Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Hoạt động khai thác hàng hóa trong kinh doanh xuất bản phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.75 KB, 13 trang )

Bộ Văn Hóa -Thể Thao và Du Lịch.
Trường Đại học Văn hóa Tphcm.
Khoa Kinh Doanh Xuất Bản Phẩm.

Tiểu Luận:
Đề tài:
Hoạt động khai thác hàng hóa trong
kinh doanh xuất bản phẩm hiện nay.

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:
MỤC LỤC:
I/Nhận định chung:
II/ Hoạt động khai thác hàng hóa trong kinh
doanh xuất bản phẩm:
1./Công tác khai thác hàng hóa:
1.1/ Đối với các phòng kinh doanh:
1.2/. Đối với các nhà sách:
2/. Công tác hoàn trả hàng:
2.1/ Đối với các phòng kinh doanh:
2.2/ Đối với các nhà sách:
3/Tổ chức và phát triển công tác bán sỉ:
4. CÔNG TÁC TẬP HUẤN NGHIỆP VỤ VÀ TỔ CHỨC SẮP
XẾP PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC ĐỂ NÂNG CAO CHUYÊN
MÔN CỦA CÁC PHÒNG KINH DOANH.
III./ KẾT LUẬN:
Hoạt động khai thác hàng hóa trong
kinh doanh xuất bản phẩm hiện nay.
I/Nhận định chung :
Năm 2015 nền kinh tế Việt Nam trở nên khó khăn hơn,


sức mua suy giảm mạnh, ngành Xuất bản và Phát hành
Sách cũng không nằm ngoại lệ, cụ thể là năm 2015, các
Nhà Xuất bản và các Công ty Truyền thông Văn hóa đã rơi
vào tình trạng tồn kho nhiều do sự tiêu thụ sụt giảm vì vậy
hầu hết các công ty này phải thận trọng hơn rất nhiều trong
việc đầu tư khai thác bản quyền và xuất bản sách.
Theo báo cáo của cục xuất bản, năm 2015, số lượng đầu
sách xuất bản giảm đáng kể, không có nhiều tựa sách hay,
sách hót như nhưng năm trước. Nhiều đơn vị giảm số lượng
xuất bản do sách không tiêu thụ được, tồn kho cao.
Một số đơn vị xuất bản rơi vào tình trạng khó khăn
không có lối thoát, cả năm 2015 thậm chí không xuất bản
được tựa sách nào, không thể xoay sở để có đủ tiền trả
lương cho nhân viên
Ngoài sự khó khăn chung từ suy thoái kinh tế, công tác
phát hành sách còn bị tác động bởi nhiều khó khăn khác
như: ảnh hưởng của sự phát triển công nghệ cụ thể là văn
học mạng, xu hướng đọc nhanh đọc lướt trên các trang
mạng xã hội và intenet của giới trẻ làm ảnh hưởng xấu đến
văn hóa đọc. Sự tranh mua tranh bán của các trang Thương
mại Điện tử cũng làm ảnh hưởng đền mặt bằng giá, tạo tâm
lý cho đọc giả chỉ háo hức chờ mua sách giảm giá !
II/ Hoạt động khai thác hàng hóa trong
kinh doanh xuất bản phẩm:
Từ những nhận định và dự đón thị trường ngay từ đầu
năm, ban lãnh đạo công ty đã đưa ra những giải pháp sáng
suốt và quyết đoán nhờ vậy không những đã khắc phục
được những khó khăn, FAHASA còn phát triển ổn định với
doanh thu tăng trưởng và ngày càng khẳng định được
thương hiệu vững mạnh trong và ngoài nước.

1.Cô/ ng tác khai thác hàng hóa:
1.1/ Đối với các phòng kinh doanh:
Phòng kinh doanh nội địa phối hợp với phòng kinh
doanh các Trung tâm tổ chức công tác đánh giá tình hình
thực hiện hợp đồng để chọn ra những Nhà cung cấp có
hàng hóa và điều kiện hợp đồng tốt để ưu tiên nhập hàng.
Các phòng kinh doanh phải nắm bắt kịp thời xu thế tiêu
dùng của khách hàng đặc biệt là giới trẻ để chủ động tìm
kiếm thêm những Nhà cung cấp mới, những nhóm hàng
hóa mới cung ứng cho các Nhà sách đáp ứng nhu cầu thị
trường.
Đối với Nhà cung cấp mới, hợp đồng sau khi đã ký kết,
Phòng kinh doanh nội địa sẽ triển khai cho các Trung tâm
và phân công nhân sự kiểm tra việc đặt hàng, việc thực hiện
hợp đồng của các Trung tâm, đồng thời theo dõi khả năng
tiêu thụ hàng hóa của những Nhà cung cấp này tại các nhà
sách của FAHASA.
Đối với mặt hàng lưu niệm , đồ chơi Khi có hàng
mới, nhà cung cấp không đem hàng đi chào mà các Trung
tâm phải khai thác hàng hóa tại showroom của các Nhà
cung cấp thì các Phòng kinh doanh phải chủ động nắm
thông tin về hàng hóa mới từ Nhà cung cấp để tổ chức đoàn
đi khai thác hợp lý, kịp thời và khách quan cho các Nhà
sách.
Đối với hàng hóa mùa vụ, trước mùa vụ các Phòng kinh
doanh phải có sự đánh giá từng loại hàng hóa và chuẩn bị
đơn hàng dự trữ cho cả mùa, việc cung cấp thông tin cho
Nhà cung cấp về đơn hàng dự trù của FAHASA giúp các
Nhà cung cấp chủ động trong kế hoạch sản xuất và dự trù
hàng cho FAHASA, giúp cho FAHASA không bị đứt hàng

