Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn tinh thô đến một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của nghé giai đoạn 6-12 tháng tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 77 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM





NGUYỄN VĂN HẢI





NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG
CỦA THỨC ĂN TINH THÔ ĐẾN MỘT SỐ
CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA NGHÉ
GIAI ĐOẠN 6 - 12 THÁNG TUỔI




LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP









THÁI NGUYÊN - 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




NGUYỄN VĂN HẢI




NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG
CỦA THỨC ĂN TINH THÔ ĐẾN MỘT SỐ
CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA NGHÉ
GIAI ĐOẠN 6 - 12 THÁNG TUỔI

Chuyên ngành: CHĂN NUÔI
Mã số: 60.62.01.05


LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP



Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. TRẦN VĂN THĂNG
2. TS. MAI ANH KHOA




THÁI NGUYÊN - 2014


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i
LỜI CAM Đ
O
AN
Tôi xin cam đoan những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ để
tác giả hoàn thành luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong
luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, tháng 11 năm 2014
Tác giả


Nguyễn Văn Hải


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ii
LỜI CẢM
Ơ
N
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn TS. Trần Văn
Thăng và TS. Mai Anh Khoa đã nhiệt tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể các thầy cô giáo Phòng quản lý đào tạo Sau
đại học đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành chương trình học tập và hoàn
thành luận văn Thạc sỹ khoa học nông nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong nhà trường đã giảng dạy,
khuyến khích tôi trong toàn khóa học và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển
Chăn nuôi Miền núi và các anh chị cán bộ công nhân viên Trại nghiên cứu trâu
thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chăn nuôi Miền núi đã tạo điều kiện tốt
nhất để tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái
Nguyên, Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn
thành đề tài nghiên cứu.
Công trình được hoàn thành còn có sự động viên, khuyến khích của gia đình,
bạn bè đồng nghiệp. Tôi xin trân trọng cảm ơn những sự giúp đỡ quý báu đó.

Thái Nguyên, tháng 11 năm 2014
Tác giả


Nguyễn Văn Hải




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii
MỤC LỤC
LỜI CAM Đ
O
AN i
LỜI CẢM
Ơ
N ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT
T

T
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC HÌNH viii
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu của đề tài 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Tình hình chăn nuôi
trâu trên thế giới và
Việt N
a
m
3
1.1.1. Tình hình chăn nuôi trâu trên thế giới 3

1.1.2. Tình hình chăn nuôi trâu trong nước 4
1.1.3. Tình hình chăn nuôi trâu của tỉnh Thái Nguyên 4
1.1.4. Phương thức chăn nuôi t
r
â
u
8
1.1.5. Tình hình thị trường và nhu cầu tiêu thụ thịt t
r
â
u
8
1.1.6. Công tác giống t
r
â
u
9
1.2. Đặc điểm sinh
trưởng
và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh
trưởng
của
t
r
â
u
11
1.2.1. Đặc điểm sinh trưởng của t
r
â

u
11
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của t
r
â
u
17
1.3. Khả năng sản xuất thịt và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sản xuất thịt
của
t
r
â
u
21
1.3.1. Khả năng sản xuất t
h
ịt 21
1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sản xuất thịt của t
r
â
u
22
1.4. Tình hình nghiên cứu
trong
và ngoài


c 27
1.4.1. Tình hình nghiên cứu trong



c 27
1.4.2. Tình hình nghiên cứu ngoài


c 29

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv
Chƣơng 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 30
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu 30
2.1.2. Thời gian nghiên cứu 30
2.2. Vật liệu nghiên cứu 30
2.2.1. Gia súc thí nghiệm 30
2.2.2. Thức ăn thí nghiệm 30
2.3. Nội dung nghiên cứu 30
2.4. Phương pháp nghiên cứu 30
2.5. Phương pháp xử lý số liệu 35
Chƣơng 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 36
3.1. Ảnh hưởng của tỷ lệ tinh thô trong khẩu phần đến khả năng sinh trưởng
của nghé giai đoạn 6 - 12 tháng tuổi 36
3.1.1. Sinh trưởng của nghé giai đoạn 6 - 12 tháng tuổi 36
3.1.2. Kích thước một số chiều đo và chỉ số cấu tạo thể hình của nghé giai đoạn
6 - 12 tháng tuổi 43
3.2. Ảnh hưởng của tỷ lệ tinh thô trong khẩu phần đến khả năng sử dụng thức
ăn của nghé giai đoạn 6 - 12 tháng tuổi. 49
3.2.1. Ảnh hưởng của tỷ lệ thức ăn tinh thô trong khẩu phần đến lượng thức ăn
và giá trị dinh dưỡng nghé thu nhận hàng ngày 49

3.2.2. Ảnh hưởng của tỷ lệ thức ăn tinh thô trong khẩu phần đến tỷ lệ tiêu hóa
một số chất dinh dưỡng trong khẩu phần 52
3.2.3. Ảnh hưởng của tỷ lệ thức ăn tinh thô trong khẩu phần đến khả năng tăng
khối lượng nghé 53
3.2.4. Ảnh hưởng của tỉ lệ thức ăn tinh thô trong khẩu phần đến hiệu quả sử
dụng thức ăn của nghé 55
3.2.5. Ảnh hưởng của tỉ lệ thức ăn tinh thô đến hiệu quả kinh tế của từng
khẩu phần 56

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

v
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 58
1. Kết luận 58
2. Tồn tại 58
3. Đề nghị 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
PHỤ LỤC 66




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vi
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT
T

T


Cs Cộng sự
TN Thí nghiệm
ĐC Lô đối chứng
TN1 Lô thí nghiệm 1
TN2 Lô thí nghiệm 2
TN3 Lô thí nghiệm 3
VN Vòng ngực
DTC Dài thân chéo
CV Cao vây
CK Cao khum
VO Vòng ống
CSDT Chỉ số dài thân
CSTM Chỉ số tròn mình
CSKL Chỉ số khối lượng
CSTX Chỉ số to xương
VCK Vật chất khô
CHC Chất hữu cơ
SEM Standard Error of Mean - Sai số của số trung bình
NLTĐ

