A/- MỞ ĐẦU.
I/- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .
Kiến thức là tiền đề cho sự phát triển và cho sự giáo dục; kiến thức là
“thức ăn” cho tư duy, vũ khí cho hành động và do đó dẫn đến tư tưởng và
niền tin. Nhưng dạy học không phải chỉ là dạy kiến thức cho học sinh mà còn
dạy cho các em biết cách học, biết cách chủ động tiếp nhận thông tin, xử lí
thông tin và có thể đổi mới những hiểu biết của mình bằng tự học và xác định
học để làm, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước. Sự dạy học tốt là sự dạy
học đi trước sự phát triển; dạy một biết mười; dạy “ chữ” mà rèn trí thông
minh.
Để con người thực sự có cuộc sống văn minh, ổn định, bất kì ở lĩnh
vực nào không thể thiếu được những hiểu biết về sinh giới; vì rằng từ việc giữ
gìn sức khoẻ, đến việc làm gia tăng của cải vật chất, tăng thiết bị phục vụ
cuộc sống đều cần có sự hiểu biết về sinh học. Sinh học hiện đại đang thực sự
trở thành một khoa học điều khiển, cải tạo sinh vật nhờ vận dụng các thành
tựu lí thuyết mới nhất. Trước kia những ứng dụng của sinh học tập trung chủ
yếu vào nông, lâm, ngư nghiệp; ngày nay sinh học phát huy tác dụng ngày
càng mạnh vào y học, công nghiệp thực phẩm, thậm chí vào cả kiến trúc,
công nghiệp luyện kim. Rất nhiều những vấn đề quan trọng trong hiện tại và
đối với tương lai của sinh quyển và của con người đều liên quan đến sinh học.
Nhiều nhà khoa học đã nhất trí nhận định: “ Loài người đang bước vào kỉ
nguyên sinh học”, “Thế kỉ XXI sẽ là kỉ nguyên của sinh học”
Như vậy để thực hiện tốt việc dạy và học môn Sinh học ở Trường
THCS nói chung và môn Sinh học lớp 9 nói riêng trong tình hình hiện nay
theo hướng: Tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, khơi dậy và phát
triển khả năng tự học nhằm hình thành cho học sinh tư duy tích cực, độc
Trang:1
RÈN KĨ NĂNG GIẢI BÀI TẬP
SINH
RÈN KĨ NĂNG GIẢI BÀI TẬP
SINH
sinh. Như chúng ta đã biết cái đẹp đã trở thành một trong những nhu cầu cần thiết
của cuộc sống con người. Tất cả những gì phục vụ cho con người đều cần cái đẹp
về hình thể và mầu sắc. Ngày nay khi cuộc sống ngày càng cao, cái đẹp đã góp một
phần đáng kể vào phát triển nền kinh tế nước nhà. Nên đòi hỏi các em phải có kĩ
năng thẩm mĩ, sáng tạo để tạo bố cục, đường nét, hình dáng, họa tiết, màu sắc cho
bài trang trí đẹp. Qua thực tế, qua nhiều năm giảng dạy ở phân môn trang trí tôi thấy
các em còn nhiều hạn chế như: tạo dáng, tạo họa tiết, màu sắc còn nghèo nàn.
- Muốn thực hiện tốt điều này giáo viên cần phải rèn luyện nâng cao kĩ
năng trang trí ngay từ đầu học kì. Đó là lí do mà tôi chọn đề tài
2/- ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
Nâng cao kĩ năng trang trí cho học sinh khối 9,
Rèn luyện cho học sinh kĩ năng quan sát để học sinh có ý tưởng sáng tạo về
hình dáng về họa tiết, màu sắc có tính thẩm mĩ cao.
3/-PHẠM VI ĐỀ TÀI.
- Khối 9,
- Thời gian: Suốt học kì II, năm 2006 – 2007.
4/-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Phương pháp :
+ Tham khảo tài liệu có liên quan đến môn trang trí.
+ Điều tra, kiểm tra, đối chiếu.
- Giả thuyết khoa học:
+ Học sinh khối 9,.
+ Do các em còn xem nhẹ môn so với các môn khác.
+ Do các em ít thực hành.
+ Do các em chưa hiểu tầm quan trọng của phân môn + Do gia đình ít quan
tâm đến môn học.
B/- NỘI DUNG.
I/-CƠ SỞ LÍ LUẬN.
Nhân cách là đích cuối cùng của một quá trình nhận thức, là sự đúc
kết của tư duy. Một khi nhân cách đã được hình thành tốt đẹp nó sẽ trở thành
Trang:2
động lực thúc đẩy mạnh mẽ cho tư duy sáng tạo phát triển, thúc đẩy con
người đạt đến đỉnh cao của sự hiểu biết. Dạy học như vậy là đã hoàn thành
được sứ mệnh cao cả của nó: “ Dạy người thông qua việc dạy chữ”. Dạy học
không phải chỉ đơn giản là sự truyền thụ kiến thức cho học sinh mà là giúp
học sinh tìm ra bản chất của vấn đề, tạo sự hứng thú học tập cho học sinh,
thúc đẩy học sinh tự nghiên cứu tìm tòi đến với khoa học.
