Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

ỨNG DỤNG CNTT, KT DẠY HỌC TIẾNG ANH VÀO TIẾT DẠY ĐỌC TIẾNG ANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.3 KB, 3 trang )

TRƯỜNG THCS TÀ LONG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHŨ NGHĨA VIỆT NAM
TỔ ANH VĂN-NĂNG KHIẾU Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
Tà Long, ngày 17 tháng 09 năm 2013
BÁO CÁO KINH NGHIỆM CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN
THEO ĐỊNH HƯỚNG CHUYÊN ĐỀ
“ỨNG DỤNG CNTT, KT DẠY HỌC TIẾNG ANH VÀO TIẾT DẠY ĐỌC”
( Chuyên đề cấp tổ )
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
1. Thuận lợi:
- Được sự chỉ đạo sâu sát của BGH nhà trường, sự phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ
của GV chuyên trách khi được phân công giảng dạy bộ môn này
- Học sinh ngoan có năng khiếu,hứng thú với môn học nên tạo nhiều thuận lợi cho việc
giảng dạy
2. Khó khăn:
- Tà long là một trong những địa bàn thuộc xã đặc biệt khó khăn của huyện, diện tích
rộng, dân cư sống rải rác tại nhiều thôn bản.
- Đặc điểm địa lý không được thuận lợi, điểm trường tôi đang trực tiếp giảng dạy mặt
bằng còn nhiều hạn chế và các điều kiện về cơ sở vật chất thiết bị hổ trợ cho việc dạy
và học môn tiếng anh vẫn còn nhiều khó khăn
II. ĐỊNH HƯỚNG CHUYÊN ĐỀ
* Ứng dụng CNTT , KT vào việc dạy và học môn tiếng anh nhằm giúp học sinh rèn
luyện kỹ năng đọc hiểu có thể làm tốt các dạng bài tập True/ False, sắp xếp các sự kiện
hay trả lời câu hỏi sau khi tìm hiểu bài đọc.
BÀI DẠY THỰC HIỆN : Tiết 09, Unit 2 :MAKING ARANGEMENTS
Lesson 3: READ
Như chúng ta đã biết, việc giảng dạy môn tiếng anh chủ yếu là giúp các em học sinh rèn
luyện được các kỹ năng nghe, đọc hiểu, nói và viết đồng thời nắm vững và vận dụng được
các cấu trúc ngữ pháp. Bài học này cũng không ngoại lệ, nó giúp học sinh rèn luyện hai
trong số những kỹ năng nói trên đó là đọc hiểu, giúp học sinh luyện tập qua các dạng bài
tập khác nhau như True/False; sắp xếp các sự kiện theo đúng trật tự; trả lời câu hỏi Vận
dụng yêu cầu dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng nhằm thực hiện được mục tiêu đề ra,


tôi đã áp dụng và giảng dạy bài học theo các biện pháp sau:
1. Dạy học bám sát chuẩn KT-KN:
- Nghiên cứu kỹ chuẩn KT –KN, sử dụng các nguồn tài liệu khác nhau (chủ yếu là kiến
thức SGK), để từ đó xây dựng nên một bài giảng đúng định hướng chuyên đề đáp ứng
chuẩn KT-KN.
- Đối với học sinh vùng khó, tôi chỉ đưa ra cho học sinh củng cố một lượng kiến thức rất
cơ bản đáp ứng yêu cầu của chuẩn KT-KN
- Bên cạnh bám sát Chuẩn, bài tập học sinh giải quyết còn hướng đến giải quyết các vấn
đề thực tế trong cuộc sống hàng ngày nhằm làm kích thích hứng thú cho học sinh trong
học tập
2. Ứng dụng CNTT và KT dạy học tiếng anh nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo
trong học tập của học sinh
- Để thực hiện được mục tiêu đề ra tôi tiến hành ứng dụng CNTT vào tiết dạy của mình
bằng cách sử dụng máy chiếu, trình chiếu pownpoint có sử dụng các hình ảnh minh họa
sinh động đồng thời sử dụng phương pháp tổ chức lớp hoạt động theo cặp, theo nhóm
nhằm kích thích tính tò mò, ham tìm hiểu và tăng sự hứng thú của học sinh đối với bài
học, góp phần làm cho tiết học sôi nổi, tăng tính hiệu quả của bài dạy.
- Để giúp học sinh tiếp thu bài học hiệu quả, nắm được các kiến thức cần thiết trong bài,
tôi thiết kế bài giảng theo các bước sau:
1) Pre- reading:
- Vocabulary ( Từ vựng ): Giáo viên cung cấp một số từ vựng quan trọng trong bài bằng
cách đưa ra một số hình ảnh minh họa cho từ, giải thích, gợi ý nghĩa cho học sinh nhằm
giúp học sinh có thể nắm được nội dung chính của bài học và tích lũy thêm vốn từ vựng
cần thiết cho việc học Tiếng Anh.
2) While- reading:
- Presentation the passage of Alexander Graham Bell( Trình bày đoạn văn về
Alexander Graham Bell ): Giáo viên đi vào hướng dẫn học sinh nghe và đọc đoạn văn
trong bài giúp học sinh nắm nội dung, rèn luyện kỹ năng đọc, sau đó yêu cấu học sinh
làm bài tập để kiểm tra khả năng đọc hiểu của học sinh.
+ True/ False exercise ( bài tập dạng đúng sai): Giáo viên cho học sinh làm theo nhóm

