Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Tiểu luận môn quản trị marketing TÌM HIỂU VỀ TẬP ĐOÀN VĂN HOÁ VIETTEL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.56 KB, 25 trang )

PHẦN I
TÌM HIỂU VỀ TẬP ĐOÀN- VĂN HOÁ VIETTEL
1. Những mốc son lịch sử trong quá trình hình thành và phát triển.
1.1.Giới thiệu chung về Tập Đoàn Viễn thông Quân đội
Tập Đoàn Viễn thông Quân đội (tên viết tắt là: Viettel), tiền thân là Tổng
Công ty Điện tử thiết bị thông tin được thành lập ngày 1 tháng 6 năm 1989 trực
thuộc Bộ Quốc phòng. Tổng Công ty được ra đời với nhiệm vụ đảm bảo thông
tin liên lạc nhằm củng cố quốc phòng – an ninh và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
phát triển kinh tế của đất nước với nhiều ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh được
triển khai trên toàn quốc và vươn ra cả thị trường quốc tế.
Về kinh doanh các dịch vụ viễn thông, Tập Đoàn không phải là đơn vị đầu
tiên triển khai dịch vụ này, tuy nhiên với chủ trương “Đi tắt đón đầu, tiến thẳng
vào công nghệ hiện đại” Viettel luôn chú trọng vào đổi mới công nghệ, đầu tư
chất xám, kiện toàn bộ máy tổ chức, mở rộng đầu tư v.v do đó hiện nay chúng
ta đã có được hệ thống mạng lưới, cơ sở hạ tầng và thực hiện triển khai kinh
doanh trên toàn quốc đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ Quốc phòng – An ninh
và sản xuất kinh doanh.
Xác định rằng cạnh tranh là một vấn đề tất yếu trong nền kinh tế thị trường
nhưng phải đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh và quyền lợi cho khách hàng, do
đó Viettel luôn có nhiều sáng tạo trong hoạt động kinh doanh vừa đảm bảo tính
cạnh tranh và quyền lợi của khách hàng mà bằng chứng thể hiện rõ ràng nhất là
doanh thu của Tập Đoàn năm sau tăng trưởng gấp đối năm trước trong giai đoạn
từ năm 2005 – 2007. Cùng với sự phát triển lớn mạnh của Tập Đoàn thì các hoạt
động xã hội, nhân đạo, từ thiện giúp đỡ ủng hộ những người nghèo, những
trường hợp khó khăn luôn được Viettel quan tâm thực hiện.
1
1.2.Những mốc son lịch sử về sự ra đời
- Ngày 01 tháng 06 năm 1989
Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị định số 58/HĐBT quyết định thành lập Tổng
Công ty Điện tử thiết bị thông tin, trực thuộc BTL Thông tin liên lạc - BQP (tiền
thân của Tập Đoàn Viễn thông Quân đội Viettel). Ngành nghề kinh doanh: Xuất


nhập khẩu sản phẩm điện tử thông tin, xây lắp các công trình thiết bị thông tin,
đường dây tải điện, trạm biến thế, lắp ráp các thiết bị điện, điện tử.
- Ngày 27 tháng 7 năm 1993
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 336/QĐ-QP về thành lập lại
doanh nghiệp nhà nước Công ty điện tử và thiết bị thông tin với tên giao dịch
Quốc tế là SIGELCO, thuộc Bộ Tư lệnh thông tin liên lạc - BQP.
- Ngày 14 tháng 7 năm 1995
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 615/QĐ-QP quyết định đổi tên
Công ty Điện tử thiết bị thông tin (SIGELCO) thành Công ty Điện tử Viễn
thông Quân đội với tên giao dịch quốc tế là VIETEL, trực thuộc BTL thông tin
liên lạc – BQP. Được bổ sung ngành nghề kinh doanh, được phép cung cấp các
dịch vụ BCVT, trở thành nhà khai thác dịch vụ viễn thông thứ hai tại Việt Nam.
- Ngày 19 tháng 4 năm 1996
Sát nhập 3 đơn vị là Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội, Công ty Điện
tử và Thiết bị Thông tin 1, Công ty Điện tử và Thiết bị Thông tin 2 thành Công
ty Điện tử Viễn thông Quân đội (VIETEL) trực thuộc BTL thông tin liên lạc –
BQP. Ngành nghề kinh doanh chính là: Cung cấp các dịch vụ BCVT trong nước
và quốc tế, sản xuất lắp ráp, sửa chữa và kinh doanh các thiết bị điện, điện tử
thông tin, ăng ten thu phát viba số, xây lắp các công trình thiết bị thông tin,
đường dây tải điện, trạm biến thế; khảo sát thiết kế lập dự án công trình BCVT,
xuất nhập khẩu công trình thiết bị điện tử viễn thông.
- Ngày 28 tháng 10 năm 2003
2
Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội được đổi tên thành Công ty Viễn
thông Quân đội, tên giao dịch bằng tiếng Anh là VIETTEL CORPORATION,
tên viết tắt là VIETTEL, trực thuộc BTL thông tin liên lạc – BQP.
- Ngày 06 tháng 04 năm 2005
Theo quyết định số 45/2005/QĐ-BQP, Công ty viễn thông Quân đội được
đổi tên thành Tổng Công ty Viễn thông Quân đội trực thuộc Bộ Quốc phòng, tên
giao dịch bằng tiếng Anh là VIETTEL CORPORATION, tên viết tắt là

VIETTEL. Ngành nghề kinh doanh là: cung cấp các dịch vụ BCVT trong nước,
Quốc tế; phát triển các sản phẩm phần mềm trong lĩnh vực Điện tử viễn thông,
CNTT, Internet; sản xuất lắp ráp, sửa chữa và kinh doanh các thiết bị điện,
ĐTVT, CNTT và thiết bị thu phát vô tuyến điện; khảo sát và lập dự án công
trình BCVT, CNTT, xây lắp các công trình thiết bị thông tin, đường dây tải điện,
trạm biến thế; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng địa ốc, khách sạn, du lịch; XNK
công trình thiết bị toàn bộ về điện tử thông tin và các sản phẩm điện tử, CNTT.
- Ngày 14/12/2009, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định số
2079/QĐ-TTg về việc thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội
tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là VIETTEL GROUP, viết tắt là
VIETTEL. Đây là mốc son khẳng định vị thế, vai trò của Tập đoàn trong lĩnh
vực viễn thông, trong khi một lĩnh vực viễn thông mà có 2 Tập đoàn kinh tế và
Viettel là Tập đoàn viễn thông đi sau đến 10 năm.
1.3. Những sự kiện nổi bật về phát triển dịch vụ.
Năm 1989 đến năm 1994
Xây dựng tuyến truyền dẫn vi ba băng rộng lớn nhất (140 Mbps); xây dựng
tháp ăngten cao nhất Việt Nam lúc bấy giờ (cao 85m).
Năm 1995
Là doanh nghiệp mới duy nhất được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ đầy
đủ các dịch vụ viễn thông ở Việt Nam.
3
Năm 1999
Hoàn thành đường trục truyền dẫn cáp quang Bắc – Nam với dung lượng
2,5Mbps có công nghệ tiên tiến nhất Việt Nam nhờ áp dụng thành công sáng
kiến thu – phát trên một sợi quang.
Năm 2000
Là doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam cung cấp dịch vụ thoại đường dài sử
dụng công nghệ IP (VoIP) trên toàn quốc.
Năm 2001
Cung cấp dịch vụ điện thoại quốc tế công nghệ VoIP.