Như L. Tônxtôi đã nói: “ Muốn lấy khoa học mà giáo dục học sinh,
bạn hãy yêu môn khoa học của bạn. Hãy tìm hiểu kĩ nó, học sinh sẽ yêu cả
bạn lẫn môn học và bạn sẽ giáo dục được cho các em. Nhưng nếu chính bạn
không yêu môn khoa học của bạn thì mặc dù bạn có bắt buộc học đến thế nào
chăng nữa, cũng sẽ không có một tác dụng giáo dục khoa học nào cả”. Như
vậy, để tạo sự hứng thú học tập bộ môn, sự say mê tìm tòi nghiên cứu của học
sinh thì chính bản thân người thầy giáo phải là người yêu khoa học, yêu môn
học của mình.
Cốt lõi của đổi mới dạy và học hiện nay là hướng tới học tập chủ
động, chống lại thói quen học tập thụ động. Tính tích cực là một phẩm chất
vốn có của con người, là tính tích cực nhận thức, đặc trưng ở khát vọng hiểu
biết, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh nội dung học
tập. Có nhiều phương pháp biện pháp dạy học tích cực có thể tổ chức có hiệu
quả hoạt động tự lực nghiên cứu của học sinh:
- Sử dụng câu hỏi tìm tòi, câu hỏi định hướng, bài tập có vấn đề, bài
toán có vấn đề.
- Sử dụng sơ đồ hoá với các dạng như: biểu đồ, đồ thị, bảng biểu, sơ
đồ.
- Sử dụng phiếu học tập chứa đựng yêu cầu dưới dạng câu hỏi, bài
toán nhận thức.
- Dạy học đặt và giải quyết vấn đề.
- Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ.
Xuất phát từ Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI: “… đào tạo đội ngũ
lao động có văn hoá, có kĩ thuật, có kỉ luật và giàu tính sáng tạo …” Môn
Sinh học cũng như các môn khoa học khác với đặc thù của mình sẽ góp phần
đắc lực vào việc cung cấp cho học sinh những kiến thức Sinh học cơ bản, hiện
đại góp phần phát triển năng lực trí tuệ chung như: phân tích, tổng hợp, trừu
tượng hoá… bồi dưỡng những đức tính, phẩm chất cẩn thận, chính xác, tính
kỉ luật, tính phê phán, óc thẩm mĩ … Ngoài ra kiến thức Sinh học sẽ giúp các
em giải thích được rất nhiều những hiện tượng có liên quan trong thực tế cuộc
sống, trong các lĩnh vực khoa học.
II/- CƠ SỞ THỰC TIỄN .
Hiện nay, dạy học muốn đạt hiệu quả cao không chỉ đơn thuần theo
kiểu “ Thầy đọc, trò ghi; thầy nói, trò nghe”, tức là học sinh bị động chịu sự
áp đặt của thầy giáo. Học sinh phải tự hoạt động để chiếm lĩnh kiến thức cho
Trang:3
mình, hãy phấn đấu để trong một tiết học bình thường học sinh được: hoạt
động nhiều hơn; thực hành nhiều hơn; thảo luận nhiều hơn và suy nghĩ nhiều
hơn.
Một trong những hướng đổi mới dạy học ở trường THCS là giảm tính
lí thuyết, hàn lâm, tăng tính thực hành vận dụng. Để đổi mới phương pháp
dạy học theo yêu cầu mới, giáo viên cần phải được thường xuyên bồi dưỡng
và cập nhật kiến thức sao cho vừa có bề rộng lại vừa đủ sâu thì mới có khả
năng dạy học theo hướng dạy vận dụng và giải quyết vấn đề. Ngoài ra giáo
viên phải thực sự là người có tâm huyết với nghề, lòng nhiệt tình và có nghệ
thuật sư phạm.
Đối với chương trình Sinh học lớp 9 là phần kiến thức tương đối mới
mẻ, lạ và khó đối với các em học sinh. Vấn đề đặt ra là kĩ năng giải bài tập
Sinh học của các em học sinh còn rất yếu; các em không có nhiều thời gian
giải bài tập trên lớp, không làm được nhiều dạng bài tập và không giải được
bài tập. Từ tình hình thực tiễn, trong năm học 2006- 2007 bản thân tôi đã
nghiên cứu phương pháp giải một số dạng bài tập phổ biến để lồng ghép vào
chương trình dạy học trên lớp giúp các em học sinh lớp 9 về cơ bản có thể
giải được bài tập sinh học.
III/ - NỘI DUNG VẤN ĐỀ .
Để rèn kĩ năng giải bài tập Sinh học cho học sinh lớp 9, giáo viên cần
phải:
- Nghiên cứu và nắm vững phương pháp giải một số dạng bài tập Sinh
học cơ bản, các công thức tính toán cần thiết để lồng ghép vào tiết giảng dạy
trên lớp.
- Bằng lòng nhiệt tình, các thủ thuật sư phạm và vốn sống của người
thầy tạo cho học sinh sự say mê hứng thú học tập bộ môn, tính tích cực tự
giác học tập để thấy mình có nhu cầu phải giải được bài tập Sinh học; ngoài
các bài tập có trong chương trình sách giáo khoa, bài tập giáo viên hướng dẫn
giải trên lớp, các em sẽ tự tìm tài liệu để giải thêm các bài tập Sinh học.
