Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Nghiên cứu một số đặc tính sinh học của vi khuẩn salmonella và tác dụng của chế phẩm biovet đến khả năng sinh trưởng, phòng bệnh thương hàn ở gà nuôi tại huyện yên lạc tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 101 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu




























ỜI CAM ĐOAN



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


ĐÀO THỊ XUÂN

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC TÍNH SINH HỌC
CỦA VI KHUẨN
SALMONELLA
VÀ TÁC DỤNG
CỦA CHẾ PHẨM BIOVET ĐẾN KHẢ NĂNG
SINH TRƢỞNG, PHÒNG BỆNH THƢƠNG HÀN
Ở GÀ NUÔI TẠI HUYỆN YÊN LẠC
TỈNH VĨNH PHÚC

Chuyên ngành: Thú y
Mã số: 62 64 01 01

LUẬN VĂN THẠC SỸ THÚ Y

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Quang Tuyên



Thái Nguyên, 2014



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Với sự cố gắng của bản thân và sự giúp đỡ của cán bộ Viện Khoa học sự sống
Đại học Thái Nguyên, các cơ sở chăn nuôi và bạn bè đồng nghiệp về các số liệu và
kết quả nghiên cứu. Các số liệu và kết quả trong luận văn này là trung thực, mọi
trích dẫn chính xác và đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Các số liệu và kết quả này chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nào khác và chưa từng sử dụng để bảo vệ một học vị nào.

Thái Nguyên, ngày 1 tháng 10 năm 2014
Tác giả


Đào Thị Xuân


ii


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Nguyễn Quang
Tuyên - Phó Viện trưởng Viện Khoa học sự sống Đại học Thái Nguyên. Thầy đã
tận tâm hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành luận
văn này. Đồng thời tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô, cán bộ kĩ
thuật tại bộ môn Công nghệ vi sinh, Công nghệ sinh học, Viện Khoa học sự sống đã
giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi thực hiện các thí nghiệm của đề tài.

Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị đồng nghiệp đang công tác tại
Trường Cao đẳng Kinh tế - kỹ thuật Vĩnh Phúc luôn động viên và giúp đỡ tôi trong
thời gian tôi thực hiện đề tài.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và các bạn đồng nghiệp đã động
viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.


Thái Nguyên, ngày 1 tháng 10 năm 2014
Tác giả


Đào Thị Xuân
iii


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC HÌNH viii
ĐẶT VẤN ĐỀ Error! Bookmark not defined.
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
1.3. Mục tiêu của đề tài 2
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Bệnh thương hàn ở gà 3
1.1.1. Căn bệnh 3

1.1.2. Triệu chứng 5
1.1.3. Bệnh tích 5
1.2. Đặc điểm của vi khuẩn salmonella 6
1.2.1. Đặc điểm hình thái 6
1.2.2. Đặc điểm nuôi cấy 7
1.2.3. Đặc tính sinh hóa 8
1.2.4. Sức đề kháng 9
1.2.5. Cấu trúc kháng nguyên của Salmonella 10
1.2.6. Các yếu tố gây bệnh của Salmonella 13
1.3. Tình hình nghiên cứu salmonella ở gà 17
1.3.1. Tình hình nghiên cứu Salmonella trên thế giới 18
1.3.2. Tình hình nghiên cứu Salmonella trong nước 22
1.4. Đặc điểm của probiotic và chế phẩm biovet 25
1.4.1. Chế phẩm probiotic 25
1.4.2. Chế phẩm Biovet 26
Chƣơng 2: NỘI DUNG, NGUYÊN LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
2.1. Nội dung nghiên cứu 31
iv


2.1.1. Điều tra tình hình dịch tễ gà mắc bệnh thương hàn 31
2.1.2. Phân lập và xác định một số đặc điểm sinh học của vi khuẩn Salmonella
spp từ gà mắc bệnh thương hàn 31
2.1.3. Xác định độc lực các chủng Salmonella phân lập được 31
2.1.4. Đánh giá tác dụng của chế phẩm Biovet 31
2.1.5. Thử nghiệm một số phác đồ điều trị 31
2.2. Nguyên vật liệu dùng trong nghiên cứu 31
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu 31
2.2.2. Nguyên liệu, dụng cụ và trang thiết bị 31
2.2.3. Địa điểm nghiên cứu 32

2.3. Phương pháp nghiên cứu 32
2.3.1. Phương pháp điều tra 32
2.3.2. Phương pháp lấy mẫu 32
2.3.3. Phương pháp nuôi cấy, phân lập vi khuẩn Salmonella spp 33
2.3.4. Phương pháp giám định các đặc tính sinh hóa 34
2.3.5. Phương pháp nhuộm Gram 35
2.3.6. Phương pháp xác định serotype của các chủng Salmonella phân lập được 36
2.3.7. Phương pháp xác định các yếu tố gây bệnh của vi khuẩn phân lập được 37
2.3.8. Phương pháp xác định tính mẫn cảm với một số kháng sinh của vi khuẩn
Salmonella gallinarum pullorum 39
2.3.9. Phương pháp nghiên cứu đánh giá tác dụng của chế phẩm Biovet 41
2.3.10. Xây dựng phác đồ điều trị bệnh thương hàn ở gà 43
2.4. Phương pháp xử lý số liệu 43
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 44
3.1. Kết quả điều tra tình hình dịch tễ gà mắc bệnh thương hàn nuôi trên một số
xã của huyện Yên Lạc 44
3.1.1. Kết quả điều tra tỷ lệ gà mắc bệnh thương hàn ở một số xã 44
3.1.2. Kết quả điều tra tỷ lệ gà mắc bệnh thương hàn theo lứa tuổi 46
Bảng 3.2. Tỷ lệ gà mắc bệnh thương hàn theo lứa tuổi 47
3.1.3. Kết quả điều tra tỷ lệ gà mắc bệnh thương hàn theo mùa vụ 48
3.1.4. Kết quả tỷ lệ gà mắc bệnh thương hàn theo phương thức chăn nuôi 49
3.2. Kết quả phân lập vi khuẩn salmonella 50
v


3.2.1. Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella từ các mẫu bệnh phẩm 50
3.2.2. Kết quả xác định tỷ lệ phân lập vi khuẩn Salmonella spp. ở một số cơ
quan phủ tạng của gà bệnh 53
3.3. Kết quả giám định một số đặc tính nuôi cấy và sinh hóa của các chủng
salmonella phân lập 54

