Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tiểu luận môn Quản lý đô thị và dân cư nông thôn Thực trạng và giải pháp về việc xây dụng nhà trái phép tại Quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.02 KB, 20 trang )

Môn: Quản lý đô thị và dân cư nông thôn CBHD: TS. Lê Ngọc Thạch
MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU 1
II. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2
2.1. Một số khái niệm về đô thị 2
2.2 Nguyên tắc chung đối với xây dựng nhà ở 3
2.2. Xử lý công trình, nhà ở vi phạm trật tự xây dựng đô thị 5
2.3. Những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực nhà ở 6
2.4. Tình hình xây dựng nhà trái phép trong nước 6
III. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 10
IV. KẾT QUẢ THẢO LUẬN 13
4.1 Thực trạng 13
4.1.1 Tình hình xây dựng nhà trái phép trên địa bàn Quận 13
4.1.2. Những mặt còn tồn tại, hạn chế 14
4.2. Giải pháp và kiến nghị 15
V. KẾT LUẬN 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
I. MỞ ĐẦU
Quận Bình Thủy là một trong những Quận trung tâm của Thành phố Cần Thơ.
Trên địa bàn Quận có sân bay, bến cảng, nhà máy nhiệt điện, khu công nghiệp, khu
chế xuất và các cơ quan quân sự thuộc Quân khu IX đóng trên địa bàn. Do đó, Chính
phủ và Thành phố rất quan tâm đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông đô thị;
đặc biệt là các công trình trọng điểm, có ý nghĩa chiến lược như quốc lộ 91B, đường
Nhóm học viên thực hiện: IV Trang 1
Môn: Quản lý đô thị và dân cư nông thôn CBHD: TS. Lê Ngọc Thạch
Mậu Thân - sân bay Trà Nóc, tỉnh lộ 917, 918,…nhằm phục vụ cho việc phát triển
kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh của quận cũng như của toàn Thành phố.
Thời gian qua công tác quản lý Nhà nước về quy hoạch và quản lý trật tự đô thị hiện
nay trên địa bàn Quận đã dần đi vào nề nếp và từng bước được chấn chỉnh; đại bộ
phận nhân dân đã nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong việc quản lý, sử dụng đất
đai và xây dựng nhà ở. Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý những sai phạm trong xây


dựng và phát triển đô thị được tăng cường theo các quy định hiện hành như: Luật Xây
dựng số 13/2003/QH11, Quyết định số 39/2005/QĐ-TTg, Nghị định số 23/2009/NĐ-
CP trong xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng. Tuy nhiên, tình trạng
lấn chiếm đất đai và xây dựng nhà ở trái phép vẫn còn xảy ra ở nhiều địa phương trong
Quận. Việc xây dựng nhà ở trái phép xảy ra trên diện rộng, mang tính chất phức tạp ở
một số nơi, không phải vì nhu cầu sinh hoạt đơn thuần, mà các hộ dân xây dựng trái
phép nhằm đối phó để được hưởng đền bù khi Nhà nước thực hiện công tác giải phóng
mặt bằng để thi công các công trình, dự án. Trước tình hình này, đề tài “Thực trạng và
giải pháp về việc xây dụng nhà trái phép tại Quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ”
được nghiên cứu và đề ra giải pháp khả thi để nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà
nước trên lĩnh vực quản lý trật tự đô thị là việc làm hết sức cần thiết, góp phần tạo nên
vẻ trang nghiêm một đô thị Quận văn minh mang phong cách hiện đại, từng bước xây
dựng hình ảnh Quận Bình Thủy xứng tầm là một trong những Quận trung tâm của
thành phố Cần Thơ.
II. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1. Một số khái niệm về đô thị
- Đô thị là tên gọi chung các thành phố, thị xã, thị trấn, và được hiểu là nơi tập trung
dân cư đông đúc, là trung tâm của một vùng lãnh thổ với hoạt động kinh tế chủ yếu là
công nghiệp và dịch vụ. (Võ Kim Cương, 2006)
Nhóm học viên thực hiện: IV Trang 2
Môn: Quản lý đô thị và dân cư nông thôn CBHD: TS. Lê Ngọc Thạch
- Quản lý đô thị là một quá trình hoạt động để đi đến mục tiêu bảo đảm cho đô thị
phát triển ổn định, bền vững; bảo đảm hài hòa các lợi ích quốc gia, cộng đồng, cá
nhân, cả trước mắt và lâu dài. (Võ Kim Cương, 2010)
- Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống
công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường
sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy
hoạch đô thị. (Khoảng 4 Điều 3 luật Quy hoạch đô thị, Quốc hội nước cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, 2003)
2.2 Nguyên tắc chung đối với xây dựng nhà ở

Theo Điều 4, Thông tư 39/2009/TT-Bộ xây dựng thì việc xây dựng nhà ở được thực
hiện theo các nguyên tắc sau:
1. Phải có bản vẽ thiết kế.
2. Thiết kế nhà ở phải được lập trên cơ sở kiểm tra ranh giới đất và chất lượng nền
đất nơi dự kiến xây dựng nhà ở hoặc báo cáo kết quả khảo sát xây dựng, nếu có; kết
quả xem xét, kiểm tra hiện trạng các công trình liền kề, lân cận; phải tuân thủ quy
chuẩn kỹ thuật xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật và các quy định khác của pháp luật có
liên quan; phải bảo đảm an toàn cho nhà ở và không làm ảnh hưởng bất lợi tới các
công trình liền kề, lân cận.
3. Phải có giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật trước khi khởi công trừ
nhà ở tại vùng sâu, vùng xa không thuộc đô thị, không thuộc điểm dân cư tập trung,
điểm dân cư nông thôn chưa có quy hoạch xây dựng được duyệt. Trình tự, thủ tục và
hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở được niêm yết tại cơ quan cấp Giấy phép xây
dựng.
Khi có nhu cầu điều chỉnh thiết kế xây dựng nhà ở khác với nội dung giấy phép xây
dựng đã được cấp về: vị trí xây dựng công trình, cao độ nền xây dựng công trình; các
chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng; diện tích xây dựng; tổng diện tích sàn; chiều cao
công trình; số tầng và những nội dung khác được ghi trong giấy phép xây dựng thì chủ
nhà phải xin điều chỉnh giấy phép xây dựng trước khi thi công xây dựng nhà ở theo
nội dung điều chỉnh. Những thay đổi khác thì không phải xin điều chỉnh giấy phép xây
dựng đã cấp.
4. Việc thi công xây dựng nhà ở phải bảo đảm chất lượng công trình, an toàn lao
động và bảo đảm vệ sinh môi trường; tuân thủ các quy định trong giấy phép xây dựng;
không làm ảnh hưởng bất lợi tới các công trình liền kề, lân cận.
Khuyến khích chủ nhà thực hiện chế độ giám sát thi công xây dựng nhà ở.
Nhóm học viên thực hiện: IV Trang 3
Môn: Quản lý đô thị và dân cư nông thôn CBHD: TS. Lê Ngọc Thạch
5. Tổ chức, cá nhân thực hiện việc khảo sát xây dựng, thiết kế và thi công xây dựng
nhà ở phải có năng lực phù hợp với công việc đảm nhận theo quy định của Thông tư
này và phải chịu trách nhiệm trước chủ nhà và pháp luật về chất lượng công việc do

