HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
ĐÔNG THỊ HỒNG
§¶M B¶O AN SINH X· HéI
TR£N §ÞA BµN THµNH PHè Hµ NéI
Chuyên ngành : Kinh tế chính trị
Mã số : 62 31 01 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHẠM THỊ KHANH
HÀ NỘI - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các tài liệu, số liệu trích dẫn trong luận án là
trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa
học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất cứ
công trình nào.
Tác giả luận án
Đông Thị Hồng
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
7
1.1. Những công trình nghiên cứu về an sinh xã hội và đảm bảo an
sinh xã hội 7
1.2. Nhận xét chung về những công trình khoa học đã nghiên cứu có
liên quan đến đề tài luận án và những khoảng trống cần tiếp tục
nghiên cứu trong luận án 25
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ
HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
29
2.1. Khái niệm, đặc điểm và mối quan hệ giữa đảm bảo an sinh xã hội
đối với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố 29
2.2. Nội dung và những điều kiện đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn
thành phố 46
2.3. Kinh nghiệm đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố và
bài học đối với thành phố Hà Nội 52
Chương 3: THỰC TRẠNG ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
70
3.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội ảnh hưởng đến đảm bảo an
sinh xã hội thành phố Hà Nội 70
3.2. Thực trạng đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội
giai đoạn 2008 đến nay 76
3.3. Đánh giá chung 112
Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM
ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ HÀ NỘI
123
4.1. Quan điểm, phương hướng đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn
thành phố Hà Nội 123
4.2. Giải pháp đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội 134
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
157
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
160
PHỤ LỤC
171
DANH MỤC VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
ASXH : An sinh xã hội
BHYT : Bảo hiểm y tế
BHHT : Bảo hiểm hưu trí
BHXH : Bảo hiểm xã hội
BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp
BTXH :
Bảo trợ xã hội
CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CTXH :
Cứu trợ xã hội
ĐBASXH : Đảm bảo an sinh xã hội
KCN : Khu công nghiệp
KCX : Khu chế xuất
GQVL : Giải quyết việc làm
TP : Thành phố
TGXH :
Trợ giúp xã hội
TTLĐ :
Thị trường lao động
ƯĐXH : Ưu đãi xã hội
XĐGN : Xóa đói giảm nghèo
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Mức chuẩn trợ cấp cho đối tượng BTXH ở TP Hà Nội, giai
đoạn 2008 - 2012 102
Bảng 3.2: Năng lực của đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực Lao
động -Xã hội ở TP. Hà Nội 108
Bảng 3.3: Lực lượng lao động đang làm việc của TP Hà Nội phân
chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật 109
Bảng 3.4: Lực lượng lao động đang làm việc của TP Hà Nội chia
theo loại hình doanh nghiệp
110
Bảng 3.5: Hình thức tiết kiệm của hộ gia đình 112
Bảng 3.6: So sánh tốc độ tăng GDP của TP Hà Nội và cả nước giai
đoạn 2008 - 2012 113
Bảng 3.7: Chỉ tiêu đánh giá nội địa, Tốc độ tăng tổng sản phẩm nội
địa, tổng thu ngân sách Nhà nước
114
Bảng 3.8: Cơ cấu đầu tư kinh phí cho hoạt động của các cơ sở BTXH
công lập giai đoạn 2008-2011
116
Bảng 3.9: Đầu tư ngân sách TP Hà Nội cho nuôi dưỡng, chăm sóc người
có công, đối tượng BTXH và TNXH tại các cơ sở xã hội công
lập so với GDP của TP Hà Nội, giai đoạn 2008-2013 116
Bảng 4.1: Chi ngân sách thường xuyên của TP. Hà Nội năm 2012 và
Dự kiến đến năm 2020
125
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1: Tốc độ tăng trưởng GDP ở Hà Nội từ 2008 đến 2012 72
Biểu đồ 3.2: Dân số TP Hà Nội so với cả nước từ 2008 -2013 74
Biểu đồ 3.3: Nhận thức của đội ngũ cán bộ, người dân về tầm quan
trọng của việc đảm bảo ASXH cho người dân đối với
việc ổn định chính trị - xã hội tại địa phương 85
Biểu đồ 3.4: Nhận thức của đội ngũ cán bộ, người dân về tầm quan
trọng của việc đảm bảo ASXH cho người dân đối với
việc ổn định chính trị - xã hội tại địa phương 87
Biểu đồ 3.5: Đánh giá của cán bộ, người dân về tầm quan trọng
của đảm bảo ASXH với công bằng xã hội và phát huy
giá trị nhân văn của dân tộc 88
Biểu đồ 3.6: So sánh tốc độ tăng GDP của TP Hà nội và cả nước
giai đoạn 2008-2012
90
Biểu đồ 3.7: Nguồn lực tài chính thu, chi trong lĩnh vực BHXH và
BHYT
93
Biểu đồ 3.8: Mức chuẩn trợ cấp xã hội thường xuyên cho đối
tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn
2008 - 2012 95
Biểu đồ 3.9: Tình hình tham gia bảo hiểm nhân thọ và hiểu biết về
BHXH tự nguyện của hộ gia đình có người làm công
ăn lương 111
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Những thành tựu trong quá trình đổi mới của Việt Nam đã làm thay đổi
diện mạo của các địa phương, góp phần đưa vị thế của Việt Nam lên một tầm
cao mới trong quan hệ quốc tế. Song song với tăng trưởng, phát triển kinh tế,
các chương trình xóa đói giảm nghèo (XĐGN), trợ giúp những nhóm đối
tượng yếu thế trong xã hội cũng được triển khai mạnh trên phạm vi toàn quốc.
