Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

giáo án lop 4 2b tuần 16

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.79 KB, 23 trang )

Trường Tiểu học Suối Ngô C Giáo án lớp 4
Thứ hai ngày 02 tháng 12 năm 2013
Tiếng Việt
Tiết 14:
Bài: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. Mục tiêu:
- HS kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về đồ chơi của trẻ
em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em.
- HS hiểu nội dung chính đoạn truyện, câu chuyện đã kể; biết lắng nghe và nhận
xét cách kể của bạn.
- HS có ý thức yêu quý đồ chơi, những con vật trong gia đình.
* HS Ngân: kể được một đoạn của truyện.
II. Chuẩn bị:
- GV: Sưu tầm truyện
- HS:
III. Các hoạt động dạy - học:
• Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của bài tập:
- HS đọc yêu cầu đề bài. Cả lớp theo dõi SGK.
- GV gạch chân những từ ngữ quan trọng.
- HS quan sát tranh SGK, nêu truyện có nhân vật là đồ chơi, truyện có nhân vật là
con vật gần gũi với trẻ em.
- HS nối tiếp giới thiệu tên câu chuyện của mình.
 HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
- GV nhắc nhở HS cách kể chuyện.
- HS kể chuyện theo cặp, trao đổi ý nghĩa.
- HS thi kể chuyện trước lớp.
- Mỗi HS kể xong phải nói suy nghĩ của mình về tính cách nhân vật, ý nghĩa câu
chuyện (hoặc nội dung câu chuyện).
- Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.
- GV nhận xét, chấm điểm.
 Củng cố, dặn dò:


- GV nhận xét tiết dạy.
- GV dặn HS chuẩn bị bài: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
• Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………
Toán
Tiết 73:
Bài: CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (tiếp theo)
I. Mục tiêu:
- HS biết thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có hai chữ số (chia hết, chia
có dư).
- HS chia được số có bốn chữ số cho số có hai chữ số (chia hết, chia có dư).
Giáo viên: Đinh Thị Ngọc Thủy 1
Trường Tiểu học Suối Ngô C Giáo án lớp 4
- HS tính toán cẩn thận, nhanh, chính xác.
* HS Ngân: làm được BT1a.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng nhóm (BT1, 3a)
- HS:
III. Các hoạt động dạy - học:

Chia cho số có hai chữ số (chia hết): TG: 10’
- GV viết phép tính lên bảng. HS nêu các bước thực hiện phép chia.
- GV hướng dẫn HS cả lớp làm bài. HS nêu các bước thược hiện.
- GV – HS thực hiện phép tính.
- HS khác nhận xét kết quả.
- GV nêu từng bước thực hiện chia cho số có một chữ số (SGK/82) cho cả lớp nắm
quy tắc thực hiện.
- GV gọi HS nêu lại từng bước thực hiện.
* Chia cho số có hai chữ số (chia có dư):
- GS viết phép tính lên bảng. HS nêu các bước thực hiện phép chia.

- GV yêu cầu 1 HS giỏi lên bảng làm, cả lớp làm vào bảng cá nhân.
- HS nhận xét kết quả. GV kết luận.
• Bài 1: HS làm bài vào vở: TG: 12’
- HS đọc yêu cầu bài. GV hướng dẫn, giao việc.
- Cả lớp làm bài vào vở. 3 HS làm bảng cá nhân.
- GV hỗ trợ HS Ngân làm bài.
- HS trình bày bài làm.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận, tuyên dương.
* HS thực hiện đặt tính và tính: chia số có bốn chữ số cho số có hai chữ số
• Bài 3a: Thảo luận nhóm 4: TG: 8’
- HS đọc yêu cầu bài. GV hướng dẫn, giao việc.
- Các nhóm thảo luận làm bài. GV quan sát, giúp đỡ các nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày. Nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận, tuyên dương.
* HS biết tìm x (thừa số chưa biết)
 Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết dạy.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập.
• Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Tiếng Anh
(GV chuyên dạy)
Giáo viên: Đinh Thị Ngọc Thủy 2
Trường Tiểu học Suối Ngô C Giáo án lớp 4
Đạo Đức
Tiết 15:
Bài: BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO (tiết 2)
I. Mục tiêu:
- HS biết được công lao của thầy giáo, cô giáo.

- HS nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo.
- Giáo dục HS lễ phép, vâng lời thầy cô giáo và hình thành kĩ năng: lắng nghe lời
dạy bảo của thầy cô, thể hiện sự kính trọng, biết ơn với thầy cô.
II. Chuẩn bị:
- GV: Sưu tầm thơ, bài hát, ca dao nói về lòng biết ơn thày cô giáo
- HS: Sưu tầm thơ, bài hát, ca dao, giấy làm thiệp.
III. Các hoạt động dạy - học:
• Hoạt động 1: HS kể lại kỉ niệm đáng nhớ về thầy giáo, cô giáo cũ.
* Làm việc cả lớp (BT3): TG: 10’
- HS đọc yêu cầu bài.
- GV gợi ý cách kể cho HS.
- HS kể về kỉ niệm đáng nhớ đối với thầy giáo, cô giáo cũ.
- GV nhận xét, tuyên dương và giáo dục HS cả lớp.
• Hoạt động 2: HS trình bày tư liệu sưu tầm thể hiện sự kính trọng và lòng biết ơn
thầy giáo, cô giáo.
* Thảo luận nhóm đôi: (BT4, 5): TG: 5’
- HS đọc yêu cầu bài tập. GV hướng dẫn HS thảo luận (HS tổng hợp tư liệu sưu
tầm).
- HS trao đổi trong nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung. GV kết luận, liên hệ thực tế giáo dục HS.
- Rèn kĩ năng thể hiện tình cảm yêu thương của mình với ông bà, cha mẹ,
• Hoạt động 3: HS thực hiện việc làm thể hiện lòng biết ơn đối với thầy cô giáo.
* Thảo luận nhóm 4: Làm thiếp chúc mừng: TG: 10’
- GV nêu yêu cầu, đính một số thiệp chúc mừng đơn giản cho HS xem.
- GV giao nhiệm vụ cho mỗi HS trong nhóm.
- Các nhóm thảo luận, làm thiệp chúc mừng thầy cô giáo.
- Các nhóm trưng bày sản phẩm.
- Các nhóm nhận xét, bình chọn. GV kết luận, tuyên dương.
 Củng cố, dặn dò:

