Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ CỦA BỆNH ĐẬU GÀ VÀ ỨNG DỤNG KỸ THUẬT PCR TRONG CHẨN ĐOÁN BỆNH ĐẬU GÀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.68 MB, 59 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA THÚ Y

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ CỦA BỆNH
ĐẬU GÀ VÀ ỨNG DỤNG KỸ THUẬT PCR TRONG
CHẨN ĐOÁN BỆNH ĐẬU GÀ
Người hướng dẫn : PGS.TS NGUYỄN THỊ LAN
Người thực hiện : LƯƠNG THU HƯỜNG
Lớp : TYB K55
Mã sinh viên : 554679
HÀ NỘI - 2014
Khóa luận tốt nghiệp
Lương Thu Hường TYB – K55
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và rèn luyện tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, tôi
đã được sự dạy dỗ, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, đặc biệt là các thầy cô
giáo trong khoa Thú y đã giúp tôi có những kiến thức cơ bản của nghề nghiệp, cũng
như tư cách, đạo đức của người làm kỹ thuật, của một bác sĩ thú y. Nhân dịp này
cho phép tôi được gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc nhất tới:
PGS.TS Nguyễn Thị Lan đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình
nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này.
Các chị trên phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ sinh học Thú Y – Học
viện Nông Ngiệp Việt Nam.
Cùng toàn thể các thầy cô giáo, cán bộ công nhân viên bộ môn Bệnh lý thú y
và toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Thú Y, Học viện Nông Nghiệp Việt Nam.
Sự động viên và tạo điều kiện tốt nhất của gia đình, bạn bè đã góp phần giúp
đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của tất cả mọi người.
Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2014


Sinh viên
Lương Thu Hường
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
i
Khóa luận tốt nghiệp
Lương Thu Hường TYB – K55

MỤC LỤC
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
ii
Khóa luận tốt nghiệp
Lương Thu Hường TYB – K55
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Quy trình chạy mẫu bằng máy chuyển đúc mẫu tự động
Bảng 3.2.Thành phần và thể tích mỗi phản ứng PCR gồm:
Bảng 3.3. Nhiệt độ và thời gian trong từng giai đoạn của chu kỳ nhiệt
Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi gà chung tại xã Xuân Thu – Sóc Sơn
Bảng 4.2. Tỷ lệ mắc bệnh đậu gà theo lứa tuổi tại xã
Xuân Thu – Sóc Sơn – Hà Nội
STT 31
Lứa tuổi 31
Số gà được theo dõi
Số con mắc 31
Tỷ lệ mắc (%)
Bảng 4.3. Triệu chứng lâm sàng của gà nghi mắc bệnh đậu
Bảng 4.4. Bệnh tích đại thể của gà nghi mắc đậu giai đoạn 2 - 3 tháng tuổi
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
iii
Khóa luận tốt nghiệp
Lương Thu Hường TYB – K55

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Lớp vỏ virus 6
Hình 1.2. Cấu trúc virus 6
Hình 1.3. Bệnh đậu ở thể niêm mạc (Dinev, 2011) 13
Hình 1.4. Màng giả giống như bã đậu dính vào niêm mạc thanh quản và thực
quản (tập ảnh màu về bệnh gia súc của Nhật Bản ) 13
Hình 1.5. Mô hình các bước của phản ứng PCR ( Lê Thanh Hòa, 2002) 22
Hình 4.1. Gà ủ rũ 36
Hình 4.2. Viêm mắt, chảy nước mắt 36
Hình 4.3. Nốt đậu ở mào, tích, xung quanh mắt 36
Hình 4.4. Gà khó thở 36
Hình 4.5. Con ngươi phồng to 36
Hình 4.6. Sưng đầu 36
Hình 4.7. Niêm mạc miệng phủ màng giả, có dịch nhày 40
Hình 4.8. Khí quản xuất huyết 40
Hình 4.9. Thận sưng 40
Hình 4.10. Lách nhạt màu 40
Hình 4.11. Phổi sưng 40
Hình 4.12. Tim nhão, cơ tim nhạt màu 40
Hình 4.13. Lớp tế bào bị thoái hóa trong mụn đậu gà (HE. 10x) 45
Hình 4.14. Lớp vẩy sừng hóa của mụn đậu gà (HE. 10x) 45
Hình 4.15. Phổi sung huyết trong bệnh đậu gà (HE. 10x) 45
Hình 4.16. Sung huyết lớp hạ bì trong bệnh đậu gà (HE. 20x) 45
Hình 4.17. Thể bao hàm trong mụn đậu gà 45
(HE. 20x) 45
Hình 4.18. Thể bao hàm trong mụn đậu gà (HE. 40x) 45
Hình 4.19 . Kết quả phản ứng PCR 47
Hình 4.20. Nghiền mẫu tươi dùng tách DNA 50
Hình 4.21. Chuẩn bị thạch Agarose 50
Hình 4.22. Tách chiết DNA 50

Hình 4.23. Chạy PCR trên máy PCR 50
Hình 4.24. Chạy điện di 50
Hình 4.25. Chụp ảnh gel điện di 50
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
PCR : Polymerase Chain Reaction
ELISA : Enzyme linked immuno sorbent assay
DNA : Acid Deoxyribo Nucleic
Nhuộm HE : Haematoxilin và Eosin
TBE buffer : Tris boric acid EDTA
TAE : Tris acid axetic EDTA
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
iv
Khóa luận tốt nghiệp
Lương Thu Hường TYB – K55
AVP : Variola avium pox
FPV : Fowpox virus
TCID50 : 50 % tissue culture infective dose (Liều gây nhiễm 50 % tế bào)
CAM : Chorioallantoic membrane (màng nhung niệu)
CPE : Cytophathic Effect (bệnh tích tế bào)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
v
Khóa luận tốt nghiệp
Lương Thu Hường TYB – K55
PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 .ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi của nước ta có những bước
phát triển đáng kể và đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, ngày càng
chuyên sâu góp phần nâng cao thu nhập, đời sống người nông dân và toàn xã hội.
Đặc biệt ngành chăn nuôi gà ngày càng phát triển mạnh với quy mô lớn .

