Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải nguy hại trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu tại thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.2 MB, 59 trang )

- Trang 1 -

Đồ án tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Tấn Khương
MSSV: 5013069
MỞ ĐẦU


Trong những năm gần đây Nha Trang có sự phát triển mạnh về mặt kinh tế
xã hội, chủ yếu là du lịch, thương mại và công nghiệp đã làm gia tăng lượng nhiên
liệu sử dụng. Để đáp ứng được lượng nhiên liệu này, hoạt động kinh doanh xăng
dầu cũng không ngừng gia tăng làm phát sinh nhiều vấn đề môi trường, ảnh hưởng
nhất định đến chất lượng môi trường xung quanh và cuộc sống sinh hoạt của người
dân sống gần các cơ sở kinh doanh xăng dầu. Trong quá trình kinh doanh, hơi xăng
dầu phát sinh từ hoạt động xuất, nhập xăng dầu từ bồn chứa, hoạt động bơm hút từ
cây xăng, súc rửa các bồn chứa xăng dầu đã làm phát sinh các loại khí thải mà
thành phần chủ yếu là hydrocarbon (HC) hay còn gọi là chất hữu cơ bay hơi, nước
thải nhiễm dầu (nước thải có chứa dầu mỡ khoáng), đặc biệt chất thải rắn phát sinh
từ hoạt động súc rửa các bồn chứa xăng dầu mà thành phần chính là cặn dầu có
chứa nhiều chất thải nguy hại có nguy cơ làm giảm chất lượng môi trường và ảnh
hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân nếu không có biện pháp xử lý và
giảm thiểu phù hợp.
Cho đến nay, ở thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa chưa có số liệu thống
kê hoặc nghiên cứu nào về điều tra, đánh giá hiện trạng chất thải nguy hại từ hoạt
động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn thành phố Nha Trang để có giải pháp quản
lý phù hợp. Xuất phát từ thực tế trên, đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải
pháp quản lý chất thải nguy hại trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu tại thành
phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa” được tiến hành nhằm đánh giá hiện trạng chất
thải nguy hại trong hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn thành phố Nha
Trang. Qua đó đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu tác động của chất thải nguy
hại từ hoạt động kinh doanh xăng dầu đến chất lượng môi trường và đời sống sinh
hoạt của người dân




- Trang 2 -

Đồ án tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Tấn Khương
MSSV: 5013069
Nội dung nghiên cứu đề tài:
+ Điều tra, thu thập các số liệu liên quan đến hoạt động kinh doanh xăng dầu
của các cơ sở kinh doanh xăng dầu trên địa bàn thành phố Nha Trang như: số lượng
trạm (cây) xăng dầu; lượng xăng dầu bán ra hàng ngày ở các cây xăng dầu; chất
lượng môi trường tại các cây xăng dầu; lượng chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt
động kinh doanh xăng dầu; công tác quản lý, xử lý chất thải nguy hại từ hoạt động
súc rửa bồn chứa….
+ Đánh giá hiện trạng chất thải nguy hại từ hoạt động kinh doanh xăng dầu
trên địa bàn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa;
+ Đề xuất một số giải pháp quản lý phù hợp, nhằm giảm thiểu những tác
động của chất thải nguy hại từ hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn thành
phố Nha Trang đến chất lượng môi trường và đời sống sinh hoạt của người dân.


















- Trang 3 -

Đồ án tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Tấn Khương
MSSV: 5013069
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1. Khái quát chung về chất thải nguy hại từ hoạt động kinh doanh xăng dầu
1.1.1. Một số khái niệm chung
- Hiện nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về chất thải nguy hại tùy thuộc
vào sự phát triển khoa học kỹ thuật và xã hội cũng như quan điểm của mỗi nước
trên thế giới. Tại Việt Nam, theo Điều 3, Chương 1 Luật Bảo vệ môi trường số
52/2005/QH1 chất thải nguy hại được định nghĩa như sau: Chất thải nguy hại là
chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm,
gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác. [6]
- Về việc phân loại chất thải nguy hại, theo Điều 5, Chương 1 Thông tư số
12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường về Quy
định về Quản lý chất thải nguy hại: Việc phân định, phân loại CTNH được thực
hiện theo quy định tại Phụ lục 8 kèm theo Thông tư này và Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia QCVN 07:2009/BTNMT về Ngưỡng chất thải nguy hại ban hành kèm theo
Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường (sau
đây viết tắt là QCVN 07:2009/BTNMT). [2],[3]
Nguyên tắc phân định CTNH bao gồm:
+ Xác định một chất thải là CTNH căn cứ vào quy định về
ngưỡng CTNH;

+ Hỗn hợp chất thải được phân định là CTNH khi có ít nhất một chất thải
thành phần trong hỗn hợp chất thải là CTNH;
+ Loại chất thải có khả năng là CTNH (ký hiệu *) quy định tại Phụ lục 8 kèm
theo Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT khi chưa phân định được là không nguy hại
theo quy định tại QCVN 07:2009/BTNMT thì phải quản lý theo quy định như đối
với CTNH. [2],[3]
 Như vậy đối với lĩnh vực kinh doanh xăng dầu mà đề tài nghiên cứu thì
chất thải nguy hại chính là dầu thải, các chất thải chứa hay nhiễm dầu bao gồm cặn
- Trang 4 -

Đồ án tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Tấn Khương
MSSV: 5013069
dầu, các loại rẻ lau dính dầu nhớt, các thùng và các bao bì dính dầu nhớt, xăng dầu
vung vãi trong quá trình hoạt động kinh doanh, nước thải nhiễm dầu… Lượng chất
thải nguy hại này có khối lượng rất lớn vì theo nguyên tắc nếu một bao bì có dính
chất thải nguy hại thì có thể xem cả khối lượng bao bì đó cũng là chất thải nguy hại.
Chất thải được gọi là “dầu thải” khi thành phần dầu chiếm tỷ trọng ưu thế
trong chất thải (lớn hơn hoặc bằng 50%); tên gọi chất thải có hoặc lẫn dầu khi thành
phần dầu chiếm tỷ trọng kém ưu thế hơn so với các thành phần khác trong chất thải
(nhỏ hơn 50%). [2]
Theo nguyên tắc phân định, phân loại trên thì chất thải nguy hại xăng dầu
thuộc nhóm nguồn 17: Dầu thải, chất thải từ nhiên liệu lỏng, chất thải dung môi hữu
cơ, môi chất lạnh và chất đẩy (propellant); thuộc phân nhóm chất thải 04, 05, 06:
Dầu đáy tàu, chất thải từ thiết bị tách dầu/nước, nhiên liệu lỏng thải; Cụ thể loại
chất thải có mã số chất thải bao gồm:
+ 17 04 02: Dầu đáy tàu từ nước thải cầu tàu;
+ 17 05 01: Chất thải rắn từ buồng lọc cát sỏi và các bộ phận khác từ thiết
bị tách dầu/nước;
+ 17 05 02: Bùn thải từ thiết bị tách dầu/nước;
+ 17 05 03: Bùn thải từ thiết bị chặn dầu;