- GV nhận xét tiết dạy.
- Chuẩn bị bài: Yêu lao động (tiết 1).
• Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………
Âm nhạc
Giáo viên: Đinh Thị Ngọc Thủy 3
Trường Tiểu học Suối Ngô C Giáo án lớp 4
Tiết 14:
Bài : HỌC HÁT: DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG TỰ CHỌN
BÀI “EM YÊU HÒA BÌNH”
I. Mục tiêu:
- HS biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
- HS biết hát kết hợp vận động phụ họa.
- Giáo dục HS yêu hòa bình, yêu quê hương đất nước.
II. Chuẩn bị:
- GV: Đĩa CD, máy nghe nhạc.
- HS: Dụng cụ gõ
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Phần mở đầu: TG: 5’
- Ôn bài cũ.
- Giới thiệu bài mới.
2. Phần hoạt động: TG: 15’
- GV chia lớp thành 2 nhóm, một nửa hát, một nửa gõ đệm.
- GV hướng dẫn hát kết hợp các động tác phụ họa.
3. Phần kết thúc: TG: 5’
- Hát lại bài hát Em yêu hòa bình, vỗ tay theo nhịp.
- GV dặn HS chuẩn bị bài: Ôn tập 3 bài hát: Em yêu hòa bình, Bạn ơi lắng nghe,
Cò lả.
• Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….


Thể dục
Tiết 30:
Bài: ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG.
TRÒ CHƠI “LÒ CÒ TIẾP SỨC”
I. Mục tiêu:
- Ôn bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu HS thực hiện các kỹ năng thuần thục ở
mức độ chính xác.
- HS biết cách chơi và tham gia một cách chủ động trò chơi “ Lò cò tiếp sức”.
- Giáo dục HS có thói quen luyện tập thể dục hàng ngày.
II. Chuẩn bị:
- GV: Còi, tranh thể dục.
- HS: Vệ sinh sân tập.
III. Tiến trình tiết dạy:
NỘI DUNG TG TỔ CHỨC
1/ Phần mở đầu :
- GV nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- HS giậm chân tại chỗ vỗ tay và hát.
- GV cho HS khởi động các khớp cổ tay, chân,
5
phút

   
   
   
Giáo viên: Đinh Thị Ngọc Thủy 4
Trường Tiểu học Suối Ngô C Giáo án lớp 4
hông, đầu gối, cánh tay, chạy bước nhỏ, nâng cao
đùi, nâng cao gót…
- Chơi trò chơi: Mèo đuổi chuột.

2/ Phần cơ bản:
* Ôn bài thể dục phát triển chung: 2-3 lần
- Lần đầu: cho HS tập chậm. HS thực hiện theo
GV.
- Lần 2: cán sự điều khiển, GV quan sát uốn nắn.
- Lần 3: cán sự điều khiển HS tập theo 2-3 lần.
- Giáo viên chú ý nhắc nhở, hướng dẫn những HS
thường sai biên độ.
- GV yêu cầu HS thi đua theo tổ.
- HS chia tổ thi đua.
- GV tuyên dương những tổ tập tốt, nhắc nhở
những tổ tập chưa tốt.
* Trò chơi “Lò cò tiếp sức”.
- GV nêu tên trò chơi, luật chơi, thời gian .
- HS chơi trò chơi.
- GV nhận xét, tuyên dương.
3/ Phần kết thúc:
- GV hệ thống lại bài học
- GV tuyên dương những HS tập tốt, nhắc nhở
những HS tập chưa tốt.
* Rút kinh nghiệm:
……………………………………………………
……………………………………………………
27
phút
3
phút
   
   
   


     
     
     
     
Thứ ba ngày 03 tháng 12 năm 2013
Toán
Tiết 74:
Bài: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- HS thực hiện được phép chia số có ba, bốn chữ số cho số có hai chữ số (chia hết,
chia có dư).
- HS chia được phép chia số có ba, bốn chữ số cho số có hai chữ số (chia hết, chia
có dư); tính được giá trị biểu thức hai dấu phép tính.
- HS tính toán cẩn thận, chính xác.
* HS Ngân làm BT1, 2b.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng nhóm (BT1, 3)
- HS:
Giáo viên: Đinh Thị Ngọc Thủy 5
Trường Tiểu học Suối Ngô C Giáo án lớp 4
III. Các hoạt động dạy - học:
 Bài 1: HS làm bài vào vở: TG:20’
- HS đọc yêu cầu bài, GV giao việc.
- Cả lớp làm bài vào vở. 2 HS làm bảng nhóm.
- GV hỗ trợ HS Ngân làm bài.
- HS trình bày bài làm. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận, tuyên dương.
* HS thực hiện đặt tính rồi tính phép chia số có ba, bốn chữ số cho số có hai chữ
số (trường hợp chia hết và chia có dư).

• Bài 2b: Thảo luận nhóm 4: TG: 10’
- HS đọc yêu cầu bài toán. GV hướng dẫn HS cách làm bài.
- GV chia nhóm, giao việc.
- HS thảo luận làm bài.
- Đại diện nhóm trình bày bài làm.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận, tuyên dương.
* HS tính được giá trị biểu thức hai dấu phép tính.
 Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết dạy.
- Chuẩn bị bài: Chia cho số có hai chữ số (tiếp theo).
• Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………
Tiếng Việt
Tiết 28:
Bài: TUỔI NGỰA
< Xuân Quỳnh >
I. Mục tiêu:
- HS hiểu nội dung bài: Cậu bé tuổi Ngựa thích bay nhảy, thích du ngoạn nhiều nơi
nhưng rất yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ tìm đường về với mẹ; hiểu từ ngữ trong bài: tuổi
Ngựa, đại ngàn; trả lời được câu hỏi SGK( câu 1, 2, 3, 4), thuộc khoảng 8 dòng thơ
trong bài.
- HS đúng, lưu loát; biết đọc với giọng vui, nhẹ nhàng; đọc đúng nhịp thơ, bước
đầu biết đọc với giọng có biểu cảm một khổ thơ trong bài.
- Giáo dục HS ngoan ngoãn, vâng lời và yêu thương cha mẹ.
* HS Ngân: đọc đúng 1 đoạn của bài.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ ghi đoạn luyện đọc.
- HS: Đọc trước bài
III. Các hoạt động dạy - học:

• Luyện đọc: TG: 10’
- GV đọc mẫu, HS cảm thụ bài.
Giáo viên: Đinh Thị Ngọc Thủy 6
Trường Tiểu học Suối Ngô C Giáo án lớp 4
- GV tóm tắt nội dung, hướng dẫn giọng đọc. 4 HS đọc tiếp nối, chia khổ thơ.
- HS đọc tiếp nối lần 1 – rút từ luyện đọc: hút đại ngàn, triền, xôn xao.
- HS đọc tiếp nối lần 2 – rút từ giải nghĩa: (HS đọc phần chú giải)
- HS đọc tiếp nối lần 3 – GV nhận xét giọng đọc, cách phát âm của HS.
• Tìm hiểu bài: TG: 10’
- HS đọc thành tiếng khổ 1 trả lời câu hỏi 1.
- HS đọc thầm khổ 2 trả lời câu hỏi 2.
- HS đọc khổ 3 trả lời câu hỏi 3.
- HS đọc thành tiếng khổ 4 trả lời câu hỏi 4
- HS nêu nội dung bài. GV chốt ý, đính nội dung bài. HS đọc lại.
• Đọc diễn cảm: TG: 10’
- GV đính bảng phụ, hướng dẫn đọc.
- GV đọc mẫu. 1 HS đọc lại.
- HS luyện đọc theo nhóm đôi.
- Thi đọc diễn cảm trước lớp.
- HS đọc thuộc lòng đoạn thơ, bài thơ.
- HS – GV nhận xét, bình chọn, tuyên dương.
 Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết dạy, dặn HS về học thuộc lòng bài.
- Chuẩn bị bài: Kéo co.
• Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………
Tiếng Việt
Tiết 27:
Bài: LUYỆN TẬP MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I. Mục tiêu:

- HS nắm vững cấu tạo ba phần của bài văn miêu tả đồ vật và trình tự miêu tả; hiểu
vai trò của quan sát trong việc tả chi tiết bài văn, xen kẽ lời tả với lời kể.
- HS lập được dàn ý cho bài văn tả chiếc áo mới đến lớp.
- Giáo dục HS ý thức giữ gìn quần áo của mình sạch đẹp.
II. Chuẩn bị:
- GV: Tranh xe đạp
- HS:
III. Các hoạt động dạy - học:
 Bài 1: Làm việc cả lớp: TG: 10’
- HS đọc yêu cầu BT1. Cả lớp quan sát tranh, nêu nội dung tranh.
- 3 HS tiếp nối đọc bài văn tả chiếc xe đạp của chú Tư.
- GV giải thích từ: trại xuồng, xóm vườn, tiệm, hãnh diện.
- 1 HS đọc các câu hỏi của BT1.
- Cả lớp suy nghĩ, trả lời các câu hỏi SGK/151.
- GV nhận xét, chốt ý đúng.
Giáo viên: Đinh Thị Ngọc Thủy 7
Trường Tiểu học Suối Ngô C Giáo án lớp 4
* HS xác định được cấu tạo 3 phần của bài văn miêu tả chiếc xe đạp;nhận biết
trình tự tả chiếc xe đạp; nêu được các giác quan khi tác giả quan sát chiếc xe đạp. HS
khá, giỏi tìm được lời kể chuyện xen lẫn lời miêu tả trong bài và nêu được tình cảm của
chú Tư với chiếc xe đạp
 Bài 2: HS làm bài vào vở: TG: 20’
- 1 HS đọc yêu cầu BT2. Cả lớp theo dõi SGK.
- GV hướng dẫn HS lập dàn ý tả chiếc áo mặc đến lớp.
- Cả lớp làm bài vào vở. GV hỗ trợ HS Ngân làm bài.
- HS đọc bài làm của mình trước lớp.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận, chấm điểm và tuyên dương HS lập dàn ý đầy đủ.
* HS lập được dàn ý tả chiếc áo mặc đến lớp.
 Củng cố, dặn dò:

- GV nhận xét tiết dạy, dặn HS về sưu tầm đồ chơi yêu thích đem đến lớp.
- Chuẩn bị bài: Quan sát đồ vật
• Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
Khoa học
Tiết 30:
Bài : LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT CÓ KHÔNG KHÍ ?
I. Mục tiêu :
- HS làm thí nghiệm để nhận biết xung quanh mọi vật và chỗ rỗng bên trong vật
đều có không khí.
- HS biết rằng lớp không khí bao quanh Trái Đất gọi là khí quyển.
- Giáo dục HS có ý thức bảo vệ bầu khí quyển, bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị:
- GV: Túi nilông, bọt biển, kim khâu.
- HS: Túi nilông, bọt biển, kim khâu
III. Các hoạt động dạy - học:
• Hoạt động 1: Phát hiện sự tồn tại của không khí và không khí có ở quanh mọi
vật. TG: 12’
* Thảo luận nhóm đôi: Thí nghiệm chứng minh không khí có ở quanh mọi vật:
- GV yêu cầu HS đọc mục thực hành (chứng minh không khí có ở mọi nơi).
- GV hướng dẫn, chia nhóm, giao việc.
- Các nhóm thực hành làm thí nghiệm.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả trước lớp.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung. GV kết luận.
* HS thực hành chứng minh không khí có ở quanh mọi vật.
• Hoạt động 2: HS phát hiện không khí có ở khắp nơi kể cả trong những chỗ rỗng
của các vật. TG: 12’
* Thảo luận nhóm 4: Thực hành thí nghiệm:
Giáo viên: Đinh Thị Ngọc Thủy 8
Trường Tiểu học Suối Ngô C Giáo án lớp 4

