Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

tiểu luận môn quản trị ngân hàng sản phẩm tài chính phái sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.93 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
&
MÔN QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG
Đề tài:
SẢN PHẨM TÀI CHÍNH PHÁI SINH
CỦA NGÂN HÀNG
Nhóm 9: Trần Xuân Tùng
Nguyễn Quang Trung
Nguyễn Ngân Tường
Võ Thị Ngân Vang
Lê Nhị Khánh Vân
Lê Thị Thanh Vân

1
BẢNG PHÂN CHIA CÔNG VIỆC

Stt Công việc HV phụ trách
1 Lý thuyết hợp đồng tương lai Lê Thị Thanh Vân
2 Lý thuyết hợp đồng quyền chọn Lê Nhị Khánh Vân
3 Lý thuyết hợp đồng hoán đổi Nguyễn Ngân Tường
4
Thực trạng sử dụng các công cụ tài chính phái sinh
ở Việt Nam
Trần Xuân Tùng
Nguyễn Quang Trung
5 Tổng hợp word sơ bộ, thiết kế power point
Võ Thị Ngân Vang
Lê Thị Thanh Vân
6 Tổng hợp word lần cuối
Nguyễn Ngân Tường


Lê Nhị Khánh Vân
7 Gửi mail (file word) cho Thầy Nguyễn Ngân Tường
2
PHẦN NỘI DUNG
1.1. Tổng quan lý thuyết
1.1.1. Sản phẩm tài chính phái sinh
“Trong suốt những năm qua, chứng khoán phái sinh trở thành công cụ hết sức
hữu hiệu để chuyển giao rủi ro từ những người không sẵn sàng chấp nhận cho những
người sẵn sàng chấp nhận nó”, Alan Greenspan - Nguyên Chủ tịch Cục dự trữ liên bang
Mỹ.
“Chứng khoán phái sinh là loại vũ khí tài chính có sức huỷ diệt kinh khủng,
mang theo những nguy hiểm mà giờ đây - năm 2003 - đang âm ỉ huỷ diệt”, Warrant
Buffett.
Công cụ tài chính phái sinh là những công cụ được phát hành trên cơ sở những
công cụ tài chính đã có, nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi
nhuận hoặc tạo ra lợi nhuận. Giá trị của công cụ phái sinh bắt nguồn từ một số công cụ cơ
sở khác như tỉ giá, trị giá cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số chứng khoán, lãi suất…. Công cụ tài
chính phái sinh xuất hiện lần đầu tiên nhằm giảm thiểu hoặc loại bỏ hoàn toàn rủi ro,
trong đó thường được sử dụng cao nhất là hợp đồng kỳ hạn (forward contracts), hợp đồng
tương lai (future contracts). Những công cụ trên còn có thể kết hợp với nhau, với những
khoản vay hoặc những chứng khoán truyền thống để tạo nên các công cụ lai tạo.
1.1.2. Vai trò thực sự của các sản phẩm phái sinh:
 Quản trị rủi ro
Thị trường sản phẩm phái sinh cho phép những người muốn làm giảm rủi
ro của mình chuyển giao rủi ro cho những người sẵn sàng chấp nhận nó, đó là
những nhà đầu cơ. Vì vậy, thị trường này rất có hiệu quả trong việc phân phối lại
rủi ro giữa các nhà đầu tư, không có ai cần phải chấp nhận một mức rủi ro không
phù hợp với bản thân mình. Và cũng vì thế mà họ sẵn sàng cung cấp nhiều vốn
hơn cho thị trường tài chính, điều này tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển, phát
huy khả năng huy động vốn và giảm chi phí sử dụng vốn. Bên cạnh đó, thị trường

các sản phẩm phái sinh cũng là một công cụ hiệu quả cho hoạt động đầu cơ. Bởi
người muốn phòng ngừa rủi ro phải tìm được một người khác có nhu cầu đối lập
3
hoàn toàn với mình, tức là rủi ro của người muốn phòng ngừa rủi ro phải được hấp
thụ bởi các nhà đầu cơ. Tại sao các giao dịch này lại có thể được thực hiện, khi mà
thực tế rõ ràng là khi một bên có lợi thì tất yếu bên còn lại sẽ không thể tránh khỏi
những thiệt hại? Bởi mỗi nhà đầu tư có một “khẩu vị rủi ro” khác nhau, khả năng
chấp nhận rủi ro cũng khác nhau. Tuy nhiên, ai cũng có mong muốn là giữ cho các
khoản đầu tư của mình ở một mức rủi ro có thể chấp nhận được. Và thế là họ gặp
nhau và tiến hành việc chuyển giao một phần rủi ro của mình cho đối tác.
Và cũng không giống như người ta thường nghĩ, thị trường phái sinh không
dẫn vốn trong nền kinh tế vào những âm mưu đầu cơ khủng khiếp. Những nhà đầu
cơ không phải là những tay cờ bạc. Chỉ đơn giản là thay vì giao dịch cổ phiếu, họ
giao dịch các sản phẩm phái sinh và chính việc đầu tư vào công cụ tài chính phái
sinh lại tạo điều kiện cho việc phòng ngừa các rủi ro ít tốn kém hơn và hiệu quả
hơn. Bởi cần khẳng định chắc chắn rằng, thị trường phái sinh không hề tạo ra mà
cũng chẳng thể phá huỷ được tài sản, chúng chỉ là những phương tiện chuyển giao
rủi ro trên thị trường, những rủi ro sẵn có cuả thị trường tài sản, chuyển những
khoản rủi ro đó từ những không đủ khả năng chấp nhận nó sang những người sẵn
sàng tiếp nhận nó, chính là những nhà đầu cơ. Không có thêm bất kỳ một rủi ro
nào được sinh ra trên thị trường này. Và lợi ích từ thị trường không chỉ bó hẹp
trong lợi ích của những nhà đầu cơ mà nó lan toả ra toàn xã hội.
 Thông tin hiệu quả hình thành giá
Các thị trường kỳ hạn và giao sau là nguồn thông tin quan trọng đối với giá cả.
Đặc biệt, thị trường giao sau được xem là một công cụ chủ yếu để xác định giá
giao ngay của tài sản. Điều này không hề bất bình thường, bởi có rất nhiều hàng
hoá được giao dịch trên thị trường giao sau nhưng thị trường giao ngay của nó rất
rộng lớn và phân tán nên rất khó có thể xác định được giá giao ngay của chúng. Ở
đây, thường giá giao sau của những giao dịch sớm nhất sẽ được xác định là giá
giao ngay. Thêm nữa, thị trường giao sau, trên thế giới thường nhộn nhịp hơn nên