Năm 2002
Cung cấp dịch vụ truy nhập Internet.
Năm 2003
Cung cấp dịch vụ điện thoại cố định (PSTN)
Cổng kết nối vệ tinh quốc tế.
Năm 2004:
Cung cấp dịch vụ điện thoại di động.
Cổng kết nối cáp quang quốc tế.
Năm 2006
Đầu tư cung cấp dịch vụ viễn thông ra quốc tế (Lào và Campuchia).
Năm 2007
Một trong 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt nam (theo đánh giá của UNDP)
Doanh thu đạt 1 tỷ USD.
Lũy kế có 12 triệu thuê bao di động đang hoạt động, thị phần lớn nhất Việt
Nam.
Hội tụ 3 dịch vụ viễn thống cố định – di động – Internet.
Năm 2009
4
Ngày 19/02/2009 khai trương mạng Metfone tại Campuchia
Ngày 16/10/2009 khai trương mạng Unitel tại Lào
Việc thành lập 2 mạng tại 2 quốc gia láng giềng đã đưa Viettel là doanh
nghiệp viễn thông đầu tiên và duy nhất cho tới nay của Viêt Nam đầu tư và xây
dựng thành công mạng tại nước ngoài, điều này đã mở ra một thời kỳ mới cho
sự phát triển của Viettel.
Năm 2009 cũng là năm thứ 5 liên tiếp doanh thu của Viettel năm sau tăng
gấp đôi so với năm trước đạt mức 60.200 tỷ đồng với số vốn điều lệ tăng lên gần
20.000 tỷ đồng.
Có thể nói, kể từ năm 2003 trở lại đây là quãng thời gian khẳng định sự
thành công của Viettel bằng việc xây dựng hình ảnh, thương hiệu; xây dựng
trạm vệ tinh, xây dựng hai tuyến cáp quang quốc tế đất liền đi qua Trung Quốc

và đặc biệt việc khai trương dịch vụ điện thoại di động Viettel Mobile đã được
sự ủng hộ của xã hội. Sau một thời gian đi vào hoạt động, mạng di động này đã
được người tiêu dùng đánh giá cao và được bình chọn là 1 trong 10 sự kiện nổi
bật nhất ngành BC-VT và CNTT vào năm 2004.
Viettel luôn coi công nghệ vì con người là chủ đề xuyên suốt quá trình
hình thành và phát triển của Tập Đoàn. Bằng sự nỗ lực, phấn đấu hết sức mình,
Viettel sẵn sàng giúp đỡ và khẳng định trách nhiệm cao thông qua việc đưa ra
các giải pháp, các sản phẩm, dịch vụ hoàn hảo nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu
của các khách hàng với sự thấu hiểu sâu sắc nhất.
Từ khi thành lập đến nay Viettel đã có lịch sử phát triển 20 năm. Ðây là
khoảng thời gian mà nhân loại bước những bước đầu tiên vào thiên niên kỷ mới,
khoảng thời gian để Việt Nam có những bước đột phá trong lĩnh vực Bưu chính
- Viễn thông, và đây cũng là thời gian Viettel đã nỗ lực phấn đấu không ngừng
trong lĩnh vực BC-VT để khẳng định vị trí là một trong những nhà cung cấp
dịch vụ BC-VT hàng đầu tại Việt Nam: Doanh nghiệp đầu tiên đã đem lại sự lựa
chọn cho khách hàng sử dụng dịch vụ, một Doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh
5
vực áp dụng công nghệ mới, hiện đại và chính sách chăm sóc khách hàng, trở
thành một đối tác có uy tín lớn trong nước và quốc tế.
Với kinh nghiệm và sức sáng tạo không ngừng, Viettel đã ngày càng làm
hài lòng và tiếp tục chinh phục khách hàng bằng sự tự tin với một tinh thần lớn,
tinh thần của những người lính để xây dựng quảng bá làm cho tên tuổi Viettel
ngày càng trở nên gần gũi, thân thuộc với mọi tổ chức, mọi cá nhân trong đời
sống xã hội.
- Hệ thống kênh phân phối phát triển rộng khắp với trên 80 siêu thị và 600
cửa hàng, hàng nghìn điểm bán.
- Dịch vụ BCVT phát triển rộng khắp cả nước, phù hợp mọi đối tượng khách
hàng.
- Đầu tư ra nước ngoài. Hiện nay dịch vụ đã có mặt ở 02 nước, đang đàm
phán, tiếp xúc đầu tư 05 nước Mianma, Bắc Triều tiên, Cu Ba, Mô dăm bích,