- GV yêu cầu HS đọc mục thực hành (chứng minh không khí có trong những chỗ
rỗng của mọi vật).
- GV hướng dẫn, chia nhóm, giao việc.
- Các nhóm thực hành làm thí nghiệm.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả trước lớp.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung. GV kết luận (mục Bạn cần biết).
* HS thực hành thí nghiệm chứng minh không khí có trong những chỗ rỗng của
mọi vật.
• Hoạt động 3: Phát biểu định nghĩa về khí quyển, kể những ví dụ khác
chứng tỏ xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí.
* Làm việc cả lớp: Sự tồn tại của không khí: TG: 6’
- GV yêu cầu HS đọc mục thực hành (chứng minh không khí có trong những chỗ
rỗng của mọi vật).
- GV đính câu hỏi. HS suy nghĩ trả lời.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung. GV kết luận.
* HS biết được lớp không khí bao quanh Trái Đất gọi là khí quyển
 Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết dạy.
- Chuẩn bị bài: Không khí có những tính chất gì ?
• Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
GV dạy thay
Thứ tư ngày 04 tháng 12 năm 2013
Toán
Tiết 75:
Bài: CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (tiếp theo)
I. Mục tiêu:
- HS thực hiện được phép chia số có năm chữ số cho số có hai chữ số (trường hợp
chia hết và chia có dư).
- HS chia được phép chia số có năm chữ số cho số có hai chữ số (trường hợp chia

hết, chia có dư).
- HS tính toán cẩn thận, chính xác.
* HS Ngân làm BT1.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng nhóm (BT1)
- HS:
III. Các hoạt động dạy - học:
* Chia số có năm chữ số cho số có hai chữ số (chia hết): TG: 15’
- GV viết phép tính lên bảng. HS nêu các bước thực hiện phép chia.
Giáo viên: Đinh Thị Ngọc Thủy 9
Trường Tiểu học Suối Ngô C Giáo án lớp 4
- 1 HS giỏi lên bảng làm. Cả lớp làm vào bảng cá nhân.
- HS nhận xét kết quả.
- GV thực hiện từng bước chia số có năm chữ số cho số có hai chữ số SGK/83.
- GV gọi HS nêu lại từng bước thực hiện.
* Chia số có năm chữ số cho số có hai chữ số (chia có dư):
- GV viết phép tính lên bảng. HS nêu các bước thực hiện phép chia.
- GV yêu cầu 1 HS giỏi lên bảng làm, cả lớp làm vào bảng cá nhân.
- HS nhận xét kết quả
• Bài 1: HS làm bài vào vở: TG:15’
- HS đọc yêu cầu bài. GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cả lớp làm bài vào vở. 2 HS làm bảng cá nhân.
- GV hỗ trợ HS Ngân làm bài.
- HS trình bày bài làm.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận, chấm điểm, tuyên dương HS.
* HS thực hiện đặt tính và tính: chia số có năm chữ số cho số có hai chữ số.
 Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết dạy.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập.

• Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………
Tiếng Việt
Tiết 28:
Bài: GIỮ PHÉP LỊCH SỰ KHI ĐẶT CÂU HỎI
I. Mục tiêu:
- HS nắm được phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác: biết thưa gửi, xưng hô phù
hợp quan hệ giữa mình và người được hỏi; tránh câu hỏi tò mò hoặc làm phiền lòng
người khác.
- HS nhận biết được quan hệ giữa các nhân vật, tính cách của nhân vật qua lời đối
đáp.
- Giáo dục HS biết cư xử đúng mực với bạn bè, người thân và hình thành kĩ năng:
giao tiếp, lắng nghe tích cực.
* HS Ngân làm được BT1
II. Chuẩn bị:
- GV: Phiếu (BT1)
- HS:
III. Các hoạt động dạy - học:
• Phần Nhận xét:
* Bài 1: Làm việc cả lớp: TG: 3’
- HS đọc yêu cầu bài.
Giáo viên: Đinh Thị Ngọc Thủy 10
Trường Tiểu học Suối Ngô C Giáo án lớp 4
- HS tìm câu hỏi trong đoạn trích và nêu từ ngữ thể hiện thái độ lễ phép của người
con.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung. GV kết luận, tuyên dương.
* HS tìm được câu hỏi và nêu từ ngữ thể hiện thái độ.
* Bài 2: Trả lời miệng: TG: 6’
- HS đọc yêu cầu bài tập. GV hướng dẫn, làm mẫu.
- HS suy nghĩ và đặt câu hỏi.

- Cả lớp nhận xét, bổ sung. GV kết luận, tuyên dương HS.
* HS đặt được câu hỏi hỏi về sở thích của mọi người (trong ăn mặc, vui chơi, giải
trí).
* Bài 3: Thảo luận nhóm đôi: TG: 8’
- HS đọc yêu cầu bài. GV gợi ý để HS trả lời.
- HS suy nghĩ trả lời. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV - HS kết luận, rút ra nội dung Ghi nhớ
* HS biết cần tránh hỏi những câu hỏi làm phiền lòng người khác và từ nội dung
tìm hiểu rút ra nội dung Ghi nhớ.
 Phần Luyện tập:
* Bài 1: Làm bài vào vở: TG: 8’
- HS đọc yêu cầu BT1. GV hướng dẫn HS tìm mối quan hệ giữa những người hỏi –
đáp và qua đó nói lên tính cách gì của nhân vật.
- GV có thể nêu ví dụ để HS dễ nhận biết.
- HS làm bài vào vở. 1 HS làm bảng nhóm.
- GV giúp đỡ HS Ngân làm bài.
- HS trình bày bài làm. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận, tuyên dương.
* HS tìm được quan hệ giữa các nhân vật và qua đó nhận xét tính cách nhân vật.
• Bài 2: Thảo luận nhóm 4: TG: 5’
- HS đọc yêu cầu BT3. 1 HS nhắc lại yêu cầu bài.
- GV yêu cầu HS tìm câu hỏi các bạn nhỏ tự đặt ra cho nhau và câu hỏi các bạn hỏi
bà cụ.
- HS trả lời. GV giải thích thêm yêu cầu của bài.
- GV chia nhóm, giao việc.
- Các nhóm thảo luận làm bài.
- Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận, tuyên dương.
* HS so sánh được các câu hỏi có trong đoạn văn và giải thích được câu hỏi thể
hiện sự tế nhị, sự thông cảm, sẵn lòng giúp đỡ bà cụ của các bạn nhỏ.

 Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết dạy.
- Chuẩn bị bài: : Mở rộng vốn từ: Đồ chơi – Trò chơi.
• Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………
Giáo viên: Đinh Thị Ngọc Thủy 11
Trường Tiểu học Suối Ngô C Giáo án lớp 4
Tiếng Việt
Tiết 28:
Bài: QUAN SÁT ĐỒ VẬT
I. Mục tiêu:
- HS biết quan sát đồ vật theo một trình tự hợp lí, bằng nhiều cách khác nhau; phát
hiện đặc điểm đồ vật này với đồ vật khác.
- HS dựa theo kết quả quan sát, biết lập dàn ý để tả một đồ chơi quen thuộc.
- Giáo dục HS yêu quý, giữ gìn đồ chơi của mình.
II. Chuẩn bị:
- GV: Gấu bông, búp bê, …
- HS:
II. Các hoạt động dạy - học:
• Bài 1: Thảo luận nóm 4: TG: 10’
- HS đọc bài, quan sát tranh, nêu tên các đồ chơi.
- GV hướng dẫn HS quan sát.
- GV giao việc, chia nhóm.
- Các nhóm thảo luận hoàn thành bài tập.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt ý đúng.
- HS trả lời miệng BT2.
- GV nhận xét, chốt ý đúng.
* HS biết cách quan sát đồ vật: quan sát theo trình tự hợp lí, bằng nhiều cách khác

nhau, phát hiện điểm riêng giữa các đồ vật.
• Bài 2: Làm bài vào vở: TG: 20’
- HS đọc yêu cầu bài. 1 Hs nhắc lại yêu cầu bài.
- GV hướng dẫn, gợi ý HS làm bài.
- HS cả lớp làm bài vào vở.
- GV hỗ trợ HS Ngân làm bài.
- Đại diện HS trình bày bài làm của mình trước lớp.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận, tuyên dương.
* HS lập được dàn ý cho bài văn tả đồ chơi mà mình chọn.
 Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết dạy.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập giới thiệu địa phương
• Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
Giáo viên: Đinh Thị Ngọc Thủy 12
Trường Tiểu học Suối Ngô C Giáo án lớp 4
Lịch sử
Tiết 15:
Bài : NHÀ TRẦN VÀ VIỆC ĐẮP ĐÊ
I. Mục tiêu :
- Hs hiểu nhà Trần rất quan tâm đến việc đắp đê.
- HS hiểu đắp đê để giúp cho nông nghiệp phát triển và là cơ sở xây dựng khối
đoàn kết dân tộc.
- Giáo dục HS có ý thức bảo vệ đê điều và phòng chống lũ lụt.
II. Chuẩn bị:
- GV: Phiếu (hoạt động2)
- HS:
III. Các hoạt động dạy - học:
• Hoạt động 1: Làm việc cả lớp: Tìm hiểu sông ngòi, lũ lụt: TG: 10’

- GV đính câu hỏi cho cả lớp thảo luận tìm hiểu sông ngòi, lũ lụt.
- HS phát biểu ý kiến. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
* HS biết: Sông ngòi cung cấp nước cho nông nghiệp phát triển, song cũng có khi
gây lụt lội làm ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp.
• Hoạt động 2: Thảo luận theo cặp: Nhà Trần quan tâm đến đê điều: TG: 10’
- GV đặt câu hỏi:
+ Em hãy tìm các sự kiện trong bài nói lên sự quan tâm đến đê điều của nhà Trần.
- Các nhóm thảo luận câu hỏi.
- Đại diện trình bày bài làm của nhóm. Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận, tuyên dương.
* HS biết nhà Trần đặt ra lệ mọi người đều phải tham gia đắp đê. Có lúc, vua Trần
cũng trông nom việc đắp đê.
• Hoạt động 3: Làm việc cá nhân: Kết quả đắp đê, liên hệ địa phương: TG: 10’
- GV đặt câu hỏi cho HS về kết quả đắp đê của nhà Trần.
- HS phát biểu ý kiến. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
- HS liên hệ địa phương về biện pháp chống lụt.
 Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết dạy.
- Chuẩn bị bài: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên.
• Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Sinh hoạt chuyên môn
Thứ năm ngày 05 tháng 12 năm 2013
Giáo viên: Đinh Thị Ngọc Thủy 13
Trường Tiểu học Suối Ngô C Giáo án lớp 4
Toán
Tiết 76:
Bài: LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu:
- HS thực hiện được phép chia cho số có hai chữ số.
- HS áp dụng chia số có hai chữ số vào giải bài toán có lời văn.
- HS tính toán chính xác, cẩn thận.
* HS Ngân: làm BT1 dòng 1.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng nhóm (BT1, 2).
- HS:
III. Các hoạt động dạy - học:
• Bài 1 (dòng 1, 2): HS làm bài vào vở: TG: 18’
- HS đọc yêu cầu bài, 1HS nhắc lại. GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cả lớp làm bài vào vở. 4 HS làm bài vào bảng cá nhân.
- HS hỗ trợ HS Ngân làm bài.
- HS khá, giỏi làm thêm dòng 3 của BT1.
- HS trình bày bài làm. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận, tuyên dương.
* HS đặt tính và tính được phép chia số có bốn, năm chữ số cho số có hai chữ số.
• Bài 2: Thảo luận nhóm 4: TG: 10’
- HS đọc yêu cầu. GV - HS tóm tắt bài.
- GV hướng dẫn, chia nhóm, giao việc.
- Các nhóm thảo luận làm bài. GV quan sát, giúp đỡ.
- Đại diện nhóm trình bày bài làm. Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận, tuyên dương.
* HS tính được số m
2
nền nhà được lát khi có 1050 viên gạch.
 Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết dạy.
- Chuẩn bị bài: Thương có chữ số 0.
• Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………
Tiếng Việt
Tiết 29:
Bài: KÉO CO
<Theo Toan Ánh >
I. Mục tiêu:
- HS hiểu nội dung bài: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của
dân tộc ta - cần được gìn giữ, phát huy; hiểu từ ngữ trong bài: giáp; trả lời được câu
hỏi SGK.
Giáo viên: Đinh Thị Ngọc Thủy 14
Trường Tiểu học Suối Ngô C Giáo án lớp 4
- HS đúng, lưu loát; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co
sôi nổi trong bài.
- Giáo dục HS ý thức yêu thích và tham gia chơi các trò chơi dân gian.
* HS Ngân: đọc đúng 1 đoạn của bài.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng nhóm ghi nội dung bài.
- HS: Đọc trước bài
III. Các hoạt động dạy - học:
• Luyện đọc: TG: 10’
- GV đọc mẫu, HS cảm thụ bài.
- GV tóm tắt nội dung, hướng dẫn giọng đọc. 3 HS đọc tiếp nối, chia đoạn.
- HS đọc tiếp nối lần 1 – rút từ luyện đọc: Hữu Trấp, Quế Võ, Bắc Ninh, ganh đua,
Tích Sơn, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc.
- HS đọc tiếp nối lần 2 – rút từ giải nghĩa: tinh thần thượng võ, keo.(HS đọc phần
chú giải)
- HS đọc tiếp nối lần 3 – GV nhận xét giọng đọc, cách phát âm của HS.
• Tìm hiểu bài: TG: 10’
- HS đọc thành tiếng đoạn 1, trả lời câu hỏi 1.
- HS đọc thầm đoạn 2 trả lời câu hỏi 2.