Năng lượng trao đổi
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Số lượng đàn trâu trên thế giới 3

Bảng 1.2: Số lượng đàn trâu của Việt Nam trong những năm gần đây 4
Bảng 1.3: Số lượng và sản lượng trâu của tỉnh Thái Nguyên trong những năm
gần đây 6
Bảng 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 31
Bảng 2.2: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn dùng
trong thí nghiệm 32
Bảng 3.1: Sinh trưởng tích luỹ của nghé nuôi thí nghiệm 36
Bảng 3.2: Sinh trưởng tuyệt đối của nghé nuôi thí nghiệm 39
Bảng 3.3: Sinh trưởng tương đối của nghé nuôi thí nghiệm 42
Bảng 3.4: Kích thước một số chiều đo của nghé qua các giai đoạn tuổi 44
Bảng 3.5: Tăng khối lượng và kích thước một số chiều đo của nghé trong 6
tháng thí nghiệm 46
Bảng 3.6: Một số chỉ số cấu tạo thể hình của nghé qua các tháng tuổi 48
Bảng 3.7: Khả năng thu nhận thức ăn của nghé thí nghiệm/ngày 50
Bảng 3.8: Tỷ lệ tiêu hóa một số chất dinh dưỡng trong khẩu phần 52
Bảng 3.9: Tăng khối lượng của nghé trong thời gian thí nghiệm 54
Bảng 3.10: Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng của nghé thí nghiệm 55
Bảng 3.11: Chi phí thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng 57



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

viii
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1: Biểu đồ sinh trưởng tích luỹ của nghé nuôi thí nghiệm 38
Hình 3.2: Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của nghé nuôi thí nghiệm 41
Hình 3.3: Biểu đồ sinh trưởng tương đối của nghé nuôi thí nghiệm 43


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trâu cung cấp hai loại thực phẩm có giá trị cao đối với con người là thịt và
sữa. Thịt trâu được xếp vào loại thịt đỏ có giá trị dinh dưỡng cao. Thịt trâu béo cung
cấp 2.558 Kcal/kg, loại trung bình là 2.080 Kcal/kg. Sữa trâu được xếp vào loại
thực phẩm cao cấp vì nó hoàn chỉnh về dinh dưỡng và rất dễ tiêu hoá. Năm 2012
toàn thế giới sản xuất 3.597.340 tấn thịt trâu và 97.417.135 tấn sữa (FAOSTAT,
2014) [8]. Trâu là gia súc nhai lại có khả năng biến thức ăn thô xanh rẻ tiền như cây
cỏ, rơm rạ, cây ngô, cây lạc, dây khoai lang… thành hàng trăm thành phần khác
nhau của thịt và sữa. Mức sống càng được cải thiện thì nhu cầu của con người về
thịt và sữa trâu càng tăng lên.
Ngoài việc cung cấp thực phẩm cho con người, sức kéo và phân bón cho
nông nghiệp, ngành chăn nuôi trâu còn sản xuất ra một số phụ phẩm mà con người
có thể khai thác sử dụng. Sừng trâu nếu được gia công chế biến cẩn thận có thể trở
thành nhiều mặt hàng mỹ nghệ khác nhau. Da trâu là nguồn nguyên liệu chủ yếu
cho các nhà máy thuộc da. Da trâu có thể dùng làm áo da, găng tay, bao súng, dây
lưng, giày, dép, cặp. Ở nhiều vùng nông thôn người ta còn dùng da trâu làm thực
phẩm. Nhờ độ dày, sức bền và khả năng uốn mềm của nó mà lông trâu thích hợp
cho việc sản xuất bàn chải mỹ nghệ và lau chùi một số máy móc quang học.
Ở một trình độ cao hơn, nếu biết đầu tư và tổ chức hợp lý trên cơ sở khoa
học thì chăn nuôi trâu sẽ giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tạo ra nhiều
công ăn việc làm, tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích đất đai, tạo điều kiện làm
giàu bền vững cho nhiều hộ nông dân. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chăn
nuôi trâu càng thâm canh, quy mô chăn nuôi càng lớn và càng “hiện đại hoá” thì
mới càng có lợi về mặt kinh tế. Ý nghĩa kinh tế có được khi biết sử dụng trâu để
khai thác một cách bền vững nhất những nguồn lợi sẵn có. Bên cạnh ý nghĩa kinh tế
- xã hội như trên, trâu đã từng gắn bó với đời sống văn hoá và tâm linh của người

dân nông thôn Việt Nam cũng như nhiều nước khác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
Phương thức chăn nuôi trâu của dân ta là quảng canh, thức ăn cho trâu chủ
yếu là cỏ tự nhiên và các phụ phẩm nông nghiệp, các loại thức ăn trên có hàm lượng
xơ cao. Trâu được nuôi dưỡng chủ yếu là chăn thả tự do, thức ăn bổ sung ít được
chú ý đến, đặc biệt đối với nghé ở giai đoạn sau cai sữa (6 đến 12 tháng tuổi) nguồn
dinh dưỡng từ sữa mẹ đã bị cắt giảm nghé phải tự kiếm ăn, do vậy thường không
đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng, dẫn đến nghé còi cọc, chậm lớn, khả năng sản
xuất thấp. Ở giai đoạn này bộ máy tiêu hóa của nghé chưa phát triển đầy đủ, đặc
biệt dạ cỏ còn bé, bổ sung thêm thức ăn tinh cho nghé là một vấn đề cần thiết để cân
đối tỷ lệ protein/năng lượng, tạo điều kiện cho hoạt động của hệ vi sinh vật dạ cỏ,
giúp cho quá trình lên men và phân giải các chất trong dạ cỏ được tốt hơn.
Xuất phát từ thực tế trên, tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của
thức ăn tinh thô đến một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của nghé giai đoạn 6 - 12
tháng tuổi”.
2. Mục tiêu của đề tài
Xác định được ảnh hưởng của tỷ lệ tinh thô trong khẩu phần đến tăng khối
lượng và khả năng sử dụng thức ăn của nghé giai đoạn 6 - 12 tháng tuổi.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Đề tài đã góp phần tư liệu hoá các chỉ tiêu về sinh trưởng phát dục của nghé
giai đoạn 6 đến 12 tháng tuổi.
Đưa ra được tỷ lệ thức ăn tinh thô thích hợp trong khẩu phần nuôi nghé giai
đoạn từ 6-12 tháng tuổi.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Các kết quả của đề tài luận văn có giá trị như tài liệu khoa học để tham khảo
cho giảng viên và sinh viên thuộc các ngành học liên quan và cho các nhà nghiên