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển thì tình hình dịch bệnh cũng diễn biến
phức tạp. Trong đó, bệnh đậu gà là một trong những bệnh truyền nhiễm nan giải tuy
không gây chết ồ ạt trong một thời gian ngắn nhưng nó làm chết rải rác, kéo dài,
gây tổn thất khá lớn cho đàn gà đặc biệt chăn nuôi gà công nghiệp. Bệnh gây ra bởi
virut DNA thuộc nhóm Avipoxvirus, họ Poxviridae. Bệnh phân bố rộng khắp trên
toàn thế giới, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế đối với các đàn gia cầm vì
nó gây giảm sản lượng trứng đối với đàn gà đẻ, gây giảm sự tăng trưởng đối với gia
cầm non và gây tỷ lệ chết đáng kể đối với tổng đàn (Isa và cộng sự, 2002; Ariyshi
và cộng sự, 2003). Bệnh lây lan chậm với những đặc trưng của bệnh là hình thành
những nốt đậu hoặc vẩy ở những vùng da không có lông (gọi là thể ngoài da) hoặc
hoại tử fibrin và các bệnh tích tăng sinh ở lớp màng nhầy của đường hô hấp trên,
miệng, thực quản (gọi là thể thực quản). Gia cầm bị bệnh đậu có thể bị ở thể ngoài
da hoặc thể bạch hầu hoặc có thể bị cả hai thể cùng lúc.
Đứng trước thực tế trên thì yêu cầu tìm hiểu về bệnh cũng như chẩn đoán
chính xác để ngăn chặn hạn chế dịch bệnh xảy ra là vô cùng cần thiết. Trong các
phương pháp chẩn đoán hiện nay thì PCR là phương pháp chẩn đoán nhanh, có độ
chính xác cao. Phương pháp này có thể chẩn đoán chính xác khi lượng virus trong
con vật mắc bệnh rất nhỏ. Đây là ứng dụng to lớn của ngành công nghệ sinh học
vào công tác chẩn đoán bệnh.
Để khống chế, phòng và trị bệnh hiệu quả thì những kiến thức về đặc điểm
bệnh lý cũng rất quan trọng. Từ thực tế đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài :
“Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh đậu gà và ứng dụng kỹ
thuật PCR trong chẩn đoán bệnh đậu gà”.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
1
Khóa luận tốt nghiệp
Lương Thu Hường TYB – K55
1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
- Xác định được biến đổi đại thể và vi thể của một số cơ quan, tổ chức của gà
mắc bệnh đậu.

- Thiết lập được quy trình chẩn đoán virus đậu bằng kỹ thuật PCR.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
2
Khóa luận tốt nghiệp
Lương Thu Hường TYB – K55
PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. LỊCH SỬ VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU BỆNH ĐẬU GÀ
2.1.1. Tình hình nghiên cứu bệnh đậu gà trên thế giới
Đậu gà đã được phát hiện từ lâu trên nhiều loại gia cầm. Ban đầu thuật ngữ
đậu gà bao gồm tất cả các bệnh đậu virus của chim, nhưng ngày nay tiêu chí được
sử dụng cho các bệnh ở đàn gia cầm thương phẩm. Lúc đầu Woodruff và
Goadpasture chứng minh rằng các tiểu phần virus trong thể ẩn là tác nhân gây bệnh
đậu gà. Sau này người ta chứng minh rằng kháng huyết thanh kháng virus đậu gà
hình thành sau miễn dịch hoặc sau khi khỏi bệnh đã ngưng kết một huyễn dịch các
thể cơ bản của virus đậu gà.
Mô tả về thể vùi tế bào trong bệnh đậu gia cầm. Năm 1873 đã phát hiện
những tiểu thể nội bào trong tế bào biểu bì của nốt đậu người mà Michaelis coi đó
là những thể vùi đặc hiệu của bệnh đậu và mô tả kỹ tiểu thể nội bào trong bệnh đậu
gà mà ngày nay được gọi là thể bao hàm Bollinger để ghi nhớ công người phát hiện.
Năm 1887 lần đầu tiên người ta thấy virus đậu gà bằng kính hiển vi quang học.
Năm 1904 khám phá ra các tiểu thể nhỏ (0,25 m) nằm rải rác trong nguyên sinh chất tế
bào bong kết lại thành đám gọi là tiểu thể bao hàm Bollinger, sự phát hiện này dẫn đến
hàng loạt những nghiên cứu về bản chất của chúng và rất nhiều công trình nghiên cứu
gần đây bằng phương pháp tổ chức học, nghiên cứu trên kính hiển vi quang học… và
ngày nay người ta đã xác định rõ bản chất sinh học của thể vùi tế bào này.
Năm 1906 mô tả tiểu thể nội bào của bệnh đậu mùa trên tiêu bản phết. Năm
1923 đã tiến hành tiêm chủng vacxin phòng bệnh đậu gà từ chủng giảm độc lực
(chủng virus II ở Đức). Năm 1925 đã nhân giống virus vacxin trên tế bào nuôi.
Theo Woodruff và Goodpasture đã sử dụng phôi gà để nuôi cấy virus đậu, cấy virus

đậu và phát triển kỹ thuật nuôi cấy virus vào màng niệu đạo của phôi trứng. Từ năm
1929- 1931, Woodruff và Goodpasture chứng minh virus trong các thể vùi là
nguyên nhân gây ra bệnh. Năm 1932 đã xác định khả năng gây nhiễm của chất qua
lọc và ly tâm tiểu thể nội bào của virus đậu.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
3
Khóa luận tốt nghiệp
Lương Thu Hường TYB – K55
Năm 1954 mô tả bệnh giống như bệnh đậu ở muỗi. Năm 1962 Bigelli mô tả
bệnh đậu ở cá. Năm 1963 nghiên cứu về siêu cấu trúc của virus đậu bằng phương
pháp nhuộm âm bản và soi kính hiển vi điện tử.
Các nghiên cứu về đặc tính sinh học của virus đậu nói chung và đậu gà nói
riêng, về cơ chế sinh bệnh, về chẩn đoán bệnh và về vacxin phòng bệnh của nhiều
tác giả đã làm sáng tỏ về bệnh đậu.
Bệnh xảy ra nhiều nơi trên thế giới, gây thiệt hại đáng kể (Isa và cộng sự,
2002; Tripathy & Reed, 2003; Pledger, 2005). Trong hơn 40 năm nay thiêt hại do
bệnh đã giảm rất nhiều do hiệu quả của việc phòng bệnh bằng vaccine, ở các nước
chăn nuôi gia cầm tiên tiến hầu như không còn thấy bệnh đậu. Bệnh xảy ra nhiều ở
các nước có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới hơn các nước vùng ôn đới và hàn đới
(Beytut & Haligur, 2007).
2.1.2. Tình hình nghiên cứu bệnh đậu trong nước
Ở Việt Nam có rất nhiều công trình nghiên cứu về bệnh đậu gà đặc biệt là
công trình nghiên cứu của GS.TS Nguyễn Như Thanh trong việc nghiên cứu ra
vacxin nhược độc đậu gà chủng C cho việc phòng bệnh có hiệu quả.
Năm 1975. Kết quả bước đầu nghiên cứu vacxin nhược độc đậu gà chế từ
chủng C” đăng trong tạp chí Khoa học kỹ thuật nông nghiệp - Bộ Nông nghiệp
Năm 1976. Kết quả bước đầu nghiên cứu vacxin nhược độc đậu gà chế từ
chủng C” đăng trong tạp chí Khoa học kỹ thuật nông nghiệp - Bộ Nông nghiệp
Năm 1978. Kết quả bước đầu nghiên cứu vacxin nhược độc đậu gà chế từ
chủng C - Bảo quản và thực nghiệm trong sản xuất đăng trong tạp chí Khoa học kỹ

