Tiết 60: PHỎNG VẤN VÀ TRẢ LỜI PHỎNG VẤN
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp học sinh:
- Về kiến thức: có những hiểu biết đầu tiên về phỏng vấn và trả lời phỏng vấn,
một loại hoạt động không thể thiếu trong xã hội văn minh.
- Về kỹ năng: nắm được một số kỹ năng phỏng vấn và trả lời phỏng vấn, nhất là
kỹ năng đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi.
- Về thái độ: thông qua việc học tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn thấy được
sự cần thiết phải có thái độ khiêm tốn, nhã nhặn, biết chia sẻ, biết lắng nghe…
trong giao tiếp với mọi người.
II/ PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách thiết kế bài giảng.
( Lớp 11 cơ bản tập 1, NXB Giáo Dục, 2009)
- Phương pháp thông báo- giải thích,đàm thoại, thảo luận.
III/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: 1 phút
Kiểm tra sĩ số, nề nếp.
2. Kiểm tra bài cũ: 3 phút
Câu hỏi: Em hãy phân tích ngắn gọn những đặc trưng cơ bản của phong
cách ngôn ngữ báo chí?
3. Bài mới:
Lời giới thiệu vào bài: Nói đến phỏng vấn, nhiều người thường nghĩ ngay
đến một công việc riêng của các phóng viên. Đúng là các phóng viên rất hay
phải thực hiện những cuộc phỏng vấn. Thế nhưng, việc hiểu biết về phỏng
vấn và trả lời phỏng vấn lại không chỉ cần thiết riêng cho những người làm
công tác báo chí vả truyền thông. Những năm gần đây, phỏng vấn và trả lời
phỏng vấn ngày càng được áp dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực chẳng
hạn như trong tuyển dụng việc làm…Với nhiều công ty danh tiếng trong và
ngoài nước, việc tìm hiểu năng lực thực sự của ứng viên qua phỏng vấn là
một công việc có ý nghĩa khoa học thực sự. Vì vậy, để giúp các em sớm có
những kiến thức và kỹ năng cần thiết về phỏng vấn và trả lời phỏng vấn để
có thể áp dụng vào cuộc sống thì hôm nay cô trò chúng ta sẽ cùng nhau tìm
hiểu bài “ phỏng vấn và trả lời phỏng vấn”.
Thời
gian
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS
5’
Hoạt động 1:
GV hướng dẫn HS tìm hiểu
thế nào là phỏng vấn và trả
lời phỏng vấn bằng phương
pháp gợi mở, thông báo:
GV cho HS theo dõi một bài
phỏng vấn trên báo và trả lời
câu hỏi:
- Đoạn văn trên có mấy
người? Họ trong những
vai trò gì?.
- Từ bài phỏng vấn trên,
em hiểu như thế nào là
phỏng vấn và trả lời
phỏng vấn?
GV nghe HS trả lời, nhận xét,
bổ sung và rút ra khái niệm.
Hiện nay vẫn còn rất nhiều
định nghĩa khác nhau tương
ứng với những quan niệm về
phỏng vấn và trả lời phỏng
vấn.Một số người mới chỉ coi
phỏng vấn và trả lời là một
cuộc trò chuyện nhằm tìm kiếm
thông tin. Một số khác lại chú ý
hơn đến mục đích và ý nghĩa,
cấp thiết mà sự phỏng vấn và
trả lời phỏng vấn phải đạt tới
thông qua cuộc trò chuyện đó.
Hoạt động 1:
Tìm hiểu về
thế nào
phỏng vấn và
trả lời phỏng
vấn.
- HS quan sát
trên bảng và
trả lời câu hỏi.
- HS suy nghĩ
và trả lời.
I/ Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
là gì?:
Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn là
cuộc hỏi- đáp có mục đích nhằm
thu thập hoặc cung cấp thông tin về
một chủ đề được quan tâm.
5’
Hoạt động 2:
GV hướng dẫn HS tìm hiểu
mục đích, tầm quan trọng
của phỏng vấn và trả lời
phỏng vấn:
GV cho HS đọc mục I SGK và
trả lời câu hỏi:
- Kể lại một số hoạt động
phỏng vấn mà em biết?.
GV lắng nghe, nhận xét và bổ
sung.
• Một chính khách, 1 nhà
văn, 1nhà hoạt động xã
hội, 1doanh nhân… trả
lời trên tivi.
• Một bài phỏng vấn đăng
báo.
• Phỏng vấn và trả lời
phỏng vấn khi xin việc ở
1 công ty, cơ quan,
doanh nghiệp…
- Từ những cuộc phỏng vấn
vừa nêu em hãy cho biết, người
ta phỏng vấn và trả lời phỏng
vấn để làm gì?.
GV lắng nghe, nhận xét và bổ
sung.
- Một xã hội thực sự dân chủ,
văn minh không thể không đề
cao vai trò quan trọng của các
Hoạt động 2:
Tìm hiểu mục
đích,tầm
quan trọng
của phỏng
vấn và trả lời
phỏng vấn.