- Thường xuyên kiểm tra để nắm được tình hình lĩnh hội tri thức, kĩ
năng giải bài tập của học sinh và từ đó điều khiển bước tiếp theo có hiệu quả
hơn.
1) BÀI TẬP VỀ QUI LUẬT DI TRUYỀN CỦA
MENĐEN.
Đây là dạng bài tập mà hầu như các em học sinh lớp 9 đều rất sợ;
không phải vì các em không viết được sơ đồ lai mà là các em không biết cách
lập luận, không biết phải bắt đầu từ đâu để giải bài tập. Do đó trong quá trình
giảng dạy các qui luật di truyền của Menđen giáo viên giúp các em học sinh
Trang:4
phân biệt được các qui luật và phương pháp làm bài toán nhận thức về các
phép lai, các em phải nhận biết một bài toán lai phải thực hiện 5 bước:
- Xác định được qui luật di truyền.
- Xác định được kiểu hình trội, lặn.
- Xác định được kiểu gen.
- Viết sơ đồ lai.
- Kết luận.
1.1) Lai một cặp tính trạng: Ta thường gặp 2 dạng bài tập, tạm gọi là
bài toán thuận và bài toán nghịch.
a) Bài toán thuận:
- Đây là dạng bài toán đã biết tính trội, tính lặn, kiểu hình của bố mẹ.
Từ đó xác định kiểu gen, kiểu hình của con lai và lập sơ đồ lai
- Bài toán thuận có các bước giải sau:
Bước 1: Xác định trôị- lặn
Bước 2: Qui ước gen
( Nếu đề bài đã có qui ước gen sẵn thì không tiến hành bước này)
Bước 3: Xác định kiểu gen của bố mẹ ( căn cứ vào kiểu hình của bố
mẹ)
Bước 4: Viết sơ đồ lai
Bước 5: Kết luận (nhận xét kết quả về kiểu gen và kiểu hình của con
lai)
V í dụ: Cho hai giống cá kiếm mắt đen thuần chủng và mắt đỏ thuần
chủng giao phối với nhau được F
1
toàn cá kiếm mắt đen. Khi cho các con cá
F
1
giao phối với nhau thì tỉ lệ kiểu hình ở F
2
sẽ như thế nào? Cho biết màu
mắt chỉ do một nhân tố di truyền qui định ( Bài tập 4 SGK, trang 10)
GIẢI
Để giải được bài tập trên, học sinh phải nhận dạng đây là dạng bài
toán thuận của phép lai một cặp tính trạng.
- Tiến hành các bước giải như sau:
Bước 1: Xác định trội- lặn
. Giáo viên hướng dẫn học sinh căn cứ vào đề bài đã cho để xác định
tính trội- lặn
P
TC
: Cá
kiến mắt đen x cá kiếm mắt đỏ
F
1
: Toàn cá kiếm mắt đen
. Vì F
1
toàn là cá kiếm mắt đen, cho nên mắt đen là tính trạng trội,
mắt đỏ là tính trạng lặn.
Bước 2: Qui ước gen
Gọi A là gen qui định tính trạng mắt đen
Gọi a là gen qui định tính trạng mắt đỏ
Bước 3: Xác định kiểu gen của bố mẹ
. Vì theo đề bài: cho 2 giống cá kiếm mắt đen thuần chủng và mắt đỏ
thuần chủng giao phối với nhau
Trang:5
Cá kiếm mắt đen thuần chủng có kiểu gen là AA
Cá kiếm mắt đỏ thuần chủng có kiểu gen là aa
Bước 4: Viết sơ đồ lai
P
TC
: Mắt đen x Mắt đỏ
AA aa
G
P
: A a
F
1
: Aa ( mắt đen)
F
1
x F
1
: Aa x Aa
G
F1
: A,a A,a
F
2
: AA, Aa, Aa, aa
Mắt đen Mắt đen Mắt đen Măt đỏ
Bước 5: Nhận xét kết quả
F
1
: Kiểu gen: 100% Aa
Kiểu hình: 100% cá mắt đen
F
2
: Kiểu gen: 1AA : 2Aa : 1aa
Kiểu hình: 3 cá mắt đen : 1 cá mắt đỏ
b) Bài toán nghịch:
- Đây là dạng bài toán dựa vào kết quả lai để xác định kiểu gen, kiểu
hình của bố mẹ và lập sơ đồ lai.
- Các bước giải
Bước 1: Xác định trội- lặn
Bước 2: Qui ước gien
Bước 3: Xác định kiểu gen
+ Dựa vào kiểu hình lặn của đời con hoặc cháu
+ Dựa vào tỉ lệ các kiểu hình: 100% ; 3 : 1 ; 1 : 1
Bước 4: Viết sơ đồ lai
Bước 5: Kết luận
V í dụ : Ở cây lúa, tính trạng chín sớm trội hoàn toàn so với chín
muộn.
a) Muốn ngay F
1
xuất hiện tỉ lệ kiểu hình 3:1 thì bố mẹ phải có kiểu
gen và kiểu hình như thế nào?
b) Nếu lấy lúa thu được ở F
1
thụ phấn với lúa chín muộn thì F
2
có tỉ lệ
phân li như thế nào?
