Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ MÔN ĐỘC HỌC MÔI TRƯỜNG CHẤT THẢI NGUY HẠI TRONG BÃI RÁC ĐÔ THỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (444.63 KB, 28 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
MÔN ĐỘC HỌC MÔI TRƯỜNG
CHẤT THẢI NGUY HẠI TRONG BÃI
RÁC ĐÔ THỊ

Hµ Néi, 2011
1
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Trịnh Thị Thanh
Nhóm thực hiện:
Nguyễn Văn Huống
Trương Thị Hòa
Chử Thị Loan
Đào Thị Thu Hường
Vũ Văn Cương
Trần Thị Thu Lan
Trần Hồng Cơ
MỞ ĐẦU
Ngày nay, với sự bùng nổ dân số trên toàn cầu và tốc độ công nghiệp
hóa cao cùng với sự phát triển của ngành y tế, nông nghiệp cũng như mức
sống người dân được cải thiện kéo theo đó là môi trường bị ảnh hưởng
nặng nề bởi các hóa chất độc hại thải ra từ những hoạt động này, đặc biệt là
ở những khu vực đô thị. Các đô thị ngày nay đang phải đối mặt với việc
không còn nơi chứa chất thải hoặc việc đổ rác không đúng tiêu chuẩn, gây
tác động không nhỏ đến chất lượng cuộc sống dân cư xung quanh. Chất thải
từ các khu vực đô thị có thể được đặt tại bãi rác, nhưng cuối cùng có thể gây
ra những vấn đề là sản sinh khí mê-tan, hoặc các chất lỏng độc hại đó rò rỉ từ
các khu vực làm ô nhiễm các khu vực xung quanh. Ở các khu vực xử lý
cũng có khả năng phát sinh các chất ô nhiễm không khí đáng kể. Khái niệm
Làng ung thư không còn xa lạ gì với chúng ta, khi các Làng ung thư ngày


càng mọc lên nhanh chóng và trở thành vấn đề nhức nhối của xã hội. Do vị
trí gần với các bãi rác chứa chất thải nguy hại nên sức khỏe của người dân
xung quanh bị ảnh hưởng trầm trọng, nhẹ thì bị các mệnh về hô hấp, về da,
về mắt, tim mạch nặng thì có thể bị tử vong do mắc bệnh ung thư hoặc một
vài bệnh nguy hiểm khác.
Xuất phát từ những vấn đề trên, bài báo cáo “Chất thải nguy hại ở các
bãi rác đô thị” tập trung nghiên cứu về nguồn gốc, tính chất, hiện trạng
và tác động cùng cách phòng tránh tác động của các chất thải nguy hại
ở bãi rác đô thị.
Xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Trịnh Thị Thanh đã tận tình giảng dậy
và hướng dẫn chúng tôi để hoàn thành báo cáo này.
2
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN
1.1. Định nghĩa về chất thải
Luật Bảo vệ Môi trường năm 2006 định nghĩa chất thải trong Điều 3 -
mục 10 cụ thể "Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác"
Định nghĩa này phù hợp với các định nghĩa khác. Nó đưa ra cơ sở
quan trọng để quản lý chất thải trong các ngành kinh tế khác nhau.
1.2. Định nghĩa về chất thải nguy hại
Cũng theo Luật Bảo vệ Môi trường năm 2006 định nghĩa chất thải
nguy hại trong Điều 3 - mục 11 cụ thể “ Là chất thải chứa yếu tố độc hại,
phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc
tính nguy hại khác ”.
Theo Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg năm 1999 về chất thải nguy
hại, và Quyết định số 23/2006/QĐ - BTNMT năm 2006, cũng có thể hiểu cụ
thể hơn về chất thải nguy hại là những chất thải chứa đựng một trong những
đặc tính nguy hại sau:
• Dễ cháy
• Gây nổ

• Độc tố
• Ăn mòn
• Truyền nhiễm
• Các đặc tính nguy hại khác
Trong phụ lục 1 của Quyết định 23/2006/QĐ-BTNMT đưa ra bảng
danh mục các loại chất thải nguy hại dựa vào Công ước Basel về phân loại
chất thải, cho từng ngành công nghiệp. Đối với các loại chất thải khác nhau
bản này cung cấp các thông tin về giới hạn độc hại của từng chất thải nguy
hại và đưa ra các thông tin về quá trình xử lý gồm thu hồi và tái chế.
Tuy nhiên về nguyên tắc danh mục này đưa ra các phương pháp tốt để
quản lý chất thải nguy hại. Thực tế các văn bản, quyết định này vẫn còn
3
thiếu các tiêu chí để xác định phương thức xử lý đúng quy cách các chất
thải.
Vì vậy có thể có một số phương thức xử lý được áp dụng cho nhiều
loại chất thải. Cần thiết phải đưa ra các tiêu chí phù hợp để đánh giá cách
thức xử lý chất thải nguy hại.
Tùy vào phương thức xử lý, chi phí xử lý cho chất thải sẽ rất khác
nhau. Vì vậy để tránh việc khách hàng yêu cầu phương thức xử lý rẻ tiền,
cần phải có quy định rõ ràng về cách thức xử lý đối với từng loại chất thải.
Châu Âu đã thực hiện phương pháp thử nghiệm để xác định đặc tính
của chất thải có thể chôn lấp và giới hạn về các thông số để chất thải được
đốt URENCO nên áp dụng là:
Lượng chất hữu cơ trong chất thải (chất có thể bay hơi) >10%
Ngoài ra cũng phải có các tiêu chí cho chất thải có thể xử lý bằng hóa
rắn. Các giá trị được lựa chọn phụ thuộc vào phương pháp kiểm tra tính rò rỉ
được áp dụng đối với kim loại nặng từ chất thải vào nguồn nước ngầm hoặc
sông ngòi.
1.3. Nguồn phát sinh chất thải nguy hại tại bãi rác đô thị
Nguồn chất thải nguy hại phát sinh tại các khu vực bãi rác đô thị bao

