Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

tiểu luận môn sở hữu trí tuệ sở hữu công nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.61 KB, 59 trang )

Sở hữu công nghiệp
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP 5
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP 5
1. Khái niệm 5
2. Vai trò, ý nghĩa của bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp 5
II. NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ 5
1. Giới thiệu về nhãn hiệu hàng hoá 5
2. Tiêu chuẩn bảo hộ và bảo hộ quyền đối với nhãn hiệu hàng hoá 7
3. Chủ văn bằng bảo hộ và phạm vi độc quyền bảo hộ 8
4. Xác lập, đình chỉ, hủy bỏ văn bằng bảo hộ 10
5. Hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu 12
6. Chuyển dịch quyền sở hữu 13
7. Li – xăng nhãn hiệu hàng hoá 13
III. TÊN THƯƠNG MẠI 14
1. Tổng quan về tên thương mại 14
IV. KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP 20
1. Giới thiệu về kiểu dáng công nghiệp 20
2. Bảo hộ pháp lý đối với kiểu dáng công nghiệp 21
V. SÁNG CHẾ 26
1. Khái niệm 26
2. Điều kiện bảo hộ 27
3. Quy trình xem xét đơn bảo hộ sáng chế 29
4. Quyền và nghĩa vụ 31
5. Các hành vi xâm phạm độc quyền sáng chế 32
VI. CHỈ DẪN ĐỊA LÝ 33
1. Các khái niệm 33
2. Phân biệt các khái niệm 37
3. Bảo hộ chỉ dẫn địa lý 38
VII. BỐ CHÍ MẠCH TÍCH HỢP 40


1. Khái niệm: 40
2. Điều kiện chung đối với thiết kế bố trí được bảo hộ 40
3. Tính nguyên gốc của thiết kế bố trí 40
4. Tính mới thương mại của thiết kế bố trí 40
5. Quyền đăng ký thiết kế bố trí 41
6. Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa thiết kế bố trí 41
7. Yêu cầu đối với đơn đăng ký thiết kế bố trí 41
8. Công bố đơn đăng ký thiết kế bố trí 41
9. Hiệu lực của văn bằng bảo hộ 41
10. Sử dụng thiết kế bố trí là việc thực hiện các hành vi sau đây: 42
11. Quyền tạm thời đối với thiết kế bố trí 42
12. Hành vi xâm phạm quyền đối với thiết kế bố trí 42
13. Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả thiết kế bố trí 42
VIII. BÍ MẬT KINH DOANH 43
1. Định nghĩa bí mật kinh doanh: 43
2. Phạm vi và điều kiện bảo hộ: 43
3. Thời điểm phát sinh và chấm dứt quyền sở hữu công nghiệp đối với BMKD: 45
Nhóm 2 – Lớp CH 6B TM 1
Sở hữu công nghiệp
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG BẢO HỘ QUYẾN SỞ HỮU CÔNG
NGHIỆP CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 50
I. Nhận thức của doanh nghiệp về sở hữu công nghiệp 50
II. Thực trang bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của doanh nghiệp Việt Nam 51
2.1. Thực trạng đăng ký bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp của doanh nghiệp Việt
Nam 51
2.2. Những vi phạm sở hữu công nghiệp của các doanh nghiệp Việt Nam 52
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG
NGHIỆP TRONG DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 55
KẾT LUẬN 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO 59

Nhóm 2 – Lớp CH 6B TM 2
Sở hữu công nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Trong các quan hệ song phương và đa phương về kinh tế, vấn đề sở hữu trí tuệ
trở nên vô cùng quan trọng và đã trở thành những thách thức không nhỏ đối với
nhiều quốc gia trong những năm gần đây. Đặc biệt, đối với Việt Nam, vấn đề sở
hữu trí tuệ là một trong những yêu cầu có tính bắt buộc mà Việt Nam cần phải tuân
thủ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Để hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam buộc phải xây dựng một hệ thống bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ nói chung và sở hữu công nghiệp nói riêng một cách thoả đáng
và thực sự có hiệu quả. Một mặt, hệ thống này phải đáp ứng được các nguyên tắc cơ
bản và các chuẩn mực tối thiểu của Hiệp định TRIPS - WTO; mặt khác, nó còn là
việc đáp ứng những đòi hỏi của chính bản thân nền kinh tế trong công cuộc công
nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội
chủ nghĩa của Việt Nam.
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu công nghiệp nói riêng, về cơ bản
đáp ứng được các yêu cầu hội nhập và đạt được những kết quả đáng khích lệ trong
nước. Tuy nhiên, so với tình hình chung về sở hữu công nghiệp trên thế giới, hệ
thống sở hữu công nghiệp của Việt Nam còn nhiều hạn chế cần phải được khắc
phục và hoàn thiện. Chính vì vậy, với mục đích tìm hiểu chung về vấn đề sở hữu
công nghiệp và từ đó đề xuất một số giải pháp để bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp,
nhóm em quyết định nghiên cứu đề tài:
“Một số lí luận về sở hữu công nghiệp, thực trạng và giải pháp bảo vệ sở hữu
công nghiệp của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay”
Ngoài lời mở đầu, kết luận, nội dung tiểu luận gồm có 3 chương:
Chương I : Lý luận chung về sở hữu công nghiệp
Chương II : Thực trạng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam
Chương III: Một số giải pháp bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp trong doanh nghiệp
Việt Nam

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong công tác thu thập tài liệu, nghiên cứu và xây
dựng bài tiểu luận song do thời gian nghiên cứu cũng như trình độ còn hạn chế nên
Nhóm 2 – Lớp CH 6B TM 3
Sở hữu công nghiệp
bài viết chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Chúng em rất mong
nhận được ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô để bài tiểu luận của chúng em
thêm hoàn thiện.
Chúng em xin chân thành cảm ơn PGS. TS Vũ Chí Lộc - Giảng viên môn Sở
hữu trí tuệ, trường Đại học Ngoại thương Hà Nội đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp
đỡ chúng em trong việc hoàn thành bài tiểu luận này.
Nhóm 2 – Lớp CH 6B TM 4
Sở hữu công nghiệp
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
1. Khái niệm
Quyền sở hữu công nghiệp là quyền sở hữu của cá nhân, tổ chức đối với sáng
chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố chí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên
thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo.
Quyền của chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp bao gồm: Sử dụng,
cho phép người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp; Ngăn cấm người khác
sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp; Định đoạt đối tượng sở hữu công nghiệp
(Điều 4.4 Luật SHTT).
2. Vai trò, ý nghĩa của bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp có vai trò khuyến khích hoạt động sáng tạo,
nghiên cứu triển khai, thúc đẩy hoạt động thương mại, đầu tư và hoạt động cạnh
tranh lành mạnh trong nền kinh tế quốc gia và nền kinh tế toàn cầu.
Hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có hiệu quả sẽ cân bằng một cách hài hoà
lợi ích của cả bốn nhóm đối tượng trong xã hội, đó là Nhà nước, chủ sở hữu các đối
tượng sở hữu trí tuệ, người tiêu dùng và các nhà sản xuất, đầu tư.
II. NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ

1. Giới thiệu về nhãn hiệu hàng hoá
1.1. Giới thiệu chung
• Cách đây 3000 năm, những người thợ thủ công Ấn Độ đã từng chạm
khắc chữ ký của mình trên các tác phẩm nghệ thuật trước khi gửi hàng tới Iran.
• Các nhà sản xuất Trung Quốc đã bán hàng hóa mang nhãn hiệu của mình
tại Địa Trung Hải từ 2000 năm trước và cùng thời gian đó hàng ngàn nhãn hiệu đồ
gốm La Mã khác nhau đã được sử dụng.
Nhờ việc kinh doanh phát đạt thời Trung Cổ mà việc sử dụng các dấu hiệu để
phân biệt hàng hóa của các thương gia và các nhà sản xuất đã khá phát triển, nhưng
tầm quan trọng về mặt kinh tế của chúng vẫn còn hạn chế.
Công nghiệp hóa và sự phát triển của hệ thống kinh tế thị trường cho phép các
nhà sản xuất và các thương gia cạnh tranh đưa đến người tiêu dùng sự lựa chọn đa
Nhóm 2 – Lớp CH 6B TM 5
Sở hữu công nghiệp
dạng cho hàng hóa cùng chủng loại. Thường nếu không có sự khác biệt rõ ràng đối
với người tiêu dùng, chúng chỉ thường khác nhau về chất lượng, giá cả và các đặc
tính khác. Rõ ràng người tiêu dùng cần được hướng dẫn, giúp họ suy xét các lựa
chọn và đi đến quyết định lựa chọn riêng cho mình trong số hàng hóa cạnh tranh.
Do vậy, hàng hóa phải được đặt tên. Phương tiện để đặt tên hàng hóa trẻn thị trường
chính là nhãn hiệu hàng hóa
1.2. Khái niệm
Nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu của một doanh nghiệp (hoặc tập thể các
doanh nghiệp) dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ
cùng loại của các doanh nghiệp khác.
“Nhãn hiệu” là thuật ngữ để chỉ chung nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ.
1.3. Các dấu hiệu có thể dùng làm nhãn hiệu hàng hoá
Nếu chúng ta tuân thủ một cách chặt chẽ nguyên tắc dấu hiệu phải phân biệt
được hàng hoá của doanh nghiệp này với hàng hoá của doanh nghiệp khác, thì các
kiểu và các loại dấu hiệu sau đây có thể được xem xét:
 Từ ngữ: Nhóm này bao gồm tên công ty, họ, tên gọi, tên địa lý và các từ bất

kỳ hoặc chuỗi từ bất kể, dù là từ tự đặt và các khẩu hiệu.
 Chữ cái và số: Ví dụ như một hoặc nhiều chữ cái, một hoặc nhiều con số
hoặc sự kết hợp bất kỳ của cả chữ và số.
 Các yếu tố minh hoạ: Nhóm này bao gồm các hình ảnh không tả thực, các
hình vẽ, biểu tượng và cả các sự thể hiện trong không gian hai chiều của hàng hoá
hoặc bao bì.
 Sự kết hợp bất kỳ các dấu hiệu nói trên, kể cả các biểu tượng và nhãn sản
phẩm (label).
 Nhãn hiệu màu: Nhóm này bao gồm các từ, yếu tố hình và sự kết hợp bất kỳ
của các dấu hiệu đó mang màu sắc, cũng như việc phối kết hợp màu sắc hoặc chính
bản thân sắc màu.
 Các dấu hiệu ba chiều: Một loại điển hình của các dấu hiệu ba chiều là hình
dạng của hàng hoá hoặc bao bì của chúng. Tuy nhiên, các dấu hiệu ba chiều khác
như ngôi sao ba hướng của Mercedes cũng có thể như một nhãn hiệu hàng hoá.
Nhóm 2 – Lớp CH 6B TM 6
Sở hữu công nghiệp
 Các dấu hiệu thính giác (nhãn hiệu âm thanh): Có hai loại nhãn hiệu âm
thanh điển hình có thể phân biệt, đó là những âm thanh được ghi lại bằng các nốt
nhạc hoặc các dấu hiệu tượng trưng khác và những âm thanh khác (chẳng hạn tiếng
kêu gào của một con vật).
 Các nhãn hiệu khứu giác (nhãn hiệu mùi vị): Có hai loại nhãn hiệu âm thanh
điển hình có thể phân biệt (ví dụ giấy viết) với một mùi thơm riêng biệt và người
tiêu dùng trở nên quen thuộc với việc nhận biết hàng hoá qua mùi vị của nó.
 Các dấu hiệu (không nhìn thấy được bằng mắt thường) khác: Đó có thể là
các dấu hiệu được nhận biết bằng xúc giác.
1.4. Căn cứ phát sinh và thời hạn bảo hộ
Trong cuộc sống, những khái niệm như “nhãn hiệu độc quyền” hay “nhãn hiệu
đã đăng ký” đều có ý nghĩa như nhau. Để được bảo hộ, chủ sở hữu nhãn hiệu phải
đăng ký bảo hộ tại Cục SHTT. Văn bằng bảo hộ được gọi là Giấy chứng nhận đăng
ký nhãn hiệu. Đây là chứng chỉ duy nhất thể hiện quyền sở hữu công nghiệp đối với

nhãn hiệu.
Thời hạn bảo hộ được tính từ ngày được cấp bằng đến hết 10 năm kể từ ngày
nộp đơn ở Cục SHTT, hay từ ngày nộp đơn ở cơ quan sở hữu công nghiệp ở một
nước khác theo điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia (ngày ưu tiên). Ví dụ, một
nhãn hiệu nộp đơn năm 1996, cấp bằng năm 1997, sẽ được bảo hộ từ năm 1997 đến
năm 1996 + 10 = 2006. Nhãn hiệu sắp hết hạn có thể được gia hạn bảo hộ với thời
gian không hạn chế, cho tới chừng nào chủ sở hữu nhãn hiệu ngừng không sử dụng
nhãn hiệu hay ngừng hoạt động.
2. Tiêu chuẩn bảo hộ và bảo hộ quyền đối với nhãn hiệu hàng hoá
2.1. Tiêu chuẩn bảo hộ
Một dấu hiệu muốn được coi là nhãn hiệu hàng hoá phải đáp ứng đầy đủ các
điều kiện đã được chuẩn hoá trên toàn thế giới. Nhìn chung có hai loại điều kiện
khác nhau cần phân biệt, được quy định tại điều 6quinquiesvB của Công ước Paris:
1. Điều kiện thứ nhất liên quan tới chức năng cơ bản của nhãn hiệu hàng hoá,
đó là chức năng phân biệt các sản phẩm hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp này với
các sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp khác. Do vậy, một nhãn hiệu hàng hoá
phải độc đáo hoặc có khả năng phân biệt các sản phẩm khác nhau.
Nhóm 2 – Lớp CH 6B TM 7
Sở hữu công nghiệp
- Ví dụ: Từ “Apple” hoặc hình một quả táo không thể được đăng ký
cho mặt hàng táo, nhưng đối với hàng hóa là máy tính thì nó lại rất độc đáo.
Điều đó cho thấy tính độc đáo phải được đánh giá trong mối quan hệ với hàng
hóa gắn nhãn hiệu đó.
- Ví dụ về các tên gọi chung như “đồ đạc”’ (chỉ đồ đạc nói chung và
cũng chỉ bàn, ghế…) và “ghế” (chỉ các loại ghế), cho ta thấy có các nhóm loại
có thể rộng hay hẹp hơn, và các nhóm hàng hóa, tất cả có cùng đặc điểm là có
cùng tên gọi chung được dùng để gọi, chỉ hàng hóa cùng nhóm, loại. Các dấu
hiệu trên hoàn toàn không có khả năng phân biệt, một số hệ thống tư pháp cho
rằng, thậm chí nếu chúng được sử dụng một cách rộng rãi và với cường độ
đến độ có được nghĩa phái sinh thì vẫn không thể đăng ký, do xét đến nhu cầu