GIẢI
a) Xác định kiểu gen bố mẹ
Bước 1: Xác định trội- lặn
Theo đề bài, chín sớm trội hoàn toàn so với chín muộn
Bước 2: Qui ước gen
Gọi T là gen qui định tính trạng chín sớm
t là gen qui định tính trạng chín muộn
Bước 3: Xác định kiểu gen
Trang:6
Muốn ngay F
1
xuất hiện tỉ lệ 3:1 theo định luật phân li của
Menđen kiểu gen bố và mẹ đều dị hợp.
Cây bố : chín sớm T t
Cây mẹ : chín sớm Tt
Bước 4: Viết sơ đồ lai
P: chín sớm x chín sớm
Tt Tt
Gp: T,t T,t
F
1
: TT, Tt , Tt, tt
Bước 5: Nhận xét kết quả
Kiểu gen: 1TT : 2Tt : 1tt
Kiểu hình: 3 chín sớm : 1chín muộn
b) Xác định kết quả ở F
2
:
- Xác định kiểu gen
Cây bố F
1
: Chín sớm (TT,Tt)
Chín muộn (tt)
Cây mẹ: Chín muộn (tt)
- Viết sơ đồ lai và kết quả
. Sơ đồ 1
F
1
: chín muộn x chín sớm
tt TT
G
F1
: t T
F
2
: Tt
Kết quả:
+ Kiểu gen : 100% Tt
+ Kiểu hình: 100% chín sớm
. Sơ đồ 2:
F
1
: chín muộn x chín sớm
tt Tt
G
F1
: t T,t
F
2
: Tt , tt
Kết quả:
+ Kiểu gen: 50% Tt : 50%tt
+ Kiểu hình: 50% chín sớm: 50% chín muộn
. Sơ đồ 3
F
1
: chín muộn x chín muộn
tt tt
G
F1
t t
F
2
: tt
Kết quả:
+ Kiểu gen 100% tt
Trang:7
+ Kiểu hình 100% chín muộn
1.2) Lai hai cặp tính trạng:
a) Bài toán thuận:
- Biết tính trội, tính lặn, kiểu hình của bố mẹ. Tìm con lai.
- Cách giải gồm các bước sau:
Bước 1: Xác định trội –lặn.
Bước 2: Qui ước gen ( Nếu đề bài chưa qui ước)
Bước 3: Xác định kiểu gen của bố mẹ.
Bước 4: Viết sơ đồ lai
Bước 5: Kết luận.
Ví dụ: Ở đậu Hà Lan, tính trạng hạt màu vàng trội hoàn toàn so với
hạt màu xanh, hạt trơn trội hoàn toàn so với hạt nhăn.
Xác định kết quả ở F
1,
F
2
khi đem thụ phấn 2 cây đậu thuần chủng hạt
vàng trơn và hạt xanh ,nhăn
GIẢI
Bước 1: Xác định trội- lặn
Theo đề bài, màu hạt vàng trội hoàn toàn so với màu hạt xanh; hạt
trơn trội hoàn toàn so với hạt nhăn.
Bước 2: Qui ước gen.
Gọi A là gen qui định tính trạng màu hạt vàng
a là gen qui định tính trạng màu hạt xanh
Gọi B là gen qui định tính trạng hạt trơn
b là gen qui định tính trạng hạt nhăn
Bước 3: Xác định kiểu gen
Theo đề bài đem thụ phấn 2 cây đậu thuần chủng hạt vàng, trơn và hạt
xanh, nhăn.
đậu vàng, trơn thuần chủng có kiểu gen: AABB
đậu xanh, nhăn thuần chủng có kiểu gen: aabb
Bước 4: Viết sơ đồ lai:
P
tc
: vàng, trơn x xanh, nhăn
AABB aabb
G
p
: AB ab
F
1
: AaBb ( vàng, trơn)
F
1
x F
1
: AaBb x AaBb
GF
1
: AB,Ab,aB,ab AB,Ab,aB,ab
F
2
:
AB Ab aB ab
AB AABB AABb AaBB AaBb
Ab AABb AAbb AaBb Aabb
aB AaBB AaBb aaBB aaBb
Trang:8
ab AaBb Aabb aaBb aabb
Bước 5: Nhận xét kết quả
F
1
:
+ Kiểu gen: 100% AaBb
+ Kiểu hình: 100% vàng ,trơn
F
2
:
+ Kiểu gen: 9 A- B - : 3A- bb : 3 aa B - : 1aabb
+ Kiểu hình: 9 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 3 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn
b) Bài toán nghịch
- Biết kết quả kiểu hình ở con lai. Xác định kiểu gen của bố mẹ và lập
sơ đồ lai.
- Các bước giải:
Bước 1: Xác định trội – lặn
Bước 2: Qui ước gen.
Trang:9
Bước 3: Xác định kiểu gen:
+ Dựa vào kiểu hình lặn của đời con cháu
+ Dựa vào tỉ lệ kiểu hình. Xét riêng từng cặp tính trạng.
Bước 4: Viết sơ đồ lai
Bước 5: Kết luận
Ví dụ: Ở cà, quả có khía trội hoàn toàn so với quả tròn, quả màu tím
trội hoàn toàn so với màu xanh. Xác định kiểu gen của P trong các phép lai
sau:
a) Cây quả khía, xanh x cây quả tròn, tím. Ở F
1
thu được cây quả
tròn, trơn và cây quả tròn, xanh.
b) Cây quả khía, tím x cây quả khía, tím. Ở F
1
thu được cây quả tròn,
xanh.
