Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ I. LỚP 3. 2013-2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.64 KB, 6 trang )

Trường TH Thuận Phú 2 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I
NĂM HỌC: 2013 - 2014
Môn:Toán
Lớp 3
I.Mục tiêu:
-Kĩ năng nhân ,chia nhẩm trong phạm vi các bảng tính đã học ;bảng chia 6,7.
-Kiểm tra nhân số có hai, ba chữ số với số có một chữ số (có nhớ một lần),chia số có hai, ba
chữ số với số có một chữ số(chia hết và chia có dư).
-Biết tính giá trị biểu thức số có đến hai dấu phép tính.
-Biết tính chu vi hình chữ nhật ,chu vi hình vuông.
-Xem đồng hồ,chính xác đến 5 phút
-Giải toán có hai phép tính.
II, Đề Bài:
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM:
Khoanh vào chữ cái đặt trước kết quả đúng:
Câu1 : tìm x: X x 9 = 54
A. x = 6 B. x = 45 C. x = 63 D. x = 1
Câu2 : tìm x: X : 5 = 115
A. x = 575 B. x = 21 C. x = 120 D. x = 110
Câu 3 Giảm 42 kg đi 6 lần được:
A. 6kg B. 7kg C. 8 kg D. 5 kg
Câu 4: Gấp 7 giờ lên 5 lần được:
A. 21 giờ B. 28 giờ C. 30 giờ D. 35 giờ
Câu 5: Chu vi của hình vuông ABCD là : ( Xem hình bên)
A. 6cm
B. 9cm 3cm 3cm
C. 12cm
D. 15cm
Câu 6: Đồng hồ bên chỉ:
A. 5 giờ 40 phút
B. 8 giờ 5 phút


C. 8 giờ 25 phút
D. 5 giờ 20 phút
B. PHẦN TỰ LUẬN:
1. Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
6
×
8 = …… 63 :7 = …
7
×
9 = …… 72 : 8 = …
7
×
4 = …… 30 : 6 = …
8
×
7 = …… 48 : 6 = …
2. Đặt tính rồi tính:
a. 35 x 5 b. 427 x 2 c. 86 : 4 d. 972 : 2
A
B
3 cm
D
C
3 cm
3. Tính giá trị của biểu thức:
a. 648 – 8
×
6
b. 125
×

5 + 78
4. Một hình chữ nhật có chiều dài 16cm, chiều rộng 6cm. Tính chu vi hình chữ nhật đó.
(xem hình vẽ)
A 16cm B
6cm 6cm
C 16cm D
5. Một người mua về 128kg gạo, đã ăn hết
4
1
Số gạo đó. Hỏi người đó còn lại bao nhiêu
ki lô gam gạo ?

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TOÁN CUỐI KỲ I
LỚP 3
NĂM HỌC 2013-2014
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Khoanh đúng một câu đạt 0,5 điểm
1 2 3 4 5 6
A B B D C C
B. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)
Bài 1. 1 điểm Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
6
×
8 = 48 63 : 7 = 9
7
×
9 = 63 72 : 8 = 9
7
×
4 = 28 30 : 6 = 5

8
×
7 = 56 48 : 6 = 8
Bài 2: 2 điểm ( Đặt tính và tính đúng mỗi phép tính ghi 0,5 điểm )
35 427

X
5
X
2
175 854
Bài 3: 1 điểm ( Tính đúng mỗi biểu thức ghi 0,5 điểm).
b. 648 – 8
×
6 = 648 - 48
= 600
c. 125
×
5 + 78 = 625 + 78
= 703
86 4 972 2
06 21
2
17 486
12


0
Bài 4: 1 điểm
Bài giải:

Chu vi hình chữ nhật đó là:
( 16 + 6 ) x 2 = 44 ( cm )
Đáp số : 44cm
Bài 5: 2 điểm
Bài giải
Số gạo người đó đã ăn là:
128 : 4 = 32 ( kg )
Số gạo người đó còn lại là:
128 - 32 = 96 ( kg )
Đáp số: 96 kg gạo

