Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

NGHIÊN CỨU SAI HÌNH NHIỄM SẮC THỂ Ở BỆNH NHÂN BASEDOW XẠ TRỊ 131I

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 8 trang )

NGHIÊN CỨU SAI HÌNH NHIỄM SẮC THỂ Ở BỆNH NHÂN
BASEDOW XẠ TRỊ
131
I

PHẠM NGỌC DUY, TRẦN QUẾ, NGUYỄN THỊ KIM ANH,
HOÀNG HƯNG TIẾN, HÀ THỊ NGỌC LIÊN

Viện Nghiên cứu hạt nhân – Số 01, Nguyên Tử Lực, Đà Lạt, Lâm Đồng
Email:

Tóm tắt: Liệu pháp sử dụng
131
I trong điều trị các bệnh liên quan đến tuyến giáp được
xem là một thành công của ứng dụng bức xạ ion hóa trong y tế. Vai trò của
131
I là tiêu diệt
các tế bào tuyến giáp bằng bức xạ và
131
I được biết đến như một chất phát bức xạ được
dẫn đến tập trung ở tuyến giáp. Bản chất phát xạ của đồng vị này gây nên tổn thương sinh
học ở các cấp độ phân tử, tế bào, đặc biệt là những tổn thương đối với vật liệu di truyền.
Nghiên cứu được tiến hành trên cơ sở kỹ thuật phân tích định liều sinh học, nhóm đối
tượng là bệnh nhân Basedow được điều trị bằng liệu pháp 131I. Mười bốn bệnh nhân đã
được chọn để phân tích sai hình nhiễm sắc thể (NST) ở tế bào lympho ngoại vi tại các
thời điểm trước điều trị, sau điều trị 1 ngày và sau điều trị 90 ngày. Kết quả phân tích ghi
nhận được hầu hết các kiểu sai hình NST như hai tâm, vòng, mảnh không tâm, minute,
đứt gãy nhiễm sắc tử (NSTử), radical. Tần số sai hình hai tâm và vòng, mảnh và minute,
NSTử và radical trước điều trị lần lượt là 0,02 ± 0,05%; 0,20 ± 0,08%; 0,18 ± 0,08%; sau
điều trị 1 ngày lần lượt là 0,08 ± 0,06%; 0,39 ± 0,10%; 0,32 ± 0,19% và sau điều trị 90
ngày lần lượt là 0,18 ± 0,10%; 0,51 ± 0,15%; 0,35 ± 0,14%. Ghi nhận sự tích lũy về tần


số sai hình NST do 131I gây ra. Liều sinh học tính được cho các bệnh nhân nằm trong
khoảng 100 – 272 mGy cho thấy tác động chiếu trong của 131I trên mỗi bệnh nhân là
khác nhau, liều này rất nhỏ so với liều được tính toán bằng lý thuyết, một sự giải thích về
bản chất bức xạ của 131I và bản chất sinh học của động học 131I trong cơ thể được coi là
những vấn đề cơ bản cho phát triển liệu pháp sử dụng 131I trong điều trị bệnh Basedow.
Từ khóa: Sai hình nhiễm sắc thể; sai hình đa tâm, sai hình mảnh không tâm; sai hình
nhiễm sắc tử; đo liều sinh học (biodosimetry); basedow; 131I.
I. GIỚI THIỆU
Trong hơn 60 năm qua,
131
I đã được sử dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh của tuyến
giáp như Basedow (cường giáp), ung thư tuyến giáp thể biệt hóa,… đây được xác nhận là một
phương pháp cho hiệu quả điều trị tốt. Ngoài ra,
131
I còn có thể gây nên những tác dụng phụ
cho bệnh nhân bởi các mô bình thường khác cũng có thể bị chịu tác động của bức xạ [3]. Bức
xạ ion hóa được biết như một tác nhân gây tổn thương phân tử DNA hình thành các kiểu sai
hình nhiễm sắc thể bền và không bền. Sai hình NST phát sinh do những tổn thương về mặt
sinh học của các đối tượng chịu tác động của bức xạ ion hóa hay các độc chất khác. Nhiều
nghiên cứu dịch tễ học cho thấy ở những người có tần số sai hình NST ở tế bào lympho ngoại
vi cao sẽ tăng nguy cơ bị các bệnh ung thư [6, 8]. Do vậy, hạn chế gây ra tổn thương trong vật
liệu di truyền của tế bào góp phần nâng mức an toàn bức xạ và giảm nguy cơ gây ung thư do
tác động của bức xạ. Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu khảo sát về tổn thương tế bào sau khi
điều trị
131
I liều cao nhưng các nghiên cứu trên bệnh nhân điều trị
131
I liều thấp thì còn ít. Để
thực hiện công tác an toàn bức xạ đầy đủ và hạn chế nguy hại đối với sức khỏe con người,
một nghiên cứu về tác động gây tổn thương NST do bức xạ ion hóa của

