ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ 1 MÔN TIN HỌC 11
I. Phần trắc nghiệm:
Câu 1: Thành phần không thể thiếu trong chương trình là:
A. Phần khai báo B. Phần thân. C. Khai báo và phần thân D. kết quả khác
Câu 2: Biên dịch là? Hãy chọn phương án đúng:
A. Dịch toàn bộ chương trình B Dịch từng lệnh C. Chạy chương trình D. Tất cả các phương án
Câu 3: Chương trình dịch không có khả năng nào trong các khả năng sau?
A. Phát hiện được lỗi ngữ nghĩa B. Phát hiện lỗi cú pháp
C. Tạo được chương trình đích D. Thông báo lỗi cú pháp
Câu 4: Kiểu nào sau đây có miền giá trị lớn nhất?
A. Byte B. Word C. Longint D. Integer
Câu 5: Các tên hàm SQRT, SQR, ABS có ý nghĩa lần luợt là hàm lấy giá trị?
A. Bình phương, căn bậc hai, trị tuyệt đối B. Trị tuyệt đối, căn bậc hai, bình phương
C. Căn bậc hai, trị tuyệt đối, bình phương D. Căn bậc hai, bình phương, trị tuyệt đối
Câu 6: TURBO PASCAL thuộc loại ngôn ngữ lập trình nào?
A. Ngôn ngữ máy B. Ngôn ngữ lập trình bậc cao C. Hợp ngữ D. Tất cả đều đúng
Câu 7: Một biểu thức quan hệ thì cho giá trị thuộc kiểu dữ kiệu gì trong các kiểu dữ liệu sau?
A. Số nguyên B. Kí tự C. Logic D. Số thực
Câu 8: Ngôn ngữ dùng để viết chương trình gọi là gì?
A. Ngôn ngữ máy B. Ngôn ngữ lập trình C. Lập trình D. Tất cả đều đúng
Câu 9: Biểu thức x+2>=y thuộc loại biểu thức nào trong Pascal?
A. Biểu thức quan hệ B. Biểu thức logic C. Biểu thức số học D. Một loại biểu thức khác
Câu 10: Trong cấu trúc chương trình Pascal phần thân chương trình bắt đầu bằng….và kết thúc bằng…?
A. BEGIN…END; B. BEGIN… END C. BEGIN… END, D. BEGIN… END.
Câu 11: Những tên nào trong các tên sau thuộc loại tên dành riêng trong Pascal?
A. PROGRAM, VAR, BEGIN, TYPE, CONST B. BAI_TAP, BEGIN, TYPE, CONST, USES
C. PROGRAM, BEGIN, TYPE, CONST, SQRT D. VAR, BEGIN, END, A, B, DELTA.
Câu 12: Hãy chọn phát biểu đúng về biến trong ngôn ngữ lập trình?
A. Biến là đại lượng có giá trị không đổi B. Biến phải được khai báo trước khi sử dụng
C. Tên biến được đặt tùy ý D. Tên biến có thể được bắt đầu bằng chữ số
Câu 13: Để nhập giá trị cho hai biến a và b từ bàn phím ta dùng lệnh:
A. readln(a,b); B. real(a,b); C. write(a,b); D. read('a,b');
Câu 14: Trong NNLT Pascal, giả sử a, b là số nguyên, ví dụ a := 5; b := 3; a := b; b := a; Writeln(b, a);. Trên màn
hình sẽ có kết quả là?
A. 53 B. 33 C. 55 D. 35
Câu 15 Biểu thức: 25 div 3 + 2 * 3 có giá trị là:
A. 14 B. 12 C. 15 D. 13
Câu 16: Trường hợp nào sau đây không phải là lệnh gán trong Pascal ?
A. cd := 50 ; B. a := 10 ; C. a + b := 1000 ; D. a := a*2 ;
Câu 17: Cho khai báo biến Var m, n : integer; x, y: real; Phép gán nào sao đây là sai?
