Tải bản đầy đủ (.ppt) (23 trang)

bai 12: phan 2: Sinh hoat xa hoi va van hoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.91 MB, 23 trang )

Bài sưu tầm Lịch Sử 7
Bài 12: Đời sống kinh tế, văn hóa
II. SINH HOẠT XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA
1. Văn Miếu Quốc Tử Giám

Văn Miếu – Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng
đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long. Hiện
nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách
xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt. Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc
Tử Giám bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám và vườn Giám,
mà kiến trúc chủ thể là Văn Miếu - nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám -
trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám có
tường gạch vồ bao quanh, phía trong chia thành 5 lớp không gian với các
kiến trúc khác nhau. Mỗi lớp không gian đó được giới hạn bởi các tường
gạch có 3 cửa để thông với nhau (gồm cửa chính giữa và hai cửa phụ hai
bên). Từ ngoài vào trong có các cổng lần lượt là: cổng Văn Miếu, Đại
Trung, Khuê Văn Các, Đại Thành và cổng Thái Học. Với hơn 700 năm hoạt
động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước. Ngày nay, Văn Miếu-
Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng
thời cũng là nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và còn là nơi tổ chức hội
thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng. Đặc biệt, đây còn là nơi các sĩ tử
ngày nay đến "cầu may" trước mỗi kỳ thi.
Ý nghĩa
Về mặt di tích mà nói thì 2 nhà bia Tiến sĩ ở 2 bên giếng Thiên Quang là nơi bảo tồn những di tích quý nhất
của cả khu di tích lịch sử này. 82 tấm bia Tiến sĩ hiện còn có giá trị về nhiều mặt. Đây là những tư liệu văn tự bản
gốc duy nhất được lưu giữ tại chỗ, liên tục kể từ khi được dựng.

Nhà sử học có thể tìm thấy ở đây những tư liệu về lịch sử giáo dục, về những tên tuổi gắn bó với lịch sử dân
tộc, quê quán, danh tính những bậc nhân tài được ghi cụ thể, chính xác thông qua đó có thể xác định tuổi
cho nhiều di tích ở những nơi không ghi niên đại.


Nhà địa lý có thể tra cứu những địa danh cũ để tìm ra những vùng đất cổ liên quan đến thời hiện tại.

Nhà nghiên cứu triết học có thể tìm ở đây những chứng cứ để xác định vai trò của Nho giáo ở Việt Nam

Những người Việt Nam ở khắp nơi cũng tới đây tìm tên họ một vị tổ nào đó thuộc dòng họ nhà mình xưa đã
có tên trong khoa bảng

Đây còn là những tư liệu có hệ thống liên tục, ít nhất cũng trong vòng 3 thế kỷ (từ 1484 tới 1780) về kỹ
thuật điêu khắc đá. Nhà nghiên cứu mỹ thuật và các nghệ sĩ tạo hình có thể từ những hình dáng bia, rùa,
hoa văn và các mô típ chạm khắc trên bia mà tìm ra tinh hoa của nghệ thuật dân tộc để phát huy, áp dụng
vào những sáng tạo hiện đại.

Đã có nhiều bài nghiên cứu viết về bia Tiến sĩ, song việc khai thác tư liệu của 2 nhà bia vẫn còn tiếp tục. Các
nhà khoa học đều cho rằng văn bia tiến sĩ xứng đáng là pho "sử đá" có nhiều giá trị độc đáo và hiếm có về
văn hóa, lịch sử, nghệ thuật chế tác không chỉ với Việt Nam mà cả thế giới.
H
ì
n
h


n
h

V
ă
n

M
i

ế
u

Q
u

c

T


G
i
á
m
Bia Tiến Sĩ
2. Chùa Một Cột

Chùa Một Cột hay Chùa Mật (gọi theo Hán-Việt là Nhất Trụ tháp), còn có tên khác là Diên
Hựu tự hoặc Liên Hoa Đài ("đài hoa sen"), là một ngôi chùa nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội.
Đây là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo ở Việt Nam.

Truyền thuyết kể lại rằng, chùa được xây dựng theo giấc mơ của vua Lý Thái Tông (1028-
1054) và theo gợi ý thiết kế của nhà sư Thiền Tuệ. Vào năm 1049, vua đã mơ thấy được
Phật bà Quan Âm ngồi trên tòa sen dắt vua lên toà. Khi tỉnh dậy, nhà vua kể chuyện đó lại
với bày tôi và được nhà sư Thiền Tuệ khuyên dựng chùa, dựng cột đá như trong chiêm bao,
làm toà sen của Phật bà Quan Âm đặt trên cột như đã thấy trong mộng và cho các nhà sư đi
vòng xung quanh tụng kinh cầu kéo dài sự phù hộ, vì thế chùa mang tên Diên Hựu.