- HS đọc lướt đoạn 3 trả lời câu hỏi 3.
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi 4.
- HS nêu nội dung bài. GV chốt ý, đính nội dung bài. HS đọc lại.
• Đọc diễn cảm: TG: 10’
- GV đính bảng phụ, hướng dẫn đọc.
- GV đọc mẫu. 1 HS đọc lại.
- HS luyện đọc theo nhóm đôi.
- Thi đọc diễn cảm trước lớp.
- HS – GV nhận xét, bình chọn, tuyên dương.
 Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết dạy.
- Chuẩn bị bài: Trong quán ăn “Ba cá bống”.
• Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………
Địa lí
Tiết 16:
Bài: THỦ ĐÔ HÀ NỘI
I. Mục tiêu:
- HS nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hà Nội: là thành phố lớn ở
trung tâm đồng bằng Bắc Bộ; Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học và
kinh tế lớn của đất nước.
- HS chỉ được thủ đô Hà Nội trên bản đồ.
Giáo viên: Đinh Thị Ngọc Thủy 15
Trường Tiểu học Suối Ngô C Giáo án lớp 4
- Giáo dục HS có ý thức tôn trọng, giữ ging truyền thống văn hóa tốt đẹp của Hà
Nội; đồng thời sử dụng năng lượng tích cực và hiệu quả: giáo dục Hs ý thức sử dụng
năng lượng khi tạo ra các sản phẩm thủ công: đúc đồng, làm đồ gốm, thủ công mĩ
nghệ, đồng thời giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất đồ thủ
công.
II. Chuẩn bị:

- GV: Bản đồ hành chính, phiếu (hoạt động 3)
- HS:
III. Các hoạt động dạy - học:
• Hoạt động 1: Thảo luận nhóm đôi: Hà Nội – thành phố lớn ở trung tâm đồng
bằng Bắc Bộ: TG: 9’
- GV đính lược đồ lên bảng, yêu cầu HS nêu tên lược đồ và cách xem lược đồ.
- HS đọc nội dung câu hỏi SGK. GV hướng dẫn, chia nhóm, giao việc.
- Các nhóm thảo luận 2 câu hỏi SGK/109.
- GV hỗ trợ HS Ngân xác định vị trí của Hà Nội trên lược đồ.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận (chỉ vị trí Hà Nội và trả lời câu hỏi)
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận, tuyên dương.
* Hà Nội – thành phố lớn ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ; HS chỉ được Hà Nội trên
bản đồ ( lược đồ).
 Hoạt động 2: Làm việc cả lớp: Thành phố cổ đang ngày càng phát triển:
TG: 9’
- HS đọc nội dung mục 2 SGK/110. GV yêu cầu HS quan sát hình 2.
- GV nói về sự tích hồ Hoàn Kiếm và tình trạng người dân xả rác, ô nhiễm nguồn
nước.
- GV nêu câu hỏi SGK/109. HS tiếp nối trả lời.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 3, 4 so sánh sự khác nhau về khu phố cổ và khu
phố mới.
- HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến.
* HS biết thủ đô Hà Nội được chọn làm kinh đô của nước ta năm 1010, đặt tên là
Thăng Long; thủ đô Hà Nội còn có những tên gọi: Đại La, Thăng Long, Đông Đô,
Đông Quan.
 Hoạt động 3: Thảo luận nhóm 4: Hà Nội – trung tâm chính trị, văn hóa, khoa
học và kinh tế lớn của cả nước: TG: 12’
- HS đọc nội dung mục 3 SGK/111. GV đính phiếu ghi câu hỏi lên bảng.
- GV chia nhóm, phát phiếu, giao việc.

- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung. GV chốt ý.
* HS nêu được những dẫn chứng cho thấy Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế,
văn hóa, khoa học hàng đầu của nước ta.
 Củng cố, dặn dò:
Giáo viên: Đinh Thị Ngọc Thủy 16
Trường Tiểu học Suối Ngô C Giáo án lớp 4
- GV nhận xét tiết dạy.
- Chuẩn bị bài: Thủ đô Hải Phòng
• Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Tiếng Anh
(GV chuyên dạy)
GV dạy thay
Thứ sáu ngày 06 tháng 12 năm 2013
Toán
Tiết 77:
Bài: THƯƠNG CÓ CHỮ SỐ 0
I. Mục tiêu:
- HS thực hiện được phép chia cho số có hai chữ số trong trường họp có chữ số 0 ở
thương.
- HS có kĩ năng đặt tính và tính được phép chia cho số có hai chữ số trường hợp có
chữ số 0 ở thương .
- Giáo dục HS tính toán cẩn thẩn, chính xác, trình bày sạch sẽ.
* HS Ngân làm được BT1a.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng nhóm (BT1, BT2).
- HS:
III. Các hoạt động dạy - học:

* Trường hợp thương có chữ số 0 ở hàng đơn vị: TG: 15’
- GV viết phép tính lên bảng, HS nêu các bước thực hiện phép chia và cách tính.
- GV thực hiện các bước như SGK/85.
- GV nhắc nhở HS chú ý: Ở lần chia thứ ba ta có 0 chia 35 được 0; phải viết chữ số
0 ở vị trí thứ ba của thương.
- GV gọi HS nêu lại từng bước thực hiện.
* Trường hợp thương có chữ số 0 ở hàng chục:
- GV viết phép tính lên bảng, HS nêu các bước thực hiện phép chia và cách tính.
- GV thực hiện các bước như SGK/85.
- GV nhắc nhở HS chú ý: Ở lần chia thứ hai ta có 4 chia 24 được 0; phải viết chữ
số 0 ở vị trí thứ hai của thương.
- GV gọi HS nêu lại từng bước thực hiện.
 Bài 1 (BT1, dòng 1, 2): HS làm bài vào vở: TG: 15’
- HS đọc yêu cầu bài. GV hướng dẫn.
Giáo viên: Đinh Thị Ngọc Thủy 17
Trường Tiểu học Suối Ngô C Giáo án lớp 4
- HS làm bài vào vở, 2 HS làm bảng nhóm.
- GV hỗ trợ HS Ngân làm BT1, dòng 1. (HS khá, giỏi còn thời gian làm thêm dòng
3 của BT1)
- HS trình bày bài làm. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận, tuyên dương.
* HS thực hiện đặt tính rồi tính.
 Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết dạy.
- Chuẩn bị bài: Chia cho số có ba chữ số.
• Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Tiếng Việt
Tiết 15:
Bài: KÉO CO