mình đảm nhận. Trường hợp chủ nhà có đủ năng lực thì được tự thực hiện các công
việc nêu trên.
6. Chủ nhà có thể giao cho từng nhà thầu thực hiện từng công việc hoặc có thể giao
cho một nhà thầu thực hiện tổng thầu hoặc thực hiện theo hình thức tổng thầu chìa
khóa trao tay. Giao kết giữa chủ nhà và các nhà thầu phải được thể hiện thông qua hợp
đồng xây dựng xác lập bằng văn bản, đặc biệt đối với các nhà thầu khảo sát xây dựng,
thiết kế xây dựng công trình, thi công xây dựng công trình.
7. Tùy theo từng công việc mà hợp đồng xây dựng có thể bao gồm toàn bộ hay một
phần các nội dung cơ bản sau:
a) Thông tin về các bên tham gia ký kết hợp đồng và các thông tin khác: tên giao
dịch của bên tham gia ký kết hợp đồng; đại diện của các bên; địa chỉ đăng ký kinh
doanh hay địa chỉ để giao dịch; mã số thuế; giấy đăng ký kinh doanh; số tài khoản;
điện thoại, fax, e-mail; thời gian ký kết hợp đồng và các thông tin liên quan khác.
b) Nội dung và khối lượng công việc.
c) Chất lượng và các yêu cầu kỹ thuật khác của công việc.
d) Tiến độ thực hiện và thời hạn hoàn thành công việc.
đ) Giá hợp đồng xây dựng; tạm ứng hợp đồng xây dựng; thanh toán hợp đồng xây
dựng; điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng.
e) Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của chủ nhà và của bên nhận thầu trong việc
quản lý chất lượng công trình xây dựng, nghiệm thu các công việc hoàn thành; bảo
hành công trình; bảo vệ môi trường, an toàn lao động và phòng chống cháy nổ; điện,
nước và an ninh công trường; xử lý đối với các sai sót.
g) Tạm ngừng và chấm dứt hợp đồng bởi bên chủ nhà và bên nhận thầu.
h) Thưởng, phạt vi phạm hợp đồng.
i) Giải quyết khi xảy ra rủi ro cũng như các bất khả kháng; giải quyết tranh chấp
hợp đồng xây dựng.
k) Các thoả thuận khác.
l) Quyết toán và thanh lý hợp đồng xây dựng.
Nhóm học viên thực hiện: IV Trang 4
Môn: Quản lý đô thị và dân cư nông thôn CBHD: TS. Lê Ngọc Thạch

Chủ nhà tham khảo các mẫu hợp đồng khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công
trình, thi công xây dựng công trình và giám sát thi công xây dựng công trình được
đăng trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng hoặc được niêm yết tại cơ quan cấp
Giấy phép xây dựng.
8. Tranh chấp giữa chủ nhà và các nhà thầu tham gia xây dựng nhà ở về chất lượng,
tiến độ, giá cả phải được giải quyết trên cơ sở hợp đồng xây dựng và theo trình tự quy
định tại Thông tư này. Tranh chấp nếu có xảy ra giữa chủ nhà, các nhà thầu với chủ
quản lý, chủ các công trình liền kề, lân cận phải được giải quyết theo trình tự hướng
dẫn của Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.
9. Hồ sơ nhà ở phải được lập và lưu trữ.
2.2. Xử lý công trình, nhà ở vi phạm trật tự xây dựng đô thị
Theo Điều 4, điều 5 của Nghị định số 180/2007/NĐ- Thủ Tướng Chính Phủ về
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự đô thị thì:
+ Biện pháp xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị
Hành vi vi phạm trật tự xây dựng đô thị phải bị xử lý theo một hoặc các hình thức
sau đây:
1. Ngừng thi công xây dựng công trình.
2. Đình chỉ thi công xây dựng công trình, áp dụng các biện pháp ngừng cung cấp
điện, nước: thông báo cho cơ quan có thẩm quyền không cung cấp các dịch vụ điện
nước, các hoạt động kinh doanh và các dịch vụ khác đối với công trình xây dựng vi
phạm.
3. Cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm.
4. Buộc bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra.
5. Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng. Trường hợp vi phạm
nghiêm trọng có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật hình sự.
6. Ngoài các hình thức xử lý quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này thì đối với
chủ đần tư, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu tư vấn thiết kế, nhà thầu tư vấn giám
sát thi công xây dựng công trình có hành vi vi phạm trật tự xây dựng đô thị còn bị nêu
tên trên website của Bộ Xây dựng và thông báo trên các phương tiện thông tin đại
chúng.

+ Công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng đô thị
Nhóm học viên thực hiện: IV Trang 5
Môn: Quản lý đô thị và dân cư nông thôn CBHD: TS. Lê Ngọc Thạch
Công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng đô thị phải bị xử lý theo quy định của
Nghị định này bao gồm:
1. Công trình xây dựng theo quy định của pháp luật phải có Giấy phép xây dựng mà
không có Giấy phép xây dựng.
2. Công trình xây dựng sai nội dung Giấy phép xây dựng được cơ quan có thẩm
quyền cấp.
3. Công trình xây dựng sai thiết kế được cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt;
sai quy hoạch chi tiết xây dựng tý lệ 1/500 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (đối
với công trình xây dựng được miễn Giấy phép xây dựng).
4. Công trình xây dựng có tác động đến chất lượng công trình lân cận; ảnh hưởng
đến môi trường, cộng đồng dân cư.
2.3. Những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực nhà ở
1. Xâm phạm, cản trở việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ về sở hữu, sử dụng nhà
ở của tổ chức, cá nhân.
2. Vi phạm các quy định của Luật này và pháp luật về xây dựng trong việc phát
triển nhà ở.
3. Giả mạo, gian lận giấy tờ, làm sai lệch hồ sơ trong việc cấp giấy chứng nhận
quyền sở hữu đối với nhà ở.
4. Sử dụng nhà ở vào các hoạt động bị cấm theo quy định của pháp luật.
5. Chiếm dụng diện tích nhà ở trái pháp luật, lấn chiếm không gian và các bộ phận
công trình thuộc sở hữu chung hoặc của các chủ sở hữu khác dưới mọi hình thức.
6. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vượt quá quyền hạn hoặc thiếu trách nhiệm trong
việc thực hiện các quy định của pháp luật về nhà ở.
7. Những hành vi khác bị nghiêm cấm trong lĩnh vực nhà ở theo quy định
củampháp luật.(Điều 8, Luật nhà ở, Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, 2005)
2.4. Tình hình xây dựng nhà trái phép trong nước