lúc cao điểm. Bên cạnh đó, công tác tổ chức tập huấn kinh
doanh cho các Nhà sách trước các mùa vụ cao điểm giúp
cho các Nhà sách am hiểu hơn về hàng hóa để chuẩn bị và
đặt hàng hiệu quả,
1.2/. Đối với các nhà sách:
Phòng Kinh doanh Nội địa và Phòng Công nghệ
Thông tin đã triển khai và hướng dẫn thực hiện phương
thức đặt hàng mới dựa theo báo cáo hỗ trợ đặt hàng. Với
phương thức mới, các Nhà sách sẽ dựa vào các số liệu của
báo cáo để có những thông tin đặt hàng kịp thời và hợp lý,
với phương thức đặt hàng mới, các phòng kinh doanh có
thể kiểm tra được chặt chẽ việc đặt hàng của Nhà sách.
Thường xuyên chạy báo cáo và chập nhập nhanh danh
mục sách bán chạy do Phòng kinh doanh Nội địa cung cấp
để có thông tin đặt bổ sung hàng hóa kịp thời và có cơ sở
để đặt số lượng dự trữ hợp lý.
2/. Công tác hoàn trả hàng:
2.1/ Đối với các phòng kinh doanh:
Ngay từ đầu năm các Phòng kinh doanh phải lên kế
hoạch hoàn trả hàng cụ thể cho các Nhà cung cấp theo từng
tháng và phổ biền kế hoạch cho các Nhà sách theo đó thực
hiện. Kế hoạch dựa vào tính chất hàng hóa của Nhà cung
cấp, tính chất mùa vụ và tình trạng tồn kho, công nợ của
từng Nhà cung cấp.
Phòng kinh doanh phải giải quyết nhanh chóng các đề
xuất trả hàng của Nhà sách. Đồng thời kiểm soát tốt các
đơn hàng của Nhà sách để hạn chế việc trả hàng từ nguyên
nhân đặt hàng không hợp lý.
Đối với những Nhà cung cấp khó tính, Phòng kinh
doanh phải cử nhân viên phụ trách Nhà cung cấp đó đi hỗ

trợ Kho trong công tác hoàn trả hàng. Những rắc rối phát
sinh trong quá trình trả hàng nhân viên này phải báo cáo
với cấp trên ngay để được hỗ trợ giải quyết kịp thời.
2.2/ Đối với các nhà sách:
Các nghiệp vụ hoàn trả hàng phải được thực hiện căn
cứ vào “báo cáo hàng bán chậm luân chuyển” của chương
trình ebiz.
Căn cứ vào kế hoạch hoàn trả hàng của các phòng
kinh doanh, bắt buộc các Nhà sách chạy báo cáo hàng chậm
luân chuyển, báo cáo sẽ thể hiện những thông tin cần thiết
giúp Nhà sách có cơ sở để đề xuất hoàn trả hàng.
Phòng kinh doanh nội địa và Phòng công nghệ thông
tin đã triển khai và hướng dẫn cho các Nhà sách thực hiện
phương thức hoàn trả hàng mới nay
Để tránh rủi ro khi quyết toán với Nhà cung cấp, đối
với những hàng hóa hoàn trả theo thông báo của Công ty,
Trung tâm ,các Nhà sách phải hoàn trả nhanh chóng, tuân
thủ đúng quy định hoàn trả hàng, trước khi hoàn trả kiểm
tra lại báo cáo tồn kho để tránh trả sót hàng. Và đặt biệt
Nhà sách phải có trách nhiệm làm vệ sinh sạch sẽ, kiểm tra
phụ kiện đầy đủ, đóng gói cẩn thận trước khi gửi hàng về
Kho để trả cho Nhà cung cấp.
3 /Tổ chức và phát triển công tác bán sỉ:
Trong điều kiện kinh tế khó khăn như hiện nay, sức mua
giảm sut, cạnh tranh ngày càng gay gắt thì công tác chủ
động tìm kiếm khách hàng và chăm sóc khách hàng là yếu
tố hết sức quan trọng, đảm bảo cho việc phát triển Thương
hiệu và đảm bảo doanh thu của các Nhà sách không ngừng
tăng trưởng. Phòng kinh doanh nội địa xác định đây là trách
nhiệm của mình và của các Trung tâm.