thuật nông nghiệp - Bộ Nông nghiệp .
Năm 1979. Quan sát bằng kính hiển vi điện tử sự nhân lên của virus nhược
độc đậu gà chủng C trong nuôi cấy tế bào đăng trong tạp chí Khoa học kỹ thuật
nông nghiệp - Bộ Nông nghiệp
Năm 1980. Xác định hiệu giá virus trong hỗn dịch tế bào nuôi phôi gà sau
khi gây nhiễm virus đậu gà đăng trong tạp chí Khoa học kỹ thuật nông nghiệp - Bộ
Nông nghiệp.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
4
Khóa luận tốt nghiệp
Lương Thu Hường TYB – K55
Năm 1981. Nghiên cứu một số đặc tính của virus nhược độc đậu gà trên môi
trường nuôi tế bào. Báo cáo Khoa học kỹ thuật nông nghiêp. Nhà xuất bản Nông
nghiệp
Và một vài công trình nghiên cứu khác.
Xí nghiệp thuốc thú y trung ương cũng đã nghiên cứu thành công sản xuất
vắcxin nhược độc đông khô phòng bệnh đậu gà bằng công nghệ nuôi cấy tế bào .
Đây là một bệnh lây lan chậm với những đặc trưng của bệnh là hình thành
những nốt đậu hoặc vẩy ở những vùng da không có lông (gọi là thể ngoài da) hoặc
hoặi tử fibrin và các bệnh tích tăng sinh ở lớp màng nhầy của đường hô hấp trên,
miệng, thực quản (gọi là thể thực quản).
Ở nước ta, đặc biệt miền Bắc bệnh thường xảy ra ở vụ Đông xuân lúc thời
tiết khô hanh, ở miền Nam bệnh xuất hiện vào mùa khô và lạnh. Bệnh phổ biến ở gà
chăn nuôi gia đình, chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán không tiêm vacxin phòng bệnh nên
khi đàn gà mắc bệnh mới đi tìm thuốc về chữa trị.
2.2 . ĐẶC ĐIỂM CĂN BỆNH
2.2.1. Phân loại
Virus đậu gia cầm (gà, gà tây, chim bồ câu, chim yến, vẹt, chim cút, chim sẻ,
quạ, công, chim cánh cụt, kền kền, sáo) thuộc giống Avipoxvirus, họ Poxviridae .
Virus đậu gà (fowpox virus - FPV) là phân loại theo loài của giống. Theo các tác

giả Bolte, A. L. J Meurer, E. F. và Kaleta thì có khoảng 9.000 loài chim đã bị nhiễm
bệnh tự nhiên với virus Đậu. Vì ảnh hưởng kinh tế do FPV gây ra rất lớn nên hầu
hết các nghiên cứu đều tập trung vào loài virus này, hơn là các loài virus khác trong
giống.
Dựa vào nguồn gốc phân lập, người ta gọi tên virus theo loài vật chủ như
virus đậu gà (fowpox ), virus đậu bồ câu (pigeonpox), virus đậu chim hoàng yến
(canarypox), virus đậu chim ác (magpiepox), virus đậu vẹt (psittacinepox).
2.2.2. Hình thái, cấu trúc
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
5
Khóa luận tốt nghiệp
Lương Thu Hường TYB – K55
Hình 1.1. Lớp vỏ virus Hình 1.2. Cấu trúc virus
Tất cả các virus đậu gia cầm đều giống nhau về mặt hình thái. Virus trưởng
thành có hình khối hộp, kích thước 330 - 280 - 200nm. Lớp vỏ bên ngoài được cấu
tạo bởi các ống bề mặt sắp xếp tùy tiện (hình 1.1). Virus đậu gà là một loại virus
chứa nhân DNA sợi đôi, móc lại ở hai đầu, kích thước khoảng 254 - 300kb. Khối
lượng hạt virus 2,04× 10
-14
g, trong đó gần 1/3 là lipid. Virus bao gồm thể nhân ở
trung tâm và hai tiểu thể ở mỗi bên mặt lõm, bên ngoài được bao bọc bởi lớp vỏ
lipid ( hình 1.2).
Virion có vỏ lipit bọc ngoài không bền vững với ete và clorofom. Dưới kính
hiển vi quang học có thể thấy những thể hình cầu, kích thước từ 0,2 – 0,25µ khi
nhuộm bằng phương pháp nhuộm Hơxbec (Herzberg) thì kích thước của nó lớn
hơn. Những thể hình cầu đó gọi là tiểu thể Boren (Borrel). Các tiểu thể này sản sinh
trong nguyên sinh chất tế bào thượng bì và tạo nên các bệnh tích tế bào đặc hiệu gọi
là các bao hàm thể Bolingơ (Bonllinger). Việc xác định các thể này có ý nghĩa chẩn
đoán quan trọng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam

6
Khóa luận tốt nghiệp
Lương Thu Hường TYB – K55
2.2.3. Tính chất nuôi cấy
• Sự nhân lên của virus
Virus đậu gà có chứa các gen chịu trách nhiệm mã hóa 1 DNA Ligase sửa
chữa DNA; CPO photolyase sửa chữa DNA do bị tia cực tím phá hủy bằng cách sử
dụng nguồn sáng như 1 nguồn năng lượng. Có thể kết luận rằng enzyme này đã
giúp virus tồn tại ở các nốt bệnh tích ở gia cầm và trong môi trường. Sự nhân lên
của virus đậu gia cầm xuất hiện tương tự như trong biểu mô của gà, trong tế bào
biểu mô của màng nhung niệu của phôi gà đang phát triển và ở tế bào da của phôi.
Tuy nhiên sự khác nhau trên các tế bào vật chủ và các chủng virus có thể tác động
đến thời gian nhân lên của virus. Sự tổng hợp sinh học của virus đậu gà trong biểu
mô bao gồm 2 pha khác nhau: sự đáp ứng của vật chủ đặc trưng bởi tăng sinh tế bào
trong suốt 72h đầu tiên và sự tổng hợp của virus gây bệnh từ 72 – 96h sau khi
nhiễm bệnh.
Sự nhân lên của DNA virus trong biểu bì bắt đầu giữa 12 và 24 h sau khi
nhiễm bệnh và tiếp theo là sự xuất hiện của virus gây bệnh sau đó. Sự tăng sinh của
biểu mô kéo dài từ 36 – 48h sau nhiễm bệnh và kết thúc với một sự tăng số lượng tế
bào lên 2,5 lần trong 72h sau nhiễm bệnh. Tỷ lệ tổng hợp DNA virus trong 60h đầu
là thấp. Sự tăng tỷ lệ tổng hợp DNA virus xuất hiện từ 60 – 72h sau nhiễm bệnh đi
kèm với một sự suy giảm rõ nét vì sự tổng hợp DNA tế bào. Từ 72 – 96h sau nhiễm
bệnh, sự tổng hợp của DNA virus trở nên mãnh liệt hơn và không còn thấy sự tăng
sinh của tế bào nữa trong các tập hợp tế bào màng. Sự tăng lên của các tiểu phần
virus gắn màng plasma đưa ra giả thiết là virus đậu gà thoát ra khỏi tế bào chủ yếu
là do sự nảy chồi. Các thể bao hàm xuất hiện 72h sau gây nhiễm biểu mô và 96h sau
gây nhiễm màng niệu nang.
Virus đậu gà có thể nhân lên trên môi trường tế bào, phôi gà hoặc gà
- Trên gà : có thể gây bệnh cho gà mẫn cảm ở mọi lứa tuổi bằng cách chủng
vào trong da hoặc trong khí quản. Khi gây bệnh trong da, virus được tìm thấy đầu