Vênezuela.
- Về thị phần viễn thông năm 2000 chưa có gì; năm 2004 đạt 3,5%; năm
2005 đạt 10%; năm 2006: 16%, năm 2007: 36%, 2008 khẳng định là mạng có số
thuê bao lớn nhất, vùng phủ sâu rộng nhất VN.
- Phát triển quy mô tổ chức, con người .
* Phá thế độc quyền, cạnh tranh lành mạnh, hiệu quả xã hội cao
- Việc Tập đoàn Viễn thông Quân đội tham gia vào thị trường viễn thông đã
tạo tiền đề, tạo điều kiện để các doanh nghiệp khác kinh doanh dịch vụ viễn
thông, đã tạo bước đột phá, tạo sự cạnh tranh lành mạnh, phá thế độc quyền
doanh nghiệp, làm giảm giá cước viễn thông, tăng sức cạnh tranh cho nền kinh tế
đất nước.
- Tháng 10/2000, khi Viettel bắt đầu thử nghiệm kinh doanh dịch vụ 178 tại
Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với giá cước chỉ bằng 55%-60% giá cước điện
thoại truyền thống đã được khách hàng và dư luận ủng hộ nhiệt tình. Lần đầu tiên
6
ở Việt Nam, khách hàng được quyền lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ. Lần đầu tiên
có doanh nghiệp viễn thông bên cạnh VNPT.
- Đến nay, qua quá trình phát triển, cạnh tranh lành mạnh, giá cước của tất cả
các dịch vụ viễn thông đều giảm mạnh. Điện thoại đường dài quốc tế giảm 5 lần
(từ 02 USD/phút còn 0,4 USD/phút năm 2007; 0,25 USD/phút năm 2008), điện
thoại đường dài trong nước giảm 03 lần, phí hoà mạng điện thoại di động từ
250.000đ/ thuê bao còn 120.000đ/thuê bao. Phí thuê bao giảm từ 120.000đ/tháng
xuống còn 50.000đ/tháng. Với cách tính Blốc 06 giây (nay là 6 giây +1) và không
tính phí cuộc gọi theo vùng, cước cuộc gọi đã giảm từ 4-5 lần so với năm 2000.
Cước thuê kênh quốc tế giảm 10 lần so năm 2000. Trong năm 2008, với các gói
cước ưu đãi (home phone, Tomato, happy Zone, Sumo…), 6/2009 cước cuộc gói
tiếp tục giảm 20-30%.
- Các dịch vụ nghe được cộng tiền vào tài khoản, giảm cước giờ thấp điểm, ưu
đãi sinh viên… đã có tính kích thích thị trường, khách hàng được hưởng lợi. Các
mạng đều đua nhau chiến dịch giảm giá và đưa ra những gói cước mang tính cạnh

tranh cao. Chương trình Internet miễn phí đến 40.000 trường học trong cả nước.
- Với thị trường viễn thông sôi động, có sự tham gia của các doanh nghiệp
mới, trong đó nổi bật có Viettel đã góp phần tích cực cho sự phát triển của ngành
viễn thông Việt Nam. Những năm qua đã có sự phát triển bùng nổ cả về đầu tư
mạng lưới và phát triển thuê bao. Thuê bao các mạng đều tăng đột biến. Nếu
trước năm 2004, toàn quốc mới chỉ có 1000 trạm phát sóng di động với gần 3
triệu thuê bao di động, thì năm 2005 là hơn 2000 trạm phát sóng di động, với 8
triệu thuê bao. Đến 3/2009 toàn quốc có hơn 20.000 trạm phát sóng di động, với
hơn 60 triệu thuê bao đăng ký, hơn 40 triệu thuê bao hoạt động. Riêng Viettel đã
có 14.895 trạm phát sóng, trên 38,4 triệu thuê bao hoạt động 02 chiều, có 22,5
triệu thuê bao đang hoạt động trong ngày.
- Cùng với sự phát triển, lớn mạnh của mình, Viettel còn tích cực tham gia vào
các hoạt động xã hội, hoạt động từ thiện nhân đạo, hoạt động đề ơn đáp nghĩa.
7
Điển hình như đã xây dựng quỹ “Viettel tấm lòng Việt”, chương trình “Nối vòng
tay lớn” vào dịp Tết Dương lịch hàng năm, chương trình “trái tim cho em’…Tổ
chức cuộc hành quân “Thắp lửa truyền thống vang mãi khúc quân hành” xuyên
Việt với hơn 1000 cựu chiến binh tham gia, tổ chức cuộc giao lưu “Một thời hoa
lửa” giữa hơn 1000 cựu chiến binh tại thành cổ Quảng Trị với hơn 5000 sinh viên
Hà nội, ủng hộ xây dựng mộ liệt sỹ tập thể tại nghĩa trang đường 9 với số tiền 200
triệu đồng, nghĩa trang Hàng Dương (Côn Đảo) 200 triệu đồng, nghĩa trang
Kbang (Gia Lai) 300 triệu đồng, xây dựng gần 145 ngôi nhà tình nghĩa và 01 nhà
mẫu giáo tình thương với số tiền 800 triệu đồng. Tích cực tham gia vào các hoạt
động tư thiện nhân đạo, ủng hộ đồng bào thiên tai, bão lụt, đền ơn đáp nghĩa, với
tổng số tiền từ năm 2000 đến nay (2008) là hơn 40 tỷ đồng.
3. Triết lý thương hiệu, triết lý kinh doanh
* Triết lý kinh doanh.
- Liên tục đổi mới, sáng tạo và luôn quan tâm, lắng nghe khách hàng như
những cá thể riêng biệt để cùng họ tạo ra các sản phẩm, dịch vụ ngày càng
hoàn hảo.

- Gắn kết các hoạt động sản xuất kinh doanh với các hoạt động xã hội, hoạt
động nhân đạo.
- Lấy con người là nhân tố chủ đạo để phát triển. Chân thành với đồng
nghiệp, cùng nhau gắn bó, góp sức xây dựng mái nhà chung Viettel
* Triết lý thương hiệu :
Tầm nhìn thương hiệu định ra một hướng đi chung cho các hoạt động của
Viettel, được cô đọng từ việc tổng hợp cơ sở mong muốn của khách hàng và sự
đáp ứng của Viettel, kết hợp giữa văn hoá Phương Đông và Phương Tây.
- INNOVATOR: (Phương Tây)
o Tiên phong, sáng tạo.
o Liên tục đổi mới, cải cách.
8
o Làm việc và tư duy logic có hệ thống.
o Cá thể hoá.
- CARING: (Phương Đông)
o Luôn lắng nghe, quan tâm, chăm sóc.
o Tư duy trực quan sinh động.
o Cơ chế cân bằng, ổn định.
o Tình cảm, có trách nhiệm xã hội, tham gia các hoạt động nhân đạo.
Xuất phát từ những thể hiện qua tấm bưu thiếp, ý tưởng thương hiệu được
cô đọng qua câu khẩu hiệu (slogan) sau đây:
Slogan
‘Say it your way’
‘Hãy nói theo cách của bạn’
- Ý nghĩa câu khẩu hiệu:
‘Hãy nói theo cách của bạn’ thể hiện rõ trên 2 vế:
o Sự quan tâm, lắng nghe, tôn trọng và đáp ứng của Viettel đối với
khách hàng và các thành viên.
o Bên cạnh đó là sự khuyến khích phản hồi, đóng góp, xây dựng và
sáng tạo của mọi ngưòi (khách hàng và các thành viên Viettel) nhằm

