Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

báo cáo chất thải rắn đô thị ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.38 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CHUNG
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA TỈNH NINH BÌNH 4
1.1. Lãnh thổ 4
1.2. Địa hình 4
1.3. Khí hậu 4
1.4. Thổ nhưỡng 4
1.5. Tài nguyên khoáng sản 4
1.6. Hệ thống sông ngòi và bờ biển 5
1.7. Tài nguyên rừng 6
II. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở ĐỊA PHƯƠNG 6
2.1. Dân cư - Lao động 6
2.2. Văn hóa - Giáo dục - Y tế 6
2.3. Phát triển kinh tế 7
CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG VÀ VÀ XU THẾ PHÁT SINH CHẤT
THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH
I. HIỆN TRẠNG PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT ĐÔ THỊ8
II. DỰ BÁO TÌNH HÌNH PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH ĐẾN NĂM 2010, 2020 8
III. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN NÔNG THÔN, CHẤT THẢI
RẮN CÔNG NGHIỆP, Y TẾ, CHẤT THẢI NGUY HẠI 9
CHƯƠNG III:HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VÀ HỆ THỐNG VĂN BẢN
QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN 11
II. TỔ CHỨC VÀ THỂ CHẾ 12
1. Hệ thống, mô hình tổ chức quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
12
2. Cơ cấu tổ chức quản lý chất thải rắn sinh hoạt 12
3. Nguồn nhân lực, tài chính, trang thiết bị 12
III. NĂNG LỰC THU GOM, XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN. 13
1. Tình hình thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị trên địa bàn thành phố


Ninh Bình 13
2. Tình hình thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị xã
Tam Điệp 14
3. Đánh giá tính phù hợp với quy hoạch của các điểm thu gom, điểm tập kết,
điểm trung chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt 15
CHƯƠNG IV: CÁC ĐỊNH HƯỚNG ƯU TIÊN GIẢI QUYẾT
1. Những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa
bàn tỉnh Ninh Bình 16
2. Các định hướng ưu tiên giải quyết trong thời gian tới 16
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN 18
II. KIẾN NGHỊ 18
2
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN CHUNG
I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA TỈNH NINH BÌNH:
1.1. Lãnh thổ:
Ninh Bình nằm ở phía Nam đồng bằng châu thổ sông Hồng, có diện tích đất
tự nhiên là 1.388,7 km
2
, dân số 922.582 người; mật độ dân số trung bình: 664
người/km
2
(Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình năm 2006).
Ninh Bình có 8 đơn vị hành chính huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh,
đó là: thành phố Ninh Bình, thị xã Tam Điệp và 6 huyện: Nho Quan, Gia Viễn,
Hoa Lư, Yên Mô, Yên Khánh và Kim Sơn; có 125 xã và 20 phường, thị trấn.
1.2. Địa hình:
Ninh Bình được thành tạo từ 3 dãy địa hình: đồng bằng, trung du và miền
núi xếp lớp chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam trên nền phù sa hệ thống

sông Hồng; các loại đá cát, bột kết của điệp Cò Nòi và đá vôi của điệp Đồng
Giao. Đặc điểm này sẽ quyết định tính địa động lực, địa hóa, địa vật lý và tính tổ
chức đối với lãnh thổ sau này.
1.3. Khí hậu:
Ninh Bình có khí hậu nhiệt đới gió mùa thể hiện kiểu khí hậu ven biển, khí
hậu núi rừng và nửa núi rừng.
- Nhiệt độ trung bình năm: 23,4
0
C, lượng mưa trung bình năm: 1.539mm
và lượng bốc hơi trung bình năm: 22mm.
- Độ ẩm trung bình năm 81% (thấp nhất: 72%, cao nhất: 90%).
1.4. Thổ nhưỡng:
Gồm 3 nhóm chính:
- Đất phù sa cổ và dốc tụ: Có ở các dải đồi thấp, thung lũng có khe suối.
- Đất phù sa đồng bằng và ngập mặn: Gồm đất trồng cây nông nghiệp, rau
màu, đất phù sa ven sông mới bồi, bãi bồi ven biển,
- Đất trên núi đá vôi: Đất thường xen kẽ với đá nhưng diện tích hẹp, càng
lên đỉnh núi tỷ lệ đất càng ít và ngược lại ở vành đai chân núi và sườn núi.
1.5. Tài nguyên khoáng sản:
Hiện nay, toàn tỉnh Ninh Bình có tổng số 50 đơn vị đang hoạt động khai
3
thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn 7 huyện, thị xã, tại 67 khu vực theo giấy
phép khai thác đã được cấp. Toàn tỉnh có 35.470,73 ha đồi núi trong đó: đã
khoanh định khu vực cấm, tạm cấm khai thác 22.532,66 ha; quy hoạch nguyên
liệu cho sản xuất xi măng 619,46 ha; đã cấp phép khai thác 312,31 ha; diện tích
đồi núi còn lại 12.006,30 ha nhưng có tới gần 4.000 ha nằm trong phạm vi vùng
đệm của các khu vực du lịch, danh thắng hoặc trong phạm vi ảnh hưởng tới công
trình công cộng không được phép khai thác. Vì vậy thực tế diện tích có thể đưa
vào quy hoạch khai thác trên địa bàn toàn tỉnh chỉ còn khoảng 8.000 ha.
- Đá vôi: Chiếm khoảng 20% diện tích toàn tỉnh, ước tính trữ lượng hàng