131
I liều thấp trên
những bệnh nhân Basedow và ước tính liều hấp thụ cho các bệnh nhân bằng phương pháp
phân tích sai hình NST là cần thiết và phù hợp với khuyến cáo của Cơ quan Năng lượng
nguyên tử quốc tế (IAEA) trong lĩnh vực an toàn bức xạ.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Hóa chất: Môi trường nuôi cấy tế bào F10 (Difco), Lithium Heparine 400U (Gibco),
Phytohemaglutinin (Sigma), L-Glutamin (Gifco), Kanamicine, Fetal calf serum (Gibco),
Colchicine (Gifco), Acid acetic, Methanol, Toluene, KCl 0,075M, Citrat natri 1%, KH
2
PO
4
,
Na
2
HPO
4
, cồn tuyệt đối, Giemsa, dầu soi kính.
Dược chất phóng xạ:
131
I do Trung tâm Nghiên cứu và Điều chế đồng vị phóng xạ, Viện
Nghiên cứu hạt nhân sản xuất.
2. Thiết bị, dụng cụ: Lọ nuôi cấy tế bào 10 ml, Pipetman, Pipet Pasteur, tủ cấy vô
trùng, tủ ổn nhiệt nuôi cấy tế bào, kính hiển vi có máy chụp ảnh Nikon, máy ly tâm, cân điện
tử, máy đo pH, bể cách thủy, bể ổn nhiệt, máy cất nước, bộ dụng cụ làm tiêu bản, lam, lamel.
3. Đối tượng: 14 bệnh nhân Basedow từ 22 đến 61 tuổi được điều trị liều từ 5,0 – 8,3
mCi
131
I tại Khoa y học hạt nhân, Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng. Mẫu được lấy từ 3 thời
điểm: trước điều trị, sau điều trị 1 ngày và sau điều trị 90 ngày. Bệnh nhân không có tiền sử bị