tạo ra các sản phẩm dịch vụ ngày càng hoàn hảo đáp ứng nhu cầu của
khách hàng.
Logo
- Ý nghĩa của logo
9
Ý tưởng cội nguồn:
Logo được thiết kế dựa trên ý tưởng lấy từ hình tượng hai dấu nháy đơn.
Hình tượng này muốn nói với mọi người rằng, Viettel luôn luôn biết lắng nghe
và cảm nhận, trân trọng những ý kiến của mọi người như những cá thể riêng biệt
– các thành viên của Tổng Công ty, khách hàng và đối tác. Đây cũng chính là
nội dung của câu khẩu hiệu của Viettel: Hãy nói theo cách của bạn (Say it your
way).
Hình dáng:
Nhìn logo Viettel, ta thấy có sự chuyển động liên tục, xoay vần vì hai dấu
nháy được thiết kế đi từ nét nhỏ đến nét lớn, nét lớn lại đến nét nhỏ, thể hiện
tính logic, luôn luôn sáng tạo, liên tục đổi mới.
Khối chữ Viettel được thiết kế có sự liên kết với nhau, thể hiện sự gắn kết,
đồng lòng, kề vai sát cánh của các thành viên trong Tổng Công ty.
Với triết lý kinh doanh là nhà sáng tạo và quan tâm đến khách hàng, triết lý
này được thể hiện trên logo là con người đóng vai trò trung tâm.
10
PHẦN II
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC CHO DỊCH VỤ IPTV TẠI THỊ
TRƯỜNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
I. Giới thiệu sản phẩm dịch vụ IP TV
Thế nào là IPTV?
IPTV là dịch vụ truyền hình qua giao thức Internet được cung cấp tới khách
hàng dựa trên công nghệ IPTV (Internet Protocol Television). Tín hiệu truyền
hình được chuyển hóa thành tín hiệu IP, truyền qua hạ tầng mạng ADSL đến
thiết bị đầu cuối là bộ giải mã Set - Top - Box (STB) và phát trên tivi.

Vì sao IPTV là xu hướng xem truyền hình của thời đại mới?
Với tốc độ phát triển của mạng Internet băng thông rộng (ADSL) hiện nay, nhu
cầu thưởng thức các dịch vụ giải trí trên mạng là xu hướng tất yếu bởi qua giao
thức Internet, các dịch vụ giải trí được tích hợp với nhiều giá trị gia tăng hấp
dẫn. IPTV là dịch vụ gia tăng mới xuất hiện ở Việt Nam. Dịch vụ này không
nằm ngoài xu hướng tích hợp công nghệ (Triple Play: Data - Voice - Video) của
ngành công nghệ truyền thống trong tương lai.
Sự khác biệt của MyTV so với truyền hình cáp (cable TV) và Internet TV?
IPTV – dịch vụ truyền hình đa phương tiện do Tập đoàn Viễn thông Quân đội
cung cấp, mang đến cho quý khách hàng hình thức giải trí khác biệt đúng như
“Những gì bạn muốn”.
2. Điểm khác biệt của IPTV so với truyền hình cáp (cable TV)?
Với IPTV khách hàng không chỉ dừng lại ở việc xem truyền hình đơn thuần
giống như truyền hình truyền thống và truyền hình cáp mà có thể xem bất cứ
11
chương trình nào mình yêu thích vào bất kỳ thời điểm nào và có thể sử dụng các
dịch vụ khác qua màn hình Tivi như: Xem phim theo yêu cầu, hát Karaoke, chơi
game, nghe nhạc.
IPTV thực sự thể hiện được sức mạnh của dịch vụ Truyền hình theo yêu cầu,
đồng thời hấp dẫn khách hàng bởi tính năng tương tác trực tiếp với các
chương trình đó.
Điểm khác biệt của IPTV so với Internet TV?
Về bản chất kỹ thuật: IPTV sử dụng phương thức phát các chương trình trên
nền tảng và hạ tầng Internet, trong khi Internet TV là dạng truyền hình trực
tuyến trong đó các chương trình được phát trên nền web.
Về tính năng sử dụng: Chất lượng hình ảnh, âm thanh trên IPTV cao hơn so
với Internet TV. IPTV còn có thể vừa được xem trên truyền hình và xem trên
máy tính.
3. Các chương trình và dịch vụ đang cung cấp trên IPTV?
Với nhiều dịch vụ phong phú và tính năng nổi trội, IPTV hy vọng sẽ mang lại

cho khách hàng cách thưởng thức khác biệt: “Truyền hình theo yêu cầu”
Truyền hình (Live TV): Live TV tương tự như dịch vụ truyền hình truyền
thống. Dịch vụ này cung cấp cho khách hàng những chương trình truyền hình
được thu lại từ hệ thống truyền hình mặt đát, truyền hình cáp, truyền hình vệ
tinh và kênh truyền hình riêng. Các nội dung truyền hình được phát theo lịch
trình và thời gian cố định như truyền hình truyền thống. Nhưng với công nghệ
IPTV, khách hàng không chỉ xem một cách thụ động mà có thể sử dụng những
tính năng ưu việt: tạm dừng, lưu trữ, hướng dẫn chương trình điện tử, khóa
chương trình dành cho trẻ em.
Phim theo yêu cầu (VOD): Dịch vụ này cho phép khách hàng lựa chọn và xem
12
phim lưu lại trên server.
Karaoke (KoD): mang đến cho khách hàng danh sách những bài hát được ưa
chuộng trong nước và quốc tế. Lời bài hát xuất hiện dưới dạng text trên màn
hình TV, Karaoke là một dịch vụ đặc biệt hấp dẫn.
Truyền hình theo yêu cầu (TVoD): Dịch vụ này cho phép bạn lựa chọn và
xem lại các chương trình đã phát trước đó. Với dịch vụ Truyền hình theo yêu
cầu, bạn không phải phụ thuộc vào thời gian phát sóng của các đài truyền hình
và không bao giờ bỏ lỡ bất cứ một chương trình truyền hình yêu thích nào.
Âm nhạc (MoD): Dịch vụ này cho phép khách hàng lựa chọn và nghe, xem các
clip, video clip ca nhạc từ thư viện của nhà cung cấp.
Game (GoD): Dịch vụ cho phép chơi các game từ danh sách đã được định sẵn
đến STB. Người dùng trả phí cho việc chơi game.
Tiếp thị truyền hình (Tele – Marketing): Mang đến cho khách hàng sử dụng
MyTV các thông tin về sản phẩm, dịch vụ để lựa chọn và mua sắm. Với mục
đích giới thiệu sản phẩm, dịch vụ này giúp khách hàng có thể đưa ra quyết định
mua sắm chính xác hơn cho mình.
Thông tin cần biết (T - Intormation): Khách hàng có thể sử dụng tính năng
này để tra cứu các thông tin cần thiết. Những thông tin trên hệ thống MyTV rất
đa dạng và phong phú.