3.4. Kết quả xác định serotype của các chủng salmonella phân lập được 57
3.5. Kết quả xác định độc lực của vi khuẩn salmonella gallinarum - pullorum 59
3.5.1. Kết quả xác định một số yếu tố gây bệnh của vi khuẩn Salmonella
gallinarum pullorum 60
3.5.2. Kết quả xác định độc lực của vi khuẩn Salmonella gallinarum-pullorum
phân lập được 62
3.6. Đánh giá tác dụng của chế phẩm biovet đến khả năng sinh trưởng và phòng
bệnh thương hàn ở gà 64
3.6.1. Kết quả nghiên cứu về khả năng sinh trưởng của gà thí nghiệm 64
3.6.2. Tác dụng của chế phẩm Biovet đến tỷ lệ nuôi sống và phòng bệnh
thương hàn ở gà 69
3.6.3. Ảnh hưởng của chế phẩm Biovet đến số lượng vi khuẩn Salmonella 71
3.7. Thử nghiệm một số phác đồ điều trị 71
3.7.1. Kết quả xác định khả năng mẫn cảm với kháng sinh của các chủng
Salmonella phân lập được 72
3.7.2. Kết quả thử nghiệm phác đồ điều trị bệnh thương hàn ở gà 75
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 79

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BGA
:
Brilliant Green Agar
BPW
:
Buffered Pepton Water
CNTY

:
Chăn nuôi thú y
Cs
:
Cộng sự
DPF
:
Delayer Permebility Factor
DT104
:
Definitive phage Type 104
ĐC
:
Đối chứng
FAO
:
Food and Agricultural Organization
InvA
:
Invasion A
KHKT
:
Khoa học kỹ thuật
KHKTNN
:
Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp
LPS
:
Lypopolysacharide
Nxb

:
Nhà xuất bản
PCR
:
Polymerase Chain Reaction
RPF
:
Rapid Permebility Factor
TN
:
Thí nghiệm
WHO
:
World Health Organization
S
:
Salmonella
Stn
:
Salmonella toxin
TT
:
Thể trọng
TCVN
:
Tiêu chuẩn Việt Nam
XLD
:
Xylose Lysine Deoxychlate
vii



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Bảng cấu trúc kháng nguyên của một số loài Salmonella 37
Bảng 2.2. Trình tự các cặp mồi và kích cỡ sản phẩm để xác định một số yếu
tố gây bệnh của Salmonella phân lập được. 38
Bảng 2.3. Tiêu chuẩn đánh giá mức độ mẫn cảm và kháng kháng sinh theo
CCLS (1999) 40
Bảng 3.1. Tỷ lệ gà mắc bệnh thương hàn ở một số xã 44
Bảng 3.2. Tỷ lệ gà mắc bệnh thương hàn theo lứa tuổi 47
Bảng 3.3. Tỷ lệ gà mắc bệnh thương hàn theo mùa vụ 48
Bảng 3.4: Tỷ lệ gà mắc bệnh thương hàn theo phương thức chăn nuôi 50
Bảng 3.5: Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella spp. từ các mẫu phân và phủ tạng 51
Bảng 3.6: Kết quả xác định tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Salmonella spp. ở bệnh phẩm 53
Bảng 3.7: Kết quả kiểm tra một số đặc tính nuôi cấy của các chủng vi khuẩn
Salmonella phân lập được 55
Bảng 3.8. Kết quả xác định một số đặc tính sinh hoá của vi khuẩn
Salmonella phân lập được 56
Bảng 3.9: Kết quả xác định serotype của các chủng vi khuẩn Salmonella
phân lập được 58
Hình 3.4. Kết quả xác định serotype của các chủng vi khuẩn Salmonella
phân lập được 59
Bảng 3.10. Kết quả xác định yếu tố gây bệnh của Salmonella gallinarum-
pullorum bằng phản ứng PCR 61
Bả Salmonella
gallinarum-pullorum ạch 63
Bảng 3.12. Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm 65
Bảng 3.14. Tác dụng của chế phẩm Biovet đến tỷ lệ nuôi sống và phòng bệnh
thương hàn 70

Bảng 3.15. Số lượng vi khuẩn Salmonella có trong đường ruột của gà thí nghiệm 71
Bảng 3.16. Kết quả xác định khả năng mẫn cảm với kháng sinh của các
chủng vi khuẩn Salmonella gallinarum pullorum 72
Bảng 3.17: Kết quả thử nghiệm phác đồ điều trị bệnh thương hàn ở gà đạt kết
quả cao 75

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1. Tỷ lệ mắc bệnh thương hàn gà ở 3 xã của huyện Yên Lạc 46
Hình 3.2. Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella spp từ các mẫu phân và phủ tạng 52
Hình 3.3: Kết quả xác định tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Salmonella ở bệnh phẩm 54
Hình 3.4. Kết quả xác định serotype của các chủng vi khuẩn Salmonella
phân lập được 59
Hình 3.5: Khối lượng bình quân của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi 67
Hình 3.6: Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm 69
Hình 3.7. Khả năng mẫn cảm với kháng sinh của chủng vi khuẩn Salmonella
phân lập được 74
Hình 3.8. Hiệu quả một số phác đồ điều trị bệnh thương hàn ở gà 76





1




MỞ ĐẦU


1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, chăn nuôi đang là ngành giữ vai trò quan trọng trong nền nông
nghiệp ở nước ta. Song song với việc chăn nuôi gia súc để lấy thịt, sữa, da, lông,…
thì chăn nuôi gia cầm cũng đóng góp một phần không nhỏ trong việc cung cấp
những thực phẩm giàu dinh dưỡng, làm phong phú thêm thực đơn trong mỗi bữa ăn.
Ngoài ra, phát triển chăn nuôi gia cầm còn mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho
các chủ hộ trang trại, gia trại, đồng thời giải quyết việc làm cho nhiều lao động
nông thôn và còn là nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến, chăn
nuôi gà còn tạo nguồn phân bón hữu cơ, góp phần nâng cao năng suất cây trồng.
Khi chăn nuôi gà phát triển thì tình hình dịch bệnh cũng diễn biến phức tạp
hơn trong đó có bệnh do vi khuẩn Salmonella. Vi khuẩn Salmonella gallinarum-
pullorum gây cho gà ở mọi lứa tuổi. Bệnh có thể lây từ gà ốm sang gà khỏe, qua
máy ấp, thức ăn, nước uống và các vật dụng chăn nuôi, nguy hiểm hơn là bệnh
truyền qua trứng. Salmonellosis cần được đặc biệt trú trọng đối với cơ sở sản xuất
con giống. Bởi lẽ bệnh này không chỉ ảnh hưởng tới các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật
của đàn gà mà còn reo rắt mầm bệnh cho thế hệ sau.
Mặt khác Salmonellosis còn là nguyên nhân gây chi phí lớn về thuốc thú y,
ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng và không ngừng tác động xấu tới vệ sinh
môi trường. Theo Trần Thị Hạnh và cs (1997)[8] thì việc điều trị bệnh bằng các loại
thuốc kháng sinh không chỉ hạn chế sự phát triển của vi khuẩn mà còn gây ra sự tồn
dư các loại thuốc kháng sinh trong các sản phẩm gia cầm làm ảnh hưởng tới sức
khỏe của cộng đồng và gây ra tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn.
Hiện nay, ngoài việc phòng bệnh bằng vệ sinh, bằng vaccine thì việc sử dụng
các chế phẩm vi sinh vật cũng đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong chăn nuôi.
Sử dụng chế phẩm vi sinh vật trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gà nói riêng
có ý nghĩa rất lớn vì ngoài cung cấp các axit amin còn làm cân bằng hệ vi sinh vật
đường ruột, từ đó giảm được các bệnh đường tiêu hóa, nhất là bệnh do Salmonella

gây ra. Chế phẩm hiện nay có tác dụng như vậy là chế phẩm Biovet. Chế phẩm này
góp phần cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột như Salmonella và E.coli, nâng cao
khả năng tiêu hóa và giá trị của thức ăn thông qua quá trình lên men vi sinh vật. Từ
2



