ đủ mười
hai tháng đến ba mươi sáu tháng; Hợp đồng lao động không xác định thời hạn; Hợp đồng
làm việc xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng; Hợp đồng làm
việc không xác định thời hạn.
Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng có giao kết hợp
đồng lao động, hợp
đồng làm việc với người sử dụng lao động theo các loại hợp đồng
trên không thuộc đối tượng tham gia BHTN
1.2. Quy định về người sử dụng lao động tham gia BHTN
Là người sử dụng lao động có sử dụng từ mười 10 người lao động trở lên tại các
cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp : đơn vị Nhà nước; tổ chức chính trị xã hội; doanh
nghiệp thành lập theo lu
ật Doanh nghiệp, luật Đầu tư; các hợp tác xã thành lập theo luật
Hợp tác xã; các hộ kinh doanh cá thể; các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trển lãnh
thổ Việt nam có sử dụng lao động là người Việt Nam.
1.3. Điều kiện hưởng BHTN
GVHD:TSKH.Phạm Đức Chính

SVTH : Hoàng Thị DungPage8

Được quy định tại điều 15 chương III, căn cứ theo Điều 81 Luật Bảo hiểm xã hội,
điều kiện được hưởng BHTN: Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ mười hai tháng trở lên

trong vòng hai mươi bốn tháng trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao
động; Đã đăng ký với cơ quan lao động khi bị mất việc làm, chấm dứt h
ợp đồng lao động
hoặc hợp đồng làm việc; Chưa tìm được việc làm sau mười lăm ngày kể từ ngày đăng ký
với cơ quan lao động
1.4. Mức trợ cấp và thời gian hưởng trợ cấp
Mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền
công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của sáu tháng liền kề trước khi bị mất vi
ệc làm
hoặc chấm dứt hợp đồng lao động
Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng phụ thuộc vào thời gian làm việc
có đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động :
- Đã đóng BHTN từ 12 tháng đến dưới 36 tháng hưởng 03 tháng
- Đã đóng BHTN từ 36 tháng đến dưới 72 tháng hưởng 06 tháng
- Đã đóng BHTN từ 72 tháng đến dưới 144 tháng hưởng 09 tháng
- Đ
ã đóng BHTN từ 144 tháng trở lên hưởng 12 tháng
1.5. Tạm dừng hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Theo điều 22, chương III, người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng sẽ
bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp khi không thông báo hằng tháng với cơ quan lao
động về việc tìm kiếm việc làm hoặc đang bị tạm giam.
1.6. Chấm dứ
t hưởng trợ cấp thất nghiệp
Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp
trong các trường hợp sau: hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp; có việc làm; thực hiện
nghĩa vụ quân sự; hưởng lương hưu; sau hai lần từ chối nhận việc làm do tổ chức bảo
hiểm xã h
ội giới thiệu mà không có lý do chính đáng; không thông báo về tình hình việc
làm với tổ chức BHXH trong ba tháng liên tục; ra nước ngoài để định cư; chấp hành
quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ

sở chữa bệnh hoặc chấp hành hình phạt tù nhưng không được hưởng án treo; bị chết.
1.7. Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp
GVHD:TSKH.Phạm Đức Chính