Tạm dừng (Time Shift TV): Dịch vụ Tạm dừng là dịch vụ kết hợp giữa dịch vụ
truyền hình trực tuyến Live TV và dịch vụ theo yêu cầu. Với chức năng Time
13
shift, bạn có thể tạm dừng hoặc tua đi tua lại kênh truyền hình đang phát để xem
lại sau đó.
Lưu trữ (nPVR): Chức năng nPVR ( Personal Video Recorder ) cho phép
khách hàng ghi chương trình và lưu trữ chúng trong hệ thống lưu trữ của nhà
vận hành và xem lại sau đó với đầy đủ chức năng điều khiển VCR.
Trả tiền theo từng chuyên mục (iPPV): Là dịch vụ trả tiền theo từng lần xem.
iPPV là một giải pháp hiệu quả bởi vì đôi khi bạn chỉ quan tâm đến một số
chuyên mục nhất định chứ không muốn xem tất cả các kênh.
Quảng cáo (Live channel & Advertising): Quảng cáo trên kênh trực tuyến là
dịch vụ cho phép khách hàng doanh nghiệp có nhu cầu đặt quảng cáo trên
MyTV qua nhiều hình thức: TVC, Panel, Logo, Text
Sóng phát thanh (Broadcast audio channel): Là dịch vụ nghe sóng phát thanh
theo yêu cầu. Với một danh sách định sẵn có trong hệ thống các chương trình
phát thanh được phát trực tiếp theo chuyên đề cụ thể như âm nhạc, chính trị,
kinh tế, xã hội Bạn có thể lựa chọn và nghe các chương trình phát thanh trong
nước, quốc tế qua hệ thống MyTV.
Chia sẻ ảnh và clip (Media sharing): Tính năng này cho phép khách hàng
IPTV có thể tạo, lưu trữ và quản lý các album ảnh, clip của mình.
Ngoài ra, các giai đoạn tiếp theo sẽ có các dịch vụ tương tự nhưng với chất
lượng cao (High Definition) và thêm một số dịch vụ gia tăng giá trị khác.
14
II. Mục tiêu chiến lược
Dịch vụ IPTV của Viettel sẽ bắt đầu kinh doanh vào quý I năm 2011. Mục
tiêu của chiến lược là đến cuối năm 2011, 80% số hộ gia đình trên địa bàn Đà
Nẵng đang sử dụng dịch vụ ADSL của Viettel sẽ sử dụng thêm dịch vụ IPTV.
Con số cụ thể là khoảng 4594 thuê bao. Viettel sẽ đưa ra những chính sách ưu đãi
hợp lý để thu hút đối tượng khách hàng này. Đây là những khách hàng đã tin

tưởng sử dụng dịch vụ của Viettel vì vậy Viettel sẽ tăng cường công tác chăm sóc
khách hàng để khách hàng yên tâm sử dụng dịch vụ mới.
Mục tiêu thứ hai mà Viettel Đà Nẵng muốn đạt được khi xây dựng chiến
lược là trong 3 năm sẽ trở thành một trong các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh
vực cung cấp dịch vụ IPTV cả về số lượng thuê bao, chất lượng dịch vụ. Đây là
mục tiêu mà Viettel Đà Nẵng phải nỗ lực không ngừng để đạt được.
III. Xác định khách hàng mục tiêu
Tại thị trường Đà Nẵng, khách hàng mục tiêu của Viettel đối với dịch vụ
IPTV sẽ bao gồm những đối tượng sau:
1. Hộ gia đình đang sử dụng dịch vụ ADSL của Viettel
Theo số liệu thống kê đến tháng 12/2010, số lượng thuê bao hộ gia đình đang
sử dụng dịch vụ ADSL của Viettel là 5.743 hộ. Đây là đối tượng khách hàng đầu
tiên mà Viettel hướng đến vì việc cung cấp dịch vụ IPTV cho đối tượng khách
hàng này sẽ chỉ dựa trên hệ thống hạ tầng sẵn có của dịch vụ ADSL. Mặc khác, là
khách hàng đã sử dụng dịch vụ của Viettel nên sẽ dễ tiếp cận khi giới thiệu dịch
vụ mới và độ tin cậy vào nhà cung cấp sẽ cao hơn. Tuy nhiên, đối tượng khách
hàng này sẽ đòi hỏi một chính sách ưu đãi tốt hơn các đối tượng khác.
2. Khách hàng tiềm năng
2.1. Hộ gia đình chưa sử dụng Internet của nhà cung cấp nào
15
Tại thời điểm tháng 12/2010, Thành phố Đà Nẵng có 221.915 hộ gia đình.
Đà Nẵng hiện là địa phương có tỷ lệ dân cư sống tại khu vực thành thị cao nhất
nước, dân số đô thị chiếm 86,0%/tổng dân cư. Nếu tập trung vào số hộ gia đình
tại khu đô thị sẽ xấp xỉ 197.504 hộ. Theo số liệu thống kê hiện có khoảng 80.003
hộ đã sử dụng đường truyền Internet của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tại
Đà Nẵng. Vậy hiện tại còn khoảng 117.000 hộ gia đình tại khu đô thị chưa sử
dụng dịchcho vụ ADSL của nhà cung cấp nào. Đây chính là lượng khách hàng
tiềm năng mà các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hướng tới trong đó có Viettel
Đà Nẵng.
2.2 Khách hàng từ đối thủ cạnh tranh

