Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

skkn đề tài sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực tích hợp tài nguyên và môi trường biển , đảo giảng dạy bộ môn giáo dục công dân bậc thpt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.51 KB, 23 trang )

Đề tài : Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực tích hợp tài nguyên và môi
trường biển , đảo giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân bậc THPT
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: VI VĂN XUÂN
2. Ngày tháng năm sinh: 10 – 06 - 1976
3. Nam, nữ: Nam
4. Địa chỉ: SN58 – Tổ 5 - ấp 2 – Sông ray – Cẩm mỹ - Đồng Nai
5. Điện thoại: 01658333599
6. Fax: E-mail:
7. Chức vụ: Giáo viên
8. Đơn vị công tác: Trường THPT Sông Ray
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân
- Năm nhận bằng: 2001
- Chuyên ngành đào tạo: Giáo dục chính trị.

GV: Thực hiện : VI VĂN XUÂN Trang 1
Đề tài : Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực tích hợp tài nguyên và môi
trường biển , đảo giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân bậc THPT
SỬ DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TÍCH HỢP TÀI
NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN , ĐẢO GIẢNG DẠY BỘ MÔN GIÁO
DỤC CÔNG DÂN BẬC THPT
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Như chúng ta đã biết , xã hội ngày càng phát triển , đặt biệt nước ta đang trong
quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước , kéo theo đó giáo dục
cũng phát triển không ngừng và đi trước . Để đáp ứng tình hình mới hiện nay
những yêu cầu của công nghiệp hóa , hiện đại hóa thì giáo dục và đào tạo có vai trò
quan trọng trong việc trực tiếp tham gia bồi dưỡng nguồn lực con người . Con
người phát triển cao về thể chất , tinh thần , trí tuệ , đạo đức và kĩ năng sống là
động lực và mục tiêu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội mà Đảng và nhân


dân đã lựa chọn. Vấn đề cấp bách đó , Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII và các
chủ trương của Đảng , Nhà nước về định hướng chiến lược phát triển giáo dục và
đào tạo trong thời kì công nghiệp hóa , hiện đại hóa , lĩnh vực giáo dục và đào tạo
nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng , góp phần lớn vào xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc .
Trên tinh thần thực hiện “ Nghi quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi
mới căn bản , toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn , cốt lõi ,
cấp thiết , từ quan điểm , tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu , nội dung , phương pháp ,
cơ chế , chính sách , điều kiện căn bản thực hiện ; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng
, sự quản lý của nhà Nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục và đào
tạo và việc tham gia của gia đình , cộng đồng , xã hội và bản thân người học ; đổi
mới ở tất cả các bậc học , ngành học . Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao
dân trí , đào tạo nhân lực , bồi dưỡng nhân tài . Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ
chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người
học . Học đi đôi với hành ; lý luận gắn với thực tiễn ; giáo dục nhà trường kết hợp
với giáo dục giao đìng và giáo dục xã hội ”. Quán triệt nhiệm vụ trên, là một giáo
viên phải không ngừng học tập , tìn tòi , nghiên cứu , sang tạo để làm thế nào cho
học sinh có thú trong học tập trong đó là bộ môn giáo dục công dân
Môn giáo dục công dân là môn khoa học xã hội , gắn với đường lối chủ trương của
Đảng và pháp luật của Nhà nước , cùng với các bộ môn khoa học khác , nó góp
phần đào tạo người lao động mới “ vừa hồng , vừa chuyên” , có kĩ năng hoạt động
thực tiễn , có trách nhiệm với gia đìng , xã hội , có tư duy suy nghĩa độc lập , tự
chủ , sáng tạo và phù hợp với xu thế chung của thời đại .
Qua thực tế dứng lớp giảng dạy hơn 10 năm nay , học sinh không hứng thú với
môn khoa học xã hội , trong đó có bộ môn giáo dục công dân , các em học rất thụ
GV: Thực hiện : VI VĂN XUÂN Trang 2
Đề tài : Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực tích hợp tài nguyên và môi
trường biển , đảo giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân bậc THPT
động và học theo cách đối phó về người học chỉ dồn thời gian vào học các môn thi
tốt nghiệp , đại học sau này ,bên cạnh đó, một số giáo viên chưa có nhận thức đúng

