Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Phân tích tính kháng thuốc của sâu bệnh, đề xuất giải pháp sử dụng thuốc trừ sâu sinh học và loài thiên địch trong hoạt động nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (572.27 KB, 18 trang )

Đề tài :“Phân tích tính kháng thuốc của sâu bệnh, đề xuất giải pháp sử dụng thuốc trừ
sâu sinh học và loài thiên địch trong hoạt động nông nghiệp”
PHẦN I. MỞ ĐẦU
Theo xu thế hiện nay tốc độ đô thị hóa ngày một gia tăng, diện tích đất nông
nghiệp bị thu hẹp, dân số thế giới nói chung, ở nước ta nói riêng ngày một đông
thêm. Do đó vấn đề lương thực được đặt lên hàng đầu, để đáp ứng nhu cầu này thì
vấn đề tăng năng suất cây trồng rất cần thiết và được các nhà khoa học thực hiện
bằng nhiều biện pháp như lai tạo giống, gây đột biến gen, … Trong sản xuất người
ta phải thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất để đáp ứng nhu cầu về lương thực cho
xã hội, … .
Những năm gần đây các giống cây trồng ngắn ngày, chịu phân, cho năng
suất cao được chú trọng, được nhập vào để thay thế các giống địa phương cho năng
suất thấp. Trong canh tác người ta dùng nhiều phân hóa học dẩn đến cây tích lũy
nhiều nước nên dễ mẩn cảm với sâu, bệnh hại. Phẩm chất sản phẩm nông nghiệp bị
giảm sút. Mặt khác việc lạm dụng phân hóa học đưa đến sự tồn dư lượng Nitrat
trong nông sản, gây độc hại cho người tiêu dùng. Bên cạnh việc sử dụng nhiều
phân dẫn đến việc sử dụng thuốc BVTV gia tăng. Các hóa chất bảo vệ thực vật
được sử dụng nhiều làm các tập đoàn vi sinh vật có ích trong đất bị tiêu diệt, cấu
trúc đất bị phá vở, đất bị xói mòn, thoái hóa và suy kiệt, môi trường sống bị ô
nhiễm, sức khỏe con người bị tác động bởi các hóa chất độc hại.
Hệ sinh thái nông nghiệp truyền thống đa dạng và bền vững được thay thế
dần thành hệ sinh thái mới khiếm khuyết, không bền vững, dễ phát sinh sâu bệnh .
Đặc biệt, khi việc sử dụng thuốc trừ sâu mới chỉ tạo nên kết quả tốt vào năm đầu,
nhưng sau đó, côn trùng trở nên kháng thuốc. Do đó việc nắm vững biện pháp
phòng trừ sâu bệnh làm giảm nhẹ thiệt hại do sâu bệnh gây ra đồng thời hiểu rõ bản
chất tương tác giữa các loài, lựa chọn phù hợp loại thuốc, sử dụng đúng liều và kết
hợp thuốc trừ sâu sinh học, điều chỉnh tăng cao số loài thiên địch nhằm bảo vệ hệ
sinh thái nông nghiệp bền vững hơn là một vấn đề cần thiết.
PHẦN II. NỘI DUNG
Lớp CHK19 – Khoa Môi trường
Nhóm 13 Page 1


Đề tài :“Phân tích tính kháng thuốc của sâu bệnh, đề xuất giải pháp sử dụng thuốc trừ
sâu sinh học và loài thiên địch trong hoạt động nông nghiệp”
2.1 Tình hình sử dụng thuốc trừ sâu Việt Nam nói chung
2.1.1. Định nghĩa
Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) hay nông dược là những chất độc có nguồn
gốc từ tự nhiên hay hóa chất tổng hợp được dùng để bảo vệ cây trồng và nông sản,
chống lại sự phá hoại của những sinh vật gây hại đến tài nguyên thực vật. Những
sinh vật gây hại chính gồm sâu hại, bệnh hại, cỏ dại, chuột và các tác nhân khác.
Thuốc trừ sâu: là một loại chất được sử dụng để chống côn trùng. Chúng bao
gồm các thuốc diệt trứng và thuốc diệt ấu trùng để diệt trứng và ấu trùng của côn
trùng.
2.1.2. Một số loại thuốc trừ sâu thường dùng trong nông nghiệp
+ Các hợp chất organochlorine: Các tính chất diệt côn trùng nổi bật nhất của
hạng thuốc trừ sâu này, DDT, được thực hiện bởi Nhà khoa học người Thuỵ Sĩ Paul
Műller. Vì phát minh này, ông đã được trao Giải Nobel Sinh học và Y tế năm 1948.
DDT được đưa ra thị trường năm 1944. Với sự xuất hiện của ngành công nghiệp
hoá chất hiện đại, đã có thể chế tạo các chlorinated hydrocarbon. DDT hoạt động
bằng cách mở các kênh natri trong các tế báo thần kinh của côn trùng.
+ Organophosphates: Hạng lớn tiếp sau được phát triển là các loại thuốc trừ
sâu organophosphate, kết hợp các acetylcholinesterase và các cholinesterases khác.
Hỗn hợp này làm vỡ các xung thần kinh, giết hại côn trung hay cản trở khả năng
thực hiện các chức năng thông thường của nó. Các loại thuốc trừ sâu
organophosphate và các chất độc thần kinh hoá học trong chiến tranh (như sarin,
tabun, soman và VX) hoạt động theo cùng cách. Các organophosphate có một tác
động độc hại phụ tới động vật hoang dã, vì thế việc tiếp xúc nhiều với nó làm tăng
khả năng nhiễm độc.
[4]
+ Carbamates: Các loại thuốc trừ sâu carbamate có các cơ cấu độc hại tương
tự organophosphates, nhưng có giai đoạn hoạt động ngắn hơn và vì thế ít độc hại
hơn.

