Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

TÌM HIỂU THIẾT KẾ ĐẢM BẢO AN TOÀN BỨC XẠ TẠI TRUNG TÂM GIA TỐC VIỆT HÀN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (379.06 KB, 8 trang )

TÌM HIỂU THIẾT KẾ ĐẢM BẢO AN TOÀN BỨC XẠ TẠI TRUNG TÂM GIA TỐC VIỆT -
HÀN
VŨ DUY TRƯỜNG
Trung tâm chiếu xạ Hà Nội
Quốc lộ 32, Xã Minh Khai,Huyện Từ Liêm , Hà Nội
Email:

Tóm tắt: Bài báo cáo tìm hiểu tính toán thiết kế xây dựng đảm bảo an toàn bức xạ trong
quá trình sản xuất dược chất phóng xạ tại Trung tâm như: tìm hiểu thiết kế tầng hầm và
không gian chứa máy, phòng Hotcell, QC, vấn đề kiểm soát khí thải phóng xạ, kế hoạch
sử dụng các trang thiết bị về an toàn bức xạ và vị trí đặt các thiết bị đó cho Trung tâm
phải đảm bảo theo các tiêu chuẩn của IAEA và liều chiếu theo luật ALARA (dưới mức
thấp nhất có thể đạt được) đối với dân chúng và nhân viên làm việc trong Trung tâm.
Từ khóa:
I. Mở đầu
Trong Chiến lược ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hoà bình đã xác định một trong
các mục tiêu phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử là phải làm chủ một số công nghệ ứng dụng
năng lượng nguyên tử (NLNT) chủ yếu, trong đó có công nghệ máy gia tốc [3]. Trung tâm gia tốc Việt
Hàn được xây dựng với mục đích cung cấp thuốc đồng vị phóng xạ cho các bệnh viện trong khu vực
Hà Nội và miền Bắc.

Glucose là chất cơ bản cung cấp năng lượng cho tế bào hoạt động, các tế bào ung thư cần nhiều
năng lượng từ glucose hơn so với các tế bào lành. Xác định sự chênh lệch này để chuẩn đoán bệnh là
nguyên lý hoạt động cơ bản của PET sử dụng dược chất 18-FDG
18-FDG là chất phóng xạ Fluorodeoxyglucose, chất này có bản chất sinh hóa như Glucose được
gắn với chất phóng xạ F-18 phát xạ tia Beta (Positron) có năng lượng 0,9 MeV. Chất 18FDG được sản
xuất nhờ máy gia tốc Cyclotron thông qua phản ứng hạt nhân giữa chùm proton (gia tốc đến năng
lượng xấp xỉ 13MeV) với các hạt nhân bia (target )
Các vùng bị bệnh là những vùng tập trung nhiều phóng xạ hay còn gọi là vùng nóng có nồng độ
18FDG cao
Máy gia tốc KIRAM -13 với dòng chùm proton điển hình 25- 50µA có năng lượng là 13 MeV.


Trong quá trình máy gia tốc KIRAM- 13 hoạt động để sản xuất dược chất phóng xạ sẽ sản sinh ra
gamma và notron. Các lượng tử gamma sẽ sinh ra từ các hạt nhân bị kích thích, từ phản ứng (p, ) và
từ phản ứng (p, n). Suất liều nơtron được tính toán từ phản ứng tạo nơtron cũng như phổ năng lượng
của nơtron sinh ra từ bia mẫu :

8
O
18
+
1
H
1

9
F
18
+ n + Q
Vì vậy,vấn đề đảm bảo an toàn bức xạ trong qúa trình sản xuất dược chất phóng xạ tại Trung
tâm cần phải đặc biệt quan tâm.
II. Các biện pháp đảm bảo an toàn bức xạ cho trung tâm.
Về vấn đề an toàn bức xạ cần phải được xem xét và cảnh báo phòng tránh những nguy cơ ảnh
hưởng đến sức khỏe của con người khi xây dựng và phát triển một cơ sở sản xuất dược chất phóng xạ
bằng máy gia tốc cylotron. Thực hiện đánh giá mức độ an toàn của cơ sở sản xuất dược chất phóng xạ
thì việc tính toán đảm bảo mức suất liều nhiễm xạ an toàn cho nhân viên và dân cư khu vực xung
quanh trung tâm cần phải được xem xét cả trong trường hợp trung tâm hoạt động bình thường và khi
có phát sinh tai nạn xảy ra.
1) Theo quy định của Luật Năng Lượng Nguyên Tử và các văn bản dưới luật - Giới hạn liều đối
với nhân viên bức xạ, dân chúng và áp dụng giá trị liều kiềm chế đối với liều nghề nghiệp bằng 3/10
thì mức giới hạn liều thiết kế cho khu dân cư ở mặt ngoài tường phòng máy là 20 Sv/tuần và khu vực
kiểm soát là 120 Sv/tuần (Pháp lệnh An toàn và Kiểm soát bức xạ và TCVN 6866-2001). Đảm bảo