- HS trả lời.
- HS suy nghĩ
và trả lời.
- HS trả lời.
II/ Mục đích, tầm quan trọng
của phỏng vấn và trả lời phỏng
vấn:
- Mục đích:
• Để chuyện trò, để biết rõ hơn
về một người nổi tiếng.
• Để biết quan điểm của người
được hỏi về một chủ đề có ý
nghĩa xã hội đang được dư
luận quan tâm.
• Để thấy tầm quan trọng, ý
nghĩa xã hội của vấn đề đang
được phỏng vấn.
• Để tạo lập các quan hệ xã
hội.
• Để chọn người phù hợp với
công việc…
- Tầm quan trọng:
Tôn trọng phỏng vấn và trả lời
phỏng vấn là tôn trọng sự thật, tôn
hoạt động phỏng vấn. Nói như
thế đúng hay không? Vì sao?.
GV nhận xét và chuẩn xác kiến
thức.
trọng quyền được bày tỏ ý kiến của
công chúng. Vì thế, là một biểu
hiện của tinh thần dân chủ trong xã
hội văn minh.
15’
Hoạt động 3:
GV hướng dẫn HS tìm hiểu
những yêu cầu cơ bản của
hoạt động phỏng vấn:
- Theo em có thể chia quá trình
phỏng vấn ra làm mấy giai
đoạn?
* GV cho HS đọc mục II.1.a
trong SGK và trả lời câu hỏi:
- Trong khâu chuẩn bị phỏng
vấn, nếu chỉ xác định sẽ hỏi cái
gì, để làm gì và hỏi ai thì đã đủ
chưa? Vì sao?
- Nếu được giao nhiệm vụ
phỏng vấn em cần chuẩn bị
những yếu tố gì?
GV lắng nghe, nhận xét và
chuẩn xác kiến thức.
- Giữa các yếu tố trên có quan
hệ với nhau hay không?
GV nhận xét và bổ sung.
Các yếu tố trên không tồn tại
riêng lẽ mà phải gắn bó, kết
hợp với nhau, quyết định lẫn
nhau. Ví dụ, đối tượng phỏng
vấn phải phù hợp với mục đích
và chủ đề phỏng vấn. Việc
phỏng vấn cái gì và để làm gì
quyết định việc chọn phỏng
vấn ai.
* GV cho HS đọc mục II.1.b
trong SGK, hướng dẫn HS thảo
luận từng cặp những câu hỏi
Hoạt động 3:
Tìm hiểu
những yêu
cầu cơ bản
của hoạt
động phỏng
vấn:
- HS trả lời.
- HS suy nghĩ
và trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
III/ Những yêu cầu cơ bản đối
với hoạt động phỏng vấn:
1. Chuẩn bị phỏng vấn:
Gồm 5 yếu tố:
• Người phỏng vấn
• Người trả lời phỏng vấn
• Mục đích phỏng vấn
• Chủ đề phỏng vấn
• Phương tiện phỏng vấn
trong mục này, từ đó trả lời
những câu hỏi sau:
- Xây dựng câu hỏi phải đạt
điều kiện gì?.
- Để thu thập được nhiều thông
tin, người phỏng vấn nên xây
dựng những câu hỏi như thế
nào và tránh những câu hỏi gì?
GV lắng nghe HS trả lời nhận
xét và chuẩn xác kiến thức.
* GV hướng dẫn HS trả lời
những câu hỏi ở mục II.2 SGK:
- Khi phỏng vấn, có phải bao
giờ người phỏng vấn cũng chỉ
sử dụng những câu hỏi đã
chuẩn bị sẵn không? Tại sao?
GV lắng nghe, nhận xét và bổ
sung.
- Trong quá trình phỏng vấn,
ngoài sự khiêm tốn, nhã nhặn
và chăm chú lắng nghe người
phỏng vấn cần có thái độ như
thế nào?
GV nhận xét và bổ sung.
- HS suy nghĩ
và trả lời.
- HS suy nghĩ
và trả lời.
- HS suy nghĩ
và trả lời.
- HS trả lời.
- Xây dựng câu hỏi phỏng vấn cần:
• Ngắn gọn, rõ ràng
• Phù hợp với mục đích và đối
tượng phỏng vấn.
• Làm rõ chủ đề
• Liên kết với nhau và được
sắp xếp theo một trình tự
hợp lí.
- Để thu thập được nhiều nhất
những thông tin mong muốn ta cần
tránh:
• Những câu hỏi mà người trả
lời chỉ cần đáp đúng- sai, có-
không.
• Nên đặt câu hỏi hay và khai
thác được nhiều thông tin từ
người được phỏng vấn.
2. Tiến hành phỏng vấn:
- Phỏng vấn cần lắng nghe lời đáp
để đưa ra thêm những câu hỏi phụ
nhằm:
• Làm cho câu chuyện liên tục,
không rời rạc, gián đoạn.