gồm:
1.3.1. Nguồn từ các khu công nghiệp
Mặc dù rác thải khu công nghiệp được phân loại và có quy định xử lý
đối với chất thải nguy hại riêng, tuy nhiên vì muốn giảm giá thành hoặc tăng
lợi nhuận, nhiều doanh nghiệp đã không khai báo, lập hợp đồng giả hoặc lén
lút chôn lấp, đổ bậy chất thải nguy hại vào bãi rác thải sinh hoạt. Những vi
phạm về xử lý chất thải nguy hại tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm rất cao, ảnh
hưởng xấu đến sức khỏe người dân.
Theo Sở TN&MT tỉnh Đồng Nai, việc quản lý chất thải nguy hại ở địa
phương còn nhiều hạn chế, thời gian qua nhiều vụ đổ bậy chất thải nguy hại
đã bị phát hiện. Theo thống kê, năm 2010 địa phương đã thu gom, xử lý
được hơn 5.600 tấn chất thải nguy hại. Con số này chỉ đạt khoảng 14% so
với tổng khối lượng phát sinh (trên 40.200 tấn/năm).
Tại TP Hải Phòng, các hoạt động thương mại, xuất nhập, đóng tàu…
phát sinh chất thải nguy hại rất lớn nhưng việc thu gom, xử lý đạt tỉ lệ rất
thấp là 10%-15%.
4
Tương tự, TP.HCM hiện cũng chỉ xử lý khoảng 30-50 tấn chất thải
nguy hại /ngày, trong khi khối lượng phát sinh khoảng 300 tấn/ngày. Tại
TP.HCM, chỉ sáu tháng đầu năm 2011 đã phát hiện 21 vụ vi phạm (cả năm
2010 phát hiện 25 vụ). Trong đó, nổi cộm là tình trạng dùng xe ép rác thu
gom chất thải nguy hại đem đổ vào các trạm trung chuyển rác thải sinh hoạt
(Công ty Thuận Phát Đồng), dùng xe hút hầm cầu đổ chất thải nguy hại lỏng
ra cống, bán chất thải nguy hại như phế liệu (Công ty Pou Yuen Việt Nam)

1.3.2. Nguồn từ trung tâm y tế
Tương tự như nguồn chất thải nguy hại từ hoạt động công nghiệp, theo
thống kê của Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường, trong tổng
số 1.188 cơ sở khám chữa bệnh (KCB) trên toàn quốc, có tới 62% cơ sở
không có hệ thống xử lý chất thải theo quy định, số đã có thì 68% không đạt

yêu cầu, 73% cơ sở không đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại, 79% số
không có giấy phép xử lý nước thải vào nguồn tiếp nhận.
Trong tổng số lượng chất thải nguy hại từ các trung tâm y tế không được
xử lý theo quy định, một lượng không nhỏ đã được đưa vào bãi rác chung
của đô thị, điều đó tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan dịch bệnh, ảnh hưởng đến
sức khỏe con người.
1.3.3. Nguồn thải từ sinh hoạt:
Bảng 1.1. Các loại chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động sinh hoạt
TT Tên chất thải Thành phần nguy hại chính
1
Những sản phẩm tạo hương thơm
thải
Formaldehyde
P – dichlorobenzene
Aerosol propellants
2
Bao bì nước chùi rửa nhà vệ sinh,
bồn cầu
Muối hypochlorite
Chất tẩy trắng
Hydrochloric acid
3 Bao bì nước lau kiếng
Ammonia.
Isopropanol
4 Bao bì nước thông cống
Thuốc tẩy.
Sulfuric acid
5
Bao bì thuốc sát trùng, khử khuẩn
(Nước lau bếp, nước lau máy tính, ti

vi,…)
Dung môi hữu cơ
Chất hoạt động bề mặt
Chất tạo hương
Chất diệt khuẩn
5
TT Tên chất thải Thành phần nguy hại chính
6 Long não thải
Naphthalene
P – dichlorobenzene
7 Bao bì chất tẩy rửa đa năng
Ammonia
Ethelyne glycol monobuytl acetate
Sodium hypochlorite
Trisodium phosphate.
8 Bao bì bột giặt
Cationic.
Anionic.
Non – ionic.
9 Bao bì thuốc giặt tẩy
Sodium hypochlorite.
Chlorine.
10
Bao bì nước rửa chén. (Oven
Cleaners)
Lye.
Sodium hydroxide.
Potassium hydroxide.
11 Bao bì nước đánh bóng đồ nội thất
Sản phẩm của quá trình chưng cất

dầu mỏ.
Tinh dầu.
12
Bao bì dầu gội đầu, dầu xả, xà bông,
sữa tắm.
Chất hoạt động bề mặt.
Citric acid.
Sodium Chloride.
Sodium Laureth Sulfate.
Các chất tạo hương.
13
Bao bì thuốc xịt côn trùng có hại
(Bình xịt muỗi, kiến, gián, …)
Permethrin.
Diazinon.
Propoxur.
Chlorpyrifos.
14 Bao bì thuốc diệt nấm, kí sinh trùng.
Chlorine.
Alkyl ammonium chlorides
15
Bao bì thuốc diệt côn trùng có hại
(phấn đuổi kiến, bột diệt kiến, …)
Abarmectin.
Propoxur.
Trichlorfon.
Sulfluramid.
Chlorpyrifos.
Boric acid.
16 Bao bì bã diệt chuột

Zinc photphide.
Coumatetralyl.
Flocoumafen.
6
TT Tên chất thải Thành phần nguy hại chính
17 Bao bì thuốc diệt bọ chét
Imidacloprid.
Fipronil.
Pyrethrin.
Permethrin.
Methoprence.
18 Bao bì nước rửa móng tay Acetone
19 Bao bì sơn móng tay
Butyl acetate
Camphor
Dibutyl phtalate
Ethyle acetate
Methyl ethyl ketone
Toluene
20 Bao bì thuốc nhuộm
Chất hữu cơ bay hơi.
Thuốc nhuộm hoà tan.
21
Bao bì các loại mỹ phẩm (gel vuốt
tóc, kem, phấn son trang điểm, sữa
dưỡng thể, kem dưỡng da, nước hoa,
…)
Chất hữu cơ bay hơi.
Các sản phẩm từ quá trình chưng
cất dầu mỏ. ……

22
Bao bì chứa thuốc và các loại thuốc
chữa bệnh quá hạn sử dụng.
Tuỳ thuộc vào từng loại thuốc
23
Các dụng cụ y tế đã qua sử dụng.
(kim tiêm, bông băng, gạc, băng vệ
sinh, …)
Các sản phẩm này có chứa dịch,
máu của người sử dụng, và thành
phần của các loại thuốc được sử
dụng kèm theo.
24 Bao bì dầu nhớt xe máy.
Các hoá chất từ quá trình chưng
cất dầu thô.
Dầu sau sử dụng có thể nhiễm
magie, đồng, kẽm, hay kim loại
nặng trong động cơ.
25 Bao bì sơn dầu, sơn ngoài trời.
Dung môi hữu cơ.
Naphthalene.
Toluen.
Xylen.
Chất chống nấm mốc
Và một số dung môi khác.
26 Bao bì sơn nước Dung môi hữu cơ.
Chất màu, chất trám.
7
TT Tên chất thải Thành phần nguy hại chính
Biocides