đó tác dụng lên quá trình sinh trưởng, phát triển của gia cầm và hạn chế dịch bệnh,
nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.
Đặc biệt, khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì vấn
đề an toàn vệ sinh thực phẩm, trong đó có thịt gà sạch bệnh, sạch vi khuẩn
Salmonella là một yêu cầu cấp thiết. Vì vậy, việc nghiên cứu vi khuẩn Salmonella,
tỷ lệ nhiễm và một số đặc tính sinh vật học cũng như vai trò gây bệnh của chúng là
việc làm cần thiết, để từ đó có cơ sở xây dựng biện pháp phòng, chống bệnh đạt
hiệu quả cao, góp phần thúc đẩy chăn nuôi gia cầm nói chung, chăn nuôi gà nói
riêng phát triển bền vững, tạo ra sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm, có sức cạnh
tranh cao trên thị trường.
Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu
một số đặc tính sinh học của vi khuẩn Salmonella và tác dụng của chế phẩm
Biovet đến khả năng sinh trưởng, phòng bệnh thương hàn ở gà nuôi tại huyện
Yên Lạc - tỉnh Vĩnh Phúc”.
1.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sau đây:
- Bổ sung thêm những hiểu biết khoa học cơ bản về đặc điểm dịch tễ học của
bệnh thương hàn ở gà.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài bổ sung thêm nguồn tư liệu cho những nghiên
cứu về Salmonella trên gà nói riêng và Salmonella trên gia cầm nói chung.
- Kết quả là cơ sở khoa học cho việc xây dựng các biện pháp phòng và điều trị
bệnh thương hàn ở gà.
- Là cơ sở khoa học để sản xuất và ứng dụng chế phẩm Biovet trong thực tiễn

sản xuất của ngành chăn nuôi.
1.3. Mục tiêu của đề tài
- Phân lập và xác định một số đặc điểm sinh học của vi khuẩn Salmonella gây
bệnh thương hàn ở gà
- Đánh giá tác dụng của chế phẩm Biovet trong phòng bệnh do Salmonella
- Xây dựng phác đồ điều trị bệnh thương hàn cho gà đạt hiệu quả cao.

3



Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Bệnh thƣơng hàn ở gà
Thương hàn là bệnh truyền nhiễm ở gà do vi khuẩn Salmonella gallinarum
pullorum gây ra. Bệnh ở thể cấp tính ở gà con và mãn tính ở gà lớn. Đặc điểm của
bệnh là gây viêm, hoại tử niêm mạc đường tiêu hóa và các cơ quan phủ tạng. Trước
đây người ta cho rằng đây là 2 loại vi khuẩn gây ra 2 bệnh khác nhau trên gà.
Salmonella pullorum: gây bệnh bạch lỵ gà con và Salmonella gallinarum gây bệnh
thương hàn gà lớn. Hiện nay người ta thấy khi phân lập căn bệnh từ gà con hoặc gà
lớn ốm đều thấy cả 2 loại vi khuẩn, kiểm tra đặc tính sinh học chúng chỉ khác nhau
ở một vài đặc tính về chuyển hóa đường. Vì thế bệnh được gọi chung là
Salmonellosis do trực khuẩn Salmonella gallinarum pullorum gây ra cho gà ở mọi
lứa tuổi (Nguyễn Bá Hiên và cs, 2012)[14].
1.1.1. Căn bệnh
Vi khuẩn Salmonella gallinarum pullorum phân bố rộng rãi trong tự nhiên,
sống lâu trong phân (3 tháng) và đất nền chuồng (2 năm). Nhưng đề kháng kém với
nhiệt độ và hóa chất: ở 55
0

C bị tiêu diệt sau 20 phút, các chất khử trùng thông
thường như xút, phenic, formon tiêu diệt vi khuẩn nhanh chóng.
Theo Shivaprasad và cs (1997)[62] cũng giống như các vi khuẩn khác, S. gallinarum
và S. pullorum lây truyền qua nhiều đường. Gia cầm nhiễm bệnh đóng vai trò quan
trọng lớn nhất như là vật mang trùng lây lan mầm bệnh. Vai trò đầu tiên đã được
xác nhận chính là trứng ấp bị nhiễm khuẩn lây truyền hai mầm bệnh kể trên, do sự
có mặt của S. gallinarum và S. pullorum trong các noãn hoàng trước khi trứng được
đẻ ra. Phương thức lây truyền này được xác nhận là phương thức lây truyền chính.
Sự lây truyền mầm bệnh có thể xẩy ra trong đàn gà bị mổ cắn, ăn trứng và qua
các vết thương ở da và ở bàn chân.
Phân gà nhiễm bệnh, thức ăn, nước uống và chất độn chuồng bị ô nhiễm cũng
là nguồn lây truyền mầm bệnh.
4



Các động vật nhiễm Salmonella có thể trở thành vật mang trùng dưới dạng
mãn tính không thể hiện triệu chứng lâm sàng. Khả năng đề kháng của gia cầm
trưởng thành với S. gallinarum và S. pullorum rất cao, nên ít khi nổ ra thành dịch
bệnh lớn.
Vi khuẩn Salmonella thường thấy ở đường ruột, túi mật của gia súc khỏe, phổ
biến nhất là S. typhimurium. Vi khuẩn gallinarum – pullorum có thể lây bệnh cho
gà, gà tây, gà sao và các loại chim bồ câu, chim trĩ, chim sẻ, vẹt, đối với vịt, ngan,
ngỗng cũng bị nhiễm và mắc do vi khuẩn này. Bệnh thương hàn do vi khuẩn
Salmonella gallinarum pullorum gây nên. Vi khuẩn này không có lông và không di
động được (Nguyễn Như Thanh và cs, 2001)[34] .
* Đặc tính nuôi cấy
Theo Nguyễn Như Thanh và cs (2001)[34] Salmonella gallinarum pullorum là
loại vi khuẩn hiếu khí dễ nuôi cấy trên các môi trường thông thường.
- Môi trường thạch thường: trên mặt thạch, sau 24 giờ vi khuẩn mọc thành

khuẩn lạc nhỏ như hạt sương màu tro trắng, đôi khi dính liền với nhau thành một
lớp màng mỏng màu xanh nhạt.
- Môi trường nước thịt: gây đục nhẹ, có cặn trắng ở đáy ống.
- Gelatin: hình thành màng mỏng hơi mờ trên mặt, khuẩn lạc nhỏ, không trong
suốt, chạy dài theo đường cấy sâu, gelatin không tan chảy.
* Cấu trúc kháng nguyên
Vi khuẩn Salmonella gallinarum pullorum thuộc nhóm D có cấu trúc kháng
nguyên: S, I, IX, XII. Kháng nguyên XII lại bao gồm 3 yếu tố: XII
1,
XII
2
, XII
3
tùy
từng chủng, song chỉ có yếu tố XII
2
là biến đổi nên trong chẩn đoán huyết thanh học
cần chú ý đến yếu tố kháng nguyên này (Nguyễn Như Thanh, 2001)[34].
* Sức đề kháng của Salmonella gallinarum pullorum
Trong nước ở nhiệt độ thường vi khuẩn gây bệnh sống hơn 200 ngày, trong
phân gà ở nhiệt độ ẩm nhất định có thể tồn tại hơn 100 ngày, trong đất 14 tháng.
Đun 60
0
C vi khuẩn chết sau 30 phút, đun sôi chết sau 1 phút.
5