• Khéo léo lái người phỏng
vấn trở lại chủ đề phỏng vấn
nếu thấy họ có dấu hiệu “ lạc
đề”.
• Gợi mở khiến người trả lời
phỏng vấn có thể nêu ý kiến
được rõ hơn.
- Cuộc phỏng vấn nên diễn ra trong
không khí thân tình, tự nhiên:
Người phỏng vấn không chỉ cần
lịch thiệp, nhã nhặn, biết lắng nghe,
đồng cảm với người cùng nói
chuyện mà còn cần tỏ ra tôn trọng
- Khi kết thúc phỏng vấn,
người phỏng vấn cần nhớ làm
việc gì để bày tỏ sự trân trọng
đối với người trả lời phỏng
vấn?
GV nhận xét, chuẩn xác kiến
thức.
* GV cho HS đọc mục II.3
SGK và trả lời câu hỏi:
- Theo em khi biên tập phỏng
vấn, người phỏng vấn có được
phép sửa lại lời nói của người
được phỏng vấn cho hay hơn
và đúng ý của mình không? Vì
sao?
- Ghi lại nét mặt, ánh mắt, cử
chỉ của người trả lời phỏng vấn
không, hay chỉ được ghi lời nói
của họ? Vì sao?
GV lắng nghe, nhận xét và
chuẩn xác kiến thức.
Ngoài ra, bài phỏng vấn phải
được trình bày rõ ràng, trong
sáng, hấp dẫn.
- HS trả lời.
- HS suy nghĩ
và trả lời.
- HS suy nghĩ
và trả lời.
ý kiến của họ bằng cách chăm chú
ghi chép và cố tránh chạm đến
những chổ là người phỏng vấn
không vui.
- Trước khi kết thúc, người phỏng
vấn không nên quên cám ơn người
trả lời phỏng vấn đã dành công sức,
thời gian cho buổi chuyện trò.
3. Biên tập sau khi phỏng
vấn:
- Kết quả phỏng vấn phải được
trình bày trung thực. Người phỏng
vấn có thể sửa lại câu trả lời cho
ngắn gọn nhưng không thay đổi ý
của người được phỏng vấn.
- Nếu có điền kiện thì ta nên ghi lại
nét mặt, ánh mắt, cử chỉ của người
trả lời phỏng vấn.
5’
Hoạt động 4:
GV hướng dẫn HS tìm hiểu
những yêu cầu đối với người
trả lời phỏng vấn:
Hoạt động 4:
Tìm hiểu
những yêu
cầu cơ bản
đối với người
trả lời phỏng
vấn:
IV/ Những yêu cầu cơ bản đối
với người trả lời phỏng vấn:
GV cho HS đọc mục III SGK
và trả lời câu hỏi:
- Có những yêu cầu nào đối với
người trả lời phỏng vấn?
- Đọc ví dụ SGK và nhận xét
cách trả lời phỏng vấn của chủ
tịch Hồ Chí Minh? Ngoài
những yêu cầu đã nêu thì người
trả lời phỏng vấn cần đạt
những yêu cầu nào nữa?
GV nhận xét, bổ sung và chuẩn
xác kiến thức.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- Trả lời trung thực, rõ ràng ý kiến
của mình với thái độ chân thành,
thẳng thắn.
- Ngoài ra, người trả lời phỏng vấn
cần phải trình bày dễ hiểu, hấp dẫn,
thông minh.
8’
Hoạt động 5:
GV hướng dẫn HS luyện tập:
GV đưa ra chủ đề : “ Lý tưởng
sống của học sinh, thanh niên
thời đại Hồ Chí Minh”.
- GV hướng dẫn HS phỏng vấn
và trả lời phỏng vấn theo cặp, 2
em một cặp 1 người đóng vai
người phỏng vấn, 1 người đóng
vai người trả lời phỏng vấn.
- GV nhận xét và đánh giá cho
điểm.
Hoạt động 5:
Luyện tập:
- Tiến hành
thực hiện
phỏng vấn và
trả lời phỏng
vấn theo chủ
đề.
V/ Luyện tập:
2’
Hoạt động 6:
GV hướng dẫn HS khái quát
vấn đề và tổng kết.
Hoạt động 6:
HS lắng nghe,
ghi chép tổng
kết.
VI/ Tổng kết:
Ghi nhớ (SGK) trang 182.
4. Củng cố, dặn dò: 1phút
- GV tiến hành củng cố bài học.
- Dặn dò HS về nhà làm bài tập phần luyện tập trong SGK và soạn bài “
Vĩnh biệt cửu trùng đài” của Nguyễn Huy Tưởng.
IV/ RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Bình Định, ngày 10 tháng 10 năm 2013
GV hướng dẫn Sinh viên thực hiện
Th.S Trần Diệu Nữ Lý Thị Mỹ Trang