Kết quả là, Việt Nam được xếp vào nhóm các quốc gia có tốc độ giảm nghèo
nhanh nhất thế giới Tuy nhiên, trên bình diện tổng thể, dường như thành
quả đạt được của tăng trưởng, phát triển kinh tế chưa thực sự được phân phối
một cách hợp lý trong các đối tượng người nghèo và người yếu thế trong xã
hội. Nói cách khác, người giàu được hưởng lợi nhiều hơn so với nhóm người
nghèo cả về thu nhập, cơ hội phát triển hay thụ hưởng phúc lợi xã hội. Thành
quả tăng trưởng cũng không được phân phối công bằng giữa các vùng, miền
trên cả nước: Đô thị được hưởng nhiều hơn nông thôn, các khu trung tâm
được hưởng nhiều hơn ngoại ô. Cá biệt, có một số chương trình chuyên biệt
về giảm nghèo hoặc lồng ghép giữa phát triển kinh tế với giảm nghèo, thiết kế
dành riêng cho người nghèo, trong một số trường hợp cụ thể, người giàu vẫn
được thụ hưởng nhiều hơn…
Hà Nội là thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đang
trong quá trình tiến hành đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH,
HĐH), đô thị hóa, mở rộng địa giới hành chính. Từ khi tái lập đến nay, Hà
Nội vẫn giữ vững là đầu tàu trong phát triển kinh tế - xã hội và là “điểm sáng”
trong giải quyết các vấn đề về an sinh xã hội (ASXH). Tuy nhiên, đánh giá
khách quan phải thấy, việc đảm bảo ASXH cho người dân còn khá nhiều hạn
chế: Là thủ đô nhưng số hộ nghèo còn cao, công tác giảm nghèo còn thiếu
tính bền vững, số hộ tái nghèo còn chiếm tỷ lệ cao; tình trạng phân hóa giàu
nghèo có xu hướng gia tăng, nhất là mức số của dân cư sống trong nội thành
và ngoại thành có sự chênh lệch lớn, dân cư nông thôn và thành thị; tỷ lệ
người nghèo, người yếu thế trong xã hội vẫn rất khó khăn chưa có cơ hội tiếp
cận tới các nguồn lực, nhất là nguồn lực tài chính để đẩy mạnh sản xuất kinh
2
doanh; giá cả hàng hóa tiêu dùng cho người dân ngày càng đắt so với mức thu
nhập trung bình của người dân; Diện tích đất ở của người dân ngày càng
không được đảm bảo; tệ nạn xã hội gây ảnh hưởng đến tính mạng và cuộc
sống cho người dân ngày càng tăng và có chiều hướng hệ thống hóa; Nguy cơ
mất việc làm hoặc bị tổn thương do có việc làm không đầy đủ hoặc không
thường xuyên của mỗi người dân gia tăng do đất đai canh tác bị thu hẹp hoặc
bị mất do quá trình đô thị hóa, phát triển khu công nghiệp (KCN), khu chế
xuất (KCX)…So với thủ đô của một số nước đang phát triển, thủ đô Hà Nội
còn nhiều hạn chế trong việc hoạch định chính sách mang tính chất chiến
lược, vĩ mô cho quá trình phát triển bền vững, hội nhập toàn diện với khu vực
thế giới.
Vì vậy, làm gì và làm thế nào để thành phố (TP) Hà Nội đảm bảo ASXH góp
phần thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững cả về xã hội và bảo vệ môi trường đáp ứng
yêu cầu phát triển thủ đô văn minh, hiện đại góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu
mà Đảng đã đề ra: Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Xuất phát từ cơ sở và thực trạng đặt ra, tác giả lựa chọn chủ đề “Đảm
bảo an sinh xã hội trên địa bàn Thành phố Hà Nội” làm luận án tiến sĩ Kinh
tế, chuyên ngành Kinh tế chính trị.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về đảm bảo ASXH; phân tích thực trạng
đảm bảo ASXH trên địa bàn TP Hà Nội, luận án đề xuất phương hướng và giải
pháp chủ yếu nhằm đảm bảo tốt ASXH trên địa bàn TP Hà Nội trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý luận về đảm bảo ASXH trên địa
bàn cấp thủ đô, bao gồm: khái niệm, đặc điểm, mối quan hệ và điều kiện đảm
bảo ASXH trên địa bàn cấp TP.
- Tìm hiểu kinh nghiệm đảm bảo ASXH của một số nước trên thế giới và
địa phương của Việt Nam. Từ đó, rút ra bài học về đảm bảo ASXH trên địa bàn
TP Hà Nội.
3
- Phân tích, đánh giá thực trạng đảm bảo ASXH trên địa bàn TP Hà
Nội, bao gồm: kết quả đạt được, hạn chế và nguyên.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục đảm bảo
tốt ASXH trên địa bàn TP Hà Nội trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là đảm bảo ASXH trên địa bàn TP
Hà Nội.
Luận án nghiên cứu đảm bảo ASXH ở TP - trực thuộc Trung ương, là
TP đặc biệt - Thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung:
+ Luận án nghiên cứu đảm bảo ASXH trên địa bàn TP Hà Nội xét trên
các phương diện hoạt động nhiệm vụ, yêu cầu của đảm bảo ASXH.
+ Đảm bảo ASXH trên địa bàn TP Hà Nội có nội dung rộng lớn. Vì
vậy, luận án tập trung nghiên cứu đảm bảo ASXH với các trụ cột chính: bảo
hiểm xã hội (BHXH), thị trường lao động (TTLĐ) và trợ giúp xã hội
(TGXH), XĐGN.
+ Luận án đi sâu nghiên cứu các điều kiện đảm bảo ASXH trên địa bàn
TP Hà Nội trên ba trụ cột chính nêu trên và tập trung nghiên cứu về: cơ chế,
chính sách, nguồn lực tài chính và nguồn lực con người… góp phần đảm bảo
ASXH trên địa bàn TP Hà Nội. Đối tượng thụ hưởng ASXH là dân cư trên địa
bàn TP Hà Nội; những tác động của cơ chế, chính sách đến đảm bảo ASXH,
đặc biệt là các chính sách về ASXH như bảo hiểm y tế (BHYT), BHXH, giáo
dục - đào tạo, giải quyết việc làm (GQVL), đất đai…
- Về không gian: Luận án nghiên cứu đảm bảo ASXH trên địa bàn TP
Hà Nội đã tiến hành nghiên cứu phạm vi mẫu 500 phiếu điều tra bảng hỏi đối
với người dân ở 5 quận (Hoàn Kiếm, Đống Đa, Ba Đình, Hà Đông; Cầu
Giấy); 5 huyện (Ba Vì, Đan Phượng, Hoài Đức, Phúc Thọ, Từ Liêm) và 100
phiếu để điều tra đội ngũ cán bộ ở một số quận huyện, xã phường trên địa bàn
4
TP Hà Nội (Hoàn Kiếm, Từ Liêm, Đan Phượng, Ba Vì và Hoài Đức) để điều
tra nghiên cứu phục vụ cho đánh giá thực trạng đảm bảo ASXH trên địa bàn
TP Hà Nội.
- Về thời gian: Luận án nghiên cứu vấn đề đảm bảo ASXH trên địa bàn
TP Hà Nội từ năm 2008 đến nay. Các số liệu thống kê, phân tích chủ yếu trong 5
năm gần đây và dự báo những yêu cầu đảm bảo ASXH đến năm 2020.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và những chủ trương, đường lối cơ chế, chính sách của
Đảng và Nhà nước về công bằng xã hội, ASXH nói chung; những chính sách
về đảm bảo ASXH của TP Hà Nội nói riêng. Luận án kế thừa và làm sáng tỏ
những quan điểm lý luận của các nhà khoa học trong nước và thế giới về
những nội dung liên quan.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu. Trong đó, luận
án chú trọng sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu phân tích - tổng hợp: Thông qua phương
pháp nghiên cứu này, tác giả đi từ cái chung, cái tổng hợp (khái niệm, trụ
cột, hệ thống của ASXH) để đi đến cái chi tiết của vấn đề nghiên cứu của
luận án. Sau đó, tác giả đi từ cái riêng, những đặc tính riêng của các vấn đề
nghiên cứu tạo thành một hệ thống những nội dung mang tính chất hệ
thống phù hợp với những yêu cầu, đòi hỏi của vấn đề nghiên cứu trong lĩnh
vực kinh tế - chính trị.