I. Mục tiêu:
- HS nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn.
- HS làm đúng bài tập trong SGK theo yêu cầu.
- HS có ý thức đoàn kết, ý thức trong học tập, vui chơi.
* HS Ngân viết đúng được 1/3 bài chính tả.
I. Chuẩn bị:
- GV: Phiếu (BT2a)
- HS:
II. Các hoạt động dạy - học:
• Hướng dẫn HS nghe – viết: TG: 20’
- GV đọc lần 1, 1 HS đọc lại.
- GV hướng dẫn HS viết từ khó: Hữu Trấp, Quế Võ, Bắc Ninh, ganh đua, khuyến
khích, Tích Sơn, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc.
- GV nêu nội dung đoạn viết, hướng dẫn cách trình bày, tư thế ngồi viết.
- GV đọc lần 2 – HS viết bài vào vở.
- GV đọc lần 3 – HS soát lỗi.
- HS đổi vở soát lỗi cho nhau.
- GV chấm một số tập cho HS.
- GV nêu điểm, nhận xét chung.
• Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: TG: 10’
* Bài tập 2a: Thảo luận nhóm 4:
- HS đọc yêu cầu bài tập. Cả lớp theo dõi SGK.
- HS đọc yêu cầu bài tập. GV hướng dẫn, làm mẫu, giao việc.
- Các nhóm thảo luận tìm tiếng có âm đầu là r, d hoặc gi có nghĩa cho sẵn.
- Đại diện nhóm trình bày bài làm. Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận, tuyên dương.
* HS tìm tìm từ ngữ chứa tiếng có âm đầu là r, d hoặc gi có nghĩa cho sẵn.
Giáo viên: Đinh Thị Ngọc Thủy 18
Trường Tiểu học Suối Ngô C Giáo án lớp 4
 Củng cố, dặn dò:

- GV nhận xét tiết dạy.
- Chuẩn bị bài: Mùa đông trên rẻo cao.
• Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………
Tiếng Việt
Tiết 29:
Bài: MỞ RỘNG VỐN TỪ: ĐỒ CHƠI – TRÒ CHƠI
I. Mục tiêu:
- HS biết dựa vào mục đích, tác dụng để phân loại một số trò chơi quen thuộc tìm
được một vài thành ngữ, tục ngữ có nghĩa cho trước liên quan đến chủ điểm.
- HS bước đầu biết sử dụng một vài thành ngữ, tục ngữ có sẵn trong tình huống cụ
thể.
- HS có ý thức trong kết bạn tốt để chơi, không theo bạn hư để bắt chước.
* HS Ngân làm bài tập 1.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng nhóm (BT1), phiếu (BT2).
- HS:
III. Các hoạt động dạy - học:
• Bài tập 1: Làm bài vào vở: TG: 10’
- HS đọc yêu cầu bài. GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cả lớp làm bài vào vở. 2 HS làm bảng nhóm.
- GV hỗ trợ HS Ngân làm bài.
- GV chấm một số tập cho HS.
- Đại diện Hs trình bày bài làm. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận, tuyên dương.
* HS phân loại các trò chơi theo nhóm: rèn luyện sức mạnh, rèn luyện sự khéo léo,
rèn luyện trí tuệ.
 Bài tập 2: Thảo luận nhóm 4: TG: 13’
- HS đọc yêu cầu. GV giải nghĩa các câu thành ngữ, tục ngữ.
- GV chia nhóm, phát phiếu, giao việc.

- Các nhóm thảo luận, chọn thành ngữ, tục ngữ phù hợp với nghĩa tình huống cho
sẵn.
- Đại diện nhóm trình bày bài làm. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận, tuyên dương.
* HS chọn thành ngữ, tục ngữ phù hợp với nghĩa tình huống cho sẵn.
 Bài tập 3: HS làm bài miệng: TG: 7’
- HS đọc yêu cầu bài tập. GV giải thích yêu cầu bài.
- HS nối tiếp nhau chọn thành ngữ, tục ngữ ở BT2 để khuyên bạn.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận, tuyên dương.
Giáo viên: Đinh Thị Ngọc Thủy 19
Trường Tiểu học Suối Ngô C Giáo án lớp 4
* Bước đầu biết HS sử dụng một vài thành ngữ, tục ngữ có sẵn trong tình huống cụ
thể.
 Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết dạy.
- Chuẩn bị bài: Câu kể.
• Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………
Sinh hoạt cuối tuần
I. Mục tiêu:
- HS nắm được giờ giấc học tập, ra vào lớp; nội quy, quy định của nhà trường; ôn
thi cuối học kì I.
- Rèn luyện cho HS tinh thần tự ý thức tham gia các hoạt động nhà trường, tư thế,
tác phong của người học sinh; rèn cho HS kĩ năng sống; phòng một số bệnh và thực
hiện an toàn giao thông.
- Giáo dục HS có ý thức học tập nghiêm túc; giúp đỡ bạn bè trong cuộc sống, trong
học tập.
II. Chuẩn bị :
- GV: Kế hoạch tuần 17.