+ Pyrethroids: Để bắt chước hoạt động chống côn trùng của hợp chất tự
nhiên pyrethrum một hạng thuốc trừ sâu khác, thuốc trừ sâu pyrethroid, đã được
Lớp CHK19 – Khoa Môi trường
Nhóm 13 Page 2
Đề tài :“Phân tích tính kháng thuốc của sâu bệnh, đề xuất giải pháp sử dụng thuốc trừ
sâu sinh học và loài thiên địch trong hoạt động nông nghiệp”
phát triển. Chúng không có tác động dai dẳng và ít độc hơn loại organophosphates
và carbamates. Các hợp chất trong nhóm này thường được dùng chống lại các loại
côn trùng sống trong nhà.
+Neonicotinoids: Các neonicotinoid là các hợp chất tương tự loại nicotine
trừ sâu tự nhiên (với độc tính thấp hơn nhiều với các loài có vú và khả năng tồn tại
lâu hơn ngoài đồng ruộng). Các loại thuốc trừ sâu phổ rộng ngấm qua cơ thể với
khả năng tác động nhanh (phút-giờ). Chúng được sử dụng bằng cách phun, làm ướt,
xử lý hạt giống và đất – thường như các loại thay thế cho organophosphates và
carbamates. Các loài côn trùng đã bị xử lý thuốc thường run chi, chuyển động cánh
nhanh, stylet withdrawal (aphids), di chuyển vô hướng, liệt và chết.
+ Antifeedants: Nhiều loại cây đã phát triển các chất như polygodial, ngăn
côn trùng ăn, nhưng không trực tiếp giết chúng. Côn trùng thường ở lại bên cạnh,
nơi chúng chết vì đói. Bởi các antifeedant không độc hại chúng sẽ là lý tưởng để
trở thành thuốc trừ sâu trong nông nghiệp. Nhiều nghiên cứu hoá học nông nghiệp
đang cố gắng khiến chúng đủ rẻ để được sử dụng thương mại.
Các nguyên lý khoa học môi trường được áp dụng trong bài tiểu luận:
Trong chương 4: Các nguyên lý sinh thái học
> Sự thích nghi:
Lớp CHK19 – Khoa Môi trường
Nhóm 13 Page 3
Đề tài :“Phân tích tính kháng thuốc của sâu bệnh, đề xuất giải pháp sử dụng thuốc trừ
sâu sinh học và loài thiên địch trong hoạt động nông nghiệp”
Hệ quả 4 : Việc sử dụng thuốc trừ sâu mới tạo nên kết quả tốt vào những năm đầu,
nhưng sau đó côn trùng trở nên kháng thuốc

> Tương tác giữa 2 hay nhiều loài:
Hệ quả 12: Các trường hợp lạm dụng thuốc trừ sâu bỏ qua các nguyên lý sinh thái,
không những không kiểm soát được sâu bệnh mà còn làm cho số lượng sâu gia
tăng.
Hệ quả 13: Một mình thuốc trừ sâu không thể giải quyết vấn đề sâu bệnh, nó chỉ có
thể dùng với số lượng hạn chế và phương thức chọn lọc. Trong tương lai chỉ có
thuốc trừ sâu phân hủy sinh học mới được sử dụng
+ Thuốc trừ sâu phân hủy sinh học phải dựa trên hoocmon có tác dụng tới cân
bằng sinh hóa trong cơ thể sâu bệnh.
+ Một phương pháp khác phát triển gần đây là kiểm soát sinh học (điều chỉnh số
lượng loài thiên địch của sâu bệnh)
2.2. Nguyên tắc và phương hướng phòng trừ sâu hại
2.2.1. Phương hướng phòng trừ sâu hại
+ Tiêu diệt sâu có hại nhưng không làm phá vở cân bằng tự nhiên.
+ Nắm rõ điều kiện ngoại cảnh dẩn đến sự phát sinh và phát triển của sâu
hại, làm thay đổi môi trường sống của chúng nhằm tạo điều kiện bất lợi làm cho
chúng không thể phát triển được (mỗi loại sâu hại phát sinh và phát triển trong một
số điều kiện ngoại cảnh nhất định).
+ Phòng ngừa sự phát sinh và phát triển của sâu hại làm giảm nhẹ khả năng
phá hại của sâu.
+ Tiêu diệt sâu hại bằng nhiều biện pháp nhằm hạn chế tối đa việc sử dụng
thuốc hóa học vì việc sử dụng thuốc hóa học không đúng sẽ phá vở thế cân bằng tự
nhiên dễ đưa đến phát sinh thành dịch, côn trùng kháng thuốc, ảnh hưởng đến sinh
trưởng cây trồng, làm giảm phẩm chất và giá trị nông sản, gây ô nhiễm môi trường
(dùng thuốc hóa học là phương hướng hàng đầu ở những nước có nền nông nghiệp
còn lạc hậu, kém phát triển).
Lớp CHK19 – Khoa Môi trường
Nhóm 13 Page 4
Đề tài :“Phân tích tính kháng thuốc của sâu bệnh, đề xuất giải pháp sử dụng thuốc trừ
sâu sinh học và loài thiên địch trong hoạt động nông nghiệp”