thiết yếu của giới kinh doanh cần sử dụng chúng, không thể cho phép độc
chiếm.
2. Điều kiện thứ hai liên quan tới các hậu quả mà nhãn hiệu hàng hoá có thể
gây ra nếu nhãn hiệu hàng hoá có những đặc tính gây hiểu lầm hoặc vi phạm tới trật
tự công cộng và đạo đức xã hội.
2.2. Bảo hộ quyền đối với nhãn hiệu hàng hoá
Một nhãn hiệu hàng hoá có thể được bảo hộ trên cơ sở việc sử dụng hoặc đăng
ký. Hai cách tiếp cận này đã có từ xưa, nhưng ngày nay các hệ thống bảo hộ nhãn
hiệu hàng hoá thường kết hợp cả hai cách này. Công ước Paris buộc các thành viên
có nghĩa vụ phải thiết lập đăng ký nhãn hiệu hàng hóa.
Tuy nhiên, việc sử dụng vẫn giữ vai trò quan trọng, trước hết tại các nước mà
việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa có truyền thống căn cứ vào việc sử dụng, còn việc
đăng ký nhãn hiệu chỉ nhằm khẳng định quyền đối với nhãn hiệu hàng hóa đã được
thông qua sử dụng. Do đó, người sử dụng đầu tiên sẽ được ưu tiên trong các vụ
tranh chấp về nhãn hiệu hàng hóa chứ không phải là người đầu tiên đăng ký nhãn
hiệu hàng hóa.
3. Chủ văn bằng bảo hộ và phạm vi độc quyền bảo hộ
3.1. Lợi ích cần bảo hộ và phạm vi bảo hộ
Chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền ngăn không cho người khác sử dụng nhãn hiệu
trùng hay tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được bảo hộ. Thông qua
Nhóm 2 – Lớp CH 6B TM 8
Sở hữu công nghiệp
bảo vệ nhãn hiệu, chủ sở hữu nhãn hiệu bảo vệ uy tín thương mại của những sản
phẩm do mình sản xuất hay dịch vụ do mình cung cấp.
3.2. Phạm vi độc quyền bảo hộ đối với nhãn hiệu
Chủ sở hữu nhãn hiệu được độc quyền sử dụng và định đoạt đối với các dấu
hiệu được bảo hộ. Độc quyền được hiểu dưới hai nghĩa:
Thứ nhất, chủ sở hữu có quyền cho hay không cho người khác sử dụng nhãn
hiệu của mình thông qua một loại hợp đồng gọi là hợp đồng li-xăng.
Thứ hai, khi có hành vi xâm phạm độc quyền của mình (sử dụng mà không xin

phép), chủ sở hữu nhãn hiệu có thể tự mình yêu cầu hay thông qua cơ quan nhà
nước có thẩm quyền buộc người có hành vi xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm
và bồi thường thiệt hại.
a. Quyền sử dụng và phạm vi bảo hộ
Chủ sở hữu nhãn hiệu được độc quyền sử dụng nhãn hiệu trên loại sản phẩm mà
mình đăng ký. Quyền sử dụng nói trên bao gồm: gắn nhãn được bảo hộ lên sản
phẩm hay dịch vụ của mình, tàng trữ, lưu thông, bán, nhập khẩu, quảng cáo sản
phẩm có nhãn hiệu được cấp văn bằng bảo hộ. Phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu được
hiểu không chỉ bao gồm sản phẩm có nhãn hiệu giống nhãn hiệu được mô tả trên
văn bằng bảo hộ, mà cả các sản phẩm có nhãn hiệu "tương tự tới mức gây nhầm
lẫn."
b. Quyền định đoạt
Ngoài quyền sử dụng, chủ sở hữu nhãn hiệu được quyền chuyển giao quyền sở
hữu văn bằng bảo hộ hoặc quyền sử dụng của mình thông qua hợp đồng li-xăng và
được quyền để lại thừa kế nhãn hiệu. Để đảm bảo khả năng phân biệt của nhãn hiệu,
pháp luật quy định chỉ được để lại thừa kế nhãn hiệu cho một chủ thể.
c. Nghĩa vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu
Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ phải sử dụng nhãn hiệu mà mình được bảo
hộ không được gián đoạn quá 5 năm. Trong trường hợp ngược lại, bất kỳ người nào
cũng có quyền yêu cầu Cục SHTT đình chỉ hiệu lực văn bằng bảo hộ (xem Điều
28.2.c Nghị định 63/CP ngày 24/10/1996). Điều này nhằm hạn chế tình trạng một
số chủ thể chỉ đăng ký nhãn hiệu mà không sử dụng chúng.
Nhóm 2 – Lớp CH 6B TM 9
Sở hữu công nghiệp
Ngoài ra, chủ sở hữu nhãn hiệu còn phải thực hiện các quyền của mình về hình
thức phải phù hợp với quy định của pháp luật, về mục đích và nội dung không được
trái pháp luật, đạo đức xã hội, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể
khác (Điều 49 NĐ 63/CP). Khi nguyên tắc này bị phá vỡ, văn bằng bảo hộ có thể bị
đình chỉ hay hủy bỏ theo những căn cứ qui định tại Luật SHTT.
4. Xác lập, đình chỉ, hủy bỏ văn bằng bảo hộ

4.1. Cục SHTT và Công báo Sở hữu công nghiệp
Cục SHTT là cơ quan quản lý của Nhà nước về sở hữu công nghiệp, trực thuộc
Bộ Khoa học và Công nghệ, có thẩm quyền xác lập, đình chỉ, hủy bỏ, đăng ký hợp
đồng li-xăng đối với văn bằng bảo hộ.
4.2. Thoả ước Madrid về đăng ký quốc tế các nhãn hiệu
Ngoài việc xác lập quyền đối với nhãn hiệu bằng cách đăng ký tại Cục SHTT,
các chủ sở hữu nhãn hiệu nước ngoài có thể đăng ký bảo hộ tại Việt Nam cơ chế
của Thoả ước Madrid. Theo Thỏa ước này, một chủ thể sau khi được bảo hộ tại một
nước thành viên của Thoả ước Madrid có thể chọn nhiều quốc gia để xin cấp văn
bằng bảo hộ. Việt Nam tham gia Thoả ước Madrid từ ngày 08/03/1949. Tính đến
nay đã có hơn 70000 nhãn hiệu của người nước ngoài được chấp nhận bảo hộ tại
Việt Nam thông qua Thoả ước Madrid.
4.3. Xác lập quyền: Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp tại Cục SHTT (không những áp dụng
cho nhãn hiệu mà còn cho sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, chỉ
dẫn địa lý, trừ các qui định về quyền nộp đơn) được tiến hành qua các bước sau:
nộp đơn, xét nghiệm hình thức, xét nghiệm nội dung, cấp bằng.
a. Quyền nộp đơn
Chỉ có những người có quyền nộp đơn mới được nộp đơn yêu cầu bảo hộ
nhãn hiệu. Các loại chủ thể trên bao gồm:
• Chủ thể sản xuất kinh doanh
• Người thừa kế hay được chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng từ chủ
thể được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
b. Nộp đơn yêu cầu bảo hộ – xác định ngày ưu tiên
Nhóm 2 – Lớp CH 6B TM 10
Sở hữu công nghiệp
Việc cấp văn bằng bảo hộ được bắt đầu bằng việc nộp đơn và lệ phí. Các chủ
thể nộp đơn có thể nộp tại Cục SHTT hay nộp đơn tại nước ngoài (tại một nước
thành viên của Thoả ước Madrid). Đơn phải hợp lệ theo yêu cầu của pháp luật từng
nước.