vị trí của bộ môn Giáo dục công dân thậm chí chỉ coi là môn bổ trợ , môn phụ vì
không phải thi tốt nghiệp , đại học . Góc độ giáo viên dạy bộ môn này có thể thiếu
tự tin , sáng tạo , thẩm chí mặc cảm trong giảng dạy bộ môn này và dẫn đến tình
trạng coi lên lớp là một nghĩa vụ .
Thực hiện Nghi quyết Trung ương 8 khoa XI về đổi mới căn bản , toàn diện giáo
dục và đào tạo Chương trình biên soạn sách giao khoa bậc phổ thông theo hướng
tích hợp , tiếp tực đổi mới phương pháp mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo
hướng hiện đại . Xuất phát từ những quan điểm trên môn Giáo dục công dân trong
trường THPT được tích hợp nhiều chủ đề như môi trường , kĩ năng sống , pháp
luật , tư tưởng HCM , biển đảo và phòng chống tham nhũng … Trong phạm vi
của đề tài chỉ nghiên cứu sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực tích
hợp tài nguyên , môi trường biển , đảo giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân
bậc THPT
Việt nam là một quốc gia ven biển có bờ biển dài 3.260 km , có các vùng nội thủy ,
lãnh hải vùng đặt quyền kinh tế và thềm lục địa khoảng 1 triệu km
2
( gấp 3 lần
diện tích đất liền ) tiếp giáp vùng biển của các quốc gia : Trung Quốc , Phi- líp-
Pin , Brunây , Inđônêsia, Malaxia , Xingapore , Thái lan và Campuchia , gần 3000
đảo lớn nhỏ nằm rải rác trên biển đông từ Bắc chí Nam , đứng thứ 27 trong số 157
quốc gia trên thế giới tỉ số độ dài bờ biển trên diện tích đất liền , trong 64 tỉnh
thành phố của nước ta thì có 28 tỉnh thành có biển . Trong đó có hai quần đảo
Hoàng sa và Trường sa cùng với các đảo lớn , nhỏ , xa và gần bờ , hợp thành tuyến
bảo vệ , kiểm soát và làn chủ vùng biển.
- Việt Nam có hai vịnh : vịnh Thái Lan và vịnh Bắc Bộ . Hai vịnh này có nhiều tài
nguyên khoáng sản quý giá như trầm tích , dầu khí. . .
* Có vị trí chiến lược quan trọng : Nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ
Dương , Châu Á với Châu Âu , Châu Úc với Trung Đông . Giao lưu quốc tế thuận
lợi , phát triển nghành biển
- Có khí hậu biển là vùng nhiệt đới tạo điều kiện cho sinh vật biển phát triển và tồn

tại tốt
- Có tài nguyên sinh vật và khoáng sản , phong phú đa dạng quý hiếm .
* Về kinh tế :
GV: Thực hiện : VI VĂN XUÂN Trang 3
Đề tài : Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực tích hợp tài nguyên và môi
trường biển , đảo giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân bậc THPT
+ Hải sản : Ở vùng biển nước ta đến nay có khoảng 2040 loài cá gồm nhiều bộ ,
họ khác nhau . Trong đó giá trị kinh tế cao khoảng 110 loài . Trữ lượng cá ở vùng
biển nước ta khoảng 3 triệu tấn trên năm .
+ Rong biển : Trên biển nước ta có trên 600 loài rong biển là nguồn thức ăn có
dinh dưỡng cao và là nguồn dược liệu phong phú .
+ Dầu mỏ : Vùng biển Việt nam rộng hơn 1 triệu km
2
trong đó có 500.000 km
2
nằm trong vùng triể n vọng có dầu khí .
Trữ lượng dầu khí ngoài khơi miền Nam Việt Nam có thể chiếm 25% trữ lượng
dưới đáy biển đông
+ Khoáng sản : Dước đáy biển nước ta có nhiều khoáng sản quý như ; thiếc ,
titan , đi ri con , thạch anh , nhôm , sắt , man gan , đồng , chì và các loại đất
hiếm . . .
* Quốc phòng an ninh :
Biển nước ta nằm trên đường giao thông quốc tế từ Đông sang Tây , từ Bắc
xuống Nam , vì vậy có vị trí quân sự hết sứ quan trọng . Đứng trên vùng biển – đảo
của nước ta có thể quan sát , khống chế đường giao thông huyết mạch ở Đông Nam
Á .
- Để tiếp tục phát huy các tiềm năng của biển trong thế kỉ XXI , tại Hội nghị lần
thứ 4 ban chấp hành Trung ương Đảng đã thông qua nghị quyết số 09 – NQ
TW được Thế giới xem là Thế kỉ của đại dương . Nghị quyết đã xác định các quan
điểm chỉ đạo và định hướng chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 với ba mục