cứu trong lĩnh vực chăn nuôi.
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học để khuyến cáo người chăn
nuôi trâu áp dụng khẩu phần ăn có tỷ lệ tinh thô thích hợp trong chăn nuôi nghé sau
cai sữa nhằm nâng cao khả năng sinh trưởng của nghé giai đoạn 6 - 12 tháng tuổi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình chăn nuôi
trâu trên thế giới và
Việt N
a
m

1.1.1. Tình hình chăn nuôi trâu trên thế giới
Theo số liệu thống kê của FAO năm 2014 [8], tình hình phát triển của đàn
trâu trên thế giới và sự so sánh, đánh giá giữa các châu lục trong một số năm gần
đây như sau:
Bảng 1.1: Số lƣợng đàn trâu trên thế giới
TT
Khu vực
Vật
nuôi
(con)
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011

Năm 2012
Năm 2013
1
Toàn thế giới
Trâu
187.062.971
190.091.064
192.702.623
195.252.570
198.091.615
199.783.549
2
Châu Phi
Trâu
4.052.674
3.838.746
3.818.261
3.983.192
4.164.953
4.200.025
3
Châu Á
Trâu
181.524.114
184.741.743
187.302.423
189.604.986
192.284.973
193.872.111
4

Châu Âu
Trâu
332.883
368.434
390.597
379.447
372.838
425.383
(Nguồn: FAOSTAT, 2014) [8]
Qua số liệu bảng trên ta thấy, khu vực nuôi nhiều trâu nhất là Châu Á với
tổng số 193.872.111 con trong năm 2013 (chiếm 97,04% tổng đàn trâu thế giới).
Khu vực nuôi trâu ít nhất là Châu Âu, trong năm 2013 chỉ có 425.383 con (chiếm
0,21% tổng đàn trâu của thế giới).
Số liệu trên cũng cho thấy, tổng đàn trâu trên thế giới từ năm 2008 đến năm
2013 đã tăng 6,47%.
Trong các nước Châu Á thì nước nuôi nhiều trâu nhất là Ấn Độ. Trong năm
2013, Ấn Độ có 115.420.000 con (chiếm 59,53% đàn trâu của khu vực và 57,77%
đàn trâu trên thế giới), tiếp theo là Pakistan (33.700.000 con), Trung Quốc
(23.253.900 con), Việt Nam (2.559.500 con).



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
1.1.2. Tình hình chăn nuôi trâu trong nước
Con trâu đã được thuần hóa và gắn bó với người nông dân ta từ rất lâu đời.
Nó đã có những đóng góp không nhỏ trong sự phát triển của nền văn minh lúa nước
ở Việt Nam. Ngày nay nước ta được đánh giá là nước có nhiều trâu của thế giới, với
tổng đàn trâu đứng thứ tám thế giới. Tuy nhiên trong những năm gần đây với sự

nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong nông nghiệp đàn trâu của nước ta đã có
nhiều biến đổi.
Bảng 1.2: Số lƣợng đàn trâu của Việt Nam trong những năm gần đây
Năm
Vật nuôi
Tổng số (con)
Tỷ lệ tăng (năm sau so
với năm trƣớc %)
2008
Trâu
2.897.700
96,7
2009
Trâu
2.886.600
99,6
2010
Trâu
2.877.000
99,6
2011
Trâu
2.712.000
94,2
2012
Trâu
2.627.813
96,8
2013
Trâu

2.559.500
97,4
(Nguồn: FAOSTAT, 2014) [8]
Số liệu ở bảng 1.2 cho thấy, từ năm 2008 đến năm 2013, số lượng đàn trâu
của Việt Nam liên tục giảm. Năm 2009 giảm 3,3% so với năm 2008; năm 2010
giảm 0,4% so với năm 2009; năm 2011 giảm 5,8% so với năm 2010; năm 2012
giảm 3,2% so với năm 2011; năm 2013 giảm 2,6% so với năm 2012. Tính chung
cho cả giai đoạn từ 2008 đến 2013 tốc độ giảm đàn là 11,67%.
1.1.3. Tình hình chăn nuôi trâu của tỉnh Thái Nguyên
Thái Nguyên là một tỉnh trung du, miền núi có tổng diện tích tự nhiên là
3.536,40 km
2
, tổng dân số 1.155.991 người, mật độ 327 người/km
2
, với 70,22% dân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
số sống bằng nghề nông nghiệp; có 9 huyện, thành, thị với 180 xã, phường, thị trấn,
2.370 thôn, bản, khoảng 323.022 hộ (Niên giám thống kê, 2013) [27].
Tỉnh có điều kiện tự nhiên và kinh tế rất phù hợp với việc phát triển chăn
nuôi nói chung cũng như phát triển và cải tạo đàn trâu nói riêng. Diện tích đất nông
nghiệp 294.011,32 ha. Trong đó đất sản xuất nông nghiệp 108.074,68 ha chiếm
30,59%, đất lâm nghiệp có rừng 181.436,52 ha chiếm 51,35%, đất cỏ dùng vào
chăn nuôi 168,65 ha và đất nông nghiệp khác tập trung chủ yếu ở các huyện miền
núi, vùng cao là bãi chăn thả phù hợp cho phát triển đại gia súc, bên cạnh đó có rất
nhiều diện tích đất có thể kết hợp trồng cỏ dưới tán rừng hoặc trồng xen với các bãi
chăn thả trâu, bò. Hơn thế nữa Thái Nguyên còn là một Trung tâm Khoa học kỹ
thuật của các tỉnh miền núi phía Bắc với rất nhiều trường đại học như: Đại học