Các chất sát trùng tiêu độc tác động nhanh tới vi khuẩn: axit phenic 5% và
HgCl

2
1/1000 giết chết vi khuẩn sau 30 giây, focmol 1% sau 5 phút, thuốc tím 1‰
và clorua vôi giết chết vi khuẩn sau 20 phút (Nguyễn Như Thanh và cs, 2001)[34].
1.1.2. Triệu chứng
Thời gian nung bệnh phụ thuộc vào độ tuổi và sức đề kháng của con vật khi bị
nhiễm bệnh, thường kéo dài từ 2-14 ngày.
Triệu chứng, bệnh tích của gà con nở ra từ trứng bị nhiễm Salmonella thể hiện
ngay trong máy ấp nở hay ngay sau khi gà nở ra. Thường thì trứng gà mang trùng
đến ngày nở gà con không làm vỡ vỏ trứng để chui ra nên bị chết ngạt. Số còn lại
sau nở thường ốm yếu và phát bệnh ngay sau đó. Những gà bị nhiễm trùng sau nở
có triệu chứng muộn hơn, khoảng từ 3-10 ngày.
Gà bệnh ốm yếu có trọng lượng nhỏ hơn nhiều so với các con khác. Bụng gà
trễ xuống do lòng đỏ không tiêu. Gà thường kêu xao xác, đứng tụm lại ở góc sân,
góc chuồng, mệt mỏi, xù lông, xã cánh. Nền có những bãi phân trắng, hậu môn gà
bết đầy phân, gà nọ mổ vào hậu môn gà kia có thể làm chảy máu. Phần lớn gà bệnh
chết sau 2-3 ngày và có thể kéo dài 1-2 tuần. Tỷ lệ chết cao ở giữa tuần thứ nhất đến
tuần thứ 3. Sang tuần thứ 4 bệnh dừng lại.
Gà đẻ bị bệnh thường ở thể mãn tính, gà bệnh ủ rũ, gầy yếu, xù lông. Bệnh lý
ở buồng trứng dẫn đến viêm phúc mạc làm xoang này tích nước trương to, do vậy
gà đứng như chim cánh cụt. Gà mái giảm đẻ, vỏ trứng xù xì, lòng đỏ có máu. Gà
trống ỉa chảy triền miên và có thể chết đột ngột do viêm hoại tử các cơ quan phủ tạng.
Gà bệnh thường ỉa chảy, phân trắng bết quanh hậu môn và kéo dài liên tục, nhiều ngày,
gà gầy yếu dần, mào tái do thiếu máu và dẫn tới chết sau vài tuần mắc bệnh. Tỷ lệ gà
ốm và chết thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi lây nhiễm, dinh dưỡng
và quy trình chăm sóc. Tỉ lệ chết cao nhất ở giai đoạn 2 tuần sau khi gà nở, sau đó
giảm dần vào tuần thứ 3 và tuần thứ 4 (Nguyễn Bá Hiên và cs, 2012)[14].
1.1.3. Bệnh tích
Bệnh tích ở gà con thấy xuất hiện lòng đỏ không tiêu. Thông thường sau nở 8-
10 ngày lòng đỏ đã tiêu hết nhưng trong trường hợp này gà chết ở tuần thứ 2-4 mà
lòng đỏ vẫn tồn tại, có màu vàng xám, mùi thối.

6



Lách sưng to gấp 2-3 lần. Ruột tụ máu hoặc xuất huyết. Bệnh nặng thì niêm
mạc ruột loét, trực tràng hoại tử. Ở gà đẻ thường thấy buồng trứng bị thoái hóa, đa
phần buồng trứng bị viêm, teo, có nhiều đám nhăn màu vàng đục, nhiều noãn hoàng
méo mó dị hình, nhiều vùng viêm tấy, xuất huyết. Đa phần trứng vỡ trong ổ bụng
gây viêm phúc mạc, ruột dính do fibrin kéo thành màng, bao bọc. Tinh hoàn gà
trống bị viêm, sưng tấy hoặc có nốt hoại tử, nhiều con khớp gối bị viêm, đi lại khó
khăn và không đạp mái được (Nguyễn Vĩnh Phước và cs, 1978)[25].
1.2. Đặc điểm của vi khuẩn salmonella
1.2.1. Đặc điểm hình thái
Theo Lê Văn Tạo (1994)[33] thời gian gần đây nhờ kính hiển vi điện tử, bằng
phương pháp nhuộm của Haschem (1972) người ta phát hiện trên bề mặt vi khuẩn
Salmonella ngoài lông còn có các cấu trúc fimbriae. Đây là một cấu trúc ngắn hơn
lông vi khuẩn, thường có kết cấu hình xoắn, được mọc lên từ một hạt gốc nằm trên
thành tế bào, có thể quan sát được dưới kính hiển vi điện tử có độ phóng đại từ
6.500 lần trở lên. Trên mỗi tế bào vi khuẩn có từ 2- 400 fimbriae, với hai chức năng
là giúp vi khuẩn bám dính vào tế bào nhung mao ruột non để gây bệnh và liên kết
với nhau để trao đổi thông tin di truyền bằng hình thức tiếp hợp, di truyền ngang. Vi
khuẩn Salmonella nào có fimbriae để thực hiện tiếp hợp gọi là Salmonella F
+
hay vi
khuẩn cho. Vi khuẩn không có fimbriae gọi là Salmonella F
-
hay vi khuẩn nhận. Do
fimbriae tạo ra bởi gen di truyền nằm trong ADN plasmid nên khả năng hình thành
phụ thuộc vào môi trường nuôi cấy. Môi trường tốt nhất để hình thành fimbriae là
môi trường MINCA và BHI. Hiện nay có khoảng 2600 type Salmonella được phát

hiện, tuy nhiên không phải tất cả đều gây bệnh cho người.
Vi khuẩn Salmonella có hình gậy ngắn, 2 đầu tròn, kích thước 0,4-0,6 x 1-3 ,
không hình thành giáp mô và nha bào. Đa số các loài Salmonella đều có khả năng di
động mạnh do có từ 7-12 lông xung quanh thân. Salmonella gallinarum và
Salmonella pullorum gây bệnh cho gia cầm, không có lông, không có khả năng di
động và thường có kích thước nhỏ hơn các Salmonella khác. Lông giúp vi khuẩn di
động, có hình tròn, dài, xuất phát từ màng cytoplasma. Do có cấu trúc từ các sợi
7