tiên ở da tại vị trí tiêm sau 2 ngày và ở phôi sau 4 ngày, ở mạch máu sau 5 ngày.
Khi gây nhiễm trong khí quản, virus được tìm thấy đầu tiên ở phổi sau 2 ngày, ở
mạch máu sau 4 ngày. Có thể phân lập virus từ gan, lách, thận và não của gà mắc
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
7
Khóa luận tốt nghiệp
Lương Thu Hường TYB – K55
bệnh. Sau 10- 18 ngày gây nhiễm trong da, quan sát thấy nhiều hạt u nhỏ ở thận,
cùng với các bệnh tích ở da và viêm thể hạch hầu ở niêm mạc đường hô hấp trên.
Bệnh tích vi thể quan sát có các thể bao hàm ở tế bào biểu mô ống thận sau 4- 14
ngày gây nhiễm và ở tế bào biểu mô lưới miền tủy tuyến ức sau 4- 10 ngày.
- Trên phôi gà: phôi gà sạch bệnh thường được dùng để phân lập và nuôi cấy
virus đậu gà bằng cách tiêm vào màng nhung niệu của phôi thai gà ấp 10 – 12 ngày.
Dùi một lỗ ở buồng hơi và một lỗ tiêm cách xa thai và mạch máu, lỗ thứ 2 này rất
nông không xuyên qua niệu mô, nhỏ một giọt nước sinh lý vào lỗ tiêm, dùng một
quả bóng cao su hình lê hút hơi ở túi hơi ra hết làm tách niệu mô với vỏ mềm. Sau
đó dùng ống tiêm và kim tiêm ngắn, nhỏ, hút huyễn dịch virus đậu (màng nhung
niệu chứa virus đậu gà hòa với nước sinh lý thành huyễn dịch 1/10) ấn kim vào rất
nông, vừa bơm huyễn dịch vừa xoay. Sau đó để tủ ấm 37
0
C trong 4 – 5 ngày, hàng
ngày soi trứng để kiểm tra, thai nào chết thì loại ra, giữ thai sống đến ngày thứ 5.
Mổ phôi thai, xem bệnh tích thấy màng nhung niệu dày ra, giống gelatin và có
nhiều nốt đậu trắng.
- Trên môi trường tế bào: virus đậu có thể nhân lên trên nhiều loại môi
trường tế bào có nguồn gốc từ gia cầm như môi trường tế bào xơ phôi gà, môi
trường thận phôi gà, môi trường da phôi gà và môi trường xơ phôi vịt. Hai môi
trường tế bào là môi trường tế bào thường trực “ QT35” chế từ phôi chim cút và
môi trường dòng tế bào gan gà LMH được dùng để cấy chuyển và giữ chủng virus
đậu sau khi đã được thích ứng. Cũng cần lưu ý, một số chủng virus đậu phân lập từ

gà tây và một số loài chim hoang dã không phát triển được trên hai loại môi trường
này, thậm chí cả sau khi cấy chuyển.
Virus gây bệnh tích tế bào sau khi gây nhiễm 3- 4 ngày. Bệnh tích đặc trưng
trên môi trường tế bào là hiện tượng tế bào bị co tròn, sau đó bị thoái hóa và hoại
tử. Lưu ý không phải chủng virus đậu nào khi vừa phân lập từ bệnh phẩm đều gây
bệnh tích tế bào mà phải trải qua một số lần nuôi cấy thích nghi.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
8
Khóa luận tốt nghiệp
Lương Thu Hường TYB – K55
2.2.4. Sức đề kháng
Virus đậu có sức đề kháng rất lớn, nó có thể tồn tại ở vẩy đậu một thời gian
dài trong điều kiện môi trường ẩm ướt. Về tính mẫn cảm với ether và chloroform có
nhiều ý kiến khác nhau, một số tác giả cho rằng virus đậu rất mất cảm với cả ether
và chloroform nhưng một số lại thông báo virus đậu bồ câu có khả năng kháng lại
cả hai chất này, do đó có thể sử dụng đặc tính này để phân loại virus .
Virus tồn tại được 9 ngày trong phenol 1 % và formalin 1 : 1000, nhưng bị
bất hoạt bởi KOH 1%. Với nhiệt độ, virus bị diệt sau 30 phút ở 50ºC, sau 8 phút ở
60ºC. Trypsin không có tác dụng với DNA của virus cũng như toàn bộ hạt virus.
Khi sấy khô, virus có sức đề kháng tương đối. Trong vẩy đậu sấy khô, virus vẫn
sống trong vài tháng hoặc thậm chí hàng năm.
2.3. DỊCH TỄ HỌC
 Loài vật mắc bệnh
Trong thiên nhiên, gà và gà tây là 2 loài vật chủ yếu mắc bệnh đậu gà. Ngoài
ra, bệnh còn thường xảy ra ở loài vẹt cổ xanh Amazon và chim hoàng yến.
Con vật mắc bệnh ở mọi lứa tuổi. Khả năng mẫn cảm với bệnh có thể khác nhau
ở các giống khác nhau : giống gà có mào to thường dễ mắc hơn giống gà mào nhỏ. Tỷ
lệ chết tương đối thấp ở những đàn gà khỏe, nhưng gà đẻ hoặc ở những đàn gia cầm
nuôi thương mại đặc biệt ở những vùng chăn nuôi gà điều kiện vệ sinh kém, tỷ lệ chết
có thể lên đến 50% hoặc cao hơn. Khi nuôi gà với mật độ lớn, có nhiều lứa tuổi gà thì

bệnh thường tồn tại dai dẳng mặc dù đã chủng ngừa bằng vacxin.
Người ta phân biệt các loài virus đậu dựa vào đặc tính gây bệnh cho loài vật
chủ bao gồm đậu gà, đậu gà tây, đậu bồ câu, đậu vịt và đậu chim hoàng yến. Chim
hoàng yến rất mẫn cảm với đậu hoàng yến nhưng đề kháng cao với đậu gà, đậu gà
tây và đậu bồ câu.Virus đậu bồ câu gây bệnh nhẹ cho gà và gà tây nhưng rất độc với
gà bồ câu. Vịt không mẫn cảm với virus đậu gà nhưng mẫn cảm với virus đậu gà
tây, do đó có thể sử dụng đặc tính này để phân biệt 2 chủng virus với nhau.
Bệnh đậu gà không lây sang người và động vật có vú. Tuy nhiên, Mayr và
Mahnel (1970) thông báo đã phân lập virus đậu gà ở loài tê giác.
Trong phòng thí nghiệm thường dùng gà để gây bệnh thực nghiệm.
 Phương thức truyền lây
Bệnh có thể lây truyền qua 2 phương thức trực tiếp và gián tiếp:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
9
Khóa luận tốt nghiệp
Lương Thu Hường TYB – K55
- Lây trực tiếp: gà bệnh làm rơi vảy mụn đậu ra ngoài không khí hoặc khi ho,
hắt hơi làm bắn nước dãi lẫn niêm dịch có chứa virus vào da hoặc niêm mạc của gà
làm khỏe. Bệnh lây chủ yếu của vết thương hoặc vết xây xát ở da, đặc biệt khi gà
đánh nhau hoặc mổ cắn nhau. Người bắt gà để chủng vacxin có thể nhiễm virus ở
tay và quần áo, làm lây nhiễm vào mắt của gà mẫn cảm.
- Lây gián tiếp: do chuồng nuôi, dụng cụ chăm sóc, thức ăn, nước uống
nhiễm virus. Chim hoang, côn trùng hút máu (muỗi, mòng, rận) đều có khả năng
truyền bệnh.Virus đậu có thể tồn tại nhiều tháng trong cơ thể của chúng nhưng vai
trò truyền bệnh không lớn lắm vì mùa Thu Đông không thuận lợi cho sự sống của
các côn trùng này.
 Cơ chế sinh bệnh
Sau khi xâm nhập vào da hay niêm mạc, virus sản sinh tại chỗ, rồi tùy quan
hệ giữa cơ thể và mầm bệnh, quá trình bệnh lý sẽ diễn ra với các thể khác nhau.
Nếu gia cầm nhiễm đậu khác loài, virus chỉ nhân lên tại chỗ và chỉ gây phản