SVTH : Hoàng Thị DungPage9

Nguồn hình thành Quỹ bảo hiểm thất nghiệp do: Người lao động đóng bằng
1% tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN, người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ
tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN của những người lao động tham gia BHTN, Nhà
nước hỗ trợ từ ngân sách bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN của
những người lao động tham gia BHTN và mỗi năm chuyển một lần.
1.8. Hỗ trợ học nghề và hỗ trợ tìm việc làm
Mức hỗ trợ học nghề bằng mức chi phí học nghề ngắn hạn theo quy định của pháp
luật về dạy nghề. Thời gian được hỗ trợ học nghề không quá 6 tháng tính từ ngày người
lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng. Thời gian được hỗ trợ tư vấn, gi
ới
thiệu việc làm tính từ ngày người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng và
không quá tổng thời gian mà người lao động đó được hưởng trợ cấp theo quy định.
2. Quy trình đăng ký thất nghiệp và nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Bước 1 :
Trong vòng 07 ngày kể từ ngày mất việc, người lao động phải trực tiếp đến
Trung tâm Giới thiệu Việc làm tỉnh, thành phố nơi làm việc để đăng ký thất nghiệp.
Bước 2 :
Trung tâm Giới thiệu Việc làm có trách nhiệm cung cấp mẫu đơn, hướng dẫn
người lao động làm đơn đăng ký thất nghiệp và làm hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Bước 3 :
Người lao động phải hoàn thành hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp và nộp cho
Phòng Bảo hiểm Thất nghiệp-Trung tâm Giới thiệu việc làm trong vòng 15 ngày kể từ
ngày đăng ký thất nghiệp.
Bước 4 :

Phòng Bảo hiểm Thất nghiệp-Trung tâm Giới thiệu việc làm kiểm tra, xử lý hồ
sơ, và hoàn chỉnh hồ sơ trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của người lao
động, sau đó chuyển cho Phòng Lao động Việc làm thuộc Sở Lao động TB-XH. Nếu
người lao động chưa đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, Trung tâm Giới thiệu Việc
thông báo trả lời gửi cho người lao động.
Bước 5 :
Phòng Lao động Việc làm thuộc Sở Lao động TB-XH có trách nhiệm thẩm định
hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp do Trung tâm Giới thiệu Việc làm chuyển đến, trình
Giám đốc Sở ký trong vòng 03 ngày.
Bước 6 :
Giám đốc Sở Lao động TB-XH xem xét và ký quyết định hưởng trợ cấp thất
nghiệp trong vòng 02 ngày. Sau đó chuyển quyết định cho Phòng Lao động Việc làm.
GVHD:TSKH.Phạm Đức Chính

SVTH : Hoàng Thị Dung Page10

Phòng Lao động Việc làm trả lại cho Trung tâm Giới thiệu Việc làm toàn bộ hồ sơ và
quyết định đã được Giám đốc Sở ký. Trung tâm Giới thiệu Việc làm trao trả quyết định
cho người lao động và hướng dẫn người lao động đến cơ quan Bảo hiểm xã hội để được
hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định.

CHƯƠNG III : ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ CÔNG BẰNG CỦA CHẾ ĐỘ BHTN Ở
VIỆT NAM
1. Đánh giá hiệu quả của BHTN
1.1. Những hiệu quả đạt được
Bảo hiểm thất nghiệp chính là một chương trình chi tiêu công của chính phủ bởi vì
chính phủ đã tài trợ từ ngân sách nhà nước bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng
BHTN của những người lao động tham gia BHTN vào quỹ BHTN. Chính vì vậy, khi xét
đến tình hiệu quả của BHTN chúng ta phải xét đến phạm vi tác động của chương trình
khả năng ảnh hưởng bao trùm và trải rộng đến các đối tượng, không những đối tượng

trực tiếp được hưởng lợi ích mà còn các đối tưởng mở rộng.
Đầu tiên, xét đến các đối tượng được hưởng lợi ích trực tiếp từ chế độ BHTN đó là
những người lao động bị mất vi
ệc làm. Chương trình BHTN không những trợ cấp cho
NLĐ một khoản thu nhập để đáp ứng các khoản chi phí trang trải cho cuộc sống trong
GVHD:TSKH.Phạm Đức Chính