2.2.2. Nguyên tắc phòng trừ sâu hại:
+ Phòng trừ sâu hại phải đạt hiệu quả kinh tế rõ rệt.
+ Việc phòng trừ sâu hại lấy phòng ngừa là chính. Trong thực tế sản xuất,
triệu chứng sâu gây hại rất dễ phát hiện. Tuy nhiên cũng có một số loại dịch hại rất
khó phát hiện sớm, khi thấy được triệu chứng thì cây trồng đã bị thiệt hại tương đối
nhiều như nhện đỏ, aphid, rệp sáp hại rễ cây hoa huệ, khóm, nhện gié, rầy cánh
trắng hại lúa, … . Những loại dịch hại càng nhỏ thì càng khó phát hiện khi chúng
vừa mới xuất hiện gây hại trên ruộng. Ngoài ra còn một số côn trùng hại rễ cây
người ta dễ lầm lẫn với những triệu chứng do phi sinh vật gây ra như do khô hạn,
nhiệt độ cao hơn hoặc nhiệt độ thấp hơn ngưỡng nhiệt độ sinh trưởng của cây, đất
phèn, mặn, do thiếu phân, … . Do đó cần nắm rõ triệu chứng để có giải pháp kịp
thời làm giảm nhẹ thiệt hại. Nếu để sâu hại có thời gian sinh sôi và phát triển rồi
mới trừ thì năng suất cây trồng bị ảnh hưởng, chi phí trừ sâu hại rất lớn, ít đem lại
hiệu quả kinh tế.
+ Phòng trừ sâu theo hướng phòng trừ tổng hợp để vừa bảo vệ được cây
trồng vừa giữ được sự cân bằng sinh học trong tự nhiên, hạn chế tối đa sự nhiễm
bẩn môi trường sống, an toàn cho người sử dụng.
+ Quảng bá và phổ biến về kiến thức bảo vệ thực vật đến quần chúng để
nông dân thực hiện công tác này được tốt hơn.
2.3. Ưu điểm, khuyết điểm của việc sử dụng thuốc trừ sâu hóa học
2.3.1. Ưu điểm
- Diệt sâu hại nhanh chóng. Nếu dùng đúng cách thuốc trừ sâu có thể diệt
95% cá thể sâu.
- Dễ sử dụng, có thể dùng thuốc phun trên diện tích lớn trongkhoảng thời
gian ngắn. điều này có lợi khi sâu bệnh phát sinh trên vùng lớn.
- Cách dùng đa dạng người ta có thể bón vào đất, xông hơi, trộn giống, làm
bả độc, phun lên cây trồng (phun bột, phun sương, phun mù).
- Phương pháp hóa học phần lớn khi sử dụng đều mang lại hiệu quả kinh tế.
Lớp CHK19 – Khoa Môi trường
Nhóm 13 Page 5

Đề tài :“Phân tích tính kháng thuốc của sâu bệnh, đề xuất giải pháp sử dụng thuốc trừ
sâu sinh học và loài thiên địch trong hoạt động nông nghiệp”
2.3.2. Khuyết điểm của thuốc BVTV:
- Diệt cả thiên địch và những loài không phải sâu hại khác, làm mất cân bằng
tự nhiên.
- Dễ gây bộc phát sâu hại, do côn trùng bị trúng thuốc không đủ liều
gây chết, chính thuốc hóa học kích thích chúng sinh sản nhiều hơn do phản ứng bảo
tồn giống nòi, mặt khác chúng không bị kiềm hãm bởi thiên địch.
- Do thiên địch bị diệt bởi thuốc BVTV làm cho những loài sâu hại
thứ cấp trước đây gây hại không đáng kể trở thành loại gây hại chính nguy hiểm
hơn như Nhiện gié (Steneotarsonemus spinki), rầy cánh trắng (Bemisin tabaci)
- Phát sinh nòi mới nguy hiểm hơn (sâu phao đục bẹ).
- Việc sử dụng liên tục 1 loại thuốc làm côn trùng quen thuốc dần dần dẫn
đến côn trùng kháng thuốc (Heliothis armigera, Spodoptera excigua, Plutella
xylostella, Cnaphalorocis medinalis, … .)
- Gây ngộ độc cho cây trồng làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của
cây trồng và làm giảm năng suất cây trồng.
- Thuốc BVTV gây ô nhiễm môi trường sống làm ảnh hưởng đến sức khỏe
con người.
- Để lại dư lượng trong nông sản ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng là
nguy cơ tiềm ẩn gây bệnh ung thư, xảy thai, và các bệnh nguy hiểm khác.
2.4. Con đường xâm nhập của thuốc trừ sâu vào cơ thể sâu bệnh
Lớp CHK19 – Khoa Môi trường
Nhóm 13 Page 6
Thuốc trừ sâu
Thuốc BVTV
Hô Hấp
Tiêu hóa
Tiếp xúc
Đề tài :“Phân tích tính kháng thuốc của sâu bệnh, đề xuất giải pháp sử dụng thuốc trừ

