1
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MÌNH
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MÌNH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ
DÂN
Tư tường Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện, sâu sắc về những
vân đe cơ bản của cách mạng Việt nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển
sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thưa và phát triển
các giá trị truyền thống tốt đẹp, tinh hoa văn hóa cùa nhân loại. Một trong những tu
tưởng lớn cùa người là xây dựng nhà nước pháp quyền của dan, do dân, vì dân.
Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lê nin, vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách
mạng là vấn đê chính quyên nhà nước. Qua quá trình hoạt động cách mạng của
minh, Hồ Chí Minh gắn liền với những nhận thức, tìm kiếm, lựa chọn mọi hình thức,
chế độ nhà nưởc thích hợp, đưa dân tộc Việt Nam phát triển theo đúng quỹ đạo tiến
bộ xã hội. Người đã thây rõ bộ mặt phân nhân tính của Nhà nước thực dân phong
kiên và tính chất phiến diện nửa vời, không triệt để, chứa đầy những đối kháng
không thể điêu hòa của Nhà nước dân chù tư sản. Băng những khảo nghiệm thực
tiên, với tư duy nhạy cảm, sắc sảo để quyết định lựa chọn kiểu nhà nước theo học
thuyết Mác- Lênin.
Để lựa chọn kiểu nhà nước theo xu thế vận động của lịch sử, người dựa trên hai cơ
sờ chính: đỏ là tính chất nhân dân và khả năng của Nhà nước trong việc đảm bảo
cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc thào mãn các “nhu cầu trần thế” của nhân dân và
con người, lựa chọn của người gắn bó chặt chẽ với mục tiêu giải phóng con người và
phát triển xã hội.
NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TÍNH
CHẤT DÂN CHỦ NHÂN DÂN, BẢN CHẤT GIAI CẤP CÔNG NHÂN CỦA
NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
Quan niệm về tính chất dân chủ nhân dân của Nhà nước
Khác với các kiểu Nhà nước đương thời, Nhà nước dân chủ nhân dân ở Việt Nam
mang bản chất dân chủ triệt để, thể hiện trên các mặt chủ yếu:
a/ Dân là chủ Nhà nước:
Nhân dân lao động là chủ Nhà nước: dân là người có địa vị cao nhất, có quyền
quyết định những vấn đề quan trọng nhất của đất nước; bao nhiêu quyền hạn là của
dân; quyền lực nhà nước là của dân, thuộc về nhân dân; nhân dân là chủ thể duy nhất
của Nhà nước;
Dân là chủ, cán bộ chính quyền là người được ủy quyền, là đầy tớ, công bộc của
dân, thay mặt nhân dân gánh vác, giải quyết những công việc chung của đất nước.
2
Là công bộc của dân, cán bộ chính quyền phải có cái tâm trong sáng, trí tuệ mẫn
tiệp, có tác phong sâu sát, gần gũi, gắn bó với nhân dân để nắm được dân tình, hiểu
thấu dân tâm nhằm cải thiện dân sinh và nâng cao dân trí…
b/ Dân làm chủ Nhà nước
Làm chủ Nhà nước thể hiện năng lực của dân, thống nhất trong đó cả quyền lợi và
nghĩa vụ.
Nhân dân có quyền làm chủ Nhà nước theo các nội dung chính: Tổ chức xây dựng
các cơ quan nhà nước, bầu các đại biểu của mình vào các cơ quan quyền lực nhà
nước; có quyền bãi miễn các cơ quan nhà nước và các đại biểu do mình cử ra nếu họ
không còn xứng đáng, đi ngược lại lợi ích của nhân dân; kiểm tra, giám sát, kiểm
soát hoạt động của các cơ quan nhà nước, các đại biểu do dân bầu ra; tham gia vào
công việc quản lý nhà nước.
Nhân dân có trách nhiệm, nghĩa vụ đóng góp các nguồn lực (của cải, sức lực, trí
tuệ) xây dựng, bảo vệ, phát triển Nhà nước. Nhân dân thực hiện nghĩa vụ của mình
đối với Nhà nước một cách tự nguyện tự giác, theo lương tâm và lương tri của người
chủ, theo các chuẩn mực đạo đức công dân.
c/ Nhà nước phục vụ nhân dân:
Nhà nước phục vụ nhân dân, đem lại lợi ích cho dân theo phương châm “Việc có
lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại đến dân phải hết sức tránh”.