Như vậy về cơ bản học sinh có thể nhận dạng được các dạng bài tập
của phép lai một cặp tính trạng, hai cặp tính trạng và có phương pháp giải phù
hợp cho từng dạng. Tuy nhiên, trên thực tế các bài tập rất đa dạng tuỳ thuộc
các điều kiện đề bài cho, chỉ cần thay đổi hay thêm bớt điều kiện đề bài là đã
tạo ra bài tập mới. Vì vậy, tuỳ theo đề bài cụ thể mà có cách giải thích hợp.
2) BÀI TẬP VỀ ADN VÀ GEN.
Khi học đến chương “ AND và gen” giáo viên trong quá trình giảng
dạy giúp cho các em làm quen với các từ khoa học (ADN, ARN, …); rút ra
các kết luận, các công thức cần thiết để thực hiện giải bài tập.
Ví dụ:
+ Qua cấu trúc của phân tử ADN các em phải nhận biết các công
thức:
Tổng số nuclêotit của gen, chiều dài gen, khối lượng của gen, số liên
kết hoá trị, số liên kết hyđrô, số vòng xoắn, số Nu tự do môi trường cung cấp
khi gen nhân đôi liên tiếp nhiều lần.
+ Qua cấu trúc của phân tử ARN các em phải phân biệt được 3 loại
ARN là: mARN, tARN, rARN; nhận biết được các công thức tính:
Chiều dài mARN
Tổng số ribonuclêotit trên phân tử mARN.
Một số dạng bài tập cơ bản về ADN và gen.
Dạng 1: Xác định trình tự các Nu trong mạch đơn của phân tử
ADN.
Cách giải:
Bước 1: Viết lại trình tự các loại Nu trong mạch đơn ( theo đề bài)
Bước 2: Aùp dụng nguyên tắc bổ sung ( A-T ; G-X) trình tự các
loại Nu trong mạch bổ sung.
Dạng 2: Xác định các loại Nu trong phân tử ADN
Trang:10
Cách giải:
Bước 1: Aùp dụng nguyên tắc bổ sung (A-T; G-X)
=> Số lượng A = T; G = X
Bước 2: Tổng số các loại Nu trong phân tử ADN
N = A + T + G + X =2A+2G=2T+2X
Dạng 3: Tính thành phần phần trăm Nu các loại trong phân tử
ADN
Cách giải:
Bước 1: Aùp dụng nguyên tắc bổ sung (A-T; G-X)
Suy ra: A%= T%; G%= X%
A%+T%+G%+X%=100%
2A%+ 2G%= 100%
A%+G%=50%
Bước 2: Suy ra kết quả
Nu………………… …100%
? ………………………A%= T%
? G%=X%
Ví dụ: Phân tích hoá học phân tử ADN, timin chiếm 20% tổng số các
loại Nu.
a) Tính thành phần phần trăm các loại Nu còn lại trong phân tử ADN
b) Tính số lượng các loại Nu còn lại trong phân tử ADN, cho biết
phân tử ADN có 6000Nu.
GIẢI
a) Thành phần phần trăm các loại Nu còn lại trong phân tử ADN
- Aùp dụng nguyên tắc bổ sung ( A-T ; G-X)
A%+G%=50% (1)
- Theo đề bài ta có:
A%=T%= 20% (2)
Thế (2)vào (1) ta được: 20% +G%= 50%
G%= 50%- 20%= 30%
Vậy: A=T= 20%
G=X=30%
b) Số lượng các loại Nu còn lại trong phân tử ADN
Nu= 6000 100%
? ……………………….A%= T%= 20%
? …G%=X%=30%
Số lượng các loại Nu:
Trang:11
Dạng 4: Tính chiều dài phân tử ADN.
Cách giải:
Bước 1: Tìm tổng số Nuclêotit
N= A+T+G+X
Bước 2: Tìm chiều dài của phân tử ADN (tương ứng chiều dài của
mạch đơn)
- Ví dụ:
Một phân tử ADN có số Nu là 1200000
a) Biết số nuclêotit loại G = 200000. Tính số Nu của các loại còn lại
b) Tính chiều dài của phân tử ADN đó
GIẢI
a) Số nuclêotit loại A,T,X
Theo nguyên tắc bổ sung: A=T; G= X
G = X= 200000 (Nu)
b) Chiều dài của phân tử ADN
Dạng 5: Tính số liên kết hyđrô, số vòng xoắn và khối lượng phân tử ADN
- Cách giải:
Bước 1: Tìm số lượng các loại Nu
Bước 2: Tìm số liên kết hyđrô trong phân tử ADN
A liên kết với T bằng 2 liên kết với hyđrô ( A = T)
G liên kết với X bằng 3 liên kết với hyđrô ( G = X)
Gọi H là số liên kết hyđrô trong phân tử ADN
Trang:12
H= 2A + 3G
Bước 3: Tìm số vòng xoắn của phân tử ADN
Mỗi vòng xoắn của ADN có 10 cặp = 20 nuclêotit
Gọi C là số vòng xoắn của phân tử ADN
Bước 4: Tính khối lượng phân tử ADN
M
ADN
= N x 300đvC
Ví dụ: Phân tử ADN có chiều dài 0,35394 Mm. Số lượngT= 2X
a) Tính thành phần phần trăm các loại Nu trong phân tử ADN
b) Tính số liên kết hyđrô trong phân tử ADN
c)Tính khối lượng phân tử ADN
GIẢI
a) Thành phần phần trăm các loại Nu trong phân tử ADN
- Số lượng các loại Nu:
. Tổng số các Nu
Ta có:
.