Với việc đầu tư cho dịch vụ IPTV với những ưu điểm vượt trội với các đối
thủ, Viettel Đà Nẵng vẫn hy vọng lôi kéo được một lượng khách hàng từ đối thủ
chuyển sang. Đây là những khách hàng không hài lòng với nhà cung cấp dịch vụ
cũ hoặc không được chăm sóc chu đáo. Một số khách hàng sẽ tìm kiếm sự mới lạ
từ nhà cung cấp Viettel mà họ tin rằng sẽ đáp ứng được nhu cầu của họ.
IV. Phân tích quy mô và nhu cầu dịch vụ
Trong nền kinh tế hội nhập hiện nay của nền kinh tế Việt Nam, nhất là sau
khi Việt Nam gia nhập vào tổ chức Thương mại thế giới ( WTO ) đất nước ta
vẫn đang đạt một tốc độ tăng trưởng cao . Cùng với sự phát triển của đất nước,
chất lượng phát triển kinh tế của thành phố Đà Nẵng ngày càng được nâng lên.
Tốc độ tăng trưởng GDP ước đạt 11,2%, trong đó, khu vực công nghiệp – xây
dựng tăng 9,5%; khu vực dịch vụ tăng 13,4%; khu vực thủy sản-nông lâm tăng
2,2% so với năm 2008; Đà Nẵng được xếp đầu về Chỉ số sẵn sàng ứng dụng
công nghệ thông tin năm 2009 và là năm thứ 2 liên tiếp đứng đầu cả nước về
Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).
Năm 2009, thành phố được xếp hạng đứng đầu cả nước về Chỉ số mức độ
sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin. Lĩnh vực văn hóa xã
hội có nhiều chuyển biến tích cực. Theo thống kê của Sở Thông tin truyền
16
thông, 96% hộ gia đình tại Đà Nẵng có Tivi. Đây chính là điều kiện thuận lợi để
Viettel bước vào cung cấp dịch vụ IPTV tại Đà Nẵng.
V. Phân tích môi trường kinh doanh
A. Môi trường bên ngoài
1. Môi trường kinh tế
Tổng sản phẩm nội địa (GDP) của thành phố Đà Nẵng năm 2009 đạt 9.236 tỉ
đồng, tăng bình quân 11%/năm. GDP bình quân đầu người năm 2010 ước đạt
33,2 triệu đồng, gấp 2,2 lần so với năm 2005 và bằng 1,6 lần mức bình quân
chung cả nước.
Đà Nẵng có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đứng đầu Việt Nam liên
tiếp trong 2 năm 2008 và 2009, đồng thời đứng đầu về chỉ số hạ tầng, xếp thứ 4

về môi trường đầu tư. Tính đến tháng 5 năm 2010, tổng vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) tại Đà Nẵng đạt gần 2,7 tỷ USD và vốn thực hiện ước đạt 1,3
tỷ USD với 99 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động. Hiện vốn đầu tư của các
doanh nghiệp nước ngoài có 80% đổ vào xây dựng khu đô thị, du lịch và căn hộ
biệt thự cao cấp.
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông
nghiệp. Tỷ trọng nhóm ngành dịch vụ trong GDP năm 2009 đạt 50,5%; công
nghiệp - xây dựng đạt 46,5% và nông nghiệp đạt 3%. Cơ cấu lao động chuyển
biến tích cực, đến năm 2010, tỷ lệ lao động nông nghiệp (thủy sản - nông - lâm)
ước còn 9,6%, lao động công nghiệp - xây dựng là 35,1% và dịch vụ 55,3%.
2. Môi trường dân số
Tính từ Tổng điều tra năm 1979 đến Tổng điều tra 2009 thì dân số Đà
Nẵng đã tăng gấp đôi trong vòng 30 năm.

17
So với kết quả Tổng điều tra năm 1999, trong giai đoạn 10 năm qua, dân số Đà
Nẵng đã tăng 1,3 lần. Tính bình quân tăng 20,2 nghìn người mỗi năm, tương
đương tốc độ tăng bình quân hằng năm là 2,62%.

Mật độ dân số Đà Nẵng tăng từ 720 người/km2 tăng lên 906,7 người/km2
(không tính diện tích huyện Hoàng Sa) trong đó mật độ khu dân cư đô thị tăng
từ 2543 người/km2 lên 3194 người/km2.

Mỗi năm tại Đà Nẵng tăng cơ học khoảng 1 vạn người. Nếu không có những tác
động đột biến trong tương ai thì tốc độ tăng trưởng dân số như những năm gần
đây, Đà Nẵng sẽ đạt 1 triệu dân vào đầu năm 2014 và 1,1 triệu dân vào đầu năm
2018.

3. Môi trường công nghệ
+ Khách hàng yêu cầu tích hợp nhiều dịch vụ trên một kênh viễn thông

nên công nghệ điện tử viễn thông phát triển nhanh theo hướng tích hợp các
dịch vụ trên nền IP, sử dụng công nghệ NGN
+ Các DN viễn thông ngay từ đầu phải lựa chọn cho mình một công
nghệ phù hợp.
+ Giá thiết bị viễn thông có xu thế giảm, cho phép giảm suất đầu tư.
Thị trường viễn thông đang chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt, xóa bỏ hoàn
toàn vị thế độc quyền của VNPT với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp mới,
tiềm lực mạnh làm bùng nổ hàng loạt các dịch vụ viễn thông giá rẻ đòi hỏi
Viettel phải phát triển nhanh, tối ưu mạng lưới, giảm thiểu chi phí để đảm bảo
được vị thế cạnh tranh, khai thác triệt để các phân khúc thị trường mới.
4. Môi trường văn hóa xã hội
Chưa bao giờ môi trường văn hóa xã hội ở VN phong phú và đa dạng,
năng động và tích cực, khích lệ và cám dỗ, có nhiều cơ hội và thách thức…
18
như hiện nay. Mức độ phong phú và đa dạng, nhịp điệu năng động và tích cực
của môi trường văn hóa VN hiện đã đủ để nuôi dưỡng mọi ý tưởng tốt đẹp,
khích lệ mọi lợi thế trong phát kiến, sáng tạo. Không nằm ngoài sự phát triển xã
hội cả nước, Đà Nẵng cũng có những phát triển mạnh mẽ trong đời sống văn hóa
xã hội. Phát triển mạnh mẽ các ngành nghề sáng tạo và sản xuất các sản phẩm
văn hóa. Đầu tư phát triển ngành công nghiệp văn hóa, nhất là điện ảnh, báo chí,
phát thanh và truyền hình, quảng cáo và trình diễn nghệ thuật Đẩy mạnh xã
hội hóa các hoạt động văn hóa. Nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm văn
hóa trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Đây chính là cơ hội của các nhà kinh doanh
dịch vụ viễn thông muốn đáp ứng nhu cầu văn hóa của người dân.
5. Đối thủ cạnh tranh
a. My TV của VNPT (hơn 60 kênh)
- Có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực khai thác thị trường, điểm mạnh là
đang nắm giữ hầu như toàn bộ hạ tầng viễn thông của khu vực miền trung.
- Khách hàng: Nắm giữ hầu như toàn bộ khách hàng thuê đường truyền ADSL.
- Chiến lược kinh doanh: Thực hiện tốt công tác chăm sóc khách hàng từ khi