- Phương pháp nghiên cứu trừu tượng hóa khoa học: Luận án sử dụng
phương pháp nghiên cứu này để tạm thời gạc bỏ khỏi đối tượng nghiên cứu
những biểu hiện ngẫu nhiên cá biệt để đi sâu vào những vấn đề cơ bản nhất
thuộc đối tượng nghiên cứu (luận án đi sâu vào nghiên cứu các điều kiện đảm
bảo ASXH trên địa bàn TP Hà Nội) để có điều kiện tìm hiểu sâu bản chất của
việc đảm bảo ASXH trên địa bàn TP Hà Nội.
5
- Phương pháp nghiên cứu thống kê - so sánh: Đây là phương pháp
được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu kinh tế hiện đại. Luận án sử dụng
phương pháp thống kê để thu thập số liệu các lĩnh vực và số liệu việc huy
động các điều kiện cho việc đảm bảo ASXH. Tác giả tiến hành so sánh, đối
chiếu giữa các lĩnh vực, điều kiện khác nhau để rút ra sự khác nhau giữa
những số liệu thống kê. Từ đó, rút ra được những kết luận quan trọng, tìm ra
nguyên nhân, đưa ra giải pháp cho vấn đề mà luận án nghiên cứu.
- Phương pháp kinh tế học hiện đại (Mô hình hóa): Phương pháp
mô hình hóa là một dạng thức trừu tượng của một hệ thống, được hình
thành để hiểu hệ thống trước khi xây dựng hoặc thay đổi hệ thống đó.
Theo Efraim Turban, mô hình là một dạng trình bày đơn giản hoá của thế
giới thực. Bởi vì, hệ thống thực tế thì rất phức tạp và rộng lớn và có
những mức độ phức tạp không cần thiết phải được mô tả và giải quyết.
Mô hình cung cấp một phương tiện để quan niệm hoá vấn đề và giúp luận
án có thể trao đổi các ý tưởng trong một hình thức cụ thể, không mơ hồ;
Phương pháp lượng hóa.
Đặc biệt, luận án sử dụng phương pháp điều tra xã hội học trong quá
trình nghiên cứu thực hiện đề tài: Luận án sử dụng phương pháp này để điều
tra thu được ý kiến rộng rãi của nhiều đối tượng (đối tượng là cán bộ thực
hiện chính sách và người dân). Những ý kiến thu được thông qua phương
pháp nghiên cứu này dùng để thuyết minh cho những luận điểm, luận cứ mà
tác giả đưa ra. Trong luận án tác giả đã tiến hành nghiên cứu phạm vi mẫu
500 phiếu điều tra bảng hỏi đối với người dân ở 5 quận (Hoàn Kiếm, Đống
Đa, Ba Đình, Hà Đông; Cầu Giấy); 5 huyện (Ba Vì, Đan Phượng, Hoài Đức,
Phúc Thọ, Từ Liêm) và 100 phiếu để điều tra đội ngũ cán bộ ở một số quận
huyện, xã phường trên địa bàn TP Hà Nội (Hoàn Kiếm, Từ Liêm, Đan
Phượng, Ba Vì và Hoài Đức.) để điều tra nghiên cứu phục vụ cho đánh giá
thực trạng đảm bảo ASXH trên địa bàn TP Hà Nội. Việc chọn mẫu và sử
dụng phương pháp này đã đảm bảo yếu tố khách quan, diện rộng cho quá
trình kết luận những thông tin nêu trong luận án.
6
5. Những đóng góp mới của luận án
- Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về ASXH và đảm bảo ASXH
trên địa bàn cấp TP. Khẳng định rõ bản chất, đặc điểm, mối quan hệ, nội dung
và những điều kiện đảm bảo ASXH trên địa bàn TP.
- Tìm hiểu kinh nghiệm đảm bảo ASXH trên địa bàn cấp tỉnh, TP của
một số địa phương, thủ đô của một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam; rút
ra bài học kinh nghiệm đối với đảm bảo ASXH trên địa bàn TP Hà Nội.
- Phân tích đúng đắn, xác thực, khoa học về thực trạng đảm bảo ASXH
trên địa bàn TP Hà Nội, bao gồm: Những kết quả đạt được, hạn chế và
nguyên nhân của những hạn chế.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục đảm bảo tốt
ASXH, góp phần phát triển bền vững về kinh tế - xã hội trên địa bàn TP Hà Nội.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận án được kết cấu thành 04 chương, 10 tiết.
7
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
ASXH và đảm bảo ASXH là vấn đề có ý nghĩa quan trọng với việc
phát triển bền vững của phương và đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh CNH,
HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế. Vấn đề này đã thu hút được sự quan tâm
của nhiều nhà nghiên cứu trong, ngoài nước và được luận giải dưới nhiều góc
độ khác nhau. Vì thế, sự khái quát, đánh giá và phân tích các công trình
nghiên cứu có liên quan sẽ giúp cho luận án tránh được sự trùng lặp về góc độ
nghiên cứu cũng như nội dung. Đồng thời, luận án tìm ra những điểm mới cần
phải khai thác, làm rõ trong quá trình thực hiện đề tài.
1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ AN SINH XÃ HỘI VÀ ĐẢM
BẢO AN SINH XÃ HỘI
1.1.1. Nghiên cứu về đảm bảo an sinh xã hội của một số quốc gia
trên thế giới
1.1.1.1. Những nghiên cứu của các học giả ngoài nước
ASXH là một trong những vấn đề quan trọng mang tính chất phát triển
hài hòa, bền vững, đồng thời là vấn đề mang tính chất cấp bách cho sự ổn
định chính trị của mỗi quốc gia, khu vực. Nghiên cứu về ASXH vì thế cũng
thu hút được một lượng lớn các học giả, các nhà khoa học quan tâm nghiên
cứu khá lâu. Tuy nhiên, trong phát triển kinh tế thị trường, quá trình hội nhập
kinh tế thế giới và những biến động về chính trị - xã hội của các khu vực, việc
nghiên cứu đảm bảm ASXH trong điều kiện mới, cụ thể được các nhà khoa
học trên thế giới đề cập và quan tâm nghiên cứu thời gian gần đây.
Với tư cách một bộ phận không thể tách rời trong quốc gia, các địa
phương vừa là đơn vị phải thực thi các chính sách an sinh chung, vừa chủ
động đề xuất các chính sách, biện pháp của riêng mình, không mâu thuẫn với
chính sách an sinh chung, nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu đề ra. Ở các quốc gia
châu Âu và Hoa Kỳ, mỗi bang, mỗi vùng lại có những quy định về an sinh và
cách thức thực hiện riêng biệt, sáng tạo, tùy thuộc vào Hội đồng của vùng, địa
phương và lựa chọn của các nghị sĩ của mỗi vùng, địa phương đó.
8
Tác giả James Midgley trong cuốn sách “Basis of social security in
Asia: mutual aid, micro-insurance and social security” (Cơ sở ASXH ở châu
Á: Viện trợ lẫn nhau, bảo hiểm vi mô và ASXH) [116], ông là người đầu
tiên nghiên cứu một cách toàn diện các hoạt động của các hiệp hội lẫn nhau
và các chương trình bảo hiểm vi mô của các hiệp hội ở châu Á nơi mà các
chương trình này được phát triển đặc biệt tốt. Cuốn sách đã cung cấp một
số nghiên cứu quan trọng như thông tin chi tiết về các hiệp hội tác động lẫn
nhau trong các phần khác nhau của khu vực, bao gồm Nam Á, Sri Lanka,
Thái Lan, Mông Cổ, Indonesia và Philippines. Nghiên cứu trường hợp cung
cấp những hiểu biết quan trọng về tiềm năng của các hiệp hội để cung cấp
bảo vệ thu nhập hiệu quả và làm thế nào các hoạt động của họ có thể đóng
góp vào việc xây dựng chiến lược ASXH toàn diện và cơ sở hiệu quả trong
thế giới đang phát triển đóng góp rõ rệt cho mục tiêu xoá đói, giảm nghèo
và cải thiện mức sống.