Cùng với việc nộp đơn là việc đóng lệ phí (được quy định tại Thông tư số
23/TC/TCT ngày 09/05/1997. Mức đóng lệ phí cho một nhãn hiệu (1 nhóm, nếu
không phải xét nghiệm lại hay không xin hưởng quyền ưu tiên) là 750.000 đồng cho
nhãn hiệu Việt Nam và 210 USD cho nhãn hiệu nước ngoài. Nếu xin đăng ký bảo
hộ cho nhãn hiệu Việt Nam ở nước ngoài theo Thoả ước Madrid, mức phí phải nộp
cho Cục SHTT là 1.500.000 đồng, cho WIPO là từ 650 - 903franc Thụy Sỹ, cộng
với 73 franc Thụy Sỹ phí bảo hộ cho mỗi nước.
c. Xét nghiệm hình thức, phản đối việc cấp bằng
Sau khi người làm nộp đơn, Cục SHTT sẽ tiến hành thủ tục “xét nghiệm hình
thức”, tức là xét nghiệm tính hợp lệ của đơn. Tính hợp lệ bao gồm quyền nộp đơn
và các yêu cầu khác đối với đơn mà không phải là tiêu chuẩn bảo hộ, ví dụ như
ngôn ngữ sử dụng, giấy uỷ quyền, tính thống nhất của đơn, lệ phí nộp đơn. Nếu phát
hiện đơn có thiếu sót, cơ quan patent sẽ thông báo để chủ thể nộp đơn bổ sung.
d. Xét nghiệm nội dung, khiếu nại về việc cấp văn bằng bảo hộ
Giai đoạn tiếp theo là xét nghiệm nội dung, tức là xác định các tiêu chuẩn
bảo hộ, Cục SHTT sẽ xác định tính độc đáo, khả năng phân biệt của dấu hiệu được
yêu cầu bảo hộ. Nếu nội dung đơn yêu cầu bảo hộ không bảm đảm điều kiện bảo hộ
theo định nghĩa nhãn hiệu, Cục SHTT sẽ từ chối cấp văn bằng bảo hộ. Người nộp
đơn sẽ được cung cấp lý do từ chối trong thông báo.
Người nộp đơn có quyền khiếu nại về quyết định từ chối cấp văn bằng bảo
hộ lên Cục SHTT trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhận được thông báo từ chối (xem
Điều 27 Nghị định 63/CP). Nếu Cục SHTT đồng ý với lập luận của người khiếu nại,
Cục sẽ cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu nộp đơn.
e. Cấp văn bằng bảo hộ và vào sổ đăng ký quốc gia
Sau khi xét thấy hội đủ tiêu chuẩn bảo hộ, Cục SHTT sẽ ra quyết định cấp
văn bằng bảo hộ – Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Việc cấp văn bằng bảo hộ
này được công bố trên công báo sở hữu công nghiệp. Sau đó, Cục SHTT sẽ tiến
Nhóm 2 – Lớp CH 6B TM 11
Sở hữu công nghiệp
hành vào sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp (Điều 98 Luật SHTT). Sổ

đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp là tài liệu ghi nhận việc xác lập, thay đổi
và chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp,
thiết kế bố trí, nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý. Như vậy, khi có quyết định sửa đổi,
chấm dứt, huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ, quyết định đăng ký hợp đồng chuyển
giao quyền sở hữu công nghiệp cũng được ghi nhận vào sổ đăng ký quốc gia về sở
hữu công nghiệp.
4.4. Đình chỉ văn bằng bảo hộ
Một văn bằng đã được cấp vẫn có thể bị đình chỉ theo quy định tại Điều 28 của
Nghị định 63/CP khi có yêu cầu đình chỉ. Cụ thể là khi chủ văn bằng bảo hộ không
sử dụng nhãn hiệu trong vòng 5 năm liên tục trước ngày có yêu cầu đình chỉ hiệu
lực mà không có lý do chính đáng.
4.5. Huỷ bỏ văn bằng bảo hộ
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thể bị hủy bỏ vì một trong hai lý do:
nhãn hiệu đã đăng ký không đủ khả năng được bảo hộ và người chủ nhãn hiệu
không có quyền nộp đơn.
5. Hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu
5.1. Khái niệm hành vi xâm phạm
Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu là việc sử dụng
nhãn hiệu trong phạm vi và thời hạn bảo hộ mà không được sự đồng ý của chủ sở
hữu nhãn hiệu, trừ các trường hợp sử dụng hạn chế (Điều 132 - 137 Luật SHTT).
Phạm vi bảo hộ một nhãn hiệu bao gồm chính nhãn hiệu đó, và các yếu tố độc
đáo trong nhãn hiệu, khiến người tiêu dùng có thể phân biệt được giữa sản phẩm
của chủ sở hữu nhãn hiệu và các sản phẩm khác cùng loại. Như vậy hành vi sử dụng
một nhãn hiệu trong thời hạn bảo hộ bao gồm hai khía cạnh: sử dụng đúng dấu hiệu
được bảo hộ (sản xuất, buôn bán hàng giả), hoặc sử dụng những dấu hiệu có thể gây
nhầm lẫn cho người sử dụng về sản phẩm hay xuất xứ sản phẩm (sản xuất, buôn bán
hàng nhái).
5.2. Nghĩa vụ chứng minh
Trong một vụ kiện dân sự, để chứng minh hành vi sử dụng một nhãn hiệu,
nguyên đơn phải chứng minh được những yếu tố sau đây:

Nhóm 2 – Lớp CH 6B TM 12
Sở hữu công nghiệp
- Quyền sở hữu đối với nhãn hiệu của mình (thông qua văn bằng bảo hộ);
- Phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu của mình (thông qua văn bằng bảo hộ những yếu tố
có khả năng phân biệt); và
- Việc bị đơn sử dụng các dấu hiệu thuộc về khả năng phân biệt của nhãn hiệu
nguyên đơn có khả năng gây nhầm lẫn giữa hai sản phẩm cho người tiêu dùng, và
không được sự đồng ý của nguyên đơn.
Không phải mọi hành vi sử dụng mà không xin phép chủ sở hữu nhãn hiệu đều
là hành vi xâm phạm. Sau khi nguyên đơn chứng minh được những luận điểm trên,
nghĩa vụ chứng minh để tự bảo vệ mình sẽ được chuyển cho bị đơn. Bị đơn có thể
yêu cầu hủy hay đình chỉ văn bằng bảo hộ của nguyên đơn khi có căn cứ, hoặc
chứng minh rằng những dấu hiệu tương tự giữa hai nhãn hiệu là những dấu hiệu
không có khả năng phân biệt.
6. Chuyển dịch quyền sở hữu
Các lí do chuyển dịch quyền sở hữu:
+ Khi một người chế đi, quyền đối với nhãn hiệu hàng hoá có thể chuyển giao
cho người thừa kế.
+ Một nhãn hiệu hàng hoá có thể chuyển giao cho một chủ sở hữu mới trong
trường hợp phá sản.
+ Trường hợp tự động chuyển dịch quyền sở hữu trí tuệ có thể xảy ra do việc
sát nhập hai công ty.
Việc thoả thuận chuyển dịch quyền sở hữu trí tuệ: Chuyển nhượng.
+ Chuyển nhượng là hình thức phổ biến nhất của việc chuyển dịch quyền sở
hữu, chúng thường nhưng không nhất thiết là một phần của hợp đồng mua bán.
+ Luật pháp một số quốc gia chỉ cho phép chuyển nhượng nhãn hiệu hàng hoá
cùng với việc chuyển nhượng cả danh tiếng hay cơ sở kinh doanh và uy tín gắn liền
với nhãn hiệu hàng hoá.
7. Li – xăng nhãn hiệu hàng hoá
Tầm quan trọng của Li – xăng

+ Li – xăng là cách thức cơ bản để qua đó các doanh nghiệp nội địa được sử
dụng nhãn hiệu hàng hoá của các công ty nước ngoài.
Nhóm 2 – Lớp CH 6B TM 13
Sở hữu công nghiệp
+ Tuy nhiên, tầm quan trọng của Li – xăng chủ yếu là trong mối quan hệ giữa
những người li – xăng ở các nước phát triển và những người nhận li – xăng ở các
nước đang phát triển. Thông thường, hợp đồng li – xăng không đơn thuần là việc li
– xăng nhãn hiệu hàng hoá, mà bao gồm những thoả thuận tổng quan về việc li –
xăng bằng độc quyền sáng chế, nhãn hiệu hàng hoá, bí quyết và các quyển sở hữu
trí tuệ khác.
Quyền kiểm soát của chủ sở hữu
Để bảo vệ chức năng chỉ dẫn nguồn gốc của nhãn hiệu hàng hoá, chủ sở hữu
nhất thiết phải thực hiện quyền kiểm soát việc người nhận li – xăng sử dụng nhãn
hiệu hàng hoá, đặc biệt liên quan đến chất lượng hàng hoá và các điều kiện đưa
hàng hoá ra thị trường lưu thông.
Các hạn chế đối với bên nhận li – xăng
+ Bên nhận li – xăng không được phép chuyển nhượng li – xăng hay li – xăng
thứ cấp, tất nhiêm những quyền như vậy có thể được quy định rõ ràng trong hợp
đồng.
+ Li – xăng có thể là li – xăng độc quyền hay li – xăng không độc quyền.
+ Đối với li – xăng độc quyền, chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá không được li –
xăng nhãn hiệu hàng hoá cho bất kì bên nào khác trong lãnh thổ thậm chí bản thân
anh ta cũng không được sử dụng nhãn hiệu hàng hoá.
+ Đối với li – xăng không độc quyền, chủ sở hữu tất nhiên có thể sử dụng nhãn
hiệu hàng hoá thậm chí có thể cho phép người khác sử dụng.
III. TÊN THƯƠNG MẠI
1. Tổng quan về tên thương mại
1.1. Khái niệm về tên thương mại
Các doanh nghiệp có thể sở hữu và sử dụng một hay nhiều nhãn hiệu hàng hoá
khác nhau để phân biệt hàng hoá và dịch vụ của họ với doanh nghiệp cạnh tranh.