ứng nhẹ. Nếu nhiễm virus đậu chủng trung gian (đã được làm thích nghi) sau khi
nhân lên tại chỗ sẽ vào máu và gây nhiễm trùng huyết rồi lan vào các phủ tạng .
Nhưng trong các cơ quan thực thể, virus thường không sinh sản mạnh và không gây
nên các biến đổi bệnh lý. Trái lại nếu nhiễm virus cùng loại bệnh sẽ xảy ra ở thể
điển hình. Trong trường hợp này sau khi nhân lên tại nơi xâm nhập virus sẽ vào
máu gây nhiễm trùng huyết sơ phát, rồi vào các cơ quan thực thể, tăng cường nhân
lên và gây thoái hóa các tế bào tổ chức. Nếu quá trình bệnh lý nặng gia cầm có thể
chết trong thời kì này. Nếu cơ thể chịu đựng được thì từ phủ tạng virus lại trở vào
máu gây nhiễm trùng thứ phát. Sau đó chúng theo máu đến da hoặc niêm mạc gây
ra bệnh lý đặc trưng của bệnh đậu.
Ở da, dưới tác động của virus tế bào thượng bì sẽ tăng sinh rất nhanh rồi thoái
hóa thành các mụn nhỏ. Dưới lớp tế bào thoái hóa mỡ sẽ tạo thành những túi nhỏ,
chứa một chất quánh như kem. Mặt ngoài tế bào thượng bì bị chết, khô lại rồi đóng
vảy. Sự xuất hiện và tích tụ các tế bào bạch cầu giúp phân biệt rõ giới hạn nốt đậu
với vùng xung quanh. Nốt đậu khô dần rồi bóc đi để lại những vết sẹo màu nâu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
10
Khóa luận tốt nghiệp
Lương Thu Hường TYB – K55
hồng. Tế bào thượng bì xung quanh tiếp tục tăng sinh, sẹo lành và kết thúc quá trình
bệnh lý.
Bệnh cũng diễn biến như trên ở niêm mạc. Tế bào thượng bì đầu tiên cũng
tăng sinh rồi thoái hóa. Sự xuất hiện của các tế bào bạch cầu cùng tế bào hoại tử tạo
thành màng giả phủ trên niêm mạc. Thực chất quá trình bệnh biến ở niêm mạc làm
bệnh trầm trọng thêm. Do tác động của chúng các tế bào không chỉ bị thoái hóa mà
niêm mạc còn bị viêm và hoại tử ở những lớp sâu hơn nên lớp màng giả thường
dày, lan tràn lẫn fibrin và mủ. Do đó bệnh thể hiện ở niêm mạc còn gọi là thể bạch
hầu (diphteria ).
Vì sao bệnh khi ở thể mụn đậu khi ở thể yết hầu và có khi ở thể hỗn hợp thì
hiện nay chưa giải thích được. Một số tác giả cho rằng đường xâm nhập quyết định

thể bệnh. Gà lớn thường nhiễm bệnh qua da nên hay bị thể đậu, còn gà con hay
nhiễm bệnh qua niêm mạc nên hay bị bệnh ở thể yết hầu. Những cách giải thích này
chỉ đúng ở một số trường hợp. Trong thực tế chúng ta thấy sức đề kháng của cơ thể
quan hệ với các thể bệnh. Gà con có sức đề kháng yếu nên hay mắc ở thể nặng.
2.4. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
Bệnh đậu gà thường có 3 thể: thể ngoài da (mụn đậu ), thể niêm mạc (yết
hầu, màng giả) và thể hỗn hợp, thời gian nung bệnh trung bình từ 4 – 8 ngày, thời
gian này có thể thay đổi tùy theo hoạt lực của virus.
 Mụn đậu thể ngoài da
Thể ngoài ra được đặc trưng bởi sự hình thành các nốt đậu ở mào, yếm, mí
mắt, khóe mắt, khóe miệng, và một số chỗ ít lông khác của cơ thể như mặt trong
cánh, quanh hậu môn, da chân…
Mụn đậu bắt đầu bằng những nốt sần nhỏ, màu nâu xám hay đỏ xám. Nốt sần
to dần bằng hạt thóc, hạt đậu. Nếu mọc gần nhau nốt đậu sẽ làm da sần sùi. Gà có
mào to, nốt đậu dày đặc có thể làm đầu gà to sù, sần sùi như hoa bắp cải. Nốt đậu
mọc ở khóe mắt làm cho gà khó nhìn nên không thấy được thức ăn và nước uống,
gà bị viêm kết mặc mắt, chảy nước mắt. Nốt đậu có thể bịt kín lỗ mũi làm cho gà
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
11
Khóa luận tốt nghiệp
Lương Thu Hường TYB – K55
khó thở. Nếu mọc ở khóe mồm, con vật sẽ đau đớn khi mổ thức ăn làm cho chúng
biếng ăn.
Màu sắc nốt đậu biến đổi dần từ màu sẫm sang màu vàng xám. Do các tế bào
bên trong bị dung giải nên mụn đậu mềm dần rồi vỡ ra chảy một chất mủ sánh như
kem. Mụn đậu khô đóng vảy. Vảy màu nâu sẫm, dần bị bóc đi để lại những vết sẹo
nhỏ màu vàng xám, mụn đậu lành, con vật lành bệnh nhanh chóng. Nếu mụn đậu
mọc dày đặc ở nhiều chỗ bệnh sẽ lâu lành, con vật bị sốt, bỏ ăn trong nhiều ngày.
Trường hợp mụn đậu bị nhiễm trùng, quá trình viêm và hoại tử ở da sẽ trở lên trầm
trọng, khi lành bệnh sẹo sẽ lớn hơn và sâu hơn.