+ Order the events ( sắp xếp các sự kiện theo đúng trật tự) : Giáo viên hướng dẫn học
sinh làm theo cặp.
Giáo viên để học sinh hoạt động nhóm và cặp nhằm làm tăng tính tích cực cho toàn thể
học sinh, tất cả các em đều có cơ hội đưa ra ý kiến của mình để làm cho bài tập của nhóm
mình có kết quả tốt nhất, cách tổ chức này còn giúp cho không khí lớp học sôi động hơn.
Ở giai đọan này học sinh độc lập thao tác. Giáo viên quan sát và có thể nắm bắt được mức
độ hiểu bài của cả lớp và từng cá nhân thông qua hoạt động của các em, từ đó đề ra biện
pháp thích hợp cho từng đối tượng
3) Post- reading: Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi ( Lucky number) nhằm
giúp học sinh cũng cố lại kiến thức mình đã học trong bài bằng cách vận dụng vào làm các
bài tập hay trả lời các câu hỏi. Thông qua trò chơi giáo viên cũng giúp học sinh cảm thấy
thoải mái hơn, giảm cảm giác căng thẳng hay mệt mỏi sau tiết học, đồng thời rèn luyện
cho các em tính đồng đội, đoàn kết.
III. MỘT SỐ ĐIỂM LƯU Ý KHI DẠY TIẾT HỌC NÀY:
Để dạy bài học thành công đòi hỏi giáo viên cần:
- Lựa chọn bài tập kỉ càng, bên cạnh đó cần phân bậc bài tập cho từng đối tượng học
sinh trong lớp
- Điều hành các đối tượng học sinh trong lớp cùng hoạt động bằng cách tổ chức điều
khiển học sinh làm nhóm, làm cặp có như thế giờ học mới sinh động và lôi cuốn hơn
- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa trình chiếu slide và bảng đen giúp học sinh tiếp thu
nhanh và hiệu quả nhất.
- Đưa ra bài tập, các câu hỏi có liên quan mật thiết với nội dung bài dạy.
Trên đây là một hướng dạy kỹ năng đọc (Reading skill) theo định hướng chuyên đề
‘‘Ứng dụng CNTT , phương pháp hình thức tổ chức lớp học vào việc dạy và học tiết đọc
môn tiếng anh nhằm giúp học sinh rèn luyện kỹ năng đọc hiểu , nắm được nội dung bài để
có thể làm tốt các dạng bài tập True/ False, sắp xếp các sự kiện, trả lời đúng các câu hỏi.
Tôi rất mong được sự góp ý, bổ sung để chuyên đề này được hoàn thiện hơn, và vận dụng
rộng rãi hơn!
Xin chân thành cảm ơn!
Tà Long, ngày 17 tháng 09 năm 2013

Tổ trưởng duyệt Người báo cáo
Nguyễn Đăng Hùng Hoàng Thị Như

×