Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Nghiên cứu tác hại của chất thải y tế tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.96 KB, 13 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Mục đích yêu cầu của việc thực tập tốt nghiệp:
Thực tập tốt nghiệp là một nội dung học tập không thể thiếu đối với học
viên các học viện, nhà trường sắp tốt nghiệp ra trường. Đây là giai đoạn học
viên tiếp cận với các công việc thực tế gắn liền với môi trường, điều kiện
công tác sau này. Là giai đoạn học viên vận dụng các kiến thức lý thuyết
được trang bị trước đó vào giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra. Nâng cao
trình độ và năng lực cũng như kỹ năng kỹ xão làm việc sau này. Đặc biệt đối
với học viên được đào tạo để trở thành kỹ sư thì thực tập tốt nghiệp là một
nội dung có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Qua thực tập tốt nghiệp mà khả
năng thực hành (công việc chính sau này) của người kỹ sư được cải thiện
một cách đáng kể. Thực tập tốt nghiệp cũng là giai đoạn giúp cho học viên
tiếp cận, làm quen với các công việc hằng ngày (công tác quản lý, điều hành
và các nội dung công việc, khác với chuyên môn kỹ thuật) để sau khi ra
trường về các cơ quan đơn vị công tác học viên khỏi bỡ ngỡ. Đối với kỹ sư
chuyên ngành ĐTYS, là một chuyên ngành mới được đưa vào đào tạo, điều
kiện học tập ở trường còn nhiều hạn chế về tài liệu bài giảng, thiết bị y tế thì
rất đa dạng và có nhiều chủng loại khác nhau và đặc biệt phòng trang bị của
bộ môn còn thiếu nhiều các đầu máy để học viên có thể thực hành.
Do đó mỗi học viên cần phải tích cực, chịu khó, tận dụng tối đa thời gian
cho phép để tranh thủ học tập, củng cố lại lý thuyết, làm việc và tích luỹ cho
mình các kiến thức nói chung, kinh nghiệm thực tế nói riêng. Đây là tiền đề
quan trọng ban đầu trước khi bắt tay vào các công việc sau khi tốt nghiệp ra
trường.
1. Kiến thức về sử dụng, vận hành, sửa chữa và bảo dưỡng trang thiết
bị y tế:
Các loại thiết bị đã được tìm hiểu tại hai bệnh viện 108 và 103
1.1. Nhóm máy chẩn đoán chức năng gồm có các thiết bị sau
- Máy siêu âm: ALOKA-SSD 2000, SSD 2002- của hãng Philip
- Máy điện tim: ECG 8110, ECG 9100 của hãng NIHON KOHDEN
- Điện não: Neurofax 14 kênh, điện não vi tính 32 kênh


