Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Hứng thú học tập môn toán cho HS lớp 6_Nguyễn Quế Cẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.04 KB, 6 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CẦN THƠ

Họ và tên: Nguyễn Quế Cẩm
Mã số SV: 12C1402090011
Lớp: Sư phạm toán tin k37
Điện thoại:
E-mail:
TTSP tại trường: Lương Thế Vinh
BIỆN PHÁP NÂNG CAO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO
HỌC SINH LỚP 6 TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN
Ở TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH
BÀI TẬP NGHIÊN CỨU TÂM LÍ – GIÁO DỤC
THỰC TẬP SƯ PHẠM 1 (NĂM II)
CẦN THƠ, 2013
PHẦN MỞ ĐẦU
Chúng ta đều biết giáo dục là quốc sách hàng đầu của nước Việt Nam ta, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm
trồng người”, và chính sách của nhà nước ta là “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Vì
thế hơn ai hết những nhà giáo dục phải hiểu sâu sắc về nhiệm vụ của bản thân là làm
cho thế hệ tương lai trở thành những người có ích cho xã hội.
Việc học tập trong nhà trường luôn được chú trọng và luôn có những khát khao
nghiên cứu cải tiến, tìm tòi ra nững phương pháp dạy học sáng tạo. Đây là việc đòi hỏi
nhà giáo dục phải thường xuyên làm mới, làm giàu thêm vốn kiến thức của mình.
Như đã biết, lứa tuổi THCS là giai đoạn khó giáo dục nhất, các em đang ở giai
đoạn tâm lý thường xuyên thay đổi. Các em đang bước vào tuổi dậy thì không chỉ có
nhiều thay đổi về mặt tâm lý mà còn thay đỏi về mặt giải phẩu sinh lý. Thái độ đối với
môn học vẫn phụ thuộc vào việc cho điểm của giáo viên, nhưng ngoài ra còn chịu ảnh
hưởng của nội dung bài giảng của giáo viên. Từ những đặc điểm trên, người giáo viên
phải có nhiều năng lực sư phạm hơn như là: năng lực hiểu học sinh, năng lực ngôn
ngữ, năng lực chế biến tài liệu…có nghĩa là giáo viên phải áp dụng linh hoạt nhiều
phương pháp khác nhau để giúp cho học sinh có thêm hứng thú học tập.


Theo Tâm lý học đại cương thì hứng thú có nghĩa là: thái độ đặc biệt của cá
nhân đối với đối tượng nào đó vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống vừa có khả năng
mang lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động, hứng thú bao gồm tri thức,
tư duy, tưởng tượng. Hứng thú là biểu hiện của sự chú ý tập trung cao độ, ở sự say mê
hấp dẫn nội dung hoạt động ở bề rộng và chiều sâu hứng thú. Ta nói một em học sinh
có hứng thú với môn Toán có nghĩa là em đó có tình cảm đặc biệt với những gì giáo
viên giảng, những kiến thức, tự giác làm bài tập, ở em đó có một sự tập trung cao độ
và sự say mê với những thứ có liên quan. Khi các em có được sự hứng thú các em sẽ
say mê học tập một cách tự giác, và dĩ nhiên kết quả đạt được sẽ tốt hơn thậm chí còn
hơn rất nhiều lần. Hiện nay ở các nhà trường việc lấy học sinh làm trung tâm cho việc
học ngày càng phổ biến. Người giáo viên chỉ đóng vai trò hướng dẫn, điều khiển tổ
chức hoạt đông của học sinh. Học sinh phải chủ động tìm tòi kiến thức để nâng cao
vốn kiến thức và kĩ năng cho mình. Vì thế, việc tạo cho học sinh có hứng thú học tập
là điều vô cùng cần thiết nhưng cũng đầy khó khăn đặt ra cho cả thầy và trò.
PHẦN THỰC TIỄN
I/ Nội dung thu được ở phương pháp điều tra qua phiếu thăm dò
Về mặt phương pháp, tôi sử dụng điều tra đánh giá qua phiếu thăm dò ý kiến
được thực hiện trong lớp 6A1, lớp tôi đảm nhận chủ nhiệm. Mặt bằng chung thì các
em đều giỏi, có những phương pháp học cho riêng mình. Kiến thức giáo viên truyền
thụ hầu hết tất cả đều có thể lĩnh hội. Ngoài ra việc đọc sách tham khảo hay toán vui
cũng khá phổ biến, các em năng động, tích cực hỏi giáo viên khi không hiểu. Sau đây
là bảng khảo sát:
Hiện tại em có
thích học môn
Toán trong
trường không
27,9% Rất
thích
51,2% Thích
20,9% bình