chiếu xạ ngoài, không hút thuốc lá.
4. Phương pháp nuôi cấy tế bào lympho và làm tiêu bản hiển vi: Máu tĩnh mạch
được lấy và giữ trong chất chống đông Heparine 400U. 0,5 ml máu được nuôi cấy vô trùng
trong 9,0 ml môi trường F
10
(Difco) có bổ sung 15% (v/v) Fetal calf serum (Gibco), 1% kháng
sinh Kanamicine, 1% L-glutamine, 5% (v/v) Phytohemaglutinin (Sigma). Mẫu được nuôi cấy
ở 37
o
trong 48 giờ, thêm Colchicine (50 µl dung dịch Colchicine 160 µg/l) vào thời điểm 46
giờ. Thu hoạch và cố định mẫu với Carnoy (3 methanol: 1 Acid acetic), làm và nhuộm tiêu
bản hiển vi với 10% Giemsa [5].
5. Kỹ thuật phân tích sai hình NST:
Sử dụng kính hiển vi Nikon Eclipse 80i, phân tích ở độ phóng đại 1000 lần và chụp ảnh
kỹ thuật số.
Các kiểu sai hình nhiễm sắc thể gồm đa tâm, vòng, mảnh không tâm, minute, radical,
đứt NSTử được phân loại theo Savage, đảm bảo giải thích được bằng cơ chế tổn thương phân
tử và tái liên kết các “đầu dính”.
Dựa vào kiểu tổn thương phân tử DNA và cơ chế hình thành các kiểu sai hình NST,
nghiên cứu này chia sai hình NST thành 3 nhóm bao gồm:
- Hai tâm và vòng: Tổn thương chuỗi đôi phân tử DNA và có sự tái liên kết các “đầu
dính”.
- Mảnh và minute: Tổn thương chuỗi đôi phân tử DNA và không có sự tái liên kết các
“đầu dính”.
- NSTử và radical: Tổn thương chuỗi đơn phân tử DNA.
Số lượng metaphase phân tích theo chuẩn định liều sinh học, 1000 metaphase/mẫu.
Tính tần số sai hình NST của mỗi mẫu phân tích:


6. Phương pháp tính liều sinh học: Dựa trên tần số sai hình hai tâm tế bào lympho được

chiếu nguồn
60
Co hoạt độ 592 Ci (9/1985), suất liều 125 mGy/h với các tổ hợp được chiếu liều
khác nhau: 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5Gy. Trên cơ sở đó, đường chuẩn y = 0,492D + 3,054D
2
+ C được
xây dựng và áp dụng trong nghiên cứu này [10], trong đó y là tần số sai hình hai tâm, C là tần số
sai hình hai tâm ngẫu nhiên, giải phương trình với ẩn số D cho biết liều hấp thụ (Gy).
7. Phương pháp xử lí số liệu: Số liệu nghiên cứu được phân tích thống kê, vẽ biểu đồ
bằng phần mềm SPSS 16.0 và Excel.
III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
1. Đặc trưng các kiểu sai hình NST được phát hiện
Khảo sát đặc điểm phân loại sai hình NST ở tế bào lympho của nhóm 14 bệnh nhân
được điều trị bằng
131
I, kết quả phân tích đã ghi nhận được các kiểu sai hình NST đặc trưng
như sau:


Hình 1. Sai hình hai tâm

Hình 2. Sai hình
vòng

Hình 3. Sai hình m

nh không tâm




Hình 4. Sai hình minute

Hình 5. Sai hình
đ

t gãy NST


Hình 6. Sai hình radical

Các sai hình hai tâm, vòng, mảnh không tâm, minute được phát sinh ở metaphase thứ
nhất là phù hợp với cơ chế tái liên kết các “đầu dính”, điều này cho thấy bức xạ ion hóa của
131
I gây ra các tổn thương chuỗi đôi phân tử DNA. Sai hình đứt gãy NSTử và radical là những
sai hình phát sinh do đứt gãy chuỗi đơn phân tử DNA trước pha S hoặc đứt gãy chuỗi đôi sau
pha S của chu trình tế bào. Cơ chế phục hồi tổn thương chuỗi đơn được thực hiện nhờ hệ
enzyme sửa sai tổng hợp lại mạch tổn thương theo cơ chế bắt cặp bổ sung với chuỗi đơn còn
lại. Khi những sai sót này không được enzyme nhận diện và sửa sai do tác động gây ức chế hệ
enzyme này của các độc chất xâm nhập vào tế bào thì phát sinh sai hình NSTử. Do đó, sai
hình NSTử không đặc trưng do tác động của bức xạ ion hóa mà do tác động của nhân tố hóa
chất hoặc độc chất trong môi trường sống.
Theo khuyến cáo của IAEA trong lĩnh vực an toàn bức xạ, nghiên cứu tần số sai hình
NST cũng như kiểu sai hình NST như hai tâm, vòng, mảnh không tâm đến nay là chỉ thị sinh
học tin cậy biểu hiện tác động của bức xạ ion hóa lên cơ thể và là cơ sở cho phương pháp định
liều sinh học hiện nay.