Đây là các thiết bị thuộc nhóm máy chẩn đoán các chức năng của các cơ
quan, tổ chức trong cơ thể người bệnh mà không xâm phạm đến cơ thể bệnh
nhân. Thông tin về bệnh nhân nhận được dưới một số dạng như sau:
- Đồ thị: Là các dạng sóng (điện não, điện tim..), các đường cong…
- Hình ảnh: Siêu âm đen trắng, siêu âm màu.
Một số loại máy đã được tìm hiểu:
1.1.1. Máy siêu âm:
Là nhóm máy dùng để thăm dò, quan sát, đánh giá thực trạng các cơ quan
và tổ chức trong cơ thể người bệnh mà không cần đến sự can thiệp vào cơ
thể.
Tại các bệnh viện máy siêu âm được dùng rất nhiều, chủ yếu là các loại
máy được sản xuất bởi hãng ALOKA bao gồm: SSD-2000, SSD-2200 và
SSD-3500.Đây là các loại máy siêu âm màu sử dụng hiệu ứng Doppler
tương đối hiện đại, có thể chạy ở nhiều chế độ. Máy gồm có màn hình quan
sát 14 inch có độ phân giải cao, thân máy được đóng kín, phía trước có bàn
điều khiển, máy có nhiều loại đầu dò dùng cho thăm khám các phần tổ chức
khác nhau. Máy hoạt động nhờ phần mềm chuyên dụng được cài đặt sẵn. Có
thêm các chương trình thăm khám chuyên môn như: Siêu âm ổ bụng, siêu
âm tim thai, siêu âm thận…Ngoài ra máy còn được dùng trong thăm dò các
mạch máu, đặc biệt là các mạch máu nhỏ (mao mạch). Máy sử dụng được cả
hai loại đầu dò điện tử và cơ khí, nhưng chủ yếu vẫn là các đầu dò điện tử
với nhiều loại khác nhau tuỳ từng mục đích sử dụng.
Một số hỏng hóc thường xẩy ra:
- Hỏng phần nguồn: Đây là sự cố thường xẩy ra đối với các loại thiết bị
nói chung, cách khắc phục là cần kiểm tra các điện áp ra, các dạng xung
cung cấp bởi bảng mạch nguồn tại các điểm test. Dụng cụ kiểm tra có thể là
các đồng hồ đo, Osilloscope,…
- Nhiễu tín hiệu: Sự cố này thường xẩy ra khi quan sát các ảnh, nguyên
nhân chủ yếu là do sự tiếp xúc giữa điện cực và da bệnh nhân không tốt,
hoặc do dây tiếp đất cho máy bị đứt hoặc chấp chờn. Có thể khắc phục bằng

cách khi đặt điện cực phải dùng các chất gen còn tốt, kiểm tra dây nối đất
thường xuyền…
- Lỗi phần mềm: Đây cũng là sự cố thường xẩy ra đối với các máy nhưng
thường không nghiêm trọng, có thể khắc phục tạm thời bằng cách khởi động
lại, trường hợp cần thiết phải cài đặt phần mềm do hãng cung cấp.
- Hỏng đầu dò: Hỏng hóc này thường xảy ra do các dây nối bên trong bị
xoắn nhiều gây đứt, đầu dò bị rơi làm hỏng các mảng tinh thể thạch anh tạo
dao động siêu âm.
Hiện tại các máy ở viện 108 và 103 đều hoạt động tốt và được kiểm tra
bảo dưỡng theo định kì một năm một lần. Công việc bảo dưỡng chủ yếu là
lau chùi và làm sạch, thực hiện trên từng bộ phận.
1.1.2. Máy điện tim
Đây là các loại máy thu nhận và hiển thị các tín hiệu phát ra từ các hoạt
động điện gắn liền với chức năng của tim. So với tín hiệu điện não thì tín
hiệu điện tim lớn hơn rất nhiều (cỡ mV) cho nên hệ số khuếch đại của máy
điện tim nhỏ hơn máy điện não (cỡ hàng nghìn lần). Một số máy có thêm
phần phân tích kết quả tự động.
a. Máy điện tim 6851
- Là loại máy đời cũ, chỉ có 1 kênh, không có phần tự động phân tích kết
quả. Kết quả điện tâm đồ được ghi lên băng giấy chuyên dụng nhờ máy in
nhiệt.
b. Máy điện tim ECG 8110.
- Đây là máy ghi điện tim linh hoạt 1, 2 hoặc 3 kênh của hãng Nihon
Kohden (Nhật Bản). Máy có thể sử dụng cho 12 chương trình phân tích
riêng biệt. Là một loại máy thế hệ mới có ứng dụng kỹ thuật số và vi xử lý,
điều này giúp cho việc xử lý, phân tích các tín hiệu điện tim một cách hiệu
quả và chính xác. Các dữ liệu có thể được ghi lại và lưu trữ trong bộ nhớ
theo thời gian thực và được gọi ra khi cần thiết. Hệ thống núm điều chỉnh sử
dụng dễ dàng, tiện lợi có kèm theo chế độ báo hiệu kiểm tra của các đèn, các
cảnh báo khi gặp sự cố về hệ thống, nguồn cung cấp…