- Mục đích hoạt động của Nhà nước: Cải thiện và không ngừng nâng cao dần đời
sống của nhân dân lao động, cả đời sống vật chất và tinh thần; nghĩa là chỉ làm lợi
cho dân;
- Chăm lo mọi mặt đời sống của dân, trước hết là những nhu cầu, lợi ích trực tiếp,
thiết thực nhất đảm bảo sự sinh tồn, phát triển của con người: ăn, mặc, chỗ ở, học
hành, chữa bệnh. Muốn vậy, Nhà nước phải xây dựng và thông qua các chính sách
đẩy mạnh tăng gia sản xuất (nhiều, nhanh, tốt, rẻ), thực hành tiết kiệm (đảm bảo sử
dụng các nguồn lực một cách hợp lý nhất, phân phối các phúc lợi xã hội thật công
bằng theo hướng “không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng; không sợ nghèo, chỉ sợ
lòng dân không yên”.
- Nhà nước phải biết kết hợp được các loại lợi ích của dân, bảo đảm sự thống nhất,
hài hòa, công bằng: lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài; lợi ích của Trung ương và lợi
ích của địa phương; lợi ích của các giai cấp, tầng lớp, các nhóm xã hội khác nhau;
đảm bảo trên thực tế mọi người dân đều được hưởng lợi từ chính sách của Nhà nước.
- Muốn phục vụ tốt nhân dân, Nhà nước phải thật sự trong sạch, liêm khiết, chống
tham ô, hối lộ, quan liêu, đặc quyền đặc lợi. Để xây dựng một đội ngũ công bộc có
tinh thần trách nhiệm, toàn tâm, toàn ý phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân phải
tăng cường giáo dục đạo đức cách mạng, khuyến khích sự tu dưỡng phấn đấu của
từng cá nhân, đồng thời kiên quyết trừng trị bằng pháp luật, những hành vi xâm
phạm quyền, lợi ích chính đáng của nhân dân, những cá nhân tha hóa, suy thoái, biến
3
chất, không phân biệt đối xử cho dù người đó đảm bảo nhận chức vụ, vị trí nào trong
bộ máy nhà nước.
Hồ Chí Minh là một biểu tượng tấm gương công bộc của nhân dân, toàn tâm toàn
ý vì hạnh phúc của nhân dân lao động; kiên quyết loại bỏ những “ông quan cách
mạng” ra khỏi bộ máy nhà nước.
Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước Việt Nam
Vận dụng và trung thành trước sau như một quan điểm chủ nghĩa Mác – Lê nin,
Hồ Chí Minh khẳng định nhất quán tính giai cấp, nội dung giai cấp của chính quyền;
Nhà nước bao giờ cũng duy trì sự thống trị và bảo vệ lợi ích một giai cấp. Tương
ứng với mỗi Nhà nước là một chủ thể giai cấp nhất định: chủ nô, phong kiến, tư sản,
công nhân. Không có kiểu Nhà nước phi giai cấp, siêu giai cấp, Nhà nước đứng trên
và đứng ngoài giai cấp. Đây là hiện tượng phổ biến trong xã hội có giai cấp.
Nhà nước Việt Nam mang bản chất giai cấp công nhân, thể hiện:
+ Nhà nước ta là Nhà nước dân chủ nhân dân, dựa trên nền tảng liên minh công –
nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo. Sự lãnh đạo của giai cấp công nhân quyết
định bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước; bằng đường lối, chủ trương, chính
sách, định hướng phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa.
+ Nội dung bản chất giai cấp công nhân được thể hiện: Nền tư tưởng của Nhà
nước là học thuyết Mác – Lê nin; Nhà nước do Đảng cộng sản lãnh đạo; tổ chức và
hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ; cơ sở xã hội của Nhà nýớc là khối ðại
ðoàn kết dân tộc, khối ðại ðoàn kết toàn dân mà nòng cốt là liên minh công nhân,
nông dân, lao động trí óc; Nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc thống nhất quyền
lực nhưng có sự phân công, phối hợp giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp; Nhà
nước quản lý xã hội bằng pháp luật, mà pháp luật đó thể hiện ý chí, nguyện vọng của
giai cấp công nhân, quần chúng lao động.
Nhà nước Việt Nam là Nhà nước của giai cấp công nhân, đồng thời là Nhà nước
của dân tộc và của nhân dân lao động. Đây là một đặc điểm riêng có, phản ánh điều
kiện kinh tế - xã hội, quan hệ giai cấp, dân tộc ở nước ta.
Sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc
của Nhà nước Việt Nam: Được thể hiện tập trung ở mục đích, lợi ích, chủ yếu là ở
nhu cầu độc lập dân tộc, khát vọng dân chủ và cuộc sống hạnh phúc của mọi người
dân; cơ sở xã hội to lớn, sức mạnh vô địch của Nhà nước là khối đại đoàn kết dân
tộc.
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀ XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN
NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CỦA NHÂN
DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN HIỆN NAY
Đánh giá thực trạng tổ chức, hoạt động của Nhà nước ta trong quá trình đổi mới
Những thành tựu:
4
+ Đảm bảo quyền là chủ và làm chủ của nhân dân: Mở rộng dân chủ, nhất là dân
chủ ở cơ sở theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”; Đảm bảo
quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân; thực hiện các quyền con người, quyền công
dân, bao gồm quyền dân sự - chính trị, quyền kinh tế, quyền văn hóa – xã hội; thu
hút nhân dân tham gia quản lý nhà nước; tăng cường kiểm soát, giám sát hoạt động
của Nhà nước, cán bộ, công chức từ phía nhân dân và các tổ chức đại diện của nhân
dân; đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm thỏa mãn các nhu cầu bức xúc của nhân
dân, nhất là ở cơ sở…; mở rộng dân chủ gắn liền với siết chặt kỷ luật, kỷ cương,
pháp luật; gắn quyền lợi với trách nhiệm công dân; đổi mới cơ chế, hoàn thiện hệ
thống pháp luật nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người dân; trừng trị
nghiêm khắc những hành vi xâm phạm lợi ích của công dân…
+ Giữ vững bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước: khẳng định chủ nghĩa Mác
– Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng của Nhà nước; giữ vững và
tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước; duy trì và thực hiện nghiêm
túc nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức, hoạt động, điều hành của bộ máy nhà
nước, tạo được sự thống nhất trong toàn hệ thống, từ Trung ương đến cơ sở, địa
phương…
Đạt được những thành tựu quan trọng đó là do các nguyên nhân khách quan và
chủ quan.
Những hạn chế: thể hiện trong việc thực hành dân chủ, xâm phạm quyền, lợi ích
chính đáng của người dân dẫn đến tố cáo, khiếu nại vượt cấp; cơ chế Đảng lãnh đạo,
Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ mơ hồ, thiếu cụ thể; suy thoái tư tưởng chính
trị, tha hóa nhân cách của một bộ phận cán bộ, công chức trong bộ máy công quyền;
hệ thống luật pháp chưa hoàn thiện; cải cách hành chính chậm, chưa đem lại hiệu
quả mong muốn, triệt tiêu các nguồn lực phát triển bền vững đất nước theo phương
thức rút ngắn…
Quan niệm lý luận và thực tiễn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
còn tụt hậu, bị động và lúng túng; chưa tổng kết đến nơi đến chốn các mô hình hoạt
động có hiệu quả…
Nghiên cứu và học tập kinh nghiệm nước ngoài mang nặng tính hình thức và giáo
điều, máy móc, kém hiệu quả…
Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trong thực hành dân chủ rộng rãi ở
nước ta thông qua công cụ Nhà nước: Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ
quan.