2. Hiện trạng tần số các kiểu sai hình NST được phát hiện
Trong 13213 metaphase được khảo sát ở thời điểm trước điều trị, tần số sai hình hai tâm
và vòng là 0,02 ± 0,05%, tần số sai hình mảnh và minute là 0,20 ± 0,08%, đây được xem như

tần số sai hình ở mức ngẫu nhiên dưới tác động của các nhân tố tự nhiên và là nhóm đối
chứng để so sánh với nhóm sau điều trị 1 ngày và 90 ngày.
Bảng 1. Tần số sai hình NST trung bình ở bệnh nhân Basedow sau khi điều trị
131
I
Thời điểm lấy
mẫu
Số lượng
mẫu
Số
metaphase
Tần số sai hình NST (%)
Hai tâm +
vòng
Mảnh +
minute
NSTử +
radical
Trước điều trị
14 13213 0,02 ± 0,05 0,20 ± 0,08 0,18 ± 0,08
Sau điều trị 1 ngày
14 14043 0,08 ± 0,06 0,39 ± 0,10 0,32 ± 0,19
Sau điều trị 90
ngày
12 11311 0,18 ± 0,10 0,51 ± 0,15 0,35 ± 0,14
Khảo sát 14043 metaphase của bệnh nhân sau điều trị 1 ngày, cho kết quả tần số sai
hình hai tâm và vòng là 0,08 ± 0,06% (10/14 mẫu có sai hình NST hai tâm), tần số sai hình
mảnh và minute là 0,39 ± 0,10%. Như vậy, tần số sai hình mảnh và minute, NSTử và radical
tăng khoảng gấp 2 lần so với trước điều trị. Số liệu khảo sát cho thấy khác biệt rõ ràng về tần
số sai hình đa tâm và vòng ở thời điểm lấy mẫu 1 ngày sau uống thuốc, phản ánh tác động của

bức xạ từ
131
I lên hệ thống tế bào lympho ngoại vi trong cơ thể ngay ở thời điểm này.
131
I đưa
vào cơ thể được hấp thu qua ruột, theo máu tuần hoàn khắp cơ quan nên quá trình tích tụ
131
I
tại tuyến giáp cũng cần có thời gian để tuần hoàn máu đưa chúng đến tuyến giáp và được giữ
lại tại đây. Với thời gian là 1 ngày sau điều trị,
131
I đã có một giai đoạn đầu tồn tại và phân bố
trong hệ tuần hoàn, lúc này tác dụng gây hiệu ứng sinh học của
131
I là đều khắp cơ thể.
Phân tích trên 11311 metaphase tại thời điểm 90 ngày sau điều trị cho kết quả 12/12
mẫu có sai hình hai tâm hoặc vòng, cụ thể tần số sai hình hai tâm và vòng là 0,18 ± 0,10%,
tần số sai hình mảnh và minute là 0,51 ± 0,15%. Có thể nhận thấy tần số sai hình hai tâm và
vòng ở thời điểm này tăng cao so với thời điểm 1 ngày, trong khi đó tần số sai hình mảnh và
minute tăng không đáng kể. Như vậy trong khoảng thời gian này, bức xạ ion hóa của
131
I tiếp
tục tác động gây nên các đứt gãy chuỗi đôi phân tử DNA và sai hình NST hai tâm được tích
lũy thêm. Các mẫu lấy tại thời điểm 90 ngày sau uống thuốc phản ánh thực trạng liều tích luỹ
của quá trình tồn tại
131
I trong cơ thể.
Đối với các kiểu sai hình không đặc trưng tác động của bức xạ ion hoá, số liệu phân tích
với kiểu sai hình đứt gãy NSTử và radical xác nhận tại thời điểm sau uống thuốc 1 ngày là
0,32 ± 0,19%, tại thời điểm sau uống thuốc 90 ngày là 0,35 ± 0,14%. Bằng chứng số liệu thu