Số lượng các loại Nuclêotít
N= A+T+G+X=2A+2G=2T+2X=2082
T+X= 1041 (1)
Theo đề bài: T= 2X (2)
Thế (2) vào (1) ta được: 2X + X = 1041
X= G = 347 (Nu)
T= A= 694 (Nu)
- Thành phần phần trăm các loại Nu còn lại trong phân tử ADN
b) Số liên kết hyđrô trong phân tử
ADN
Trang:13
H= 2A + 3G = 2. 694 + 3 . 347 = 2429 ( liên kết)
c) Khối lượng phân tử ADN
M
ADN
= N. 300đvC = 2082 . 300 =624.600 đvC
Dạng 6: Tính số lượng các loại Nu tự do mội trường cung cấp khi
phân tử ADN tự nhân đôi.
CÁC BƯỚC GIẢI
Bước 1: Tính số lượng các loại Nu trong phân tử ADN
Bước 2: Tính số Nu tự do môi trường nội bào cung cấp.
N
MTNBBCC
= ( 2
n
- 1). N
n: Số lần tự nhân đôi liên tiếp của phân tử ADN
N: Tổng số Nu của phân tử ADN mẹ.
Bước 3: Số lượng các loại Nu tự do môi trường nội bào cung cấp:
A= T = ( 2
n
- 1). A( ADN)
G= X= ( 2
n
-1). G (ADN)
Ví dụ: Một phân tử ADN có M= 21.10
5
đvC, trong đó T= 16% tổng
số Nu
a) Xác định số lượng các loại Nu trong phân tử ADN
b) Khi phân tử ADN tự nhân đôi liên tiếp 3 lần.
Hỏi môi trường nội bào phải cung cấp bao nhiêu Nu?
GIẢI
a) Số lượng các Nu trong phân tử ADN
- Tổng số các loại Nu
Ta có : M
ADN
= N. 300đvC= 21. 10
5
đvC
- Số lượng các loại Nu trong phân tử ADN
A=T = 16% x 7000 = 1120 (Nu)
b) Tổng số Nu tự do môi trường nội bào cung cấp
N
MTNBCC
= ( 2
n
- 1). N
= (2
3
- 1). 7000
= 49 000 ( Nu)
Trang:14
Tóm lại, giả bài tập ADN có khác so với bài tập về các qui luật di
truyền là không theo một khuân mẫu nhất định đã định sẵn mà tuỳ thuộc vào
yêu cầu của đề bài, dữ kiện bài cho để có lời giải phù hợp. Trong khuôn khổ
thời gian cho phép giáo viên không thể nào cho các em giải nhiều bài tập trên
lớp được mà nội dung chính làø giáo viên trong quá trình giảng dạy làm sao
lồng ghép các dạng bài tập, các công thức tính toán và định hướng cho các em
học sinh phải tự học, tự giải thêm bài tập ở nhà.
Khi giải bài tập ADN giáo viên lưu ý học sinh cần thực hiện những
yêu cầu sau:
- Đọc kĩ đề bài.
- Tìm các dữ kiện đề bài cho, dữ kiện đó có trong công thức nào, liên
quan đến đại lượng nào.
- Xem yêu cầu đề bài cần tính cái gì. Có đủ dữ kiện để tính chưa; còn
thiếu dữ kiện nào, dữ kiện đó có liên quan đến đại lượng nào.
Ví dụ: Đề bài toán yêu cầu tính chiều dài của phân tử ADN
Như vậy để tính l
ADN
cần phải có dữ kiện là
N, phải xem dữ kiệm này đề bài đã cho chưa hay chưa cho; nếu chưa cho thì
chúng ta xem dữ kiện đề bài cho đó có liên quan đến công thức tính toán nào,
đại lượng nào.
. Nếu dữ kiện đề bài cho là số vòng xoắn thì công thức tính có đại
lượng liên quan là:
. Nếu dữ kiện đề bài cho là khối lượng
phân tử AND thì công thức tính có đại lượng liên quan
là:
M
ADN
= N. 300 đvC
. Nếu dữ kiện đề bài cho là tổng số Nu môi trường nội bào cung cấp
khi phân tử ADN tự nhân đôi liên tiếp n lần
N
MTNBCC
= ( 2
n
- 1). N
3) BÀI TẬP HỆ SINH THÁI.
Dạng 1: Viết chuỗi thức ăn.
Trang:15
- Chuỗi thức ăn gồm các mắt xích thể hiện các mối quan hệ dinh
dưỡng theo sơ đồ:
Sinh vật sản xuất Động vật ăn thực vật Động vật ăn động vật
( Sinh vật tiêu thụ cấp I) (Sinh vật tiêu thụ cấp II)
Vi khuẩn
- Giáo viên lưu ý học sinh khi viết chuỗi thức ăn:
+ Các mắt xích trong chuỗi thức ăn phải có mối quan hệ dinh dưỡng
với nhau, mỗi một mắt xích sẽ tiêu thụ mắt xích đứng phía trước và sẽ bị mắt
xích phía sau tiêu thụ.