27 Bao bì mực in
Dung môi hữu cơ.
Chất màu.
Toluen.
28 Pin, accquy.
Chì.
Dung dịch acid sulfuaric
29 Bóng đèn thải.
Thuỷ ngân.
Bột hùynh quang.
30
Các linh kiện, thiết bị điện, điện tử
thải, máy biến thế khác
Cadmium.
Thủy ngân.
Plomb.
PCBs
31 Hộp quẹt gas, bình gas mini thải Butan
1.3.4. Các nguồn khác
Ngoài ra các nguồn rác thải từ chợ, trung tâm thương mại, … có chứa
chất thải nguy hại cũng được thu gom chung vào bãi rác đô thị. Ví dụ như
các bao bì chất bảo quản rau củ quả; gia súc, gia cầm nhiễm bệnh không
được kiểm soát;…
1.4. Tích chất rác thải nguy hại tại bãi rác đô thị
Các chất thải được phân loại là chất thải nguy hại khi có ít nhất một
trong các tính chất sau:
1.4.1. Dễ nổ (N):
Các chất thải ở thể rắn hoặc lỏng có thể nổ do kết quả của phản ứng
hóa học khi tiếp xúc với lửa hoặc do bị va đập, ma sát sẽ tạo ra các loại khí ở
nhiệt độ, áp suất và tốc độ gây thiệt hại cho môi trường xung quanh. Chính

vì dễ nổ nên chúng có thể gây tổn thương da, bỏng và thậm chí là tử vong;
phá hủy công trình và thậm chí chết người.
Hình 1.1. Chất thải nguy hại phát sinh từ sản xuất công nghiệp.
8
1.4.2. Dễ cháy (C): Bao gồm:
+ Chất thải lỏng dễ cháy: là các chất lỏng, hỗn hợp chất lỏng hoặc
chất lỏng chứa chất rắn hoà tan hoặc lơ lửng có nhiệt độ chớp cháy không
quá 550C.
+ Chất thải rắn dễ cháy: là các chất rắn có khả năng sẵn sàng bốc cháy
hoặc phát lửa do bị ma sát trong các điều kiện vận chuyển.
+ Chất thải có khả năng tự bốc cháy: là chất rắn hoặc lỏng có thể tự
nóng lên trong điều kiện vận chuyển bình thường, hoặc tự nóng lên do tiếp
xúc với không khí và có khả năng bắt lửa.
1.4.3. Ăn mòn (AM):
Các chất thải, thông qua phản ứng hoá học, sẽ gây tổn thương nghiêm
trọng các mô sống khi tiếp xúc, hoặc trong trường hợp rò rỉ sẽ phá huỷ các
loại vật liệu, hàng hoá và phương tiện vận chuyển. Thông thường đó là các
chất hoặc hỗn hợp các chất có tính axit mạnh (pH nhỏ hơn hoặc bằng 2),
hoặc kiềm mạnh (pH lớn hơn hoặc bằng 12,5). Việc ăn mòn có thể gây cháy
da, ảnh hưởng đến phổi và mắt, gây hư hại vật liệu công trình.
Hình 1.2. Chất thải nguy hại phát sinh từ nông nghiệp và y tế.
1.4.4. Ôxy hóa (OH):
Chất thải có khả năng nhanh chóng thực hiện phản ứng ôxy hóa tỏa
nhiệt mạnh khi tiếp xúc với các chất khác, có thể gây ra hoặc góp phần đốt
9
cháy các chất đó, sẽ gây ra cháy nổ, gây nhiễm độc nguồn nước và không
khí.
1.4.5. Gây nhiễm trùng (NT):
Các chất thải chứa các vi sinh vật hoặc độc tố được cho là gây bệnh cho con
người và động vật.

1.4.6. Có độc tính (Đ): Bao gồm:
+ Độc tính cấp: Các chất thải có thể gây tử vong, tổn thương nghiêm
trọng hoặc có hại cho sức khoẻ qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da.
+ Độc tính từ từ hoặc mãn tính: Các chất thải có thể gây ra các ảnh
hưởng từ từ hoặc mãn tính, kể cả gây ung thư, do ăn phải, hít thở phải hoặc
ngấm qua da.
1.4.7. Có độc tính sinh thái (ĐS):
Các chất thải có thể gây ra các tác hại ngay lập tức hoặc từ từ đối với
môi trường, thông qua tích luỹ sinh học và/ hoặc tác hại đến các hệ sinh vật.
1.5. Cách nhận biết chất thải nguy hại
Bước 1: Lập danh mục chất thải
Đối với doanh nghiệp cần : liệt kê tất cả các loại chất thải phát sinh tại
cơ sở từ hoạt động sản xuất, hoạt động văn phòng, sinh hoạt, các kho nguyên
vật liệu, hoá chất, khu vực xử lý chất thải để từ đó xây dựng thành danh
mục chất thải trong quá trình hoạt động của đơn vị.
Đối với người dân cần : liệt kê tất cả các chất thải có trong chất thải
sinh hoạt của gia đình, chất thải trong quá trình làm việc để xây dựng danh
mục chất thải theo yêu cầu đăng ký chủ nguồn thải của Thông tư số
12/2011-BTNMT ngày 14háng 04 năm 2011 và nộp lại cho Sở Tài nguyên
Môi trường tỉnh thành phố trực thuộc trung ương.
Danh mục chất thải gồm các nội dung sau (áp dụng cho doanh nghiệp
sản xuất và người sử dụng): tên chất thải ; số lượng ước tính phát sinh
(kg/tháng) ; trạng thái tồn tại ; nguồn phát sinh
Bước 2 : Xác định chất thải nguy hại
Đối với doanh nghiệp tiến hành xác định loại hình ngành nghề sản
xuất của đơn vị thuộc nhóm mục nào trong 19 mục của danh mục chất thải
10
nguy hại được quy định trong Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26
tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên Môi trường về việc ban hành danh
mục chất thải nguy hại.