các thông tin do nó cung cấp có tính tin cậy cao hơn. Những thông tin được cung
cấp trên thị trường phái sinh dù trực tiếp hay gián tiếp đều góp phần hình thành giá
4
giao ngay trong giao sau một cách có hiệu quả mà những người tham gia thị
trường có thể chốt lại trong giới hạn chấp nhận của mình.
 Các lợi thế về hoạt động và tính hiệu quả.
Thứ nhất, chi phí giao dịch thấp hơn. Điều này làm cho việc chuyển hướng
từ các giao dịch giao ngay sang phái sinh ngày càng dễ dàng và hấp dẫn hơn.
Thứ 2, tính thanh khoản cao hơn hẳn so với thị trường giao ngay. Trước hết
đó là yêu cầu một mức vốn để tham gia thị trường là tương đối thấp. Thêm nữa, tỷ
suất sinh lời và rủi ro có thể được điều chỉnh ở bất cứ mức độ nào như mong
muốn.
Thứ 3, Các giao dịch bán khống được thực hiện dễ dàng hơn. Ngoài ra, các
nhà đầu tư có thể tìm kiếm được những khoản lợi nhuận đáng kể từ chênh lệch giá,
chênh lệch lãi suất. Tất cả các chủ thể tham gia thị trường đều có thể tìm thấy lợi
nhuận.
Thị trường phái sinh giúp các tín hiệu thị trường khó bị bóp méo. Vì thế,
các nhà đầu cơ với ý định thao túng thị trường cũng có những khó khăn nhất định.
Chính vì thế, đặt bên cạnh thị trường giao ngay, sự hiệu quả của thị trường phái
sinh giúp nâng cao tính lành mạnh cho thị trường đó.
 Những lợi ích ngân hàng (doanh nghiệp) đạt được khi sử dụng công cụ
phái sinh:
Công cụ phái sinh đã được biết đến như là một loại hình bảo hiểm rủi ro tài
chính khi thực hiện các hợp đồng kinh tế mà bản chất là phân tán rủi ro tiềm ẩn và
đương nhiên, lợi nhuận của các giao dịch cùng được chia sẻ cho các bên. Công cụ
phái sinh gồm các công cụ giao dịch kỳ hạn (Forward), hoán đổi (Swaps), quyền
chọn (Options) và giao sau (Futures).
Trên thực tế, mục đích của ngân hàng thương mại khi tham gia công cụ
phái sinh là để bảo hiểm rủi ro giao dịch tài chính cho cả ngân hàng và khách
hàng. Trong quá trình hoạt động, nếu có sinh lời thì bản chất vẫn là phòng ngừa

rủi ro để tối đa hóa lợi nhuận chứ không hẳn là kiếm lời.
 Công cụ phái sinh – công cụ bảo hiểm cho nhà đầu tư:
5
Một điều gây khó khăn cho các nhà đầu tư khi đầu tư vào thị trường chứng
khoán là không có chứng khoán để bán khi thị trường lên cao và không có tiền để
mua khi thị trường xuống dốc. Thị trường chứng khoán phái sinh ra đời do đó nhà
đầu tư sẽ có thêm công cụ bảo hiểm rủi ro và thêm nhiều nghiệp vụ trong giao
dịch để nhà đầu tư lựa chọn nhằm giảm thiểu rủi ro, đa dạng hoá các phương thức
đầu tư cho mình và tối đa hoá lợi nhuận. Một trong các công cụ tài chính giúp nhà
đầu tư đó là chứng khoán phái sinh. Một công cụ hữu hiệu để phòng ngừa rủi ro,
đầu tư giá xuống khi thị trường tuột dốc. Điều này tạo cho nhà đầu tư một tâm lý
có được cảm giác an toàn và sự an tâm hơn khi đầu tư vào thị trường chứng khoán.
Lúc này có được sự chủ động và yên tâm nên các nhà đầu tư sẽ tham gia nhiều vào
thị trường chứng khoán khi họ còn các kênh đầu tư hấp dẫn khác như vàng, xăng
dầu, tiền tệ…Nhà đầu tư bớt đi tâm lý sợ hãi khi thị trường tuột dốc và luôn phải
đặt ra câu hỏi “Đâu là đáy của thị trường?” vì lúc này họ có thể đầu tư ở mọi trạng
thái của thị trường. Khi thị trường càng đi xuống thì nhà đầu tư nắm giữ các chứng
khoán phái sinh càng có lợi. Thêm vào đó, khi có sự đầu tư theo hai hướng ngược
nhau của các nhà đầu tư “mua lên” hoặc “bán xuống” sẽ tạo lực cản để thị trường
không giảm quá sâu hoặc tăng quá nóng.
1.2. Phân loại các sản phẩm phái sinh:
Trong các thị trường tài sản, việc mua bán hòi hỏi hàng hoá hoặc chứng khoán
phải được giao nhận hoặc là ngay lập tức hoặc là chỉ ít lâu sau đó. Việc thanh toán cũng
thường được thực hiện tức thời mặc dù thỉnh thoảng cũng có trường hợp sử dụng một số
thoả thuận tín dụng. Do đặc điểm như vậy nên chúng ta thường gọi là thị trường tiền mặt
hoặc là thị trường giao ngay (spot market). Doanh số được thực hiện, khoản thanh toán
được hoàn trả và hàng hoá, chứng khoán được giao nhận. Trong tình huống khác, hàng
hoá hay chứng khoán vẫn được giao nhận vào một ngày sau đó, nhưng có các thoả thuận
giúp cho ngưòi bán hoặc người mua được chọn là có thực hiện bán hay không các loại
thoả thuận này, và nghiệp vụ này được thực hiện trong thị trường phái sinh.

Thị trường phái sinh là thị trường dành cho các công cụ tài chính phái sinh, những
công cụ mang tính hợp đồng, mà thành quả của chúng được xác định trên một hoặc một
6
số công cụ tài sản khác. Các loại công cụ phái sinh khác nhau bao gồm: Hợp đồng kỳ
hạn, Hợp đồng giao sau, quyền chọn, hoán đổi và chứng khoán lai tạp. Tuy nhiên, bài
nghiên cúu của nhóm chỉ nghiên cứu 3 loại công cụ phái sinh chủ yếu: Hợp đồng tương
lai, Hợp đồng quyền chọn lại suất và Hợp đồng hoán đổi lãi suất trong khía cạnh quản trị
rủi ro lãi suất trong ngân hàng.
1.2.1. Hợp đồng tương lai:
1.2.1.1. Khái niệm:
Hợp đồng giao sau hay là hợp đồng tương lai (future contract) trên TTCK là một
thoả thuận giữa hai bên để mua hay bán một số lượng tài sản (tài chính) cơ sở đã được
chuẩn hóa nhất định tại một thời hạn xác định với mức giá xác định tại thời điểm thoả
thuận giao dịch. HĐGS là hợp đồng kỳ hạn được chuẩn hóa về tài sản cơ sở mua bán, số
lượng các đơn vị tài sản cơ sở mua bán, thể thức thanh toán và kỳ hạn giao dịch.
1.2.1.2. Đặc điểm:
Hợp đồng tương lai, nhờ đặc tính linh hoạt của nó, đã khắc phục được những
nhược điểm của hợp đồng kỳ hạn, và thường được xem là một cách thức tốt hơn để rào
chắn rủi ro trong kinh doanh.
Những điểm khác biệt căn bản của hợp đồng tương lai so với hợp đồng kỳ hạn là:
Niêm yết trên sở giao dịch: Một giao dịch hợp đồng tương lai nói chung được xử
lý trên một Sở giao dịch. Điểm này cho phép giá cả được hình thành hợp lý hơn, do các
bên mua bán được cung cấp thông tin đầy đủ và công khai.
Xoá bỏ rủi ro tín dụng: Trong các giao dịch hợp đồng tương lai được niêm yết
trên sở giao dịch, cả hai bên bán và mua đều không bao giờ biết về đối tác giao dịch của
mình. Công ty thanh toán bù trừ sẽ phục vụ như một trung gian trong tất cả các giao dịch.
Người bán bán cho công ty thanh toán bù trừ, và người mua cũng mua qua công ty thanh
toán bù trừ. Nếu một trong hai bên không thực hiện được hợp đồng thì vẫn không ảnh
hưởng gì đến bên kia.
Tiêu chuẩn hoá: Các hợp đồng kỳ hạn có thể được thảo ra với một hàng hoá bất