+ 17 05 04: Bùn thải từ thiết bị tách dầu/nước;
+ 17 05 05: Nước lẫn dầu thải từ thiết bị tách dầu nước;
+ 17 05 06: Hỗn hợp chất thải từ buồng lọc cát sỏi và các bộ phận khác
của thiết bị tách dầu/nước;
+ 17 06 01: Dầu nhiên liệu và dầu diesel thải;
+ 17 06 02: Xăng dầu thải;
+ 17 06 03: Các loại nhiên liệu thải khác (bao gồm cả hỗn hợp).
Nhóm nguồn 18: Các loại chất thải bao bì, chất hấp thụ, giẻ lau, vật liệu
lọc và vải bảo vệ; thuộc phân nhóm 02: Chất hấp thụ, vật liệu lọc, giẻ lau và vải bảo
vệ thải; Cụ thể loại chất thải có mã số chất thải:
- Trang 5 -

Đồ án tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Tấn Khương
MSSV: 5013069
+ 18 02 01: Chất hấp thụ, vật liệu lọc (bao gồm cả vật liệu lọc dầu chưa
nêu tại các mã khác), giẻ lau, vải bảo vệ thải bị nhiễm các thành phần nguy hại. [2]
1.1.2. Khái quát về chất thải nguy hại xăng dầu
- Có rất nhiều dạng chất thải nguy hại xăng dầu, mỗi dạng có đặc tính, tính
chất riêng; từ đó cũng gây sự ảnh hưởng khác nhau đến môi trường và sức khỏe của
cộng đồng theo một cách tiêng biệt. Điển hình cho chất thải nguy hại xăng dầu là
một số dạng sau:
+ Hơi xăng dầu từ quá trình xuất nhập, tồn trữ, vận chuyển qua các đường
ống, bơm và bồn chứa (Các hợp chất hydrocacbon C
x
H
y
);
+ Khói thải từ các phương tiện giao thông vận tải như môtô, ôtô, xe bồn…
(Khói chứa hydrocacbon, CO, NO
x

, SO
x
, aldehyde);
+ Tiếng ồn từ hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải ra vào xuất
nhập xăng dầu với mức độ và chấn động khác nhau;
+ Nước thải nhiễm dầu: Hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh
xăng dầu thường bao gồm các công đoạn nhập khẩu, tồn trữ xăng dầu, vận chuyển,
phân phối tới người tiêu dùng thông qua mạng lưới cửa hàng xăng dầu. Trong quá
trình hoạt động, vận hành tại các kho xăng dầu và cửa hàng kinh doanh xăng dầu lẻ
có phát sinh nước thải nhiễm dầu cần phải xử lý do những nguyên nhân sau: Xúc
rửa bể chứa định kỳ tại các kho xăng dầu nhằm đảm bảo chất lượng nhiên liệu; Xả
nước đáy bể sau khi kết thúc quá trình nhập dầu vào bể chứa trong kho; Sử dụng
nước sạch để vệ sinh công nghiệp định kỳ và sau khi kết thúc sữa chữa công nghệ,
thiết bị trong kho xăng dầu; Nước mưa rơi vãi trên khu vực nền bãi có khả năng
nhiễm dầu tại kho và cửa hàng xăng dầu; Nước thải ra do phun làm mát tự động các
bồn chứa nhiên liệu.
 Trên cơ sở phân tích nguồn và nguyên nhân phát sinh nước thải nhiễm dầu
cho thấy khối lượng nước thải nhiễm dầu không thường xuyên và đều đặn, phụ
thuộc vào các quy định liên quan đến xúc rửa bể chứa, tần suất nhập hàng, vệ
sinh… các thông số ô nhiễm đặc trưng trong nước thải tại các kho xăng dầu gồm:
COD, chất thải rắn lơ lửng, dầu mỡ khoáng;
- Trang 6 -

Đồ án tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Tấn Khương
MSSV: 5013069
+ Nước thải phát sinh từ mục đích sinh hoạt của cán bộ công nhân viên kho
xăng dầu và tại các cơ sở cửa hàng. Nước thải sinh hoạt có các thông số đặc trưng
như pH, các chất cặn bã, các chất hữu cơ hòa tan (BOD, COD, clorua), các chất
dinh dưỡng (nitơ, photpho)…
+ Chất thải rắn bao gồm: chất thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp. Chất

thải sinh hoạt phát sinh từ căng tin, nhà vệ sinh, khu vực văn phòng như rác hữu cơ,
sành sứ, nhựa… Chất thải công nghiệp phát sinh từ việc sửa chữa, bảo dưỡng máy
móc trong kho xăng dầu (Các phế liệu, giẻ lau, bao bì các loại …); Vệ sinh, xúc rửa
bồn (Bùn cặn chứa chất hữu cơ, Pb); Từ quá trình hoen rỉ, ăn mòn các đường ống và
bồn chứa như cặn rỉ sét; Từ hệ thống xử lý nước thải trong khu kho xăng dầu (cặn
bùn chứa các hữu cơ, kim loại nặng).
- Đánh giá rủi ro, sự cố môi trường có khả năng xảy ra tại các kho xăng dầu
và các đại lý kinh doanh xăng dầu lẻ bao gồm 3 dạng chính sau đây:
+ Sự cố đổ vỡ bồn chứa xăng dầu phát sinh từ các nguyên nhân: Các bồn
chứa thiết kế không đúng các yêu cầu kỹ thuật; Vật liệu chế tạo thiết bị do bị ăn
mòn, sức bền vật liệu giảm theo thời gian sử dụng, không có chế độ bảo dưỡng hợp
lý; Sự gia tăng áp suất trong thiết bị chứa;
+ Sự cố đổ vỡ hệ thống ống dẫn xăng dầu trong quá trình nhập xuất phát sinh
từ các nguyên nhân: Hệ thống đường ống bị bít ngẹt, thiết kế không đúng tiêu
chuẩn, hoặc vật liệu chế tạo đường ống bị giảm sức bền, sau một thời gian dài sử
dụng; Các mối nối trên đường ống dẫn không đảm bảo độ bền;
+ Sự cố dẫn đến cháy nổ, hoả hoạn phát sinh từ các nguyên nhân: Đưa lửa và
các nguồn phát sinh ra lửa vào các khu vực dễ cháy nổ như khu vực bồn chứa nhiên
liệu, khu nhập xuất xăng dầu; Lựa chọn tiết diện dây dẫn điện không phù hợp với
cường độ dòng, không trang bị các thiết bị bảo vệ đúng quy định. Hơi xăng dầu dễ
cháy nổ khi hỗn hợp với không khí khoảng tỉ lệ 4,6-4,8%, khi gặp tia lửa thì hỗn
hợp khí trên có thể cháy nổ. Giới hạn cháy nổ của một số chất khí thường có mặt
trong thành phần của xăng dầu được dẫn ra trong phụ lục 3.