Đối với người dân cần tiến hành xác định chất thải trong chất thải sinh
hoạt thuộc loại nào trong các loại chất thải nêu ra trong mục 16 của danh
mục chất thải nguy hại được quy định trong Quyết định số 23/2006/QĐ-
BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên Môi trường về việc
ban hành danh mục chất thải nguy hại.
Bước 3 : Tiến hành thí nghiệm để xác định đặc tính nguy hại
Nếu chất thải thuộc danh mục chất thải nguy hại được nêu trong
Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT thì không cần kiểm tra đặc tính nguy
hại mà cần kiểm tra nồng độ để xác định chất đó có đạt tiêu chuẩn môi
trường hay không. Nếu chất thải không nằm trong danh mục chất thải nguy
hại mà có thành phần hoá chất nguy hại thì cần phải kiểm tra đặc tính nguy
hại theo quy trình sau:
Chất hoặc hỗn hợp chất thải ban đầu sẽ được tiến hành thí nghiệm ( có
thể thí nghiệm tại phòng thí nghiệm của doanh nghiệp hoặc gửi mẫu
11
CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI NGUY HẠI TẠI CÁC BÃI
RÁC ĐÔ THỊ
2.1. Hiện trạng chất thải nguy hại tại các đô thị
- Lượng chất thải rắn phát sinh hàng năm khoảng 15 triệu tấn (hơn 40
nghìn tấn/ngày), trong đó khoảng 80% là rác thải sinh hoạt. Tiếp đó là chất
thải phát sinh từ các khu công nghiệp 2,6 triệu tấn chiếm khoảng 17%, bao
gồm khoảng 80% là chất thải phát sinh từ các khu công nghiệp lớn ở phía
Bắc (30%) và phía Nam (50% tại tp.Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận). Thêm
vào đó là gần 1500 làng nghề (tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn miền
Bắc) thải ra 774.000 tấn chất thải công nghiệp mỗi năm.
- Khoảng 160.000 tấn/năm chiếm 1% trong tổng số lượng chất thải rắn
được coi là chất thải nguy hại, gồm: chất thải y tế nguy hại, chất dễ cháy,
chất độc phát sinh từ quá trình sản xuất công nghiệp và các loại thuốc trừ sâu
phục vụ cho hoạt động nông nghiệp. Theo thống kê, lượng chất thải nguy hại
phát sinh từ vùng kinh tế trọng điểm từ phía Nam chiếm tới 75% tổng lượng

chất thải nguy hại của cả nước. Trong đó, chất thải rắn y tế nguy hại phát
sinh từ Thành Phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thanh Hoá chiếm khoảng 27%
loại rác này trong cả nước. Lượng chất thải nguy hại phát sinh ở phía Nam
lớn gấp 3 lần lượng phát sinh ở phía Bắc và lớn gấp 20 lần lượng chất thải
nguy hại ở Miền Trung.
- Chất thải chủ yếu tập trung ở các vùng đô thị.
Ở đô thị, tuy số dân chỉ chiếm 24% dân số cả nước nhưng lượng rác thải
chiếm tới 50% tổng lượng chất thải của cả nước với 6 triệu tấn/năm. Thành
phần chất thải nguy hại chiếm lượng lớn ở nơi đây.
Ví dụ: Cao su, chất dẻo, dung môi hoá chất độc hại
- Chất thải công nghiệp nguy hại gây nhiều khó khăn cho công tác
quản lý môi trường của nhiều đô thị như Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh,
Đồng Nai, Bình Dương… Theo báo cáo của Cục Môi Trường năm 2005 tại
12
3 vùng kinh tế phát triển trọng điểm có khoảng 113.118 tấn/năm chất thải
nguy hại.
Bảng 2.1: Phát sinh chất thải nguy hại ở 3 vùng kinh tế trọng điểm
Địa phương Khối lượng (tấn/năm)
1. Vùng KTTĐ phía Bắc 28.739
Hà Nội 24.000
Hải Phòng 4.600
Quảng Ninh 119
2. Vùng KTTĐ phía Trung 4.117
Đà Nẵng 2.257
Quảng Nam 1.768
Quảng Ngãi 92
3. Vùng KTTĐ phía Nam 80.332
Thành Phố HCM 44.413
Đồng Nai 33.976
Bà Rịa – Vũng Tàu 1.943

Tổng lượng 113.188
Nguồn: Báo cáo của Cục Môi trường, 2005
- Thực tế ở nhiều địa phương có nhiều loại chất thải khác nhau nhưng
phân loại tùy tiện tại các cơ sở công nghiệp mà không có sự quản lý của cơ
quan nhà nước.
- Xét về khối lượng, ngành công nhiệp nhẹ 47%, hoá chất 24% và cơ khí
20% phát sinh nhiều chất thải nguy hại nhất, Ngành điện, điện tử phát sinh ít
chất thải nguy hại nhất, tuy nhiên chất thải của nghành này lại chứa nhiều
kim loại nặng và các kim loại này có ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ con
người.
- Đến năm 2006 có khoảng 160.000 tấn chất thải nguy hại, trong đó có
130.000 tấn/năm phát sinh từ công nghiệp, 21.000 tấn/năm phát sinh từ bệnh
viện, y tế, từ nông nghiệp chỉ còn 8.600 tấn/năm.
13
- Theo báo cáo hiện trạng môi trường năm 2005 thì tổng lượng chất thải
rắn làng nghề vào khoảng 2.400 tấn/năm (Bắc Ninh, Hà Nội, Hưng Yên, Hà
Tây…). Với các nghề sản xuất thủ công như gốm, dệt may, tái chế chất thải,
chế biến thực phẩm và thủ công mỹ nghệ.
2.2. Hiện trạng chất thải nguy hại tại bãi rác Nam Sơn
2.2.1. Công tác thu gom, phân loại:
Phần lớn chất thải nguy hại hiện nay được thu gom cùng với chất thải
thông thường. Số liệu về thực tiễn công tác thu gom và tiêu huỷ chất thải
nguy hại ở các cơ sở và ở các đô thị còn rất ít và tản mạn.
Gần như chỉ có các Chủ nguồn thải là các doanh nghiệp 100% vốn
nước ngoài, hoặc liên doanh mới quan tâm và phân loại, chấp nhận các chi
phí cần thiết để sử lý chất thải Công nghiệp và chất thải công nghiệp nguy
hại, đối với các cơ sở doanh nghiệp trong nuớc thì vấn đề này chưa được
quan tâm vì công nghệ sản xuất lạc hậu, chi phí sản phẩm cao, không có tính
cạnh tranh, …
Đa số các cơ sở thải bỏ chất thải nguy hại trên địa bàn Hà Nội đều kýý