tỷ tấn với chất lượng tốt, tập trung ở thị xã Tam Điệp, huyện Hoa Lư, Gia Viễn,
Nho Quan và Yên Mô; hiện đang được khai thác làm nguyên liệu sản xuất xi
măng, nung vôi, vật liệu xây dựng,
- Đất sét: Phần lớn các mỏ sét nằm trong khu vực canh tác và khu dân cư,
hiện đang được khai thác làm nguyên liệu sản xuất gạch, ngói.
- Đá Đolomite: 2 mỏ Đôlômit Yên Đồng, huyện Yên Mô và Thạch Bình,
huyện Nho Quan có hàm lượng MgO > 20%, có khả năng làm nguyên liệu sản
xuất thủy tinh và vật liệu chịu lửa.
- Than đá: Mỏ than Đầm Đùn, xã Thạch Bình, Nho Quan hiện đang được
khai thác thủ công; than có chất lượng cao, có khả năng luyện cốc phục vụ công
nghiệp địa phương; trữ lượng khoảng 10.865 triệu tấn. Mỏ than đồi Gia Sơn,
Bích Sơn, huyện Gia Viễn chất lượng tốt cũng đang được khai thác thủ công.
- Nước khoáng: Nước khoáng Cúc Phương (Thường Sung - Nho Quan) có
nhiệt độ 36
o
C, lưu lượng 8 lít/giây đang được khai thác, chế biến thành nước
khoáng thiên nhiên đóng chai, nước tắm ngâm chữa bệnh. Nước khoáng Kênh
Gà (Gia Thịnh - Gia Viễn) có nhiệt độ 53
o
C, lưu lượng 1,5lít/giây cũng đang
được nghiên cứu tạo nơi tắm ngâm và chế biến thành nước uống thiên nhiên.
1.6. Hệ thống sông ngòi và bờ biển:
- Ninh Bình có mạng lưới sông ngòi dày đặc, là nguồn cung cấp nước chủ
yếu cho dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt phục vụ tưới tiêu cho sản
xuất nông nghiệp. Sông ngòi phân bố tương đối đều, các sông lớn và vừa thường
tập trung ở phía Đông và Nam. Toàn tỉnh có 811,2 km chiều dài sông suối và
2.367,5 km kênh mương. Các sông lớn gồm: sông Đáy, sông Hoàng Long và
một số sông nhỏ khác như sông Lạng, sông Vạc, sông Ân,
- Bờ biển Ninh Bình có chiều dài khoảng 17km nằm ở phía Nam huyện Kim
Sơn, giữa hai cửa sông là cửa Đáy giáp Nam Định và cửa Càn giáp Thanh Hóa.

4
1.7. Tài nguyên rừng:
- Vườn Quốc gia Cúc Phương: thuộc kiểu rừng trên núi đá vôi, có diện tích
25.000 ha, nằm trên địa phận 3 tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa và Hòa Bình; trong
đó có 11.419,87 ha (chưa tính vùng đệm) thuộc Ninh Bình, là loại rừng mưa
nhiệt đới điển hình với cấu trúc thảm thực vật 5 tầng, có hệ động thực vật phong
phú, đa dạng trong đó xác định được khoảng 200 loài thực vật; 233 loài động vật
trong đó 64 loài thú, 140 loài chim, 36 loài bò sát, 17 loài lưỡng cư, 1.800 loài
côn trùng và một số loài khác. Hiện nay rừng là nơi tham quan, du lịch sinh thái,
nghiên cứu đa dạng sinh học của Việt Nam và thế giới. Vườn được bảo vệ
nghiêm ngặt, tại đây có Trung tâm Cứu hộ các loài Linh trưởng quốc tế.
- Rừng tự nhiên nằm trên các tiểu vùng thuộc thị xã Tam Điệp, huyện Nho
Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, Yên Mô, theo các dãy núi đá vôi, nhiều hang động
kaster có giá trị lớn về bảo tồn và hình thành các điểm du lịch hấp dẫn.
- Rừng ngập mặn: có diện tích khoảng 858,85 ha nằm ở huyện Kim Sơn là
bức tường xanh bảo vệ môi trường, chắn sóng bảo vệ đê biển, cố định bùn bãi
bồi ven biển, tăng nguồn dinh dưỡng cho động vật biển, nơi cư trú của nhiều
loài chim di cư, nơi cung cấp thực phẩm hải sản cho con người,
II. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở ĐỊA PHƯƠNG:
2.1. Dân cư - Lao động:
Dân số tỉnh Ninh Bình đến năm 2006 là 922.582 người, trong đó dân số
trung bình phân theo thành thị 141.133 người, nông thôn: 781.449 người. Mật
độ dân số trung bình 664 người/km
2
, thấp nhất là huyện Nho Quan có mật độ
trung bình 322 người/km
2
, cao nhất là thị xã Ninh Bình: 2.217 người/km
2
. Tỷ lệ