sâu sinh học và loài thiên địch trong hoạt động nông nghiệp”
- Tác dụng vị độc: thuốc xâm nhập vào cơ thể côn trùng tác động qua đường
ruột, tác dụng đối với côn trùng miệng nhai, chích hút.
- Tác dụng tiếp xúc: thuốc xâm nhập vào cơ thể côn trùng qua da, tác dụng
mạnh với côn trùng không có nơi ẩn náo.
- Tác dụng xông hơi: thuốc xâm nhập vào cơ thể côn trùng qua
đường hô hấp, những loại thuốc dễ bay hơi thường có tác dụng xông hơi tốt.
- Tác dụng nội hấp hay lưu dẩn:: khi phun thuốc lên cây trồng, thuốc được
hấp thụ vào bên trong thân lá và di chuyển khắp các bộ phận khác của cây để diệt
những côn trùng chích hút, đục thân, đục lá, … .
- Tác dụng thấm sâu: khi phun thuốc lên cây thuốc xâm nhập vào mô cây
trồng và diệt được những loại côn trùng ẩn trong mô cây.
2.5 Tính kháng thuốc của sâu bệnh
2.5.1. Khái niệm
- Tính kháng thuốc (còn gọi là tính quen thuốc, tính chống thuốc) là khả năng
của sâu ngày càng chịu được một lượng thuốc lớn hơn lượng thuốc sử dụng thời
gian đầu, do thuốc được sử dụng thường xuyên nhiều lần. Khả năng này có thể di
truyền cho đời sau dù cá thể của đời sau có hay không tiếp tục tiếp xúc với thuốc.
- Tính chịu thuốc là đặc điểm riêng của từng cá thể hoặc từng loài sâu có thể
chịu đựng được các liều lượng thuốc khác nhau do đặc điểm sinh học và điều kiện
sống khác nhau. Tính chịu thuốc của một loài sâu có thể thay đổi theo tuổi sâu, theo
điều kiện sống và không di truyền được. Tuy vậy, tính chịu thuốc có thể là bước
khởi đầu tạo thành tính kháng thuốc. Một loài sâu có tính chịu thuốc cao thường dễ
trở nên kháng thuốc. Sâu có tính chịu thuốc cao thì phải dùng liều lượng thuốc cao.
Thí dụ cùng sống trên cây rau cải, sâu tơ có khả năng chịu thuốc cao hơn sâu
khoang và rệp muội. Sâu tơ nhỏ tuổi chịu thuốc kém hơn sâu tơ lớn tuổi. Trong
điều kiện thời tiết mát mẻ của vụ Đông Xuân, sâu tơ chịu thuốc khá hơn vụ Hè Thu
Lớp CHK19 – Khoa Môi trường
Nhóm 13 Page 7
Đề tài :“Phân tích tính kháng thuốc của sâu bệnh, đề xuất giải pháp sử dụng thuốc trừ

sâu sinh học và loài thiên địch trong hoạt động nông nghiệp”
thời tiết nóng. Sâu tơ, sâu xanh da láng, bọ trĩ là những loài sâu có khả năng chịu
thuốc cao nên cũng là những loài sâu dễ sinh tính kháng thuốc, khi dùng thuốc cần
chú ý đề phòng sâu trở nên kháng thuốc.
Trong thực tế sản xuất, ở nước ta cũng như nhiều nước khác đã xảy ra nhiều
trường hợp sâu trở nên kháng thuốc. Từ năm 1986, trên thế giới đã phát hiện có gần
300 loài sâu và nhện hại cây trồng kháng nhiều loại thuốc có các cơ chế tác động
khác nhau. Ở nước ta đã ghi nhận các loài sâu tơ hại rau, sâu xanh da láng hại đậu
và bông, rầy xanh, bọ trĩ hại bông, chè, sâu cuốn lá nhỏ hại lúa và một số sâu khác
có biểu hiện kháng thuốc. Với rầy nâu hại lúa, người ta đã thấy nếu 3 – 4 lứa rầy
dùng thuốc Methyl Parathion liên tục thì sau đó rầy chịu được lượng thuốc cao gấp
10 – 15 lần lượng thuốc ban đầu.
2.5.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính kháng thuốc của sâu bệnh
- Yếu tố di truyền (Khả năng có thể truyền lại cho thế hệ sau)
- Yếu tố sinh học (hệ số sinh sản, số lứa trong năm ).
- Yếu tố sinh thái (điều kiện khí hậu, nguồn dinh dưỡng ).
- Yếu tố canh tác (phân bón, giống trồng ).
- Yếu tố áp lực sử dụng thuốc trên chủng quần (nồng độ, liều lượng, số lần phun
trong cùng một vụ trồng).
2.5.3. Cơ chế kháng thuốc của sâu bệnh:
- Phản ứng lẫn tránh: sâu không ăn thức ăn có thuốc hoặc di chuyển xa.
- Hạn chế hấp thụ chất độc vào cơ thể: lớp da chứa cutin sẽ dầy thêm.
- Phản ứng chống chịu sinh lý và tích lũy: chất độc sẽ tích lũy ở mô mỡ, hoặc ở nơi
ít độc cho cơ thể, làm giãm khả năng liên kết men ChE. với chất độc gốc lân hoặc
các- ba-mát hữu cơ.
- Cơ chế giải độc: chất độc được chuyển hóa thành chất ít độc hơn (DDT chuyển
hóa thành DDE).
Sự hình thành các loài sâu kháng thuốc là một trở ngại lớn cho việc phòng trừ, nhất
là với biện pháp sử dụng thuốc hóa học. Khi sâu đã kháng thuốc thì phải dùng
lượng thuốc nhiều lên, tốn kém chi phí và tăng mức độc hại. Hoặc phải tìm kiếm