kỳ, khối lượng, chất lượng, thời gian giao hàng bất kỳ, theo thoả thuận chung giữa hai
bên bán, mua. Tuy nhiên, các hợp đồng tương lai niêm yết trên sở giao dịch đòi hỏi việc
7
giao nhận một khối lượng cụ thể của một hàng hoá cụ thể đáp ứng các tiêu chuẩn chất
lượng tối thiểu, theo một thời hạn được ấn định trước.
Điều chỉnh việc đánh giá theo mức giá thị trường: Trong các hợp đồng kỳ hạn,
các khoản lỗ, lãi chỉ được trả khi hợp đồng đến hạn. Với một hợp đồng tương lai, bất kỳ
món lợi nào cũng được giao nhận hàng ngày. Cụ thể là nếu giá của hàng hoá cơ sở biến
động khác với giá đã thoả thuận (giá thực hiện hợp đồng) thì bên bị thiệt hại do sự thay
đổi giá này phải trả tiền cho bên được lợi từ sự thay đổi giá đó. Trên thực tế, vì không
bên nào biết về đối tác của mình trong giao dịch, nên những người thua đều trả tiền cho
công ty thanh toán bù trừ, và công ty này sẽ trả tiền cho những người thắng.
1.2.2. Hợp đồng quyền chọn lãi suất:
1.2.2.1. Khái niệm:
Hợp đồng quyền chọn là một hợp đồng giữa hai bên – người mua và người bán –
trong đó cho người mua quyền, nhưng không phải là nghĩa vụ, để mua hoặc bán một tài
sản nào đó (tài sản cơ sở) vào một ngày trong giao sau với giá đã đồng ý vào ngày hôm
nay. Thời điểm xác định trong giao sau gọi là ngày đáo hạn. Thời gian từ khi ký HĐQC
đến ngày thanh toán gọi là kỳ hạn của quyền chọn. Mức giá áp dụng trong ngày đáo hạn
gọi là giá thực hiện.
1.2.2.2. Phân loại quyền chọn.
Phân loại theo vị thế.
Quyền chọn mua ( Call Option): Là một quyền chọn để mua một tài sản cơ sở ở
một mức giá cố định – giá thực hiện, trong một khoản thời gian nhất định hay một thời
điểm đã xác định trong giao sau.
Quyền chọn bán (Put Option): Là một quyền chọn để bán một tài sản cơ sở ở một
mức giá cố định, trong một khoản thời gian nhất định hay một thời điểm đã xác định
trong giao sau.
Phân loại theo thời gian thực hiện quyền chọn.
Quyền chọn kiểu Mỹ là quyền lựa chọn mà người mua quyền chọn có quyền thực

hiện quyền lựa chọn tại bất kỳ thời điểm nào trong thời gian thỏa thuận của hợp đồng.
Mục đích chính của quyền chọn kiểu Mỹ là nhằm đầu cơ.
8
Quyền lựa chọn kiểu Châu Âu là quyền lựa chọn mà người mua quyền chọn chỉ có
thể thực hiện quyền lựa chọn tại một thời điểm xác định đã được thỏa thuận trong hợp
đồng. Mục đích chính của quyền chọn kiểu Châu Âu là phòng ngừa rủi ro.
Phân loại theo tài sản cơ sở: quyền chọn chứng khoán, quyền chọn chỉ số chứng
khoán, quyền chọn lãi suất,….
1.2.2.3. Các chiến lược quyền chọn
Trong một thị trường thuần nhất không có quyền chọn thì các chiến lược hiện hữu
sẽ rất hạn chế. Chẳng hạn, khi thị trường kỳ vọng lãi suất giảm, giá tài sản tài chính sẽ
tăng lên thì người ta sẽ mua tài sản tài chính.
Còn nếu nó được kỳ vọng giảm xuống thì người ta sẽ bán tài sản tài chính. Nhưng
trong một thị trường có quyền chọn thì nó sẽ làm cho các chiến lược trở nên phong phú
hơn rất nhiều.
Chẳng hạn như, bằng các chiến lược kết hợp quyền chọn có thể tạo nên nhiều sản
phẩm, làm đa dạng hoá sản phẩm đầu tư, dẫn đến tăng tính lựa chọn hàng hoá cho thị
trường. Cụ thể, ta có thể xem qua một vài chiến lược cơ bản của quyền chọn như sau:
Bán quyền chọn bán
Người bán quyền chọn bán có trách nhiệm mua tài sản tài chính của người mua
quyền chọn bán ở mức giá thực hiện. Người bán quyền chọn bán có lợi nhuận nếu giá cổ
phiếu tăng và vì vậy mà quyền chọn bán không được thực hiện trong trường hợp đó
người bán giữ hoàn toàn khoản phí.
Ngược lại nếu giá cổ phiếu giảm đến mức quyền chọn bán được thực hiện, người
bán quyền chọn bán bị buộc phải mua tài sản tài chính với giá cao hơn giá trị của thị
trường.
Mua quyền chọn bán
Mua quyền chọn bán là một chiến lược dành cho thị trường giá xuống. Mức lỗ
tiềm năng được giới hạn trong phí quyền chọn được chi trả, mức lợi nhuận tiềm năng lớn.
Nếu giá tài sản tài chính khi đáo hạn thấp hơn giá thực hiện, quyền chọn bán là

cao giá ITM và sẽ được thực hiện.
Nếu giá cổ phiếu khi đáo hạn lớn hơn hoặc bằng giá thực hiện, quyền chọn bán là
kiệt giá OTM hoặc ngang giá ATM.
9
Mua quyền chọn mua
Mua quyền chọn mua là một chiến lược tăng giá có mức lỗ có giới hạn (phí quyền
chọn) và có mức lợi nhuận tiềm năng không giới hạn.
Bán quyền chọn mua
Bán quyền chọn mua là một chiến lược kinh doanh giá xuống và mang lại lợi
nhuận có giới hạn chính là phí quyền chọn nhưng mức lỗ thì vô hạn.
Bán quyền chọn mua với giá thực hiện thấp hơn có mức lợi nhuận tối đa cáo hơn
nhưng mức lỗ do giá tăng cũng cao hơn.
Với giá cổ phiếu cho trước, vị thế bán quyền chọn mua được duy trì càng lâu, giá
trị thời gian càng mất dần và lợi nhuận càng lớn.
Hình a: giá lên,người mua quyền chọnmua lời tối đa bằng (ST– c – X), người bán
quyền chọn mua lỗ tối đa bằng (X – c – ST).
Hình b: giá xuống,người bán quyền chọn mua lời tối đa bằng c, người mua quyền chọn
mua lỗ tối đa bằng c.
Hình c: giá xuống, người mua quyền chọn bán lời tối đa bằng (X – p – ST), người bán
quyền chọn bán lỗ tối đa bằng (ST – p – X).
Hình d: giá lên, người bán quyền chọn bán lời tối đa bằng p, người mua quyền chọn
10
bán lỗ tối đa bằng p.
Chú thích:
1. X : giá thực hiện quyền chọn.
2. ST : giá tài sản cơ sở vào thời điểm đáo hạn.
3. c : phí quyền chọn mua.
4. p : phí quyền chọn bán.
11
1.2.3. Hợp đồng hoán đổi lãi suất:

Trong lĩnh vực tài chính, hợp đồng hoán đổi, hay còn gọi là hợp đồng SWAP, là
một công cụ tài chínhphái sinh (derivative) trong đó hai bên đối tác trao đổi một dòng
tiền (cash flow) này lấy một dòng tiền khác của bên kia. Những dòng tiền này gọi là các
nhánh của swap (legs), các dòng tiền được tính toán dựa trên một con số ước tính nhất
định.
Các hợp đồng hoán đổi thường được dùng để phòng ngừa các loại rủi ro tài
chính (như rủi ro về lãi suất thay đổi, rủi ro về tỉ giá, rủi ro về giá cổ phiếu), để hưởng các
ưu đãi dành cho các công ty trong nước, hoặc để nhằm mục đích đầu cơ.
Ví dụ: A có một khoản tiền gửi $100,000 với lãi suất cố định 5%/ năm. B cũng có
một khoản đầu tư $100,000 với lãi suất biến động, bình quân cũng là 5%/năm. A và B kí
một hợp đồng SWAP theo đó, B sẽ trả cho A số lợi tức từ khoản đầu tư của B, còn A trả
cho B lợi tức 5,000 usd/ năm. Bằng cách này, B vẫn giữ được khoản đầu tư của mình,
trong khi có thu nhập ổn định, còn A lại có cơ hội hưởng lợi tức từ khoản đầu tư kia cho
dù không thực sự sở hữu nó.
Các hợp đồng Swap thường được giao dịch bên ngoài các thị trường giao dịch tập
trung, hay nói cách khác nó là một loại công cụ tài chính phái sinh OTC (Over the
counter). Hợp đồng Swap không thể được mua bán trao đổi như là các loại chứng khoán
hay hợp đồng tương lai, mà chúng thực sự là những hợp đồng cá biệt giữa hai bên xác
định. Do đó, cách duy nhất để thoát ra khỏi hợp đồng này là bằng thoả thuận song
phương với phía đối tác để huỷ hợp đồng, hoặc bằng cách chuyển nhượng nó cho bên thứ
ba với điều kiện có sự đồng ý của phía đối tác.
Hiện nay có rất nhiều công cụ phái sinh trên thị trường tài chính ngân hàng mà
hoán đổi lãi suất là một trong những sản phẩm khá mới mẻ đối với các ngân hàng trong
nước. Ở các ngân hàng nước ngoài thì hoán đổi lãi suất được họ sử dụng nhuần nhuyễn
như là một công cụ để phòng chống rủi ro, vừa đa dạng dịch vụ cho khách hàng, vừa để
kiếm lời. Những ngân hàng nước ngoài hiện nay có số lượng các giao dịch hoán đổi lãi
suất nhiều nhất là HSBC, Standard Chatered Bank, Citi Bank
Từ tháng 01/2003, khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho phép thực hiện nghiệp
vụ hoán đổi lãi suất trên thị trường tiền tệ liện ngân hàng tại Việt Nam, đã có một số ngân
12

hàng như ABN, Citibank thực hiện hoán đổi lãi suất trong phạm vi đồng USD từ ngày
1/3/2005 tới 2/2006. Tuy nhiên, giao dịch hoán đổi lãi suất giữa 2 đồng tiền USD và
VND (hoán đổi lãi suất chéo) đã được thực hiện, từ trước khi có quy định chính thức của
ngân hàng nhà nước.
Cho tới lần đầu tiên, khi được NHNN cho phép, HSBC đã cung cấp gói Swaps
tiền Đồng cho một công ty đa quốc gia với số vốn lên tới 15 triệu USD trên tại trường
Việt Nam. Theo đó, HSBC sẽ đưa VND và nhận USD từ khách hàng, tới tháng 12/2007,
HSBC sẽ đưa USD và nhận lại VND từ khách hàng. Với giao dịch này, khách đã đạt
được mức lãi suất cạnh tranh nhất trên thị trường nội địa cho việc vay vốn tiền Đồng kỳ
hạn 3 năm mà không chịu bất cứ một rủi ro nào về tỷ giá USD/VND. Sự kiện này lúc đó
được xem như là một bước đột phá mới trên thị trường tiền tệ Việt Nam đang còn sơ khai
và người chỉ đạo thực hiện nghiệp vụ này được giới báo chí tung hô là "người buôn tiền
số 1 Việt Nam".
Về nguyên tắc, cơ chế hoạt động của nghiệp vụ mới này khá đơn giản. Có thể xét
ví dụ cụ thể: một doanh nghiệp vay vốn bằng ngoại tệ của một ngân hàng để đầu tư cho
dự án mới của mình, thời hạn 5 năm, trả lãi từng năm với lãi suất được quy định là
SIBOR (lãi suất liên ngân hàng Singapore) +1,5%. Đây là mức lãi suất dao động phụ
thuộc vào biến động thị trường, có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với mức lãi suất vào thời
điểm vay vốn (kiểu quy định mức lãi suất không cố định hiện nay áp dụng khá phổ biến
đối với vay ngoại tệ và cả với VND ở những khoản vay trung, dài hạn). Do lãi suất biến
động, việc tính toán chi phí cho đầu tư vào dự án đó sẽ rất khó khăn cho doanh nghiệp,
ảnh hưởng lớn tới việc xác định hiệu quả đầu tư. Lãi suất vay vào thời điểm trả nợ xuống
thấp giúp giảm chi phí vốn cho doanh nghiệp và lợi nhuận của đầu tư sẽ cao hơn, nhưng
ngược lại cũng có thể rất rủi ro nếu lãi suất tăng quá cao, có thể làm cho doanh nghiệp bị
thua lỗ.
1.3. Điều kiện để xây dựng thị trường sản phẩm tài chính phái sinh.
1.3.1. Phải có hệ thống cơ sở pháp lý hoàn thiện.
13
Các sản phẩm tài chính phái sinh có phương thức giao dịch khá đặc biệt có sự
tham gia của nhiều bên như: người mua, người bán, CTCK, CTNY, công ty thanh toán,

công ty lưu ký,…Do đó, luật pháp phải điều chỉnh mọi hành vi của các đối tượng này để
đảm bảo nghĩa vụ cũng như quyền lợi của các bên tham gia.
1.3.2. Điều kiện về tài sản tài chính cơ sở
Vì thị trường sản phẩm tài chính phái sinh được giao dịch dựa trên biến động của
giá tài sản tài chính cơ sở. Do đó, muốn thị trường các sản phẩm tài chính phái sinh hình
thành và phát triển thì thị trường tài chính cơ sở phải phát triển đến một mức độ nhất định
đảm bảo cả về chiều rộng cũng như chiều sâu. Nếu số lượng sản phẩm trên thị trường tài
chính càng lớn, chất lượng sản phẩm tài chính càng cao, biến động của thị trường tài
chính càng mang tính chất ngẫu nhiên thì nhu cầu về sản phẩm tài chính phái sinh càng
nhiều.
1.3.3. Điều kiện về thông tin trên thị trường
Các giao dịch phái sinh đều dựa trên sự biến động của tài sản cơ sở dựa vào phản
ứng của nhà đầu tư trên thị trường thông qua những thông tin nhận được. Do đó, thông
tin minh bạch là một điều kiện để người đầu tư có cơ sở rõ ràng và chính xác để thực hiện
các quyết định đầu tư của mình.
1.3.4. Điều kiện kỹ thuật.
Hoạt động của thị trường sản phẩm tài chính phái sinh phải đòi hỏi một số yêu cầu
về kỹ thuật: kỹ thuật định giá; kỹ thuật chọn phương án đầu tư; kỹ thuật đặt, chuyển lệnh
mua và lệnh bán; kỹ thuật hoạch toán và chuyển quyền sở hữu; kỹ thuật lưu ký chứng
khoán; kỹ thuật lưu trữ lệnh;…Tất cả các kỹ thuật này phải có quy trình và hệ thống quản
lý hiện đại,…Chính vì vậy mà cần phải có hệ thống kỹ thuật hoàn thiện trước khi đưa vào
áp dụng các giao dịch này.
1.3.5. Điều kiện về con người.
Sản phẩm phái sinh là sản phẩm tài chính cao cấp, vì sự cao cấp đó muốn thực hiện được
cũng như tham được vào thị trường đòi hỏi nhà quản lý cũng như nhà đầu tư ngoài việc
nắm và vận dụng được kiến thức về tài chính phái sinh còn phải có một vốn kiến thức
nhất định về thị trường tài chính cũng như kiến thức liên quan đến lĩnh vực kinh tế
14
1.4. Hạn chế của công cụ tài chính phái sinh
Khi thị trường nhà đất phát triển mạnh mẽ tại thị trường Mỹ trong vòng hơn 10