Tuy nhiên, bản thân doanh nghiệp này cũng cần được phân biệt với các doanh
nghiệp khác. Vì lẽ đó họ sẽ chọn dung một tên thương mại.
Theo Khoản 21, Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ, tên thương mại là tên gọi của tổ
chức, cá nhân sử dụng trong hoạt động kinh doanh, dung để nhận biết và phân biệt
Nhóm 2 – Lớp CH 6B TM 14
Sở hữu công nghiệp
chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh
vực.
1.2. Phân biệt giữa tên thương mại và nhãn hiệu
Tên thương mại có điểm chung với nhãn hiệu hàng hoá và nhãn hiệu dịch vụ ở
chỗ chúng thực hiện chức năng phân biệt.
Tên thương mại là “tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh
doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác
trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh”. Còn nhãn hiệu “là dấu hiệu dùng để
phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”. Ở đây, có thể thấy
ngay sự khác biệt cũng như sự trùng nhau giữa tên thương mại và nhãn hiệu. Cụ
thể, tên thương mại là tên gọi, còn nhãn hiệu là dấu hiệu. Khác với nhãn hiệu hàng
hoá và nhãn hiệu dịch vụ, tên thương mại phân biệt một doanh nghiệp này với
doanh nghiệp khác, khi hoàn toàn không xét đến với hàng hoá hay dịch vụ mà
doanh nghiệp đưa ra thị trường hay thực hiện. Tuy nhiên, trên thực tế, sự phân biệt
này hoàn toàn chỉ có tính tương đối. Trong trường hợp này thì tên thương mại
thường được tiếp nhận là tên đầy đủ của công ty như ghi trong Giấy đăng ký kinh
doanh, còn nhãn hiệu là tên của một sản phẩm hay dịch vụ nào đó do doanh nghiệp
đưa ra thị trường. Đó là sự khác biệt. Trong trường hợp khác thì tên thương mại và
nhãn hiệu có thể là một, do doanh nghiệp dùng tên gọi của mình làm dấu hiệu chính
để phân biệt hàng hoá, dịch vụ với chủ thể khác.
Một sự khác biệt nữa là bản thân tên thương mại có thể tự động được bảo hộ
(nếu đáp ứng các tiêu chí đã được quy định) mà không cần làm thủ tục đăng ký
(khoản 3 Điều 6 Nghị định 103/2006) còn nhãn hiệu thì bắt buộc phải trải qua thủ
tục nộp đơn đăng ký (trừ trường hợp nhãn hiệu nổi tiếng) và thẩm định. Phạm vi

bảo hộ của tên thương mại, xét theo từng khía cạnh là có thể hẹp hơn phạm vi bảo
hộ của nhãn hiệu (trên toàn lãnh thổ Việt Nam) nhưng trong một số trường hợp sẽ là
tương đương như nhãn hiệu. Cụ thể, tên thương mại sẽ chỉ được bảo hộ trong một
khu vực kinh doanh và định nghĩa về khu vực kinh doanh đã được xác định là “khu
vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng”.
Việc xác định khu vực kinh doanh hạn chế hay rộng lớn sẽ là vấn đề tranh chấp
trong tương lai và chính là vấn đề pháp lý sẽ phát sinh.
Nhóm 2 – Lớp CH 6B TM 15
Sở hữu công nghiệp
1.3. Yêu cầu pháp lý đối với tên thương mại
Các quốc gia thường đặt ra một số điều kiện mà tên thương mại phải đáp ứng để
được cho phép và được chấp nhận đăng ký trong sổ đăng bạ tên công ty, có thể tồn
tại ở cấp quốc gia, nhưng trên thực tế thường chỉ ở cấp vùng hoặc địa phương. Đặc
điểm của doanh nghiệp (ví dụ như công ty trách nhiệm hữu hạn được viết tắt thành
Ltd.), cũng như mục tiêu kinh doanh phải được đề cập đến.
Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh
mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu
vực kinh doanh, cụ thể phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng.
+ Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người
khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
+ Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác
hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng.
Tên thương mại thường khá dài, nên khó có thể làm công cụ thực tế cho việc sử
dụng trong các hoạt động kinh doanh hàng ngày như một dẫn chiếu tới công ty. Do
đó, các doanh nghiệp có xu hướng sử dụng tên thương mại ngắn hơn hoặc một số
dấu hiệu nhận dạng công ty khác ngoài tên thương mại đầy đủ đã được đăng ký một
cách chính thức.
Đối với tên thương mại, yêu cầu về khả năng phân biệt không phải là điều kiện
để đăng ký và sử dụng sau này.

1.4. Bảo hộ hợp pháp đối với tên thương mại
Nếu một tên thương mại hay tên doanh nghiệp được coi là có khả năng phân
biệt, nó được bảo hộ thong qua sử dụng, cho dù đã đăng ký hay chưa. Nếu không có
khả năng phân biệt, nó có thể được bảo hộ sau khi có khả năng phân biệt thông qua
sử dụng. Khả năng phân biệt trong ngữ cảnh này nghĩa là công chúng tiêu dùng
công nhận tên thương mại đó như một dẫn chiếu tới một nguồn gốc kinh doanh đặc
biệt.
Một tên thương mại hay tên doanh nghiệp cũng có khả năng được bảo hộ thông
qua đăng ký như một nhãn hiệu hàng hoá. Thông thường cả tên doanh nghiệp đầy
đủ và tên doanh nghiệp ngắn đều có thể được đăng ký. Để đảm bảo việc bảo hộ, tên
Nhóm 2 – Lớp CH 6B TM 16
Sở hữu công nghiệp
thương mại đương nhiện phải được sử dụng như một nhãn hiệu hàng hoá thực sự.
Yêu cầu này không thể đáp ứng chỉ bằng việc tạo nên một dẫn chiếu trên nhãn hiệu
hay bao bì của sản phẩm về công ty,doanh nghiệp sản xuất hoặc kinh doanh với địa
chỉ đầy đủ in nhỏ, như thường được yêu cầu của các quy định về việc ghi nhãn hàng
hoá,sản phẩm. Do vậy, trên thực tế, việc đăng ký tên doanh nghiệp viết tắt hay rút
gọn như một nhãn hiệu hàng hoá là thích hợp và phổ biến hơn, nhất là trường hợp
tên đó còn là một nhãn hiệu hàng hoá quan trọng của công ty.
Các doanh nghiệp có thể lấy tên thương mại và tên doanh nghiệp để đăng ký
nhãn hiệu hàng hoá, họ có thể và thường sử dụng chúng không chỉ để phân biệt bản
thân doanh nghiệp mà còn để phân biệt hàng hoá và các dịch vụ họ cung cấp.
Cũng chính vì lẽ đó, những tranh chấp, xung đột phát sinh giữa tên thương mại,
tên doanh nghiệp và các nhãn hiệu hàng hoá là điều không thể tránh được. Nếu tên
thương mại, tên doanh nghiệp được sử dụng như một nhãn hiệu hàng hoá (cho dù
đăng ký hay không), nguyên tắc chung về quyền ưu tiên và bảo hộ người tiêu dùng
chống lại nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hay dịch vụ được đưa ra thị trường dưới
các dấu hiệu liên quan sẽ quyết định kết cục của bất kỳ tranh chấp nào với một nhãn
hiệu hàng hoá tương tự. Thậm chí nếu một doanh nghiệp sử dụng tên doanh nghiệp
hoặc tên thương mại theo đúng với tư cách là tên doanh nghiệp hoặc thương mại,