 Thể niêm mạc ( yết hầu, màng giả )
Thể này thường gặp ở gà con. Những triệu chứng đầu tiên gây sự chú ý đến
bệnh là hiện tượng cảm mạo, gà khó thở, ủ rũ, biếng ăn do niêm mạc miệng hầu
họng bị đau. Con vật sốt và từ miệng chảy ra một thứ nước nhớt có mủ lẫn màng
giả. Nếu vạch mồm con vật, trên niêm mạc gốc lưỡi, khóe mồm, vòm miệng, niêm
mạc hầu họng và thanh quản phủ một lớp màng giả màu vàng xám. Khi màng giả
bóc ra sẽ để lại niêm mạc mới bị bệnh, tế bào thượng bì tăng sinh, sưng dày lên tạo
thành những chấm đỏ xám. Dần dần những đám viêm này lan ra và dày lên hình
thành màng giả.
Quá trình viêm thường bắt đầu ở niêm mạc hầu, họng, khí quản sau lan ra
niêm mạc mũi và mắt. Viêm mũi làm gà chảy nước mũi. Trượng hợp màng giả dày
bịt kín cả xoang mũi có thể làm cho con vật ngạt thở. Viêm màng tiếp hợp làm con
vật chảy nước mắt đặc có fibrin rồi dần dần biến thành một chất mủ màu vàng xám
che kín cả mắt. Có trường hợp mắt bị bệnh nặng, con ngươi phồng to, vỡ ra chảy
mủ, gà bị mù. Nếu bệnh biến xảy ra cùng lúc trên tất cả các niêm mạc vùng đầu có
thể làn sưng đầu gây dị hình.
Thể yết hầu hay kéo dài do các loại vi khuẩn kí sinh trên niêm mạc gây ra
quá trình viêm kế phát. Màng giả trong thể bệnh này thường lan tràn, dày và có màu
vàng xám. Quá trình viêm thường ăn sâu xuống các lớp tế bào bên dưới, vì vậy khi
màng giả bóc đi sẽ để lại những đám loét khá sâu.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
12
Khóa luận tốt nghiệp
Lương Thu Hường TYB – K55
Hình 1.3. Bệnh đậu ở thể niêm mạc
(Dinev, 2011)
Hình 1.4. Màng giả giống như bã đậu
dính vào niêm mạc thanh quản và
thực quản (tập ảnh màu về bệnh gia
súc của Nhật Bản )

 Thể hỗn hợp
Thường xảy ra ở gà con. Cùng lúc trên con vật xảy ra hai thể bệnh là thể bệnh
ngoài da và thể yết hầu. Tỷ lệ chết cao. Ngoài ra có thể gặp phổ biến ở chim hoàng yến
thể nhiễm trùng huyết làm cho con vật bỏ ăn, sốt cao, ỉa chảy, suy kiệt và chết.
Quá trình bệnh tiến triển trong vòng 3- 4 tuần . Nếu có kết phát khác, bệnh sẽ
kéo dài hơn. Bệnh xảy ra với đàn gà đẻ sẽ làm giảm tỷ lệ đẻ.
2.5. BỆNH TÍCH
2.5.1 Bệnh tích đại thể
Gà ốm gầy, nổi mụn đậu trên da, viêm cata ở niêm mạc miệng, thanh quản.
Các vết viêm này loang dần thành các nốt phồng, dày dần lên cuối cùng tạo thành
lớp màng giả dính chặt vào niêm mạc. Niêm mạc ruột có thể tụ máu đỏ từng đám.
Phổi tụ máu và tích nước. Khí quản chứa nhiều dịch xuất lẫn bọt.
Bệnh tích đặc trưng của bệnh đậu gà thể da là sự tăng sinh ở biểu mô và ở
nang lông với sự hình thành các nốt lúc đầu là các nốt trắng sau đó nhanh chóng to
lên và biến màu vàng. Ở các gà mắc bệnh trong da, ngày thứ 4 xuất hiện bệnh tích
nguyên phát. Vào ngày thứ 5 và thứ 6 hình thành các nốt mụn. Tiếp theo là giai
đoạn mụn nước, kèm theo sự hình thành các bệnh tích dày, các nốt bệnh tích liền
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
13
Khóa luận tốt nghiệp
Lương Thu Hường TYB – K55
nhau có thể hợp lại và trở lên thô ráp và có màu xám hoặc nâu thẫm. Sau 2 tuần
hoặc thỉnh thoảng sớm hơn bệnh tích có các vùng viêm sưng và xuất huyết. Hình
thành vảy trong vòng 1 – 2 tuần kế tiếp, kết thúc bằng việc bong vảy. Nếu vảy bong
sớm có dịch chảy ra khắp vùng lấm tấm xuất huyết. Khi vảy bong tự nhiên, một sẹo
tròn có thể xuất hiện, ở trường hợp nhẹ sẹo có thể không nhìn rõ. Các virus vacxin
nhược độc tạo ra các bệnh tích cục bộ, các bệnh tích này nhẹ hơn so với các bệnh
tích do các chủng độc lực gây nên.
Ở thể bạch hầu sẽ hình thành các nốt đục hoặc các nốt đốm vàng trên niêm
mạc miệng, thực quản, lưỡi, khí quản. Các nốt nhanh chóng to lên và thường hợp lại

trở thành các mảng màu vàng, hoại tử bạch hầu hoặc giả bạch hầu. Nếu màng bị
bong, sẽ có máu chảy.
Ở gà lớn (mái hoặc trống) thường mắc thể màng giả yết hầu. Chỗ có màng giả
lúc đầu sưng to, có nhiều nước nhờn, bệnh nặng, màng giả dày đặc làm gà khó thở
và chết.
Một số trường hợp quan sát thấy các nốt hoại tử ở bề mặt các cơ quan như:
gan, thận. Lách hơi bị phù có màu nâu. Tim nhạt màu do cơ tim bị thoái hóa
(Theo Deoki N. Tripathy and Willie M. Reed)
2.5.2. Bệnh tích vi thể
Đặc trưng: hiện tượng tăng sản các tế bào biểu mô và hiện tượng trương to
của các tế bào. Thể Bollinger (gồm các tế bào ưa eosin typ A) được tìm thấy trong
nguyên sinh chất tế bào và được tìm thấy ở các giai đoạn phát triển của bệnh gây
nên hiện tượng hủy hoại tế bào.
2.6. CHẨN ĐOÁN BỆNH
2.6.1. Chẩn đoán lâm sàng
Dựa vào triệu chứng, bệnh tích đặc trưng:
+ Xuất hiện các nốt đậu ở vùng không có lông: mào, tích, khóe mắt, khóe
miệng, da chân.
+ Niêm mạc miệng, khí quản, hầu họng có phủ một lớp màng giả, mụn đậu ở
thanh khí quản.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
14
Khóa luận tốt nghiệp
Lương Thu Hường TYB – K55
- Chẩn đoán phân biệt: Nếu bệnh xảy ra ở ngoài da chúng ta thấy rất dễ để
chẩn đoán nhưng khi xảy ra ở thể niêm mạc rất khó trong quá trình chẩn đoán bệnh
vì nó dễ nhầm lẫn với một số bệnh truyền nhiễm khác như Newcastle , bệnh nấm
phổi, bệnh do thiếu vitamin A, bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm … cũng gây
bệnh ở niêm mạc hầu họng.
 Bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm : Hình thành thể bao hàm trong nhân