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I
NĂM HỌC: 2013 - 2014
Môn:Tiếng Việt
Lớp 3
I. Mục tiêu:
-Kiểm tra đọc: đọc đúng ,rành mạch đoạn văn ,bài văn(tốc độ khoảng 60 tiếng/ phút),trả lời
được một câu hỏi về nội dung đoạn, bài; thuộc được hai đoạn thơ đã học ở kì I.
- Xác định kiểu câu Ai làm gì?; Tìm từ chỉ hoạt động, đặc điểm; đặt câu có hình ảnh so sánh,
-Nghe viết đúng bài chính tả, trình bày sạch sẽ, trình bày đúng hình thức bài văn, tốc độ viết
khoảng 60 chữ/15 phút, không mắc quá 5 lỗi trong bài.
-Viết được đoạn văn ngắn về nông thôn hoặc thành thị.
II, Đề Bài:
A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng (6 điểm): GV tự kiểm tra
Giáo viên tổ chức cho từng học sinh lên bốc thăm đọc một đoạn và trả lời câu hỏi
ứng với nội dung với các bài đọc dưới đây:
1. Giọng quê hương – SGK TV3 tập 1 (trang 76 – 77)
2. Đất quý, đất yêu - SGK TV3 tập 1 trang 84 – 85
3. Nắng phương Nam - SGK TV3 tập 1 trang 94 – 95

4. Người con của Tây Nguyên - SGK TV3 tập 1 trang 103 – 104
5. Nhớ Việt Bắc- SGK TV3 tập 1 trang 115
6. Hũ bạc của người cha - SGK TV3 tập 1 trang 121 – 122
7. Đôi bạn - SGK TV3 tập 1 trang 130 – 131
8. Về quê ngoại - SGK TV3 tập 1 trang 133
II. Đọc thầm và làm bài tập (4 điểm)
Bồ nông có hiếu
Thế là chỉ còn hai mẹ con Bồ Nông ở lại nơi nắng bỏng cát rang này. Bồ Nông
hết dắt mẹ tìm nơi mát mẻ, lại mò mẫm đi kiếm mồi. Đêm đêm, khi gió gợn hiu hiu,
chú Bồ Nông nhỏ bé một thân một mình ra đồng xúc tép, xúc cá. Đôi chân khẳng
khiu của chú vốn đã dài, giờ càng dài thêm ra vì lặn lội.
Trên đồng nẻ, dưới ao khô, cua cá chết gần hết. Mặt sông chỉ còn xăm xắp,
xơ xác rong bèo. Bắt được con mồi nào, chú Bồ Nông cũng ngậm vào miệng để
phần mẹ.Ngày này tiếp ngày nọ,đêm nay rồi đêm nữa, chú Bồ Nông cứ dùng miệng
làm các túi đựng thức ăn nuôi mẹ qua trọn mùa hè sang mùa thu.
Lòng hiếu thảo của chú Bồ Nông đã làm cho tất cả các chú Bồ Nông khác
cảm phục và noi theo.
Đọc thầm bài : Bồ Nông có hiếu sau đó làm các bài tập sau:
Câu 1 Trên vùng đất nắng bỏng cát rang có những ai đang sinh sống?
a. Hai mẹ con Bồ Nông .
b. Hai mẹ con Bồ Nông và cua cá.
c. Một mình chú Bồ Nông bé nhỏ.
Câu 2 Bồ Nông đã chăm sóc mẹ như thế nào ?
a. Dắt mẹ tìm nơi mát mẻ.Đêm đêm một mình ra đồng xúc tép, xúc cá.
b. Bắt được con mồi ngậm vào miệng để phần mẹ.
c. Cả hai ý trên
Câu 3 Vì sao mọi người lại cảm phục Bồ Nông?
a. Vì Bồ Nông chăm chỉ lao động.
b. Vì Bồ Nông có hiếu với mẹ.
c. Vì Bồ Nông bắt được nhiều cua cá.

Câu 4 Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ chỉ hoạt động?
a. dắt, tìm, xúc, bắt, ngậm.
b. dắt, tìm, xúc, cảm phục, ngậm.
c. dắt, lặn lội, mò mẫm, còn, ngậm.
Câu 5 Câu nào dưới đây thuộc mẫu câu Ai làm gì?
a. Bồ Nông hết dẫn mẹ tìm nơi mát mẻ, lại mò mẫm đi kiếm mồi.
b. Trên đồng nẻ, dưới ao khô, cua cá chết gần hết.
c. Đôi chân khẳng khiu của chú vốn đã dài, giờ càng dài thêm ra vì lặn lội
Câu 6 Câu nào sau đây điền đúng dấu phẩy
a. Ếch con ngoan ngoãn , chăm chỉ và thông minh
b. Ếch con , ngoan ngoãn chăm chỉ và thông minh
c. Ếch con ngoan ngoãn chăm chỉ , và thông minh
Câu 7 Gạch chân từ chỉ đặc điểm trong câu: “Thành phố vừa có đồng bằng vừa có núi
cao, sông dài lại vừa có biển rộng.”
Câu 8 Điền từ ngữ thích hợp vào dòng sau để tạo thành câu có hình ảnh so sánh.
- Trường học là…………………………………………………………………….
B. BÀI KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
I-Chính tả: (5 đ) Nghe viết bài
Cây gạo
Mùa đông, cây chỉ còn những cành trơ trụi, nom như cằn cỗi. Nhưng không, dòng
nhựa trẻ đang rạo rực khắp thân cây. Xuân đến, lập tức cây gạo già lại trổ lộc nảy hoa, lại
gọi chim chóc tới, màu đỏ thắm; rồi đến ngày đến tháng, cây lại nhờ gió phân phát đi khắp
chốn những múi bông trắng nuột nà…
Vũ Tú Nam
II. Tập làm văn (5 điểm)
Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn ( từ 7 đến 10 câu) Kể những điều em biết về thành thị
hoặc nông thôn
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT CUỐI KỲ I
LỚP 3
NĂM HỌC 2013-2014