mức giới hạn liều đối với dân chúng, trung tâm đã trang bị các biển báo nguy hiểm phóng xạ ở khu
vực kiểm soát và các khu vực mà mức độ nhiễm xạ vượt quá 2,5μSv/h bao gồm các khu vực chứa các
vật liệu phóng xạ đã được sử dụng hoặc chưa được sử dụng. Giảm tối đa khả năng tiếp xúc không cần
thiết của dân chúng đối với chất phóng xạ.
2) Trung tâm thiết kế xây dựng các phương tiện che chắn xung quanh nguồn phóng xạ để đảm
vảo mức giới hạn liều nghề nghiệp cho nhân viên làm việc ở vùng kiểm soát với mức nhiễm xạ nhỏ
hơn 2,5μSv/h như không gian sàn của các phòng trong vùng kiểm soát bao gồm: phòng cyclotron 36
m², phòng điều khiển 26 m², phòng Hotcell 25 m², phòng QC 20 m², không gian vào, không gian bao
quanh đều đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu để nhân viên làm việc an toàn như theo khuyến cáo của
IAEA thì diện tích sàn đối với các phòng thí nghiệm phải đáp ứng được ít nhất 3m
2
cho mỗi nhân viên
làm việc trong phòng đó.Tất cả bề mặt làm việc có tiềm ẩn bức xạ trong vùng kiểm soát đều được phủ
bằng các vật liệu có khả năng chống nhiễm xạ và dễ dàng lau chùi như composite, epoxy hoặc platic
.Nhân viên làm việc tại trung tâm đều được đào tạo một cách bài bản trong việc xử lý chất thải phóng
xạ khi có sự cố xảy ra. Trung tâm trang bị hệ thống cảnh báo bức xạ để đề phòng trường hợp chất thải
phóng xạ bị rò rỉ ra bên ngoài quá nhiều
3) Giảm thiểu đến mức tối đa việc di chuyển các vật liệu phóng xạ và các thùng chứa đựng chất
phóng xạ có cường độ lớn sinh ra các tia bức xạ năng lượng cao bằng biện pháp những địa điểm lưu
trữ chất phóng xạ và dụng cụ bị nhiễm phóng xạ được đặt ở khoảng cách gần nhau nhất. Các chất thải
bị nhiễm phóng xạ được lưu trữ và xử lý theo qui định về mặt an toàn bức xạ
Trung tâm gia tốc đã đạt được những yêu cầu qui định về mặt an toàn bức xạ khi sản xuất dược
chất phóng xạ.
III. Tìm hiểu tổng thể thiết kế trung tâm gia tốc
Tìm hiểu tổng thể thiết kế của trung tâm phải có sự tương đồng và không có sự khác biệt quá
lớn so với các thiết kế ở các trung tâm sản xuất dược chất phóng xạ khác bao gồm các vấn đề :
1) Phòng chứa Cyclotron là nguồn chính tạo ra trường bức xạ vì vậy vấn đề an toàn bức xạ để
đảm bảo an toàn tại tầng hầm chứa máy cần phải đặc biệt quan tâm.
Trong cách tiếp cận thông thường, khối che chắn sơ cấp được thiết kế để làm suy giảm chùm tia
photon phát ra từ máy gia tốc và chiếu trực tiếp đến khối che chắn. Phần che chắn sơ cấp này cũng làm

giảm liều tương đương tại điểm phía sau tấm che chắn do ảnh hưởng của các tia bức xạ thứ cấp. Ví dụ
như nơtron sinh ra bởi chùm tia sơ cấp cũng bị chặn bởi phần che chắn sơ cấp. Nếu các phương pháp
được xây dựng dựa trên kinh nghiệm đưa ra dưới đây được thực hiện, thì phần che chắn sơ cấp đối với
tia photon cũng đủ để che chắn đối với nơtron thứ cấp và với tia bức xạ bắt gamma được sinh ra dọc
theo quãng chạy của chùm tia sơ cấp (IAEA 1979).
Để đạt được đủ chiều dày che chắn thì tỷ số giữa liều tương đương thu được phía sau tấm chắn
và mục tiêu thiết kế che chắn (P) phải nhỏ hơn hoặc bằng 1. Như vậy, hệ số truyền qua của phần che
chắn sơ cấp
(B
pr
i
) làm giảm trường bức xạ xuống mức chấp nhận được được đưa ra trong công thức
2.1:


WUT
2
pri
pri
Pd
B 
(2.1)

Trong công thức này:
P = mục tiêu thiết kế che chắn (thể hiện liều tương đương) phía sau phần che chắn và thường lấy
đơn vị là Sv trong một tuần (Sv/tuần);
d
pri
= khoảng cách từ bia đến điểm cần bảo vệ (m);
W = tải làm việc hay liều hấp thụ photon tại khoảng cách 1 mét so với bia trong một tuần

(Gy/tuần);
U = hệ số sử dụng;
T = hệ số chiếm cứ tại vị trí cần bảo vệ, phụ thuộc vào thời gian làm việc trong một tuần tại vị
trí phía sau tấm chắn. Vị trí này thường được cộng với 0.3m phía sau tấm chắn ( cho biết
khuyến cáo cho các giá trị của hệ số chiếm cứ).
Chiều dày của tấm chắn có thể được xác định dựa vào việc sử dụng chiều dày giảm mười lần
dựa trên năng lượng của máy gia tốc và loại vật liệu che chắn. Trong trường hợp này, số (n) của chiều
dày giảm mười lần (TVL) được tính theo công thức:
n = -log(B
pri
) (2.2)
và chiều dày khối che chăn (t
barrier
) được tính theo công thức:
t
barrier

= TVL
1

+ (n – 1) TVL
e
(2.3)
Chiều dày giảm mười lần đầu tiên (TVL
1
) và chiều dày giảm mười lần ở trạng thái cân bằng
của vật liệu thiết kế được sử dụng để đếm sự thay đổi phổ bức xạ khi chúng đâm xuyên qua lớp che
chắn.
Vật liệu sử dụng là bêtông (dù là bêtông thường hay bêtông nặng), các tấm che chắn này đủ để
hấp thụ toàn bộ nơtron thứ cấp và tia bức xạ gamma bắt nơtron sinh ra mà không cần bổ sung thêm

các phương tiện che chắn khác nữa. Việc này có liên quan đến mật độ của Hyđro trong bêtông là rất
cao, do đó có tiết diện tương tác với nơtron là rất lớn
. Hạn chế tối đa phản ứng neutron thông qua phản
ứng bắt neutron của các nguyên tố bên trong các bức tường ở tầng hầm để tạo sự bền vững an toàn lâu
dài cho trung tâm và đảm bảo suất liều bức xạ cho nhân viên khi bảo trì máy gia tốc cyclotron.
Độ dày bức tường che chắn đảm bảo an toàn bằng vật liệu bê tông có độ dày 2m bên trên được
phủ 1 lớp Barit để tăng khả năng che chắn gamma và lớp ngoài cùng là vật liệu epoxy để có thể dễ
dàng lau chùi phóng xạ
Độ dày của lớp bê tông dưới sàn vào khoảng 150cm được phủ bằng 2 lớp vật liệu, lớp đầu tiên
là xilican có khả năng chịu lực tốt và lớp 2 là epoxy cũng có khả năng chịu lực tốt và tác dụng tối ưu là
có thể dễ dàng lau chùi phóng xạ bị rò rỉ.
Cửa che chắn được thiết kế với trọng lượng 35 tấn, độ dày 1,8 m được đổ bằng vật liệu bê tông
trộn với Barit được bọc bằng một lớp kim loại sắt độ dày 1 cm. Bánh xe cửa trước sử dụng vật liệu chì
với độ dày 10cm và phủ lên trên lớp chì một vật liệu polyetilen do vị trí đó không đổ được bê tông để
che chắn bức xạ gamma và nơtron. Cửa di chuyển bằng hệ thống biến tần và motor điện. Trường hợp
khi xảy ra mất điện thì có thể dùng bằng tay để mở cửa. Trần và tường sát cửa phẳng nhẵn không có
khe kẽ để tránh trường hợp neutron sẽ len lỏi vào các khe kẽ đó tạo ra các phản ứng hạt nhân với các
vật liệu bên trong cửa. Trần trên của cửa thiết kế dạng hình thang có 3 lớp để đảm bảo neutron không
bị lọt ra ngoài. Hệ vận hành KOTRON-13 được nối với khóa liên động của cửa để khi chưa đủ điều
kiện an toàn trong một cấu hình không được che chắn bảo vệ máy sẽ không hoạt động.
2) Phòng QC và Hotcell bề mặt làm việc được sơn phủ 1 lớp epoxy có độ cứng chịu lực tốt,
không thấm nước, khả năng chịu nhiệt tốt, khả năng chống vết bẩn, có khả năng chống chịu về phương
diện hóa học và bề mặt làm việc dễ dàng khử trùng và kháng hóa chất, vật liệu phủ có thể che phủ ở
diện tích rộng. Bề mặt sàn của phòng QC và Hotcell cũng tương tự như sàn của phòng chứa máy
cyclotron và phòng điều khiển.
Các bức tường trong phòng QC và Hotcell cần phải nhẵn mịn, không thấm nước và cấu trúc vật
liệu chống thấm nước không bị bẽ gẫy ở các góc cong của bức tường vì vậy sử dụng vật liệu epoxy
làm lớp phủ trên tường sẽ đáp ứng mọi yêu cầu đề ra .
IV. Đánh giá tác động môi trường về mặt an toàn bức xạ
1. Chất thải khí