có sự tham gia vào thị trường nhằm lấy lại uy tớn trước đây khi còn độc quyền
không quan tâm đến dịch vụ chăm sóc khách hàng. Phát triển khách hàng dựa
trên nguồn khách hàng hiện có và tổ chức marketing trực tiếp đối với khách
hàng mới. Nghiên cứu triển khai cung cấp dịch vụ mới với giá cước thấp nhưng
tốc độ cao.
- Nhân sự: Bộ máy quản lý ổn dịnh, đội ngũ nhân viên đông đảo có kinh
nghiệm.
- Công nghệ, chất lượng dịch vụ tốt.
- Thị Phần: chiếm khoảng 80% thị phần trên thị trường của Đà Nẵng.
- Chăm sóc khách hàng: đang chú trọng công tác chăm sóc khách hàng, quan
tâm đến chất lượng cung cấp, xử lý sự cố cho khách hàng nhanh.
19
- Quảng Cáo: Thực hiện quảng cáo dịch vụ rộng rãi trên các phương tiện thông
tin đại chúng, chu kỳ quảng cáo ngắn, tham gia hội chợ triển lãm định kỳ.
b. ITV của FPT
- Thị phần : FPT chiếm khoảng 5% thị phần trên thị trường tại Đà Nẵng.
- Công tác chăm sóc khách hàng: Thực hiện tốt công tác chăm sóc khách hàng,
thăm hỏi tình hình sử dụng dịch vụ của khách hàng, tặng quà cho khách hàng
nhân ngày lễ, tết,
- Quảng cáo: Ngay từ khi triển khai cung cấp dịch vụ FPT đã tổ chức quảng
cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng trong khu vực: Truyền hình, Các
báo,
B. Môi trường bên trong
1. Năng lực tài chính
Doanh thu Tập đoàn hàng năm có sự tăng trưởng ổn định, theo hướng đi
lên. Đặc biệt là những năm gần đây, năm sau tăng hơn năm trước với tỷ lệ tăng
trưởng cao. Từ năm 2004 đến nay doanh thu năm sau cao gấp hơn 02 lần năm
trước. Năm 2004 doanh thu đạt 1.415 tỷ đồng, năm 2005 là 3.270 tỷ đồng, năm
2006 đạt 7.108 tỷ đồng, năm 2007 doanh thu đạt 16.300 tỷ đồng (doanh thu toàn
ngành BCVT đạt 67.000 tỷ đồng = 5,5% GDP). Năm 2008 doanh thu đạt 33.150

tỷ đồng. Năm 2009 doanh thu đạt 60.200 tỷ đồng, tăng 80% so với năm 2008, là
mức tăng trưởng cao nhất trong số các DN viễn thông, vượt kế hoạch 34%, đứng
thứ 4 trong số các Tập đoàn kinh tế. Lợi nhuận trước thuế đạt 10,290 tỷ đồng,
đứng thứ 3 trong số các Tập đoàn.
- Vốn cố định: 2000 có 2,3 tỷ đồng; 2004 có 980 tỷ đồng; 2005 có 1366 tỷ
đồng; 2006 có 2100 tỷ đồng, 2007 có 4846 tỷ đồng, 2008 có 11.500 tỷ đồng.
2.Cơ sở hạ tầng
20
Điện thoại đường dài trong nước và quốc tế 178 sử dụng công nghệ VoIP
khai trương từ 15/10/ 2000, đến 9/2006 hoàn thành mở mạng tại 64/64 tỉnh
thành phố. Dịch vụ điện thoại cố định: Bắt đầu kinh doanh từ tháng 9/2003 tại
Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2006 mở mạng tại 64 tỉnh thành
phố. Dịch vụ Internet khai trương 10/2002 tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Minh, đến 2006 đã mở mạng tại 64/64 tỉnh thành phố. Hiện đang phát triển
mạng Internet cho ngành giáo dục (gần 40 nghìn trường).
Năm 2000 bắt đầu triển khai cơ sở hạ tầng với 600 km cáp quang. Đến nay
đã xây dựng được 04 đường trục cáp quang Bắc Nam 1A, 1B, 1C, 2B và các
tuyền vòng, tuyến rẽ, quang hoá và đảm bảo vu hồi 63/63 tỉnh có vu hồi 1+1 –
1+3, với tổng chiều dài hơn 90.000 km (số liệu hết năm 2009), ngoài ra còn thực
hiện đổi sợi với Điện lực, với VTN (Bưu điện) hàng nghìn km, tạo nên mạng lưới
cáp quang có chiều dài lớn nhất, có vùng phủ rộng nhất Việt Nam
3. Năng lực công nghệ
Tiên phong trong ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến của thế giới
vào kinh doanh dịch vụ và phong trào sáng kiến cải tiến kỹ thuật
- Là doanh nghiệp ra đời sau, chủ trương của Đảng uỷ, Ban giám đốc Tập
đoàn là “đi tắt đón đầu”, ứng dụng khoa công nghệ mới nhất của thế giới vào
kinh doanh các dịch vụ đạt hiệu quả kinh tế cao.
- Năm 1998 đề xuất với Bộ Tư lệnh Thông tin sử dụng công nghệ SDH thu
phát trên 01 sợi quang với tốc độ 2,5 GBps, lần đầu tiên được đưa vào Việt Nam
đã biến 02 sợi cáp quang quân sự trên đường điện lực 500 KV thành tương