Lớp CHK19 – Khoa Môi trường
Nhóm 13 Page 8
Đề tài :“Phân tích tính kháng thuốc của sâu bệnh, đề xuất giải pháp sử dụng thuốc trừ
sâu sinh học và loài thiên địch trong hoạt động nông nghiệp”
các hoạt chất mới, là một công việc khó khăn và cần có thời gian. Sâu kháng thuốc
cũng gây tâm lý lo ngại và nghi ngờ biện pháp dùng thuốc.
Tuy vậy cũng cần thấy rằng sâu kháng thuốc là một hiện tượng sinh học thông
thường trong quá trình hoạt động sản xuất của con người, cũng như việc thay đổi
giống cây, mùa vụ. Đó cũng là biểu hiện tính thích nghi của sinh vật trong quy luật
cân bằng sinh thái. Vấn đề là cố gắng hạn chế tốc độ phát sinh tính kháng thuốc.
2.5.4. Biện pháp ngăn ngừa sự phát triển hình thành tính chống chịu thuốc của sâu
hại
- Dùng thuốc hợp lý: hiểu rõ sinh vật hại, áp dụng biện pháp bốn đúng.
- Áp dụng chiến lược thay thế: sử dụng từng nhóm thuốc cho từng vùng, khu vực
trong từng thời điểm riêng. Có kế hoạch khảo sát thuốc mới để thay thế thuốc cũ.
- Dùng thuốc hỗn hợp: hỗn hợp thuốc với dầu thực vật hoặc dầu khoáng sẽ làm
chậm phát triển tính kháng thuốc của sinh vật hại.
- Áp dụng IPM: phát triển quan điểm mới về sử dụng thuốc trong IPM như áp dụng
thuốc có nguồn gốc sinh học, luân phiên sử dụng thuốc, thuốc ít độc để bảo vệ
thiên địch.
2.6 Thuốc trừ sâu sinh học
2.6.1. Khái niệm
Thuốc trừ sâu sinh học là những chế phẩm sinh học được sản xuất ra từ các loại
thảo dược hay các chủng vi sinh vật được nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng
khác nhau theo phương pháp thủ công, bán thủ công hoặc phương pháp lên men
công nghiệp để tạo ra những chế phẩm có chất lượng cao, có khả năng phòng trừ
được các loại sâu, bọ gây hại cây trồng nông, lâm nghiệp.
Thuốc trừ sâu sinh học dân gian như: lá sầu đâu (xoan đào), cây thuốc cá, mủ đu
đủ, mủ xương rồng, mủ vú sữa đã được bà con sử dụng từ bao đời nay để diệt sâu
bọ, cua, ốc cắn phá cây trồng. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại cây, lá trên để diệt

trừ sâu bọ gây hại đòi hỏi rất nhiều công sức và thời gian.
Lớp CHK19 – Khoa Môi trường
Nhóm 13 Page 9
Đề tài :“Phân tích tính kháng thuốc của sâu bệnh, đề xuất giải pháp sử dụng thuốc trừ
sâu sinh học và loài thiên địch trong hoạt động nông nghiệp”
Để khắc phục khó khăn đó, các nhà khoa học trên thế giới đã đầu tư nghiên cứu để
chiết xuất ra các hoạt chất, tạo thành một dòng các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật
có nguồn gốc sinh học, chủ yếu là trừ sâu, trừ nấm bệnh và kích thích sinh trưởng
như khuẩn Bacillus thuringiensis (BT), nấm Trichoderma, hoạt chất Azadirachtin,
bột neem (chiết xuất từ cây neem - xoan đào), Karanjin - chiết xuất từ cây hoa đào
Ấn Độ, Matrine - chiết xuất từ cây khổ sâm, Saponin - bã trà, abamectin,
emamectin benzoate và hoạt chất được sản xuất để diệt trừ sâu, bọ mới đây nhất
là hoạt chất Methylamine avermectin.
Các dòng sản phẩm này có cơ chế hết sức đa dạng như gây độc hệ thần kinh, gây
rối loạn tiêu hóa, hay cản trở quá trình lột xác của sâu bọ có hiệu quả trên hầu hết
các loại sâu bọ trên đồng ruộng.
Để chống lại sự kháng thuốc của sâu, bọ gây hại mà vẫn đảm bảo hiệu quả kinh
tế, các nhà khoa học Mỹ đã mất rất nhiều thời gian nghiên cứu để sản xuất ra loại
thuốc trừ sâu sinh học với hoạt chất mới hoàn toàn có tên gọi LUT 5.5 WDG.
2.6.2. Một số loại thuốc trừ sâu sinh học
Các nhà khoa học bảo vệ thực vật đã sản xuất thành công và đưa vào sử dụng 7 loại
thuốc trừ sâu sinh học đa chức năng. Các loại thuốc trừ sâu sinh học này có khả
năng diệt trừ các loại sâu xanh, sâu khoang, sâu tơ… trên các loại rau màu, cây
công nghiệp, cây ăn quả…
Lớp CHK19 – Khoa Môi trường
Nhóm 13 Page 10
Đề tài :“Phân tích tính kháng thuốc của sâu bệnh, đề xuất giải pháp sử dụng thuốc trừ
sâu sinh học và loài thiên địch trong hoạt động nông nghiệp”
- Hai chế phẩm NPV (Nuclear polyhedrosis Virus) trừ sâu hại rau màu và cây công
nghiệp là sản phẩm của Viện BVTV với các tên thương mại: ViS và ViHa.