Tác phẩm “Social Security, Medicare & Government Pensions”
(ASXH, chăm sóc y tế và trợ cấp chính phủ) của Joseph Matthews Attorney
[120] đi sâu bàn về lợi ích và hệ thống chăm sóc y tế, nhà ở xã hội, tiền lương
hưu, chính sách cho những người có công với đất nước và cách thức để đảm
bảo BHYT tốt nhất.
Công trình “Social Security For Dummies” của tác giả Jonathan
Peterson [119], đã đề cập đến các vấn đề ASXH của Hoa Kỳ với một số nội
dung: giải thích lịch sử, quy định, và những thay đổi đáng kể ASXH Hoa Kỳ,
cũng như cân nhắc về tương lai của chương trình; phân tích toàn diện các
chương trình được tài trợ bởi Cơ quan Quản lý ASXH; những thách thức và
cân nhắc cho những người có hoàn cảnh đặc biệt
Cuốn sách: “Social Securiy, the Economy and development” (ASXH,
Kinh tế và phát triển” của tác giả James Midgley [115], ông cho cho rằng: Hiện
nay, nhiều chính phủ được tư nhân hóa các chương trình ASXH, chủ yếu là các
chương trình tốn kém và có hại cho sự phát triển kinh tế. Cuốn sách này cung
cấp các phân tích có hệ thống đầu tiên của mối quan hệ giữa ASXH và phát triển
kinh tế, giải quyết các mâu thuẫn đó ASXH ội có thể gây tổn hại theo hai chiều
của sự phát triển. Sử dụng nhiều nghiên cứu quốc tế, cuốn sách làm sáng tỏ cuộc
9
tranh luận, với mỗi nghiên cứu quốc gia tập trung vào một khía cạnh cụ thể của
vấn đề này và thể hiện tích cực, sự đóng góp ASXH với phát triển kinh tế.
Tác phẩm “Social Security Strategies: How to Optimize Retirement
Benefits” (Chiến lược ASXH: Làm thế nào để tối ưu hóa lợi ích hưu trí)
(2011) của hai tác giả William Reichenstein, William Meyer [124], đã chỉ ra
một số yếu tố ảnh hưởng đến ASXH và hưu trí của người dân nước Mỹ; đề
xuất các biện pháp chuyên gia nhằm giúp người dân xây dựng chiến lược
ASXH thông minh nhằm nâng cao thu nhập đời và giảm thiểu nguy cơ hết
tiền tiết kiệm hưu trí. Đồng thời, cuốn sách này sẽ trang bị cho bạn các thông
tin và công nghệ tự động để tận dụng tối đa các lợi ích ASXH.
Công trình nghiên cứu của hai tác giả Dean Baker, Mark Weisbrot
“Social Security: The Phony Crisis” (ASXH: Cuộc khủng hoảng giả mạo)
[114] đã bàn luận sâu về vấn đề: Có đúng là hệ thống ASXH đang gặp khó
khăn nghiêm trọng và phải được sửa chữa? Như bùng nổ dân số bắt đầu nghỉ
hưu, họ sẽ chắc chắn, tính bằng số lượng tuyệt đối của họ, cắt đứt hệ thống?
ASXH một kế hoạch lớn mà sẽ để lại cho các thế hệ tương lai và cuộc đời của
họ đóng góp? Là cách duy nhất để giải quyết cuộc khủng hoảng ASXH thông
qua thay đổi cơ bản như tư nhân hoặc củng cố nó với các loại thuế mới lớn?
Tác giả đã giành phần lớn nội dung để lý giải vấn đề nếu trên. Trong vấn đề
ASXH: Cuộc khủng hoảng giả mạo, hai nhà kinh tế Dean Baker và Mark
Weisbrot cho rằng không có cơ sở kinh tế, nhân khẩu học, hoặc tính toán bảo
hiểm cho niềm tin phổ biến rằng chương trình cần phải được cố định. Hai tác
giả nhấn mạnh, hầu như không có sự bất đồng về các sự kiện tài chính ASXH,
hoặc ngay cả những dự báo về tương lai của nó. Thay vào đó, cuộc tranh luận
về ASXH đã được chìm trong quan niệm sai lầm, nhầm lẫn và thiếu sự thống
nhất về ý nghĩa của các điều khoản rất quan trọng.
Tác giả cuốn “Social Security: The Unfinished Work” (ASXH: Các
công việc dở dang) của tác giả Charles Blahous [111], ông đã cho rằng: Nước
Mỹ nhận thức được ASXH phải đối mặt với những thách thức đáng kể trong
những thập kỷ tới - và một loạt các tổ chức xã hội chứa đựng các mâu thuẫn.
Với niềm say mê nghiên cứu và mong muốn trả lời câu hỏi làm thế nào để
làm cho chương trình ASXH mạnh mẽ và có lợi trong tương lai. Trong tác
10
phẩm, tác giả đã trình bày một số nội dung thường bị hiểu lầm; một số vấn đề
nảy sinh trong trong thực tiễn ASXH. Tác giả nêu ra thảo luận: Vấn đề đó ảnh
hưởng như thế nào đến người tham gia chương trình và tìm hiểu các yếu tố
nhân khẩu học, kinh tế, và chính trị thực sự đe dọa tương lai của ASXH.
Hai tác giả Peter A.Diamond, Peter R.Orszag “Saving Social Security:
A Balanced Approach” (Tiết kiệm ASXH: Một cách tiếp cận cân bằng) [121],
các tác giả cho rằng: Trong khi tất cả mọi người đồng ý rằng ASXH là một
chương trình của chính phủ quan trọng và cần thiết đã có kế hoạch rất khác
nhau cho quá trình cải cách, hoàn thiện ASXH. Peter A. Diamond và Peter R.
Orszag, hai nhà kinh tế hàng đầu của nước Mỹ, đề xuất một kế hoạch cải cách
sẽ giải cứu các chương trình cả hai từ vấn đề tài chính và từ những người sẽ
phá hủy các chương trình đảm bảo ASXH. Kể từ khi công bố phiên bản đầu
tiên của cuốn sách này vào năm 2004, cuộc tranh luận về ASXH đã chuyển
đến các trung tâm của chương trình nghị sự chính sách đối nội. Trong phiên
bản cập nhật của tiết kiệm ASXH, các tác giả phân tích đề xuất của chính
quyền Bush đối với tài khoản cá nhân và thảo luận về cái gọi là "giá chỉ mục"
đề xuất để khôi phục khả năng thanh toán dài hạn thông qua việc thay đổi
cách lợi ích ban đầu sẽ được tính toán. Tiết kiệm ASXH đọc cho hoạch định
chính sách liên quan đến cải cách, các nhà phân tích và tất cả những người
quan tâm về số phận của sự bảo vệ này của người Mỹ.