sinh trung bình: 13,77‰, tỷ lệ chết: 5,07‰, tỷ lệ tăng tự nhiên: 8,70‰. Tỷ lệ
tăng tự nhiên dân số thành thị: 9,21‰, tỷ lệ tăng tự nhiên dân số nông thôn:
8,61‰. Số người trong độ tuổi lao động: 563.042 người.
2.2. Văn hóa - Giáo dục - Y tế:
- Toàn tỉnh có 1 Trung tâm Văn hóa thông tin tỉnh; 10 Trung tâm Văn hóa
thông tin huyện, thị; 08 thư viện (có 133.000 đầu sách - bản); có 145 xã, phường,
thị trấn được phủ sóng truyền thanh, truyền hình; 125 di tích lịch sử được xếp hạng
(trong đó có 14 đình, 24 chùa, 38 đền, 9 nhà thờ, 15 di tích lịch sử Cách mạng, 25
di tích khác).
- Toàn tỉnh có 473 trường học, trong đó: 314 trường phổ thông Nhà nước,
5 trường phổ thông bán công, 02 trường phổ thông dân lập; 17 trường mẫu giáo
Nhà nước, 134 trường mẫu giáo bán công và 01 trường mẫu giáo dân lập.
5
- Đến năm 2006, toàn tỉnh có 168 cơ sở y tế, trong đó có: 10 bệnh viện; 12
phòng khám đa khoa khu vực; 1 bệnh viện điều dưỡng; 145 trạm y tế xã,
phường, thị trấn với tổng số 2.045 giường bệnh và 1.987 cán bộ y tế.
2.3. Phát triển kinh tế:
Tổng sản phẩm kinh tế (GDP) năm 2006 là: 5.901.244 triệu đồng,
Trong đó: - Nông, lâm, thuỷ sản (27,7%): 1.634.811 triệu đồng:
+ Trung ương: 37.279 triệu đồng
+ Địa phương: 1.597.532 triệu đồng
- Công nghiệp, xây dựng (39,03%): 2.303.412 triệu đồng:
+ Trung ương: 578.422 triệu đồng
+ Địa phương: 1.724.990 triệu đồng
- Dịch vụ (33,27%): 1.963.021 triệu đồng:
+ Trung ương: 489.334 triệu đồng
+ Địa phương: 1.473.687 triệu đồng.
6
CHƯƠNG II:
HIỆN TRẠNG VÀ VÀ XU THẾ PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH
I. HIỆN TRẠNG PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT ĐÔ THỊ
Trong những năm qua, Ninh Bình có tốc độ xây dựng cơ sở hạ tầng, đô thị
hóa cao, do đó phát sinh khối lượng lớn rác thải các loại. Rác phát sinh từ các hộ
gia đình, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, trên địa bàn ngày một nhiều và đa
dạng về chủng loại, thành phần. Năm 2004, tổng Tổng lượng rác phát sinh trên
địa bàn đô thị tỉnh Ninh Bình khoảng 250 tấn rác/ngày, trong đó thành phố Ninh
Bình phát sinh khoảng 170 tấn/ngày, thị xã Tam Điệp phát sinh khoảng 80
tấn/ngày.
Bảng - Phân loại rác thải sinh hoạt theo các thành phần chất thải
STT Thành phần của chất thải sinh hoạt Tỷ lệ (%)
1 Chất thải hữu cơ 71,42
2 Xương 1,81
3 Giấy, bìa catton 3,09
4 Nhựa 7,97
5 Thuỷ tinh, đồ sứ 1,33
6 Kim loại 0,62
7 Giẻ lau 1,72
8 Khác 12,04
Tổng 100
II. DỰ BÁO TÌNH HÌNH PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH NINH BÌNH ĐẾN NĂM 2010, 2020:
Quy mô dân số của thành phố Ninh Bình từ năm 2001-
2006 có nhiều thay đổi, tỷ lệ tăng tự nhiên trung bình: 0,86%.
Số người trong độ tuổi lao động tăng dần qua các năm, năm
2004 toàn thành phố chỉ có 101.376 người, đến năm 2006 tăng
lên 103.530 người. Dự báo đến năm 2010, quy mô dân số của
7
thành phố Ninh Bình là 150.000 người và đến năm 2020 là
240.000 người. Do đó, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh

trên địa bàn được dự báo đến năm 2010 là 225 tấn/ngày, năm
2020 là 360 tấn/ngày.
Tính đến năm 2006, dân số của thị xã là 53.649 người, so với năm 2004 là
51.782 người, tăng gấp 1,04 lần. Tỷ lệ dân số thành thị chiếm 52,7 %, dân số
nông thôn chiếm 47,3%; tỷ lệ tăng tự nhiên trung bình 1,0 %. Dự báo đến năm
2010, quy mô dân số thành thị của thị xã Tam Điệp là 30.000 người, và đến năm
2020 là 35.000 người. Do đó, lượng chất thải rắn sinh hoạt khu vực đô thị phát
sinh trên địa bàn thị xã Tam Điệp được dự báo đến năm 2010 là 45 tấn/ngày,
đến năm 2020 là 53 tấn/ngày.
III. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN NÔNG THÔN, CHẤT THẢI RẮN
CÔNG NGHIỆP, Y TẾ, CHẤT THẢI NGUY HẠI
Rác thải khu vực nông thôn: hiện nay, khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh
Ninh Bình chưa có hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh
hoạt. Lượng rác phát sinh ngày một nhiều, chủ yếu được nhân dân thu gom, tập
trung tại các chân núi hoặc đốt thủ công. Việc điều tra, khảo sát, tìm địa điểm
xây dựng bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh cho khu vực nông thôn chưa thực
hiện được. Tại một số huyện, chính quyền địa phương đã hợp đồng với đơn vị
chức năng thu gom, vận chuyển rác về chôn lấp chung tại bãi rác của tỉnh. Tuy
nhiên, đường vận chuyển dài (trung bình từ 15-25km) và ngược tuyến đã gây rất
nhiều khó khăn cho công tác thu gom, vận chuyển.
Rác thải công nghiệp: phát sinh từ các cơ sở sản xuất công nghiệp và vật
liệu xây dựng là chính. Tổng chất thải rắn công nghiệp ước tính khoảng 7.106
tấn/năm.
Rác thải bệnh viện: Phần lớn nguồn rác thải này được phát sinh từ bệnh
viện, trung tâm y tế. Tổng lượng rác thải y tế trên toàn tỉnh ước tính khoảng
746 tấn/năm. Đây là nguồn chất thải độc hại, mang mầm bệnh, dễ lây lan.
Bảng - Tổng hợp khối lượng rác thải công nghiệp và y tế
TT Địa điểm Khối lượng rác thải (tấn/năm)
Công nghiệp Y tế Tổng
1 Thành phố Ninh Bình 4.315 380 4.659

2 thị xã Tam Điệp 1.638 110 1.748
8
3 huyện Yên Khánh 49 33 82
4 huyện Yên Mô 124 26 150
5 huyện Hoa Lư 222 26 248
6 huyện Nho Quan 250 91 341
7 huyện Gia Viễn 173 33 206
8 huyện Kim Sơn 335 47 382
Tổng 7.106 746 7.852
Hầu hết cơ sở y tế có nguồn chất thải nguy hại chưa thực hiện xử lý chất
thải nguy hại theo đúng Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006
của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại
và Thông tư số 12/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký cấp phép
hành nghề và mã số quản lý chất thải nguy hại. Chưa có đơn vị nào đăng ký chủ
nguồn thải nguy hại với cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền.
Hiện nay, mới chỉ có Viện quân y 5 xây dựng lò đốt rác, xử lý các chất thải
nguy hại, Bệnh viện đa khoa tỉnh và Trung tâm y tế thị xã Tam Điệp có hệ thống
bể khử trùng, xử lý các bệnh phẩm cắt bỏ. Lượng rác thải nguy hại của các cơ sở
khác đều chưa thực hiện theo quy định của quản lý chất thải nguy hại, chưa có
hợp đồng thuê các đơn vị có chức năng và năng lực để xử lý. Tình trạng rác thải
nguy hại thu gom và xử lý chung với rác thải công nghiệp thông thường và sinh
hoạt là rất phổ biến.
9
CHƯƠNG III:
HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VÀ HỆ THỐNG VĂN BẢN QUY
PHẠM PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN:
Quán triệt quan điểm chỉ đạo của Đảng, các chỉ thị, nghị quyết, chương
trình hành động của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, trong những năm qua công tác

bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh đã có bước chuyển biến tích cực, đạt được các
mục tiêu cơ bản đề ra đó là: Đã cụ thể hoá và tổ chức triển khai thực hiện các
chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kịp thời, có hiệu quả, phù hợp với
điều kiện thực tiễn của địa phương; quan điểm, nhận thức của các cấp, các ngành,
các tổ chức và đại bộ phận quần chúng nhân dân về bảo vệ môi trường đã được
nâng lên một bước; tổ chức bộ máy, năng lực quản lý của cơ quan quản lý Nhà
nước về bảo vệ môi trường từng bước được hoàn thiện từ tỉnh đến xã, phường, thị
trấn; mức độ gia tăng ô nhiễm, sự cố môi trường đã được hạn chế; công tác quy
hoạch môi trường, phòng ngừa ô nhiễm bước đầu đã gắn kết với mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội; công tác quản lý môi trường, thu gom chất thải rắn từng bước đi
vào nề nếp, góp phần quan trọng vào tiến trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ
môi trường bền vững của tỉnh
Hàng năm, các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ môi
trường nói chung và quản lý chất thải rắn nói riêng đã được tổ chức triển khai,
phổ biến tới hầu hết cán bộ quản lý ở cấp tỉnh, cấp huyện và cấp cơ sở, xã,
phường. Mỗi năm có 10 lớp tập huấn nâng cao nhận thức về Luật Bảo vệ môi
trường được tổ chức cho đối tượng là Lãnh đạo các ban, ngành trong tỉnh; các
cán bộ làm công tác bảo vệ môi trường ở cấp xã, phường, cấp cơ sở và các đơn
vị sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Kết quả đã tạo được phong trào quần
chúng sâu rộng, tích cực tham gia bảo vệ môi trường. Các phong trào thanh
niên, phụ nữ, nông dân với công tác bảo vệ môi trường được hình thành, hoạt
động thường xuyên có kết quả tích cực.
Thời gian qua, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu
UBND tỉnh ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định
về bảo vệ môi trường tại địa phương cho phù hợp với tình hình
phát triển thực tế, như Chỉ thị của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị
quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2005 của Bộ Chính trị, Kế hoạch
hành động của UBND tỉnh Ninh Bình về việc triển khai Nghị
10
quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo

vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa,
II. TỔ CHỨC VÀ THỂ CHẾ
1. Hệ thống, mô hình tổ chức quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình:
2. Cơ cấu tổ chức quản lý chất thải rắn sinh hoạt:
- Cơ cấu bộ máy của Công ty môi trường và dịch vụ đô thị thành phố Ninh
Bình bao gồm: 02 đội vệ sinh môi trường, 01 đội vận chuyển, 01 đội công viên
cây xanh, 01 tổ quản lý điện chiếu sáng, 01 tổ quản lý nghĩa trang, 01 tổ quản lý
âu thuyền sông Vân và trạm bơm Nam thị xã và bộ phận văn phòng.
- Công ty môi trường và dịch vụ đô thị thị xã Tam Điệp bao gồm: 01 đội
cây xanh, 01 công cộng, 01 đội kỹ thuật nghiệp vụ, 01 đội môi trường và bộ
phận văn phòng.
3. Nguồn nhân lực, tài chính, trang thiết bị:
- Tổng số nguồn nhân lực làm công tác quản lý, thu gom, xử lý chất thải
rắn trên địa bàn là 345 người, trong đó Công ty môi trường và dịch vụ đô thị
thành phố Ninh Bình là 185 người và Công ty môi trường đô thị thị xã Tam
Điệp là 160 người.
- Hàng năm ngân sách địa phương cấp cho Công ty môi trường và dịch vụ
đô thị thành phố Ninh Bình là khoảng 5 tỷ đồng, Công ty môi trường đô thị thị
xã Tam Điệp là khoảng 2 tỷ đồng.
- Trang thiết bị: Tổng số trang thiết bị phục vụ cho công tác thu gom, vận
chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh bao gồm: 08 xe ép chở rác, 620
11
UBND tỉnh Ninh
Bình
UBND thành phố Ninh
Bình
UBND thị xã Tam
Điệp
Công ty môi