tiêu lớn .
+ Nước ta trở thàng quốc gia mạnh về biển , làm giàu từ biển trên cơ sở phát huy
mọi tiềm năng về biển , phát triển toàn diện các ngành nghề với các cơ cấu phong
phú tạo tốc độ phát triển manh , biền vững , hiệu quả cao về tầm nhìn dài hạn .
+ Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng – an
ninh hợp tác quốc tế bảo vệ môi trường biển kết hợp phát triển vùng biển , ven
biển , hải đảo với nội địa theo hướng CNH - HĐH .
+ Khai thác nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội bào vệ môi trường biển trên
tinh thần chủ động ,tích cực , mở cửa , phát huy đầuy đủ và có hiệu quả nguồn lực
trên biển , tranh thủ hợp tác quốc tế trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi bảo vệ
vững độc lập chủ quyền và toàn vện lãnh thổ.
GV: Thực hiện : VI VĂN XUÂN Trang 4
Đề tài : Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực tích hợp tài nguyên và môi
trường biển , đảo giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân bậc THPT
II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ
TÀI
1 . Thuận lợi :
Triển khai những hành động thiết thực nhằm thực hiện Quyết định số 557/QĐ-
TTg , ngày 19/4 /2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Quỹ “ vì
Trường sa thân yêu”. Thực hiện số : 275/KH-SGDĐT tỉnh Đồng Nai
Nhà trường tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong đoàn viên công đoàn là cán bộ ,
nhà giáo và lao động , học sinh , sinh viên về mục đích , ý nghĩa của cuộc vận
động . Thông qua các buổi sinh hoạt giới cờ , sinh hoạt tập tại trường để tổ chức
tuyền truyền, vận bằng các hình thức hấp đẫn , sinh động nhưng phải đảm bảo tính
nghiên túc , trang trọng và nêu bật được ý nghĩa của biển đảo đối với chủ quyền
đất nước .
Bên cạnh đó , trong sự phát triển của các phương tiện , khoa học công nghệ -
thông tin ; trong bối cảnh hội nhập , mở rộng giao lưu quốc tế , học sinh được tiếp
nhận nhiều nguồn thông tin đa dạng , phong phú về biển đảo đối với chủ quyền của
đất nước . Điều đó đã làm cho học sinh hiểu biết nhiều hơn , chủ động , linh hoạt

hơn và thực tế hơn , giúp cho học sinh hiểu được tổng quan về biển đảo thuộc
quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam .
Là học sinh THPT nói chung , học sinh trường THPT Sông ray nói riêng trong
hoạt động giảng dạy bộ môn HN - HĐNGLL chủ đề theo tháng trong hai năm nay
đã được lồng ghép tích hợp một số nội dung về biển đảo .Trường có một hội
trường 400 chỗ đựơc trang bị đầy đủ các điều kiện như máy trình chiếu , Micro ,
Loa để phục giảng dạy bộ môn HN – HĐNGLL , tạo điều kiện cho học sinh môi
trường học tập tiên tiến , rất thuận lợi cho việc lĩnh hội tri thức về biển đảo.
2 . Khó khăn
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ là tất yếu khách quan không ai
có thể phụ nhận được , chủ động tiếp nhận nhiều kênh thông tin đa chiều của học
sinh mặc dù tạo cho học sinh tự học cao nhưng đặc ra cho giáo viên khó khăn nhất
định , đó là phải mất thời giam định hướng nội dung bài học , định hướng người
học , đồng thời phải có kiến thức tổng hợp vững vàng để hướng học sinh lĩnh hội
những tri thức khoa học . Bên cạnh đó , chương trình bộ môn GDCD THPT không
đề cập nhiều đến những nội dung cơ bản về biển , đảo , do vậy , để vừa bảo đảm
nội dung chương trình bài học , vừa vận dụng biển đảo cho học sinh thì đòi hỏi
người giáo vien phải chủ động , linh hoạt , có kiến thức sâu rộng về biển , đảo đặc
biệt là về Biển đông .
GV: Thực hiện : VI VĂN XUÂN Trang 5
Đề tài : Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực tích hợp tài nguyên và môi
trường biển , đảo giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân bậc THPT
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lí luận của đề tài
Những vấn đề chung về dạy học
1.1.1 Khái niện phương pháp dạy học
Thuật ngữ phương pháp dạy học có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp là “ methodos”,
có nghĩa chung là cách thức đạt tới mục đích đặt ra .
Căn cứ vào phạm vi ứng dụng , có phương pháp luận riêng thích hợp cho từng
bộ môn khoa học