Hằng năm cứ đến ngày 8 tháng 4 Âm lịch, vua lại tới chùa làm lễ tắm Phật. Các nhà sư và

nhân dân khắp Kinh thành Thăng Long cùng dự lễ. Sau lễ tắm Phật là lễ phóng sinh, vua
đứng trên một đài cao trước chùa thả một con chim bay đi, rồi nhân dân cùng tung chim
bay theo trong tiếng reo vui của một ngày hội lớn.

Ngôi chùa có kết cấu bằng gỗ, trong chùa đặt tượng Phật bà Quan Âm để thờ. Năm 1105,
vua Lý Nhân Tông cho mở rộng kiến trúc khu chùa có thêm hồ Linh Chiểu. Về sau, quy mô
chùa Một Cột chỉ còn lại ngôi chùa nhỏ trên cột đá như hình ảnh hiện nay. Thực dân Pháp
trước khi rút khỏi Hà Nội đã cho nổ mìn phá chùa. Tuy nhiên, chùa đã được trùng tu cơ bản
như trước. Chùa Một Cột hiện nay bao gồm đài Liên Hoa hình vuông, chiều dài mỗi cạnh 3
m, mái cong, dựng trên cột cao 4 m (không kể phần chìm dưới đất), đường kính 1,20 m có
cột đá là 2 khúc chồng lên nhau thành một khối. Tầng trên của cột là hệ thống những đòn gỗ
làm giá đỡ cho ngôi đài ở trên. Đài Liên Hoa có mái ngói, bốn góc uốn cong, trên có Lưỡng
long chầu nguyệt. Trong quan niệm người Việt, rồng luôn là con vật linh thiêng, biểu tượng
cho quyền uy, sức mạnh. Và hình ảnh "Lưỡng long chầu nguyệt" trên các mái đình đền, chùa
chiền, không chỉ biểu tượng cho sức mạnh thần thánh mà còn ẩn trong đó những giá trị
nhân văn, phản chiếu trí tuệ, ước vọng của con người và nền văn minh cổ xưa. Ngày nay
không có những cánh sen trên cột đá như đã nói đến trong bia văn thời nhà Lý, nhưng ngôi
chùa dựng trên cột vươn lên khỏi mặt nước vẫn là kiến trúc độc đáo, gợi hình tượng một
bông sen vươn thẳng lên khu ao hình vuông được bao bọc bởi hàng lan can làm bằng những
viên gạch sành tráng men xanh. Kiến trúc chùa xây dựng gần với kiến trúc nhà Hậu Lê.

Trong vườn chùa hiện có một cây bồ đề sum xuê từ đất Phật, do tổng thống
Rajendra Prasad tặng nhân dịp Chủ tịch Hồ Chí Minh qua thăm Ấn Độ năm 1958.
Một số hình ảnh chùa Một Cột
Hình cá chép trang trí mái đầu đao.
Hình Lưỡng long triều nguyệt (hai rồng chầu Mặt Trăng) trang
trí nóc mái
Bậc thang dẫn lên
chính điện
3. Văn hóa

* Trò chơi dân gian:
+ Đấu vật

Đấu vật rất phổ biến ở nhiều hội xuân miền Bắc và miền Trung. Trong hội làng Mai Ðộng
(Hà Nội) có thi vật ở ngay trước bãi đình làng. Các đô vật ở các nơi kéo về dự giải rất
đông. Làng treo giải vật gồm nhất, nhì, ba và nhiều giải khác.

Trong lúc vật, các đô vật cởi trần và chỉ đóng một cái khố cho kín hạ bộ. Cởi trần cốt để
đôi bên không thể nắm áo, nắm quần nhau gây lợi thế cho mình được. Khố các đô vật
phần nhiều bằng lụa, nhiều màu. Trước khi vào vật, hai đô vật lễ vọng vào trong đình.
Cuộc thi bắt đầu, các đô vật lên lễ đài. Sau một hồi khua chân múa tay để rình miếng
nhau, họ mới xông vào ôm lấy nhau. Họ lừa nhau, dùng những miếng để vật ngửa địch
thủ. Với miếng võ nằm bò, có tay đô vật nằm lì mặc cho địch thủ đẩy mình, rồi bất thần
họ nhỏm đứng dậy để phản công.

Thường thì giải ba được vật trước, rồi đến giải nhì và sau cùng là giải nhất. Mỗi một giải
vật xong, người chúng giải được làng đốt mựng một bánh pháo.
Đấu Vật
+ Đua thuyền

Từ xa xưa ở Việt Nam đã có đua thuyền. Đua thuyền ở nhiều nơi không phải là trò thi tài
mà là hành vi thực hiện một nghi lễ với thuỷ thần, xuất phát từ tục cầu nước của cư dân
nông nghiệp - tín ngưỡng phồn thực.