Nông Lâm, Đại học Công nghiệp, Đại học Y dược, Đại học Sư phạm, Đại học Kinh
tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Khoa học đặc biệt còn có Trung tâm Nghiên
cứu và Phát triển Chăn nuôi Miền núi cũng đặt tại đây.
Chăn nuôi đại gia súc nói chung và chăn nuôi trâu nói riêng đã trở thành
nghề khá phổ biến của người dân Thái Nguyên. Tuy nhiên, từ trước đến nay bà con
nông dân chủ yếu chăn nuôi trâu với mục đích để lấy sức kéo và cung cấp phân bón
cho sản xuất nông nghiệp. Phương thức chăn nuôi trâu chủ yếu là chăn thả tự nhiên.
Do chăn thả tự do, môi trường chăn nuôi không đảm bảo, không có sự cách ly giữa
các đàn gia súc nên dễ lây lan dịch bệnh, đặc biệt là diện tích đồi bãi chăn thả ngày
càng thu hẹp gây ảnh hưởng lớn đến việc chăn nuôi trâu.
Nhu cầu dùng sức kéo của trâu trong sản xuất nông nghiệp giảm mà giá trâu
hơi lại thấp; chưa có quy hoạch cụ thể cho việc trồng cỏ nên trâu thường thiếu thức
ăn vào vụ Đông Xuân, bên cạnh đó người chăn nuôi còn thiếu hiểu biết về kỹ thuật
trồng cỏ cũng như các kỹ thuật chế biến các phế phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn
cho gia súc nhai lại nên số lượng đàn trâu hiện nay có xu thế giảm.
Một số dịch bệnh truyền nhiễm như bệnh Lở mồm long móng, Tụ huyết
trùng trâu bò chưa được kiểm soát chặt chẽ nên đã ảnh hưởng lớn đến chăn nuôi
trâu trên cả nước nói chung và của tỉnh miền núi nói riêng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
Bảng 1.3: Số lƣợng và sản lƣợng trâu của tỉnh Thái Nguyên trong những năm gần đây
TT
Tên huyện
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012

Năm 2013
Số lượng
trâu (con)
Sản
lượng
thịt
(tấn)
Số lượng
trâu
(con)
Sản
lượng
thịt
(tấn)
Số lượng
trâu
(con)
Sản
lượng
thịt
(tấn)
Số lượng
trâu
(con)
Sản
lượng
thịt
(tấn)
Số lượng
trâu

(con)
Sản
lượng
thịt
(tấn)
Số lượng
trâu
(con)
Sản
lượng
thịt
(tấn)
1
TP Thái Nguyên
7.276
98
6.532
187
5.805
187
5.236
181
4.675
194
4.056
203
2
TX Sông Công
5.346
61

4.853
165
4.874
167
3.811
158
3.388
164
3.578
164
3
Định Hóa
13.055
230
11.490
510
11.206
504
7.130
528
7.568
541
7.559
555
4
Võ Nhai
13.038
251
11.512
456

8.653
436
6.182
402
5.688
414
5.784
409
5
Phú Lương
10.976
168
7.992
496
7.059
481
6.968
453
6.102
458
6.341
445
6
Đồng Hỷ
13.017
192
12.377
151
11.659
149

10.136
153
9.117
167
8.982
176
7
Đại Từ
19.255
289
16.892
568
16.499
575
10.256
609
9.062
658
9.563
682
8
Phú Bình
11.370
187
11.716
156
13.589
163
10.355
170

12.472
178
11.883
192
9
Phổ Yên
13.547
203
13.364
318
14.137
335
13.785
331
12.508
360
12.158
383
Tổng số
106.880
1.679
96.728
3.007
93.481
2.997
73.859
2.985
70.578
3.134
69.902

3.209
(Nguồn: Báo cáo sản xuất chăn nuôi - Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên, 2013) [22]

6

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
Số liệu ở bảng 1.3 cho thấy, tổng đàn trâu của tỉnh Thái Nguyên giảm dần
qua các năm. Năm 2008 đàn trâu có 106.880 con và đến năm 2013 giảm còn 69.928
con, giảm 34,59%.
Như vậy trong chưa đầy 10 năm tổng đàn trâu của tỉnh Thái Nguyên đã sụt
giảm gần 40 nghìn con. Điều này không hề bất ngờ với số liệu thống kê trên vì thực
tế đó là quy luật tất yếu của kinh tế thị trường. Chính quy luật kinh tế thị trường đó
đã điều chỉnh quy mô tổng đàn theo chiều hướng sụt giảm một cách mạnh mẽ. Một
số điều kiện khách quan khác cũng có tác động như quá trình đô thị hóa đã thu hẹp
diện tích các đồng cỏ, các bãi chăn thả tự nhiên; diễn biến dịch bệnh cũng như thời
tiết phức tạp làm ảnh hưởng đến việc chăn nuôi trâu của bà con.
Việc nuôi trâu để làm sức kéo đã không còn được đề cao do cơ khí hóa nông
nghiệp diễn ra nhanh chóng. Hiện nay, trâu chủ yếu được chăn nuôi để lấy thịt.
Trong khi đó, thịt trâu chỉ chiếm từ 5 - 9% tổng nhu cầu sử dụng của một quốc gia.
Mặt khác, để đáp ứng mục tiêu sản lượng thì giống trâu nuôi lấy thịt ngày càng
được cải thiện về tầm vóc.
Mặc dù tổng đàn trâu giảm nhưng giá trị sản lượng thịt trâu vẫn tăng đều
hàng năm. Năm 2008 sản lượng thịt trâu là 1.679 tấn đến năm 2013 sản lượng thịt
trâu là 3.209 tấn. Có được kết quả này là do tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều chính
sách hỗ trợ khuyến khích về giống, xây dựng đồng cỏ, hỗ trợ hạn chế chăn nuôi thả
rông, xử lý môi trường… việc bình chọn, phân loại, cải tạo nâng cao tầm vóc, thể
trạng đàn trâu đã được tỉnh thực hiện đạt kết quả tốt trong nhiều năm qua.
Đây cũng là định hướng phát triển chăn nuôi của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn

2013-2020 đã xác định phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp, trang trại, sản
xuất hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới. Việc quy hoạch sẽ được tính toán
lâu dài, ổn định đất đai để phục vụ chăn nuôi đến tận huyện, xã; chuyển đổi diện
tích đất canh tác kém hiệu quả nhất là tại các vùng trung du, gò, đồi sang phát triển
chăn nuôi trang trại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
Mục tiêu cụ thể của đề án chăn nuôi xác định tổng đàn trâu của Thái Nguyên
sẽ là 70.000 con vào năm 2015. Như vậy, tổng đàn gần như không thay đổi so với
hiện nay. Ông Hoàng Văn Dũng, PGĐ Sở NN-PTNT tỉnh Thái Nguyên khẳng định,
tổng đàn có thể không tăng, thậm chí còn giảm song cốt lõi là hiệu quả sản xuất, giá
trị sản lượng, tỷ lệ cơ cấu trong nội ngành phải tăng.
Theo đó, tỉnh Thái Nguyên sẽ tiếp tục việc bình tuyển, nâng cao tầm vóc của
đàn trâu, lai cải tạo đàn giống tốt của địa phương với những giống cao sản, chất lượng
tốt như trâu Murrahi. Song song với chương trình đó là các giải pháp về thú y, môi
trường, quản lý Nhà nước cũng như giải pháp về thị trường, tiêu thụ sản phẩm.
1.1.4. Phương thức chăn nuôi
t
r
â
u

Chăn nuôi trâu hiện nay vẫn theo phương thức truyền thống, quảng canh, tận
dụng nuôi trâu để lấy sức kéo và phân bón. Chăn nuôi trâu của nước ta chủ yếu theo
các quy mô sau:
Chăn nuôi nông hộ, phân tán các vùng đồng bằng chiếm 90%. Sử dụng thức
ăn tận dụng (cỏ tự nhiên trên bờ đê, bờ ruộng, rơm rạ và một số vùng có sử dụng
thức ăn ủ xanh, ủ urê ) và lao động phụ trong gia đình.

Trâu chủ yếu được chăn thả trên đồng bãi hàng ngày dưới sự chăn dắt trực
tiếp của chủ trâu, khi về nhà trâu được ăn rơm là chủ yếu. Trước đây ngoài rơm và
cỏ, nông dân không cho trâu ăn thức ăn nào khác, gần đây họ đã bổ sung thêm các
loại thức ăn như cám, bột sắn, bột ngô và điều này đã làm tăng năng suất, hiệu quả
kinh tế. Như vậy có thể thấy người nông dân bước đầu đã có ý thức đầu tư cho trâu,
song hiệu quả chưa cao vì vậy đàn trâu tăng chậm, nguyên nhân chính là do tập
quán chăn nuôi và năng suất sinh sản của đàn trâu còn thấp.
1.1.5. Tình hình thị trường và nhu cầu tiêu thụ thịt
t
r
â
u

Thịt trâu hay còn gọi là thịt đỏ ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng,
đánh giá đúng vị trí của nó trên thị trường vì thịt trâu nhiều nạc, ít mỡ và ít
cholesterol. Hơn nữa, chất lượng thịt trâu không thua kém thịt bò, tỷ lệ thịt xẻ đạt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
43-45%, tỷ lệ nước, thành phần hóa học và các vitamin không thua kém thịt bò vì
vậy thịt trâu đã có chỗ đứng trên thị trường. Đời sống của người dân ngày càng cao
và nhu cầu về thịt đỏ trên thị trường ngày càng lớn. Tuy nhiên, thịt trâu trên thị
trường hiện nay chiếm tỷ lệ rất thấp (2,4-3%) trong tổng số thịt tiêu thụ hàng ngày.
Gần đây nhiều địa phương và thành phố đã xuất hiện nhiều cửa hàng thịt trâu với
biển hiệu đặc sản đã chứng minh vai trò của thịt trâu trong đời sống xã hội, dần xóa
bỏ được định kiến sai về thịt trâu như hôi, dai, tanh và không ngon.
Hiện nay, thịt trâu chất lượng cao đã được tiêu thụ ở các thành phố lớn như:
Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và đã được xuất khẩu sang một số nước trong khu
vực. Một số vùng trong nước đã có thói quen tiêu thụ thịt trâu từ lâu, theo kết quả

điều tra của Viện Chăn nuôi, ở thị trường Hà Nội thịt trâu chiếm 52,4% trong tổng
số thịt trâu, bò và 26,6% ở Thái Nguyên. Hàng năm có hàng vạn con trâu to được
đưa từ vùng núi về miền xuôi để bán thịt hoặc xuất khẩu. Như vậy, nhu cầu thịt trâu
và thị trường tiêu thụ thịt trâu trong tương lai còn rất lớn và mô hình chăn nuôi trâu
thịt áp dụng những kỹ thuật thích hợp nhằm đẩy mạnh chăn nuôi trâu thịt thành một
ngành chăn nuôi đúng vị trí phát huy tiềm năng vốn có của nó.
1.1.6. Công tác giống
t
r
â
u