- Phương pháp dạy học phản ảnh hình thức vận động của nội dung bài học
- Phương pháp dạy học phản ảnh sự vận động quá trình nhận thức của học sinh
nhằm đạt được mục đích học tập
- phương pháp dạy học phản ánh cách thức hoạt động , thao tác , trao đổi thông tin
dạy học giữa một bên truyền đạt , hướng dẫn và bên lĩnh hội tri thức .
1.1.2 Khái niệm phương pháp dạy học tích cực
Thực hiện dạy và học tích cực không có nghĩa là gạt bỏ các phương dạy học
truyền thống . Đổi mới phương pháp dạy và học cần kế thừa , phát triển những mặt
tích cực của hệ thống phương pháp dạy học quen thuộc , đồng thời cần học hỏi ,
vận dụng một phương pháp mới , phù hợp với hoàn cảnh , kiều kiện dạy và học ở
nước ta để giáo dục từng bước tiến lên vũng chắc .
Phương pháp dạy học tịc h cực là phương pháp mà trong đó học sinh được chủ
động tham gia vào bài học , được cả về các hoạt động trí tuệ lẫn các hoạt động
chân tay , miễn là các họat động đó phù hợp với nội dung bài học và đặc biệt là các
hoạt động chứa đựng nhiều các họat động tư duy nhằm kích thích phát triển trí óc ,
trí tưởng tượng của học sinh trở thành những con người năng đông , chủ động và
sáng tạo.
1.2 Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực tích hợp tài nguyên và môi
trường biển đảo giản dạy học môn Giáo dục công dân.
* Sư dụng phương pháp dạy học trực quan :
Theo quan điểm Triết học Mác – Lênin , phương pháp trực quan trong dạy học
được dựa trên lí luận nhận thức của triết học duy vật biện chứng “ từ trực quan sinh
động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn – đó là nhận thức
GV: Thực hiện : VI VĂN XUÂN Trang 6
Đề tài : Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực tích hợp tài nguyên và môi
trường biển , đảo giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân bậc THPT
chân lí , của sự nhận thức hiện thực khách quan” ( Bút kí triết học tr89, NXB Sự
thật Hà Nội , 1963)
- Giúp cho học sinh có những thông tin đầy đủ và sâu sắc về nội dung hoăc hiện
tượng nghiên cứu trên cơ sở phát huy nhiều giác quan tham gia vào quá trình tri

giác đối tượng nhân thức
- Làm thỏa mãn và hứng thú của người học
- Làm cho tài liệu học tập vừa sức hơn đối học sinh bằng tính trực quan qua
phương tiện dạy học .
- Tăng cường lao động của người học và bằng cách có nâng cao nhịp điệu nghiên
cứu tài liệu học tập
- Làm tăng khối lượng công tác tự lực của học sinh .
- Tổng chức và vận dụng đúng đắn về mặt sư phạm thì phương tiện dạy học đóng
vai trò như nguồn thông tin và giải phóng người khỏi công việc mang tính thuần
túy trong tiết học như thông báo thông tin , giành nhiều thời gian cho công tác hoạt
sáng tạo đối với người học.
* Phương pháp thảo luận nhóm :
Theo tác giả : Phan Trọng Ngọ “ Thảo luận nhóm là phương pháp trong đó
nhóm lớn (lớp học ) được chia thành các nhóm nhỏ để tất cả các thành viên ở trong
lớp đều được làm việc , được bàn bạc và trao đổi về một chủ đề cụ thể và đưa ra ý
kiến chung cả nhóm về vấn đề đó”
Thảo luận nhóm là phương pháp để trao đổi ý kiến với người khác về một vấn
đề nào đónhằm phát hiện ra một khía cạnh của vấn đề với mục đích cuối cùng là
nhóm đạt được một cách hiểu thống nhất về điều đó .
Phương pháp thảo luận nhóm có sự phát triển của sự phương pháp thảo luận trên
lớp , phương pháp này hiện nay được sử dụng khá phổ biến trong hệ thống giáo
dục .
Mục đích của phương pháp này là đạo điều kiện để học sinh làm việc và khả năng
của mình , được chia sẻ kiến thức , kinh nghiệm
Mục đích của phương pháp này là đạo điều kiện để học sinh làm việc và khả năng
của mình , được chia sẻ kiến thức , kinh nghiệm ý kiến để giải quyết một một vấn
đề có liên quan đến nội dung bài học .
Phương pháp dạy học hợp tâm lý con người mọi cá nhân từ nhỏ đến lớn đều có
xu hướng thích sinh hoạt quan hệ và làm việc trong nhóm nhỏ . Trong đó , cá nhân
không những thỏa mãn được nhu cầu giao tiếp , có cảm giác an toàn mà còn kích