protein hình xoắn nên có thể co giãn, vì di động nên lông của chúng rất khó nhuộm,
nếu nhuộm bằng phương pháp đặc biệt có thể nhận thấy bằng kính hiển vi thông
thường. Lông có tính kháng nguyên và do các gen mã hóa tổng hợp protein riêng
quy định. Các gen mã hóa này dễ bị biến đổi dẫn tới mất khả năng tạo lông. S.
gallinarum, và S. pullorum đều không có lông nên chúng không di động và không
có kháng nguyên lông. Vi khuẩn Salmonella dễ nhuộm với thuốc nhuộm, bắt màu
Gram âm đều toàn thân hoặc ở 2 đầu (Nguyễn Như Thanh và cs, 2001)[34].
1.2.2. Đặc điểm nuôi cấy
Salmonella vừa hiếu khí vừa kị khí không bắt buộc, dễ nuôi cấy, nhiệt độ thích
hợp 37
0
C nhưng có thể phát triển được ở nhiệt độ 6 - 42
0
C, pH thích hợp là 7,2- 7,6;
phát triển được ở pH 6-9. Tuy nhiên, vi khuẩn có thể mọc ở 42
0
C. Đặc tính này
được ứng dụng trong phân lập Salmonella, nhằm ức chế sự phát triển của các vi
khuẩn khác, trong trường hợp bệnh phẩm bị tạp nhiễm (Timoney và cs, 1988)[68].

Trong quá trình nuôi cấy, phân lập vi khuẩn Salmonella, người ta cần phải sử
dụng một số môi trường. Có rất nhiều loại môi trường dinh dưỡng chọn lọc được
dùng trong phân lập Salmonella, hiện nay thường dùng các loại như môi trường bồi
dưỡng (tăng sinh) Buffered Pepton Water (BPW), môi trường tăng sinh chọn lọc
đặc hiệu là Tetrathionate hay còn gọi là môi trường Muller-Kauffmann và
Rappaport vassiliadis (RV). Các loại môi trường thạch dùng để nhận dạng các
khuẩn lạc Salmonella cũng như kiểm tra một số đặc tính sinh hoá bao gồm Brilliant
Green Agar (BGA), Bismuth Sulfite Agar (BSA), Triple Sugar Ion (TSI), Xylose
Lysine Deroxycholate (XLD), Xylose Lysine Tetrathionate 4 (XLT4), Modified
Semisolid Rappaport vassiliadis (MSRV), Rambach, Kligler.
Môi trường Brilliant Green Agar (BGA): Vi khuẩn Salmonella mọc thành các
khuẩn lạc có màu hồng trong suốt đến đỏ thắm, bao bọc xung quanh bởi môi trường
màu đỏ nhạt (do tính chất không lên men đường lactose). Nếu có mặt của vi khuẩn
lên men đường lactose trong môi trường, các khuẩn lạc Salmonella đôi khi chuyển
sang màu nâu với sự biến đổi màu chút ít của môi trường. Các khuẩn lạc của S.
gallinarum và S. pullorum nhỏ hơn và phát triển chậm hơn so với các khuẩn lạc
Salmonella gây bệnh phó thương hàn khác.
8



Môi trường Macconkey: nuôi cấy trong tủ ấm 37
0
C sau 18-24 giờ, vi khuẩn có
hình thành khuẩn lạc có hình tròn, trong, không màu, nhẵn bóng và hơi lồi ở giữa,
do tính chất không lên men đường lactose
Môi trường Kligler: sau 24 giờ nuôi cấy vi khuẩn sản sinh H
2
S làm đen môi
trường và sinh hơi làm nứt thạch.

Các khuẩn lạc Salmonella có H
2
S dương tính mọc trong môi trường xylose
lysine deroxycholate (XLD) và XLD có novobioxin (XLDN) đều có màu đen.
Môi trường Endo: Vi khuẩn Salmonella mọc hình thành khuẩn lạc mầu hồng,
tròn trơn nhẵn bóng, trông giống giọt sương trên nền hồng nhạt của môi trường.
Trong tất cả các môi trường nuôi cấy, khuẩn lạc đều có thể thay đổi theo thời
gian, đôi lúc có sự dị thường về hình thái của khuẩn lạc (Snoyeboc G.H, 1991)[65].
1.2.3. Đặc tính sinh hóa
Theo Nguyễn Quang Tuyên (2008)[38] đặc tính chung của Salmonella là
không lên men đường lactose. Mỗi loài Salmonella có khả năng lên men một số
đường nhất định và không đổi. Phần lớn các loài Salmonella lên men có sinh hơi
đường glucoza, mannit, mantoza, galactoza, levuloza, arabinoza. Một số loài như S.
abortus equi, S. abortus bovis, S. abortus ovis, S. typhi, S. typhisuis, S. cholerae
suis, S. gallinarum, S. enteritidis cũng lên men các đường nhưng không sinh hơi.
Riêng S. pullorum không lên men mantoza, S. cholerae suis không men
arabinoza. Tất cả các vi khuẩn Salmonella đều không lên men lactoza, saccaroza.
Salmonella trong môi trường thạch TSI do sản sinh alkaline nên tạo phần trên
mặt thạch nghiêng phía trên có mầu đỏ, dưới đáy ống nghiệm màu vàng do axit, co
nhiều bọt khí, môi trường chuyển màu đen do khí H
2
S của vi khuẩn sinh ra, màu
đen môi trường thường làm át phản ứng tạo axit ở phần đáy ống nghiệm.
Do quá trình phân hủy lysine tạo alkaline của Salmonella nên phần trên mặt
thạch nghiêng môi trường phân lập LIM có màu đỏ tía sâu hơn xuống dưới đáy ống
nghiệm, môi trường thường biến màu đen nhạt do H
2
S mà vi khuẩn sinh ra.
Các khuẩn lạc Salmonella mọc trên môi trường thạch TSI và LIM được cấy
chuyển sang các môi trường phân lập phụ trợ (Addition indentification media) để