Các giống trâu hiện có trên thế giới được hình thành trải qua hàng ngàn năm
trong những điều kiện tự nhiên và kinh tế nhất định và gần như chúng được chọn
lọc một cách tự phát, ngẫu nhiên hơn là theo những hướng tạo giống. Xuất phát từ
quan niệm của con người về mục đích sử dụng trâu chủ yếu cho cày kéo nên ít
người quan tâm đến việc cải tiến nâng cao khả năng sản xuất của chúng. Dần dần
trong quá trình sử dụng, trâu đã góp phần vào việc cung cấp cho con người một
lượng sữa và thịt ngày càng nhiều nên người ta mới thay đổi nhận thức về vai trò
của chúng. Trong mấy thập kỷ gần đây, công tác giống trâu đã bắt đầu được tiến
hành với việc cải tiến di truyền nâng cao khả năng sản xuất của chúng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
Chọn lọc nhân thuần là công việc cần thiết và thường xuyên của công tác
giống nhằm nâng cao khả năng sản xuất của vật nuôi thông qua tiến bộ di truyền
trong quần thể. Chọn lọc nhân thuần bao gồm chọn trâu đực giống, cái giống, kiểm
tra năng suất cá thể, kiểm tra qua đời sau, xây dựng đàn hạt nhân.v.v Một số quốc
gia đã tiến hành nghiên cứu thành công và áp dụng trong sản xuất các mô hình này

như là một chương trình giống quốc gia, thực tế đã đóng góp lớn vào sự phát triển
của chăn nuôi trâu.
Tại Việt Nam, công tác chọn lọc nhân thuần đàn trâu hầu như chưa được
thực hiện. Chúng ta có trâu Ngố khối lượng lớn là nguồn gen bản địa quý sẵn có ở
các tỉnh miền núi nước ta. Những năm gần đây, nhờ chương trình chọn tạo giống
cây trồng vật nuôi mà đã có những nghiên cứu về chọn lọc lai tạo nhằm cải tạo tầm
vóc và khả năng sản xuất của trâu địa phương. Kết quả của những nghiên cứu đó
cho thấy sử dụng trâu đực Ngố khối lượng lớn làm giống và kết hợp với chọn lọc
đàn trâu cái đã cải thiện nâng cao tầm vóc trâu lên 10% so với đại trà (Mai Văn
Sánh, 2005) [19]. Chúng ta đang tiến hành áp dụng rộng rãi kết quả để nâng cao
tầm vóc và khả năng sản xuất trâu địa phương, nghiên cứu đã tập trung vào tuyển
chọn đàn trâu nội tầm vóc lớn, sử dụng trâu đực giống khối lượng lớn (trâu Ngố) để
nâng cao tầm vóc và khả năng sản xuất trâu địa phương. Kết quả bước đầu cho
thấy: Khối lượng sơ sinh tăng từ 19-20 kg lên 23-24 kg; khối lượng 12 tháng tuổi
tăng từ 130-135 lên 151-155 kg; khối lượng 24 tháng tuổi tăng từ 227-229 lên 248-
254 kg (Mai Văn Sánh, 2005) [19].
Qua các nghiên cứu trên các tác giả đã đưa ra định hướng cải tiến phẩm
giống trâu bằng phương pháp thuần chủng, chọn trâu đực to để phối với với đàn
trâu cái được tuyển chọn ở diện rộng, loại thải trâu xấu, không đủ tiêu chuẩn, hình
thành các vùng giống trâu, tận dụng tối đa các nguồn thức ăn sẵn có và sử dụng các
kỹ thuật sinh sản cần thiết để nâng cao tỷ lệ đẻ và tầm vóc của trâu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
1.2. Đặc điểm sinh
trƣởng
và các yếu tố ảnh hƣởng đến sinh
trƣởng
của

t
r
â
u

1.2.1. Đặc điểm sinh trưởng của
t
r
â
u

1.2.1.1. Khái niệm về sinh t
r
ưởng
Sinh trưởng là sự tăng thêm về khối lượng, kích thước, thể tích của từng bộ
phận hay của toàn cơ thể con vật (Đặng Vũ Bình, 2007) [3]. Thực chất của sinh trưởng
chính là sự tăng trưởng và phân chia của các tế bào trong cơ thể vật nuôi. Sinh trưởng
là quá trình tích lũy các chất hữu cơ do đồng hóa và dị hóa, là sự tăng chiều cao, chiều
dài, bề ngang, khối lượng của các bộ phận và toàn bộ cơ thể của con vật trên cơ sở tính
di truyền có từ đời trước (Nguyễn Đức Hưng và cs., 2009) [9].
Quá trình sinh trưởng gắn liền với quá trình phát triển của cơ thể đó là sự
hình thành các tổ chức, bộ phận mới và sự hoàn thiện tính chất và chức năng của
các bộ phận và trong cơ thể cả về hình thái và chức năng trên cơ sở tính di truyền.
1.2.1.2. Các quy luật của quá trình sinh t
r
ưởng
Nghiên cứu quy luật sinh trưởng của gia súc, các tác giả Medendoocphơ
(1867), Kislopski (1930), Hammond (1937), Pơsennitxmơi (1964) (trích dẫn theo
Trần Đình Miên và cs., 1992) [12] đều cho rằng sự phát triển của cơ thể trong các
giai đoạn và các thời kì đó tuân theo thủ theo các quy luật, đó là:

- Quy luật theo giai đoạn
- Quy luật không đồng đều
- Quy luật theo chu kì
* Quy luật sinh trưởng theo giai đo

n:
Là một trong những vấn đề quan trọng trong quá trình sinh trưởng của gia
súc. Tính chất giai đoạn của sinh trưởng đã được nhiều nhà nghiên cứu chú ý. Điều
đó chứng tỏ đây là một hiện tượng được xác định rõ ràng.
Sinh trưởng của gia súc chia làm hai giai đoạn chính: giai đoạn trong bào thai
(trong cơ thể mẹ) và giai đoạn ngoài bào thai (ngoài cơ thể mẹ). Giai đoạn ngoài

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
bào thai có thể chia làm 2 thời kỳ: thời kỳ bú sữa và thời kỳ sau cai sữa. Theo Trần
Đình Miên và cs. (1992) [12], sự tăng trưởng ở giai đoạn bào thai chịu ảnh hưởng
nhiều của cơ thể mẹ, còn giai đoạn ngoài bào thai thì chịu ảnh hưởng của tính di
truyền đời trước nhiều hơn. Nguyễn Ân và cs. (1983) [2] đã nhấn mạnh rằng: Thời
gian của từng giai đoạn dài hay ngắn, số lượng giai đoạn, sự đột biến trong sinh
trưởng của từng giai đoạn, từng cá thể đều khác nhau trong phạm vi giống đó.
- Giai đoạn trong bào thai: Giai đoạn này được xác định từ lúc trứng được
thụ tinh (tạo thành hợp tử) cho đến khi con vật được sinh ra. Trong giai đoạn này cả
hai quá trình sinh trưởng và phát dục đều rất mạnh mẽ. Bào thai ở giai đoạn này
được nuôi bằng dưỡng chất của mẹ thông qua hệ thống mạch máu nhau thai. Do
vậy, trong giai đoạn này, việc chăm sóc, nuôi dưỡng gia súc mẹ cần được quan tâm
đặc biệt. Từ đó tránh cho gia súc bị sẩy thai, đẻ non, hoặc con đẻ ra có dị tật, còi
cọc, chậm lớn.
- Giai đoạn ngoài bào thai: Giai đoạn này được tính bắt đầu từ khi gia súc
sinh ra đến khi già cỗi. Trong giai đoạn này, cơ thể vẫn tiếp tục quá trình sinh

trưởng, phát dục của nó. Thời gian dài ngắn của mỗi giai đoạn khác nhau tùy thuộc
loài, giống gia súc. Tốc độ và cách thức sinh tổng hợp protein chính là phương thức
hoạt động của gen điều khiển sinh trưởng của cơ thể. Ta có thể chia giai đoạn này
thành các thời kỳ: thời kỳ bú sữa; thời kỳ thành thục; thời kỳ trưởng thành và thời
kỳ già cỗi, hoặc có thể chia làm 2 thời kỳ: thời kỳ bú mẹ và thời kỳ sau cai sữa.
+ Thời kỳ bú mẹ: Sự tăng trưởng của cơ thể gia súc non rất mãnh liệt, nhiều
cơ quan bộ phận trong cơ thể chưa phát triển hoàn thiện (cơ quan điều hòa thân
nhiệt, cơ quan tiêu hóa ), nguồn dinh dưỡng cung cấp cho gia súc non hoàn toàn
phụ thuộc vào khả năng cho sữa của mẹ. Thời kỳ này gia súc có tốc độ tăng khối
lượng cao nhất, nếu nuôi dưỡng tốt chúng có thể đạt 1.000 g/ngày.
Hệ số di truyền về sinh trưởng của gia súc trong giai đoạn này thường thấp (ở
bò sữa h
2
= 0,12), Hệ số di truyền thay đổi theo từng giống. Tuổi đẻ lần đầu, khối

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
lượng sơ sinh, khả năng cho sữa và nuôi con của con mẹ, sự đồng huyết, giới tính
có ảnh hưởng mạnh nhất đến sự tăng trưởng của vật non (Trần Đình Miên và cs.,
1994) [13].
+ Thời kỳ sau cai sữa: Sự tăng trưởng của con vật biểu hiện rõ nét qua kiểu
hình, hệ số di truyền tính trạng sinh trưởng và khả năng cho thịt khá cao.
Tính giai đoạn trong sự phát triển không chỉ biểu hiện ở những đặc tính
chung như tăng sinh, tăng khối ở những đặc điểm riêng của từng thời kỳ mà còn
biểu hiện tăng tiến hoàn chỉnh dần, thời kỳ này nhất thiết nối tiếp thời kỳ kia, không
đi ngược lại.
* Quy luật sinh trưởng không đồng đều:
Quy luật này thể hiện cường độ sinh trưởng và tốc độ sinh trưởng của con vật
thay đổi theo độ tuổi. Khi cơ thể còn non, tốc độ sinh trưởng rất nhanh và chậm dần