SVTH : Hoàng Thị Dung Page11

khoảng thời gian tìm việc khác mà còn đào tạo nghề, hỗ trợ NLĐ tìm việc làm mới phù
hợp với tay nghề của mình.
Tiếp theo là những đối tượng được hưởng lợi ích gián tiếp từ chế độ BHTN. Đầu tiên
là phải kể đến những người thân trong gia đình NLĐ được hưởng chế độ BHTN. Lợi ích
mà họ nhận được là sự yên tâm rằng người thân của mình dù bị thất nghiệp nhưng vẫn
nhận được một khoản thu nhập để trang trải cuộc sống và được đạo tạo nghề và có cơ hội
tìm được những công việc phù hợp, bên cạnh đó, họ có thể giảm bớt gánh nặng cuộc
sống, không phải nuôi thêm một người ăn theo.
Sau đó là xã hội, BHTN tạo cho họ thu nhập, giúp đỡ NLĐ tìm công ăn việc làm, sẽ
làm giảm bớt tình trang thất nghi
ệp trong nền kinh tế, giảm thất nghiệp là một trong
những mục tiêu hàng đầu của nền kinh tế, giúp tăng trưởng sản lượng, phát triển kinh tế,
thu nhập tăng lên, đời sống người dân ngày càng được cải thiển. Bên cạnh đó, có thu
nhập sẽ giảm bớt các tệ nạn xã hội, đảm bảo trật tự, an ninh quốc gia.
Để có cái nhìn tổng quan về những hiệu quả mà BHTN đã mang lại, chúng ta sẽ xem
xét thực trạng, những kết quả đã đạt được sau hơn 2 năm thực hiện BHTN trên các mặt
thu chi, cũng như công tác giới thiệu việc làm và hỗ trợ đào tạo nghề của BHTN.
1.1.1. Tình hình thu tiền của BHTN
Theo quy định tại Điều 140 của Luật Bảo hiểm xã hội thì bảo hiểm thất nghiệp có
hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2009. Sau 2 năm thực hiện b
ảo hiểm thất nghiệp bước

đầu đã đạt được những kết quả khả quan, theo BHXH Việt Nam năm 2010 có 7.054.962
người tham gia BHTN, tăng 17,7% so với năm 2009 về số thu đạt 4.864 tỷ đồng tăng
27,9% so với năm 2009, đưa tổng quỹ bảo hiểm thất nghiệp lên 8.200 tỷ đồng.
Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đến hết năm 2010, có 145.519 người thất
nghiệp có quyết định hưở
ng trợ cấp thất nghiệp thường xuyên; 2.772 người thất nghiệp
đã có quyết định hưởng BHTN 1 lần; 114.809 người được tư vấn giới thiệu việc làm; 243
người được trợ cấp học nghề, đã phần nào giảm đi gánh nặng về giải quyết thất nghiệp
cho Nhà nước, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, tạo được lòng tin cho người lao động
khi tham gia BHTN.
1.1.2. Tình hình chi tiền BHTN
GVHD:TSKH.Phạm Đức Chính

SVTH : Hoàng Thị Dung Page12

Theo thống kê báo cáo của Sở Lao động – Thương binh và xã hội, tính đến ngày
1/3/2011: Số lượng đăng ký thất nghiệp: TP. Hồ Chí Minh là 59.142 người, Bình Dương
56.676 người, Đồng Nai 25.403 người, Hà Nội 4.192 người, Phú Thọ 1.104 người. Số
người hưởng trợ cấp thất nghiệp: TP. Hồ Chí Minh 50.148, Bình Dương 31.140, Đồng
Nai 16.186, Hà Nội 3.910, Phú Thọ 821. Số tiền chi trợ cấp thất nghiệp: 210.974 triệu
đồng, Bình Dương 95.606 triệu đồng, Đồng Nai 54.524 triệu đồng, Hà N
ội 17.768 triệu
đồng, Phú Thọ 2.463 triệu đồng. Số tiền chi học nghề: Hồ Chí Minh 65 triệu đồng, Bình
Dương 10 triệu, đồng Đồng Nai 1 triệu đồng, Hà Nội 57 triệu đồng. Theo báo cáo của các
địa phương về tình hình tiếp nhận và giải quyết các chế độ bảo hiểm thất nghiệp trên toàn
quốc, đến hết tháng 2/2011 có tới 225.675 số người đăng ký, và 176.894 người đã có
quyết định được hưởng b
ảo hiểm thất nghiệp. Năm 2010, quỹ bảo hiểm thất nghiệp đã
chi trả trên 550 tỷ đồng.
1.1.3. Tình hình giới thiệu việc làm cho người lao động hưởng BHTN