thường
0% không
thích
Theo em thì
môn Toán
41,9% dễ
53,5%bình
thường
4,6% khó 0% Rất khó
Em có thích
môn Toán
không?
39,5% Rất
thích
60,5% Thích
0% Không
thích
0% Chán
ghét
Trong giờ học
môn Toán em:
60,5% Thương
xuyên xung
phông phát
biểu và làm bài
tập
39,5% Biết
nhưng chỉ ngồi
nghe, chỉ trả lời
khi giáo viên

gọi
0% Không hiểu
gì nhưng vãn
tập trung lắng
nghe
0% Cảm thấy
chán, làm
việc riêng
Việc đọc bài
mới ở nhà
39,5%Tất cả
các bài
55,8% Đôi khi 4,7% Rất ít 0% Không có
Em có đọc
sách tham
khảo hay toán
đó vui không
60,5% có 27,9% không 11,6% Đôi khi
Đối với bài
tập giáo viên
dặn làm ở nhà
nhưng khó thì:
79,1% Cố gắng
suy nghĩ và tìm
cách giải đến
khi xong
0% Chép của
bạn hoặc sách
giải
20,9% Gặp

giáo viên hỏi
để tiếp tục làm
0% Không
làm cũng
không chép
Phương pháp
học tập của
69,7% Học kĩ
lý thuyết trước
20,9% Làm bài
tập rồi mới học
9,4% Học tới
đâu làm bài tập
em là
rồi mới làm bài
tập
lý thuyết ngay tới đó
Em có cảm
thấy hứng thú
khi học môn
Toán không?
88,4% Có 11,6% Không
Qua bảng khảo sát tôi rút ra được một vài điều về vấn đề học tập của các em.
Học sinh ở tuổi này còn đang ham muốn khám phá thế giới khoa học, việc các em cảm
thấy yêu thích môn toán là điều dễ hiểu. Nhưng tại sao lại có những trường hợp rất
thích môn Toán nhưng với môn Toán hiện tại chỉ ở mức bình thường
Các em tự tìm thấy niềm vui trong học tập, nên hầu hết đều cảm thấy hứng thú.
Một số học sinh còn chưa thấy hứng thú với môn học này với lý do chủ yếu là giáo
viên quá nghiêm khắc. Các em muốn ìm thấy sự vui vẻ trong từng lời giảng, từng tiết
dạy, số khác thì có thể do gia đình có điều kiện cho các em đi học thêm, các em đã biết

trước nên các em cần thêm bài tập khó. Người giáo viên phải hết sức tinh tế, sắc sảo để
biết học trò mình đang ở đâu, để biết lúc nào nên vui, lúc nào nên nghiêm khắc.
II/ Đối với phương pháp quan sát, trò chuyện
Ngoài ra, tôi còn sử dung phương pháp quan sát, trò chuyện đối với các lớp tôi
dạy và dự giờ. Những học sinh tôi tiếp xúc ở đây thì lại là những em học sinh có học
lực kém hơn, trong một lớp chỉ được một tới hai học sinh khá giỏi. Trông tiết học các
em thường không tập trung và có cảm giác mệt mỏi. Một vài em hầu như không hiểu
gì về kiến thức, không thể áp dụng quy tắc vào làm bài tập. Đội ngũ giáo viên của
chúng ta thì không thể chê vào đâu được, họ là những người mang theo lòng yêu người
vào trong tình yêu nghề. Cùng với vốn năng lực sư phạm trong tay, tôi tin chắc họ
không phải là nguyên nhân chính. Theo tôi một phần là do hoàn cảnh gia đình, phụ
huynh các em đa phần là công nhân, gia đình từ khá tương đối trở xuống, phải tất bật
với cuộc sống mưu sinh nên ít quan tâm đến con em. Như tôi đã nói ở trên các em gia
đình giàu có, có điều kiện học hành, học thêm, nâng cao, được tham gia cuộc các cuộc
thi hay trò chơi ngoại khoá; đây cũng là điều làm các em có thêm hứng thú hơn so với
việc chỉ được học lý thuyết suông. Đây có phải chăng là vấn đề cho các em học sinh ở
nhóm nghiên cứu thứ hai của tôi. Các em chỉ được học lý thuyết suông, các em không
được ứng dụng vào thực tế, từ đó không hình thành được mục đích học tập.
Ngoài những trường hợp trên, còn nhiều nhân tố khác ảnh hưởng tới thái độ học
tập của các em, đặc biệt là học sinh lớp 6 đang được nói đến ở đây. Các em mới từ bậc
học Tiểu học lên Trung học cơ sở, đang còn giữ thói quen học tập cũ là thụ động ngồi
nghe, chép và học thuộc những gì giáo viên yêu cầu. Các em vẫn ở tuổi hiếu đông
không chú ý bài giảng, đang bước sang tuổi dậy thì bắt đầu biết để ý đến nhau và
những gì xung quanh. Các em có nhiều chuyện hơn để nói với nhau, mất tập trung vào
bài học, chưa mạnh dạn hỏi thầy cô những chỗ không hiểu. Đơn thuần cũng có thể là
một lỗi khá nhỏ của giáo viên ở ngoài đời mà đâm ra các em mang theo ác cảm vào
bài học, từ đó chán nản tiết học.