trường và dịch vụ
đô thị thành phố
Ninh Bình
Công ty môi
trường đô thị thị
xã Tam Điệp
UBND
phường, xã
xe đẩy tay, 01 máy san ủi, 01 xe tưới nước đường, 02 xe hút bùn, 01 xe chuyên
dụng chở rác xây dựng.
III. NĂNG LỰC THU GOM, XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN
1. Tình hình thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị trên địa bàn
thành phố Ninh Bình:
Công ty Môi trường và dịch vụ đô thị thành phố Ninh Bình chịu trách
nhiệm thu gom, vận chuyển và xử lý chôn lấp rác thải trên địa bàn thành phố
Ninh Bình. Trung bình, mỗi ngày Công ty thu gom, vận chuyển khoảng 120 tấn
rác thải, bình quân cả năm vận chuyển được 43.800 tấn rác thải, tỷ lệ thu gom
đạt 80% so với lượng rác phát sinh thực tế. Tuy vậy, rác thải sinh hoạt chưa
được phân loại tại nguồn, chưa có nhà máy tái chế rác thải để tái sử dụng một
phần lượng rác thải.
Bảng - Tổng hợp số điểm thu gom, phương tiện vận chuyển trên địa bàn thành phố
STT Phường, xã Số thôn, tổ dân phố
Lượng rác được
thu gom(tấn/ngày)
Số xe
đẩy rác
Số điểm
tập kết rác
1 P. Nam Bình 15 12,1 25 02
2 P. Phúc Thành 14 11,7 28 01

3 P. Ninh Phong 13 10,7 13 01
4 Xã Ninh Phúc 11 5,3 11 02
5 Xã Ninh Sơn 9 6,22 12 01
6 P. Ninh Khánh 13 8,3 18 02
7 Xã Ninh Nhất 10 6,3 12 02
8 Xã Ninh Tiến 04 2,1 08 01
9 P. Nam Thành 11 8,12 22 01
10 P.Bích Đào 12 8,43 20 01
11 P. Thanh Bình 15 10,2 18 02
12 P.Vân Giang 14 10,13 14 01
13 P.Đông Thành 10 10,3 12 02
14 P. Tân Thành 12 10,1 18 01
Tổng 163 120 231 20
12
2. Tình hình thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị
xã Tam Điệp:
Rác thải trên địa bàn Thị xã Tam Điệp do Công ty môi trường đô thị thị xã
thu gom, vận chuyển và xử lý. Công ty đã huy động toàn bộ lực lượng thu gom,
vận chuyển lượng rác thải phát sinh, quy định giờ thu gom cũng như địa điểm tập
kết để các phường, xã, tổ dân phố và nhân dân nắm được để thực hiện. Rác thải tập
trung tại địa điểm tập kết để xe chuyên dùng của Công ty vận chuyển đến bãi chôn
lấp tại thung Quèn Khó, xã Đông Sơn.
Đến nay rác thải trên địa bàn thị xã đã thu gom được 03 phường: Bắc Sơn,
Trung Sơn, Nam Sơn, và 03 xã: Đông Sơn, Yên Bình, Yên Sơn. Còn xã Quang
Sơn rác thải chưa được thu gom, số rác thải chủ yếu được xử lý bằng hình thức
đốt và chôn lấp tại chỗ.
Bảng - Tình hình thu gom, xử lý rác ở các phường, xã
STT Phường, xã
Số thôn, tổ
dân phố

Số thôn, tổ dân
phố được thu
gom rác thải
Lượng rác thải
được thu gom
(tấn/ngày)
Số điểm tập
kết rác thải
1 P. Bắc Sơn 20 20 16,8 04
2 P. Trung Sơn 21 21 17,2 05
3 P. Nam Sơn 23 23 17,5 04
4 Xã Đông Sơn 12 4 4,2 01
5 Xã Yên Sơn 10 5 4,5 03
6 Xã Yên Bình 7 5 4,8 02
Tổng 93 78 65 19
Việc thu gom và xử lý rác thải đã đi vào nề nếp, rác hầu như
không còn bị ứ đọng gây ô nhiễm môi trường tại các khu vực
trung chuyển.
- Tổng số trang thiết bị phục vụ cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý
rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị xã bao gồm: 03 xe ép chở rác, 120 xe đẩy tay,
01 máy san ủi, 01 xe tưới nước đường.
- Trên địa bàn thị xã có 19 điểm tập kết, trung chuyển rác thải sinh hoạt,
01 bãi chôn lấp rác.
13
3. Đánh giá tính phù hợp với quy hoạch của các điểm thu gom, điểm tập kết, điểm
trung chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt:
Hiện nay, hầu hết các điểm tập kết, trung chuyển và xử lý CTRSH ở thành
phố Ninh Bình và thị xã Tam Điệp được bố trí tại các điểm thuận tiện giao
thông, ít ảnh hưởng xấu tới chất lượng môi trường và mỹ quan đô thị.
Chôn lấp rác thải là biện pháp xử lý sau cùng của các đô thị, bãi chôn lấp