được ở nhóm bệnh nhân phản ánh có sự chi phối của hiệu ứng tác động của
131
I trong cơ thể.
Bằng chứng này có hai nguyên nhân chi phối, thứ nhất là các sai hình NSTử là các sai hình ổn
định (stable aberrations), tồn tại được qua chu trình phân bào vì thế tăng theo thời gian khảo
sát; thứ hai là tác động về mặt hoá học của
131
I và các tá dược của thuốc gây ức chế hệ thống
phục hồi tổn thương phân tử DNA. Tần số sai hình NSTử không sai khác đáng kể ở thời điểm
1 ngày sau uống thuốc và 90 ngày sau uống thuốc cho thấy phụ thuộc vào vai trò của các tá
dược tác động đến hoạt động sửa sai phân tử DNA, hình thành sai hình NSTử. Tá dược của
131
I khi vào cơ thể chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn sau đó được chuyển hóa và bài tiết ra
khỏi cơ thể nên nên sẽ bị thải loại dần và không còn khả năng tác động lên quá trình sinh lý
của tế bào theo thời gian. Sai hình kiểu NST và sai hình NSTử có ý nghĩa phân biệt giữa các
trường hợp nghi vấn nhiễm độc môi trường với trường hợp nghi vấn bị ảnh hưởng bởi bức xạ.


Hình 7. Phân bố sai hình NST tại các thời điểm trước và sau điều trị

Tế bào lympho luôn được luân chuyển trong hệ tuần hoàn đi khắp cơ thể, chúng là đối
tượng dễ bị ảnh hưởng khi những tác nhân vật lý và hóa học đối với cơ thể. Với khả năng tồn
tại lâu dài (3 – 4 năm), tế bào lympho sẽ có khả năng lưu giữ những tổn thương di truyền
trong suốt chu kỳ sống. Nghiên cứu này cho thấy, phương pháp điều trị bằng
131
I với liều thấp
cũng có khả năng gây tổn thương phân tử DNA. Hình 7 biểu thị tần số sai hình NST đã tăng
chỉ sau 1 ngày điều trị và sau 90 ngày điều trị, tần số sai hình NST không thấp hơn so với sau
1 ngày điều trị. Kết quả phù hợp với nghiên cứu di truyền tế bào của Sara Gutiérrez, Elisabet
Carbonell (1999) bằng phương pháp phân tích vi nhân, tác giả đã kết luận tần số vi nhân của

bệnh nhân cường giáp tăng đến tháng thứ 3 sau điều trị. Trong khi đó, nghiên cứu trên bệnh
nhân ung thư tuyến giáp thể biệt hóa được điều trị
131
I, Katz N., Esik O., Fuzy M., Gundy S.
(1998), Watanabe,… (1998), Monterio Gil O., Oliveira N. G., Rodrigues A. S…(2000) đều
nhận định rằng tần số sai hình NST ở tế bào lympho máu ngoại vi của bệnh nhân ung thư
tuyến giáp thể biệt hóa sau điều trị
131
I đều tăng và tăng cao nhất ở ngày thứ 3 đến ngày thứ 7
sau điều trị. Sự khác biệt này có thể được giải thích thực tế là ở bệnh nhân cường giáp có
tuyến giáp hoạt động mạnh nên làm tăng mức độ tổng hợp hormon tuyến giáp, hormon này sẽ
được lưu thông nhiều trong hệ tuần hoàn và thời gian tồn tại của
131
I ở tuyến giáp dài nên sẽ
tác động liên tục lên tế bào lympho cùng với thời gian chúng hiện diện. Ngược lại, mô giáp ở
bệnh nhân ung thư tuyến giáp sau khi được phẫu thuật sẽ không còn hoặc rất ít, chúng sẽ hoạt
động rất kém nên sẽ không tiết hoặc tiết rất ít hormon và
131
I nhanh bị đào thải, thời gian bán
sống của
131
I trong hệ tuần hoàn là khoảng 1 ngày. Một nguyên nhân khác, theo Fenech M.
(1998) thì bệnh nhân ung thư tuyến giáp sau khi điều trị
131
I liều cao làm giảm đáng kể tỷ lệ tế
bào lympho sau 1 tuần (30,4% trước và 28,9% sau điều trị) do các tế bào bị tổn thương nhiều
có khuynh hướng chết theo chương trình, ở nhóm bệnh nhân cường giáp tế bào lympho không
giảm nhiều (27,9% trước điều trị và 27,6% sau điều trị 1 tuần) do nhóm bệnh này được điều
trị bằng
131