- Trang 7 -

Đồ án tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Tấn Khương
MSSV: 5013069
1.1.3. Các quy định về quản lý chất thải nguy hại
- Các văn bản bao gồm các văn bản quy định của Nhà nước và của các Bộ

liên ngành:
+ Luật bảo vệ môi trường Số: 52/2005/QH11 ban hành ngày 29/11/2005;
+ Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2009 của Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi
trường;
+ Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài Nguyên và
Môi Trường về Quy định về Quản lý chất thải nguy hại;
+ Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài Nguyên
và Môi Trường về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Môi trường;
+ Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài Nguyên
và Môi Trường về ban hành danh mục chất thải nguy hại;
+ Quyết định 103/2003 QĐ-TTg ngày 12/05/2005 của Thủ tướng Chính phủ
ban hành quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu.
- Quy chuẩn Môi Trường Việt Nam bắt buộc áp dụng đối với lĩnh vục kinh
doanh xăng dầu:
+ QCVN 01:2009/BKHCN – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xăng, nhiên
liệu Diesel và nhiên liệu sinh học;
+ QCVN 05:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
không khí xung quanh;
+ QCVN 06:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất
độc hại trong không khí xung quanh;
+ QCVN 07:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất
thải nguy hại;
+ QCVN 08:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước mặt;
+ QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh
hoạt;
- Trang 8 -

Đồ án tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Tấn Khương

MSSV: 5013069
+ QCVN 29:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của
kho và cửa hàng xăng dầu.
- Đối với dầu thải: Dầu thải là chất thải nguy hại nên cũng tuân theo những
qui định, luật định của nhà nước dành cho chất thải nguy hại, bên cạnh đó còn phải
tuân theo những qui định riêng đối với chất thải lỏng, dễ cháy như:
+ Qui định về phương tiện lưu giữ tại cơ sở phải có mái che, gờ chống tràn
để đề phòng khả năng gây ô nhiễm môi trường;
+ Qui định về phương tiện vận chuyển phải kín, tránh rò rỉ trong quá trình
vận chuyển chất thải;
+ Những qui định về phòng chống sự cố rò rỉ môi trường. [11]
- Về vấn đề nhớt thải cần ban hành qui phạm pháp luật, trong đó phải:
+ Qui định rõ ràng trách nhiệm, nghĩa vụ của nhà sản xuất, nhà phân phối và
người tiêu dùng;
+ Qui định tiêu chuẩn cho những cơ sở tái chế nhớt thải về việc thu gom, vận
chuyển và xử lý nhớt thải thu gom (về quy mô công nghệ, công suất tái chế, yêu cầu
về an toàn vệ sinh nhà xưởng để tránh gây ô nhiễm môi trường xung quanh …);
+ Lập các qui phạm pháp luật, các qui định về việc đền bù thiệt hại và mức
đền bù cho các hoạt động gây ô nhiễm môi trường cho nhớt thải;
+ Qui định về xử lý cặn dầu sau tái chế, tiêu chuẩn nhớt tái sinh… [11]
1.2. Tổng quan về hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn thành phố
Nha Trang
1.2.1. Hoạt động của các cơ sở kinh doanh đầu mối (kho chứa) xăng dầu
trên địa bàn thành phố Nha Trang
- Trên địa bàn thành phố Nha Trang có 2 kho xăng dầu lớn chiếm dung tích
chủ yếu là kho xăng dầu Vĩnh Nguyên thuộc Công ty xăng dầu Phú Khánh và kho
xăng dầu quân đội. Tuy nhiên kho xăng dầu quân đội không phục vụ nhiều cho đời
sống người dân, mang tính chất phân phối đơn lẻ một số khu vực, phục vụ chủ yếu
trong ngành, đơn vị .Vì vậy trong bài báo cáo chỉ tập trung phân tích hoạt động của
- Trang 9 -


Đồ án tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Tấn Khương
MSSV: 5013069
kho xăng dầu Vĩnh Nguyên, mang tính chất chung, đại diện cho hoạt động của các
cơ sở đầu mối kinh doanh xăng dầu ở khu vực Nha Trang.
- Kho xăng dầu Vĩnh Nguyên gồm có 2 kho dự trữ nhiên liệu và khu vực cảng
dầu tiếp nhận xăng dầu từ các tàu chuyên chở nhiên liệu bằng đường biển. Vị trí địa
lý rất thuận lợi cả về đường bộ và đường thủy, nhiên liệu được nhập vào kho bằng
các tàu chở nhiên liệu cập bến tại cảng tiếp nhận Mũi Chụt – Nha Trang; Tổng sức
chứa của kho A và Kho B khoảng hơn 30.000 m
3
, kho xăng dầu Vĩnh Nguyên được
sử dụng với các chức năng:
+ Tiếp nhận xăng dầu trực tiếp từ nước ngoài bằng tàu Viễn Dương hoặc
chuyển tải từ Vịnh Vân Phong;
+ Trung chuyển đường biển từ Tổng kho xăng dầu Nhà Bè và các kho xăng
dầu đầu mối khác để cung ứng xăng dầu cho tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, ĐăkLăk và
Ninh Thuận;
+ Tiếp nhận xăng dầu từ nhà máy lọc dầu trong nước;
+ Kinh doanh kho vận trong những trường hợp cụ thể.
Bảng 1.1: Sản lượng kho xăng dầu Vĩnh Nguyên năm 2008
Kho Sản lượng Xăng (m
3
) Diesel (m
3
) Tổng (m
3
)
A
Nhập 99.100 36.210 135.310