năm trước, các định chế tài chính đổ xô nhau “sản xuất” ra những hợp đồng cho vay dưới
chuẩn thậm chí còn tiếp thị rồi khuyến khích cả những người không đủ khả năng về tài
chính đi vay tiền mua nhà góp phần tham gia vào thị trường béo bở này. Điều tệ hại hơn
khi các tổ chức tài chính phố Wall đã tập hợp các hợp đồng cho vay bất động sản này lại
thành tài sản đảm bảo để phát hành trái phiếu ra thị trường tài chính quốc tế. Đó là một
dạng của “phát kiến tài chính” được mang tên “Mortgage backed securities” - một sản
phẩm tài chính phái sinh được đảm bảo bằng những hợp đồng cho vay bất động sản có
thế chấp. Các ngân hàng, các công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư cùng các quỹ hưu trí đã tranh
nhau mua các hợp đồng này do họ đã bị che đi bởi một bức màn vô hình do các tổ chức
giám định hệ số tín nhiệm (Credit rating agencies ) tạo ra khi các tổ chức này đã đánh giá
cao cho các loại sản phẩm phái sinh này. Họ mua mà không hề hay biết rủi ro thực sự của
các hợp đồng cho vay này - những hợp đồng cho vay bất động sản dùng để đảm bảo
không đủ tiêu chuẩn. Việc mua bán các khoản nợ trong đó có rất nhiều nợ dưới chuẩn
tiếp tục thực hiện từ tổ chức này sang tổ chức khác, từ cá nhân này sang cá nhân khác.
Các hợp đồng nợ dưới chuẩn đã được “bôi trơn và đánh bóng” bởi những nhà đầu tư lớn
ở phố Wall thông qua các “phát kiến tài chính”. Từ đây, nghiệp vụ chứng khoán hoá
được phát huy mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Như một quy luật tất yếu của tự nhiên, tức khi thời tiết trở nên ngày càng nóng
bức, đến một mức độ nào đó trời bắt đầu mưa làm nhiệt độ hạ xuống. Cũng theo quy luật
đó, khi thị trường bất động sản đã phát triển quá nóng, đi đến đỉnh điểm nó bắt đầu hạ
nhiệt. Rồi khi thị trường bất động sản đóng băng, người đi vay không trả được nợ do bán
bất động sản với giá cực kỳ thấp không đủ để thanh toán các khoản nợ thậm chí là không
bán được, bất động sản rớt giá trầm trọng. Từ đó nảy sinh hậu quả là các hợp đồng cho
vay bất động sản dùng để đảm bảo cho trái phiếu MBS là nợ khó đòi, các trái phiếu MBS
cũng như bất động sản trở nên mất giá trên thị trường thứ cấp thậm chí còn không mua
bán được trên thị trường. Các ngân hàng rơi vào tình trạng khốn đốn, gánh chịu các
khoản lỗ khổng lồ dẫn tới mất khả năng thanh toán.
15
Khi cuộc khủng hoảng bùng nổ, các chuyên gia đã ước tính rằng trong 22000 tỷ
USD giá trị bất động sản tại Mỹ - tâm chấn của cuộc khủng hoảng – có tới hơn 12000 tỷ

USD là tiền đi vay và trong đó khoảng 4000 tỷ USD là nợ xấu. Thực hiện theo Mỹ, các
nước trên thế giới cũng bán ra thị trường tài chính các loại trái phiếu phái sinh MBS.
Điều này khiến cho việc tính toán và đo lường tổng số nợ bất động sản khó đòi và tổng số
MBS đã phát hành đang “gieo mầm bệnh” toàn cầu là một nghiệp vụ bất khả thi. Một sản
phẩm “mang mầm bệnh” nữa đó là những “Credit Default Swap” – CDS – “hợp đồng
bảo lãnh nợ khó đòi”. Các hợp đồng này do các tổ chức tài chính và các công ty bảo hiểm
quốc tế bán ra. Các tổ chức này cam kết sẽ hoàn trả đầy đủ số nợ cho vay cho bên mua
CDS nếu bên đi vay không trả được nợ. Thống kê của hiệp hội “International Swap and
Derivatives Association” về sản phẩm này cho thấy tại Mỹ tổng số CDS ước tính khoảng
35000 tỷ USD và trên toàn thế giới khoảng 54600 tỷ USD. Một ví dụ điển hình là sự
chao đảo của tập đoàn tài chính và bảo hiểm hàng đầu thế giới AIG khi tập đoàn này đầu
tư vào cả MBS và CDS. Không chỉ riêng gì AIG mà hàng loạt các tổ chức tín dụng từ các
đại gia cho đến các tổ chức tài chính không tên tuổi cũng không nằm ngoài tầm ảnh
hưởng. Mọi nỗ lực đang dồn vào giải cứu thị trường tài chính Mỹ. Nếu tình hình trở nên
tồi tệ nhất, thị trường tài chính Mỹ không được giải cứu kịp thời theo đó thị trường tài
chính thế giới bị đóng băng, lúc này các công cụ phái sinh phát huy mặt trái của nó, một
sự tàn phá khủng khiếp các định chế tài chính trên toàn cầu mà hậu quả ta không thể nào
đo lường hết được. Điều này cho thấy điểm khác biệt giữa cuộc khủng hoảng lần này so
với cuộc đại suy thoái 1930 đó chính là các “phát kiến tài chính” - những công cụ phái
sinh góp phần tăng thêm mức độ trầm trọng cho cuộc khủng hoảng hiện nay.
 Phòng ngừa rủi ro không những không làm giảm thiểu rủi ro mà còn làm
gia tăng rủi ro:
Khi điều kiện thị trường có những chuyển biến theo chiều hướng thuận lợi, nếu
một doanh nghiệp thực hiện việc phòng ngừa thì có thể sẽ bỏ qua những cơ hội thực hiện
các ưu thế mà thị trường đang có. Trên thực tế, thực hiện phòng ngừa rủi ro, doanh
nghiệp sẽ giảm đi được các khoản lỗ nhưng đồng thời cũng làm giảm đi các khoản lãi
tiềm năng. Ngoài ra, người đi thực hiện phòng ngừa rủi ro phải gánh chịu thêm rủi ro
16
basic ngoài rủi ro trên tài sản do tính không chắc chắn trong basic (vì basic = giá giao
ngay – giá giao sau). Phòng ngừa rủi ro chính là ta không thực sự tin vào điều gì cả. Tức