Thành phố Vũng Tàu đã triển khai nhiều biện pháp nhằm xử lý tình trạng phân lô,
bán nền, xây dựng trái phép trên địa bàn. Tuy nhiên, số lượng các công trình bị tháo
dỡ so với tổng số các trường hợp vi phạm còn quá ít. Thực tế cho thấy việc xử lý vi
phạm trên lĩnh vực này không hề đơn giản Tại địa bàn phường 12, tình trạng xây
dựng nhà trái phép đã yên ắng hơn. Theo một số người dân nơi đây, do thời gian qua
Nhóm học viên thực hiện: IV Trang 6
Môn: Quản lý đô thị và dân cư nông thôn CBHD: TS. Lê Ngọc Thạch
Đội trật tự đô thị của phường phối hợp cùng các cơ quan hữu quan thường xuyên kiểm
tra và tiến hành cưỡng chế tháo dỡ một số trường hợp xây dựng trái phép nên tình hình
vi phạm trong lĩnh vực xây dựng và đất đai có phần “giảm nhiệt”. Cụ thể liên tiếp
trong các tháng 7, 8, 9 Đảng ủy, HĐND, UBND phường 12 phối hợp với đội trật tự
TP. Vũng Tàu đã tổ chức phá dỡ 5 tuyến đường nội bộ được xây bằng bêtông và hơn
10 trụ điện nằm trong khu vực dự án Khu tái định cư Tây Bắc đường AIII. Một trong
những khu vực “nóng” về xây dựng trái phép tại phường. Đồng thời, phường cũng tiến
hành cưỡng chế tháo dỡ 11 móng nhà xây dựng trái phép tại khu vực đường Đô Lương
(thuộc địa bàn phường 12 quản lý) (Phúc Minh, 2012).
Tại phường 15, Tân Bình, TP HCM Theo kết quả kiểm định chất lượng 71 căn nhà
xây không phép (trong số 293 căn xây trái phép ), chỉ có 5 căn tự xây dựng là có cột
bêtông cốt thép, sàn đúc toàn khối, chất lượng tương đối đảm bảo, chỉ cần gia cố thêm
một vài kết cấu của hệ chịu lực. Những căn còn lại sử dụng gạch ống để làm cột; sàn
bêtông giả; móng nhà mỏng, không đảm bảo chịu lực. Về kết cấu hạ tầng khu vực
không đạt yêu cầu, ống cống thoát nước quá nhỏ, các hố ga đều xây gạch mà không tô
vữa gây thấm đất và ô nhiễm môi trường, hệ thống thoát nước không kết nối với hạ
tầng khu dân cư lân cận. Đặc biệt, chiều rộng đường không đủ để thoát hiểm. (Việt
Báo, 2003)
Tại huyện Bình Chánh, TPHCM, các xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B vài năm trở lại
đây là “điểm nóng” của việc xây nhà không phép. Đất đai ở đây được các “đầu nậu”
gom lại phân lô sau đó bán giấy tay cho người có nhu cầu và sẵn sàng “bao xây nhà ở”
với giá 50-60 triệu đồng/căn tùy quy mô. Nhiều khu vực vùng ven cũng diễn ra tình
trạng tương tự. Dự án Đảo Kim Cương (quận 2, TPHCM) xây sai phép hơn 3.500m2,

Sở Xây dựng TP đề xuất phạt chủ đầu tư 35 triệu đồng và buộc tháo dỡ toàn bộ phần
xây sai phép.Nhiều người kháo nhau, tiền ít muốn có nhà ở cứ về Vĩnh Lộc A, Vĩnh
Lộc B là có. Quả thật, với số tiền 200-250 triệu đồng có thể lựa chọn mua ngay một lô
đất khoảng 40-50m2 tùy khu vực bằng hình thức mua bán giấy tay. Trên các tuyến
đường Quách Điêu, Võ Văn Vân, Nguyễn Thị Tú… dày đặc các bảng rao bán nhà đất.
Đâu đâu cũng gặp môi giới nhà đất. Khi thấy chúng tôi có nhu cầu mua đất, cất nhà
nhỏ ở tạm, một nhân viên môi giới sốt sắng cho biết giá đất 2-2,5 triệu đồng/m2.
Muốn xây nhà phải có “đường dây” chứ chủ đất không tự xây được, chi phí giá vật tư
riêng còn tiền chung chi “chạy” 50-60 triệu đồng tùy quy mô căn nhà. Anh Tân, một
công nhân từ miền Trung vào đây lập nghiệp, sau bao năm để dành được ít tiền, nghe
bạn bè giới thiệu về đây mua một lô đất. Tuy nhiên hơn 2 năm nay anh vẫn chưa cất
nhà được vì “cò” đòi chung chi quá cao. Anh muốn bớt và tự mình xây dựng vào ban
đêm cho đỡ tốn kém nhưng không được vì “cò” cảnh báo sẽ không đảm bảo được an
Nhóm học viên thực hiện: IV Trang 7
Môn: Quản lý đô thị và dân cư nông thôn CBHD: TS. Lê Ngọc Thạch
toàn, hoặc nếu xây xong cũng bị tháo dỡ. Mỗi năm trên địa bàn Bình Chánh xảy ra
hàng trăm vụ xây dựng nhà không phép, sai phép, cưỡng chế hàng chục vụ nhưng tình
trạng vẫn không có chiều hướng giảm. Được biết, ngoài lực lượng xã như công an, địa
chính, thanh tra xây dựng… huyện Bình Chánh còn cử thanh tra viên về hỗ trợ mỗi xã
30 người. Thế nhưng tình trạng xây dựng nhà không phép vẫn tràn lan.Tình trạng xây
nhà không phép không phải cá biệt mà xảy ra rất phổ biến ở các quận huyện vùng ven.
Có cầu tức có cung, bởi hầu hết đất vùng ven là đất nông nghiệp nên giá rẻ. Người
mua đa phần là dân nhập cư không có điều kiện kinh tế nên chấp nhận rủi ro để có một
chỗ ở.Hơn nữa, tình trạng quy hoạch tràn lan ở những nơi này khiến người có đất cũng
muốn bán, bởi nếu đợi bồi thường giá sẽ không cao. Một cán bộ phường Hiệp Bình
Chánh (quận Thủ Đức) chia sẻ có dự án quy hoạch treo hàng chục năm nhưng không
thấy triển khai. Người dân có đất trong khu vực này nhưng không được chuyển
nhượng, nhà hư không được xây mới nên rất bức xúc.(Huy Hưng, 2008)
Hình 1: Dự án Đảo Kim Cương (quận 2, TPHCM)
Tại Hà Nội, theo điều tra, từ 1/1/2010 đến nay, Thanh tra xây dựng các quận,