Xuất 98.725 36.932 135.657
B
Nhập 31.329 145.158 176.487
Xuất 32.936 146.052 178.988
Tổng cộng
Nhập 130.429 181.368 311.797
Xuất 131.661 182.984 314.645
(Nguồn: Công ty xăng dầu Phú Khánh)
Với chu kỳ nhập, xuất nhiên liệu của kho:
+ Nhập: 15,4 vòng/năm;
+ Xuất: 15,3 vòng/năm.
 Sản lượng kho xăng dầu Vĩnh Nguyên tăng mạnh trong những năm gần
đây, hiện có thêm nhiều bể chứa được xây dựng bổ sung nhằm tăng cường được sức
- Trang 10 -

Đồ án tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Tấn Khương
MSSV: 5013069
chứa nhiên liệu của kho xăng dầu, giảm bớt sức ép đối với chu kỳ xuất nhập quá
cao, đảm bảo dự trữ được lượng hàng nhiên liệu xăng dầu trong quá trình kinh
doanh.
- Cơ cấu tổ chức của tổng công ty xăng dầu Phú Khánh

Hình 1.1: Mô hình tổ chức công ty xăng dầu Phú Khánh


- Trang 11 -

Đồ án tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Tấn Khương
MSSV: 5013069
1.2.2. Hoạt động của các cơ sở bán lẻ xăng dầu (các trạm xăng dầu) trên

địa bàn thành phố Nha Trang
- Các cơ sở bán lẻ xăng dầu trên địa bàn thành phố Nha Trang khá nhiều,
phân bố rộng khắp khu vực thành phố như Xí nghiệp xăng dầu Hàng không Miền
trung, Hợp tác xã dịch vụ Tổng hợp thương mại Tân Lập, Công ty cổ phần thương
mại và vật liệu khí đốt Nha Trang và rất nhiều doanh nghiệp tư nhân Nguồn nhiên
liệu cung cấp chính cho các cở sở bán lẻ xăng dầu, đa phần được lấy từ công ty
xăng dầu Phú Khánh tại các kho chứa Vĩnh Nguyên hoặc từ các trạm trung chuyển
khác như cảng dầu Nha Trang, cảng Vũng Rô
 Việc phân phối nguồn nhiên liệu xăng dầu đến các cơ sở kinh doanh xăng
dầu trên địa bàn thành phố Nha Trang còn chưa ổn định. Đa phần các đại lý kinh
doanh xăng dầu tư nhân lấy nguồn nhiên liệu từ các kho chứa, từ các cảng dầu, sau
đó lưu trữ và xuất dần về các đại lý kinh doanh nhỏ. Vì vậy dẫn đến tình trạng
không ổn định trong việc nhập-xuất các mặt hàng xăng dầu vì phải qua nhiều trạm
trung chuyển, lượng xăng dầu cũng không ổn định theo thời gian và sự biến động
xăng dầu trên thế giới cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các đại lý
kinh doanh xăng dầu lẻ này.

Hình 1.2: Hoạt động của các đại lý kinh doanh xăng dầu
- Trang 12 -

Đồ án tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Tấn Khương
MSSV: 5013069
1.3. Các tác động của hoạt động kinh doanh xăng dầu đến chất lượng môi
trường
1.3.1. Tác động đến môi trường không khí
- Khí thải của hoạt động kinh doanh xăng dầu bao gồm: hơi xăng dầu rò rỉ, hở
van, các hợp chất Hydrocarbon bay hơi, khí thải phát điện chạy bằng dầu Diesel,
khí thải phát sinh do sự hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải các hợp
chất khí này chứa rất nhiều chất độc hại. Việc phát tán các khí độc và tiếng ồn sẽ
góp phần làm gia tăng mức độ ô nhiễm không khí chung cho toàn vùng và đặc biệt

là ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
- Khí thải xăng dầu còn gây ảnh hưởng đến nông nghiệp, với các thành phần ô
nhiễm đến môi trường không khí như SO
2
, NO
2
, Cl
2
và bụi ngay ở nồng độ thấp
cũng làm chậm quá trình sinh trưởng của cây trồng, ở nồng độ cao làm vàng lá, hoa
quả bị lép, bị nứt, và ở mức độ cao hơn cây sẽ bị chết.

1.3.2. Tác động đến môi trường nước
- Đối với nước thải nhiễm dầu phát sinh từ các công đoạn:
+ Công đoạn xúc rửa bể chứa khi đưa bể mới vào chứa xăng dầu, thay đổi
chủng loại mặt hàng chứa trong bể hoặc xúc rửa định kỳ theo quy định để đảm bảo
chất lượng hàng hóa… Lượng nước thải sẽ tùy thuộc vào dung tích từng bể, loại
hàng tồn chứa và phương pháp xúc rửa. Nước thải này thường có hàm lượng dầu
cao và phát sinh bùn cặn dầu;
+ Công đoạn xả nước đáy bể khi nước lẫn hàng bơm từ tàu vào bể, bơm nước
đẩy hết hàng trong đường ống vào bể để đo tính. Thành phần nước thải trong nước
xả đáy luôn bao gồm xả cặn lắng đáy bể, do đó phát sinh CTNH, tuy nhiên hàm
lượng dầu trong nước thải loại này thường thấp;
+ Nước vệ sinh công nghiệp lẫn dầu: Phát sinh trong quá trình vệ sinh nền bến
xuất, bãi van, nước vệ sinh thiết bị và các phương tiện, nước rửa nền bãi tại các cửa
hàng xăng dầu;
- Trang 13 -

Đồ án tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Tấn Khương
MSSV: 5013069