của tế bào biểu mô kết mạc và biểu mô đường hô hấp, bệnh phát triển với quy mô
lớn, lây lan nhanh, ho hen ngạt từng cơn, màng giả rất dễ bóc.
 Bệnh Newcastle: Xuất huyết ở các niêm mạc và phủ tạng đặc biệt xuất huyết
và loét đường tiêu hóa.
 Bệnh nấm phổi: Màng giả tạo thành những điểm những đám tròn đều và khô
ở phổi và túi khí. Kiểm tra vi thể thấy các sợi nấm Aspergillus.
 Bệnh thiếu vitamin A: Niêm mạc không hình thành màng giả nhưng lại xuất
hiện dịch xuất màu vàng, sau đặc lại vón cục từng đám và bờ như bã đậu. Đặc trưng
của bệnh là hiện tượng thoái hóa các tế bào thượng bì.
2.6.2. Phương pháp làm tiêu bản
Từ gà bệnh tự nhiên hoặc sau khi đã gây bệnh nhân tạo 7 ngày, gạt bỏ vảy
đậu, nặn lấy chất mủ trong các lỗ chân lông, phiết kính. Nhuộm tiêu bản bằng
phương pháp mạ bạc Morosop hoặc phương pháp Pasen – Boren sẽ thấy thể vùi (thể
Boren) hình cầu trong nguyên sinh chất tế bào bệnh đậu.
2.6.3. Chẩn đoán virus học
Gây bệnh thí nghiệm cho gà: lấy mụn đậu hoặc màng giả bôi lên khoảng 2,2
cm da đùi đã nhổ sạch lông. Nếu bệnh phẩm có virus, sau đó 5 - 10 ngày lỗ chân
lông dày lên và hình thành các nốt đậu điển hình .
Nếu gây nhiễm cho phôi gà: tiêm 0,2ml huyễn dịch bệnh phẩm vào màng
nhung niệu của phôi gà ấp 10 - 12 ngày. Sau 4 - 8 ngày mổ toàn bộ trứng tiêm. Nếu
có bệnh màng thai dày lên, trong suốt, trên màng thai xuất hiện những chấm, điểm
tròn to nhỏ màu vàng xám nổi cộm trên bề mặt của màng thai.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
15
Khóa luận tốt nghiệp
Lương Thu Hường TYB – K55
2.6.4. Chẩn đoán huyết thanh học
Có thể sử dụng nhiều phương pháp để phát hiện kháng thể như phản ứng kết
tủa khuếch tán trên thạch
 Phản ứng trung hòa virus: trên tế bào hoặc trên phôi gà có thể được sử dụng tuy

nhiên quy trình này không thuận tiện như các phản ứng thường quy.
 Chẩn đoán bằng kháng thể huỳnh quang, Immunoperodidase sẽ phát hiện các
thể bao hàm trong tế bào chất trong các tế bào nhiễm virus bắt màu đặc hiệu.
Trong phản ứng trực tiếp, đầu tiên kháng thể kháng virus đậu gà được ủ với
kháng nguyên có trong các tế bào phơi nhiễm và sau đó kháng thể gắn kết sẽ
phản ứng với kháng thể gắn với perozidase hoặc isothiocynate lần thứ 2 kháng
lại gamma globulin của gà.
 Phản ứng miễn dịch peroxydase, phản ứng ELISA. Trong đó ELISA là phản
ứng thường được sử dụng nhất hiện nay. Kháng thể có thể được phát hiện sau
khi gia cầm nhiễm virus từ 7- 10 ngày.
2.6.5. Chẩn đoán bằng phản ứng PCR (Polymerase Chain Reaction)
Các nghiên cứu chỉ ra rằng phương pháp sinh học phân tử sinh học PCR là
phương pháp nhạy nhất để phát hiện virus đậu. Tuy nhiên giá thành của phương
pháp còn cao.
Trình tự DNA gen virus đậu gà với các kích thước khác nhau có thể được
khuếch đại bằng phản ứng PCR có dòng mồi đặc hiệu. Phản ứng này rất công dụng
khi chỉ có 1 lượng virus cực nhỏ hiện diện trong mẫu. Trong trường hợp có nhiều
bệnh hỗn hợp, các đoạn với kích thước khác nhau có thể được khuếch đại trong
phản ứng PCR đơn có sử dụng các đoạn mồi đặc hiệu. Thí dụ thể bạch hầu của bệnh
đậu gà và bệnh viêm thanh quản truyền nhiễm cũng có các triệu chứng lâm sàng
giống nhau và đều gây bệnh tích ở khí quản. Dùng các đoạn mồi đặc hiệu virus có
thể phát hiện được các bệnh này.
2.7. PHÒNG BỆNH
2.7.1. Phòng bệnh bằng vacxin
 Cơ sở của việc dùng vacxin phòng bệnh
Tiêm phòng vacxin đóng vai trò có ích nhưng nó không phải là thuốc trị
bệnh và càng không thể thay thế cho việc chăm sóc đúng đắn thường ngày.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
16
Khóa luận tốt nghiệp