huyện, thị xã đã phát hiện, xử lý 1.700 trường hợp vi phạm trật tự xây dựng. Trong đó,
mới cưỡng chế phá dỡ được 601 công trình (gần 1/3 số vụ vi phạm) và có tới 1.036
trường hợp xây dựng không phép trên đất nông nghiệp, đất công. Theo thống kê, các
công trình xây dựng không phép chủ yếu tập trung tại các huyện ngoại thành (chiếm
khoảng 93%), trong đó Quốc Oai, Phú Xuyên, Thanh Oai, Thạch Thất, Từ Liêm, Sóc
Sơn là những địa bàn dẫn đầu về số lượng các vụ vi phạm. Tuy nhiên, những trường
hợp vi phạm gây bức xúc lại tập trung ở các quận, hiện đã được UBND các quận,
phường kiểm tra và đang xử lý như Công trình xây dựng khu nhà ở liền kề tại Khu đô
thị Mỗ Lao (Hà Đông); công trình xây dựng sai phép tại số 12 ngõ 168 phố Thụy Khuê
(quận Tây Hồ); các công trình xây dựng không phép tại xã Trung Văn, Từ Liêm…
Một số đơn vị còn để tồn đọng nhiều vụ việc vi phạm hoặc vi phạm nghiêm trọng là
Nhóm học viên thực hiện: IV Trang 8
Môn: Quản lý đô thị và dân cư nông thôn CBHD: TS. Lê Ngọc Thạch
Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, Đan Phượng, Chương Mỹ, Hoàn Kiếm, Sóc Sơn. Mặt
khác, cần tiếp tục cập nhật rõ hiện trạng công trình vi phạm sau khi đã áp dụng các
biện pháp giaỉ quyết để đánh giá đúng kết quả và kiến nghị Thường trực Thành ủy,
HĐND, UBNDTP phương án giải quyết tối ưu với những trường hợp cố tình chống
đối. Khẳng định nguyên nhân chính để xảy ra tình trạng vi phạm trật tự xây dựng trên
là do sự yếu kém trong công tác quản lý nhà nước của chính quyền cơ sở và một bộ
phận nhỏ chủ đầu tư xây dựng ý thức chấp hành pháp luật kém, Đoàn giám sát yêu cầu
Sở Xây dựng tăng cường thanh kiểm tra các điểm nóng. Đồng thời, rà soát lại thủ tục
cấp phép xây dựng, tránh gây phiền hà cho người dân và các tổ chức, doanh nghiệp.
(Thanh Đình, 2012)
Ở tỉnh Thanh Hóa đang gấp rút chỉ đạo các địa phương nơi có tuyến QL1A chạy
qua nhanh chóng thực hiện công tác GPMB để bàn giao “mặt bằng sạch” cho nhà thầu
thi công, thì UBND P.Tào Xuyên, TP Thanh Hóa lại ngang nhiên cấp “giấy thông
hành” cho hàng chục hộ dân xây nhà trái phép, lấn chiếm hành lang QL1A. Chỉ cách
P.Tào Xuyên (TP Thanh Hóa) chừng hai 200m theo đường chim bay, một “đại công
trường” xây dựng vẫn đang hoạt động tấp nập không kể ngày đêm ngay dọc QL1A
(đoạn chạy qua P.Tào Xuyên). Hàng chục ngôi nhà, cùng nhiều hạng mục công trình

phụ kiên cố vẫn từng ngày, từng giờ đua nhau mọc lên như “nấm”. Theo quan sát của
PV, ngay cạnh chân cầu Tào Xuyên (P.Tào Xuyên) có tới hơn 20 móng nhà đã được
xây dựng, trong đó một số ngôi nhà đã xây dựng hoàn thành, gia cố chắc chắn và đưa
vào sử dụng. Qua tìm hiểu của PV, hiện tượng nhiều hộ dân tự phát tiến hành cơi nới,
xây dựng nhà và các công trình phụ ngay tại hành lang QL1A đã diễn ra cách đây vài
tháng, trước khi P.Tào Xuyên (trước đây là thị trấn Tào Xuyên, huyện Hoàng Hóa) có
quyết định sáp nhập vào TP Thanh Hóa (6/2012). Để “che mắt” các cơ quan chức
năng, nhiều gia đình đã lén lút tiến hành xây dựng trong đêm: “Cứ đêm đến là hàng
chục lượt xe tải, xe ben các loại chở vật liệu đến đổ ầm ầm cả đêm. Nhiều đêm cả nhà
mất ngủ cũng chỉ vì tiếng ồn”, bà N.T.T, người dân P.Tào Xuyên cho biết. Cũng theo
phản ánh của các hộ dân ở đây thì cứ mỗi đêm về sáng, lại xuất hiện những ngôi nhà
mới mọc lên trong phạm vi hành lang QL1A. Hành vi chiếm dụng đất đai thuộc sự
quản lý của Nhà nước để xây dựng nhà trái phép, vi phạm hành lang QL1A tại P.Tào
Xuyên đã khiến cho giao thông qua lại cực kỳ khó khăn, đồng thời tạo nên làn sóng dư
luận hết sức bất bình đối với việc buông lỏng quản lý đất đai của chính quyền sở tại
trong thời gian qua.(Anh Toản, 2012 )
Nhóm học viên thực hiện: IV Trang 9
Môn: Quản lý đô thị và dân cư nông thôn CBHD: TS. Lê Ngọc Thạch
III. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
3.1 Phương tiện
- Địa điểm nghiên cứu: Quận Bình Thủy, Tp. Cần Thơ
- Thời điểm nghiên cứu: từ 22/10/2012 đến 27/10/2012
- Các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Các tài liệu sách báo, giáo trình có liên quan đến nội dung nghiên cứu.
Nhóm học viên thực hiện: IV Trang 10
Môn: Quản lý đô thị và dân cư nông thôn CBHD: TS. Lê Ngọc Thạch
3.2 Phương pháp
Bước 1: Thu thập văn bản, số liệu liên quan đến đề tài
- Luật nhà ở số 56/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Quốc hội
- Quyết định 2127/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm

2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- Luật Xây dựng số 13/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội.
- Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/09/2006 của Chính phủ sửa đổi bổ sung
một số điều của nghị định 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công
trình.
- Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2007 quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự đô thị.
- Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27/02/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm
hành chính trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản, sản xuất kinh doanh
vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỷ thuật, quản lý và phát triển nhà và
công sở.
- Quyết định số 39/2005/QĐ-TTg ngày 28/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ quy
định Về việc hướng dẫn thi hành Điều 121 của Luật Xây dựng.
- Thông tư 24/TT.BXD ngày 22/7/2009 của Bộ Xây dựng về Quy định chi tiết thi
hành một số nội dung của Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2009
của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh
bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ
tầng kỹ thuật;quản lý phát triển nhà và công sở.
- Chỉ thị số 18/2005/CT-UBND ngày 20 tháng 9 năm 2005 của UBND Thành Phố
Cần Thơ về tổ chức lập, thực hiện quy hoạch xây dựng đô thị và quản lý xây dựng
theo quy hoạch trên địa bàn Thành Phố Cần thơ.
- Thu thập các số liệu về tình hình xây dựng không phép, sai phép từ các phòng,
Ban có liên quan trên địa bàn Quận Bình thủy.
Bước 2. Khảo sát tình hình thực tế
- Thông qua khảo sát tình hình thực tế từ cán bộ quản lý và hộ dân trên địa bàn để
tìm ra được những khó khăn, vướng mắt trong việc xin phép và cấp phép xây dựng để
hiểu được những tâm tư nguyện vọng của các hộ dân để họ thực hiện đúng quy định
của pháp luật.
Nhóm học viên thực hiện: IV Trang 11
Môn: Quản lý đô thị và dân cư nông thôn CBHD: TS. Lê Ngọc Thạch

- Dựa vào tình hình thực tế và các số liệu thu thập để so sánh và đánh giá đúng thực
trạng về tình hình xây dựng trái phép.
Bước 3. Phân tích số liệu, đánh giá thực trạng và đề xuất hướng giải quyết
- Tham khảo các văn bản, xử lý số liệu thu thập được từ bước 1. Sau đó tổng hợp,
so sánh với các số liệu thu thập thực tế.
- Phân tích kết quả điều tra tâm tư nguyện vọng của các hộ dân trên địa bàn.
- Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện cấp phép xây
dựng. Xác định những vấn đề phát sinh trong công tác này trên địa bàn Quận.
- Đề xuất các biện pháp hợp lý và hữu hiệu cho công tác cấp giấy phép xây dựng.
- Đưa ra kết luận, đề nghị và phương hướng hoạt động trong thời gian sắp tới.
Bước 4. Tổng hợp và hoàn chỉnh báo cáo.
Nhóm học viên thực hiện: IV Trang 12
Môn: Quản lý đô thị và dân cư nông thôn CBHD: TS. Lê Ngọc Thạch
IV. KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.1 Thực trạng
Trong những năm qua, công tác quản lý Nhà nước về quy hoạch và quản lý trật
tự xây dựng đô thị trên địa bàn Quận Bình Thủy có nhiều mặt chuyển biến tích cực, từ
đó góp phần đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa của Quận nói riêng và của cả Thành phố.
Nhìn chung những tháng đầu năm 2012, số lượng trường hợp xây dựng nhà trái phép
có xu hướng giảm. Các hộ dân đã dần có ý thức hơn trong việc xin phép xây dựng.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được như trên, vẫn còn khó khăn hạn chế
trong công tác quản lý trật tự đô thị ở các địa phương của Quận, một bộ phận người
dân vẫn cố tình xây dựng nhà trái phép vẫn còn xảy ra như xây dựng nhà riêng lẻ trên
đất nông nghiệp, xây dựng lấn chiếm hành lang lộ giới, xây dựng không đúng giấy
phép xây dựng và xây nhà tạm không nhằm mục đích sinh hoạt trong các dự án quy
hoạch để hưởng bồi thường giải phóng mặt bằng của Nhà nước.
Bên cạnh đó, công tác thanh tra, kiểm tra chưa được tổ chức thực hiện thường
xuyên, xử lý giải quyết các vụ việc sai phạm trong xây dựng chưa triệt để, còn nể nan,
công tác tuyên truyền còn mang nặng tính hình thức, chưa thật sự đi vào chiều sâu,
trình độ chuyên môn trong quản lý quy hoạch còn yếu kém, quy hoạch kéo dài thời

gian triển khai thực hiện (tình trạng quy hoạch treo), thiếu chính sách và giải pháp về
nhà ở cho một bộ phận người dân nhập cư. Ngoài ra còn rất nhiều trường hợp người bị
cưỡng chế cố tình chống đối rất quyết liệt, người chủ trì tổ chức cưỡng chế phải áp
dụng nhiều biện pháp trong đó có biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính.
4.1.1 Tình hình xây dựng nhà trái phép trên địa bàn Quận
- Tổng số đợt kiểm tra xây dựng trên địa bàn Quận Bình Thủy trong 09 tháng đầu
năm 2012 có tổng cộng 219 trường hợp vi phạm xây dựng nhà ở.
Bảng 1: Kết quả kiểm tra số trường hợp xây dựng nhà trái phép tại Quận Bình Thủy
(Nguồn: UBND Quận Bình Thủy, 2012)
Nhóm học viên thực hiện: IV Trang 13
Môn: Quản lý đô thị và dân cư nông thôn CBHD: TS. Lê Ngọc Thạch
Trong đó, không phép: 111; sai phép: 108.
- Tổng số Quyết định (QĐ) hành chính ban hành: 78 QĐ (phạt tiền: 20; đình chỉ:
03, tháo dỡ: 55).
- Đã chấp hành thực hiện: 08 QĐ (phạt tiền: 05, đình chỉ: 03).
- Tổng tiền thu phạt: 47.500.000đ (Bốn mươi bảy triệu năm trăm ngàn đồng).
- Tồn chưa thực hiện: 70 QĐ (phạt tiền: 15; tháo dỡ: 55).
Đối với việc đăng ký khu vực đạt chuẩn không vi phạm lĩnh vực quản lý trật tự xây
dựng đô thị, nhìn chung 09 tháng đầu năm 2012, các Phường đã đạt được kết quả ban
đầu. So với 09 tháng đầu năm 2011, 09 tháng đầu năm 2012 trường hợp nhà xây dựng
không phép đã giảm, nhà xây dựng sai phép tăng lên (không có số liệu năm 2011 để so
sánh), nhận thấy các hộ dân đã có ý thức hơn trong việc xin phép xây dựng.
4.1.2. Những mặt còn tồn tại, hạn chế
- Cán bộ quản lý cấp Phường chưa chủ động và tập trung quyết liệt vào công tác
tuyên truyền, việc tuyên truyền phổ biến kế hoạch ra dân chỉ thực hiện giai đoạn đầu
khi triển khai kế hoạch, không mang tính chất thường xuyên, liên tục, kéo dài, để thực
sự tạo sự đồng thuận và chuyển biến về nhận thức trong nhân dân khi tham gia quan
hệ pháp luật trên lĩnh vực xây dựng.
- Ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người dân chưa cao về việc xây dựng
các công tình nhà ở, tự ý xây nhà, công trình không xin phép, trái phép và sai phép