+ Nước mưa lẫn dầu phát sinh tại những vị trí rò rỉ, rơi vãi xăng dầu như vị trí
xả đáy, tách nước đáy bể mà không vệ sinh kịp thời, bến xuất bị tràn vãi xăng dầu,
bãi van bị rò mà không sửa chữa, vệ sinh kịp thời;
- Đối với nước thải sinh hoạt với các thành phần chủ yếu gây ô nhiễm nguồn
nước là cặn bã hữu cơ, các chất hữu cơ hòa tan, các chất dinh dưỡng và vi trùng với
nồng độ các chỉ tiêu ô nhiễm đặc trưng: BOD
5
, SS, tổng nitơ, tổng P, tổng coliform.
- Các tác động đối với môi trường nước khi xả nước thải nhiễm dầu vào hệ
thống xử lý chung của thành phố ra sông, hồ:
+ Một phần các sản phẩm dầu lắng xuống và phân hủy ở tầng đáy nguồn nước
làm ô nhiễm nước bởi các sản phẩm phân giải hòa tan, một phần khác lại nổi lên
trên mặt nước cùng với bọt khí tách ra từ đáy nguồn nước. Cặn chứa dầu tích lũy ở
đáy sông, hồ là nguồn gây ô nhiễm cố định đối với sông đó, gây độc hại cho hệ sinh
thái đáy – thức ăn của cá;
+ Khi nguồn nước bị ô nhiễm dầu, các sản phẩm dầu hòa tan và phân giải làm
cho môi trường nước bị biến đổi bất lợi (DO giảm, pH biến đổi, nhiều chất độc hóa
học đặc biệt là C
x
H
y
, SO
x
, NO
x
) ảnh hưởng đến sự sinh tồn của hầu hết các loài
thủy sinh và thậm chí làm giảm khả năng tự làm sạch của nguồn nước, bởi các sinh
vật phiêu du, sinh vật đáy tham gia vào các quá trình đó bị chết đi hoặc giảm về số
lượng hoặc tham gia yếu ớt;
+ Khi nước thải nhiễm dầu xả vào nguồn nước, lượng dự trữ oxy hòa tan trong

nước nguồn sẽ giảm đi do oxy bị tiêu thụ trong quá trình oxy hóa các sản phẩm dầu,
làm cản trở quá trình làm thoáng mặt nước; Gây chết cá nếu trong dầu giàu lưu
huỳnh, thậm chí còn gây độc đối với con người mếu dầu chuyển hóa thành các hóa
chất độc hại như phenol, các dẫn xuất clo của phenol.
 Nhận xét: ô nhiễm nguồn nước do dầu và các sản phẩm phân hủy của dầu
có hể gây tổn thất lớn cho ngành cấp nước, thủy sản, nông nghiệp, du lịch và các
ngành kinh tế quốc dân khác.


- Trang 14 -

Đồ án tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Tấn Khương
MSSV: 5013069
1.3.3. Tác động đến đời sống sinh hoạt và sức khỏe cộng đồng
- Các nguồn gây ô nhiễm trong quá trình hoạt động của các kho xăng dầu và
đại lý cửa hàng kinh doanh xăng dầu đều có thể gây tác động trực tiếp hoặc gián
tiếp đến sức khỏe con người trong vùng chịu ảnh hưởng, tùy thuộc vào nồng độ và
thời gian tác động của các chất ô nhiễm mà mức độ tác hại của chúng đối với sức
khỏe cộng đồng sẽ khác nhau. Do vậy, cần đánh giá một cách cụ thể mức độ ảnh
hưởng của từng yếu tố riêng biệt lên sức khỏe của con người như khí thải, nước thải
và chất thải rắn. Một số tác động ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sức khỏe của
cộng đồng:
+ Khi hàm lượng dầu trong nước cao hơn 0,2 mg/l nước có mùi hôi không
dùng được cho các mục đích sinh hoạt (QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về chất lượng nước mặt);
+ Dầu tràn hoặc dầu rơi vãi từ khu kho xăng cảng sẽ có khả năng ngấm vào
đất hoặc bị cuốn theo nước mưa vào các tầng nước ngầm và từ đó khả năng gây ảnh
hưởng đến tầng nước ngầm có sự hiện diện của dầu, nước sẽ có mùi hôi không thể
phục vụ cho mục đích ăn uống sinh hoạt;
+ Sự chuyển hóa thành độc chất từ dầu gây ô nhiễm nguồn nước cấp cho sinh

hoạt như phenol, các dẫn xuất clo của phenol (Tiêu chuẩn phenol cho nguồn cấp
nước sinh hoạt là 0,001 mg/l).








- Trang 15 -

Đồ án tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Tấn Khương
MSSV: 5013069
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn
thành phố Nha Trang bao gồm chất thải lỏng và chất thải rắn.
- Hiện trạng công tác quản lý chất thải nguy hại từ hoạt động kinh doanh
xăng dầu trên địa bàn thành phố Nha Trang.
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
Các cơ sở kinh doanh xăng dầu bao gồm các kho chứa xăng dầu và các trạm
kinh doanh xăng dầu (cây xăng) trên địa bàn thành phố Nha Trang.
2.1.3. Thời gian nghiên cứu
Từ ngày 20/02 đến 02/06/2012.
2.2. Phương pháp nghiên cứu















Hình 2.1: Sơ đồ khối nghiên cứu
Thu thập, kế
thừa và tổng
quan các tài liệu
về hoạt động
kinh doanh xăng
d
ầu

Điều tra khảo
sát thực tế một
số cơ sở kinh
doanh xăng
dầu trên địa
bàn thành phố
Nha Trang

Tổng hợp

phân tích và
xử lý các số
liệu
Nhận định và
đánh giá hiện
trạng hoạt động
của các cơ sở
kinh doanh
xăng dầu

Nhận định và
đánh giá hiện
trạng môi
trường tại các cơ
sở kinh doanh
xăng dầu trên
địa bàn thành
phố Nha Trang

Đánh giá những
tồn tại, những
hạn chế trong
hoạt động kinh
doanh xăng dầu









Đề xuất các giải
pháp giảm thiểu
và xử lý chất
thải nguy hại
trong lĩnh vực
kinh doanh
xăng dầu
- Trang 16 -

Đồ án tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Tấn Khương
MSSV: 5013069
2.2.1. Phương pháp thu thập, kế thừa và tổng hợp các tài liệu quan
- Thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu liên quan đến hoạt động kinh doanh
xăng dầu từ các cơ quan quản lý nhà nước như: Sở Tài nguyên và Môi trường
Khánh Hòa; Sở Công thương Khánh Hòa; Sở Kế hoạch và Đầu tư Khánh Hòa,
phòng Kinh tế thành phố Nha Trang…
- Thu thấp các thông tin, quy định quản lý chất thải nguy hại; các tác động
của chất thải nguy hại đến môi trường, sức khỏe cộng đồng từ sách, báo, thông tin
trên mạng… để lựa chọn thông tin phù hợp cho đề tài
2.2.2. Phương pháp điều tra, khảo sát
- Phương pháp điều tra, khảo sát hiện trạng: sử dụng phiếu điều tra nhằm
mục đích thu thập các thông tin tổng quan từ các cở sở kinh doanh xăng dầu, hiện
trạng phát sinh chất thải nguy hại xăng dầu, nắm bắt được thực trạng và những tồn
tại của công tác quản lý chất thải nguy hại xăng dầu từ các cơ sở và đầu mối kinh
doanh xăng dầu.
- Đã tiến hành khảo sát thực tế kết hợp phỏng vấn 31 cơ sở kinh doanh xăng
dầu trên địa bàn thành phố Nha Trang về tình hình hoạt động chung và hiện trạng
môi trường, công tác quản lý chất thải nguy hại xăng dầu tại cơ sở cũng như các