1.1.1.2. Những nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước
Tác giả Nguyễn Duy Dũng trong “Chính sách và biện pháp giải quyết
phúc lợi xã hội ở Nhật Bản” [28], tác giả đã khái quát: lịch sử hình thành và
phát triển chế độ phúc lợi xã hội của Nhật Bản; các hình thức và biện pháp
nhà nướ đảm bảo lợi ích xã ội ở Nhật Bản (Chế độ chăm sóc sức khỏe; phúc
lợi đối với bà mẹ và trẻ em; phúc lợi đối với người già; phúc lợi xã hội đối với
người tàn tật; phúc lợi xã hội đối với người có thu nhập thấp); tổ chức quản lý
và tài chính cho việc thực hiện chính sách phúc lợi của Nhật Bản.
Các tác giả cuốn “Hệ thống ASXH của EU và bài học kinh nghiệm cho
Việt Nam” [97], đã phân tích tổng quan về hệ thống ASXH của Châu Âu nói
chung và một số quốc gia điển hình trong việc cải cách hệ thống ASXH: Mô
hình “thị trường xã hội” của Đức; mô hình “thị trường tự do” của Anh; mô
11
hình “xã hội dân chủ” của Thụy Điển. Cuốn sách còn chỉ ra thành công, hạn
chế và xu hướng cải cách của hệ thống ASXH của một số nước châu Âu và
đưa ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam hiện nay.
Cuốn “Chính sách công của Hoa Kỳ giai đoạn 1930-2001” của tác giả Lê
Vinh Danh [27], đã làm rõ quá trình hình thành, kết cấu nội dung và xu hướng thay
đổi của hệ thống chính sách ASXH của Hoa Kỳ trong giai đoạn từ 1930 - 2001.
Trong nghiên cứu, tác giả Lê Vinh Danh đã làm rõ: Chính sách tuyên chiến với đói
nghèo; Tem thực phẩm; Trợ cấp gia đình nghèo và trẻ em phụ thuộc; Chính sách bổ
sung thu nhập ASXH; Chính sách chăm sóc sức khỏe; Chính sách BHXH
Ngoài ra, nghiên cứu về đảm bảo ASXH trên thế giới còn có cần kể đến
những công trình khoa học khác như: Tác giả Phan Đức Thọ với bài “Chính sách
ASXH ở Việt Nam và kinh nghiệm từ một số thành viên ASEM” [83]; Tác giả
Nguyễn Kim Bảo với bài “Hệ thống đảm bảo xã hội ở Trung Quốc hiện nay”
[10]; “Kinh nghiệm giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và ASXH của
Hoa Kỳ, Thụy Điển và Đức” của tác giả Nguyễn Hữu Dũng [30]
Những công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước đề cập
đến vấn đề ASXH và đảm bảo ASXH ở một số quốc gia trên thế giới để hiểu
hơn được khái niệm, cấu trúc và vai trò của ASXH. Ngoài ra, với sự nghiên cứu
một cách khoa học, công phu, các tác giả đã đúc rút ra những kinh nghiệm quý
báu trong quá trình thực thi, đảm bảo ASXH ở Việt Nam trong thời gian tới.
1.1.2. Những công trình nghiên cứu về an sinh xã hội ở Việt Nam
1.1.2.1. Những cuốn sách nghiên cứu về an sinh xã hội
Trong cuốn “Lý thuyết và mô hình ASXH (phân tích thực tiễn ở Đồng
Nai)”, nhóm tác giả Phạm Văn Sáng, Ngô Quang Minh, Bùi Văn Huyền,
Nguyễn Anh Dũng [75], đã phân tích những bất cập, xu hướng vận động, kinh
nghiệm quốc tế về xây dựng và phát triển hệ hống ASXH. Tập thể các tác giả
còn tập trung phân tích ASXH nhìn từ đối tượng thụ hưởng và những trụ cột
chính của hệ thống ASXH ở Đồng Nai như: Bảo hiểm xã hội, BHYT trợ cấp
xã hội và XĐGN.
Cuốn sách của tác giả Mai Ngọc Cường về “Xây dựng và hoàn thiện hệ
thống chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam” [23], đây là một trong những
công trình đầu tiên ở Việt Nam đi sâu nghiên cứu về vấn đề ASXH trên quy
12
mô toàn diện, rộng lớn. Đây là một vấn đề hết sức phức tạp và đang thu hút
được đông đảo sự quan tâm của cộng đồng trong xã hội hiện nay. Cuốn sách
gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về chính sách ASXH trong
nền kinh tế thị trường; Chương 2:Thực trạng hệ thống chính sách ASXH ở
Việt Nam hiện nay; Chương 3: Phương hướng, giải pháp xây dựng và hoàn
thiện hệ thống chính sách ASXH ở Việt Nam đến năm 2015. Nội dung sách
cung cấp cái nhìn tổng quan, đa diện về hệ thống chính sách ASXH ở Việt
Nam trong thời gian qua, với thành phần chủ yếu nhất là BHXH, BHYT,
TGXH và ưu đãi xã hội (ƯĐXH). Sách cung cấp rất nhiều số liệu cập nhật và
được phân tích cặn kẽ; đặc biệt đi sâu phân tích, chỉ rõ những yếu kém của hệ
thống chính sách ASXH và đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện
hệ thống chính sách ASXH ở nước ta hiện nay.
“An sinh xã hội đối với nông dân trong nền kinh tế thị trường ở Việt
Nam” là cuốn sách của tác giả Mai Ngọc Anh [4], đã đề cập đến một số vấn
đề thực tiễn và cấp bách đang được đặt ra trong thực tiễn nước ta: tác giả đã
phân tích và làm rõ các hình thức ASXH truyền thống sẽ tồn tại và phát triển
ra sao trong bối cảnh xuất hiện những hình thức ASXH hiện đại? Những hình
thức hiện đại có thể thay thế các hình thức truyền thống của ASXH trong
nông thôn hay không? Nếu có, thì mức độ thay thế sẽ như thế nào? Với tình
trạng thu nhập thấp như hiện nay, Việt Nam có thể xây dựng được các chính
sách ASXH hiện đại cho nông dân như các nước phát triển được hay không?
Nếu có thì điều kiện nào để thực hiện được? Cuốn sách tập trung làm rõ
những vấn đề lý luận và thực tiễn; phân tích thực trạng để chỉ ra những thành
tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra đối với việc xây dựng hệ thống ASXH
đối với nông dân nước ta từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường. Trên cơ
sở đó, tác giả đã đề xuất phương hướng, giải pháp xây dựng và hoàn thiện hệ
thống ASXH đối với nông dân ở nước ta những năm tới.