- Tổ chức lại công tác giới thiệu, quảng bá các sản
phẩm có thương hiệu, sản phẩm có chất lượng trên trang
Thương mại Điện tử của FAHASA và liên tục giới thiệu
sản phẩm trên các kênh truyền thông điện tử của FAHASA.
- Đối với từng đối tượng khách hàng, Phòng kinh
doanh Nội địa và Phòng kinh doanh các Trung tâm sẽ lập
danh mục các sản phẩm bán chạy, có chất lượng cao, có
Thương hiệu cung cấp cho các Nhà sách để chào hàng. Cần
phải tổ chức tập huấn nghiệp vụ trước các mùa vụ trọng
tâm để nhân viên am hiểu hơn về sản phẩm và thị trường để
tự tin khi đị chào hàng.
- Các Trung tâm và Nhà sách cần phải tổ chức tốt công
tác tiếp thị, giới thiệu sản phẩm đén các đối tượng khách
hàng mua sỉ như các trường học, cơ quan, doanh nghiệp
Nắm thông tin, yêu cầu của khách hàng đẻ có những đề
xuất về chế đọ bán hàng phù hợp, báo cáo lãnh đạo Trung
tâm, Công ty để được hỗ trợ cho việc kí hợp đồng bán
hàng.
-Tổ chức, phân công công tác bán sỉ cho một nhóm nhân
viên Nhà sách cùng làm, lập danh sách khách hàng, phân
công mỗi nhân viên phụ trách mỗi đối tượng khách hàng.
Nhà sách lưu hồ sơ theo dõi cụ thể các thông tincura khách
hàng như: tên đơn vị, thông tin người giao dịch, loại hàng
mua, mứt chiết khấu, hoa hồng, doanh thu từng khách
hàng Hồ sơ này sẽ được chuyển lên Trung tâm để Trung
tâm hổ trợ các Nhà sách theo dõi, chăm sóc và duy trì mối
quan hệ đối với khách hàng.
4. CÔNG TÁC TẬP HUẤN NGHIỆP VỤ VÀ TỔ
CHỨC SẮP XẾP PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC ĐỂ
NÂNG CAO CHUYÊN MÔN CỦA CÁC PHÒNG

KINH DOANH.
Thực hiện chủ trương của Tổng giám đốc Công ty là
nâng cao năng lực toàn hệ thống. Trong bối cảnh kinh tế
khó khăn, hệ thống FAHASA lớn và phát triển nhanh, nhân
viên mới nhiều và còn yếu chuyên môn vì vậy công tác đào
tạo, tập huấn nghiệp vụ chuyên môn của khối kinh doanh
đòi hỏi phải được thực thực hiện thường xuyên và phải
ngày cành chuyên nghiệp hơn cụ thể là:
- Tập huấn và triển khai các quy trình, quy định của
công ty. Ban lãnh đạo phòng và các cửa hàng trưởng phải
hướng dẫn và triển khai cụ thể các thông báo, quy trình quy
định của công ty đến các nhân viên để họ hiểu rõ và thực
hiện nghiêm túc.
- Phối hợp với các nhà cung cấp, tổ chức tập huấn giới
thiệu sản phẩm giúp cho các nhân viên am hiểu về hàng
hóa để có thể giới thiệu và tư vấn cho khách hàng.
- Chuẩn bị tốt công tác kinh doanh mùa cao điểm sẽ đem
lại doanh thu và hiệu quả rất cao cho các Nhà sách. Vì vậy
công tác tập huấn kinh doanh trước các mùa cao điểm là hết
sức quan trọng,giúp nhân viên am hiểu hơn về hàng hóa và
về thị trường có thông tin để chuẩn bị hàng hóa, cách thức
trưng bày hàng hóa, có chế độ và cách thức bán hàng phù
hợp hơn.
- Các Trưởng phòng và các Cửa hàng trưởng phải là
những cán bộ gương mẫu, hướng dẫn chuyên môn, chia sẽ
kinh nghiêm cho các nhân viên, giúp cho các nhân viên của
mình nắm vững chuyên môn và ngày càng yêu mến, nhiệt
tình trong công việc, gắn bó với công ty.
Các phòng kinh doanh được ví như xương sống của cả
hệ thống, có thể nói doanh thu và hiệu quả kinh doanh của

công ty phụ thuộc rất nhiều vào năng lực chuyên môn của
các phòng kinh doanh. Chính vì điều đó năm 2015 phòng
kinh doanh nồi địa định hướng tổ chức sắp sếp lại công
việc của các nhân sự trong các phòng kinh doanh trung
tâm, phân công công việc cụ thể, nêu rõ chức trách nhiệu
vụ của từng vị trí. Phân công công việc hợp lý và khoa học
giúp nâng cao tính chủ động sáng tạo, tinh thần học hoỉ
đoàn kết,và tương trợ lẫn nhau trong công việc từ đó các
nhân viên sẽ tự tin và yêu mến công việc hơn.
III./ KẾT LUẬN:
Trên đây là một số định hướng cho công tác nghiệp vụ
kinh doanh trong thời kỳ kinh tế đang khó khăn như hiện
nay. Các phòng kinh doanh công ty và trung tâm đã và sẽ
không ngừng nổ lực học hỏi, nâng cao nghiệp vụ chuyên
môn để ngày càng phục vụ tốt hơn cho hoạt động kinh
doanh công ty.


×