nói cách khác là không như nhãn hiệu hàng hoá cho một mặt hàng hay dịch vụ mà
doanh nghiệp cung cấp, người ta cũng công nhận một cách rộng rãi rằng một nhãn
hiệu hàng hoá có trước bị vi phạm nếu việc sử dụng tên doanh nghiệp hay tên
thương mại có thể gây ra sự nhầm lẫn về xuất xứ hàng hoá hoặc dịch vụ mà doanh
nghiệp này cung cấp dưới tên doanh nghiệp hay tên thương mại đó. Ngược lại, việc
sử dụng một nhãn hiệu hàng hoá hoặc nhãn hiệu dịch vụ cũng có thể vi phạm tới
một tên doanh nghiệp hoặc tên thương mại có trước (bất kể đã đăng ký hay chưa).
2. Một số hợp đồng liên quan đến tên thương mại, nhãn hiệu
2.1. Franchising và hợp đồng Franchising
Mặc dù đa số người tiêu dung vẫn còn xa lạ với thuật ngữ “franchising”, song
họ lại quen thuộc với những thành quả của franchising. Những hệ quả được biết đến
một cách rộng rãi nhất là các hiệu ăn nhanh, các khách sạn hoặc các cửa hàng bán lẻ
mỹ phẩm. Tuy nhiên, franchising đã lan rộng đến các ngành nghề đa dạng khác như
Nhóm 2 – Lớp CH 6B TM 17
Sở hữu công nghiệp
cho thuê trang phục, nâng cấp ôtô…Tóm lại, franchising có thể áp dụng đối với bất
kỳ hoạt động kinh tế nào theo đó một hệ thống có thể được phát triển cho sản xuất,
chế biến, phân phối hàng hoá hoặc cung cấp các dịch vụ. Chính “hệ thống” này là
đối tượng của franchising.
Franchising là quyền độc quyền do chủ sở hữu một nhãn hiệu hàng hoá hoặc
một tên thương mại cấp để kinh doanh hàng hoá và dịch vụ trong một khu vực nhất
định.
Sự thành công và tăng trưởng nhanh chóng của franchising xuất phát từ một số
yếu tố, yếu tố cơ bản nhất là franchising đã kết hợp giữa kiến thức chuyên sâu và
nguồn lực của một thể nhân – bên cấp franchising, với tinh thần kinh doanh của một
doanh nhân – bên nhận franchising.
Hợp đồng franchising có thể coi là một hợp đồng trong đó một người (người
cấp franchising) phát triển hệ thống để tiến hành một việc kinh doanh cụ thể, cho
phép người khác (bên nhận franchising) sử dụng hệ thống đó phù hợp với những
quy định của bên cấp franchising, để đổi lại, nhận các khoản bù đắp bằng tiền. Đây

là một mối quan hệ liên tục, chừng nào mà các franchisee vẫn hoạt động phù hợp
với các chuẩn mực và thông lệ do bên cấp franchising thiết lập và giám sát, và sự hỗ
trợ liên tục của bên cấp franchising.
Do vậy, hợp đồng franchising liên quan đến một hệ thống. Hệ thống này được
coi là hệ thống franchising. Đây là một hệ thống trọn gói bao gồm các quyền sở hữu
trí tuệ liên quan đến nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp,
sang chế và các tác phẩm được luật bản quyền bảo hộ, cùng với những bí quyết và
bí mật thương mại liên quan, được khai thác để bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ
đến người tiêu dùng.
2.2. Hợp đồng bán lẻ
Hợp đồng bán lẻ được điều chỉnh bởi các nguyên tắc truyền thống của luật dân
sự, luật thương mại. Nhà sản xuất hoặc nhà phân phối thu được lợi nhuận bằng cách
bán sản phẩm cho các nhà bán lẻ với giá cả phù hợp.
Một hợp đồng bán lẻ có một bên là các nhà sản xuất hoặc phân phối sản phẩm
và bên thứ hai là người bán sản phẩm đó.
2.3. Hợp đồng li-xăng tiêu chuẩn
Nhóm 2 – Lớp CH 6B TM 18
Sở hữu công nghiệp
Theo nghĩa đơn giản nhất, hợp đồng li-xăng tiêu chuẩn là loại hợp đồng mà
theo đó một người (người li-xăng), là chủ sở hữu quyền ngăn chặn người này không
được khai thác thương mại hoặc sử dụng một vài sáng tạo trí tuệ nào đó (ví dụ, sang
chế, kiểu dáng) hoặc các dấu hiệu phân biệt (như nhãn hiệu hàng hoá, tên thương
mại), hoặc đồng ý không thi hành quyền đó đối với người khác (người nhận li-xăng)
để đổi lại được thu lệ phí, và có thể phụ thuộc vào điều kiện là chịu sự kiểm soát
của người li-xăng đối với khai thác thương mại hoặc sử dụng.
Đối với các hợp đồng li-xăng liên quan đến nhãn hiệu hàng hoá hoặccác dấu
hiệu phân biệt thì bên li-xăng sẽ thường không thực thi quyền kiểm soát đối với bên
được cấp li-xăng ngoài việc đảm bảo rằng hàng hoá đang được bán hoặc dịch vụ
được cung cấp dưới dấu hiệu có chất lượng đảm bảo, và/hoặc có những tính năng cụ
thể nhất định nào đó.

2.4. So sánh hợp đồng bán lẻ, hợp đồng li-xăng tiêu chuẩn, hợp đồng
franchising
Ba điểm khác biệt của một hợp đồng franchising điển hình đối với hợp đồng
bán lẻ, hợp đồng li-xăng tiêu chuẩn:
+ Cấp li-xăng để sử dụng hệ thống franchising đồng nhất:
Cốt lõi của một hợp đồng franchising là một li-xăng được bên cấp franchising
cấp cho bên nhận franchising để sử dụng hệ thống franchising. Ngược lại, hợp đồng
bán lẻ chỉ liên quan tới hoạt động bán hàng đơn giản và không cần thiết phải được
cấp li-xăng.
Sự phân biệt giữa hợp đồng li-xăng tiêu chuẩn và hợp đồng franchising là khó
nhận thấy hơn. Franchising có thể nói là một hình thức tinh vi của hợp đồng li-xăng
tiêu chuẩn và rằng hợp đồng franchising chỉ tiến xa hơn việc li-xăng một số quyền
sở hữu trí tuệ cụ thể, chẳng hạn như nhãn hiệu hàng hoá, bởi vì đây là một li-xăng
sử dụng một hệ thống bao gồm, nhưng không chỉ giới hạn ở các quyền sở hữu trí
tuệ. Quả thực, theo hợp đồng franchising, bên nhận franchising thực hiện nhiều hơn
việc chỉ bán hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ dưới nhãn hiệu của người khác.
Franchising đã tiến xa hơn bằng việc cho phép bên nhận franchising sản xuất và bán
hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ như một thành viên của hệ thống lớn rộng hơn.
Nhóm 2 – Lớp CH 6B TM 19
Sở hữu công nghiệp
Trong mồi quan hệ bán lẻ, bên thứ nhất sản xuất hàng hoá và chuyển giao hàng
hoá cho bên thứ hai ở một mức giá đã bao gồm lợi nhuận của bên thứ nhất này và
bên thứ hai bán lại hàng hoá ở mức giá cao hơn, để có thể thu lợi nhuận riêng cho
mình. Trong khi, franchising và li-xăng tiêu chuẩn, bên cấp franchising sẽ giải thích
cho bên nhận cách thức sử dụng hệ thống và đổi lại, được thu nhập bằng cách
hưởng phần trăm trong doanh thu của bên nhận franchising.
+ Mối quan hệ tương tác trong quá trình kinh doanh
Trong hợp đồng bán lẻ, người sản xuất và nhà phân phối thường là độc lập
nhau. Trong hợp đồng li-xăng tiêu chuẩn và trong hợp đồng franchising, hai bên tuy
độc lập nhau nhưng lại có mối quan hệ làm ăn thân thiết được xác định bằng những