+ Khi viết sơ đồ một chuỗi thức ăn cần thiết nhất là phải có 3 mắt
xích và có thể có 4 mắt xích, 5 mắt xích, 6 mắt xích, ….
Ví dụ
Cỏ nai vi khuẩn
Cỏ gà rừng mèo rừng vi khuẩn
Cỏ thỏ cáo hổ vi khuẩn
Cây thông rệp cây bọ rùa chim ăn sâu bọ chim ăn thịt
vi khuẩn
+ Xem đề bài yêu cầu viết chuỗi thức ăn gồn những sinh vật nào,
trong những sinh vật đã cho xác định sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ
( cấp I, II, III, …), sinh vật phân huỷ.
Ví dụ: Cho các loài sinh vật: Gà , vi khuẩn, châu chấu, rắn, cỏ.
Viết chuỗi thức ăn ( gồm 3,4,5 mắt xích) thể hiện được mối quan hệ
dinh dưỡng của các sinh vật trong quần xã.
GIẢI
- Học sinh phải xác định được:
+ Sinh vật sản xuất: cỏ
+ Sinh vật tiêu thụ: châu chấu, gà ,rắn
+ Sinh vật phân giải: vi khuẩn
- Viết chuỗi thức ăn.
+ Gồm 5 mắt xích
Cỏ châu chấu gà rắn vi khuẩn
+ Gồm 4 mắt xích
Cỏ châu chấu gà vi khuẩn
Cỏ gà rắn vi khuẩn.
+ Gồm 3 mặt xích
Cỏ châu chấu vi khuẩn
Cỏ gà vi khuẩn
Dạng 2: Vẽ lưới thức ăn.
Trang:16
- Gồm các loài sinh vật của các quần xã có mối quan hệ dinh dưỡng,
có các mắt xích chung theo sơ đồ:
V í dụ: Một quần xã sinh vật có các loài sau: dê, mèo rừng, thỏ, cỏ, cáo,
hổ, vi khuẩn, gà rừng. Hãy vẽ lưới thức ăn.
+ Học sinh xác định:
Sinh vật sản xuất: cỏ
Sinh vật tiêu thụ: Dê, Thỏ, gà rừng ( cấp I)
Cáo, mèo rừng (cấp II)
Hổ ( cấp III)
Sinh vật phân giải : vi khuẩn
Trang:17
Qua quá trình nghiên cứu tìm hiểu phương pháp giải một số dạng bài
tập cơ bản, phổ biến để lồng ghép vào chương trình giảng dạy nhằn rèn kĩ
năng giải bài tập sinh học cho các em học sinh lớp 9 đã đem lại một số kết
quả quan trọng như sau:
Trước khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm
Lớp SSHS Giỏi Khá Trung bình Yếu Trung bình
9
1
9
3
38
38
7
10
11
13
10
8
10
7
28 (73,68%)
31 (81,57%)
Sau khi thực hiện Sáng kiến kinh nghiệm:
Lớp
SSHS
Vòng 1 Vòng 2 Vòng 3 TB
G K TB Y G K TB Y G K TB Y
9
1
9
3
38
38
8
12
13
14
8
7
9
5
10
15
15
15
7
6
6
2
11
16
19
17
5
4
3
1
35( 92,1%)
37( 97,4%)
Trang:18
C/- KẾT LUẬN.
Xuất phát từ thực tiễn tình hình hiện nay, phần lớn tâm lí học sinh “
ớn học” phần di truyền, “sợ” giải bài tập Sinh học và kĩ năng giải bài tập của
học sinh còn rất hạn chế. Vì vậy bản thân tôi đã tiến hành nghiên cứu, tìm
hiểu phương pháp giải một số dạng bài tập cơ bản để lồng ghép vào chương
trình học nhằm khắc phục tâm lí “ớn học” và “ sợ học” của học sinh; việc
lồng ghép như thế nào để đạt hiệu quả cao tránh đơn điệu nhàm chán còn là
thủ thuật sư phạm của người thầy nhưng cái chính vẫn là khả năng tự học, tự
giải bài tập của học sinh.
Sau khi nghiên cứu, tìm hiểu phương pháp giải một số dạng bài tập
cơ bản và kết hợp với việc thực hiện lồng ghép vào chương trình giảng dạy
trên lớp đã đem lại những bài học kinh nghiệm sau:
- Thấy được sự cần thiết phải lồng ghép phương pháp giải một số
dạng bài tập sinh học vào chương trình giúp rèn kĩ năng giải bài tập cho học
sinh lớp 9.
- Nắm vững phương pháp giải một số dạng bài tập Sinh học cơ bản
để lồng ghép, vận dụng vào chương trình học đạt hiệu quả cao.
+ Bài tập chương I: Các thí nghiệm của Menđen. Cuối chương có
tiết bài tập, trong tiết này giáo viên đưa ra phương pháp giải các dạng bài tập (
bài toán thuận, bài toán nghịch ) của lai một, hai cặp tính trạng và làm các ví
dụ minh hoạ, bài tập có trong SGK, cho bài tập học sinh tự giải.