Cuốn sách “Văn kiện Đảng về an sinh xã hội” [37], đã tập hợp, tuyển
chọn các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị, thông tư của Đảng ta về vấn đề chăm
sóc sức khỏe cho cán bộ, công nhân, nhân dân; chính sách tiền lương, chế độ
bảo hiểm xã hội, chính sách đối với người có công, trợ giúp khi gặp thiên tai;
giải quyết việc nghỉ hưu của cán bộ; sự bảo đảm thu nhập và một số điều kiện
13
thiết yếu khác cho cá nhân, gia đình và cộng đồng trước những biến động về
kinh tế, xã hội và tự nhiên làm cho họ bị giảm và mất khả năng lao động hoặc
mất việc làm, bị ốm đau, bệnh tật hoặc tử vong; cho những người già cô đơn,
trẻ em mồ côi, người tàn tật, những nạn nhân chiến tranh, những người bị
thiên tai địch họa… Các văn bản này được sưu tầm, tuyển chọn từ khi Nhà
nước ta giành được chính quyền cho đến những năm gần đây.
Cuốn “Pháp luật an sinh xã hội: kinh nghiệm của một số nước đối
với Việt Nam” của nhóm tác giả Trần Hoàng Hải và Lê Thị Thúy Hương
[45], đã nghiên cứu, phân tích hệ thống pháp luật ASXH ở một số nước
tiêu biểu như Đức, Mỹ, Nga; đồng thời trình bày những nội dung cơ bản
của pháp luật Việt Nam. Trên cơ sở sử dụng phương pháp nghiên cứu, so
sánh luật, tác giả nhận định, đánh giá chung về những ưu điểm, bất cập
trong pháp luật hiện hành, đồng thời đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn
thiện hệ thống pháp luật về lĩnh vực này. Cuốn sách được chia làm ba
chương: Chương 1: Tổng quan hệ thống về ASXH, chương này nghiên cứu
về nguồn gốc xuất xứ của thuật ngữ ASXH, vai trò của ASXH và các thiết
chế ASXH dưới góc độ pháp luật quốc tế. Chương 2: Pháp luật ASXH của
một số nước, chương này tập trung nghiên cứu pháp luật ASXH của một số
quốc gia tiêu biểu như Hoa Kỳ, Đức và Nga. Đây là những quốc gia có
những nét rất đặc trưng và có thể đại diện cho các mô hình ASXH khác
nhau trên thế giới. Chương 3: Pháp luật về ASXH của Việt Nam, chương
này giới thiệu khái quát hệ thống ASXH Việt Nam, phân tích những đặc
điểm của hệ thống và sự điều chỉnh của pháp luật đối với hệ thống. Trên cơ
sở những kinh nghiệm thực hiện pháp luật về ASXH của các quốc gia khác,
các tác giả rút ra một số bài học để vận dụng vào quá trình xây dựng và
hoàn thiện pháp luật về ASXH ở Việt Nam.
Cuốn sách “Chính sách XĐGN - Thực trạng và giải pháp” là kết quả
nghiên cứu của tập thể các nhà khoa học thuộc Học viện Chính trị - Hành
chính quốc gia Hồ Chí Minh do PGS.TS. Lê Quốc Lý chủ biên [64], đã đánh
giá một cách tổng quan về thực trạng đói nghèo ở Việt Nam; chủ trương,
đường lối của Đảng và các chính sách của Nhà nước ta về XĐGN; các
chương trình XĐGN điển hình; đánh giá tổng quát việc thực hiện chính sách
XĐGN của Việt Nam giai đoạn 2001-2010; nêu ra những định hướng, mục
14
tiêu XĐGN cùng những cơ chế, giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả chính
sách XĐGN ở Việt Nam thời gian tới.
Cuốn “Một số vấn đề cơ bản về chính sách xã hội ở Việt Nam hiện
nay” do tác giả Mai Ngọc Cường chủ biên [24], gồm 2 phần: Phần thứ
nhất: các tác giả giới thiệu một cách khái quát về đặc điểm, mục tiêu, nguyên
tắc và quá trình chính sách xã hội, cũng như hệ thống các chính sách xã hội
phổ biến ở các nước và những nội dung có khả năng vận dụng ở nước
ta. Phần thứ hai: các tác giả đề cập thực trạng với những thành tựu đạt được
cũng những hạn chế, vướng mắc của chính sách xã hội dưới góc độ các lĩnh
vực như: chính sách về thu nhập, giảm nghèo và ASXH; chính sách việc làm;
chính sách cung ứng các dịch vụ xã hội cơ bản; cung ứng các dịch vụ xã hội cá
nhân; chính sách đối với người có công; chính sách bình đẳng giới. Trên cơ sở
đó, các tác giả đã đưa ra những giải pháp và một số khuyến nghị về xây dựng hệ
thống chính sách xã hội ở Việt Nam những năm tới.
Trong cuốn “An sinh xã hội ở Việt Nam hướng tới 2020”, các tác giả
đã tập hợp các bài viết của các nhà quản lý, các chuyên gia nghiên cứu trên
nhiều lĩnh vực liên quan đến vấn đề ASXH. Mỗi bài viết được tiếp cận từ
các khía cạnh khác nhau về chủ đề ASXH, nhưng đều hướng tới mục tiêu
góp phần nâng cao không ngừng đời sống vật chất cũng như tinh thần của
nhân dân, bảo đảm cho sự phát triển bền vững của đất nước. Bên cạnh đó
còn có những bài viết bàn đến vấn đề ASXH ở nông thôn, hay ASXH cho
những đối tượng cụ thể: nông dân, người cao tuổi. Đặc biệt, bài viết của tác
giả Trần Hữu Thăng: “Chi phí y tế và cái bẫy đói nghèo” bàn đến những
nguyên nhân quan trọng dẫn đến chi phí y tế tăng cao. Và khi chi phí tăng
cao thì sẽ kéo theo những hệ lụy nào? Phần cuối bài viết, tác giả đã đưa ra
những kiến nghị và giải pháp cụ thể cho vấn đề đó Cuốn sách được cấu
trúc thành hai phần: Phần I: Những vấn đề lý luận chung và kinh nghiệm
thế giới về ASXH. Phần II: Những vấn đề thực tiễn về ASXH ở nước ta.
Cuốn sách cung cấp cho bạn đọc cái nhìn tổng quan giữa lý luận và thực
tiễn về ASXH ở Việt Nam trong thời gian qua với những thành tựu đạt
được cũng như những hạn chế, yếu kém còn tồn tại và xu hướng xây dựng
hệ thống ASXH ở Việt Nam từ nay đến năm 2020.
15
1.1.2.2. Đề tài, hội thảo khoa học nghiên cứu về an sinh xã hội
- Đề tài, chương trình nghiên cứu khoa học
Đề tài nghiên cứu khoa học của tác giả Nguyễn Minh Hải: “Tổ chức
thực hiện BHYT đối với người nghèo - Thực trạng và giải pháp” [46], đã dẫn
dắt khá logic các khái niệm, định nghĩa về đói nghèo, chuẩn nghèo quốc tế và
Việt Nam, các nguyên nhân gây ra đói nghèo và sự phân bổ không đồng đều
nhóm dân cư nghèo đói giữa các vùng miền. Đặc biệt, tác giả đã chỉ ra tác
động của chi phí y tế, công tác khám chữa bệnh là những tác nhân khiến
người nghèo khó thoát nghèo và khiến một bộ phận dân cư trở thành nghèo.