rác là một trong những công trình hạ tầng kỹ thuật không thể thiếu của đô thị.
Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có 01 bãi chôn lấp rác tại thung Quèn Khó, xã
Đông Sơn, thị xã Tam Điệp. Bãi rác có diện tích 6,5ha, được xây dựng từ năm
2000, công suất thiết kế chứa rác cho 15 năm. Hiện tại bãi đã được sử dụng hết
2/3 tổng diện tích.
Rác thải sinh hoạt đô thị của tỉnh Ninh Bình được thu gom và vận chuyển
đến bãi rác để chôn lấp, tuy nhiên phương pháp chôn lấp như hiện nay chưa đảm
bảo về môi trường, quy trình công nghệ chôn lấp chỉ thuần tuý là đổ rác tự nhiên,
lộ thiên và không có sự kiểm soát, không có công trình xử lý đi kèm (như xử lý
chống thấm, xử lý nước rác, khí rác, cung cấp nước sạch, ). Nước rỉ rác từ bãi
chôn lấp không được thu gom xử lý, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường xung quanh
và nguồn nước ngầm.
14
CHƯƠNG IV:
CÁC ĐỊNH HƯỚNG ƯU TIÊN GIẢI QUYẾT
1. Những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa
bàn tỉnh Ninh Bình:
- Nguồn kinh phí chi cho các hoạt động công ích chưa được thực hiện theo
định mức đơn giá quy định tại Quyết định số 17/2001/QĐ-BXD ngày 07/8/2001,
do vậy công tác quản lý chất thải rắn của các đơn vị hoạt động công ích trên địa
bàn còn gặp nhiều khó khăn.
- Trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý chất thải rắn cũ và thiếu,
chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.
- Nguồn nhân lực làm công tác quản lý chất thải rắn chưa được đào tạo cơ
bản, chủ yếu là lao động phổ thông, thời vụ.
- Nhận thức, ý thức trách nhiệm của người dân về bảo vệ môi trường còn
hạn chế, nhiều hộ gia đình còn đổ rác không đúng địa điểm và thời gian quy
định gây mất mỹ quan đô thị.
- Giải pháp xử lý rác thải sinh hoạt bằng phương pháp chôn lấp như hiện nay
chưa thực sự an toàn về môi trường, nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.

2. Các định hướng ưu tiên giải quyết trong thời gian tới:
- Tăng cường chỉ đạo tập trung thu gom triệt để khối lượng rác, hướng dẫn
các phường, xã tổ chức đội vệ sinh môi trường hoạt động có hiệu quả. Phấn đấu
đến năm 2010 tỷ lệ thu gom, vận chuyển rác thải tại thành phố Ninh Bình và thị
xã Tam Điệp đạt tỷ lệ lớn hơn 95%. Không còn hiện tượng rác tồn đọng gây ô
nhiễm môi trường.
- Đảm bảo đủ nguồn kinh phí cho các hoạt động công ích, đặc biệt là công
tác quản lý chất thải sinh hoạt.
- Đầu tư thêm các thiết bị vận chuyển rác, xây dựng mô hình thu gom phân
loại rác thải sinh hoạt từ nguồn ở thành phố và thị xã. Đẩy mạnh các hoạt động
truyền thông, nâng cao sự hiểu biết của người dân về quyền lợi và trách nhiệm
về phân loại rác từ nguồn. Tạo việc làm cho các hộ gia đình, các đơn vị tư nhân
trên cơ sở hình thành và phát triển các dịch vụ vệ sinh, xử lý rác thải, môi trường
đô thị theo định hướng tăng thu nhập, góp phần ổn định kinh tế.
- Đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm
công tác quản lý chất thải sinh hoạt trên địa bàn 02 khu vực.
15
- Xây dựng các cơ sở chế biến, tái chế rác thải thành phân vi sinh và sản
phẩm hữu ích, hạn chế lượng rác thải đem chôn lấp.
- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án xây dựng Nhà máy chế biến xử lý rác,
dự án đang triển khai bước khảo sát thiết kế tại thung Quèn Khó, xã Đông Sơn,
thị xã Tam Điệp với tổng diện tích 12ha, quy mô công suất 200 tấn/ngày, tổng
mức đầu tư 26,3 triệu USD trong đó: vốn vay EDCF của Chính phủ Hàn Quốc
21 triệu USD còn 5,3 triệu USD là vốn đối ứng trong nước.
- Khảo sát và nghiên cứu xây đựng các loại mô hình thu gom xử lý rác thải
phù hợp với điều kiện của xã, phường, thị tứ, thị trấn, huyện, tỉnh và trung tâm
vùng mô hình chế biến thành phân vi sinh, mô hình chôn lấp, mô hình tái chế
các loại rác thải như nhựa plastic, cao su hoặc celulosa một cách hợp vệ sinh
và có hiệu quả.
16