- ECG 8110 còn cung cấp khả năng ghi điện tim ở hai chế độ bằng tay và
tự động trong một thiết bị gọn nhẹ. Khối nguồn ắc quy kèm theo cho phép
sử dụng máy trong các trường hợp khẩn cấp và trong trường hợp không có
nguồn AC bên ngoài.
- Hiện tại ở viện 103 có 2 máy, một máy đang hoạt động tốt, một máy bị
hỏng máy in nên không sử dụng
- Sửa chữa và bảo dưỡng được thực hiện chủ yếu bằng cách kiểm tra, vệ
sinh các điện cực, các dây nối, các đầu cắm, đặc biệt thường xuyên kiểm tra
dây nối đất cho thiết bị. Đối với máy có máy in bị hỏng thì cần sửa chữa
hoặc thay thế bằng máy in khác.
c. Máy điện tim ECG9100
- Đây là máy điện tim thế hệ mới, ghi 12 đạo trình điện tim với mỗi lần 6
chuyển đạo. Tín hiệu điện tim được in trên băng giấy chuyên dụng và có
thêm phần phân tích kết quả tự động. Hiện tại máy đang hoạt động tốt ở cả
hai bệnh viện.
- Sửa chữa, bảo dưỡng: Lau chùi và bảo dưỡng theo định kỳ, chú ý phần
điện cực và các dây nối, đặc biệt là dây tiếp đất cho máy…
1.1.3. Máy điện não gồm có: Newtrofax 14, điện não vi tính từ 8 đến 32
kênh…
Đây là các loại máy dùng để thu nhận và hiển thị các dạng sóng phát sinh
từ sự hoạt động điện của não. Đặc điểm của các loại tín hiệu này là rất nhỏ
(cỡ
µ
V) nên máy được thiết kế với hệ số khuếch đại rất lớn (đến hàng triệu
lần) và hệ thống lọc nhiễu rất tốt.
a. Máy điện não Newtrox 14
- Máy có 16 kênh, không có màn hình quan sát mà các sóng điện não
được in ra giấy. Đây là một loại máy đời cũ, đã được sử dụng từ rất lâu, hiện
nay vẫn đang sử dụng tuy nhiên độ nhạy và độ chính xác không được cao
lắm, rất dễ bị ảnh hưởng của nhiễu.

- Các hỏng hóc thông thường: Đứt các dây nối điện cực, đứt dây nối đất,
điện cực tiếp xúc không tốt gây nhiễu.
- Sửa chữa và bảo dưỡng máy: Vệ sinh tốt các điện cực, các đầu nối.
b. Máy điện não vi tính
- Máy do hãng Nihon Kohden của Nhật chế tạo, là loại máy có từ 8 đến
32 kênh. Đây là loại máy đời mới, các tín hiệu điện thu nhận từ các điện cực
được đưa vào xử lý hoàn toàn bởi máy vi tính và kết quả được hiển thị trên
màn hình hoặc có thể in ra. Do được xử lý dưới dạng tín hiệu số nên máy có
độ chính xác rất cao, khả năng chống nhiễu tốt hơn nhờ dùng các bộ lọc số
chất lượng cao. Máy được điều khiển bởi phần mềm chuyên dụng của hãng
và được cài đặt trên máy vi tính. Các dữ liệu về bệnh nhân có thể lưu trữ trên
máy tính hoặc ghi ra đĩa mềm hoặc CD.
- Máy hiện tại vẫn đang sử dụng tốt, tuy nhiên nhiều khi hay bị treo do
phần mềm điều khiển bị lỗi. Để khắc phục cần phải cài đặt lại phần mềm
điều khiển.
- Sửa chữa bảo dưỡng: Máy được bảo dưỡng theo định kỳ, chủ yếu là vệ
sinh các điện cực, dây lối và cần phải cài đặt lại phần mềm điều khiển…
1.2. Nhóm máy chẩn đoán hình ảnh
- Máy X quang thường MP500 và X quang tăng sáng truyền hình
- Máy chụp cắt lớp: Máy CT SCT 7000TH của SHIMATZU, máy cộng
hưởng từ hạt nhân MRI-MRP 20EX.
Đây là các loại máy cho phép quan sát được các tổ chức bên trong cơ thể
người bệnh mà không có sự can thiệp nào cả. Hình ảnh quan sát thấy, được
in trên phim hoặc được hiện trực tiếp lên màn hình vô tuyến. Các ảnh này có
thể là các ảnh một chiều (các máy chiếu X-quang), ảnh 2 chiều hoặc 3 chiều
(Các máy chụp cắt lớp).
1.2.1. Các máy X-quang.
Là các máy sử dụng đặc tính xuyên qua vật chất của tia X (tia Ronghen)
để tái tạo lại hình ảnh các cơ quan và tổ chức bên trong cơ thể. Hình ảnh chủ
yếu được in trực tiếp lên phim hoặc có thể đưa ra màn hình quan sát.