hợp đồng với Công ty TNHH nhà nước một thành viên Môi trường đô thị -
URENCO để thu gom và xử lý, các Công ty quản lý hạ tầng khu công
nghiệp, các trung tâm y tế và một số doanh nghiệp có chức năng để thu gom
chất thải ở cơ sở mình. Thậm chí chất thải nguy hại đã được phân loại tại cơ
sở, sau đó lại bị đổ lẫn vào chất thải thông thường khác trước khi được thu
gom. Việc thu gom, phân loại ở bãi rác Nam Sơn còn rất nhiều bất cập và sự
thiếu ý thức của các lái xe, sự quản lý chưa chặt chẽ một loạt các vụ đổ rác
thải nguy hại vào chôn lấp cùng rác thải thông thường đã và đang diễn ra tại
bãi rác Nam Sơn. Như ngày 31/8/2011 lực lượng cảnh sát phòng chống tội
phạm về môi trường (Công an TP Hà Nội) đó bắt quả tang xe tải mang biển
kiểm soỏt 30N- 0400 của URENCO 10 (thuộc Cụng ty TNHH nhà nước một
thành viên Môi trường đô thị – URENCO) đổ chất thải nguy hại vào bói
chứa thải thông thường tại Bói rỏc Nam Sơn. Tổng khối lượng rác thải nguy
hại mà URENCO 10 đó đổ vào khu vực rác thải sinh hoạt là hơn 5.000 tấn.
Mặc dù thực tế rằng URENCO trong vài năm qua đã tiến hành thu
gom chất thải nhưng đơn vị tư vấn thấy rằng URENCO cũng chỉ thu gom
được một lượng trong tổng số lượng chất thải phát sinh. Việc này được đưa
ra khi so sánh lượng chất thải tổng số với lượng chất thải được thu gom.
14
Thực tế cho thấy có một lượng chất thải công nghiệp nguy hại vẫn
được thu gom, mua bán, xử lý bất hợp pháp tại Hà Nội. Dù vậy rất khó để
nắm bắt những thông tin chi tiết về số lượng cán bộ đang làm cho các tổ
chức kinh doanh cũng như đánh giá thị hiện hiện tại và tương lai.
Qua kết quả của những lần khảo sát, thị trường xử lý chất thải nguy
hại có thể mở rộng, tổng lượng chất thải ngày càng tăng và sẽ đạt mức cao
nhất 85% như được chỉ ra trong hình 2.1. Thị phần còn lại khoảng 15%
lượng chất thải chủ yếu là các phần dầu thải, pin chì và cũng cần phải tính
đến một vài phần nhỏ của chất thải được chôn lấp không đúng quy cách
hoặc loại bỏ theo cách không an toàn.
Hình 2.1. Tỷ lệ thu gom bởi URENCO trên tổng lượng chất thải

URECO cũng đóng vai trò quan trọng, thành công tương tự như vậy
nếu biết sử dụng các công cụ một cách hiệu quả nhất. Những cơ hội cho các
ngành công nghiệp, những công ty đa quốc gia xây dựng những nhà máy
mới nhưng buộc phải tuân thủ các chiến lược quản lý môi trường (ISO
14000), những tiêu chuẩn và luật môi trường Việt Nam.
2.2.2. Vận chuyển:
Chất thải nguy hại được vận chuyển bằng các xe ô tô chuyên dùng,
tuy nhiên các thiết bị phòng ngừa sự cố, phương tiện liên lạc còn thiếu và lạc
hậu. Đặc biệt ít các xe chuyên dùng vận chuyển chất thải nguy hại dạng
15
lỏng, phần lớn chất thải lỏng được thu chứa vận chuyển trong các thùng
phuy 200 lit. Một phần các chủ nguồn thải đã chủ động vận chuyển chất thải
đến nơi xử lý.
Trong trường hợp chủ vận chuyển và chủ xử lý khác nhau đã dẫn đến
rất khó khăn trong vấn đề quản lý đồng bộ chất thải nguy hại: chất thải được
bán tận dụng bừa bãi dọc đường, khối lượng chất thải không khớp do quản
lý không đồng bộ, và rất nhiều vấn đề bất cập khác, …
2.2.3. Công nghệ xử lý:
Hiện nay, tại bãi rác Nam Sơn đang áp dụng một số phương thức xử
lýý chất thải công nghiệp (nguy hại và không nguy hại) bao gồm:
- Tiêu huỷ cùng với các loại chất thải không nguy hại ở các bãi chôn
lấp chất thải sinh hoạt;
- Xử lý nhiệt (quy mô nhỏ); xử lý hóa học; chôn lấp; tái chế; tận dụng
trong các ngành công nghiệp khác.
Nói chung, hầu hết các phương pháp xử lýý chất thải nguy hại đang
áp dụng còn chưa an toàn. Hoạt động giám sát và cưỡng chế việc áp dụng
các tiêu chuẩn môi trường đối với các cơ sở công nghiệp, các cơ sở vận
chuyển và xử lýý chất thải hiện tại còn ở bước đầu có nhiều yếu kém.
Khu xử lýý chất thải công nghiệp, một hạng mục của Khu Liên hiệp
xử lýý chất thải Nam Sơn, Sóc Sơn đã được đầu tư xây dựng và đi vào hoạt

động ổn định từ năm 2003. Tính riêng năm 2006, Khu xử lýý chất thải công
nghiệp Nam Sơn đã tiếp nhận và xử lýý được 135.000 tấn chất thải công
nghiệp không nguy hại và 30.000 tấn chất thải công nghiệp nguy hại của các
cơ sở công nghiệp trong địa bàn thành phố và một số tỉnh lân cận, nhưng khả
năng xử lý chất thải nguy hại tại bãi rác Nam Sơn còn chưa đáp ứng được
nhu cầu hiện nay. Hiện nay Công ty TNHH nhà nước một thành viên Môi
trường đô thị đang xây dựng báo cáo đầu tư xây dựng lò đốt chất thải công
nghiệp tại bãi rác Nam Sơn với công suất 50 tấn/ngày để đáp ứng được nhu
cầu xử lý chất thải nguy hại ngày càng cao của thành phố Hà Nội.
16
CHƯƠNG III. TÁC ĐỘNG CỦA CHẤT THẢI Ở BÃI RÁC ĐÔ THỊ
TỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG
TRÁNH.
3.1. Tác động đến an toàn và sức khỏe con người
Chất thải nguy hại có tác động đến an toàn và sức khoẻ con người.
Do tính chất dễ cháy, nổ, hoạt tính hoá học cao, gây ăn mòn, các chất
nguy hại có ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của con người. Đồng thời khi
diễn ra quá trình cháy nổ còn phát sinh thêm nhiều chất độc hại thứ cấp
khác, gây ngạt do mất oxy có thể dẫn đến tử vong. Ngoài ra, chất thải nguy
hại còn phá hủy vật liệu nhanh chóng. Do đó chúng gián tiếp có ảnh hưởng
đến sự an toàn và sức khoẻ của con người.
Vấn đề sức khoẻ con người: Chất nguy hại gây tổn thương cho các cơ
quan trong cơ thể, kích thích, dị ứng, gây độc cấp tính và mạn tính có thể
gây đột biến gen, lây nhiễm, rối loạn chức năng tế bào… dẫn đến các tác
động nghiêm trọng cho con người và động vật như gây ung thư, ảnh hưởng
đến sự di truyền. Hơn thế nữa, nước rỉ rác không chỉ gây ô nhiễm mùi mà
còn ô nhiễm kim loại nặng như đồng, asen, chì, cadmium, thủy ngân…
Ngoài ra còn những chất hữu cơ bán phân giải (chất đơn vòng, đa vòng,
mạch vòng, mạch thẳng… mà trong những chất này có những nhóm định
chất gây độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe con người và cảnh quan môi