trạm xử lý.
2.2.3. Phương pháp tổng hợp phân tích và xử lý các số liệu
- Căn cứ vào các số liệu có được sử dụng phần mềm Excel để xử lý số liệu:
thống kê các nguồn phát thải, thành phần và lượng chất thải nguy hại xăng dầu phát
sinh trong quá trình hoạt động của các cơ sở kinh doanh xăng dầu.
- Căn cứ vào các số liệu đã xử lý, các tài liệu đã thu thập để đánh giá hiện
trạng chất thải nguy hại xăng dầu, công tác quản lý, xử lý chất thải nguy hại từ hoạt
động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn thành phố Nha Trang, từ đó đề xuất một số
giải pháp quản lý phù hợp giúp hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn không
ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của người dân thành phố Nha Trang.


- Trang 17 -

Đồ án tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Tấn Khương
MSSV: 5013069
CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN


3.1. Hiện trạng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn thành phố Nha Trang
3.1.1. Hiện trạng hoạt động của các cơ sở kinh doanh xăng dầu đầu mối ở
địa bàn thành phố Nha Trang
- Thành phố Nha Trang có 2 kho xăng dầu chính: kho xăng dầu Vĩnh Nguyên
(thuộc Công ty xăng dầu Phú Khánh) và kho xăng dầu Quân Đội, phân phối nguồn
nhiên liệu xăng dầu chính cho các cơ sở kinh doanh xăng dầu (Phụ lục 2)
+ Có 10/31 cửa hàng xăng dầu thuộc công ty xăng dầu Phú Khánh, nguồn
nhiên liệu cung cấp chính từ kho xăng dầu Vĩnh Nguyên;
+ Có 1/31 cửa hàng xăng dầu thuộc Xí nghiệp xăng dầu Hàng không
MiềnTrung, nguồn nhiên liệu cung cấp chính từ kho xăng dầu Vĩnh Nguyên;
+ Có 2/31 cửa hàng xăng dầu thuộc Hợp tác xã dịch vụ Thương mại Tổng

hợp Tân Lập, nguồn nhiên liệu chính từ kho xăng dầu Vĩnh Nguyên, kho cảng
Vũng Rô;
+ Có 4/31 của hàng xăng dầu thuộc Công ty cổ phần Thương mại và Vật liệu
khí đốt Nha Trang, nguồn cung cấp nhiên liệu chính từ kho xăng dầu Vĩnh Nguyên;
+ Có 3/31 cửa hàng xăng dầu thuộc Chi nhánh Công ty xăng dầu Quân Ðội,
nguồn nhiên liệu cung cấp chính từ kho xăng dầu Quân Đội;
+ Có 1/31 cửa hàng xăng dầu thuộc Tiểu đoàn 15 – Bộ Tư lệnh Thông Tin
Liên Lạc;
+ Có 10/31 cửa hàng xăng dầu thuộc Doanh nghiệp tư nhân; Có 8/10 cửa
hàng xăng dầu lấy nguồn nhiên liệu từ kho xăng dầu Vĩnh Nguyên, 2/10 cửa hàng
xăng dầu không xác định được nguồn.
 Nhận xét: Nguồn nhiên liệu cung cấp chính cho các đại lý trong lĩnh vực
kinh doanh xăng dầu trên địa bàn thành phố Nha Trang chủ yếu được lấy từ kho
xăng dầu Vĩnh Nguyên. Với lượng nhiên liệu trong khoảng 20-40m
3
/tuần, tùy thuộc
vào lượng xăng dầu tiêu thụ được.
- Trang 18 -

Đồ án tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Tấn Khương
MSSV: 5013069
Sự phân bố của các đại lý xăng dầu cũng không đồng đều, đa phần tập trung
nhiều ở khu vực gần kho cảng xăng dầu như khu vực phường Vĩnh Nguyên, khu
vực phía Bắc thành phố, khu vực đường Lê Hồng Phong… Một vài đại lý kinh
doanh xăng dầu nhà nước phân bố rải rác ở trung tâm thành phố, điều này gây bất
tiện cho người dân trong việc đổ xăng hoặc mua bán các sản phẩm dầu nhớt.
Về quy mô hoạt đông: Các đại lý kinh doanh xăng dầu tư nhân tuy chiếm số
lượng lớn nhưng đa phần mang tính chất nhỏ lẻ, với diện tích nhỏ sơ sài, vài nhân
viên kinh doanh không đảm bảo ổn định nguồn đầu vào và đầu ra, không đảm bảo
được đầy đủ các quy định về việc kinh doanh xăng dầu… dẫn đến tình trạng bất ổn

trong hoạt động kinh doanh, dễ gây nhiều tác hại đến môi trường và dễ xảy ra các
sự cố nguy hại liên quan đến xăng dầu. Các đại lý kinh doanh xăng dầu nhà nước thì
có diện tích mặt bằng, diện tích kho chứa lớn hơn, đảm bảo về số lượng và chất
lượng về các trụ bơm, số lượng công nhân nhiều, được đào tạo chuyên môn tốt hơn
so với đại lý kinh doanh xăng dầu tư nhân. Tuy nhiên, vì số lượng đại lý kinh doanh
xăng dầu nhà nước quá hạn chế, chưa đáp ứng đủ được nhu cầu sử dụng xăng dầu
của người dân, vẫn phụ thuộc nhiều vào các đại lý kinh doanh xăng dầu tư nhân.
- Nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của khu vực tỉnh Khánh Hòa ngày càng gia tăng;
qua bảng 3.1 về dự báo lương xăng dầu tiêu thụ trên khu vực tỉnh Khánh Hòa
Bảng 3.1: Dự báo tiêu thụ xăng dầu khu vực tỉnh Khánh Hòa
STT Loại nhiên
liệu
Nhu cầu (1000m
3
)
2005 2010 2015 2020 2025
1 Gasoline 65 81 126 190 276
2 Diesel 92 140 212 315 453
3 Fuel oil 3 6 7 8 9
4 Kerosence 5 4 4 4 4
5 Jet fuel 10 17 19 22 25
Tổng cộng 174 248 369 539 767
(Nguồn: Dự án qui hoạch dự trữ dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ Việt Nam đến năm
2015 và định hướng đến năm 2025- Bộ Công Thương)
- Trang 19 -