Tính đến ngày 1/3/2011, theo khảo sát chương trình phối hợp giữa Cục Việc làm (Bộ
LĐTBXH) và Ban Thực hiện chính sách BHXH (BHXH Việt Nam) khảo sát tình hình
thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đã tiến hành khảo sát tại 5 tỉnh, thành
phố: Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Phú Thọ và Hà Nội,Số lượt người được tư
vấn, giới thiệu việc làm: TP. Hồ Chí Minh 11.733 người, Bình Dương 30.241 người,
Đồng Nai 11.217 người, Hà Nội 3.693 người, Phú Thọ 3.291 người.
1.1.4. Tình hình hỗ trợ đào tạo học nghề cho người lao động hưởng BHTN
Theo PGS-TS Dương Đức Lân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, năm 2010 cả
nước có 90 trường C
Đ nghề, 270 trường trung cấp nghề và 750 trung tâm dạy nghề.
Trong đó, 50% số trường CĐ nghề, trung cấp nghề được kiểm định và công nhận các
điều kiện đảm bảo chất lượng.Trong khi đó, đội ngũ giáo viên dạy nghề hiện nay rất
thiếu và yếu. Về cơ sở vật chất, còn khoảng 20% số phòng học và 30% số xưởng thực
hành là nhà cấp 4; về trang thiết bị th́ chỉ có khoảng 25% số trường được trang bị thiết bị
mới ở mức độ công nghệ khá.
Qua những con số trên, ta thấy rằng NLĐ ngày càng hiểu rõ hơn về lợi ích
khi tham gia BHTN, và những lợi ích mà BHTN mang lại ngày càng thu hút được nhiều
GVHD:TSKH.Phạm Đức Chính

SVTH : Hoàng Thị Dung Page13

đối tượng tham gia hơn, phạm vi tác động của BHTN ngày càng được mở rộng và hiệu
quả mang lại càng cao hơn.
1.2. Những khó khăn, vướng mắc và biến dạng lợi ích từ chương trình
Bên cạnh những hiệu quả đã đạt được, chúng ta không thể không kể đến những khó
khăn và vướng mắc mà chương trình đang gặp phải, đồng thời đánh giá những biến dạng
lợ
i ích không mong muốn của BHTN sau 2 năm thực hiện.
1.2.1. Những khó khăn, vướng mắc
Ta thấy rằng, so với số tham gia BHXH, BHYT bắt buộc hiện nay là hơn 9,3 triệu