trường)
- Tác động đến môi trường sống của con người:
+ Mất không gian sống trong lành: Không chỉ là những vật dụng khó
phân huỷ không dùng được nữa mà còn là những thứ phế thải rất độc hại cho
môi trường và con người như: Pin, bình ắc quy, hoá chất, thuốc trừ sâu bị
con người thải bừa bãi ra xung quanh thì môi trường ngày càng chứa nhiều
loại vật gây chật chội, mất vệ sinh và mất mỹ quan.
+ Không khí bị ô nhiễm: Các loại rác hữu cơ dễ phân huỷ gây hôi
thối, phát triển vi khuẩn làm ô nhiễm môi trường không khí, nước, đất, làm
mất vệ sinh môi trường và ảnh hưởng tới đời sống mọi người.
17
Hình 3.1. Chất thải rắn và chất thải nguy hại không được thu gom
+ Ô nhiễm tiếng ồn: quá trình vận chuyển rác và xử lý rác gây ra tiếng
ồn ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống người dân xung quanh,
gây khó chịu và khó tập trung vào công việc cũng như nếp sinh hoạt của
người dân xung quanh (sống cách tâm bãi rác dưới 8 km).
- Tác động đến sức khỏe con người:
+ Gây bệnh ung thư:
Các loại chất thải độc hại này, nếu không được xử lý một cách kịp
thời, không chỉ tạo cơ hội cho các loài nấm và vi khuẩn, côn trùng độc hại
phát triển gây độc hại cho con người mà có thể cướp đi mạng sống của
người dân xung quanh đó như gây bệnh ung thư. Nguyên nhân do một số
thành phần chất hữu cơ dễ bay hơi trong rác có khả năng gây ung thư như:
benzen, styrene butadience gây ung thư máu; tiếp xúc trực tiếp nhiều với
THC có khả năng gây ung thư da, ung thư tinh hoàn
Chúng ta đã biết về rất nhiều làng ung thư đang là mối lo ngại lớn
hiện nay đều nằm trong những khu vực có các bãi rác chứa chất thải nguy
hại.
Ví dụ như quanh khu vực bãi rác Đông Thạnh, các sổ sách ghi chép
cho thấy số người mắc bệnh ung thư ngày một tăng, số người chết và đang

mắc các chứng bệnh liên quan đến u, hạch ác tính, ung thư… sống quanh
khu vực bãi rác ngày càng nhiều. Hầu hết họ là những người sống lâu đời tại
đây, khoảng từ 6 đến 10 năm, điều đáng lo ngại là họ lại đang sử dụng nước
giếng khoan chỉ ở độ sâu 30-40m.
18
Hình 3.2. Tác động của chất thải nguy hại đến con người
+ Gây bệnh truyền nhiễm
Chỗ tập trung rác hữu cơ là nơi thu hút, phát sinh và phát triển chuột,
ruồi, muỗi, gián và các loại vi trùng gây nhiều chứng bệnh truyền nhiễm cho
con người, vật nuôi trong gia đình và lây lan gây thiệt hại lớn; nước thải từ
bãi rác độc hại nếu thải ra nguồn nước gây ô nhiễm lây lan. Các bệnh truyền
nhiễm phổ biến thường gặp là bệnh sốt xuất huyết, tả, lị Rác thải là môi
trường cho muỗi phát triển. Muỗi chích sẽ gây nên bệnh sốt xuất huyết và
lan truyền mầm bệnh đi khắp nơi. Bệnh này gây nguy hiểm đen tính mạng,
nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gây tử vong . Ngoài ra các bệnh như
bệnh sida, cảm cúm, dịch bênh và các bệnh nguy hại khác Rác thải chứa
nhiều ruồi, muỗi và vi trùng gây bệnh nên dễ bị dịch bệnh khi tiếp xúc trực
tiếp với rác thải.
Hình 3.3. Nguồn gây dịch bệnh từ rác thải
+ Gây các bệnh về da liễu, hô hấp, thị giác: Các loại rác thải nguy hại
ở các bãi rác đô thị, khi xử lý các loại rác này sẽ gây khói, phát tán trong khu
dân cư nếu việc xử lý rác không đảm bảo tiêu chuẩn, việc làm này không chỉ
19
gây ảnh hưởng đến môi trường không khí xung quanh, mà những chất sinh
ra trong quá trình đốt rác thải nguy hại đặc biệt rác y tế là chất dioxin, gây
hại không nhỏ đến sức khỏe con người. Bệnh về da nếu không sử dụng thiết
bị bảo hộ khi thu gom rác thì vi khuẩn sẽ xâm nhập vào da và gây viêm da,
ngoài ra chất hữu cơ dễ bay hơi cũng có thể gây viêm loét da. Biểu hiện ở
đường hô hấp: tím tái, thở nông, ngừng thở, phù phổi. Bệnh phổi, phế quản
xảy ra do các chất hữu cơ dẽ bay hơi gây nguy cơ bị hen suyễn nhất; chảy