I liều thấp. Ramirez MJ, Puerto S, Galofre P, Parry EM, Parry JM (2000) khảo sát
thấy tần số sai hình NST tăng gấp 1,8 lần ở bệnh nhân cường giáp sau điều trị bằng
131
I,
khẳng định giá trị chỉ thị in vivo của sai hình NST đối với các cá nhân chịu tác động của bức
xạ ion hóa.
Bức xạ ion hóa có thể tác động trực tiếp lên các đại phân tử sinh học hoặc gián tiếp
thông qua các gốc tự do của phân tử nước. Các gốc tự do này phản ứng với các phân tử trong
khoảng thời gian rất ngắn làm phá vỡ các liên kết hóa học. Phân tử DNA là mục tiêu gây tổn
thương của bức xạ, đứt gãy chuỗi đôi DNA gây ra những đột biến thậm chí có thể gây chết tế
bào. Tần số thấp của sai hình NST sinh ra bởi
131
I in vivo trong nghiên cứu này cho thấy
những tổn thương di truyền tế bào của các bệnh nhân là thấp nên điều trị bằng
131
I là phương
pháp an toàn cho các bệnh nhân Basedow.
3. Áp dụng tính liều sinh học cho bệnh nhân điều trị
131
I

Bảng 2. Kết quả tính liều hấp thụ của bệnh nhân sau 90 ngày điều trị
STT
Mã số
mẫu
Liều
131
I
(mCi)
Hai tâm +

vòng (%)
Liều hấp
thụ (mGy)
1 1C 5,0 0,21 182
2 2C 5,0 0,10 100
3 3C 5,1 0,10 100
4 4C 5,2 0,10 100
5 5C 5,4 0,16 148
6 6C 5,5 0,10 100
7 7C 5,5 0,11 109
8 8C 5,6 - -
9 9C 5,6 0,40 272
10 10C 5,7 - -
11 11C 5,7 0,20 175
12 12C 6,8 0,25 205
13 13C 7,5 0,10 100
14 14C 8,3 0,30 222
Nhóm đối tượng bệnh nhân Basedow trong nghiên cứu này được điều trị với liều từ 5,0
– 8,3 mCi, liều điều trị này là tương đối thấp và vẫn tạo hiệu ứng sai hình NST, liều sinh học
trong nhóm đối tượng này tính được là từ 100 – 272 mGy. Kết quả trên bảng 2 cho thấy liều
hấp thụ ở các bệnh nhân có sự khác biệt, điều này có thể được giải thích do điều trị bằng
131
I
là phương pháp điều trị bằng nguồn bức xạ chiếu từ bên trong cơ thể, các yếu tố về sinh lý và
thể trạng của mỗi người bệnh là khác nhau nên sẽ chi phối đến khả năng chuyển hóa, mức độ
tập trung và thời gian đào thải
131
I. Do vậy, khả năng tác động của
131
I trên các cá thể là không