người, thì số người tham gia BHTN nêu trên là còn quá khiêm tốn, chưa tương xứng với
tiềm năng của nó, một bộ phận người lao động chưa được đảm bảo đầy đủ quyền lợi của
mình. Hơn nữa, bên cạnh nh
ững kết quả đạt được, thực tế còn có những khó khăn, nhiều
bất cập phát sinh. So với thời gian đầu năm 2010, một số khó khăn, vướng mắc trong việc
thực hiện giải quyết, chi trả chế độ BHTN như: “tiếp nhận khối lượng lớn hồ sơ, trả quyết
định hưởng trợ cấp thất nghiệp thường trễ hẹn, người lao độ
ng phải đi lại nhiều lần” đã
phần nào được cải thiện. Tuy nhiên, theo phản ánh của các địa phương thì thời gian đầu
năm 2011 lượng lao động đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp tăng nhanh, trong đó người
hưởng mức trợ cấp cao (trên 5 triệu đồng/tháng) đang có chiều hướng tăng.
Nhu cầu học nghề và số người được hỗ trợ học nghề
ở các tỉnh, thành phố cũng là
khá khiêm tốn, chưa tương xứng với mục tiêu của chính sách hỗ trợ. Tiêu biểu như Số
người được hỗ trợ học nghề: TP. Hồ Chí Minh 44 người, Bình Dương 8 người, Đồng Nai
01 người, Hà Nội 33 người. Số tiền chi học nghề: Hồ Chí Minh 65 triệu đồng, Bình
Dương 10 triệu, đồng Đồng Nai 1 triệu đồng, Hà Nội 57 triệu đồng. Điều này dẫn tới tình
trạng chung là đào tạo không khớp với nhu cầu, và các doanh nghiệp vẫn phải đào tạo lại.
Như vậy việc đào tạo nghề như thế nào cho chất lượng và phù hợp với nhu cầu của
các doanh nghiệp luôn là vấn đề rất cần quan tâm, nhất là đối với các đối tượng lao động
đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, để họ sẵn sàng tìm được công việc mới mà không bị áp
lực tái thất nghiệp.
1.2.2. Biến dạng lợi ích
 Các chủ sử dụng lao động né tránh đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động
GVHD:TSKH.Phạm Đức Chính

SVTH : Hoàng Thị Dung Page14

So với BHXH, chủ sử dụng lao động phải đóng 16% thì nghĩa vụ đóng góp của
BHTN là không lớn, doanh nghiệp chỉ trích 1% quỹ tiền lương, tiền công/tháng. Song

với những đơn vị khó khăn, nợ đọng BHXH kéo dài, việc hàng tháng phải trích thêm 1
khoản chi phí nữa để đóng cho NLĐ là một vấn đề lớn. Ngoài ra, mặc dù đã được tuyên
truyền nhưng nhiều chủ sử dụng lao động vẫn chưa hiểu rõ quy định của pháp luật về
BHTN, có tâm lý ngại tiếp xúc với các thủ tục hành chính, vẫn còn tình trạng doanh
nghiệp nợ tiền đóng BHTN. Có đơn vị không đăng ký tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho
một số người lao động với lý do đơn vị sử dụng lao động tự coi người lao động đó là
công chức hoặc đơn vị sự nghiệp không thực hiện chế độ Hợp đồ
ng làm việc mà vẫn duy
trì hình thức quyết định tuyển dụng, tự coi số lao động được tuyển dụng đó là công chức
nên không đóng bảo hiểm thất nghiệp.
 Người lao động thiếu thông tin và thói quen chỉ lo mưu sinh trước mắt:
Lao động Việt nam phần lớn là lao động trình độ trung bình thấp ít có điều kiện được
tiếp cận với thông tin nên không biết sự xuất hiện của các chính sách củ
a Chính phủ,
không biết những quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Hơn nữa, họ không được chủ sử dụng
tạo điều kiện để tiếp cận đầy đủ các chính sách về BHTN. Điều này càng tạo điều kiện
cho các chủ doanh nghiệp có những hành vi né tránh, không đảm bảo quyền lợi cho
người lao động.
Mặt khác, một bộ phận người lao động có tâm lý không thích tham gia BHTN, bởi
theo họ trong điều kiện giá cả ngày càng tăng, thu nhập không tăng, nên không muốn
đồng lương của mình bị hao hụt, hoặc có nơi lao động tham gia đủ 12 tháng bảo hiểm
thất nghiệp đã xin nghỉ việc để được hưởng trợ cấp thất nghiệp, sau khi lấy được tiền đã
xin trở lại làm việc.
 Gian lận, tình trạng thất nghiệp “ ảo ”
Thị trường lao động phía Nam phát tri
ển mạnh, luôn biến động, số lượng lao động
chuyển việc, nghỉ việc, thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động sau 12 tháng để hưởng
trợ cấp thất nghiệp khá lớn. Đã xuất hiện tình trạng thất nghiệp “ảo”, mặc dù đang trong
thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng thực tế vẫn đang làm việc tại doanh nghiệp
khác, không khai báo cho cơ

quan lao động. Hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao
GVHD:TSKH.Phạm Đức Chính