PHẦN ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KẾT LUẬN
Hứng thú học tập đóng vai trò quan trọng trong nhà trường, bài học có hứng

thú các em sẽ sôi nổi phát biểu xây dựng bài. Hứng thú học tập là động lực cho học
sinh tìm tòi, khám phá và say mê môn học, từ đó các em tìm được mục đích thực sự
của việc học. Vấn đề tạo hứng thú cho học sinh Trung học cơ sở đã và đang được
ngành giáo dục nói chung, nhà trường nói riêng quan tâm. Tôi xin đóng góp một vài ý
kiến nhỏ vào khát khao xây dựng mục đích thực sự của sự học.
Nói tóm lại thì để có một tiết dạy đạt hiệu quả cao nhất chuẩn bị luôn là khâu
được đặt lên hàng đầu. Người giáo viên phải chuẩn bị hết sức chu đáo từ giáo án, bảng
phụ thước kẻ các loại, compa, phấn màu…và đầu tư thời gian cho bài giảng của mình.
Giáo viên phải luôn trau dồi các kĩ năng dạy học, tổ chức trò chơi cũng cố, giúp trí
nhớ, năng lực sư phạm, ngôn ngữ hình thể, ánh nhìn, nụ cười là rất quan trọng. Tính
chất của môn toán đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối, đôi chỗ trừu tượng, khó hiểu nên
giáo viên cần minh họa và liên hệ thực tế. Đồng thời, giáo viên phải trình bày một
cách hợp lý, logic và phải liên hệ thực tế hoặc ứng dụng để học sinh có thể hệ thống
được kiến thức mà mình lĩnh hội. Tôi đề nghị giáo viên nên cộng điểm cho học sinh ở
những bài tập khó, điều này cũng kích thích hứng thú học tập cho học sinh.
Ngoài phương pháp dạy học truyền thống giáo viên nên ứng dụng công nghệ
vào tiết dạy của mình, như sử dụng bài giảng powerpoint, bài giảng hình học động
GSP 5.0,…
Về phía nhà trường phải luôn tạo cho giáo viên và học sinh môi trường sư phạm
tốt nhất có thể về ánh sáng, nhiệt độ, các điều kiện vật chất và tinh thần. Thường
xuyên tổ chức các cuộc thi như Đố vui toán học, Nhà bác học nhỏ tuổi…, các hoạt
động ngoại khóa. Nâng cao mối quan hệ giữa giáo viên và phụ huynh để giúp các em
trong học tập
Về phía nhà nước, đầu tư nhiều hơn cho giáo dục về kinh phí, đồ dùng dạy học.
Không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.
Học sinh cần phải có thái độ tích cực hơn trong mỗi tiết học. Trước khi tới lớp
cần phải chuẩn bị bài cũ lẫn bài mới cho thật tốt và cần lập cho mình kế hoạch học tập
hợp lí.
Tôi hy vong bài viết của tôi giúp ích được cho các bạn – đồng nghiệp của tôi.
Điều tôi vẫn hay nhắc tới đó là phải có lòng yêu nghề thì các bạn mới có thể tạo ra

được những tiết dạy đạt hiệu quả mong muốn. Đừng đánh mất bản chất qua những cái
gì gọi là hình thức.

×