a) Các đặc trưng kỹ thuật của hệ thống thông gió.
Trong quá trình hoạt động, hệ thống có thể phát thải ra các chất phóng xạ (F-18), nên tại phòng
máy gia tốc, phòng Hotcells, phòng QC, phòng điều khiển, hành lang, phòng thang máy và phòng
chứa thải đã trang bị hệ thống quạt thông gió.
- Model :
- Thông số kĩ thuật :
+ Công suất hút ẩm 20 lít/ 24 giờ (ở điều kiện 30
0
C, 80%)
+ Điện áp : 220 V – 50Hz
+ Công suất tiêu thụ tối đa (230V/50 Hz tại 30
0
C) : 420 W
+ Lưu lượng gió): 5000 m3/h
+ Áp suất : 2500 pa.
- Thông lượng dòng khí từ 2 buồng Hotcells là: 400 m
3

- Thông lượng dòng khí từ Cyclotron là: 1100 m
3
/h
- Thông lượng dòng khí từ phòng QC là: 350 m
3
/h
- Thông lượng dòng khí từ phòng Hotcell : 1030 m
3
/h
- Thông lượng dòng khí từ hành lang, phòng thang máy, phòng chứa thải : 545 m
3
/h

- Thông lượng dòng khí từ phòng điều khiển : 540 m
3
/h
- Đường khí thải ra môi trường có lưu tốc là : 4000 m
3
/h.
- Hệ thống xử lý khí thải của thiết bị sản xuất chất phóng xạ F-18 có hiệu suất thu hồi 0,95.
- Đầu ra của hệ thống thông gió được đưa lên quá chiều cao nóc của toà nhà 2 tầng.
b) Dựa vào TCVN 6866-2001 An toàn bức xạ - Giới hạn liều đối với nhân viên bức xạ và dân chúng
và áp dụng giá trị liều kiềm chế đối với liều nghề nghiệp bằng 3/10 ta có:
- Giá trị liều thiết kế tại khu dân cư sẽ là 20 Sv/tuần và khu vực làm việc là 120 Sv/tuần.
- Mỗi năm có 50 tuần làm việc, mỗi tuần có 40 giờ làm việc.
- Nồng độ giới hạn nhân phóng xạ F-18 thải vào môi trường để đảm bảo liều nhiễm tại khu dân
cư nhỏ hơn 20 Sv/tuần = Lượng phóng xạ F-18 gây ra liều nhiễm 20 Sv/tuần (Bq/ tuần)/
Lượng khí thở của một người bình thường trong một tuần (m
3
/ tuần).
- Lượng phóng xạ F-18 gây ra liều nhiễm 20 Sv/tuần = 20.10
-6
(Sv)/ hệ số liều nhiễm hiệu
dụng trên một đơn vị hấp thụ chất phóng xạ F-18 qua đường hít thở (Sv/Bq) = 20.10
-6
(Sv/tuần)/
9,1 10
-11
(Sv/Bq) = 2,2 10
5
(Bq/ tuần).
- Lượng khí thở của một người bình thường trong một tuần (m
3