SVTH : Hoàng Thị Dung Page15

động, sau đó ít tháng lại quay trở lại doanh nghiệp cũ để làm việc. Điều này không chỉ
gây thất thoát cho quỹ BHTN mà còn ảnh hưởng đến tình hình sản xuất, kinh doanh của
doanh nghiệp, do không ổn định về nhân lực.
 Tư tưởng nghỉ ngơi
Số lượng người thất nghiệp có nhu cầu học nghề rất ít, nguyên nhân do thời gian học
nghề không có tiền sinh hoạt, danh mục học nghề chư
a đáp ứng được nhu cầu. Đặc biệt
các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam việc làm dồi dào, tình trạng tuyển dụng trực tiếp
tại doanh nghiệp “tràn lan”, nhưng người lao động có tư tưởng nghỉ ngơi, hưởng trợ cấp
thất nghiệp sau đó đi làm nên ít có nhu cầu tư vấn hoặc học nghề.
 Khó khăn trong việc làm hồ sơ thủ tục
Thời hạn đă
ng ký thất nghiệp trong 7 ngày là quá ngắn, gây sức ép về thời gian cho cả
người lao động, cơ quan BHXH và Trung tâm giới thiệu việc làm, dẫn đến một số đối
tượng thuộc diện được hưởng trợ cấp nhưng lại không được,đây chính là một trong
những biến dạng không mong muốn của BHTN.
1.3. Tổn thất xã hội
Gọi P là phí bảo hiểm thất nghiệp, Q là lượng người tham gia bảo hiể
m. Đường cung
S nằm ngang do phí bảo hiểm là như nhau đối với tất cả các đối tượng và luôn ổn định
mà nhu cầu bảo hiểm của xã hội thì rất lớn.
Xã hội có quá nhiều lao động không tham gia BHTN trong khi khả năng rủi ro thất
nghiệp là rất lớn và không thể dự đoán được. những người không may mắn sau khi bị mất
việc, nếu không tham gia BHTN thì không có một khoản thu nhập, đảm bảo chi tiêu cho
cuộc s

ống, lỡ lúc bệnh tất ốm đau.
Trong số Q người lao động tham gia BHTN thì thực tế số người thuộc diện chi trả từ
quỹ BHTN là nhỏ hơn Q do nguyên tắc bảo hiểm là lấy đông bù ít.
Giả sử xã hội có Q người tham gia BHTN,
là những người lao động bị thất
nghiệp và có thể được hưởng chế độ trợ cấp của BHTN. Với lượng
này thì tổng số
phí BHTN họ đóng trong quá trình lao động là hình chữ nhật O
C và tổng phúc lợi
họ nhận được là phần diện tích nằm dưới đường cầu D và trên đường cung S. Tuy nhiên,
do xã hội có nhiều lao động không thể lường trước được hết những rủi ro có thể xảy ra
GVHD:TSKH.Phạm Đức Chính

SVTH : Hoàng Thị Dung Page16

nên chỉ có một lượng người ít hơn Q tham gia bảo hiểm và chỉ có số lượng người Q
2
(Q
2
< Q
1
) được chi trả bảo hiểm. Phí đóng bảo hiểm của những người lao động nhận trợ cấp
này là hình chữ nhật P1A O và phúc lợi xã hội nhận được là phần giới hạn bởi D’
và S.