là nhà đầu tư phòng ngừa rủi ro vì nghĩ là sẽ có những sự kiện không mong muốn xảy ra
trong thị trường và điều này trở thành hành vi đầu cơ khi mà tất cả tiền của một người
đều tập trung vào thị trường cổ phiếu. Trong một giới hạn nào đó nếu các cổ đông có thể
dự báo chính xác tất cả các rủi ro có thể phòng ngừa đi chăng nữa nhưng nếu như xuất
hiện độ nhạy cảm do những bất ổn trong giá cả, nguyên vật liệu thì họ khó có khả năng
tính toán chính xác mức độ của những rủi ro này cũng như xác định được thời điểm mà
lúc các rủi ro này gây ra những tổn thất lớn nhất, hay xác định chính xác số lượng hợp
đồng giao sau để phòng ngừa rủi ro. Một điều đáng lưu tâm nữa là phòng ngừa rủi ro có
thể làm cho nhà đầu tư cảm nhận sai lệch về số lượng rủi ro giảm đi. Bởi một mặt phòng
ngừa rủi ro không thể cũng như không hoàn toàn có thể loại trừ hết rủi ro. Điều này cho
thấy phòng ngừa rủi ro chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp trong một khía cạnh nào đó
thôi, nếu không có sự am hiểu kỹ càng về phòng ngừa rủi ro thì sẽ làm gia tăng rủi ro
công ty.
 Một số rủi ro khi doanh nghiệp sử dụng nghiệp vụ tài chính phái sinh như:
Rủi ro tín dụng: Rủi ro mà một bên đối tác đối với một công cụ phái sinh là
nguyên nhân gây ra thất thoát tài chính cho đối tác khác do không hoàn thành nghĩa vụ
thanh toán.
Rủi ro thị trường: Rủi ro mà giá trị thị trường hay dòng tiền tương lai của một
công cụ phái sinh bị giao động do những thay đổi về giá thị trường: rủi ro lãi suất, rủi ro
tỷ giá, rủi ro giá cả khác.
Rủi ro thanh khoản: Rủi ro do gặp phải khó khăn trong việc hoàn thành các nghĩa
vụ đi kèm với trác nhiệm tài chính khi thực hiện giao dịch công cụ phái sinh.
Rủi ro hoạt động: Rủi ro thiệt hại xuất phát từ quy trình hoạt động nội bộ, con
người hay do các sự kiện bên ngoài tác động khi thực hiện nghiệp vụ tài chính phái sinh.
Một ví dụ thực tế điển hình là vụ siêu lừa đảo của Nick Leeson. Năm 1995, Nick Leeson
đã gây thiệt hại 850 triệu bảng Anh (tương đương 1,2 tỷ Euro) cho ngân hàng Barings.
Ước tính thiệt hại này lớn hơn cả tài sản của ngân hàng. Và hậu quả là vào tháng 2/1995,
Barings - một trong những ngân hàng kinh doanh lâu đời nhất ở Anh tuyên bố phá sản và
17
được bán với giá tượng trưng 1 bảng Anh cho ngân hàng bảo hiểm ING của Hà Lan.

Theo đó là sự lừa đảo của Jerôme Kerviel làm thất thoát hơn 7 tỷ USD (4,9 tỷ Euro) vào
năm 2008. Đây là những bài học đắt giá cho các định chế tài chính về rủi ro thị trường và
rủi ro hoạt động khi thực hiện kinh doanh các công cụ tài chính phái sinh. Sự khó kiểm
soát cộng thêm những yếu tố đầu cơ, sự gian lận của nhân viên là nguyên nhân cho
những tổn thất quá lớn của các ngân hàng.
1.5. Thực trạng công cụ phái sinh ở Việt Nam:
Nghiệp vụ tài chính phái sinh đã xuất hiện ở Việt Nam từ những năm 1990, chủ
yếu là tại các ngân hàng có giao dịch với các ngân hàng nước ngoài. Một số ngân hàng
lớn như: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Đầu tư và phát
triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Công thương (Viettinbank)…cũng đã triển khai các
nghiệp vụ như: mua bán ngoại tệ kỳ hạn, hoán đổi, hợp đồng tương lai…cho các doanh
nghiệp có nhu cầu sử dụng ngoại tệ và trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong thanh toán quốc
tế. Tuy nhiên, các sản phẩm công cụ phái sinh hiện nay tại các ngân hàng còn ít, chưa thu
hút được các doanh nghiệp sử dụng. Vì thế, thu nhập từ các công cụ phái sinh còn chiếm
tỷ trọng rất nhỏ trong tổng thu nhập của ngân hàng. Đơn cử số liệu về thu nhập và lợi
nhuận từ công cụ phái sinh của 3 ngân hàng thương mại hàng đầu hiện nay để có thể
thấy được thực tế này.
18
Bảng 1: Thu nhập và lợi nhuận từ công cụ phái sinh tại một số NHTM
(Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTM)
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, tỷ trọng doanh thu và lợi nhuận của công cụ
phái sinh là rất nhỏ so với tổng doanh thu và lợi nhuận của các ngân hàng. Tại BIDV,
năm 2007, thu từ công cụ phái sinh là 19.110 triệu đồng, chiếm 0,24% tổng thu nhập,
năm 2008 tăng lên 363.288 triệu đồng, chiếm 4,79 % tổng thu nhập nhưng đến năm 2009
chỉ đạt 91.272 triệu đồng chiếm 0.94 % tổng thu nhập; và lợi nhuận năm 2007 là 8.829
triệu đồng, chiếm 0,04% tổng lợi nhuận, năm 2008 tăng lên 237.930 triệu đồng chiếm
10,04% tổng lợi nhuận nhưng đến năm 2009 lại giảm mạnh, lỗ 171.695 triệu đồng.
Tại Vietinbank, thu nhập từ công cụ phái sinh tăng qua các năm, năm 2007 chỉ là
4.256 triệu đồng, chiếm 0,06% tổng thu nhập, đến năm 2008 đã tăng lên 74.764 triệu
đồng, chiếm 0.86%, năm 2009 tăng mạnh lên 200.287 triệu đồng, chiếm 3,7% tổng thu

nhập. Mặc dù có thu nhập tăng qua các năm nhưng ngân hàng lại toàn lỗ khi kinh doanh
Năm Chỉ tiêu BIDV Vietinbank Vietcombank
TriệuVNĐ % TriệuVNĐ % TriệuVNĐ %
2007
Tổng thu nhập 7.794.275 100 6.648.680 100 5.763.393 100
Trong đó:
Thu từ các công cụ phái sinh 19.110 0,24 4.256 0,06 0
Tổng lợi nhuận 2.028.246 100 1.529.085 100 3.192.119 100
Trong đó:
Dịch vụ phái sinh 8.829 0,04 -6.464 0 0 0
2008
Tổng thu nhập 7.570.430 100 8.694.253 100 10.991.219 100
Trong đó:
Thu từ các công cụ phái sinh 363.288 4,79 74.764 0,86 52.492 0,04
Tổng lợi nhuận 2.368.018 100 2.436.388 100 3.525.877 100
Trong đó:
Dịch vụ phái sinh 237.930 10,04 -120.042 0 52.492 1,4
2009
Tổng thu nhập 9.687.959 100 5.428.316 100 9.286.804 100
Trong đó:
Thu từ các công cụ phái sinh 91.272 0,94 200.587 3,70 6.420 0,06
Tổng lợi nhuận 3.605.469 100 1.678.289 100 5.004.374 100
Trong đó:
Dịch vụ phái sinh -171.695 0 -289.517 0 -288.777 0
19
lĩnh vực này, năm 2007 lỗ 6.464 triệu đồng, năm 2008 lỗ 120.042 triệu đồng, năm 2009
lỗ 289.517 triệu đồng.
Tại Vietcombank, năm 2008 thu nhập từ công cụ phái sinh là 52.492 triệu đồng,
chiếm 0,04% tổng thu nhập, năm 2009 tăng lên là 6.420 triệu đồng chiếm 0,06% tổng thu
nhập. Trong đó, lợi nhuận năm 2008 là 52.492 triệu đồng, chiếm 1,4% tổng lợi nhuận,