A. n := 3.5; B. m := - 4; C. y := 10.5; D. x := 6;
Câu 18: Biến P có thể nhận các giá trị 5; 10; 15; 20; 30; 60; 90 và biến X có thể nhận các giá trị 0.1; 0.2; 0.3; 0.4;
0.5. Khai báo nào trong các khai báo sau là đúng và tốn ít bộ nhớ nhất?
A. Var X, P: Byte; B. Var P: Real; X: Byte; C. Var X: Real; P: Byte; D. Var X, P: Real;
Câu 19: Trong Pascal nếu một biến chỉ nhận giá trị thuộc phạm vi từ 0 đến 255 thì biến đó có thể được khai báo
bằng kiểu dữ liệu nào?
A. Kiểu Real B. Kiểu Byte C. Kiểu Char D. Kiểu Word
Câu 20: Kiểu dữ liệu số nguyên trong Pascal bao gồm: byte, integer, word, longInt lần lượt có bộ nhớ lưu trữ giá
trị là:
A. 4 – 2 – 2 – 4 byte B. 1 – 2 – 2 – 4 byte C. 1 – 4 – 2 – 2 byte D. 4 – 2 – 1 – 2 byte
Câu 21: Một chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao thì gồm các phần:
A. Phần khai báo thư viện và phần thân B. Phần khai báo và phần thân
C. Phần khai báo tên chương trình và phần thân D. Phần thân và phần khai báo biến
Câu 22: Thông dịch là? Chọn phương án đúng:
A. Dịch từng lệnh B. Dịch toàn bộ chương trình
C. Chạy chương trình D. Tất cả các phương án
Câu 23: Trong Turbo Pascal, chiều dài tối đa của tên đối tượng là :
A. 127 B. 255 C. 256 D. 128
Câu 24: Kiểu dữ liệu nào có phạm vi giá trị từ 0 đến
12
16
−
trong các kiểu dữ liệu sau?
A. Kiểu LongInt B. Kiểu Integer C. Kiểu Word D. Kiểu Byte
Câu 25: Xét khai báo sau: Var x, y: Integer; c: Char; r: Real; kt: Boolean; Hỏi tổng bộ nhớ cấp cho tất cả các biến
đó là bao nhiêu Byte?
A. 10 byte B. 11 byte C. 13byte D. 12 byte
Câu 26: “Lập trình là sử dụng (1)… và (2)… của một ngôn ngữ lập trình nào đó để mô tả (3)… và diễn đạt các
thao tác của (4) ”. Các cụm từ còn thiếu theo đúng thứ tự là:
A. Các câu lệnh, dữ liệu, thuật toán, cấu trúc dữ liệu.
B. Các câu lệnh, thuật toán, dữ liệu, cấu trúc dữ liệu
C. Dữ liệu, thuật toán, cấu trúc dữ liệu, các câu lệnh.
D. Cấu trúc dữ liệu, các câu lệnh, dữ liệu, thuật toán.
Câu 27: Có mấy loại biểu thức cơ bản trong Pascal?
A. 4 B. 2 C. 3 D. 5
Câu 28: Biểu thức (x>y) and (y>3) thuộc loại biểu thức nào trong Pascal?
A. Biểu thức quan hệ B. Biểu thức logic C. Một loại biểu thức khác D. Biểu thức số học
Câu 29: Kết qủa của biểu thức quan hệ trong ngôn ngữ lập trình sẽ trả về giá trị gì?
A. True/False B. 0/1 C. Đúng/Sai D. Yes/No
Câu 30: Thành phần có thể không cần thiết trong một chương trình?
A. Có thể không cần có phần khai báo B. Biến khi dùng không cần khai báo
C. Hằng khi dùng không cần khao báo D. Có thể không cần có phần thân
Câu 31: Để đưa dữ liệu ra màn hình dùng câu lệnh nào trong các câu lệnh sau?
A Writeln hoặc read B Read hoặc readln C Write hoặc readln D Write hoặc writeln
Câu 32: Các từ khóa Const, Var, Type, Uses trong Pascal lần lượt để khai báo gì?