Đường cầu D dịch chuyển xuống D’ dẫn tới tổn thất phúc lợi xã hội là tam giác ABC.
Như vậy, do rủi ro đạo đức và chênh lệch thông tin từ phía người lao động dẫn tới tổn
thất xã hội.
2. Đánh giá công bằng của BHTN
Việc chi trả BHTN nói riêng và BH nói chung đều dựa trên nguyên tắc lấy đông bù

ít, chia sẻ rủi ro giữa các đối tượng trong xã hội, BHTN chia sẻ rủi ro giữa người có việc
làm v
ới người bị mất việc làm. Chính vì vây, công bằng của BHTN là sự phân phối lại,
phân phối giữa người có thu nhập và người không có thu nhập tạo nên công bằng xã hội,
giúp những người bị mất việc có một khoản thu nhập để bù đắp các khoản chi tiêu cho
cuộc sống trong khoảng thời gian tìm việc mới, đồng thời hỗ trợ NLĐ tìm được công việc
mới phù hợp với bản thân. Đây chính là một trong những chính sách nhằm hướng tới
mục tiêu an sinh xã hội, bảo đảm quyền lợi cho người lao động trong thời gian tạm thời
mất việc làm. An sinh xã hội ở đây chính là sự bảo vệ, trợ giúp của Nhà nước, cộng đồng
đối với những người “ yếu thế ” trong xã hội khi họ gặp rủi ro mất việc làm, chính điều
GVHD:TSKH.Phạm Đức Chính

SVTH : Hoàng Thị Dung Page17

này là sự động viên khuyến khích họ vươn lên khắc phục những khó khăn, có cơ hội phát
triển, hòa nhập vào cộng đồng, nhằm xây dựng một xã hội nhân ái, công bằng.
Bảo hiểm thất nghiệp dựa trên nguyên tắc người lao động bình đẳng trong nghĩa
vụ đóng góp và quyền lợi mình được hưởng BHTN. Thông qua hoạt động, Quỹ bảo hiểm
xã hội tham gia vào việc phân phối và phân phối lại thu nhập xã hội giữa những người
lao động may mắn và không may mắn, giữa những người có việc làm và những người
không có việc làm. Vì vậy, bảo hiểm xã hội góp phần thực hiện công bằng xã hội, giảm
bớt khoảng cách giàu nghèo trong xã hội.
Tính công bằng ngang của BHTN thể hiện ở chỗ mọi đối tượng tham gia BHTN
đều phải đóng một mức phí bảo hiểm như nhau khi gặp rủi ro thì được hưởng lợi ích từ

BH theo mức quy đinh. Tính công bằng dọc đòi hỏi cần có sự chuyển giao cho người
kém may mắn hơn, đó là những người gặp những rủi ro xã hội, không may bị mất việc
làm. Như vậy, theo quy luật số đông bù số ít, BHTN thực hiện phân phối lại thu nhập
theo cả chiều dọc và chiều ngang. Phân phối phải đảm bảo công bằng, nghĩa là đòi hỏi
những khoản phí cá nhân nộ

p vào hệ thống quỹ phù hợp với những gì họ nhận được.
Hoạt động BHXH nói chung không vì mục tiêu lợi nhận mà hoạt động vì mục đích
bảo đảm sự phát triển lâu bền của nền kinh tế, góp phần ổn định và tiến bộ xã hội. BHTN
mang tính chất nhân đạo, nhân văn sâu sắc, là một chính sách vì mục tiêu an sinh, đảm
bảo công bằng xã hội của đất nước.
3. Sự
đánh đổi giữa hiệu quả và công bằng trong BHTN
Ta thấy răng, nếu lý do chính của việc người thất nghiệp không kiếm được việc làm là do
không có việc làm, thì mức trợ cấp thất nghiệp sẽ có tác động lên việc tìm kiếm việc làm.
Xét hai trường hơp :
• Nếu bảo hiểm thất nghiệp có ít ảnh hưởng đến quá trình tìm việc làm thì
không có nhiều đánh đổi lắm giữa hiệu quả và công bằng.
• Ngược lại, nếu tìm việc làm rất nhạy bén với bảo hiểm thất nghiệp thì sẽ có
sự đánh đổi đáng kể giữa hiệu quả và công bằng.
Đây chỉ là phân tích mang tính định tính, để có thể nhận định sự đánh đổi giữa
hiệu quả và công bằng ở Việt Nam như thế nào, thì chúng ta nên xây dựng mô hình, khảo
GVHD:TSKH.Phạm Đức Chính