không thông qua ý kiến cơ quan thẩm quyền, sử dụng đất sai mục đích.
- Việc chấp hành quyết định cưỡng chế và áp dụng biện pháp cưỡng chế theo Nghị
định 37/2005/NĐ-CP ngày 18/3/2005 của Chính Phủ trong việc thu tiền của người bị
cưỡng chế thì cũng gặp khó khăn vướng mắc, lý do người bị cưỡng chế không có tài
sản, không có tài khoản tại ngân hàng, nhà bị cưỡng chế tháo dỡ toàn bộ, hoàn cảnh
thực sự khó khăn không khả năng thanh toán chi phí cưỡng chế.
- Việc phân công giao trách nhiệm cụ thể cho các trưởng khu vực và cán bộ quản lý
trật tự đô thị chưa phân định cụ thể rõ ràng trong kế hoạch, chỉ nêu chịu trách nhiệm
nếu để sảy ra tình trạng xây dựng không phép, sai phép mà không báo cáo đầy đủ và
xử lý nhanh chóng, kịp thời, nhưng không quy định rõ nếu có xảy ra thì trách nhiệm
như thế nào, hình thức xử lý ra sao không có quy định, đồng thời không có quy định
chế độ báo cáo, hình thức báo cáo, thời gian báo cáo, và chế độ kiểm tra giám sát việc
thực hiện kế hoạch đăng ký của lãnh đạo phường, do đó khi có công trình xây dựng vi
phạm xảy ra trên khu vực đăng ký thì quy trách nhiệm xử lý sẽ gặp khó khăn.
Nhóm học viên thực hiện: IV Trang 14
Môn: Quản lý đô thị và dân cư nông thôn CBHD: TS. Lê Ngọc Thạch
- Chế độ kiểm tra giám sát kế hoạch đăng ký của UBND các Phường thực hiện chưa
chặt chẽ thường xuyên, việc thực hiện các biện pháp xử lý các công trình xây dựng vi
phạm trật tự đô thị chưa kiên quyết, đúng thời gian, không kịp thời, các biện pháp
ngăn chặn theo quy định pháp luật như gửi văn bản thông báo không cung cấp điện
nước đối với các công trình xây dựng vi phạm theo đúng nội dung Công văn số
2426/UBND-TD ngày 07/11/2011 của UBND Quận chưa thực hiện tốt, biện pháp chế
tài trong việc ngăn cấm không cho công nhân vào công trình xây dựng vi phạm theo
quy định pháp luật chưa thực hiện.
- Chế độ báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch đã đăng ký hàng tháng về UBND Quận
(thông qua Đội Quản lý trật tự đô thị quận Bình Thủy tổng hợp báo cáo) để UBND
quận có chỉ đạo giải quyết kịp thời, chưa thực hiện đầy đủ theo đúng quy định của
UBND quận Bình Thủy.
- Đội ngũ cán bộ phường quản lý nhà nước về công tác xây dựng còn hạn chế về
trình độ chuyên môn, phát hiện chưa xử lý kịp thời, đúng lúc, đôi khi lợi dụng việc xây

dựng sai phép của dân để trục lợi riêng.
4.2. Giải pháp và kiến nghị
1/- Các cơ quan có thẩm quyền và trách nhiệm đối với các quy hoạch đã được
phê duyệt công bố, cần khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện theo đúng thời gian
luật định, tuân thủ đầy đủ các thủ tục quy định nhất là công tác bồi thường thiệt hại -
giải phóng mặt bằng, thực hiện một cách đồng bộ và đúng theo quy hoạch đã được
công bố, không để quy hoạch kéo dài (quy hoạch treo) gây bức xúc trong dư luận xã
hội, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của những người dân có nhà và đất nằm
trong vùng đã công bố quy hoạch.
2/- Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật sâu rộng trong nhân
dân ý thức chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong
việc xây dựng theo quy hoạch, đặc biệt là công tác vận động, giải thích cho nhân dân
hiểu rõ các quy định pháp luật về cấp phép xây dựng, lợi ích đối với công trình xây
dựng có giấy phép xây dựng và những chế tài xử lý cụ thể trong việc xây dựng nhà
không phép, nhất là các biện pháp cưỡng chế hành chính tháo dỡ các công trình xây
dựng vi phạm trật tự đô thị để người dân nắm bắt, hiểu biết chấp hành thực hiện.
3/- Cần xem xét sửa đổi điều chỉnh bổ sung khoản 1 Điều 42 Nghị định
37/2005/NĐ-CP ngày 18/3/2005 của Chính Phủ, quy định thủ tục áp dụng các biện
pháp cưỡng chế hành chính vì có những điểm còn bất cập trong quá trình áp dụng biện
pháp cưỡng chế hành chính lĩnh vực xây dựng tại địa phương. Luật quy định: “cá nhân
bị cưỡng chế hành chính nếu thực sự khó khăn không có khả năng thanh toán 01 phần
Nhóm học viên thực hiện: IV Trang 15
Môn: Quản lý đô thị và dân cư nông thôn CBHD: TS. Lê Ngọc Thạch
hoặc toàn bộ chi phí cho công tác cưỡng chế, mà có đơn đề nghị xét miễn giảm, có xác
nhận của UBND cấp xã, phường thì có thể được xét miễn giảm 01 phần hoặc toàn bộ
chi phí cưỡng chế”. Thực tế rất nhiều trường hợp người bị cưỡng chế cố tình không
làm đơn xin miễn giảm theo hướng dẫn. Do đó cần xem xét sửa đổi bổ sung trong văn
bản Luật, các trường hợp người bị cưỡng chế thực sự khó khăn không còn khả năng để
thanh toán tiền chi phí cưỡng chế, giao cho UBND cấp Xã, Phường xem xét báo cáo
đề xuất bằng văn bản đề nghị xét 01 phần hoặc toàn bộ chi phí, tùy theo hoàn cảnh