nước mắt,mũi; viêm họng, trường hợp ngộ độc nặng có thể gây nhức đầu,
nôn mửa, về lâu dài có thể gây tổn thương gan và các cơ quan khác Ngoài ra
khi tiếp xúc trưc tiếp với rác thải còn gây ra bênh xung huyết niêm mạc
miệng, viêm họng, lợi, rối loạn tiêu hóa Các bệnh trên có thể gây ra các tác
động tức thời hoặc lâu dài. Hơn thế nữa, bãi rác đô thị có đặc thù là không
xa khu dân cư nhiều nên việc ảnh hưởng càng nặng nề hơn ở các bãi rác
khác.
+ Gây các bệnh về đường tiêu hóa, tim mạch, thần kinh, bài tiết:
Biểu hiện ở đường tiêu hoá: tăng tiết nước bọt, không miệng,¬ kích
thích đường tiêu hoá, nôn, tiêu chảy, chảy máu đường tiêu hoá, vàng da.
Biểu hiện rối loạn tim mạch: mạch chậm, mạch nhanh, trụy mạch,
ngừng tim.
Các rối loạn thần kinh, cảm giác và điều nhiệt: hôn mê, kích thích và
vật vã, nhức đầu nặng, chóng mặt, điếc, hoa mắt, co giãn đồng tử, tăng giảm
thân nhiệt.
Rối loạn bài tiết: vô niệu
3.2. Một số biện pháp phòng tránh, khắc phục tác động của chất thải
nguy hại ở các bãi rác đô thị
Theo thứ tự ưu tiên, việc giảm thiểu tác động của rác thải nguy hại ở
các bãi rác đô thị được thực hiện như sau:
- Giảm thiểu chất thải nguy hại tại nguồn
- Tận dụng chất thải
- Các phương pháp xử lý chất thải nguy hại
- Thải bỏ chất thải nguy hại
Sau khi xử lý, quá trình vẫn còn thải ra một lượng cặn không thể tận
dụng hay xử lý được nữa như tro của quá trình đốt tiêu hủy… biện pháp cuối
20
cùng để giải quyết các chất thải này là thải bỏ an toàn. Ở các bãi rác đô thị,
việc thải bỏ các chất thải nguy hại là đặc biệt cần thiết.
3.2.1. Thải bỏ chất thải nguy hại

Thải bỏ có nghĩa là chuyển chất thải từ nơi này đến nơi khác, từ môi
trường này đến môi trường khác (từ khí, nước vào trong đất…). Thải bỏ an
toàn phải hạn chế khả năng gây nguy hại của chất thải, đảm bảo không cho
chất nguy hại rò rỉ, di chuyển, lan truyền trong môi trường. Để đạt được yêu
cầu nêu trên, có một số những quy định cần thiết đối với các đơn vị sản xuất
hay quản lý chất nguy hại cần phải tuân thủ.
• Nơi phát sinh chất thải nguy hại phải kiểm tra chất thải của họ xem có
bị cấm thải bỏ hay không. Nếu chất thải là không thể thải bỏ thì chúng
ta phải tìm kiếm một phương pháp xử lý thích hợp trước khi thải bỏ.
• Nếu đơn vị tạo ra chất thải nguy hại đang quản lý một chất thải bị hạn
chế hoặc không đạt tiêu chuẩn để xử lý, đơn vị này phải thông báo
cho nơi lưu trữ/xử lý về các tiên chuẩn xử lý cho mỗi chuyến chất
thải. Thông báo này phải bao gồm:
+ Mã số chất thải nguy hại
+ Tiêu chuẩn xử lý thích hợp và những điều cấm áp dụng
+ Danh mục chất thải kèm theo mỗi chuyến hàng
+ Dữ liệu phân tích chất thải, nếu có.
Nếu đơn vị tạo ra chất thải đang quản lý một chất thải bị hạn chế mà đạt
tiêu chuẩn xử lý, đơn vị này phải xuất trình thông báo và giấy chứng nhận
rằng chất thải này đạt tiêu chuẩn xử lý. Giấy chứng nhận phải được ký duyệt
bởi các cấp có thẩm quyền.
Nếu chất thải dễ bị lan truyền rộng từ nơi này đến nơi khác trên toàn
lãnh thổ, thì với mỗi chuyến chất thải, đơn vị tạo ra chất thải phải gởi kèm
theo một thông báo cho nơi tiếp nhận rằng chất thải này không bị cấm chôn
lấp.
Nếu đang quản lý một chất thải bị hạn chế trong các bồn hay tank và
đang tiếp tục xử lý cho đạt tiêu chuẩn thải bỏ, đơn vị tạo ra chất thải lên kế
hoạch phân tích chất thải bằng văn bản. Kế hoạch này phải được nộp cho các
cơ quan có thẩm quyền trong vòng 30 ngày trước khi xử lý. Bản sao của kế
hoạch này phải được lưu lại để tiện theo dõi.

21
Nếu đơn vị tạo ra chất thải xác nhận rằng chất thải này bị hạn chế dựa
trên lý thuyết hay kiểm tra thực tế, những bản sao của tất cả các hồ sơ có liên
quan đến quyết định này phải được đính kèm vào hồ sơ.
Nếu đơn vị phát sinh chất thải bị hạn chế xác nhận rằng họ không phải
chịu trách nhiệm về mặt pháp lý đối với chất thải này, họ phải đính kèm một
thông báo nêu rõ quyết định này trong hồ sơ chất thải, bao gồm những chú
thích về cách sắp xếp hay sử dụng chất thải.
Đơn vị tạo ra chất thải phải giữ lại trong cơ quan tất cả mọi thông báo,
giấy xác nhận, luận chứng, dữ liệu phân tích chất thải và những hồ sơ khác
trong vòng tối thiểu là 5 năm.
Đối với chất thải nguy hại, thải bỏ chất thải được coi là một phương
pháp lưu trữ an toàn phần cặn còn lại, do đó các thao tác thực hiện quá trình
này phải do nhà chuyên môn thực hiện. Các cơ sở sản xuất không có đủ
quyền hạn thực hiện việc này. Vì vậy, nhà máy xử lý chất thải nguy hại là
một nhu cầu thiết yếu.
Các chất thải nguy hại cần được xử lý, cố định làm giảm hay triệt tiêu
hoạt tính nguy hại trước khi thải bỏ, đặc biệt các các chất thải thuộc nhóm
sau:
Tất cả các loại chất gây nổ (nhóm 1)
Các loại khí nén trong bình (nhóm 2)
Những dung môi hòa tan (nhóm 3)
PCB hay PCB rác làm bẩn do thuốc trừ sâu, chất hữu cơ có chứa clo và
các chất tương tự (nhóm 6)
Tất cả các chất phóng xạ (nhóm 7).
Hóa chất gây dị ứng.
Đối với chất thải phóng xạ. Các nguồn chất thải phóng xạ không có
dấu niêm phong cần được tồn trữ trong các phương tiệân an toàn sau 4 chu
kỳ bán rã mới thải bỏ như chất thải thông thường.
Có nhiều cách thải bỏ chất nguy hại được xem là an toàn đang áp