Đề tài đã đi sâu vào phân tích thực trạng khám chữa bệnh của người nghèo
Việt Nam từ 1997 đến nay bao gồm cả những nhân tố tác động (tích cực và
hạn chế) Đề tài đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
khám chữa bệnh cho người nghèo. Các giải pháp đề xuất của nhóm tác giả
nghiên cứu là khá toàn diện, trong đó đề tài nhấn mạnh đến việc tăng cường
đầu tư cho tuyến y tế cấp cơ sở về nhân lực và cơ sở kỹ thuật nhằm đưa dịch
vụ y tế đến gần dân, mặt khác tăng cường vai trò của ngành Lao động - Xã
hội trong việc xác định hộ nghèo, tăng cường phối hợp giữa các ngành chức
năng cùng tổ chức thực hiện nhiệm vụ này.
Trong đề tài nghiên cứu “Tư tưởng Hồ Chí Minh về hoạt động An sinh
xã hội”, tác giả Lương Tuấn Anh [5], đã trình bày tương đối có hệ thống những
nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh (khái niệm, nguồn gốc, quá trình
hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh); làm rõ khái niệm và cấu trúc
của ASXH, những đặc điểm về hoạt động ASXH ở nước ta. Đề tài được kết cấu
hai chương và 5 tiết: Chương 1, nghiên cứu về những nội dung cơ bản tư tưởng
Hồ Chí Minh và ASXH; Chương 2, tư tưởng Hồ Chí Minh về hoạt động ASXH.
Công trình nghiên cứu làm rõ sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về hoạt động
ASXH chia làm hai giai đoạn (trước và sau 1995). Điểm mấu chốt, dẫn đến hiệu
quả của công trình, trên cơ sở đánh giá những kết quả đạt được, chưa đạt được
trên những trụ cột của hệ thống ASXH, tác giả đã đưa ra một số kiến nghị về sự
vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về ASXH trong thời gian tới.
Trong “An sinh xã hội ở Việt Nam Lũy tiến đến mức nào?”, nhóm tác giả
Martin Evans, Ian Gough, Susan Harkness, Andrew McKay, Đào Thanh Huyền
16
và Đỗ Lê Thu Ngọc [43], đã làm rõ: tính thực tiễn hơn và sử dụng số liệu từ
Điều tra mức sống hộ gia đình của Việt Nam (VHLSS) để xác định các đối
tượng đang được thụ hưởng các chương trình ASXH và tác động chung của các
chương trình đó tới thu nhập và nghèo. Đây là báo cáo thứ nhất tập trung xem
xét tổng thể dân số và hệ thống ASXH. Báo cáo thứ hai nghiên cứu về mối liên
quan giữa tuổi cao tuổi và nghèo ở Việt Nam. Trong chương giới thiệu, báo cáo
điểm lại hệ thống ASXH. Chương 1, nhóm tác giả tập trung vào những chương
trình được quy định có từ năm 2004. Chương 2, phân tích hai câu hỏi quan
trọng. Chương 3, xem xét ASXH trong mối quan hệ với nghèo và việc liệu các
chương trình ASXH của Việt Nam có đóng góp được gì và đóng góp bao nhiêu
cho công cuộc giảm nghèo ở các khu vực, giữa các nhóm ngũ phân vị và vùng
thành thị, nông thôn. Chương 4, chuyển từ mô tả hệ thống ASXH sang đưa ra
những phân tích ban đầu và sơ bộ về tác động hành vi của hệ thống ASXH. Cuối
cùng, Chương 5, tổng kết tóm tắt những phát kiến của nghiên cứu và kết luận.
Đề tài “Luận cứ khoa học cho việc đổi mới chính sách đảm bảo xã hội
trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHXN Việt Nam”
của tác giả Đỗ Minh Cương [22], đã góp phần cụ thể hóa nội dung và biện pháp
thực hiện Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000. Công
trình đã đánh giá quá trình thực hiện chính sách xã hội và đề ra một số giải pháp
và khuyến nghị nhằm thực hiện mục tiêu đảm bảo xã hội đến năm 2000.
Trong đề tài “Chính sách ASXH và vai trò của Nhà nước trong việc
đảm bảo ASXH ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, tác giả Nguyễn Văn
Chiều [19], đã tập trung nghiên cứu nhằm khái quát hóa những nội dung cơ
bản về ASXH, vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện ASXH ở Việt Nam
hiện nay. Đồng thời, tác giả đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm tăng
cường vai trò của Nhà nước đảm bảo ASXH trong thời gian tới.
- Hội thảo, hội nghị khoa học bàn về an sinh xã hội
Hội thảo quốc tế về “An sinh xã hội cho khu vực phi chính thức: Vấn
đề và triển vọng” [106], đã trao đổi về các chủ đề xoay quanh 2 trục chính là:
i) Hệ thống ASXH ở Việt Nam và ii) Lao động khu vực phi chính thức và các
vấn đề về ASXH của khu vực này. Hai nội dung chính này được trao đổi và
thảo luận trong 6 phiên họp: Phiên “Những vấn đề lý luận, chính sách về
17
ASXH” đặt ra các vấn đề về việc xem xét lại các khái niệm. Việc làm rõ khái
niệm không chỉ là quan trọng đối với giới nghiên cứu mà còn cần thiết đối với
các nhà hoạch định chính sách. Bởi chỉ khi hiểu đúng bản chất giải pháp của
ASXH, chính sách ASXH mới định hướng đúng tư duy và đưa ra các chính
sách phù hợp. Các kiến nghị từ giới nghiên cứu luật học nhằm hoàn thiện hệ
thống pháp luật về ASXH trong thời gian tới không chỉ có giá trị về mặt lý
luận mà còn có giá trị thực tiễn cao. Phiên họp về “Hệ thống ASXH Việt
Nam” tập trung đánh giá một số hợp phần của hệ thống ASXH thập niên qua,
cho phép giải thích rõ những vấn đề đặt ra trong thực tiễn vận hành của hệ
thống ASXH hiện nay. Điều đó khẳng định rằng, Việt Nam, tuy còn là nước
nghèo, nhưng đã có một hệ thống ASXH tương đối hoàn chỉnh. Đối tượng
tham gia bảo BHYT, dù chưa đạt đến mức toàn dân như mong đợi, nhưng
cũng đã có những hiệu quả tích cực đối với người dân, đặc biệt là các nhóm
yếu thế. Những bất cập không chỉ là về hệ thống tổng thể hay về chính sách vĩ
mô, mà các diễn giả đã cho chúng ta thấy rằng sự bất ổn nằm ngay trong
chính từng cá nhân, khi mà thái độ của chúng ta đối với sức khỏe và hành vi
tìm kiếm sức khỏe của mỗi cá nhân cũng đầy tính vấn đề. Phiên họp về “Hệ
thống ASXH các nước và kinh nghiệm cho Việt Nam” trao đổi và thảo luận
về hệ thống ASXH các nước cũng cung cấp một cái nhìn đa chiều về cách các
quốc gia khác triển khai hệ thống ASXH của họ cho người dân. Chúng ta có
cái nhìn từ hệ thống ASXH của Trung Quốc, của Nhật Bản, và cả việc đối
chiếu với các hệ thống ở các nước phát triển khác như Đức, Thụy Điển. Kinh
nghiệm triển khai hệ thống ASXH của các nước là một tham khảo tốt cho
Việt Nam. Phiên 4 và phiên 5 (ASXH cho khu vực phi chính thức và thách
thức đối với việc đảm bảo ASXH cho khu vực này) trao đổi về tình trạng an
sinh của lao động thuộc khu vực phi chính thức ở Việt Nam. Phiên cuối cùng
dành cho việc “Thảo luận và kết nối các cơ hội hợp tác” trong nghiên cứu
ASXH và khu vực phi chính thức. Tại đây các chuyên gia về lĩnh vực ASXH
và khu vực phi chính thức có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm về những
nghiên cứu liên quan mà họ đang tiến hành.