- Hai chế phẩm Bt (Bacillus thuringiensis Kurstak) trừ sâu hại rau là sản phẩm của
Viện Công nghiệp thực phẩm với các tên thương mại: Firibiotox P và Fibribiotox
C.
- Hai chế phẩm nấm trừ côn trùng Metarhizium anisopliae (nấm xanh) và
Beauveria bassiana (nấm trắng) là sản phẩm của Viện Lúa đồng bằng sông Cửu
Long với các tên thương mai: Ometar và Biovip.
- Chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma trừ bệnh hại cây trồng là sản phẩm của
Viện BVTV với tên thương mai: TriB1 (Trichoderma).
- Thuốc trừ sâu sinh học ( Vimettazimm 95DP ) (Theo chương trình quản lý dịch
hại tổng hợp quốc gia IPM ), đặc trị Sâu trong đất hại cây trồng cạn ( diệt các loại
như mối, bọ sùng, sâu đục thân, sâu xám, ) - dùng để bón lót
Các loại thuốc trừ sâu sinh học mới này hiện đang được nhiều tỉnh, thành trên
phạm vi cả nước mở rộng ứng dụng trong chương trình sản xuất rau an toàn, hình
thành các vùng rau an toàn đưa lại hiệu quả kinh tế cao như: Hà Nội, Vĩnh Phúc,
Hải Dương, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đồng Nai v.v… Chỉ
tính riêng tỉnh Vĩnh Phúc hiện trồng khoảng 7.000ha rau/năm, mục tiêu của tỉnh là
đến 2015 toàn bộ sản phẩm rau tiêu thụ trên thị trường phải là rau an toàn, được sử
dụng các loại thuốc sâu sinh học là chủ yếu.
Lớp CHK19 – Khoa Môi trường
Nhóm 13 Page 11
Đề tài :“Phân tích tính kháng thuốc của sâu bệnh, đề xuất giải pháp sử dụng thuốc trừ
sâu sinh học và loài thiên địch trong hoạt động nông nghiệp”
2.6.3 Thuốc trừ sâu sinh học LUT 5.5WDG
- Thành phần chính: hoạt chất Methylamine avermectin
- Công dụng: Hoạt chất này có khả năng tiêu diệt hoàn toàn được nhiều loài sâu, bọ
gây hại trên lúa và hoa màu như: Sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ, sâu xanh da láng,
bọ trĩ, nhện đỏ, nhện ré, sâu tơ, sâu vẽ bùa, Và đặc biệt, các loái sâu, bọ có khả
năng kháng thuốc trước đây với các gốc Abamectin và Emamectin thì LUT 5.5
WDG cũng có thể tiêu diệt mạnh.
- Cách sử dụng: Phun trực tiếp lên cây trồng

- Ưu điểm
+ Phổ tác động rất rộng (có thể trừ được nhiều loại sâu, bọ gây hại: sâu tơ, sâu
xanh, sâu vẽ bà, sâu đục quả, sâu đục than, nhện đỏ, nhện gié, bọ trĩ, bọ xít xanh ),
+ Hiệu lực của thuốc kéo dài (do thuốc có khả năng diệt trừ được cả ba pha: pha
trứng, pha sâu non và pha trưởng thành), thời gian cách ly ngắn (2 ngày) do đó rất
phù hợp cho sản xuất nông sản sạch nói chung và rau màu nói riêng, không gây ô
nhiễm môi trường, nguồn nước, an toàn với con người và động vật có ích
có khả năng thấm qua mô lá nên những đối tượng sâu bọ nằm trong hốc lá, ống lá
cũng dễ dàng bị tiêu diệt qua cơ chế làm tê liệt hệ thần kinh. Sâu ăn phải lá có
thuốc cũng bị tiêu diệt mạnh bởi cơ chế làm hư đường tiêu hóa, với cơ chế này
những đối tượng sâu đục quả, đục thân cũng bị loại trừ.
+ Tiêu diệt rất mạnh các loài sâu bọ gây hại nhưng lại rất an toàn đối với các vật
nuôi khác như tôm, cá nuôi chung trong ruộng lúa.
- Khuyết điểm
+ Giá thành cao,
+ Thời gian tác dụng lâu hơn,
+ Hiệu lực không nhanh như thuốc hóa học nên người dân không nhìn thấy ngay
do đó cũng chậm được đưa vào sản xuất trên diện rộng
Lớp CHK19 – Khoa Môi trường
Nhóm 13 Page 12
Đề tài :“Phân tích tính kháng thuốc của sâu bệnh, đề xuất giải pháp sử dụng thuốc trừ
sâu sinh học và loài thiên địch trong hoạt động nông nghiệp”
Mặc dù mới có mặt trên thị trường nhưng có nhiều ưu điểm mới, hiệu quả nên
LUT 5.5 WDG sớm được bà con nông dân ở nhiều vùng trên cả nước đón nhận và
sử dụng như một bí quyết mới trong việc bảo vệ cây trồng, mang lai hiệu quả kinh
tế cao.
2.7. Sử dụng loài thiên địch
2.7.1. Khái niệm
Thiên địch là các loài sinh vật được sử dụng để diệt trừ các sâu bệnh hại, bảo vệ
mùa màng. Các loài thiên địch phổ biến là: chuồn chuồn, bọ ba khoang, chim chích