ở các tháng tuổi tiếp theo. Đồng thời, các cơ quan bộ phận trong cơ thể cũng phát
triển với tốc độ khác nhau ở các thời kỳ khác nhau. Với gia súc non, nó thể hiện cụ
thể ở cơ quan tiêu hóa. Trước sơ sinh, dạ dày trước sinh trưởng chậm, dạ múi khế
sinh trưởng nhanh; sau thời kỳ sơ sinh, sự sinh trưởng ngược lại, dạ dày trước tăng
khoảng 100-120 lần, trong khi đó dạ múi khế chỉ tăng từ 4 - 8 lần.
Ngoài ra, sự phát triển không đồng đều còn thể hiện ở sự trao đổi chất và quá
trình tích lũy vật chất cũng không giống nhau. Trước khi sinh, mô xương có cường
độ phát triển mạnh nhất, xương ngoại vi phát triển mạnh hơn xương trục.
Sau khi sinh, sự phát triển của mô xương giảm xuống nhưng mô mỡ và mô
cơ lại tăng, xương trục phát triển mạnh làm cho cơ thể dài ra. Ở những cơ thể còn
non, cường độ tích lũy protein mạnh, tuổi càng tăng thì khả năng này càng giảm
xuống. Chính vì vậy, trong giai đoạn còn non, nếu được cung cấp đầy đủ dinh
dưỡng cần thiết, vật nuôi sẽ phát triển toàn diện về thể vóc. Ngược lại, khi độ tuổi
tăng lên, tốc độ sinh trưởng của con vật sẽ giảm dần (Nguyễn Hải Quân và cs.,
1995) [16].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
Cơ thể gia súc không phải lúc nào, ở lứa tuổi nào cũng phát triển theo một
quy luật, tỷ lệ cân đối, giữ nguyên từ đầu đến cuối. Sinh trưởng phát dục của gia súc
trên toàn bộ cơ thể hay ở từng cơ quan, bộ phận nhất định có sự thay đổi theo tuổi.
Sự thay đổi này cũng khác nhau về mặt cường độ, tốc độ ở các lứa tuổi khác nhau.
Tính khác biệt đó chính là quy luật phát triển không đồng đều của gia súc.
* Quy luật sinh trưởng theo chu kỳ:
Tính chu kỳ trong quá trình sinh trưởng không phải là một hiện tượng lạ.
Tính chu kỳ có ngay trong sự tăng sinh của tế bào: có thời kỳ phát triển mạnh, có
thời kỳ yếu đi, sau đó có thời kỳ phát triển mạnh lại. Sự lặp lại đó một cách nhịp
nhàng tạo nên một sự phát dục có tính chu kỳ và có thể chu kỳ nối tiếp chu kỳ
(Nguyễn Ân và cs., 1983) [2].

Vì vậy, có thể nói sự phát triển của cơ thể gia súc không những chỉ tuân theo
hai quy luật: Quy luật phát triển theo giai đoạn và quy luật phát triển không đồng
đều mà còn tuân theo quy luật tính chu kỳ.
Tính chu kỳ trong hoạt động sinh lý của cơ thể: hoạt động của thần kinh đi
theo một nhịp độ và cường độ nhất định. Tính chu kỳ trong hoạt động của hệ thần
kinh biểu hiện ở trạng thái khi thì hưng phấn khi thì ức chế. Sự hưng phấn và ức chế
đó cũng liên quan đến quá trình đồng hoá và dị hoá của cơ thể. Trong chăn nuôi,
việc hiểu rõ chu kỳ tính rất quan trọng, từ đó lên kế hoạch thụ tinh cho gia súc, điều
khiển được thời gian đẻ, tránh hiện tượng vô sinh cho gia súc.
1.2.1.3. Đường cong sinh t
r
ưởng
Đường cong sinh trưởng của trâu cũng như hầu hết các loại gia súc khác đều
thể hiện 2 pha rõ rệt:
- Pha tăng khối lượng cao, xảy ra từ sơ sinh đến khi trâu thành thục về tính
(khoảng 30 tháng tuổi).
- Pha tăng khối lượng thấp, xảy ra từ 30 tháng tuổi: Tỷ lệ sinh trưởng giảm
dần cho đến lúc trâu trưởng thành (khoảng 6-7 tuổi), khối lượng bắt đầu ổn định.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
Le Đang Đanh và cs. (1995) [44] nghiên cứu trên 1.019 số liệu sinh trưởng
của trâu nội Việt Nam ở các lứa tuổi đã nhận xét: Trâu sau khi sinh có tốc độ tăng
trưởng khởi đầu rất cao (650 g/ngày), tăng khối lượng giảm dần xuống 300 g/ngày
khi trâu đạt 1 năm tuổi, 200 g/ngày lúc trâu đạt 2 năm tuổi và tốc độ sinh trưởng
giảm nhiều, chỉ ở mức dưới 100 g/ngày khi đạt 3 năm tuổi.
1.2.1.4. Khối lượng sơ sinh
Trâu nội Việt Nam tuy nhỏ con, song vẫn có khối lượng sơ sinh tương đối
lớn, biến động từ 16 kg đến 25 kg, tuỳ thuộc vào loại hình của giống và điều kiện

nơi chúng sinh sống. Topanurak và cs. (1991) [50] chỉ rõ đối với trâu đầm lầy, khối
lượng sơ sinh bị ảnh hưởng bởi trâu bố, giới tính, lứa đẻ và năm sinh (P<0,01).
Khối lượng sơ sinh còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác như điều kiện nuôi
dưỡng chăm sóc, tuổi và khối lượng của trâu mẹ.
Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy có sự tương quan thuận giữa khối
lượng sơ sinh và khối lượng của trâu bố mẹ. Khối lượng sơ sinh của con con có
tương quan thuận với khối lượng trâu mẹ. Tính trên 65 lứa đẻ, hệ số tương quan
giữa khối lượng trâu mẹ và khối lượng sơ sinh là cao, r = 0,71 (Nguyễn Đức Thạc,
1983) [23].
Khối lượng sơ sinh của trâu cũng biểu thị tương quan thuận với khối lượng ở
những lứa tuổi kế tiếp. Trong điều kiện thức ăn và nuôi dưỡng bình thường, khối
lượng trâu là chỉ tiêu chính để đánh giá khả năng sinh trưởng của trâu.
1.2.1.5. Tốc độ sinh t
r
ưởng
Chăn nuôi gia súc thịt phải hướng tới mục đích thúc đẩy tăng trưởng nhanh
các phần thịt có giá trị và giảm thiểu các phần thịt kém chất lượng như phần thịt
đầu, thịt chân, thịt vùng bụng
Tốc độ hay cường độ sinh trưởng phụ thuộc vào loài, giống, giới tính và đặc
điểm cá thể cũng như điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, bệnh tật… Trâu nội của ta
được nuôi chủ yếu trong nông hộ, chăn thả tự do là chính, ngoài ra có bổ sung thêm

×