/ tuần) = Tốc độ hít thở của một
người bình thường trong một giờ (m
3
/h) x Số giờ trong một ngày (h/ ngày) x Số ngày trong một
tuần (ngày/ tuần) = 1,2 (m
3
/h) x 24 (h/ ngày) x 7 (ngày/tuần) = 201,6 (m
3
/ tuần).
- Lượng khí thở của nhân viên sản xuất chất phóng xạ F-18 trong một tuần (m
3
/ tuần) = Tốc độ
hít thở của một người bình thường trong một giờ (m
3
/h) x Số giờ trong một tuần (h/ tuần) = 1,2
(m
3
/h) x 40 (h/ tuần) = 48 (m
3
/ tuần).
Nồng độ giới hạn nhân phóng xạ F-18 thải vào môi trường để đảm bảo liều nhiễm tại khu
dân cư nhỏ hơn 20

Sv/tuần = 2,2 10
5
(Bq/ tuần) / 201,6 (m
3
/ tuần) = 1091 (Bq/m
3
).

Nồng độ giới hạn nhân phóng xạ F-18 trong môi trường làm việc của nhân viên sản xuất
chất phóng xạ F-18 để đảm bảo liều nhiễm nhỏ hơn 120

Sv/tuần = 2,2 10
5
(Bq/ tuần) x 6 / 48 (m
3
/
tuần) = 27500 (Bq/m
3
).
Thời lượng làm việc:
Thời lượng máy làm việc được tính như sau:
- Lượng đồng vị phóng xạ F-18 sản xuất trong 1 ngày là: 2000mCi/ngày.
Theo tính toán của Bệnh viện lượng phóng xạ này đủ dùng cho 36 bệnh nhân chụp
PET/CT.
- Thời gian chiếu xạ trên máy trong một ngày là: 2 giờ/ngày.
- Thời lượng máy hoạt động trong một tuần được xác định như sau:
t = 2 giờ/ngày  5 ngày/tuần = 10 (giờ/tuần).
Đánh giá nồng độ chất phóng xạ thải vào môi trường.
- Nồng độ khí thải F-18 vào môi trường (Bq/m
3
) = Lượng chất phóng xạ F-18 thải ra trong
một tuần (Bq/ tuần) / Lượng khí thải ra trong một tuần (m
3
/tuần).
- Lượng chất phóng xạ F-18 thải ra trong một tuần (Bq/ tuần) = Lượng chất phóng xạ F-18
sản xuất trong một ngày (Bq/ ngày) x Hệ số rò rỉ chất phóng xạ F-18 x (1-Hiệu suất thu
hồi chất phóng xạ của bộ lọc khí thải phóng xạ) x Số ngày sản xuất trong một tuần (ngày /
tuần).

- Lượng khí thải ra trong một tuần (m
3
/ tuần) = Lưu tốc khí của hệ thống thông gió (m
3
/h)
x Số giờ hệ thống thông gió làm việc trong một ngày (h/ ngày) x Số ngày trong một tuần
(ngày/ tuần).
Hệ số rò rỉ chất phóng xạ theo dạng vật lý của chất phóng xạ được đưa ra trong Bảng
Bảng 1. Hệ số rò rỉ chất phóng xạ theo dạng vật lý của chất phóng xạ
Dạng vật lý của chất phóng xạ Hệ số rò rỉ

Khí:
- Có sử dụng hệ thống bẫy khí
- Các trường hợp khác

0,1
1
Lỏng 0,001
Chất rắn 0,001

 Kết quả tính toán nồng độ chất phóng xạ thải vào môi trường:
Lượng chất phóng xạ F-18 thải ra trong một tuần (Bq/ tuần) = 2000 (mCi/ ngày) x 3,7 10
7

(Bq/mCi) x 0,001 x (1- 0,95) x 5 (ngày/ tuần) = 1,85 10
7
(Bq/ tuần).
Lượng khí thải ra trong một tuần (m
3
/ tuần) = 4000 (m