9



xác định các đặc tính sinh hóa, lên men hoặc không lên men các loại đường khác
nhau của từng vi khuẩn.
Sau khi xác định được các chủng vi khuẩn Salmonella, việc phân lập xác định
các chủng vi khuẩn S.gallinarum- pullorum được tiến hành qua thử khả năng di
động và các phản ứng sinh hóa khác nhau.
Đa số chủng S. pullorum lên men hai loại đường dextrose và mannit tạo axit
và sinh hơi, nhưng đối với các chủng S. gallinarum cũng lên men hai loại đường
này nhưng chỉ tạo ra axit và không sinh hơi.
Các chủng S. pullorum đa phần lên men đường glucose và rharmnose nhưng
ngược lại các chủng S.gallinarum hoàn toàn không lên men hai loại đường này.
Các chủng S. pullorum không lên men đường dulcitol và maltose nhưng
ngược lại các chủng S.gallinarum lại lên men hai loại đường này và tạo axit.
Đặc tính sinh hóa có ý nghĩa lớn trong quá trình phân lập và giám định vi
khuẩn. Vì vậy, khi xét nghiệm mẫu vật xác định sự có mặt của Salmonella cần thiết
phải tiến hành các phản ứng sinh hóa. Dựa vào đặc điểm phản ứng sinh hoá để phân
biệt loài, các phụ loài và type của Salmonella.
1.2.4. Sức đề kháng
Salmonella tồn tại trong nước thường 1 tuần, trong nước đá có thể sống 2 - 3
tháng, trong xác động vật chết chôn ở bùn, cát vi khuẩn sống từ 2 -3 tháng.
Vi khuẩn Salmonella mẫn cảm với nhiệt độ và các chất sát trùng. Ở nhiệt độ
50
0
C trong 1 giờ; 70
0
C trong 20 phút; 100
0

C trong 5phút hoặc ánh sáng mặt trời
chiếu trực tiếp trong 5 giờ có thể diệt được vi khuẩn.
Các chất diệt trùng thông thường dễ phá huỷ vi khuẩn hoàn toàn: HgCl
2
1/500;
formol 1/500 diệt vi khuẩn trong 15 - 20 phút.
Đặc biệt Salmonella có thể sống trong thịt ướp muối nồng độ 29% được 4 - 8
tháng ở nhiệt độ từ 6 - 12
0
C.
Xử lý miếng thịt nhiễm trùng bằng hơ lửa hay nướng ít có tác dụng diệt vi
khuẩn ở bên trong (Nguyễn Như Thanh và cs, 2001)[34].
10



1.2.5. Cấu trúc kháng nguyên của Salmonella
Cấu trúc kháng nguyên của Salmonella hết sức phức tạp, gồm rất nhiều loại.
Theo Phạm Hồng Sơn (2002)[30] Salmonella có hơn 67 loại kháng nguyên O (có
nhiều tài liệu công bố hơn 80 loại), 94 loại kháng nguyên H pha 1, hơn 11 kháng
nguyên H pha 2, kháng nguyên K là kháng nguyên Vi.
Những năm gần đây, người ta phát hiện thêm kháng nguyên pili của
Salmonella, yếu tố giúp vi khuẩn bám dính vào tế bào biếu mô. Có tới 80% type
Salmonella sản sinh kháng nguyên pili, trong đó có S. typhimurium. Cần phân biệt
kháng nguyên của vi khuẩn Salmonella là:
Kháng nguyên O (O-Antigen): kháng nguyên thân.
Kháng nguyên H (H- Antigen): kháng nguyên lông
Kháng nguyên K (K-Antigen): kháng nguyên vỏ.
Kháng nguyên F (Fimbriae Antigen): kháng nguyên pili.
Trong đó kháng nguyên có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán là kháng

nguyên thân (O - Antigen) và kháng nguyên lông (H - Antigen).
Ở gà không có kháng nguyên H do thân nhiệt cơ thể cao.
1.2.5.1. Kháng nguyên O
Kháng nguyên O - Lypopolysacharide (LPS) là một thành phần cơ bản tạo nên
màng ngoài của thành phần tế bào vi khuẩn.
Tính chất đặc thù của kháng nguyên này được xác định bởi thành phần cấu
trúc lypopolysacharide (LPS) bao gồm 2 nhóm:
- Nhóm polysacharide nằm bên trong không mang tính đặc trưng của kháng
nguyên mà có vai trò tạo ra sự khác biệt về hình thái khuẩn lạc từ dạng (Smouth)
sang dạng R (Rough).
- Nhóm polysacharide nằm bên ngoài quyết định tính kháng nguyên và đặc
trưng cho từng chủng vi khuẩn.
LPS có cấu tạo phân tử lớn, gồm 3 vùng riêng biệt: vùng ưa nước, vùng lõi và
vùng lipid A. Kháng nguyên O là loại kháng nguyên chịu nhiệt, có thể chịu được
100
0
C trong nhiều giờ, chịu được cồn và HCl ở nồng độ 1N trong 20 giờ.
11



Oligosacharide sắp xếp kế tiếp nhau, là đơn vị cơ sở của kháng nguyên - O thuộc
nhóm vi khuẩn gram âm. Thành phần, trật tự sắp xếp các loại đường và mối liên kết
giữa chúng sẽ quyết định đặc tính kháng nguyên O, góp phần tạo nên sự đa dạng
của các chủng Salmonella.
Khi kháng nguyên O gặp kháng thể tương ứng sẽ xẩy ra phản ứng ngưng kết,
gọi là hiện tượng ngưng kết O. Thân vi khuẩn ngưng kết với nhau thành những hạt
nhỏ, lắc khó tan.
* Cấu trúc và đặc tính hóa học của kháng nguyên O
Kháng nguyên O là chuỗi đa đường trên phân tử LPS là một trong ba thành

cấu tạo của LPS, chuỗi đa đường gắn vào 2 thành phần khác nữa là phần Lypit A và
phần lõi (Core) có tính chất đặc biệt quan trọng trong quá trình bệnh lý.
Kháng nguyên O được cấu tạo bởi các đơn vị Oligosaccharide kế tiếp nhau,
chúng là đơn vị cơ sở của kháng nguyên thuộc nhóm vi khuẩn gram âm, vì vậy trật
tự sắp xếp các loại đường và cách nối quyết định đặc tính của kháng nguyên O.
Phần kháng nguyên O được nối với phần lõi có độ dài ngắn khác nhau, chứa
các loại đường khác nhau, hoặc có chứa một số loại đường hãn hữu không thấy
trong tự nhiên, góp phần tạo nên sự đa dạng của các chủng Salmonella.
Kháng nguyên - O không phải là độc tố nhưng là yếu tố gây bệnh của vi
khuẩn, giúp vi khuẩn chống lại khả năng phòng vệ của cơ thể, chống lại hiện tượng
thực bào (Moris,1976)[57].
1.2.5.2. Kháng nguyên vỏ
Kháng nguyên K của Salmonella không phức tạp, có một kháng nguyên vỏ đã
biết là kháng nguyên Vi ( từ chữ Virulence nghĩa là độc tính) và cũng chỉ có ở 2
type huyết thanh S. typhi, S. paratyphi (Nguyễn Như Thanh và cs 2001)[34]
Theo Kauffmann F.M.D. (1972) có 3 loại kháng nguyên K là: kháng nguyên
5 (KN 5), kháng nguyên Vi (KN Vi), kháng nguyên M (KN M). Đây là các kháng
nguyên vỏ (capsular) được phân thành nhiều nhóm trong họ vi khuẩn đường ruột,
được biểu thị bằng các chữ cái A, B, L nhờ các đặc điểm sinh hoá khác nhau (Chữ
K bắt nguồn từ chữ Kapsel trong tiếng Đức).
12



- Kháng nguyên 5: Loại kháng nguyên này không liên quan đến độc lực của vi
khuẩn, kém chịu nhiệt hơn hơn kháng nguyên O, dễ bị axit HCl phá hủy và tính
chất ngưng kết của kháng nguyên - 5 hoàn toàn bị phá hủy ở nhiệt độ 120
0
C nhưng
không bị phá hủy bởi cồn.