giống nhau. Nghiên cứu của Adriana T. Ramalho (1998) chỉ ra, sự tồn tại của sai hình NST
bền thì phụ thuộc vào liều bức xạ, với liều hấp thụ cao (> 0,2 Gy) thì tần số sai hình sẽ giảm
theo thời gian, ngược lại với liều hấp thụ thấp (< 0,2 Gy) thì tần số sai hình sẽ giảm chậm và
có thể duy trì trong thời gian dài. Chandrasekhar Bal M.D., D.N.B., Ajay Kumar M.D.,
Madhavi Tripathi M.D, Gauri S., Pant. (2005) cho rằng hiệu ứng sinh học do chiếu xạ của
131
I
thông qua liều hấp thụ rất đặc trưng trong mỗi cơ quan, liên quan rất ít tới liều điều trị. Tác
dụng điều trị của
131
I có được là do
131
I là đồng vị phóng xạ phát tia gamma với mức năng
lượng chủ yếu 364 keV và phát tia beta với mức năng lượng cực đại 610 keV. Tia beta chiếm
khoảng 90% bức xạ phát ra, có tác dụng làm giảm mức sinh sản tế bào tuyến giáp, làm rối
loạn chức năng tế bào kết quả làm giảm chức năng tuyến giáp và bướu cổ nhỏ lại. Bên cạnh
đó, tia beta chỉ có thể đâm xuyên trong tổ chức tuyến giáp khoảng 2 – 3 mm và hầu như toàn
bộ
131
I được uống vào chỉ tập trung tại tuyến giáp còn các cơ quan khác chỉ tập trung 1 lượng
rất nhỏ nên tác dụng điều trị có tính chọn lọc cao gây nên chiếu cục bộ. Khả năng áp dụng
định liều sinh học đối với bệnh nhân điều trị
131
I cũng như với các dược chất đồng vị khác phụ
thuộc rất nhiều vào việc xác định cơ chế sinh học của các dược chất trong cơ thể, điều này
phải được cụ thể hoá bằng các nghiên cứu chuẩn liều in vivo.
IV. KẾT LUẬN
Các kiểu sai hình NST hình thành từ các tổn thương phân tử DNA đặc trưng tác động
của bức xạ ion hoá đã được tìm thấy ở các bệnh nhân Basedow điều trị
131

I. Tần số các kiểu
sai hình NST đặc trưng tác động của bức xạ ion hoá ở các bệnh nhân Basedow điều trị bằng
131
I trong giới hạn liều 5,0 – 8,3 mCi giữa các thời điểm lấy trước, sau điều trị 1 ngày và sau
điều trị 90 là khác biệt có ý nghĩa. Liều hấp thụ ở các bệnh nhân đã điều trị bằng
131
I được xác
định trong khoảng 100 – 272 mGy. Cùng với bằng chứng về giá trị tần số các kiểu sai hình
NST đặc trưng tác động của bức xạ ion hoá ở hai thời điểm khảo sát cho thấy tính hợp lý bởi
cơ chế tác động cục bộ do
131
I phát beta là chủ yếu và cơ chế sinh học của sự vận chuyển
131
I
đến tuyến giáp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bouchter S, Haas T., “External radiation doses to nuclear medicine technologists from
procedures using 99mTc radiopharmaceuticals”, Can J Radiogr Radiother Nucl Med, 1985; 16:
161–165.
[2] Gutierrez S, Carbonell E, Galofrd A, Creus A, and Marcos R., “Micronuclei induction by
131
1
exposure: study in hyperthyroidism patients”, Mut Res, 1997; 373:39-45.
[3] Haynie TP, Vassilopoulou-Sellin R., “How safe for the patient is iodine-131 therapy for
differentiated thyroid carcinoma? (Editorial)”. J Nucl Med, 1995; 36: 27–28.
[4] Hossein Mozdarani, Ashkan Hejazi, Peyman Hejazi, “Chromosomal Aberrations in
Lymphocytes of Individuals With Chronic Exposure to Gamma Radiation”, Arch Irn Med,
2002; 5 (1): 32-36.
[5] INTERNATIONAL ATOMIC ENERGY AGENCY, “Cytogenetic Analysis for Radiation Dose