năm 2009 lại lỗ 288.777 triệu đồng.
Có thể nhận thấy, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực công cụ phái sinh của các
ngân hàng chưa hiệu quả. Các sản phẩm chưa đa dạng, phong phú, do đó mặc dù các
ngân hàng đã không ngừng đầu tư chi phí để phát triển các sản phẩm này nhưng chưa thu
hút được các doanh nghiệp tham gia. Thực tế là các doanh nghiệp hiện nay nhận thức rất
ít về kỹ thuật phòng chống rủi ro lãi suất, rủi ro hối đoái và phòng chống bằng công cụ
phái sinh lại càng xa lạ.
Do đó, các doanh nghiệp không nhiệt tình phòng ngừa rủi ro bằng các hợp đồng
kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng quyền chọn dẫn đến các NHTM gặp khó khăn
trong việc phát triển các nghiệp vụ này. Mặt khác, vì đây là các nghiệp vụ hiện đại, phức
tạp nên đòi hỏi đội ngũ nhân viên ngân hàng phải có trình độ chuyên môn cao, mới có thể
tư vấn cho các doanh nghiệp thực hiện các nghiệp vụ phái sinh đồng thời việc quảng bá,
giới thiệu của các ngân hàng đối với doanh nghiệp còn chưa rộng rãi, làm doanh nghiệp
chưa biết hoặc không mặn mà với các dịch vụ mới về công cụ phái sinh của ngân hàng.
1.6. Những rào cản trong việc sử dụng và phát triển công cụ phái sinh tại Việt
Nam:
Theo kết quả điều tra thể hiện ở hình dưới, nguyên nhân khiến doanh nghiệp
không thực hiện sản phẩm phái sinh hay gặp khó khăn trong sử dụng công cụ phái sinh ta
có thể thấy nguyên nhân chính là do tâm lý các ngân hàng và doanh nghiệp, chưa có sự
am hiểu và nhận thức đầy đủ về sản phẩm phái sinh cũng như những bất cập trong khung
pháp lý, cùng với một số nguyên nhân khác như sau:
20
Hình: Các nguyên nhân ngăn trở việc sử dụng công cụ phái sinh.
Tâm lý của doanh nghiệp khi sử dụng công phái sinh:
Các rủi ro kinh doanh ngày càng gia tăng khiến cho các doanh nghiệp Việt Nam
thực sự gặp phải những thách thức khó khăn sau những phấn khích ban đầu lúc Việt Nam
trở thành thành viên của WTO. Các loại rủi ro mà doanh nghiệp hiện nay lo ngại nhất
chính là lãi suất và tỷ giá. Nhưng một thực tế đáng ngạc nhiên là hầu như các doanh
nghiệp chưa thực sự làm gì để đối phó với các rủi ro này. Phải chăng một phần là do tâm
lý ỷ lại? Chính sách bảo hộ ngầm của nhà nước như việc để cho tỷ giá USD/VNĐ và lãi

suất cơ bản của tiền đồng Việt Nam liên tục ổn định trong nhiều năm đã khiến cho các
doanh nghiệp hoàn toàn không chú ý tới phòng ngừa rủi ro tỷ giá và lãi suất.
Các giao dịch phái sinh trong ngân hàng như swaps, forward, future, option…
chính là những công cụ được cấp phép sử dụng tại Việt Nam nhưng số doanh nghiệp dám
21
sử dụng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Việc sử dụng các công cụ chống rủi ro tài chính tại
Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn và vướng phải sự ngập ngừng e ngại của doanh
nghiệp. Chủ yếu là do doanh nghiệp chần chừ, không hiểu và không biết.
Theo ông Phạm Hồng Hải – Giám đốc Kinh doanh ngoại tệ và vốn – Ngân hàng HSBC,
kể từ khi những hợp đồng phái sinh đầu tiên được ký vào năm 1997 – 1998, đến nay thị
trường phái sinh tại Việt Nam chưa nhúc nhích được bao nhiêu. “ Những doanh nghiệp
thường xuyên có các dự án tính bằng vài trăm triệu USD và chỉ với những biến động nhỏ
của thị trường tiền tệ, họ sẽ chịu những tổn thất không nhỏ về vốn. Tuy nhiên, hầu hết
các doanh nghiệp trên đều “ thổ lộ ” rằng, biết là sẽ gặp rủi ro nhưng do công ty họ chưa
có chính sách nên họ không dám làm” .
Một cản trở với nghiệp vụ phái sinh, đó là văn hoá trách nhiệm trong các doanh
nghiệp. Ví dụ, một doanh nghiệp nếu biết có rủi ro lãi suất và đang vay tiền với lãi suất
thả nổi, trong điều kiện lãi suất đang tăng lên mạnh, nếu họ quyết định hoán đổi chuyển
sang lãi suất cố định và đỡ thiệt hại hơn nhiều. Nhưng họ sợ rằng nếu họ quyết định hoán
đổi nếu chẳng may sang năm lãi suất sẽ xuống, lúc đó trách nhiệm lại đổ lên đầu người
đã thay đổi chính sách. “ Nếu trong doanh nghiệp vẫn còn cái văn hoá “ chì chiết ” những
người dám làm cái mới, thì sẽ không ai dám làm hết ”, ông Hải nhận định.
Môi trường chính sách: Về phương diện chính sách luôn được xem là câu
chuyện dài kỳ. Vẫn còn tồn tại những lực cản đối với nghiệp vụ phái sinh. Đặc biệt là
trong quy định về thuế chưa rõ ràng. Ví dụ như việc đánh thuế nhà thầu với nghiệp vụ
hoán đổi giữa hai đồng tiền hiện chưa rõ. Cách tính thuế này đang là một khó khăn bởi
ngân hàng và doanh nghiệp sẽ không biết số thuế mình phải nộp là bao nhiêu, vì lãi suất
thả nổi chạy liên tục theo từng ngày. Ở các nước khác thì lại không đánh thuế với sản
phẩm phái sinh vì đó mới là công cụ phòng ngừa rủi ro cho doanh nghiệp chứ không phải
một kênh kinh doanh của ngân hàng. Ngoài ra nhà nước ta chưa có một chính sách cụ thể

nào khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm phái sinh. Cũng có lẽ là các nhà
hoạch định chính sách lo sợ cho mặt trái của các công cụ phòng ngừa rủi ro nên đã không
cho phép chúng phát huy hết công năng đúng với bản chất vốn có của công cụ này. Như
doanh nghiệp thực hiện một yêu cầu phi lý khi thực hiện nghiệp vụ swap là phải xuất
trình các hoá đơn chứng từ hợp lý - một quy định đã gây không ít khó khăn cho doanh
22
nghiệp. Những nguyên nhân làm cho doanh nghiệp không chủ động quản lý được các chi
phí đầu vào có lẽ cũng bắt nguồn từ những quy định bất hợp lý này.
Hạch toán kế toán: Ở nước ta chưa có các quy định về hạch toán kế toán đối với
các giao dịch và phí phải trả cho việc sử dụng sản phẩm phái sinh. Đặc biệt, hệ thống
Chuẩn mực kế toán Việt Nam còn chưa có các chuẩn mực tương đồng với các Chuẩn
mực kế toán quốc tế về công cụ tài chính. Chính việc thiếu vắng những tiêu chuẩn kế
toán chất lượng cao để ghi nhận, đánh giá giá trị công cụ tài chính nói chung và công cụ
tài chính phái sinh nói riêng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc xác định kết quả tài
chính và việc quản trị rủi ro trong doanh nghiệp. Đồng thời các cơ quan giám sát tài
chính, ngân hàng, chứng khoán cũng không có được những thông tin đầy đủ, trung thực
để giám sát thị trường chung, giám sát an toàn hoạt động của tổ chức tài chính.
Một số nguyên nhân khác: Các tổ chức tài chính, đặc biệt là các ngân hàng
thương mại với nguồn nhân lực hạn chế, hệ thống thông tin quản lý chưa phát triển, đối
tác mua bán công cụ phái sinh với các ngân hàng thương mại là các doanh nghiệp lại hạn
chế. Do đó các tổ chức tài chính cũng chưa có nhu cầu, cũng chưa chủ động phát triển và
cung ứng các sản phẩm, dịch vụ về công cụ tài chính phái sinh.
Kinh nghiệm thực tế về sản phẩm phái sinh còn yếu kém: sản phẩm phái sinh là một loại
sản phẩm tài chính khá mới mẻ ở Việt Nam điều này dẫn đến một thực trạng đang tồn tại
ở nước ta là việc đào tạo về sản phẩm phái sinh còn thiếu trầm trọng, những chuyên gia
đào tạo về sản phẩm phái sinh, các đơn vị cung cấp cũng như đơn vị tham gia thực hiện
sản phẩm phái sinh còn rất ít ỏi. Vì vậy, số chuyên gia có cơ hội tiếp cận với thực tiễn
ứng dụng sản phẩm phái sinh ở Việt Nam là rất hạn chế.
Chi phí giao dịch có liên quan tới việc mua – bán – giao dịch công cụ phái sinh
còn cao. Các chi phí này bao gồm như: Chi phí tìm kiếm thông tin, chi phí thương lượng