A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng (6 điểm):
-Nội dung kiểm tra: GV cho học sinh bốc thăm 1 trong các bài đã chọn ở dưới đây và HS đọc
một đoạn văn trong các bài được chọn. (Lưu ý cho HS xem trước bài mình sẽ đọc khoảng 2-3
phút trước khi đọc chính thức). Sau đó trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung trong đoạn đã đọc.
-GV đánh giá, cho điểm dựa vào nội dung yêu cầu sau:
+Đọc đúng tiếng, đúng từ: 3 điểm.
(Đọc sai dưới 3 tiếng: 2.5 điểm ; Đọc sai từ 3 đến 4 tiếng: 2 điểm ; Đọc sai từ 5 đến 6 tiếng
: 1.5 điểm ; Đọc sai từ 7 đến 8 tiếng: 1 điểm ; Đọc sai từ 9 đến 10 tiếng: 0.5 điểm ; đọc sai từ
10 tiếng trở lên: 0 điểm).
+Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.
(Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 1 đến 2 lần: 1 điểm; Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 3 đến 4
lần: 0, 5 điểm; Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 5 lần trở lên: 0 điểm).
+Giọng đọc có biểu cảm: không yêu cầu
+Tốc độ đọc đạt yêu cầu (1.5 phút không 60 chữ /phút): 1 điểm.
(Đọc từ 1 phút đến 2 phút: 0, 5 điểm ; đọc quá 2 phút phải đánh vần nhẩm: 0 điểm).
+Trả lời đúng ý câu hỏi GV nêu: 1 điểm.
(Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0, 5 điểm ; trả lời sai hoặc không trả lời
được: 0 điểm).
II. ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP: (4 điểm) – Mỗi ý đúng: 0,5 điểm
Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp án a c b a a a
Câu 7 Gạch chân từ chỉ đặc điểm trong câu: “Thành phố vừa có đồng bằng vừa có núi
cao, sông dài lại vừa có biển rộng.”
Câu 8 HS tìm từ ngữ thích hợp vào dòng sau để tạo thành câu có hình ảnh so sánh.
Ví dụ - Trường học là ngôi nhà thứ hai của em.
II. BÀI KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Chính tả: (5 điểm)
Bài viết: (Nghe- viết)
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, trình bày đúng thể thức, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ

(5 điểm)
- Sai mỗi lỗi chính tả (âm đầu, vần, tiếng, không viết hoa đúng quy định, thiếu hoặc
thừa chữ…) trừ (0,5 điểm)
- Viết chữ không rõ ràng, không đảm bảo độ cao, khoảng cách, đặt dấu thanh không
đúng vị trí, trình bày bẩn…: trừ (1 điểm) toàn bài
2. Tập làm văn (5 điểm)
Học sinh kể lại bằng lời kể chân thật, giản dị về những điều về nông thôn hoặc
thành thị. Viết rõ ý, dùng từ , đặt câu đúng; ngôn ngữ tự nhiên, trong sáng, thể hiện tình
cảm chân thật của bản thân. Các em có thể viết một đoạn từ 7 đến 10 câu theo yêu cầu
hoặc có thể hơn nhưng không nhất thiết yêu cầu các em viết những bài văn có bố cục
đầy đủ, hoàn chỉnh như đối với lớp 4, lớp 5
- Dùng từ đặt câu đúng, diễn đạt rõ ý, sử dụng đúng dấu câu, viết đúng chính tả,
trình bày sạch đẹp.
Tùy mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể chấm các mức điểm 4,5; 4;
3,5; 3; 2,5; 2; 1,5; 1; 0,5
GV
Hồ Thị Hồng Kính

×