thực tế, không bắt buộc trong văn bản luật, người bị cưỡng chế phải có đơn xin miễn
giảm mới xem xét giải quyết như hiện nay.
4/- Thực hiện tốt quy trình thủ tục về thời gian trong việc xử lý vi phạm lĩnh
vực trật tự đô thị về xây dựng, khi phát hiện công trình xây dựng vi phạm phải lập
biên bản vi phạm hành chính buộc đình chỉ ngay công trình vi phạm, trường hợp
không chấp hành tiếp tục vi phạm, phải áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy
định pháp luật như: tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, thông báo
ngưng cung cấp điện, nước và các dịch vụ khác liên quan đối với công trình vi phạm,
cấm các phương tiện vận tải chuyên chở vật tư, vật liệu, công nhân vào thi công xây
dựng theo mục B khoản 1 Điều 12 Nghị Định 180/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm
2007 của Chính Phủ. Thời gian xử lý vi phạm phải đảm bảo đúng luật định, việc xử lý
kiên quyết triệt để kể từ lúc mới phát sinh vi phạm trong xây dựng sẽ làm hạn chế thiệt
hại về tài sản của người vi phạm (công trình mới khởi công nếu tháo dỡ sẽ ít thiệt hại
hơn công trình vi phạm đã hoàn thành). Mặt khác sẽ hạn chế được sự chống đối ngăn
cản từ phía người vi phạm và giảm phát sinh khiếu nại tố cáo có liên quan đến cưỡng
chế.
5/- Trong công tác cưỡng chế hành chính lĩnh vực xây dựng vì có liên quan đến
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, do đó phải đảm bảo nguyên tắc công khai
minh bạch trong việc xử lý vi phạm, quy trình thủ tục và các bước thực hiện cưỡng chế
phải tuân thủ theo quy định pháp luật, các biện pháp áp dụng để thực hiện cưỡng
cưỡng chế phải được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật hoặc do cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền ban hành. Trường hợp cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế tự
nguyện chấp hành thực hiện quyết định thì cơ quan chủ trì cưỡng chế lập biên bản
công nhận sự tự nguyện thi hành, áp dụng theo khoản 2 Điều 34 Nghị định
37/2005/NĐ-CP ngày 18/3/2005 của Chính Phủ.
6/- Đối với chính quyền địa phương, cụ thể đối với các Phường có liên quan
đến quản lý quy hoạch lộ giới 91B, cần tăng cường phối hợp với các cơ quan chuyên
ngành, lĩnh vực quản lý trật tự đô thị về xây dựng thực hiện tốt công tác phát hiện,
kiểm tra, ngăn chặn và xử lý ban đầu theo đúng thẩm quyền luật định, các trường hợp
Nhóm học viên thực hiện: IV Trang 16

Môn: Quản lý đô thị và dân cư nông thôn CBHD: TS. Lê Ngọc Thạch
vượt thẩm quyền phải báo cáo về trên để xử lý kịp thời đúng thời gian theo quy định,
các địa phương phải tổ chức thực hiện nghiêm và đầy đủ nội dung các quyết định
cưỡng chế hành chính đã có hiệu lực pháp luật do Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận và Chánh Thanh tra Sở Xây dựng đã ban hành theo
quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 180/2007/NĐ-CP ngày 07/12/2007 của Chính
phủ. Cần quy định cụ thể rõ ràng trách nhiệm pháp lý cho các địa phương, nếu để xảy
ra tình trạng xây dựng nhà không phép diễn ra tràn lan mà không thực hiện các biện
pháp ngăn chặn và xử lý ban đầu theo quy định pháp luật, khi cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền cấp trên kiểm tra phát hiện, ngoài việc xem xét xử lý các công trình xây
dựng vi phạm còn xem xét trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu địa phương để
xảy ra tình trạng xây dựng không phép.
7/- Đối với các công trình đã tồn tại trước khi có quyết định công bố quy hoạch lộ
giới 91B, hiện nay công trình tồn tại không phù hợp quy hoạch nhưng đã sử dụng ổn
định lâu dài, cụ thể là các hộ đất gốc, ở lâu đời thì các cơ quan quản lý quy hoạch cần
khảo sát, kiểm tra ghi nhận hiện trạng, xác lập hồ sơ để quản lý về cấu trúc và diện
tích, tình trạng sử dụng nhà và đất, đồng thời thông báo rõ về tình trạng nhà và đất
hiện tại nằm trong quy hoạch lộ giới, các quy định pháp luật về quản lý quy hoạch, về
cấp phép xây dựng để người sử dụng hiểu rõ, không được phép xây dựng, sửa cải tạo
thay đổi cấu trúc và mở rộng diện tích trong phạm vi quy hoạch lộ giới, chỉ cho phép
sửa cải tạo chống dột, chống sập, không thay đổi cấu trúc, không mở rộng diện tích,
công trình tồn tại khi thực hiện quy hoạch sẽ được xem xét bồi thường thiệt hại theo
quy định pháp luật.
8/- Cần xây dựng quy trình tổ chức thực hiện cưỡng chế các trường hợp xây
dựng không phép, vi phạm lộ giới trên tuyến 91B theo đúng Quyết định cưỡng chế
hành chính do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã ban hành. Việc tổ chức cưỡng chế
cần xem xét đến các yếu tố như điều kiện và hoàn cảnh lịch sử của từng trường hợp
xây dựng vi phạm, lộ trình thực hiện phải khoa học bám sát vào thực tế các công trình
vi phạm, hạn chế đến mức thấp nhất, không làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống
của người vi phạm, xử lý kiên quyết triệt để các công trình xây dựng vi phạm vào mục