với đối tác, chi phí để điều chỉnh trạng thái nhằm thích nghi với điều kiện mới của thị
trường, chi phí thực hiện, giám sát… Đây cũng là một hạn chế cho doanh nghiệp sử dụng
sản phẩm phái sinh. Tuy nhiên điều này là vì nhiều đối tượng sử dụng công cụ phái sinh
nhằm kỳ vọng tạo ra lợi nhuận hay nhằm mục đích đầu cơ chứ không nhắm vào phòng
ngừa rủi ro. Họ hoàn toàn không nghĩ sử dụng sản phẩm phái sinh sẽ tạo cho họ một cảm
23
giác an toàn và yên tâm, chủ động trong các kế hoạch kinh doanh hay ước tính chi phí
một cách chính xác hơn.
Nhân sự có năng lực chuyên môn về sản phẩm phái sinh còn thiếu: điều này đã
gây cản trở cho doanh nghiệp khi muốn sử dụng công cụ phái sinh nhằm hạn chế rủi ro.
Thậm chí khi họ biết rõ những nguy cơ ảnh hưởng xấu tới việc kinh doanh như thay đổi
lãi suất hay tỷ giá, họ biết họ cần phải sử dụng sản phẩm phái sinh, tuy nhiên, không có
nguồn nhân sự nào có thể bảo đảm cho việc thực hiện điều này.
Việc tiếp cận các thông tin liên quan tới sản phẩm phái sinh đối với doanh nghiệp
là không dễ dàng. Một phần là do sản phẩm phái sinh bản thân nó đã mang tính chất khó
hiểu, đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn, lại thêm sự hạn chế trong việc am hiểu về
công cụ tài chính phái sinh của các doanh nghiệp, cộng thêm sự không đầy đủ của các
hướng dẫn về sản phẩm phái sinh của các tổ chức của các tổ chức cung cấp sản phẩm
phái sinh.
1.7. Một số giải pháp phát triển thị trường phái sinh ở Việt Nam:
Các ngân hàng thương mại Việt Nam đang phải đối mặt với việc cạnh tranh gay
gắt từ các ngân hàng nước ngoài, bởi các rào cản với các ngân hàng nước ngoài sẽ được
dỡ bỏ vào năm nay. Các ngân hàng nước ngoài có lợi thế về vốn, về công nghệ, về kinh
nghiệm phát triển các sản phẩm phái sinh hơn hẳn các ngân hàng trong nước.
Còn các ngân hàng trong nước, mặc dù có được lợi thế về mạng lưới chi nhánh
giao dịch nhưng nếu không phát triển được các nghiệp vụ phái sinh đáp ứng nhu cầu của
thị trường thì chắc chắn sẽ phải đối mặt với nguy cơ lớn là “thua ngay trên sân nhà”. Để
có thể phát triển được nghiệp vụ phái sinh đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường hiện tại và
tương lai, cần phải thực hiện một số giải pháp sau:
1.7.1. Về phía ngân hàng:

Thứ nhất, tại các NHTM, các nghiệp vụ phái sinh hiện nay rất ít, chủ yếu là mua
bán kỳ hạn, quyền chọn ngoại tệ, hoán đổi lãi suất với quy mô và mức độ thực hiện thấp.
Do đó, các NHTM cần phải phát triển các nghiệp vụ phái sinh đa dạng và phong phú hơn
nhằm thu hút doanh nghiệp từ chính những tiện ích mang lại từ các dịch vụ này.
Thứ hai, các NHTM cần hiện đại hóa đồng bộ công nghệ ngân hàng. Các nghiệp
vụ phái sinh là những nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, nên đòi hỏi các ngân hàng phải trang
24
bị hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, đồng bộ mới có thể thu thập, xử lý, phân tích
thông tin nhanh chóng, chính xác, hiệu quả, từ đó mới có thể hạn chế rủi ro cho chính
các ngân hàng và tư vấn được cho các khách hàng của mình.
Thứ ba, để các doanh nghiệp hiểu được lợi ích của các công cụ phái sinh và sử
dụng rộng rãi các nghiệp vụ này như một công cụ để hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh
doanh do biến động của thị trường, các ngân hàng cần đẩy mạnh quảng cáo, giới thiệu, tư
vấn các nghiệp vụ phái sinh cho các doanh nghiệp.
Thứ tư, các ngân hàng phải nhanh chóng đào tạo được đội ngũ nhân viên chuyên
nghiệp trong lĩnh vực này. Chìa khóa của mọi sự thành công là yếu tố con người, các
ngân hàng cần phải có đội ngũ nhân viên am hiểu những kiến thức về tài chính, pháp lý,
đặc biệt là kỹ thuật định giá và giao dịch các công cụ tài chính phái sinh. Công tác đào
tạo và tái đào tạo phải được tiến hành thường xuyên, liên tục; cả ở trong nước và nước
ngoài; cả về lý thuyết lẫn thực hành. Có như vậy, mới giúp được đội ngũ nhân viên hiểu
và triển khai được các nghiệp vụ một cách linh hoạt, tránh gây ra rủi ro cho chính các
ngân hàng.
Thứ năm, các ngân hàng cần phải tăng cường kiểm soát nội bộ. Các ngân hàng
cần đảm bảo an toàn hoạt động, do đó các ngân hàng cần đánh giá rủi ro cấu trúc, quản lý
hệ thống kế toán nhằm đảm bảo các quyết định được đưa ra trên cơ sở có đầy đủ thông
tin về rủi ro.
1.7.2. Về phía Nhà nước:
Thứ nhất, Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện các quy định về giao dịch phái sinh
sao cho vừa phù hợp với thông lệ quốc tế vừa phù hợp với điều kiện phát triển của thị
trường Việt Nam. Các ngân hàng thương mại có kinh doanh ngoại hối đều nên được thực

hiện các nghiệp vụ phái sinh đầy đủ, để có được một thị trường cạnh tranh bình đẳng giữa
các ngân hàng, nhằm cung cấp các sản phẩm tiện ích nhất cho các nhà đầu tư, các doanh
nghiệp.
Thứ hai, Nhà nước cần hoàn thiện chế độ kế toán, quy định cụ thể về các giao dịch
phái sinh. Nhà nước cần có các hướng dẫn cụ thể quy định cách tính toán thu nhập, chi
phí, cách tính giá hạch toán, cách định giá, … phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm giúp
25

×