a. Máy X-quang thường MP500
- Đây là loại máy thế hệ cũ, đến nay không còn được sử dụng nhiều do
hiệu suất thấp và đặc biệt là độ an toàn không cao.
- Hiện tại ở viện 108 có một máy bị hỏng thùng cao thế, mất đầu nối cáp
và không có bóng X-quang nên không được sử dụng. Phương án khắc phục
sửa chữa là thay thế đầu nối cáp cao thế và bóng X-quang.
b. Máy X-quang cao tần HF500.
- Đây là loại máy đang được sử dụng phổ biến hiện nay, máy có hiệu suất
tương đối cao. Máy cho phép hoạt động ở hai chế độ vừa chiếu và chụp, các
chế độ và các thông số được thiết lập trên bàn điều khiển, máy có màn hình
quan sát và camera theo dõi người bệnh trong quá trình chiều và chụp.
- Hiện tại máy vẫn đang hoạt động tốt ở cả hai viện 108 và 103
c. Máy X-quang tăng sáng truyền hình Shimadzu
- Đây là loại máy tương đối hiện đại, với đầy đủ các chức năng, được điều
khiển tự động nhờ bàn điều khiển, máy hoạt động ở cả hai chế độ chiếu và
chụp.Hình ảnh được đưa ra màn hình vô tuyến để quan sát.
- Hiện tai máy vẫn đang hoạt động tốt
* Một số hỏng hóc thường xẩy ra và các yêu cầu khi thao tác đối với các
máy X-quang:
- Khi các máy sử dụng trong thời gian dài thì có thể làm già hoá các bóng
X-quang dẫn đến chất lượng của các ảnh chụp thấp, vì mỗi bóng thường quy
định thời gian phát khoảng vài nghìn giờ, khi đó để khắc phục phải thay thế
bóng mới.
- Bộ phận lên phim của máy thường bị hóc, điều này do các núm cao su
hút phim bị hở.
- Máy rửa phim thường bị hỏng phần sấy phim, hay mòn các khớp quay
do sự ăn mòn của các hoá chất tráng phim. Yêu cầu khi rửa phim xong phải
vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên kiểm tra nồng độ các hoá chất ở các khoang
tráng phim.
- Một hỏng hóc thường xẩy ra đối với các máy X-quang nữa là sự cố về

phần nguồn. Để khắc phục cần phải kiểm tra điện áp ra ở các đầu cáp, thùng
cao thế, các bộ chỉnh lưu cao thế…
- Ngoài ra cần thường xuyên lau chùi, vệ sinh, tra dầu mỡ để bôi trơn các
cơ cấu truyền động của máy.
- Chú ý khi lắp đặt, thao tác làm việc với các máy X-quang cần tuân thủ
chặt chẽ các yêu cầu an toàn về bức xạ và điện trong y tế.
1.2.2. Các máy chụp cắt lớp

×