bông, chim sâu
Ngày nay, sử dụng thiên địch là một trong những biện pháp sinh học được ứng
dụng rất nhiều trong thực tiễn sản xuất.
2.7.2. Sử dụng loài thiên địch
Sử dụng côn trùng ký sinh và côn trùng bắt mồi: Các loại côn trùng ký sinh
và côn trùng bắt mồi còn được gọi là thiên địch còn có nghĩa là kẻ địch tự nhiên
của sâu hại cây trồng.
+ Côn trùng ký sinh: là các loại côn trùng có ích, chúng đẻ trứng vào cơ thể
sâu hại hoặc ký sinh lên trứng sâu hại, sau đó trứng nở ra ấu trùng ăn các bộ phận
bên trong cơ thể sâu làm cho sâu chết. Đại diện trong nhóm này là nhóm ong ký
sinh như ong cự ký sinh sâu non (Itoplectis narangae), ong vàng (Xanthopimpla
sp), ong xanh (Tetrastichus Schoenobii) ký sinh sâu đục thân, ong kén nhỏ
(Macrocentrus Philippinensis), ong đa phôi (Copidosomopsis nacoleiae) ký sinh
sâu cuốn lá nhỏ.
Lớp CHK19 – Khoa Môi trường
Nhóm 13 Page 13
Đề tài :“Phân tích tính kháng thuốc của sâu bệnh, đề xuất giải pháp sử dụng thuốc trừ
sâu sinh học và loài thiên địch trong hoạt động nông nghiệp”
Hình ảnh một số loài thiên địch
Ong vàng Xanthopimpla sp ký sinh sâu
đục thân
Ong cự ký sinh sâu non (Itoplectis
narangae)
Ong đa phôi (Copidosomopsis nacoleiae)
ký sinh sâu cuốn lá nhỏ.
Ong mắt đỏ Trichogramma brassicae
ký sinh trứng sâu đục thân lúa, bắp.
Ong ký Aphelinus mali ký sinh rệp
Eriosoma lanigerum và aphid.
Ong vàng Vespa basalis săn bắt sâu non

bộ cánh vẩy.
Ong đen đuồi to Brachymeria ovata ký
sinh nhộng sâu cuốn lá.
Ong cự Xanthopimpla sp ký sinh sâu
xanh da láng.
Lớp CHK19 – Khoa Môi trường
Nhóm 13 Page 14
Đề tài :“Phân tích tính kháng thuốc của sâu bệnh, đề xuất giải pháp sử dụng thuốc trừ
sâu sinh học và loài thiên địch trong hoạt động nông nghiệp”
+ Côn trùng bắt mồi: là các loại côn trùng dùng chân, hàm bắt sâu hại và ăn
thịt chúng. Một số côn trùng trong nhóm này là Nhiện, bọ rùa, kiến 3 khoang, bọt
xít, chuồn chuồn kim, … .
Nhện Lycosa Bắt bướm. Nhện Amblyseius cucumeris ăn bù
lạch non trên dưa.
Nhện Chân dài (Atypena Formosana) Nhện Phytoseiulus persimilis ăn trứng
nhện đỏ.
Bọ ngựa Mantis religiosa ăn nhiều loại
côn trùng
Bọ rùa đỏ
Bọ xít hoa Eocanthecona ăn sâu. Bọ xít gai Andrallus spinidens ăn sâu.
Lớp CHK19 – Khoa Môi trường
Nhóm 13 Page 15
Đề tài :“Phân tích tính kháng thuốc của sâu bệnh, đề xuất giải pháp sử dụng thuốc trừ
sâu sinh học và loài thiên địch trong hoạt động nông nghiệp”
Các loại thiên địch được dùng trong phương pháp sinh học có thể là những
loài côn trùng có sẳn trong hệ sinh thái ở địa phương. Người ta chỉ việc phát hiện ra
rồi tạo các điều kiện thuận lợi để chúng phát triển và tiêu diệt các loài sâu hại.
Nhưng cũng có những loài thiên địch được nhập từ nước ngoài về để bổ sung cho
hệ sinh thái địa phương.
Hiện nay các nhà khoa học đã điều tra được có trên 50.000 loài thiên địch có

trong tự nhiên. Trong đó quan trọng nhất là các loài thiên địch thuộc bộ cánh màng
(Hymenoptera)và ruồi thuộc bộ 2 cánh (Diptera), Các loài côn trùng bắt mồi chủ
yếu thuộc bộ cánh cứng (Coleoptera), bộ cánh nữa (Hemiptera) và một số thuộc bộ
cánh vẩy (Lepidoptera). Ngày nay ở các nước tiên tiến đã có kỹ nghệ nhân nuôi
thiên địch và hàng năm đã phóng thích nhiều loại thiên địch vào tự nhiên để khống
chế sự phát triển của loài sâu hại nguy hiểm. Như ở Việt Nam đã nhân nuôi và
phóng thích ong ký sinh Asecodes hispinarum ký sinh bọ cánh cứng hại dừa.
Các loài thiên địch được chia ra làm 3 nhóm sinh học chính là nhóm thiên
địch rất chuyên, nhóm này chỉ ăn 1 hay 2 loài ký chủ (ong đen kén trắng lập thể
Cotesia chuyên ký sinh sâu cuốn lá nhỏ, ong mắt đỏ Trichogramma joponicum ký
sinh sâu đục thân…. ). Nhóm thiên địch tương đối chuyên gồm các thiên địch ăn
sâu hại trong cùng một họ côn trùng. Nhóm đa thực là thiên địch ăn sâu hại thuộc
các bộ côn trùng khác nhau. Tùy theo sự phát triển của sâu hại ở từng giai đoạn
khác nhau và tình hình phát triển của thiên địch nhất là về mật số của thiên địch mà
người ta có thể thả thiên địch bổ sung vào những nơi mà mật số thiên địch còn thấp
để hạn chế thiệt hại do sâu gây ra.
Phối hợp giữa biện pháp hóa học với hoạt động của thiên địch thực hiện theo
các cách sau:
- Dùng luân phiên các loại thuốc hóa học để làm giảm mật số sâu hại
- Chủ yếu, số sâu hại còn lại thiên địch sẽ tiêu diệt nốt.
- Không phun thuốc tràn lan trên toàn bộ diện tích mà tạo điều kiện cho thiên
địch tập trung vào những nơi không phun thuốc.
Lớp CHK19 – Khoa Môi trường
Nhóm 13 Page 16
Đề tài :“Phân tích tính kháng thuốc của sâu bệnh, đề xuất giải pháp sử dụng thuốc trừ
sâu sinh học và loài thiên địch trong hoạt động nông nghiệp”
- Sử dụng các loại thuốc không độc với thiên địch, thuốc có phổ tác động hẹp,
dùng thuốc rải tác động vào vùng rể cây không làm ảnh hưởng đến thiên địch, hoặc
dùng thuốc hạn chế khi cần thiết làm theo ngưỡng kinh tế.
2.8. Công tác quản lý