- HS: Bảng tổng hợp của 3 tổ.
III. Tiến trình sinh hoạt cuối tuần :
• Nhận định tuần 16:
- Ban cán sự lớp, các tổ trưởng báo cáo tình hình hoạt động của các tổ.
- GV nhận xét, đánh giá chung.
- GV nêu một số ưu và tồn tại của tuần qua.
- HS vi phạm nhận lỗi trước lớp và nêu biện pháp khắc phục.
 Phương hướng tuần 17:
- Phát huy mặt làm được: đi học đúng giờ, ăn mặc đúng quy định, vệ sinh cá nhân,
vệ sinh lớp gọn gàng, sạch sẽ
- Tiếp tục thực hiện “Đi thưa về trình”, thực hiện tiết kiệm điện – nước, gas, bảo vệ
môi trường; thực hiện an toàn giao thông, phòng dịch bệnh, cúm H7N9…
- Tham gia trò chơi dân gian vào giờ ra chơi (theo quy định: thứ tư hàng tuần).
- Tiếp tục rèn chữ viết cho HS cả lớp, nhắc nhở HS học toán Olympic nghiêm túc.
- GV hướng dẫn HS đi vệ sinh, đổ rác đúng cách và đúng qui định.
- Giáo dục chủ điểm “ Uống nước nhớ nguồn” và ngày 22/12 (ngày Quân đội nhân
dân Việt Nam).
- Nhắc nhở, hướng dẫn HS ôn thi cuối học kì I.
Giáo viên: Đinh Thị Ngọc Thủy 20
Trường Tiểu học Suối Ngô C Giáo án lớp 4

Kĩ thuật
Tiết 15:
Bài : CẮT, KHÂU, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN (tiết 1)
I. Mục tiêu:
- HS sử dụng một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn
giản (như thêu khăn tay, túi rút, áo búp bê, …)
- HS có kĩ năng cắt, khâu, thêu; mũi thêu đều, đẹp và sáng.
- Giáo dục HS yêu thích sản phẩm mình làm ra, biết tự mình khâu lại quần áo bị
sứt chỉ, …

II. Chuẩn bị:
- GV: Mẫu thêu: túi rút, khăn tay, áo búp bê
- HS: Một mảnh vải sợi bông trắng 20 x 30, chỉ màu, kim khâu, phấn, thước, kéo.
III. Các hoạt động dạy - học:
• Hoạt động 1: GV tổ chức ôn tập các bài đã học trong chương 1:
- HS nêu các mũi khâu, thêu đã học.
- GV nhắc lại các mũi khâu thường, khâu đột thưa, thêu móc xích.
- GV hỏi và cho HS nhắc lại quy trình cách cắt vải theo đường vạch dấu, khâu
thường, khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường, khâu đột thưa, thêu móc xích.
• Hoạt động 2: HS tự chọn sản phẩm và thực hành làm sản phẩm tự chọn:
- GV hướng dẫn HS chọn cắt, khâu, thêu một sản phẩm tự chọn.
- HS nêu tên sản phẩm mình lựa chọn.
- HS thực hành cá nhân cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn.
- GV quan sát, giúp đỡ HS thao tác còn lúng túng.
 Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn (tiết 2).
• Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………… …
Luyện tập Toán
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho HS thực hiện được phép cộng, trừ, nhân, chia; tìm hai số khi biết
tổng và hiệu của hai số đó.
- Rèn cho HS kĩ năng thực hiện tính nhanh, chính xác.
- Giáo dục HS làm bài cẩn thận, chính xác.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng lớp ghi bài tập
- HS:
III. Các hoạt động dạy - học:
• Hoạt động 1: Làm VBT Toán:

Giáo viên: Đinh Thị Ngọc Thủy 21
Trường Tiểu học Suối Ngô C Giáo án lớp 4
- GV hướng dẫn HS làm VBT Toán (giao bài tập cho HS khá, giỏi, TB, yếu).
- Cả lớp làm bài. GV quan sát, giúp đỡ HS còn lúng túng làm bài.
- GV hỗ trợ HS Ngân làm bài.
- GV kiểm tra HS làm bài, sửa bài.
- GV nhận xét bài làm của HS.
• Hoạt động 2: HS làm bài vào vở:
- GV ghi bài tập lên bảng. 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV hướng dẫn làm bài. Cả lớp làm bài vào vở.
- GV hỗ trợ HS Ngân làm bài.
Bài tập:
1/ Đặt tính rồi tính:
a/ 38267 + 24315 b/ 877253 - 284638
c/ 126 x 32 d/ 1845 : 15
2/ Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống:
a/ 7 giờ 27 phút = 447 phút
b/ 3 tạ 6kg = 360kg
3/ Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
a/ Số thích hợp điền vào chỗ chấm để 6800 dm
2
= … m
2
A. 680 000 B. 68 000 C. 680 D. 68
b/ Chữ số 2 trong số 520 071 chỉ:
A. 2 B. 20 C. 20 071 D. 20 000
4/ Một mảnh vườn hình chữ nhật có nửa chu vi là 94m, chiều dài hơn chiều rộng
16m. Tính diện tích của mảnh vườn đó.
- HS trình bày bài làm. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận, tuyên dương.

Luyện tập Tiếng Việt
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho HS kiến thức về danh từ, động từ, tính từ; phân biệt từ ghép, từ láy.
- Rèn cho HS kĩ năng nhận dạng danh từ, động từ, phân biệt từ ghép, từ láy.
- Giáo dục HS làm bài cẩn thận, chăm học.
II. Chuẩn bị:
- GV: SGK Tiếng Việt 4, tập 1.
- HS:
III. Các hoạt động dạy - học:
• Hoạt động 1: Làm VBT Tiếng Việt:
Giáo viên: Đinh Thị Ngọc Thủy 22
Trường Tiểu học Suối Ngô C Giáo án lớp 4
- GV hướng dẫn HS làm VBT Tiếng Việt.
- Cả lớp làm VBT.
- GV hỗ trợ HS Ngân làm bài.
- GV kiểm tra bài làm của HS.
• Hoạt động 2: HS trả lời miệng:
- GV yêu cầu HS nêu:
Thế nào là danh từ, động từ, tính từ, từ láy, từ ghép ? Lấy ví dụ mỗi loại.
- HS lần lượt nêu định nghĩa và ví dụ về danh từ, động từ, tính từ, từ láy, từ ghép.
- GV cho HS xác định các từ loại trên (qua các ví dụ của HS).
- HS xác định danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn sau:
Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Nắng phố huyện vàng hoe.
Những em bé Hmông mắt một mí, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ,
quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước sân.
Theo Nguyễn Phan Hách
- HS thảo luận nhóm 4, hoàn thành bài tập trong phiếu.
- GV quan sát, giúp đỡ các nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận, tuyên dương.

* Đáp án:
+ Danh từ: buổi, chiều, xe, thị trấn, nắng, phố, huyện, em bé, mắt, mí, cổ,
móng, hổ, quần áo, sân, Hmông, Tu Dí, Phù Lá.
+ Động từ: dừng lại, chơi đùa, đeo.
+ Tính từ: nhỏ, vàng hoe, sặc sỡ.
Giáo viên: Đinh Thị Ngọc Thủy 23

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×