Đồ án tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Tấn Khương
MSSV: 5013069
 Nhận xét: Qua số liệu thống kê ở bảng 3.1, chỉ trong vòng 20 năm, lượng
xăng dầu có thể sẽ tăng trên ngưỡng 700.000m

3
ở năm 2025 (gấp 4 lần so với năm
2005). Nhu cầu tiêu thụ xăng dầu càng cao thì nguy cơ lượng chất thải nguy hại có
trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu cũng tăng đột biến trong những năm tới, nếu
không có biện pháp thu gom, bảo quản, giảm thiều và quản lý đúng đắn kịp thời thì
sẽ gây ra hậu quả to lớn đối với môi trường cũng như sức khỏe của cộng đồng trong
tương lai không xa.
- Về sức chứa tại 2 kho A và kho B kho xăng dầu Phú Khánh:
+ Kho A: Có 8 bể chứa được thiết kế nổi.
Bảng 3.2: Bể chứa nhiên liệu kho A
STT Tên bể Nhiên liệu Dung tích chứa theo Baren (m
3
)
1 Bể A01 Xăng Mogas 95 1.630
2 Bể A02 Xăng Mogas 95 700
3 Bể A05 Xăng Mogas 95 115
4 Bể A07 Xăng Mogas 95 1630
5 Bể A08 Xăng Mogas 95 2610
6 Bể A09 Diesel 2610
Tổng cộng

9.295
(Nguồn: Công ty xăng dầu Phú Khánh)
 Kho A kho xăng dầu Phú Khánh với 6 bể chứa nhiên liệu xăng dầu chính,
dung tích ~9300 m
3
và 2 bể A04 dung tích 100m
3
chứa nước cứu hỏa, bể A05 dung
tích 100m

3
chứa cặn lắng. Các bể được xây tường bao quanh trừ cụm bể A03, A04,
A05 không có tường bao quanh; Các bể chứa xăng dầu được lắp đặt hệ thống thu lôi
chống sét đánh thẳng, lắp đặt hệ thống chữa cháy và làm mát trên mái bể, quanh các
bể đều có rảnh thoát, đê cao từ 1m đến 1,3m.




- Trang 20 -

Đồ án tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Tấn Khương
MSSV: 5013069
+ Kho B: Có 11 bể được thiết kế nổi.
Bảng 3.3: Bể chứa nhiên liệu kho B
STT Tên bể Nhiên liệu Dung tích chứa theo Baren (m
3
)
1 Bể B02 Dầu hỏa 560
2 Bể B06 Diesel 3.050
3 Bể B07 Diesel 2.075
4 Bể B08 Xăng Mogas 92 2.058
5 Bể B09 Diesel 1.020
6 Bể B10 Diesel 3.050
7 Bể B11 Diesel 1.200
8 Bể B14 Diesel 2.400
9 Bể B15 Diesel 3.000
10 Bể B16 Diesel 3.000
Tổng cộng


21.413
(Nguồn: Công ty xăng dầu Phú Khánh)
Kho B với 10 bể chứa nhiên liệu xăng dầu chính, dung tích ~21500 m
3
và 1
bể B01 dung tích 500m
3
chứa nước cứu hỏa. Một số bể tại kho B đã được thay đáy,
các bể đa phần đều xây dựng khá lâu đã hơn 40 năm sử dụng do đó trong tương lai
cần phải tiến hành đại tu sửa chữa, chủ yếu là thay đáy bể do bị gỉ thủng.
Bảng 3.4: Danh mục thiết bị chính của kho xăng dầu Vĩnh Nguyên
Loại thiết bị Loại Vị trí Số lượng – Công suất
Bể chứa xăng dầu
Trụ đứng Kho A 6 bể = 9.259m
3

Trụ đứng Kho B 10 bể = 21.413m
3

Cần cấp phát
OPW (Mỹ) Kho A 4 cần – 80m
3
/h
OPW (Mỹ) Kho B 6 cần – 80m3/h
Máy bơm xăng dầu

Mỹ Kho A 6 máy
Mỹ Kho B 8 máy
(Nguồn: Công ty xăng dầu Phú Khánh)
- Trang 21 -


Đồ án tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Tấn Khương
MSSV: 5013069
3.1.2. Hiện trạng hoạt động của các đại lý kinh doanh bán lẻ xăng dầu ở
địa bàn thành phố Nha Trang
- Tùy thuộc vào đại lý kinh doanh xăng dầu của tư nhân hay nhà nước, nguồn
cung cấp nhiên liệu chính cho các đại lý là khác nhau thì hình thức kinh doanh, mặt
hàng các loại sản phẩm được kinh doanh cũng khác nhau; Hiện trạng hoạt động của
các đại lý kinh doanh bán lẻ xăng dầu ở địa bàn thành phố Nha Trang (phụ lục 5)
(Nguồn: Tổng hợp từ các phiếu điều tra)
Hình 3.1: Hiện trạng kinh doanh xăng dầu tại các đại lý xăng dầu lẻ
thành phố Nha Trang
+ Có 16/31 đại lý kinh doanh đầy đủ 2 loại xăng và 2 loại dầu DO theo
quy định phục vụ đối với phương tiện giao thông đường bộ (theo Quyết định
004/2007/QĐ-BCT ngày 11/9/2007 của Bộ Công Thương);
+ Có 15/31 đại lý kinh doanh còn thiếu các loại hàng theo quy định;
+ Có 10/31 đại lý kinh doanh thêm các mặt hàng khác như dầu lửa, dầu
FO, nhớt…
 Nhận xét: Sự khác nhau chính trong các loại mặt hàng kinh doanh là ở loại
xăng dầu được kinh doanh, các đại lý kinh doanh xăng dầu nhà nước chủ yếu kinh
doanh các loại xăng như xăng Ron92, xăng Ron95; còn ở các đại lý kinh doanh
xăng dầu tư nhân chủ yếu kinh doanh các loại xăng như xăng A92, xăng A95.
13
12
18
11
24
28
10
0