dụng tại nhiều nơi trên thế giới như: chôn lấp hợp vệ sinh, thải bỏ xuống
giếng sâu.
3.2.2. Chôn lấp an toàn
Hiện nay, phương pháp thải bỏ thông dụng nhất là chôn lấp an toàn.
Chôn lấp là biện pháp cô lập chất thải nhằm giảm thiểu khả năng phát tán
22
chất thải vào môi trường. Trong quá trình thải bỏ chất nguy hại, người ta
phải kiểm soát được các phản ứng xảy ra, các chất sinh ra trong khu vực thải
và môi trường xung quanh; thực hiện giám sát môi trường; bảo trì cho bãi
thải sau khi đóng cửa nhằm tránh tiếp xúc chất nguy hại với môi trường
trong mọi tình huống kể cả khi có sự cố. Để đảm bảo công tác này, có một
số nguyên tắc cần phải được tuân thủ trong khi chôn lấp chất thải, thiết kế và
vận hành bãi chôn lấp.
• Xử lý chất thải trước khi chôn lấp: Chất thải cần phải được đóng gói
theo đúng tiêu chuẩn quy định về an toàn trước khi chôn lấp, đặc biệt
là đối với chất thải lỏng. Riêng chất thải nguy hại rắn, có thể không
cần đóng gói mà người ta có thể cố định hoặc hoá rắn trước khi chôn
lấp.
• Lựa chọn vị trí bãi chôn lấp: xem xét đến các vấn đề về địa hình, thổ
nhưỡng, thuỷ văn…; các điều kiện khí hậu, môi trường của địa
phương; bố trí mặt bằng của khu vực, đảm bảo khoảng cách đến các
công trình liên quan, khoảng cách vận chuyển. Hạn chế đặt gần khu
dân cư, sân bay, khu ruộng trồng lương thực, đất ướt, đất nứt, vùng có
nguy cơ động đất và khu vực không ổn định, gần sông suối, các nguồn
nước sử dụng trong sinh hoạt.
• Nguyên tắc thiết kế bãi chôn lấp: Các chất thải độc hại khi tiếp xúc
với nhau có thể sinh ra các chất có tính độc hại cao hơn hay có thể xảy
ra phản ứng tạo thành các chất ô nhiễm, cho nên cần thiết kế các ngăn
chôn lấp riêng biệt đối với từng chất để chúng không có cơ hội kết
hợp với nhau.

• Quy tắc vận hành bãi chôn lấp: Trong khi bãi đang hoạt động, cần có
biện pháp kiểm soát các tác nhân gây bệnh, các khí sinh ra, nước rò rỉ,
nước chảy qua, nước chảy tràn, nước thấm. Thực hiện chương trình
giám sát môi trường: chất lượng nước ngầm xung quanh khu vực bãi
chôn lấp, các loại khí độc và dễ cháy,… khi vận hành cũng như sau
khi đóng cửa bãi chôn lấp và duy trì cho đến vài chục năm sau.
• Xây dựng và thực hiện chương trình sửa chữa, hiệu chỉnh bãi chôn
lấp: Phải có biện pháp hiệu chỉnh kịp thời nếu phát hiện có sự cố kỹ
thuật.
• Bảo hiểm bãi chôn lấp sau khi đóng cửa.
23
3.2.3. Thải bỏ trong các giếng sâu
Một phương pháp nữa cũng có thể áp dụng là thải bỏ trong các giếng
sâu. Chất thải nguy hại dạng lỏng được bơm qua các đường ống để xuống
các địa tầng xốp và khô hoặc khe nứt của các vùng đá phía dưới cách xa tầng
ngầm nước. Các chất lỏng ngấm vào các vật liệu đá xốp và bị cô lập với
nguồn nước do bản chất không thấm của tầng đá. Phương pháp này không
được áp dụng rộng rãi vì những hạn chế sau:
• Chỉ áp dụng được đối với chất thải nguy hại dạng lỏng.
• Chi phí khảo sát địa tầng khu vực dự định thải bỏ là rất lớn do đòi hỏi
độ chính xác cao, phải áp dụng các phương pháp và công cụ khảo sát
hiện đại mới có thể loại bỏ được hầu hết những khả năng gây ô nhiễm
của chất nguy hại.
24
KT LUN V KIN NGH
1. KT LUN
Cht thi nguy hi cỏc bói rỏc ụ th hin nay ang l vn nhc
nhi vi ton xó hi. Vic x thi rỏc lan trn, cỏc cht thi nguy hi khụng
c úng gúi, dỏn nhón v vn chuyn ỳng quy nh ó v ang gõy
nhng tỏc ng khụng nh n s an ton v sc khe ca ngi x lý rỏc

v nhng ngi dõn sng xung quanh khu vc bói rỏc. Tỏc ng ca cỏc loi
rỏc thi nguy hi ny khụng ch l cỏc tỏc hi cú th nhỡn thy c nh cỏc
bnh lõm sng, nú cũn gõy tỏc hi n th h tng lai nh cỏc bnh tim n,
thm chớ bnh ung th gõy t vong.
Vic a ra cỏc bin phỏp qun lý cng nh x lý rỏc thi nguy hi l
c bit quan trng, rỏc thi nguy hi cn c phõn loi ti ngun, dỏn
nhón mỏc ỳng quy nh, quỏ trỡnh vn chuyn cn c theo dừi nghiờm
ngt, cụng ngh x lý phi theo ỳng tiờu chun khụng gõy ụ nhim
khụng khớ, ụ nhim ting n cng nh khụng lm cỏc cht c hi trn lan
gõy nh hng n cht lng cuc sng cng nh sc khe con ngi.
2. KIN NGH
Đề nghị Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các thành phố nghiên cứu phê
duyệt các giải pháp về cơ chế chính sách, thể chế hoạt động, các giải pháp về
tài chính đã đề xuất để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý chất thải.
ngh ch tch UBND cỏc thnh ph sm phờ duyt cỏc khu x lý
cht thi rn ca ụ th v dnh qu t phc v cho cụng tỏc qun lý cht
thi.
ngh cỏc ụ th thụng qua cỏc B chuyờn ngnh cú cỏc vn bn
hng dn c ch hot ng doanh nghip cụng ớch Cụng ty mụi trng
ụ th thc hin thu gom-vn chuyn-x lý cht thi rn.
Tuyờn truyn, ph bin cho mi ngi dõn ý thc bo v mụi trng
v cht thi rn thụng qua chng trỡnh giỏo dc trng hc, trờn cỏc
phng tin thụng tin i chỳng.
25

×