Có nơi cuộc thi chỉ có hai thuyền (Đào Xá – Phú Thọ), một chải “đực” mang hình chim ở mũi thuyền,
chải kia là “cái” mang hình cá. Hai biểu tượng đối ứng giao hoà âm – dương (chim trên cao, dương
– cá dưới nước, âm); khô – ướt (thuyền và nước); thuyền trôi, mái chèo khuấy nước nhằm “đánh
thức thuỷ thần” và cuộc đua ấy chỉ thực hiện vào ban đêm, đến dạng sáng thì kết thúc. Cuộc đua
thuyền của cư dân miền biển thì lại mang ý nghĩa cầu ngư. Có địa phương tổ chức đua thuyền để
tưởng niệm các anh hùng giỏi về thủy chiến…


Ngày nay, đua thuyền là một nội dung quan trọng trong chương trình của rất nhiều lễ hội từ Bắc chí
Nam, nhất là các địa phương có sông hồ hoặc gần biển. Cuộc đua thuyền hiện nay ở nhiều địa
phương không đơn thuần là một hoạt động tín ngưỡng như bưổi ban đầu mà đã trở thành sự kiện
thể thao hấp dẫn có quy mô lớn, thu hút nhiều đối tượng tham gia. Đua thuyền đã có thêm sứ
mệnh của cuộc thi tài và biểu dương sức mạnh tập thể.
Đua thuyền
* Lễ hội
Hội Gióng

Hội Gióng là lễ hội lớn và đặc sắc tưởng nhớ Thánh Gióng, một trong những vị Thánh “bất tử”
của tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Hội Gióng cũng là lễ hội độc đáo, đặc sắc nhất của người
Việt ở châu thổ Bắc Bộ đã tồn tại qua hàng nghìn năm lịch sử.

Hiện nay, đồng bằng Bắc bộ có rất nhiều nơi thờ phụng Đức Phù Đổng Thiên vương Thánh Gióng,
nhưng chính hội vẫn là ở làng Phù Đổng (Gia Lâm, Hà Nội) nơi Đức Thánh Gióng sinh thành và Phù
Linh (Sóc Sơn, Hà Nội) nơi Thánh Gióng hóa thân, Hội Gióng độc đáo này hội đủ những tiêu chí
của Di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại, được cộng đồng bảo tồn, truyền từ thế hệ
này sang thế hệ khác, gìn giữ như một phần bản sắc văn hóa của mình, chứa đựng những sáng
tạo, thể hiện khát vọng về một cuộc sống thịnh vượng và hòa bình.

Hàng năm, Hội Gióng chính thống được tổ chức vào ngày mùng 8 và ngày 9 tháng 4 âm lịch tại
đền Phù Đổng và các vùng lân cận. Hội Gióng được nhiều nhà nghiên cứu văn hoá nhận định, hội
như một bảo tàng sống về tín ngưỡng dân gian và nghệ thuật trình diễn được gìn giữ nguyên
trạng qua nhiều thế hệ. Ở Hội Gióng những phong tục, những nghi thức trong lễ hội ẩn chứa cả
hệ tư tưởng đạo lý và triết học, đó còn là khát vọng hòa bình, độc lập dân tộc mãi được lưu
truyền từ thế hệ này qua thế hệ sau với ngàn năm lịch sử.
Hội Gióng
* Nghệ thuật
Múa rối nước


Vào thời Lý, các loại hình văn nghệ đã trở nên đa dạng. Lý Thái Tổ có đặt chức "quan giáp" để trông
coi người ca múa. Lý Nhân Tông cho xây nhà múa (vũ định). Các trò tiêu khiển như múa khiên, đánh
cầu rất phổ biến trong giới quý tộc cũng như trong dân gian. Múa rối nước, một nghệ thuật dân gian
độc đáo của Việt Nam, đã được phôi thai từ trước thời nhà Lý tại đồng bằng sông Hồng. Dưới thời
nhà Lý, thể loại nghệ thuật này trở nên tinh xảo và từ đó truyền đến bây giờ. Có tài liệu xác định
năm 1121 là mốc mà múa rối nước trở thành một nghệ thuật phổ biến. Đó là bia đá Sùng Thiện Diên
Linh (chùa Chọi, Duy Tiên, Nam Hà), ghi lại việc diễn rối nước như một nghi lễ mang tính nghệ thuật
để mừng thọ nhà vua.

Múa rối nước là một nghệ thuật biểu diễn bằng con rối trên mặt nước, kết hợp một cách kỳ ảo hai
yếu tố rối và nước. Sân khấu của rối nước là ao, hồ của làng mạc thôn quê. Khán đài là bãi cỏ quanh
đấy. Rất thuận tiện cho dân chúng đến thưởng lãm.

Trên nước là một tòa thủy đình hai tầng, tầng trên dùng để thờ Tổ, tầng dưới là hậu trường có
mành che. Khác với các loại hình biểu diễn khác, nghệ nhân của trò múa rối nước không xuất hiện
trên sân khấu. Họ đứng trong nước, núp sau bức mành tre, điều khiển các con rối bằng một hệ
thống que, dây phức tạp, đòi hỏi trình độ kỹ thuật, nghệ thuật tinh xảo.
Múa rối nước
4. Kiến trúc và điêu khắc
Hình ảnh
điêu khắc
thời Lý
R

n
g

t
h


i

L
ý
Tượng
phật
A-di-
đà

×