3
/h) x 8 (giờ/ngày) x 5 (ngày/ tuần) = 1,6
10
5
(m
3
/ tuần).
Nồng độ khí thải F-18 vào môi trường (Bq/m
3
) = 1,85 10
7
(Bq/ tuần) / 1,6 10
5
(m
3
/ tuần) =
116 (Bq/ m
3
)
Giá trị này nhỏ hơn nồng độ giới hạn nhân phóng xạ F-18 thải vào môi trường để đảm bảo liều
nhiễm cho khu dân cư nhỏ hơn 20 Sv/tuần là 1091 (Bq/m
3
).
Như vậy, giá trị nồng độ khí thải F-18 thải vào vào môi trường của hệ thống sản xuất chất phóng
xạ F-18 nhỏ hơn nồng độ giới hạn cho phép của nhân phóng xạ F-18 thải vào môi trường, do đó đảm
bảo an toàn bức xạ.
2. Chất thải lỏng
Các chất thải lỏng khác sinh ra trong quá trình vận hành máy gia tốc Cyclotron cũng phải được
lưu giữ trong bình chứa bằng inox với khung thép bên ngoài. Các chất thải lỏng được lưu giữ trong
bình chì một khoảng thời gian đủ để các nhân phóng xạ phân rã tới mức thanh lý có thể thải ra môi

trường như các chất thải lỏng thông thường. Mức thanh lý đối với nhân phóng xạ F-18 là 10 Bq/g
(hoặc tổng hoạt độ của F-18 là 1. 10
6
Bq ).
3. Chất thải rắn
Các chất thải rắn có khả năng sinh ra trong quá trình vận hành máy gia tốc Cyclotron gồm : Lọ
đựng F-18 ; Ống tiêm ; Kim tiêm ; Các phin lọc của hệ thống thông gió; Các lá bia v.v Tất cả các
chất thải này được cất giữ trong bình chứa bình chứa bằng inox với khung thép bên ngoài. Các chất
thải rắn được lưu giữ trong bình chì một khoảng thời gian đủ để các nhân phóng xạ phân rã tới mức
thanh lý có thể thải ra môi trường như các chất thải rắn thông thường. Mức thanh lý đối với nhân
phóng xạ F-18 là 10 Bq/g (hoặc tổng hoạt độ của F-18 là 1. 10
6
Bq).
VI. Hệ thống thiết bị an toàn
Các vị trí cần kiểm soát về an toàn bức xạ.
- Phía trên cửa ra vào phòng máy gia tốc: kiểm tra độ dò phóng xạ tại các khe cửa và phòng
máy đảm bảo an toàn cho khu vực phòng máy gia tốc, phòng điều khiển trung tâm. Hai loại bức xạ cần
kiểm tra: bức xạ gamma và notron vị trí 1 và 2 (đặt 1 đầu đo notron loại ống đếm tỉ lệ He3 và 1 đầu đo
gamma loại ống đếm GM)
- Bên trong phòng máy gia tốc: khi cường độ phóng xạ bên trong phòng máy khi máy gia tốc
ngừng hoạt động cao hơn ngưỡng cho phép thì phải cảnh báo cho cán bộ vận hành không vào phòng
máy gia tốc vị trí 3 (đặt 1 đầu đo gamma liều cao loại ống đếm GM với mức suất liều của gamma đạt
đến 10
6
µSv/h)
- Kiểm soát phóng xạ tại phòng QC vị trí 4 (đặt 1 đầu đo gamma liều thấp loại ống đếm GM).
- Kiểm soát phóng xạ tại phòng Hotcell: Kiểm tra độ dò phóng xạ từ Hotcell vị trí 5 (đặt 1 đầu
đo gamma liều thấp loại ống đếm GM).
- Kiểm soát phóng xạ tại ống thoát khí của trung tâm Cyclotron ra môi trường vị trí 6 (đặt 1 đầu
đo gamma liều thấp loại ống đếm GM).

- Kiểm soát phóng xạ tại hành lang tầng 1 để đo phóng xạ môi trường ngoài vùng kiểm soát vị
trí 7 (đặt 1 đầu đo gamma liều thấp loại ống đếm GM).
- Lối ra vào cửa phòng cyclotron đặt thiết bị đo liều bề mặt tay chân để đo mức nhiễm xạ α và β
đối với bề mặt da tay, chân, áo quần của nhân viên và mặt sàn nhà khi làm việc với các nguồn phóng
xạ hở vị trí 8.
- Kiểm soát phóng xạ tại bể thải (đặt 1 đầu đo gamma liều thấp loại ống đếm GM).
Tất cả các thiết bị cảnh báo phóng xạ sẽ được kết nối với máy tính để theo dõi liều phóng xạ tại
phòng an toàn, an ninh.