Lương Thu Hường TYB – K55
Cơ sở của sự tiêm phòng bằng vacxin là phải nhận thức được vacxin không
loại trừ mối đe dọa nào của tất cả các bệnh truyền nhiễm do virus vi khuẩn gây ra,
vacxin chỉ có ích trong việc giúp con vật tránh sự tấn công ồ ạt những dịch bệnh
nghiêm trọng. Phòng bệnh bằng vacxin có tác dụng duy trì sức khỏe đối với cả một
quần thể gia súc và ít có ý nghĩa phòng trước mắt cho một cá thể.
Để tiêm phòng có hiệu quả, việc chọn thời điểm sử dụng vacxin là vô cùng
quan trọng. Những trường hợp sử dụng vacxin một cách vội vã trong khi thông tin
về những vacxin này không đầy đủ gây nên sự bất lợi cho việc nghiên cứu lưu hành
bệnh trong đàn, bởi vì khi đã dùng vacxin rồi thì việc phân biệt kháng thể do tiêm
vacxin kích thích tạo ra hay kháng thể do bản thân gia súc đã nhiễm bệnh mà có rất
khó khăn, đặc biệt là trong trường hợp sử dụng vacxin virus nhược độc.
Vì vậy muốn sử dụng vacxin có hiệu quả, hạn chế được tổn thất do dịch bệnh
gây ra người sử dụng vacxin phải có sự hiểu biết về các bệnh truyền nhiễm cũng
như dịch tễ học của bệnh.
Việc thành công trong tiêm phòng bằng vacxin không chỉ phụ thuộc vào
vacxin mà bên cạnh đó các biện pháp vệ sinh và y học cần được tiến hành đồng
thời. Cải thiện điều kiện sinh thái, vệ sinh chuồng trại, vệ sinh môi trường xung
quanh sẽ góp phần đáng kể vào việc làm giảm tỷ lệ nhiễm bệnh và tăng tác dụng
của việc dùng vacxin phòng bệnh .
Việc miễn dịch kháng đậu gà bao gồm việc tiêm chủng cho gà mẫn cảm
trước thời điểm thường xảy ra dịch. Thường thường phải tiến hành tiêm phòng
trong suốt mùa Xuân và mùa hè ở những vùng bệnh xảy ra vào mùa thu và đông .
Tuy nhiên, ở những trang trại lơn nuôi gà nhiều lứa tuổi và ở những vùng có khí
hậu nhiệt đới, những vùng mà bệnh xuất hiện quanh năm nên tiêm chủng bất cứ lúc
nào cần mà không theo mùa nào cả. Việc tiêm chủng chống virus đậu gà dưới 3
điều kiện sau:
 Khi một đàn gà nuôi trong nhà mà năm trước đã xảy ra dịch thì tất cả các đàn
gà con ấp nở từ nhà đó hoặc từ các nguồn khác đưa đến đều phải tiêm phòng
vacxin đậu gà.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam
17
Khóa luận tốt nghiệp
Lương Thu Hường TYB – K55
 Nếu đậu gà xuất hiện trong năm trước và vacxin đậu bồ câu đã được sử
dụng thì tất cả gà nên tiêm nhắc lại vacxin đậu gà, vì độ miễn dịch của
vacxin đậu bồ câu không kéo dài.
 Ở những vùng mà đậu gà đang thịnh hành, nên sử dụng vacxin đậu gà để
được bảo hộ gà chống dịch bệnh từ các đàn lân cận.
Theo (Deoki N. Tripathy and Willie M. Reed )
 Các loài vacxin đậu gà
Hiện nay trên thế giới dùng phổ biến vacxin nhược độc để phòng bệnh đậu
cho gà. Vaxin chế từ các chủng có nguồn gốc đậu gà hoặc đậu bồ câu được dùng để
phòng bệnh cho đàn gà và gà tây ở những vùng dịch xảy ra lẻ tẻ. Vacxin được sản
xuất qua phôi gà hoặc qua môi trường tế bào xơ phôi gà, đảm bảo liều lượng tối
thiểu là 10
5
EID
50
/ ml. Khi sử dụng vacxin phải tuân thủ nghiêm ngặt theo hướng
dẫn của nhà sản xuất. Thời gian sử dụng vacxin không quá 2 giờ sau khi mở lọ
vacxin. Tất cả gà trong đàn phải được chủng đậu trong cùng một ngày. Nếu bệnh
đậu lần đầu tiên xuất hiện trong đàn, số lượng gà bị bệnh ít những gà còn lại phải
được chủng vacxin.
Vacxin đậu gà : thường chủng cho gà 4 tuần tuổi và nếu gà đẻ cần chủng
trước khi đẻ 1 – 2 tháng, hàng năm tái chủng, không được dùng vacxin cho gà đang
đẻ. Với gà tây dùng lần đầu lúc 2 – 3 tháng tuổi, tái chủng vào thời gan nghỉ giữa
các kỳ đẻ. Vacxin vô hoạt chế qua môi trường tế bào có thể dùng cho gà con lúc 1
ngày tuổi, cùng với vacxin phòng bệnh Marek’s.
Gà tây có thể được dùng vacxin theo đường chủng cánh nhưng virus có thể

lây lan và gây nhiễm ở vùng đầu gà. Vị trí được chọn để tiêm chủng là giữa đùi. Gà
tây nên tiêm chủng lúc 2 – 3 tháng tuổi, nhưng đối với gà giống nên tiêm nhắc lại
trước khi đẻ trứng. Tiêm nhắc lại 3 – 4 tháng 1 lần trong suốt thời kỳ đẻ trứng có
thể có lợi, điều đó còn phụ thuộc vào mức độ dịch tễ. Vacxin đậu gà đã xảy ra trên
tất cả các vùng của Mỹ ở các đàn gà trước đó đã tiêm chủng 2 loại vacxin đậu gà và
đậu bồ câu, điều đó chứng tỏ rằng khó có khả năng cho miễn dịch hoàn toàn.
Thường người ta sử dụng kết hợp 2 vacxin đậu gà và đậu bồ câu trong các đàn gà.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
18
Khóa luận tốt nghiệp
Lương Thu Hường TYB – K55
Theo Nguyễn Như Thanh, Trần Khâm đã ngiên cứu phương pháp sử dụng và
bảo quản vacxin đậu gà ở dạng đông khô, nhận thấy
Nếu chủng cho gà vào lúc 10 – 12 ngày tuổi là thích hợp nhất, vừa phát huy
được trạng thái miễn dịch của cơ thể vừa giúp cơ thể gà con vượt qua được giai
đoạn cảm nhiễm nhất đối với bệnh đậu gà tự nhiên (khoa học kỹ thuật nông nghiệp
11/1976)
Miễn dịch chắc chắn có từ ngày thứ 7 – 8 sau khi chủng và miễn dịch cao
nhất sau 21 – 28 ngày miễn dịch có thể duy trì sau 9 tháng.
Vacxin dưới dạng đông khô, bảo quản ở 26 – 30
0
C được 4 ngày và ở 2 – 3
0
C
được 9 tháng.
Theo kinh nghiệm của Milơ 1962, Bengendoc và Snaydo 1963 thì có thể trộn
virut vacxin đậu gà với virut ffosai (hesordshire) làm thành vacxin hỗn hợp phòng
bệnh đậu và Newcastle cho gà. Loại “vacxin hai virut” này có thể phòng bệnh cho
gà từ 2 tháng tuổi trở lên bằng cách dùng dùi nhọn chọc vào da cánh. An toàn hơn
nếu trước lúc dùng vacxin này gà đã được miễn dịch một lần bằng vacxin Lasota.

Vacxin đậu bồ câu: có nguồn gốc từ bồ câu, độc lực của virus thấp hơn so
với virus đậu gà và gà tây. Nếu sử dụng không đúng, vacxin có thể gây phản ứng
cho gà.Vacxin có thể sử dụng chủng cánh cho gà mọi lứa tuổi, thông thường dùng
cho gà 4 tuần tuổi và nếu gà đẻ cần chủng khoảng 1 tháng trước khi đẻ, hàng năm
tái chủng
Vaxin đậu chim hoàng yến: có thể dùng cho chim hoàng yến. Vacxin dùng
cho chim trong giai đoạn theo mẹ và cứ 4 – 6 tháng phải chủng nhắc lại. Với chim
mái nên chủng vào lúc 4 tuần trước khi đẻ.
Sau khi chủng vacxin 7 – 10 ngày phải kiểm tra phản ứng sau tiêm : tại vị trí
chủng vacxin, da bị sưng và hình thành sẹo mới đạt yêu cầu. Đáp ứng miễn dịch
thường hình thành sai 10 – 14 ngày. Cần kiểm tra ít nhất 10% số gà trong đàn.
Các loại vacxin đậu gà do công ty thuốc thú y trung ương sản xuất đều có
hiệu qủa phòng bệnh tốt. Ngoài ra, một số loại vacxin phòng bệnh ngoại nhập có
mặt trên thị trường Việt Nam gồm: Nobilis AE + Pox. Nobilis Ovo- Diptherin
(Intervet): medivac Pox (P.T. Medion), My vac Fox Fowl Pox Vacccin (Vacccines
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
19

×