- Kháng nguyên Vi có sức đề kháng cao với cồn và axit HCl. Kháng nguyên -
Vi không liên quan gì đến độc lực của vi khuẩn, nhưng đóng vai trò chính trong
việc tạo miễn dịch chủ động và thụ động ở động vật và người.
- Kháng nguyên M là kháng nguyên của dòng vi khuẩn có khuẩn lạc dạng
nhầy. Kháng nguyên Vi là một loại kháng nguyên có khả năng ngưng kết kháng thể
O khi nó phát triển nhiều.
1.2.5.3. Kháng nguyên màng ngoài vỏ bọc (Outer Membrame Protein - OMP)
Lớp màng ngoài của Salmonella chứa protein có đặc tính đã được hydro hóa,
thành phần này chiếm tới 5 % toàn bộ kháng nguyên OMP. Theo Smith và Nikaido
(1978) OMP của S. typhymurium có 4 loại protein phân chia theo trọng lượng phân
tử, trong đó có 3 loại tạo kênh vận chuyển của màng tế bào. Chức năng của kháng
nguyên OMP chưa được xác định rõ, nhưng khi OMP thay đổi cấu trúc thì ảnh
hưởng đến khả năng hoạt động của vi khuẩn.
OPM là yếu tố đề kháng với men phân giải protein như trypsin làm cho vi khuẩn
mất khả năng chống lại huyết thanh và bị hạn chế hoạt động này hay bị phá hủy.
1.2.5.4. Kháng nguyên pili - Fimbriae antigen
Kháng nguyên pili của vi khuẩn Salmonella nằm trong cấu trúc fimbriae nên
còn gọi là kháng nguyên F. Nó có chức năng giúp vi khuẩn bám dính vào tế bào
nhung mao ruột. Theo Lê Văn Tạo (1994)[33] kháng nguyên fimbriae của
Salmonella thuộc type I (CFA/I) có khả năng ngưng kết hồng cầu gà, chuột lang.
Nó được phân biệt với kháng nguyên bám dính không phải type I bằng phản ứng
mẫn cảm với Manoza (MSHA) và phản ứng chống Manoza (MRHA) của kháng
nguyên Fimbriae không phải type I.
Kháng nguyên pili bản chất là protein, thành phần và trật tự các amino axit của
mỗi kháng nguyên đều có những điểm khác biệt. Đến nay, một số nhóm kháng
13



nguyên pili của Salmonella đã phát hiện gây bệnh tiêu chảy ở người và động vật là

Colonization Factor Antigen (CFA) I và II (Trần Quang Diên, 2002)[5].
1.2.5.5. Kháng nguyên lông (kháng nguyên H)
Kháng nguyên H của Salmonella bản chất là một protein nằm trong phần lông
của vi khuẩn. Kháng nguyên H không chịu nhiệt, rất kém bền vững so với kháng
nguyê O; bị phá huỷ ở 60
0
C trong 1 giờ, dễ bị phá hủy bởi cồn và axit yếu. Kháng
nguyên H không có ý nghĩa trong việc tạo ra miễn dịch phòng bệnh, nhưng có ý
nghĩa trong việc phân loại, định danh vi khuẩn.
Kháng nguyên H không quyết định yếu tố độc lực, không có vai trò bám dính,
nhưng có tác dụng bảo vệ vi khuẩn đường ruột tránh sự tiêu diệt của đại thực bào,
giúp vi khuẩn sống và nhân lên trong tế bào gan, thận và ngay cả trong đại thực
bào (Weinstein, 1984)[71].
Kháng nguyên H chia làm 2 pha. Pha 1 có tính chất đặc hiệu, gồm có 28
kháng nguyên lông, được biểu thị bằng chữ la tinh thường: a, b, c, d, f, g nếu hết
cả 28 chữ thì người ta sử dụng chữ f và số đứng bên phải chữ f. Ví dụ f5, f27 Pha
2 không có tính chất đặc hiệu, gồm có 6 loại, được biểu thị bằng chữ số Ả rập: 1, 2,
3, 4, 5, 6. Pha 1 và pha 2 được biểu thị bởi H
1
và H
2
được kiểm tra bởi một phát
động H
2
(Promoter H
2
), nhờ sự phát động này mà có thể chuyển ngược lại một
mặt thúc đẩy H
2
và ức chế H

1
hoặc H
2
bị ức chế còn H
1
lại hoạt động
(Kneckner, 1997)[56].

1.2.6. Các yếu tố gây bệnh của Salmonella
Để thực hiện quá trình gây bệnh đối với vật chủ, Salmonella sử dụng các yếu
tố không phải là độc tố như một số kháng nguyên (O, K), khả năng bám dính, xâm
nhập, tổng hợp sắt, kháng kháng sinh. Các yếu tố là độc tố như độc tố đường ruột
(enterotoxin), nội độc tố (endotoxin).
1.2.6.1. Các yếu tố không phải là độc tố
- Kháng nguyên O, K, H
Người ta thấy chất lượng, thành phần hóa học, cấu trúc của kháng nguyên O, đều
ảnh hưởng đến độc lực của vi khuẩn Salmonella. Thành phần 9, 12 ở kháng nguyên O
14



của vi khuẩn S. enteritidis được thay bằng thành phần 1, 4, 12 sẽ làm cho vi khuẩn không
còn độc nữa, nhưng nếu trả lại thành phần cũ vi khuẩn lại có độc lực
Kháng nguyên O là yếu tố giúp vi khuẩn chống lại khả năng phòng vệ của vật
chủ, phát triển trong tế bào tổ chức, chống lại sự thực bào của đại thực bào (Moris
và cs, 1976)[57].
Kháng nguyên H: không có ý nghĩa trong việc tạo ra miễn dịch phòng bệnh,
không quyết định yếu tố độc lực nhưng kháng nguyên H có ý nghĩa bảo vệ vi khuẩn
không bị tiêu diệt trong quá trình thực bào. Chúng giúp vi khuẩn nhân lên trong tế
bào gan, thận và cả tế bào đại thực bào (Weinstin DL và cs, 1984)[71].