Viện Khoa học Lao động và Xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội) tổ chức Hội thảo tham vấn (Cơ sở khoa học của việc xây dựng sàn an
18
ASXH) được hình thành từ năm 2009, là ý tưởng của Tổ chức Lao động Quốc
tế (ILO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cho rằng: Sàn ASXH được hiểu
là hệ thống các chính sách nhằm giúp người dân được tiếp cận với hàng hóa,
dịch vụ thiết yếu và chuyển nhượng thu nhập cơ bản theo tiêu chuẩn của quốc
gia, bảo đảm người dân được cung cấp đầy đủ lương thực thực phẩm, được
chăm sóc y tế, được giáo dục, được dùng nước sạch và có nhà ở. Đối tượng
chính của Sáng kiến sàn ASXH là trẻ em; người dân trong tuổi lao động
nhưng thu nhập từ việc làm không bảo đảm được mức sống tối thiểu; người
già. Trong Hội thảo khoa học các đại biểu cho rằng Sàn ASXH là cơ sở xây
dựng tầm nhìn đầy đủ và toàn diện về hệ thống ASXH với quốc gia với vai
trò là một cấu phần chính của chiến lược phát triển quốc gia. Việt Nam xây
dựng sàn ASXH để tối đa hóa việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực khan hiếm
vì mục tiêu giảm nghèo và đảm bảo ASXH. Sàn ASXH không chỉ hỗ trợ
người nghèo và các đối tượng yếu thế vượt qua các rủi ro hiện tại mà nó còn
giữ vai trò quan trọng cho phát triển bền vững trong lương lai. Trong giai đoạn
2003-2011, tổng chi cho ASXH liên tục tăng, bình quân đạt 95.000 tỉ đồng/năm
và bằng 6,6% GDP, trong đó ngân sách Nhà nước chiếm 51%. Tuy nhiên, hệ
thống ASXH vẫn còn nhiều hạn chế, công tác tạo việc làm chưa bền vững, tỷ lệ
thất nghiệp khu vực nông thôn, trong thanh niên có xu hướng gia tăng.
Hội thảo “Tham vấn chính sách thanh toán chi phí khám chữa bệnh
BHYT theo định suất” được tổ chức với mục đích nhằm cung cấp thông tin về
thực trạng thực hiện các phương thức thanh toán dịch vụ y tế, những bất cập
trong triển khai phương thức thanh toán định suất hiện tại ở Việt Nam cũng
như dự báo tác động của một số đề xuất về sửa đổi thanh toán định suất, trên
cơ sở đó trao đổi, tham vấn ý kiến của các nhà hoạch định chính sách, các
chuyên gia trong lĩnh vực y tế, chuyên gia của các bộ ngành liên quan và
chuyên gia quốc tế. Hội thảo đã nghe các bài trình bày về kết quả nghiên cứu do
Viện Chiến lược và Chính sách y tế phối hợp với tổ chức Joint Learning
Network for Universal Health Coverage (Mạng lưới cùng học tập để thực hiện
bao phủ CSSK toàn dân) tiến hành bao gồm: (1) Đánh giá thực trạng thực hiện
các phương thức thanh toán dịch vụ y tế hiện nay ở Việt Nam; (2) Xác định chi
phí dịch vụ khám chữa bệnh tại tuyến huyện và xã; (3) Phân tích dự báo tác động
19
của một số đề xuất về sửa đổi thanh toán định suất làm cơ sở cho việc lựa chọn
giải pháp tối ưu cho việc sửa đổi Thông tư 09/2009/TTLT-BYT-BTC. Theo kết
quả đánh giá, thanh toán theo định suất đang áp dụng tại Việt Nam có nhiều điểm
không tương đồng với thông lệ quốc tế về thiết kế và tổ chức thực hiện. Kết quả
triển khai thanh toán theo định suất chưa thực sự được như mong đợi. Dựa trên kết
quả các nghiên cứu, các chuyên gia trong nước và quốc tế đã đưa ra các kiến nghị
nhằm hoàn thiện phương thức thanh toán dịch vụ y tế tại Việt Nam.
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Hợp tác và Phát
triển kinh tế Liên bang Đức (BMZ) và Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ)
tổ chức “Hội nghị khu vực về An sinh xã hội” [16], Hội nghị nhằm tạo diễn
đàn thảo luận giữa các nhà quản lý, lãnh đạo cấp cao tới từ các cơ quan phụ
trách về ASXH ở cấp bộ, các tổ chức/cơ quan BHYT và bảo hiểm hưu trí,
cũng như các viện nghiên cứu về những thách thức hiện tại trong lĩnh vực
ASXH tại Đông Nam Á. Bên cạnh đó, hội nghị cũng hướng tới mục tiêu cải
thiện mạng lưới chuyên gia giữa các nước Đông Nam Á với các chuyên gia
và các nhà quản lý từ Đức, bằng việc tạo ra một diễn đàn đối thoại liên ngành.
Hội nghị cho rằng, trong bối cảnh toàn cầu hóa và thay đổi dân số trên toàn
thế giới, sự hoạt động hiệu quả, bền vững của các hệ thống ASXH ngày càng
trở nên quan trọng hơn. Để phát triển hệ thống ASXH tại Việt Nam thì các cơ
quan hữu quan có liên quan tới lĩnh vực ASXH cần được tăng cường năng lực
về mặt tổ chức và thể chế. Ngoài ra, các tổ chức đào tạo của Việt Nam cũng
cần được tăng cường năng lực để có thể đáp ứng một cách chuyên nghiệp nhu
cầu đào tạo về nội dung ASXH ở trong nước và khu vực.
1.1.2.3. Luận án
Luận án tiến sĩ kinh tế “Chính sách ASXH với người nông dân sau khi
thu hồi đất để phát triển các khu công nghiệp (Nghiên cứu tại Bắc Ninh)” của
tác giả Nguyễn Văn Nhường [69], đã phân tích được các khái niệm (trên thế
giới và trong nước) về ASXH, từ đó nêu ra quan niệm của mình về ASXH; về
ASXH đối với người nông dân; về ASXH đối với người nông dân bị thu hồi
đất để phát triển các khu công nghiệp. Luận án làm rõ 03 vai trò và 04 nguyên
tắc cần đảm bảo ASXH. Đồng thời, luận án đi sâu phân tích thực trạng, nêu ra
định hướng, giải pháp, khuyến nghị một cách cụ thể, toàn diện mang tính khả