Assessment”, Technical Reports Series No. 405, IAEA, Vienna, 2001.
[6] L. Hagmar, S. Bonassi, U. Stromberg, A. Brogger, L.E. Knudsen, H. Norppa, C. Reuterwall,
“Chromosomal aberrations in lymphocytes predict human cancer: a report from the European
Study Group on Cytogenetic Biomarkers and Health (ESCH)”, Cancer Res, 1998; 58: 4117–
4121.
[7] Nowak B, Jankowiski J., “Occupational exposure in operational radiology”, Pol J Occup Med,
1991; 4: 169–174.
[8] S. Bonassi, A. Abbondandolo, L. Camurri, L. Dal Pra, M. De Ferrari, F. Degrassi, A. Forni, L.
Lamberti, C. Lando, P. Padovani, “Are chromosome aberrations in circulating lymphocytes
predictive of future cancer onset in humans? Preliminary results of an Italian cohort study”,
Cancer Genet – Cytogenet, 1995; 79: 133–135.
[9] Sara Gutiérrez, Elisabet Carbonell, Pere Galofré, Amadeu Creus, Ricardo Marcos, “Cytogenetic
damage after 131-iodine treatment for hyperthyroidism and thyroid cancer”, Eur J Nucl Med,
1999; 26:1589–1596.
[10] Trần Quế, Phạm Ngọc Duy, Nguyễn Thị Kim Anh, Nguyễn Văn Kính, “Xây dựng đường phân
bố thực nghiệm liều – hiệu ứng sai hình nhiễm sắc thể ở tế bào lympho người chiếu bức xạ
gamma suất liều thấp”, Đề tài khoa học công nghệ cấp cơ sở 2007, Viện Nghiên cứu hạt nhân.

STUDY ON CHROMOSOME ABERRATIONS IN BASEDOW
PATIENTS FOLLOWING
131
I THERAPY
Abstract: Using of
131
I to treat the thyroid gland diseases was considered an application
of ionizing radiation in medicine.
131
I concentrate in the thyroid gland and destroy thyroid
cells. This isotope causing biological damage at the level of molecules, cells, especially
the damage to the genetic material.

This study was conducted on the basis of biological dosimetry analysis technique,
Basedow patients treated with
131
I therapy. Fourteen patients were selected to analyze the
chromosome aberrations in peripheral lymphocyte cells at 3 periods of time: pre-
treatment, 1 day after treatment and 90 days after treatment. Most type of the
chromosome aberrations such as dicentrics, rings, fragments, minutes, chromatid breaks
and radicals were recorded. The frequency of dicentrics and rings, fragments and minutes,
chromatid breaks and radicals in pre-treatment were 0.02 ± 0.05%, 0.20 ± 0.08%, 0.18 ±
0.08%; after 1 day of treatment were 0.08 ± 0.06%, 0.39 ± 0.10%, 0.32 ± 0.19% and after
90 days of treatment were 0.18 ± 0.10%, 0.51 ± 0.15%, 0.35 ± 0.14% respectively.
Recognizing the cumulative frequency of chromosome aberrations caused by
131
I. The
absorbed dose was estimated for patients in the range 100 - 272 mGy. Notably, this dose
is very small compared to the dose calculated by theory, an explanation about the
characteristic of
131
I and the biological kinetics of
131
I in body are considered to be the
basics for developing
131
I therapy in the treatment of Basedow.
Keywords: Chromosome aberrations, dicentric, acentric fragment, chromatid break,
Basedow, biodosimetry,
131
I.

×