đích chờ quy hoạch, bồi thường, không gặp khó khăn về nhà ở, cố tình vi phạm, để tạo
sự răn đe, giáo dục và phòng ngừa chung. Khi đã thiết lập đầy đủ hồ sơ cưỡng chế thì
tổ chức thực hiện ngay không để kéo dài và việc cưỡng chế phải thực hiện kiên quyết.
Người vi phạm trước thì xử lý trước, không thể chờ lập đủ hồ sơ vi phạm trên toàn
tuyến mới thực hiện. Riêng đối với các trường hợp vi phạm là đất gốc, cha mẹ cho đất
cất nhà ra riêng, công trình vi phạm là nơi ở chung nhất, không còn nơi ở nào khác,
tuy vẫn phải thực hiện tháo dỡ công trình xây dựng vi phạm theo quy định pháp luật,
Nhóm học viên thực hiện: IV Trang 17
Môn: Quản lý đô thị và dân cư nông thôn CBHD: TS. Lê Ngọc Thạch
nhưng cần xem xét căn nhắc cụ thể về tình về lý, tạo điều kiện thuận lợi về thời gian
nhất định để người vi phạm chuẩn bị nơi ăn ở mới, ổn định cuộc sống chấp hành thực
hiện quyết định.
9/- Tăng cường phát huy sức mạnh của khối dân vận, đoàn thể tại địa phương trong
công tác tuyên truyền giáo dục vận động trong nhân dân chấp hành pháp luật trong
lĩnh vực xây dựng, cụ thể là tuyên truyền vận động các hộ xây dựng vi phạm đã có
quyết định cưỡng chế của cơ quan Nhà nước có thầm quyền tự giác chấp hành thực
hiện quyết định, cần phân tích rõ những thiệt hai về mặt vật chất và tin thần khi bị
cưỡng chế, làm cho nhân dân thấy được trách nhiệm, quyền và nghĩa của mình để chấp
hành pháp luật nghiêm, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Nhóm học viên thực hiện: IV Trang 18
Môn: Quản lý đô thị và dân cư nông thôn CBHD: TS. Lê Ngọc Thạch
V. KẾT LUẬN
Thực trạng xây dựng nhà trái phép, sai phép là một trong những vấn đề nhức nhói
mà địa bàn quận Bình Thủy nói riêng, thành phố Cần Thơ và cả nước nói chung rất
quan tâm. Việc xây dựng trái phép, sai phép trong quá trình đô thị hóa hiện nay xét
cho cùng nguyên nhân sâu xa cũng vì một bộ phận người dân bức xúc về nhu cầu nhà
ở, cũng như lợi ích về kinh tế. Vấn đề đặt ra ở đây là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
giải quyết sao cho hợp tình, hợp lý, vừa đảm bảo được tính công khai minh bạch trong
xử lý, tính ngăn chặn và phòng ngừa, tính nghiêm khắc, giáo dục, răn đe của pháp luật,
đồng thời cũng xem xét cân nhắc đến yếu tố, bảo vệ quyền và lợi ích của nhân dân, tạo

điều kiện hỗ trợ nhân dân trong điều kiện khó khăn. Góp phần đảm bảo được vẽ mỹ
quan đô thị vừa ổn định được tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực xây dựng đã góp phần tăng cường
hiệu quả, hiệu lực quản lý Nhà nước đối với hoạt động xây dựng, ổn định tình hình xã
hội, bảo vệ pháp luật trong lĩnh vực xây dựng. Công tác kiểm tra, xử phạt và cưỡng
chế vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng là biện pháp không thể thiếu đối với
những hành vi vi phạm xây dựng ngày một gia tăng, mức độ và tính chất nghiêm trọng
ngày càng phức tạp, đảm bảo trật tự xây dựng ngày càng có kỷ cương và nề nếp.
Hệ thống pháp luật hiện hành về xử phạt trong lĩnh vực xây dựng, bên cạnh những
ưu điểm của nó đã phát huy được mục đích và tác dụng như chúng ta đã thấy tuy nhiên
trong quá trình áp dụng thực hiện trên thực tế vẫn còn tồn tại bất cập, nên khi áp dụng
vào từng trường hợp cụ thể chúng ta cần cẩn thận xem xét một cách toàn diện, một số
vấn đề chưa được quy định rõ, chồng chéo nên cần xây dựng hoàn chỉnh hệ thống các
cơ sở pháp lý một cách rõ ràng đầy đủ.
Cần xây dựng và củng cố cơ chế giám sát trong việc kiểm tra xử lý vi phạm trong
xây dựng, tăng cường sự kiểm tra giám sát của cấp trên đối với cấp dưới, thanh tra
chuyên ngành xây dựng, đồng thời chính quyền địa phương cần phải tăng cường trách
nhiệm quản lý trên địa bàn mình phụ trách để có biện pháp ngăn chặn từ ban đầu tránh
gây thiệt hại về tài sản, công sức của Nhà nước và nhân dân. Song song đó cần phải
làm tốt công tác giải quyết khiếu nại của nhân dân đối với lĩnh vực này.
Nhóm học viên thực hiện: IV Trang 19
Môn: Quản lý đô thị và dân cư nông thôn CBHD: TS. Lê Ngọc Thạch
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Anh Toản, 2012, Đua nhau xây dựng nhà trái phép, Báo Xây Dựng, truy cập ngày
25/10/2012, website: .
Bộ xây dựng, 2009, Thông tư 39/2009/TT-BXD Hướng dẫn quản lý chất lượng xây
dựng nhà ở riêng lẻ. Cổng thông tin điện tử Chính Phủ, truy cập ngày 24/10/2012,
website:
Huy Hưng, 2008, Loạn xây nhà trái phép, Trang Địa Ốc Huy Hưng, truy cập ngày
25/10/2012, website: />Phúc Minh, 2012, Xử lý nạn xây dựng trái phép tại TP.Vũng Tàu, Trang Địa Ốc

Vũng Tàu 24h, truy cập ngày 26/10/2012, website:.
Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2003, Luật Quy hoạch đô thị,
Cổng thông tin điện tử Chính Phủ, truy cập ngày 26/10/2012, website:

Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2005, Luật nhà ở, Cổng thông
tin điện tử Chính Phủ, truy cập ngày 26/10/2012, website:
Thanh Đình, 2012, Ồ ạt xây dựng trái phép ở ngoại thành Hà Nội, Trang Người
Đưa Tin, truy cập ngày 26/10/2012, website: .
Thủ Tướng Chính Phủ, 2007, Nghị định số 180/2007/NĐ-CP Quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự đô thị.
Cổng thông tin điện tử Chính Phủ, truy cập ngày 27/10/2012, website:

UBND Quận Bình Thủy, 2012, Báo cáo công tác quản lý trật tự đô thị 09 tháng đầu
năm 2012 khu vực không có nhà ở xây dựng không phép, sai phép.
Việt Báo, 2003, Nhiều nhà xây trái phép ở phường 15 chất lượng kém. Trang Việt
Báo, truy cập ngày 25/10/2012, website
Võ Kim Cương, 2006, Chính sách đô thị, NXB Xây dựng, Hà Nội.
Võ Kim Cương, 2010, Chiến lược phát triển đô thị, NXB tổng hợp TP. Hồ Chí
Minh.
Nhóm học viên thực hiện: IV Trang 20

×