Sơ đồ bố trí thiết bị kiểm xạ theo thứ tự từ 1- 8

Sơ đồ kiểm soát phóng xạ để đảm bảo an toàn

- Thiết bị ghi nhận số liệu là thiết bị Model ADM 606M với các đầu đo gamma và notron. Các
thông tin về cường độ bức xạ được ghi nhận tại máy chủ và được chỉ thị liên tục trên màn hình máy
tính.

VII. Đề xuất kiến nghị
Lớp phủ trên tường phòng cyclotron không cần thiết phải phủ 1 lớp Barit lên bê tông thường vì
khi đó vật liệu barit sẽ làm cho các bức tường bê tông suy yếu về khả năng chịu lực và ảnh hưởng đến
chất lượng của vật liệu sắt trong lớp bê tông.
Lớp ngoài cùng tường phòng cyclotron chỉ cần sử dụng vật liệu nhựa platic là có thể đảm bảo
yêu cầu về an toàn bức xạ nhưng sử dụng vật liệu epoxy là rất tốt và đảm bảo an toàn hơn rất nhiều vì
epoxy với khả năng cơ tính tốt, tính kết dính, chống mòn và chống xước, trơn bóng… bảo vệ tránh bị
ảnh hưởng của trường bức xạ khi máy hoạt động và khi không hoạt động.
Trung tâm thiết kế chỉ có một lối vào chung duy nhất vào khu vực kiểm soát, tuy nhiên nên thiết
kế có nhiều lối thoát hiểm để đề phòng trường hợp tai nạn khẩn cấp xảy ra như cháy, nổ…
Việc tìm hiểu thiết kế này hoàn toàn dựa trên tính toán lý thuyết, do vậy trước khi chính thức
vận hành thiết bị cần phải tiến hành thẩm định an toàn tại chỗ trên cơ sở đo đạc đánh giá thực tế.
Sau khi xây dựng để đưa máy đi vào hoạt động, các phép đo kiểm tra suất liều, nồng độ chất

phóng xạ trong không khí ở các vị trí quan trọng cần được thực hiện để xác nhận lại các tính toán của
các phương tiện che chắn và các thiết kế về môi trường đã đủ điều kiện an toàn bức xạ chưa và nếu có
bất thường thì phải có biện pháp bổ sung kịp thời nhằm đảm bảo an toàn cho tất cả nhân viên và môi
trường.
VIII. Kết luận
Báo cáo tìm hiểu thiết kế xây dựng của Trung tâm gia tốc Cyclotron của Viện Năng Lượng
Nguyên Tử Việt Nam đã đáp ứng được các chỉ tiêu an toàn bức xạ của IAEA và các Pháp lệnh An
toàn và Kiểm soát bức xạ của Việt Nam. Theo tính toán lý thuyết thì mức suất liều bức xạ gây bởi bức
xạ gamma và nơtron bên ngoài tường che chắn đều đảm bảo an toàn cho dân chúng và nhân viên vận
hành thiết bị. Hệ thống kiểm soát khí thải phóng xạ và hệ thống lưu giữ thải lỏng phóng xạ được thiết
kế đảm bảo mức phóng xạ thải ra môi trường nhỏ hơn giới hạn cho phép theo quy định của Pháp luật
Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Cyclotron Produced Radionuclides : Guidelines for Setting Up a Facility (2002)
[2] INTERNATIONAL ATOMIC ENERGY AGENCY, Assessment of Occupational Exposure due
to External Sources of Radiation, IAEA Safety Standards Series No. RS-G-1.3, IAEA, Vienna
(1999).
[3] Site planning of Samyoung Unitech Co., LTD.
[4] INTERNATIONAL ATOMIC ENERGY AGENCY, Calibration of Radiation Protection
Monitoring Instruments, Safety Reports Series No. 16, IAEA, Vienna (1999)
[5] INTERNATIONAL ATOMIC ENERGY AGENCY, The Management System for Facilities
and Activities, IAEA Safety Standards Series No. GS-R-3, IAEA, Vienna (2006).
[6] INTERNATIONAL ATOMIC ENERGY AGENCY, Application of the Concepts of Exclusion,
Exemption and Clearance, IAEA Safety Standards Series No. RS-G-1.7, IAEA, Vienna (2004
[7] Luật năng lượng nguyên tử Việt Nam

×