5
10
15
20
25
30
Số lượng
đại lý
A92 A95 Ron92 Ron95 DO 0,25s DO 0,05s Khác
Hiện trạng kinh doanh xăng dầu
- Trang 22 -

Đồ án tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Tấn Khương
MSSV: 5013069
Về dầu nhớt: đa phần các đại lý kinh doanh xăng dầu kinh doanh các loại
như dầu DO 0.05s, dầu DO 0.25s; chỉ một số đại lý kinh doanh xăng dầu tư nhân
kinh doanh dầu lửa, nhớt và rất ít đại lý kinh doanh dầu FO .Các loại mặt hàng kinh
doanh khác nhau mang thành phần cấu tạo khác nhau, tính chất khác nhau nên các
sản phẩm nguy hại sinh ra từ chúng cũng khác nhau. Tùy thuộc vào lượng và hình
thức xả thải chúng ta có thể đánh giá chất lượng môi trường ở cơ sở kinh doanh.
- Về lượng kinh doanh tại các đại lý, cửa hàng kinh doanh xăng dầu chỉ được
ước lượng thông qua các nhân viên hoạt động, vận hành tại các cơ sở. Số liệu này
được tổng hợp thông qua các phiếu điều tra thu thập được.
0
2
4
6
8
10
12

Đại lý,
cửa hàng
0,1-
0,2
0,2-
0,3
0,3-
0,4
0,4-
0,5
0,5-
0,6
1-2
m3
2-3
m3
3-4
m3
4-5
m3
5-6
m3
6-7
m3
Lượng kinh doanh theo ngày
Xăng
Dầu
Nhớt

(Nguồn: Tổng hợp từ các phiếu điều tra)

Hình 3.2: Hiện trạng lượng xăng dầu kinh doanh tính theo ngày tại các
đại lý xăng dầu lẻ thành phố Nha Trang
+ Lượng xăng kinh doanh được theo ngày dao động từ 1-5 m
3
, 2/31 đại lý có
lượng xăng dầu kinh doanh 5-7 m
3
;
+ Lượng dầu kinh doanh theo ngày dao động từ 0,1-0,5 m
3
, 1/31 đại lý có
lượng dầu kinh doanh 0,5-0,6 m
3
;
+ Lượng nhớt kinh doanh theo ngày dao động từ 0,1-0,2 m
3
.
- Trang 23 -

Đồ án tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Tấn Khương
MSSV: 5013069
 Nhận xét: Các đại lý, cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn thành
phố Nha Trang mang tính chất nhỏ lẻ, lượng xăng dầu kinh doanh hạn chế, không
ổn định trong chu trình xuất nhập tại cơ sở, biến động theo thị trường và tình trạng
xăng dầu trong nước.
- Đa phần các đại lý kinh doanh xăng dầu với diện tích nhỏ hẹp, chỉ từ vài
trăm đến khoảng 1000m
2
về diện tích cơ sở; đặc biệt là các đại lý kinh doanh xăng
dầu tư nhân hầu như không đáp ứng đúng quy định về diện tích, khoảng cách đối

với đường giao thông, khu sản xuất, khu dân cư, khu đô thị… Một vài đại lý kinh
doanh xăng dầu tuy còn nằm trong quy hoạch nhưng quá nhỏ hẹp cần cải tạo mở
rộng, nâng cấp quy mô, trang thiết bị để có thể đảm bảo chất lượng cũng như đảm
bảo về môi trường xung quanh khu vực của đại lý. Theo Quyết định Phê duyệt Quy
hoạch phát triển hệ thống cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đến năm
2015 và định hướng đến năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa, ta có
bảng 3.5.
Bảng 3.5: Cửa hàng xăng dầu cần cải tạo, nâng cấp tại thành phố Nha Trang
Doanh nghiệp –
Đại lý
Cửa hàng
kinh doanh
xăng dầu
Địa chỉ
Lý do
HTX Dịch vụ
Thương mại Tổng
hợp Tân Lập (thuê
của Công an
PCCC)
Cửa hàng
xăng dầu số 5

233 Ngô
Gia Tự,
Tân Lập
Diện tích hiện có 200m
2
. Cần
mở rộng diện tích theo quy

định, nâng cấp các trang thiết
bị.
Công ty cổ phần
Thương mại và Vật
liệu khí đốt Nha
Trang
Cửa hàng
xăng dầu
Vĩnh Nguyên

40 Trần
Phú, Vĩnh
Nguyên
Diện tịch hiện có 120m
2
. Cần
mở rộng diện theo quy định.
- Trang 24 -

Đồ án tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Tấn Khương
MSSV: 5013069

DNTN
Vĩnh Phước

Cửa hàng
xăng dầu
Vĩnh Phước
82 đường
2/4, Vĩnh

Phước
Diện tích hiện có150m
2
. Cần
mở rộng diện tích theo quy
định. Khoảng cách của các
hạng mục phải thiết kế xây
dựng lại theo đúng TCVN
4530:1998

DNTN Xăng dầu
Vĩnh Lương
Cửa hàng
xăng dầu số 3
Vĩnh Lương
QL1A,
thôn Văn
Ðăng,
Vĩnh
Lương
Diện tích hiện có 500m
2
. Chiều
sâu chỉ có 20m nhưng vi phạm
hành lang an toàn đường bộ hết
13m, cần mở rộng chiều sâu.
(Nguồn: Theo Quyết định Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)
- Về việc tồn chứa và bảo quản xăng dầu: Các đại lý kinh doanh xăng dầu đã
thiết kế các bể chứa, nhà kho và các hạng mục để tồn chứa xăng dầu theo thiết kế
ngầm, tuy nhiên vẫn chưa hoàn toàn đúng theo quy định. Một số đại lý kinh doanh

xăng dầu tư nhân không thực hiện đúng theo thiết kế về vật liệu xây dựng và
khoảng cách đến thành bể đúng theo QCVN 06:2010/BXD Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình.
A


- Trang 25 -

Đồ án tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Tấn Khương
MSSV: 5013069











B
Hình 3.3: Bể được thiết kế ngầm một đại lý kinh doanh xăng dầu tư nhân (A)
và một đại lý kinh doanh xăng dầu nhà nước (B)
Loại bồn chứa tại các đại lý kinh doanh xăng dầu
19%
16%
52%
13%
Bồn chuyên dụng Thùng săt Thùng thép Bồn betong cốt thép


(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Hình 3.4: Hiện trạng bồn chứa tại các đại lý kinh doanh xăng dầu địa bàn
thành phố Nha Trang

×