+ Bài tập chương III: ADN và gen
Qua các bài học có liên quan giáo viên lồng ghép đưa vào các
công thức tính toán
Giáo viên phân tích, hướng dẫn giải bài tập mẫu cho bài tập
học sinh tự giải
+ Bài tập: Hệ sinh thái
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách viết sơ đồ chuỗi thức ăn, vẽ
lưới thức ăn.
Học sinh làm bài tập vận dụng
Trang:19
- Phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của
học sinh. Gây được niềm tin, sự say mê hứng thú học tập, xoá bỏ tâm lí “ ớn
học”, “ sợ” giải bài tập Sinh học
Đề tài này có thể phổ biến rộng rãi trong đơn vị trường học và các
đơn vị của trường bạn mà ở đó tâm lí “ ớn học” và “sợ” giải bài tập Sinh học
đang là một gánh nặng. Có thể áp dụng đề tài này trong việc giảng dạy
chương trình Sinh học 9, dạy bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9.
Vì thơiø gian nghiên cứu có hạn, nên trong khuôn khổ của đề tài này
tôi chỉ nghiên cứu phương pháp giải một số dạng bài tập cơ bản, phổ biến về
các qui luật di truyền, ADN và gen, bài tập hệ sinh thái. Còn nhiều dạng bài
tập khác như bài tập về nguyên phân giảm phân, biến dị, … tôi sẽ tiếp tục
nghiên cứu và tìm hiểu để bổ khuyết vào hành trang kiến thức của bản thân,
bản thân sẽ vững vàng và tự tin hơn khi đứng trên bục giảng
Để thực hiện tốt các vấn đề nêu trên nhằm đem lại hiệu quả cao
trong dạy và học. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quí thấy cô và
của hội đồng khoa học
Trân trọng kính chào
Phước Minh, Ngày 20 tháng 03 năm 2007
Người thực hiện
BẢNG TÓM TẮT ĐỀ TÀI .
Tên Đề tài : Rèn kĩ năng giải bài tập Sinh học lớp 9
Trang:20
- Họ và tên tác giả: Hồ Kim Mệnh
- Đơn vị công tác: Trường Trung học cơ sở Phước Minh.
1/- Lý do chọn đề tài:
Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục theo hướng tích cực hoá
các hoạt động học tập của học sinh, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui,
hứng thú trong học tập.
- Nắm được phương pháp giải một số dạng bài tập lồng ghép vào
chương trình học để phần nào giảm bớt gánh nặng tâm lí “ớn” học và “sợ
học” của học sinh.
- Do đó, tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài này.
2/- Đối tượng, phương pháp nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Kĩ năng giải bài tập của học sinh lớp 9
1
9
3
Trường THCS Phước Minh.
- Phương pháp nghiên cứu: Dựa trên những tài liệu có sẵn về phương
pháp dạy học, phương pháp giải bài tập Sinh học lớp 9 để vận dụng và thực
nghiệm.
3/- Đề tài đưa ra giải pháp mới:
- Cách giải một số dạng bài tập Sinh học 9
4/- Hiệu quả áp dụng:
- Góp phần nâng cao chất lượng bộ môn.
- Gây được niềm tin, sự say mê, hứng thú trong học tập.
5/- Phạm vi áp dụng:
- Aùp dụng rộng rãi trong đơn vị trường, các đơn vị trường học.
- Có thể áp dụng dạy bồi dưỡng học sinh giỏi.
Trang:21
1. Lí luận dạy học sinh học và kĩ năngTài liệu bồi dưỡng giáo viên
dạy sách giáo khoa 9 của Bộ Giáo dục & Đào tạo – Nhà xuất bản giáo dục
(năm 2005)
Nguyễn Quốc Toản
Đàm Luyện
Bùi Đỗ Thuật
Nguyễn Lăng Bình
2. Bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên Trung học cơ sở (2004-
2007) của Bộ Giáo dục và đào tạo.
3. Lí luận dạy học sinh học và kĩ năngTài liệu bồi dưỡng giáo viên
dạy sách giáo khoa 9 của Bộ Giáo dục & Đào tạo – Nhà xuất bản giáo dục
(năm 2005)
Nguyễn Quốc Toản
Đàm Luyện
Trang:22
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bùi Đỗ Thuật
Nguyễn Lăng Bình
4. Bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên Trung học cơ sở (2004-
2007) của Bộ Giáo dục và đào tạo.
5. Lí luận dạy học sinh học và kĩ năngTài liệu bồi dưỡng giáo viên
dạy sách giáo khoa 9 của Bộ Giáo dục & Đào tạo – Nhà xuất bản giáo dục
(năm 2005)
Nguyễn Quốc Toản
Đàm Luyện
Bùi Đỗ Thuật
Nguyễn Lăng Bình
6. Bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên Trung học cơ sở (2004-
2007) của Bộ Giáo dục và đào tạo.
7. Lí luận dạy học sinh học và kĩ năngTài liệu bồi dưỡng giáo viên
dạy sách giáo khoa 9 của Bộ Giáo dục & Đào tạo – Nhà xuất bản giáo dục
(năm 2005)
Nguyễn Quốc Toản
Đàm Luyện
Bùi Đỗ Thuật
Nguyễn Lăng Bình
8. Bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên Trung học cơ sở (2004-
2007) của Bộ Giáo dục và đào tạo.
Trang:23
Trang:24
MỤC LỤC
MỤC LỤC