đương 04 sợi, tạo sự thay đổi về chất mạng thông tin cố định quân sự.
- Năm 2000 được Tổng cục Bưu điện (nay là Bộ BCVT) tin tưởng giao, Tập
đoàn đã thử nghiệm dịch vụ điện thoại đường dài sử dụng công nghệ VoIP lần
đầu tiên áp dụng ở Việt Nam. Kết thúc giai đoạn thử nghiệm được đánh giá là
thành công toàn diện và trên cơ sở đó Bộ BCVT cấp phép cho Viettel và các
doanh nghiệp khác được kinh doanh dịch vụ này cả trong nước và Quốc tế. Đây
21
là bước đột phá đầu tiên, tạo môi trường cạnh tranh sôi động, lành mạnh trong
ngành viễn thông ở Việt Nam.
- Các dịch vụ của Tập đoàn Viễn thông Quân đội từ điện thoại cố định, điện
thoại di động, truyền dẫn, Internet đều sử dụng các thiết bị mới nhất của các
hãng sản xuất nổi tiếng trên thế giới như: Alcatel, Ericcson, Siemens,
Huawei bảo đảm phục vụ mọi nhu cầu của khách hàng và sẵn sàng nâng cấp
đáp ứng sự phát triển của khoa học công nghệ thế giới.
- Triển khai dịch vụ Wimax, thi tuyển 3G với số điểm cao nhất, đặt cọc đầu
tư đến 2010 là 4500 tỷ, gấp 03 lần so với VNPT và Mobi phone
- Được bình chọn là 1 trong 10 sự kiện công nghệ thông tin và truyền thông
năm 2004. Được hiệp hội doanh nghiệp bình chọn là thương hiệu mạnh năm
2005, thương hiệu nổi tiếng nhất ngành hàng Điện tử Bưu chính viễn thông năm
2006, cúp vàng thương hiệu năm 2007. Năm 2008, Viettel được Infoma
Telecoms and Media – một công ty có uy tín hàng đầu thế giới về phân tích viễn
thông - đánh giá xếp hạng thứ 83 trong số 100 thương hiệu viễn thông lớn nhất
thế giới, được bình chọn là một trong bốn nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tốt
nhất ở các quốc gia đang phát triển. Hiện nay, Viettel đứng thứ 41 trong tổng số
hơn 650 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động trên toàn thế giới.
4. Năng lực về nguồn nhân lực
- Thực hiện mục tiêu “giữ gìn, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ”, hiện nay đội ngũ
cán bộ, nhân viên của Tập đoàn vừa công tác vừa học tập, vừa tự đào tạo, nghiên
cứu đã làm chủ và sử dụng có hiệu quả toàn bộ các trang bị tiên tiến hiện đại nhất
của thế giới. Hàng năm cử đi đào tạo, bồi dưỡng các lớp trong và ngoài nước

hàng trăm lượt cán bộ, nhân viên. Tuyển dụng, giáo dục, bồi dưỡng hàng nghìn
lượt sinh viên tốt nghiệp các trường đại học vào làm việc tại Tập đoàn, sẵn sàng
phục vụ quân đội khi cần thiết.
22
- Về tổ chức chính quyền là 1 trong 48 đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng -
doanh nghiệp số 1 của Bộ Quốc phòng và có vị thế trong giới doanh nghiệp Việt
Nam (năm 2007, top 10).
- Năm 2000 toàn Tập đoàn có 186 cán bộ nhân viên, trong đó 35% có trình độ
đại học, trên đại học, Đảng bộ Tập đoàn có 09 chi đảng bộ cơ sở với 50 đồng chí
là Đảng viên.
- Năm 2007 đã có hơn 8000 cán bộ, nhân viên.
- Tháng 3/2008 có hơn 13.400 cán bộ, nhân viên; đến tháng 3/2009 có gần
15.000 cán bộ, nhân viên, 6/2009 có hơn 17.000 cán bộ, nhân viên, 60% có trình
độ cao đẳng, đại học và trên đại học. Ngoài ra, Viettel còn có hơn 20.000 cộng tác
viên hoạt động trên mọi miền đất nước.
5. Phân tích ma trận SWOT
Điểm mạnh
- có thương hiệu mạnh, uy tín
- cơ sở hạ tầng rộng khắp
- nguồn nhân lực dồi dào, có chất
lượng, được đào tạo bài bản
- dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt
- nguồn vốn mạnh
Điểm yếu
- ra đời sau các đối thủ cạnh tranh
- số lượng khách hàng sử dụng
đường truyền Internet của Viettel còn
thấp
Cơ hội
- trình độ dân trí cao

- đời sống tinh thần, văn hóa của
người dân ngày càng cao
- nhu cầu giải trí cao
- trong môi trường hội nhập nhu cầu
cập nhật thông tin trong và ngoài
nước rất cao
Thách thức
- trong tương lai các tập đoàn viễn
thông lớn trên thế giới sẽ tràn vào và
hoạt động trong thị trường.
- đời sống tinh thần và dân trí của
người dân thì ngày càng cao nhưng
mức sống lại chưa tương xứng nên là
rào cản để người dân sử dụng các
23
- con người ngày nay rất bận rộn nên
ko thể xem những chương trình yêu
thích vào những thời gian cố định.
dịch vụ công nghệ cao.
- thói quen sử dụng các công nghệ
cũ, các phương tiện truyền thông cũ
còn nặng nề
- thách thức về việc lạc hậu công
nghệ.
VI. Định dạng chiến lược
Sau khi đã phân tích kỹ môi trường bên trong và bên ngoài, những điểm
mạnh và điểm yếu của đơn vị, Viettel Đà Nẵng xác định sẽ định dạng chiến lược
marketing như sau:
 W1/W2/S2/04: Chiến lược đi theo thị trường
(Áp dụng cho năm 2011)

Trong giai đoạn này, trong khi các đối thủ cạnh tranh đã kinh doanh dịch vụ
tương tự nên Viettel sẽ xây dựng chiến lược đi theo thị trường, bám sát đối thủ để
phát triển dịch vụ với cách làm cụ thể như sau:
 Chiến lược khác biệt hoá sản phẩm: Có các kênh truyền hình độc quyền
mà các đối thủ cạnh tranh không có; đa dạng hóa dịch vụ thông qua việc
tăng số lượng kênh phát sóng …
 Theo đuổi chính sách giá thấp hơn đối thủ cạnh tranh
 Kênh phân phối: một cấp trực tiếp từ nhà cung cấp đến khách hàng để quản
lý tốt chất lượng dịch vụ
 Chính sách cổ động:
- Quảng cáo truyền thông trên các phương tiện thông tin
đại chúng, phát tờ rơi, bangron,…
- Chính sách hậu mãi tốt
 S1/S3/S5/01/T4: Chiến lược thách thức thị trường
24
(Áp dụng từ cuối 2011 đến cuối 2013)
- Liên kết với các đối tác bên ngoài, tận dụng lợi thế nguồn vốn, nguồn nhân lực
tốt để phát triển các kênh mới, dịch vu mới
Đẩy mạnh R&D
- Lấy IPTV là dịch vụ cốt lõi thu hút khách hàng tiềm năng (chưa nối internet
cable) và KH từ đối thủ cạnh tranh….
VII. Kiểm tra chiến lược
Viettel Đà Nẵng xem việc kiểm tra công tác thực hiện chiến lược là nội dung
quan trọng quyết định thành công của chiến lược. Thông qua kết quả kinh doanh
theo tháng, quý và kết quả nghiên cứu thị trường về phản ứng của khách hàng đối
với dịch vụ, Viettel sẽ tiến hành kiểm tra, đánh giá thường xuyên để có những
thay đổi về chiến thuật hợp lý trong từng thời điểm cụ thể.
25

×