SVTH : Hoàng Thị Dung Page18

sát những người lao động được hưởng BHTN, để đánh giá mối liên hệ giữa quá trình tìm
việc làm và BHTN như thế nào.
CHƯƠNG IV : GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA BHTN
1. Đối với nhà nước và các cơ quan ban ngành
Một là, tăng cường tuyên truyền chính sách về BHTN đến tận chủ sử dụng lao động
và người lao động thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hội thảo, tọa đàm, phổ
biến chính sách ở các doanh nghiệ
p sử dụng nhiều lao động và các khu công nghiệp
nhằm nâng cao nhận thức của chủ sử dụng lao động cũng như bản thân người lao động về
chính sách BHTN, quy trình thủ tục tham gia, các chế độ thụ hưởng BHTN như hỗ trợ

học nghề, hỗ trợ tìm việc làm, bảo hiểm y tế…
Hai là, đẩy mạnh sự phối hợp giữa ngành Lao động – Thương binh và Xã hội và
ngành Bảo hiểm xã h
ội nhằm tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình thực hiện như
ban hành văn bản hướng dẫn kịp thời, phù hợp với tình hình thực tế, xác định đối tượng
đóng BHTN, xác định rõ những người có việc làm thôi hưởng trợ cấp thất nghiệp. Đồng
thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra của ngành và liên ngành, kiên quyết xử lý
những doanh nghiệp cố tình trốn đóng BHTN hoặc những trường hợp doanh nghiệp,
người lao động có hiện tượng gian lận trong thụ hưởng chế độ BHTN.
Ba là, cần phát huy vai trò của tổ chức công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi cho
người lao động cùng với sự phối hợp của các cấp, các ngành trong việc tuyên truyền
chính sách về BHTN cũng như giám sát việc thực hiện BHTN.
Bốn là, Tăng cường công tác đào tạo cán bộ, đặc biệt cán bộ mới nhận công tác ph
ải
có cán bộ hướng dẫn khi thực hiện công việc và có đánh giá cụ thể. Nâng cao năng lực
của các cơ sở đào tạo nghề và đa dạng hóa ngành nghề đào tạo đặc biệt quan tâm đối
tượng là lao động phổ thông.
2. Đối với người lao động
Người lao động cần chủ động tìm hiểu nắm được chính sách BHTN, tích cực tham gia
các cuộc hội thảo, tạo đàm ho
ặc phổ biến chính sách về BHTN để yêu cầu về quyền lợi
tham gia BHTN khi ký kết hợp đồng với chủ sử dụng lao động, biết được quy trình, thủ
tục khi thụ hưởng chế độ BHTN.
GVHD:TSKH.Phạm Đức Chính

SVTH : Hoàng Thị Dung Page19

TÀI LIỆU THAM KHẢO
()


1. TSKH. Phạm Đức Chính (2010), “Bài giảng môn Kinh Tế Học Công Cộng”,
Trường Đại Học Kinh Tế - Luật.
2. Joseth E. Stiglitz (1995), “Kinh Tế Học Công Cộng”, Nhà xuất bản Khoa học kỹ
thuật
3. />MON-KINH-T%E1%BA%BE-CONG-C%E1%BB%98NG
/>nghiep-cua-viet-nam-hien-tai-va-tuong-lai.html
/>viet-nam-thuc-trang-va-giai-phap.html
/>den-bao-hiem-that-nghiep-888998/
Email

/>



×