A. Hằng, biến, kiểu, thư viện B. Biến, kiểu, thư viện, hằng
C. Hằng, thư viện, biến, kiểu D. Biến, kiểu, hằng, thư viện
Câu 33: Hãy chọn phát biểu đúng về hằng?
A. Không cần khai báo khi dùng B. Đại lượng không thay đổi khi thực hiện chương trình C. Đại
lượng có thể thay đổi D. Khai báo bằng từ khóa VAR
Câu 34: Câu lệnh Writeln(Ket qua la:); có kết quả là
A. Lỗi cú pháp B. Ket qua la C. Ket qua la: D. (Ket qua la:)
Câu 35: Trong NNLT Pascal, giả sử a, b là số nguyên, ví dụ a := 1; b := 2; b := b + a; a := a + b; writeln(a);
readln;. Kết quả in ra là:
A. 5 B. 3 C. 4 D. 2
Câu 36: Biểu thức ((25 mod 10) div 2) có kết quả là bao nhiêu?
A. 1 B. 3 C. 2 D. 4
Câu 37: Để thực hiện gán giá trị 10 cho biến X . Phép gán nào sau đây là đúng
A. X := 10; B. X = 10; C. X =: 10; D. X : 10;
Câu 38 Cách đặt tên nào sau đây trong Pascal là sai?
A. _Noisinh; B. Giai_Ptrinh_Bac_2; C. Ngaysinh; D. 2x;
Câu 39 Biến X có thể nhận các giá trị 1; 100; 150; 200 và biến Y có thể nhận các giá trị 1; 0.2; 0.3; 1.99. Khai báo
nào trong các khai báo sau là đúng và tốn ít bộ nhớ nhất?
A. Var X: byte; Y: real; B. Var X, Y: boolean; C. Var X: real; Y: byte; D. Var X, Y: byte;
Câu 40: Trong Pascal phép toán Div, Mod thuộc nhóm phép toán nào?
A. Nhóm phép toán số học với số thực B. Nhóm các phép toán quan hệ
C. Nhóm phép toán lôgic D. Nhóm phép toán số học với số nguyên
II. Phần tự luận:
Câu 1: Chuyển biểu thức số học sau sang biểu thức trong NNLT Pascal:
a) (x
3
+2x)(
1−x
) b) 3
2
2
)(
3
xy
x
−
+
c)
2 2
( 3 5) 2 3Sin x x y y+ + + − −
d)
y
yx
x
yx
2
)( −
−
+
Câu 2 :
a) Viết chương trình Nhập ba số nguyên a, b, c. Hãy tìm giá trị lớn nhất hoặc bé nhất của chúng và in giá trị ra màn
hình.
VD a=4, b=7, c=5 thi in ra Gia tri lon nhat la: 7 hoặc Gia tri be nhat la: 4
b) Viết chương trình nhập số m, nhập phép tính cần thực hiện, nhập số n và in kết quả của phép tính đó (Với m, n
là số thực).
VD: m=5, n=3
Nếu phép tính là “+”, in kết quả của tổng lên màn hình Ket qua: 8.00.
Nếu phép tính là “-”, in kết quả của hiệu lên màn hình Ket qua: 2.00.
Nếu phép tính là “*”, in kết quả của tích lên màn hình Ket qua: 15.00.
Nếu phép tính là “/”, in kết quả của thương lên màn hình Ket qua: 1.67.
Câu 3:
a) Viết chương trình nhập vào số nguyên dương, tính N!=1*2* *N (Tích từ 1 đến N)?
VD: N=5 thì in ra 5!=120
b) Viết chương trình tính tổng S=1+2+ +N với N là số nguyên dương được nhập vào từ bàn phím. In ra màn hình
tổng của S.
VD: N=5 thì in ra Tong S=15
c) Viết chương trình tính tổng các số chẵn từ 1 đến N, với N là số nguyên được nhập từ bàn phím, sau đó cho hiển
thị ra màn hình tổng của các số chẵn đó.
VD: N=10 thì in ra Tong cua cac so chan la: 30