• Tổ chức các buổi nói chuyện để nâng cao nhận thức của người dân, giúp
người dân có những kiến thức cơ bản về vấn đề sâu bệnh và khuyến cáo
người dân nên sử dụng những loại thuộc, chế phẩm sinh học và sử dụng biện
pháp diệt trừ sâu bệnh theo phương pháp tổng hợp.
• Tổ chức tập huấn, huấn luyện cho các cán bộ khuyến nông từ các cấp địa
phương có những kiến thức vững chắc về sâu bệnh và cách phòng chống
hiệu quả mà thân thiện với môi trường.
• Nhà nước cần ban hành các chế tải pháp luật để giúp các nhà quản lý có thể
quản lý và kiểm soát các loại hóa chất BVTV và thuốc trừ sâu trên thị
trường. Sử lý nghiêm các trường hợp sử dụng các hóa chất cấm trong nông
nghiệp.
• Đầu tư nghiên cứu khoa học để tìm ra các sản phẩm, chế phẩm sinh học mới
tiêu diệt sâu hiệu quả nhưng lại an toàn với con người và thân thiện với môi
trường
• Phối kết hợp giữa 3 nhà: nhà nông – nhà quản lý – nhà khoa học trong việc
sản xuất nông nghiệp để vừa nâng cao năng xuất cây trồng, tạo ra những
nông sản thực ẩm an toàn và phát triển nên nông nghiệp bền vững
PHẦN III. KẾT LUẬN
Với tốc độ gia tăng dân số như hiện nay thì an ninh lương thực đang là một
vấn đề thách thức đặt ra với toàn thể nhân loại. Vấn đề gì sẽ xảy ra khi hệ sinh thái
nông nghiệp đang dần bị phá hủy nghiêm trọng, đất đai thì cằn cỗi, dịch bệnh gia
tăng, sản phẩm nông sản chứa hàm lượng độc tố cao? Hàng loạt câu hỏi đặt ra đang
chờ câu trả lời.
Lớp CHK19 – Khoa Môi trường
Nhóm 13 Page 17
Đề tài :“Phân tích tính kháng thuốc của sâu bệnh, đề xuất giải pháp sử dụng thuốc trừ
sâu sinh học và loài thiên địch trong hoạt động nông nghiệp”
Gải pháp cho vấn đề an ninh lương thực cần được nghiên cứu kỹ với các
biện pháp nhằm nâng cao năng xuất cây trồng, bảo vệ mùa vụ trước sự tấn công
của sâu hại nhưng không phá hủy hệ sinh thái nông nghiệp. Mỗi một quốc gia có

một chiến lược phát triển nông nghiệp khác nhau để đáp ứng nhu cầu về lương
thực của quôc gia mình. Hiện nay ngoài việc nâng cao công nghệ, kỹ thuật để tạo ra
các giống cây trồng cho năng suất cao, phẩm chất tốt, khả năng chống chịu với sâu
bệnh cao thì còn trú trọng tới việc sử dụng, quản lý thuốc trừ sâu một cách hợp lý
nhằm hạn chế tác hại của sâu bệnh đối với mùa màng, không tiêu diệt hết các loài
không phải là sâu hại khác, bảo vệ được phẩm chất, chất lượng của nông sản, đồng
thời không làm mất cân bằng hệ sinh thái tự nhiên trong nông nghiệp. Ngày nay,
với sự tiến bộ của khoa học thì các nhà khoa học không ngừng tìm ra cách sản
phẩm sinh học mới thay dần thay thế các loại thuốc trừ sâu hóa học cũ giúp cho nền
nông nghiệp phát triển một cách an toàn và bền vững.
Trong bài này, chúng em đã sử dụng ba hệ quả trong bài Các nguyên lý sinh
thái học để phân tích tính kháng thuốc của sâu bệnh và từ đó đề xuất giải pháp sử
dụng thuốc trừ sâu sinh học và loài thiên địch trong hoạt động nông nghiệp. Hy
vọng trong tương lai, con người sẽ giải quyết được vấn đề an ninh lương thực.
Lớp CHK19 – Khoa Môi trường
Nhóm 13 Page 18

×