CHƯƠNG V
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
Trong những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ môi trường nói chung và
quản lý chất thải rắn nói riêng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã đạt được những kết
quả tích cực: năng lực quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường được tăng cường,
nhận thức về môi trường và ý thức bảo vệ môi trường của các tầng lớp nhân dân
được nâng lên rõ rệt. Các hoạt động bảo vệ môi trường ở địa phương được nhân
dân ủng hộ và tham gia. Lượng chất thải rắn phát sinh được thu gom đáng kể.
Tuy vậy sự nghiệp bảo vệ môi trường và quản lý chất thải rắn ở Ninh Bình còn
đứng trước nhiều thách thức cần nỗ lực phấn đấu và ưu tiên giải quyết trong thời
gian tới.
II. KIẾN NGHỊ
Để tăng cường hơn nữa công tác bảo vệ môi trường, quản lý chất thải rắn
trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường:
1. Có chính sách rõ ràng để khuyến khích các tổ chức và cá nhân tham gia
vào việc đấu thầu xây dựng các dự án thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải
đảm bảo hợp vệ sinh như chính sách ưu đãi về vay vốn, thuế,
2. Ban hành theo thẩm quyền cơ chế, chính sách quy định riêng cho lĩnh
vực quản lý chất thải rắn, đặc biệt là công tác thu gom, phân loại, vận chuyển và
xử lý chất thải rắn.
3. Đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ
làm công tác quản lý chất thải rắn.
4. Đảm bảo đủ nguồn kinh phí cho các hoạt động công ích, đặc biệt là công
tác quản lý chất thải rắn.
5. Hỗ trợ xây dựng mô hình thu gom phân loại rác thải sinh hoạt từ nguồn,
xây dựng các cơ sở chế biến, tái chế rác thải thành phân vi sinh và sản phẩm hữu
ích, hạn chế lượng rác thải đem chôn lấp.
17
PHỤ LỤC 1:

THỐNG KÊ TÌNH HÌNH PHÁT SINH, QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT ĐÔ THỊ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH

TT Các loại đô thị
Diện
tích
(km
2
)
Dân
số
(ngườ
i)
Lượng
CTRSH bình
quân
(kg/người/n
gày)
Lượng
CTRSH
phát
sinh
(tấn/ng
ày)
Thành phần
rác thải (%)
Tình hình quản lý CTRSH tại các đô thị
trên địa bàn tỉnh (%)
Hữ
u




Khác
Phân
loại
Thu
gom
Vận
chuyể
n
Chô
n
lấp
Tái
ch
ế
Tái
sử
dụng
1 Đô thị loại III:
thành phố Ninh
Bình
48,4 102.1
48
1,7 170 - - - - 75 75 75 - -
2 Đô thị loại IV: thị
xã Tam Điệp
106,
8

52.51
3
1,5 80 - - - - 70 70 70 - -
PHỤ LỤC 2:
18
TÌNH HÌNH QUY HOẠCH CƠ SỞ HẠ TẦNG LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
TẠI CÁC ĐÔ THỊ CỦA TỈNH NINH BÌNH

T
T
Các loại đô thị
Điểm tập kết
rác
Điểm trung
chuyển rác
Điểm xử lý
Điểm đặt các thùng rác
công cộng
Vị trí
Quy

Vị trí Quy mô
Vị
trí
Quy mô Số lượng Vị trí
1 Đô thị loại III: Thành phố Ninh
Bình
- - 20 Nhỏ 01 6,5 ha Không bố trí
2 Đô thị loại IV: Thị xã Tam
Điệp

- - 9 Nhỏ
PHỤ LỤC 3
TÌNH HÌNH QUY HOẠCH CƠ SỞ HẠ TẦNG LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ CTRSH TẠI NINH BÌNH

ST
T
Tên khu xử lý/bãi
chôn lấp CTR
Vị trí Thời
gian
xây
dựng
Quy

(ha)
Công nghệ,
kỹ thuật áp
dụng
Tình trạng hiện tại
1 Bãi chôn lấp rác thung
Quèn Khó
Xã Đông Sơn, thị xã
Tam Điệp
2000 6,5 Chôn lấp lộ
thiên
Đã lấp đầy 2/3 diện
tích
19
PHỤ LỤC 4
DANH SÁCH CÁC DỰ ÁN VỀ QUẢN LÝ CTR TẠI NINH BÌNH


ST
T
Tên dự án Thời gian
thực hiện
(năm)
Kinh phí
(USD)
Cơ quan điều hành Mục tiêu Tình trạng và
ghi chú
1
Nhà máy chế biến rác
2007-2010 26,3 triệu - UBND thị xã Tam Điệp
- Tập đoàn xây dựng và kỹ
thuật Byucksan - Hàn Quốc
- Lập kế hoạch quản lý, xử lý chất
thải rắn và xây dựng nhà máy chế
biến rác tiên tiến, đảm bảo xử lý
triệt để lượng chất thải rắn phát
sinh trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
Chưa triển khai
xây dựng
20

×