quy định tương ứng trong hợp đồng.
Tuy nhiên, ngược lại với một hợp đồng li-xăng tiêu chuẩn thì thành công của
phía nhận franchising cũng lệ thuộc và năng lực phát triển một hệ thống có thể
mang lại lợi nhuận của bên cấp franchising đào tạo bên nhận franchising vận hành
chính xác hệ thống, cải tiến và phát triển hệ thống.
+ Tuân thủ phương pháp, cách thức điều hành đã được quy định
Trong hợp đồng bán lẻ, người bán không thực thi quyền kiểm soát cách thức mà
người mua bán lại hàng hoá cho người sử dụng cuối cùng. Trong hợp đồng li-xăng,
người nhận li-xăng được phép sử dụng nhãn hiệu của người li-xăng, thông thường
chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá sẽ thực hiện một số biện pháp kiểm tra chất lượng
hàng hoá, dịch vụ được sản xuất hoặc cung cấp theo li-xăng đó.
Trong khi đó, đối với hợp đồng franchising, bên cấp franchising không chỉ giám
sát cách thức mà bên nhận franchising sử dụng các quyền cụ thể, chẳng hạn như
quyền nhãn hiệu hàng hoá, mà còn định ra cách thức theo đó các khía cạnh cơ bản
của hệ thống franchising được triển khai và quản lý. Do vậy, ảnh hưởng của bên cấp
franchising đối với bên nhận franchising rộng lớn hơn so với ảnh hưởng của người
li-xăng và người nhận li-xăng.
IV. KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP
1. Giới thiệu về kiểu dáng công nghiệp
1.1 Định nghĩa
Nhóm 2 – Lớp CH 6B TM 20
Sở hữu công nghiệp
Theo khoản 13 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi bổ sung năm 2009: “Kiểu
dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng
hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này”
Về mặt pháp lý, kiểu dáng công nghiệp đề cập đến các quyền được nhiều nước
công nhận, tuân theo một hệ thống đăng ký kiểu dáng nhằm bảo vệ những đặc điểm
trang trí nguyên mẫu và không mang chức năng kỹ thuật của một sản phầm công
nghiệp hoặc sản phẩm xuất phát từ hoạt động thiết kế kiểu dáng.
Trong ngôn ngữ thường ngày, một kiểu dáng công nghiệp liên quan đến hình

dáng và chức năng tổng thể của 1 sản phẩm. Một “chiếc ghế bành” được coi là có
một kiểu dáng công nghiệp tốt khi nó thoải mái khi ngồi lên và chúng ta thích kiểu
dáng của nó. Trong kinh doanh, thiết kế một sản phẩm thường hàm ý phát triển đặc
tính thẩm mỹ và chức năng của sản phẩm, xem xét các vấn đề như khả năng tiếp thị
sản phẩm, chi phí sản xuất hoặc sự thuận tiện cho vận chuyển, bảo quản.
Từ quan điểm luật sở hữu trí tuệ, một kiểu dáng công nghiệp chỉ nhắc đến khía
cạnh thẩm mỹ và làm đẹp của sản phẩm. Nói một cách khác, chỉ là vẻ bề ngoài của
một chiếc ghế bành. Mặc dù kiểu dáng của một sản phẩm có thể có những đặc tính
chức năng hay kỹ thuật, kiểu dáng công nghiệp, như đã phân loại trong luật sỏ hữu
trí tuệ, chỉ nhắc đến bản chất thẩm mỹ của một sản phẩm hoàn thiện, và phân biệt
với khía cạnh chức năng, kỹ thuật.
1.2. Đặc điểm của kiểu dáng công nghiệp
Theo nguyên tắc chung, một kiểu dáng công nghiệp bao gồm:
+ Đặc điểm 3 chiều như hình dáng của sản phẩm.
+ 2 chiều như màu sắc, mẫu mã, trang trí của sản phẩm
+ Hoặc sự kết hợp một hay nhiều các đặc điểm như vậy.
được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố
này.
Sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp được hiểu là đồ vật, dụng cụ thiết bị,
phương tiện thuộc mọi lĩnh vực, có kết cấu và chức năng nhất định, được sản xuất
và lưu thông độc lập, có thể là toàn bộ sản phẩm hoặc bộ phận của sản phẩm.
Ví dụ: Kiểu dáng của toàn bộ xe máy hoặc kiểu dáng của một số bộ phận của
xe máy (yếm xe, đèn pha )
2. Bảo hộ pháp lý đối với kiểu dáng công nghiệp
2.1. Sự phát triển về bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
2.1.1. Trên thế giới
Nhóm 2 – Lớp CH 6B TM 21
Sở hữu công nghiệp
Trong lịch sử, nhu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp có liên quan mật thiết với
quá trình công nghiệp hóa và sự ra đới của phương thức sản xuất hàng loạt. Tại

Anh, luật đầu tiên quy định về bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là đạo luật năm 1787
về kiểu dáng và in vải bông, vải lanh, vải in hoa và vải muslin. Đạo luật này quy
định thời hạn bảo hộ là 02 tháng cho “những ai tạo ra, thiết kế và in ấn hoặc có ý
tưởng đó, và trở thành chủ sở hữu của bất kỳ hình mẫu nguyên bản hoặc các hình
mẫu mới dùng để in vải lanh, bông, vải in hoa và vải muslin”. Do vậy, người ta đã
công nhận sự đóng góp và tầm quan trọng của kiểu dáng trong ngành công nghiệp
dệt.
Sự phát triển của công nghiệp hóa và việc ứng dụng các phương pháp sản xuất
hàng loạt vào tất cả các lĩnh vực sản xuất đã kéo theo việc mở rộng bảo hộ kiểu
dáng trong các lĩnh vực khác. Điều này được ghi nhận một cách tập trung trong
Luật Kiểu dáng công nghiệp năm 1842, đạo luật này đã mở rộng phạm vi bảo hộ
đối với “những kiểu dáng mới và nguyên bản, bất kể kiểu dáng này dùng trong
trang trí cho mặt hàng hay chất liệu nào, nhân tạo hay tự nhiên và những kiểu dáng
như vậy có được áp dụng cho những kiểu mẫu, hình dáng hoặc nhằm trang trí
chúng hoặc sự kết hợp bất kỳ các mục đích đo và bằng phương pháp bất kỳ như in,
vẽ, thêu, dệt, khâu hay tạo mô hình, đúc, dập nổi, chạm khắc, nhuộm hoặc bằng tay,
cơ khí, bằng hóa chất tách rời hay kết hợp để kiểu dáng đó có thể ứng dụng được”.
Chính vì thế kiểu dáng được công nhận là yếu tố căn bản của tất cả các hình thức
sản xuất.
Quá trình phát triển về bảo hộ kiểu dáng tại Pháp cũng diễn ra tương tự. Luật về
Văn học và nghệ thuật năm 1793 đã được áp dụng cho một số trường hợp bảo hộ
kiểu dáng. Một đạo luật đặc biệt về kiểu dáng công nghiệp đã được thông qua nhờ
sự phát triển của ngành công nghiệp dệt, Theo đạo luật ra đời ngày 18/03/1806 này,
một hội đồng đặc biệt (Hội đồng hòa giải) đã được thành lập tại Lyon, có trách
nhiệm tiếp nhận đăng ký kiểu dáng công nghiệp và giải quyết những tranh chấp
liên quan tới kiểu dáng công nhiệp giữa các nhà sản xuất. Lúc đầu, đạo luật này chỉ
có hiệu lực tại Lyon, đặc biệt đối với những người sản xuất tơ lụa thì hệ thống đăng
ký và quy định do Hội đồng hòa giải đề ra đã mở rộng sang cả các thành phố khác
và thông qua những giải thích về mặt pháp lý, được áp dụng với kiểu dáng công
nghiệp hai chiều và ba chiều trong tất cả các lĩnh vực công nghiệp.