Kháng nguyên K cũng có ý nghĩa về mặt độc lực vì nó tạo hàng rào bảo vệ
giúp vi khuẩn chống lại tác động ngoại cảnh và hiện tượng thực bào (Nguyễn Như
Thanh, 2001)[34]
- Yếu tố bám dính:
Theo Lê Văn Tạo (1994)[33] trên mỗi tế bào vi khuẩn Salmonella có từ 2-400
fimbriae, với chức năng là giúp vi khuẩn bám dính vào tế bào nhung mao ruột non
để gây bệnh.
Khả năng bám dính của vi khuẩn là yếu tố gây bệnh quan trọng, là bước đầu
tiên củaquá trình gây bệnh của vi khuẩn đường ruột, đó là quá trình liên kết vững
chắc giữ bề mặt của vi khuẩn với bề mặt của tế bào vật chủ. Quá trình bám dính:
Trước hết, vi khuẩn liên kết với từng phần của bề mặt tế bào; tiếp theo là quá trình
hấp phụ và cuối cùng là quá trình tương tác giữa yếu tố bám dính của vi khuẩn (đó
là phân tử fimbriae type I) với điểm tiếp nhận trên bề mặt của tế bào (Nguyễn Như
Thanh và cs 2001)[34].
Yếu tố bám dính của Salmonella có điện tích ion bề mặt trái dấu với ion bề
mặt nhung mao ruột, thì điểm tiếp xúc có tương tác (hút) xẩy ra và vi khuẩn bám
dính lên bề mặt của tế bào. Khả năng bám dính là yếu tố quan trọng của vi khuẩn
xâm nhập vào tế bào vật chủ. Những vi khuẩn có độc lực cao thì sẽ có khả năng
bám dính tốt hơn so với các vi khuẩn có độc lực thấp hơn.
- Khả năng xâm nhập và nhân lên:
15



Vi khuẩn xâm nhập được vào tế bào biểu mô ruột là bước cần thiết của quy
trình gây bênh. Sự xâm nhập của Salmonella vào tế bào biểu mô ruột là một quá
trình tổng hợp gồm nhiều yếu tố tham gia. Sau khi tiếp xúc với tế bào vật chủ, vi
khuẩn Salmonella tác động làm tăng hàm lượng Ca
++
nội bào, hoạt hóa actin

depolimeriring enzymes, làm thay đổi cấu trúc, hình dạng các sợi actin, biến đổi
màng tế bào, dẫn đến hình thành giả túc bao vây tế bào vi khuẩn dưới dạng các
không bào chứa vi khuẩn. Sau đó Salmonella được xâm nhập vào trong tế bào, tồn
tại, tiếp tục phát triển nhân lên với số lượng lớn và phá vỡ tế bào vật chủ. Theo Đỗ
Trung Cứ và cs, (2001)[4] các hạch viêm tích nước, biểu hiện viêm hạch có thể là
hệ quả của đáp ứng xâm nhiễm của Salmonella và tồn tại của vi khuẩn bên trong tế
bào vật chủ.
+ Khả năng tổng hợp sắt của Salmonella:
Đây là khả năng quan trọng của Salmonella. Tuy khả năng này không phải là
độc lực nhưng nó là yếu tố làm suy yếu khả năng chống đỡ của vật chủ do thiếu sắt
và đồng thời giúp vi khuẩn tăng nhanh về số lượng. Vi khuẩn Salmonella có phản
ứng với sự thay đổi cơ chế chu chuyển sắt; khi quá trình tổng hợp sắt bị ức chế,
chứng sẽ chuyển toàn bộ protein mang, điều phối sắt lên bề mặt của vi khuẩn làm
cho khả năng hấp thụ sắt tăng cường một cách tích cực.
- Khả năng kháng kháng sinh:
Việc sử dụng thường xuyên các loại thuốc kháng sinh để phòng và trị bệnh,
kích thích tăng trưởng cho gia súc, gia cầm, xử lý môi trường đã tạo ra nhiều
giống vi khuẩn có khả năng kháng thuốc, giúp vi khuẩn tồn tại rất lâu trong cơ thể
người, vật nuôi và môi trường. Vi khuẩn đã có sẵn các yếu tố gây bệnh lại cộng
thêm khả năng kháng kháng sinh sẽ tăng tính chất gây bệnh của vi khuẩn lên gấp
bội. Salmonella là một ví dụ trong các giống vi khuẩn đó. Ở những vi khuẩn có sẵn
những yếu tố gây bệnh lại có thêm khả năng kháng kháng sinh sẽ tăng tính chất gây
bệnh của vi khuẩn lên gấp bội. Khả năng kháng kháng sinh của Salmonella có thể
thay đổi, phụ thuộc vào địa phương và thời điểm làm kháng sinh đồ, loại vật nuôi.
16



Theo Phạm Khắc Hiếu và Bùi Thị Tho (1998)[17] trong 98 chủng Salmonella
được nghiên cứu về tính kháng thuốc với ampicillin, chloramphenicol, penicillin,

chlotetracillin, neomycin, furazolidon, streptomycin và sulphonamide cho thấy
100% số chủng Salmonella đề kháng với penicillin và sulphonamide.
Sử dụng kháng sinh trong phòng và trị bệnh đem lại nhiều thành công và có
hiệu quả kinh tế nhưng đồng thời đã tạo áp lực chọn lọc đối với vi khuẩn. Việc
dùng kháng sinh đã tạo ra sự đề kháng với chính kháng sinh đó ở một mức độ nhất
định trong quần thể vi khuẩn. Vì vậy cần phải có những khuyến cáo, những chỉ dẫn
cụ thể cho người sử dụng thuốc, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và an toàn
trong chăn nuôi.
1.2.6.2. Các yếu tố là độc tố của vi khuẩn Salmonella
Độc tố đƣờng ruột (enterotoxin)
Độc tố đường ruột của vi khuẩn Salmonella có hai yếu tố chính là yếu tố thẩm
xuất nhanh (Rapit Permeability Factor - RPF) và yếu tố thẩm xuất chậm
Yếu tố thẩm xuất nhanh giúp Salmonella xâm nhập vào tế bào biểu mô, làm
trương tế bào CHO (Chinese Hansten Ovary Cell). Yếu tố thẩm xuất nhanh có cấu
trúc, thành phần giống độc tố chịu nhiệt của E. coli được gọi là độc tố chịu nhiệt
của Salmonella (Heat Stable Toxin - ST), cấu trúc phân tử gồm những chuỗi
polysaccarit và một số chuỗi poly-peptit phân tử lượng lớn hơn 90.000 dalton, chịu
được ở nhiệt độ 100
0
C trong 4 giờ, nhưng bị phá huỷ nhanh khi hấp cao áp và bền
vững ở nhiệt độ thấp. Độc tố này làm tăng tính thấm thành mạch, phá hủy các mạch
máu cục bộ (Peteron, 1980)[59].
Nội độc tố (endotoxin)
Nội độc tố nằm ở lớp màng ngoài của tế bào vi khuẩn và được cấu tạo bởi
thành phần cơ bản là Lipopolysaccharide (LPS). LPS có cấu tạo phân tử lớn, gồm 3
vùng riêng biệt với các đặc tính và chức năng riêng biệt: Vùng ưa nước, vùng lõi và
vùng lipit A.
Vùng ưa nước bao gồm một chuỗi Polysaccharide chứa các đơn vị cấu trúc kháng
nguyên O. Vùng lõi có bản chất là acid heterooligosaccharide, ở trung tâm, nối kháng
nguyên O với vùng lipit A. Vùng lipit A đảm nhận chức năng nội độc tố của vi khuẩn.

Cấu trúc nội độc tố gần giống với cấu trúc của kháng nguyên O. Cấu trúc nội độc tố

×