Những vấn đề đặt ra: trong tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động, mối quan hệ giữa
Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý trong hệ thống chính trị, vấn đề lựa chọn, đào tạo
và bổ nhiệm cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt các cấp…
Xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân
dân, do nhân dân, vì nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh
5
Đảm bảo quyền là chủ và làm chủ của nhân dân lao động, nhất là ở cơ sở, tăng
cường khả năng giám sát, kiểm soát của nhân dân, nhất là thông qua Quốc hội, Hội
đồng nhân dân và Mặt trận Tổ quốc các cấp;
Giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa Việt Nam; đặc biệt là củng cố nền tảng tư tưởng của Nhà nước; chủ
nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đàng
Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước;
Phát huy vai trò và hiệu lực của luật pháp trong quản lý xã hội gắn với tăng cường
giáo dục đạo đức;
Đẩy mạnh cải cách đồng bộ, hệ thống nền hành chính quốc gia trên tất cả các mặt,
chú trọng chọn đúng khâu đột phá;
Tăng cường đấu tranh chống tham nhũng, đảm bảo trên thực tế một Nhà nước
liêm khiết, trong sạch, tất cả vì lợi ích của nhân dân…
Liên hệ thực tiễn
Công tác xây dựng đảng và hệ thống chính trị: Đàng đã từng bước đề ra vả từng
bước bổ sung, hoàn thiện đường lối đổi mới một cách đúng đắn và toàn diện, hình
thành ngày càng rõ hơn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Giữ vững nguyên tắc tập
trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, có tiến bộ về thực hiện dân chủ
trong Đảng và lãnh đạo thực hiện dân chủ trong xã hội, phát huy tri tuê tâp thể, sức
mạnh tổng hợp khối đại đoàn kết dân tộc. Đảng đã có chủ trương và biện pháp đồi
mới, chinh đốn đảng gắn nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, kiện toàn hệ thống
chính trị, nâng cao trình độ và sức chiến đấu của đội ngũ đảng viên, ngăn chăn sự sa
sút, yếu kém của nhiều tổ chức đàng viên, bước đầu cải tiến phương thức lãnh đạo
và phong cách công tác
Bộ máy cơ cấu tổ chức: Bộ máy cơ cấu tổ chức tốt hcm nhiều so với 10 năm trước
đây, bớt trùng lắp, chồng chéo về chức năng nhiệm vụ; đầu mối các cơ quan Chính
phủ được thu gọn hơn; cơ cấu bên trong có sự phân định rõ hơn giữa cơ quan quàn
lý nhà nước và đơn vị sự nghiệp. Hiệu lực và hiệu quả quản lý hành chính nhả nước
của hệ thống hành chính được nâng cao lên như tính thông suốt, công khai minh
bạch, bước đầu phát huy quyền làm chủ của nhân dân v.v
Chương trình cài cách hành chính:
Mười năm qua, cải cách hành chính đã được triển khai toàn diện trên năm nội
dung là cải cách thể chế, cải cách tổ chức bộ máy hành chính, xây dựng và nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ, công chửc, cải cách tài chính công, hiện đại hoá nền hành
6
chính. Đó cũng là nhiệm vụ quan trọng trong đổi mới quản lý hành chính nhà nước
Có thể khẳng định những kết quả chủ yếu như sau:
Thể chế của nền hành chính được cải cách và hoàn thiện một bước cơ bàn phù hợp
với yêu cầu phát huy dân chủ với thiết lập chế độ công khai, minh bạch vả cơ chế
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Phần lớn các chủ trương quan trọng
của Đảng về các vấn đề cơ bản trong quá trình đổi mới, xây dựng và hoàn thiện nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được thể chế hóa và tổ chức triển khai.
Thù tục hành chính, nhất là thủ tục trong giải quyết công việc giữa cơ quan hành
chính nhà nước với người dân và doanh nghiệp có bước chuyển biến rõ rệt Những
thủ tục hành chính được đon giản hoá theo hướng công khai, minh bạch tạo thuân lợi
cho người dân, doanh nghiệp. Thông qua một loạt các cải cách và biện pháp như
thực hiện cơ chế “một cửa”, một cửa liên thông, tăng cường công tác kiểm tra, thanh
tra công vụ v.v đã tạo đà cho những chuyển động sâu sấc trong cả hệ thống công
vụ.
1 Công tác tổ chức và cán bộ: Xây dựng, quản lý đội ngũ cán bộ, công chức có
bước tiến mới, rà soát, điều chinh, ban hành đồng bộ hệ thống tiêu chuẩn, chức danh
công chức; tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức, viên chức. Đổi mới chế độ
tuyen dụng, thi nâng ngạch cán bộ, công chức.
Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: Việc “Học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh” được triển khai hàng năm đên các cơ quan, tô chức các cap
và đã trở thành phong trào thi đua của cán bộ, đảng viên gàn kết VỚI thực hiện
nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị.
7
Nghị quyết Đại hội XI của Đảng khẳng định: Đẩy mạnh việc xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm Nhà nước ta thực sự là của nhân dân, do nhân dân và vì
nhân dân, do Đảng lãnh đạo; thực hiện tốt chức năng quản lý kinh tế và đời sống xã hội; giải
quyết đúng mối quan hệ giữa Nhà nước với các tổ chức khác trong hệ thống chính trị, với
nhân dân, với thị trường. Nâng cao năng lực quản lý và điêu hành của Nhà nước theo pháp
luật, tăng cường pháp chê xã hội chủ nghĩa và kỷ luật, kỷ cương. Nhà nước chăm lo, phục
vụ nhân dân, bảo đảm quyên, lợi ích chính đáng của mọi người dân.