2.1.2. Tại Việt Nam
Tại Việt Nam, không có luật kiểu dáng công nghiệp riêng nhưng được quy định
trong các văn bản sau:
Nhóm 2 – Lớp CH 6B TM 22
Sở hữu công nghiệp
 Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11, có hiệu lực từ ngày 1/7/2006
 Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11, Phần VI chương 34 có hiệu lực từ ngày
01/01/2006.
 Nghị định 63/CP của Chính phủ ngày 21/10 1996, sửa đổi, bổ sung theo
nghị định 06/2001/NĐ-CP ngày 01/02 2001 quy định về sở hữu công nghiệp.
 Thông tư 29/2003/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ ngày
05/11/2003 và có hiệu lực vào ngày 26/11/2003 hướng dẫn các thủ tục xác lập
quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp.
2.2. Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp:
Kiểu dáng công nghiệp là kết quả của hoạt động sáng tạo, đòi hỏi sự đầu tư về
vật chất và lao động trí tuệ, vì vậy được Nhà nước bảo hộ dưới hình thức thừa nhận
và bảo vệ quyền sử hữu trí tuệ.
Kiểu dáng công nghiệp chỉ được bảo hộ nếu đáp ứng đủ những điều kiện sau:
+ Có tính mới, nghĩa là kiểu dáng công nghiệp đó khác biệt đáng kể với kiểu
dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai, dưới hình thức sử dụng, mô tả văn bản
hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn
hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền
ưu tiên.
Hai kiểu dáng công nghiệp không được coi là khác biệt đáng kể với nhau nếu
chỉ khác biệt về những đặc điểm tạo dáng không dễ dàng nhận biết, ghi nhớ và
không thể dùng để phân biệt tổng thể hai kiểu dáng công nghiệp đó.
Kiểu dáng công nghiệp được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số
người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về kiểu dáng công nghiệp đó.
Kiểu dáng công nghiệp không bị coi là mất tính mới nếu được công bố trong
các trường hợp sau đây với điều kiện đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được nộp

trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày công bố:
 Kiểu dáng công nghiệp bị người khác công bố nhưng không được phép của
người có quyền đăng ký;
 Kiểu dáng công nghiệp được người có quyền đăng ký công bố dưới dạng
báo cáo khoa học;
 Kiểu dáng công nghiệp được người có quyền đăng ký trưng bày tại cuộc
triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc
được thừa nhận là chính thức.
+ Có tính sáng tạo, nghĩa là kiểu dáng công nghiệp đó không thể tạo ra một
cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng. Người có
Nhóm 2 – Lớp CH 6B TM 23
Sở hữu công nghiệp
hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng được hiểu là người có các kỹ
năng thực hành kỹ thuật thông thường và biết rõ các kiến thức chung phổ biến trong
lĩnh vực ký thuật tương ứng.
+ Có khả năng áp dụng công nghiệp, nghĩa là kiểu dáng công nghiệp có thể
dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng
công nghiệp đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.
2.3. Các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp
+ Hình dáng bên ngoài của sản phẩm được tạo ra một cách dễ dàng đối với
người có trình độ trung bình thuộc lĩnh vực tương ứng.
+ Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm buộc
phải có hoặc chỉ mang đặc tính ký thuật.
+ Hình dáng bên ngoài của các công trình xây dựng dân dụng hoặc công
nghiệp
+ Hình dáng bên ngoài chỉ có giá trị thẩm mỹ (không dùng làm mẫu để chế
tạo sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công nghiệp).
+ Hình dáng sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng
+ Các đối tượng trái với lợi ích xã hội, trật tự công cộng, nguyên tắc nhân
đạo.

2.4. Đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
2.4.1. Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp
Kiểu dáng công nghiệp phải đăng ký và nếu đáp ứng các yêu cầu thì quyền sở
hữu được thừa nhận thông qua việc xác lập theo văn bằng bảo hộ do Cục Sở hữu trí
tuệ cấp gọi là “Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp”.
Thời hạn được bảo hộ là khác nhau ở các quốc gia khác nhau. Trong khi thời
hạn bảo hộ thông thường là 15 năm (thời hạn đầu tiên là 5 năm và có thể gia hạn hai
lần, mỗi lần 5 năm), một số quốc gia chỉ quy định bảo hộ 10 năm, trong khi có quốc
gia lại cho phép bảo hộ thậm chí tới 25 năm. Việc gia hạn bảo hộ thường phụ thuộc
vào việc nộp lệ phí gia hạn. Tuy nhiên, không giống như nhãn hiệu, việc bảo hộ
KDCN một khi đã được cấp thì lại không bị hủy nếu nó không được sử dụng một
cách tích cực. Ở Việt Nam, thời hạn bảo hộ là 5 năm, có thể gia hạn 2 lần liên tiếp,
mỗi lần 5 năm (tối đa là 15 năm).
Cần phải đăng ký kiểu dáng công nghiệp với Cục Sở hữu trí tuệ vì quyền của
chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp chỉ phát sinh trên cơ sở bằng độc quyền và trong
thời hạn bảo hộ, chủ sở hữu có độc quyền sử dụng, chuyển giao. Như vậy mới có
Nhóm 2 – Lớp CH 6B TM 24
Sở hữu công nghiệp
thể được bù đắp chi phí về vật chất, trí tuệ, được hưởng lợi nhuận từ việc khai thác
thành quả của mình.
2.4.2. Những người có quyền nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp
+ Tác giả (người hoặc những người trực tiếp tạo ra kiểu dáng công nghiệp
bằng chính công sức của mình) nếu tác giả tự đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất
của mình để tạo ra kiểu dáng công nghiệp;
+ Tổ chức, cá nhân giao việc, cung cấp kinh phí, phương tiện vật chất cho
tác giả hoặc ký hợp đồng thuê việc với tác giả và không có thoả thuận khác trong
hợp đồng này.
Trong trường hợp kiểu dáng công nghiệp được tạo ra trên cơ sở Nhà nước góp
vốn (kinh phí, phương tiện vật chất - kỹ thuật), một phần quyền đăng ký kiểu dáng
công nghiệp tương ứng với tỷ lệ góp vốn thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà

nước là chủ phần vốn đầu tư của Nhà nước có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực
hiện phần quyền đăng ký nói trên ((Điều 9 Nghị định 103/2006/NĐ-CP).
Trong trường hợp kiểu dáng công nghiệp được tạo ra trên cơ sở hợp tác nghiên
cứu - phát triển giữa tổ chức, cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân khác, nếu trong
thoả thuận hợp tác nghiên cứu - phát triển không có quy định khác thì một phần
quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp tương ứng với tỷ lệ đóng góp của tổ chức, cơ
quan nhà nước trong việc hợp tác đó, thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà
nước tham gia hợp tác nghiên cứu - phát triển có trách nhiệm đại diện Nhà nước
thực hiện quyền đăng ký nói trên.
Người có quyền nộp đơn yêu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp có thể chuyển
giao quyền nộp đơn cho tổ chức, cá nhân khác, kể cả đơn đã nộp tại Cục Sở hữu trí
tuệ để đăng ký (Điều 86 Luật SHTT) thông qua văn bản chuyển giao quyền nộp
đơn.
2.5. Các quyền
2.5.1. Quyền của chủ sở hữu
Kiểu công nghiệp trao cho chủ sở hữu độc quyền ngăn cấm việc sao chép hoặc
bắt chước trái phép của bên thứ ba.
Quyền của chủ sở hữu gồm quyền ngăn cấm người khác sản xuất, chào bán,
đưa ra thị trường, nhập khẩu, xuất khẩu, sử dụng, bán hoặc lưu kho sản phẩm chứa
kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nhằm các mục đích này.
Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc người có hành vi xâm phạm
quyền sở hữu của mình phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại.
Chuyển giao quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp cho người khác.
Nhóm 2 – Lớp CH 6B TM 25

×