GV: Thực hiện : VI VĂN XUÂN Trang 7
Đề tài : Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực tích hợp tài nguyên và môi
trường biển , đảo giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân bậc THPT
thích mặt tâm lý làm tăng hiệu quả làm việc do có sự tương tác qua lại giữa các
thành viên , có sự phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực và trách nhiệm giải thích
vấn đề thuộc về từng cá nhân trong nhóm và kĩ năng xử lý tình huống trong nhóm
( sơ đồ : Tích hợp quá trình dạy học tích cực theo phương pháp thảo luận nhóm )
GV: Thực hiện : VI VĂN XUÂN Trang 8
Bước
Học sinh Giai đoạn Giáo viên
Xác định nhiệm vụ 1
Lập kế
hoạch
thảo luận
Xác định mục
bai học
Nghiên cứu nội
dung
2
Xây dựng ,thiết kế
nội dung bài học
Lựa chọn phương
pháp , phương tiện
Lựa chọn phương
pháp
3
gia nhập nhóm , nhận
nhiệm vụ , tự nghiên
cứu
Thành lập nhóm ,

giao nhiệm vụ
Thực
hiện nội
dung
thảo
luận
4
Hợp tác với các bạn
cùng bàn
5
Tổ chức thảo luận
theo cặp
Hợp tác với các
bạn trong nhóm
6
Tổ chức thảo luận
trong nhóm
Tham gia thảo luận
lớp
7
Tổ chức thảo luận
giữa các nhóm
Trọng tài , cố vấn ,
kiểm tra
Tự kiểm tra , đánh
giá
8
Tổng
kết ,
đánh

giá
Tóm tắt rút ra kết
luận , kinh nghiệm
9 Tổng kết , nhận
xét , đánh giá
Tiếp nhận nhiệm
vụ
10
Giao nhiệm vụ cho
bài học mới
Đề tài : Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực tích hợp tài nguyên và môi
trường biển , đảo giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân bậc THPT
- Phương pháp thảo luận nhóm một mặt vừa chú trọng phát huy tính tích cực ,
tính chủ thể của người học ; mặt khác lai chú trọng sự phối hợp , hợp tác cao giữa
các chủ thể đó trong quá trình học tập . Cần kết hợp tốt giữa năng lực cạnh tranh và
năng lực hợp tác của người học . Để ứng dụng hiệu quả phương pháp này , giáo
viên cần phải chú trọng xây dựng trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm nhóm , kĩ
năng làm việc nhóm
* Phương pháp động não
Động não là phương pháp giúp cho học sinh trong một thời gian ngắn nảy sinh
nhiều ý tưởng nhiều giả định về một vấn nào đó . Đây là phương pháp có ích để
lôi ra danh sách cac thông tin.
Phương pháp động não đặt biệt phù hợp với các vấn đề ít nhiều đã quen thuộc
trong thực tế , có thể dùng cho cả câu hỏi có phần kết đóng và phần kết mở . Các ý
kiến phát biểu nên ngắn gọn bằng một từ hay một câu thật ngắn , tất cả ý kiến của
học sinh đều cần được hoan nghênh , chấp nhận , không nên phê phán , nhận định
đúng , sai ngay . Cuối giờ thảo luận , GV nhấn mạnh kết luận này là kết quả của sự
tham gia chung của tất cả học sinh .
2. Nội dung , biện pháp các giải pháp của đề tài
2.1 . Một số định hướng sử dụng phương pháp dạy học tích cực

Trong chương trình hành động của ngành giáo dục đã và đang triển khai , thực
hiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII và các chủ chương của Đảng , Nhà nước
về định hướng chiến lược phát triển giáo dục vào tạo . Phấn đấu đến năm 2030 ,
nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiến kho vực . những định hướng “ Tiếp tục đổi
mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại ; phát huy tính tích cực
, chủ động , sáng tạo và vận dụng kiến thức , kĩ năng của người học ; khắc phục lối
truyền thụ áp đặt một chiều , ghi nhớ máy móc . Tập trung dạy cách học cách
nghĩ , khuyến khích tự học , tạo cơ sở người học tự cập nhật và đổi mới tri thức , kĩ
năng và phát triển năng lực . Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình
thức học tập đa dạng , chú ý các hoạt động xã hội , ngoại khóa , nghiên cứu khoa
học . Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”
Phương pháp dạy học tích cực là phải phát huy được mặt tích cực , chủ động
sáng tạo của học sinh ; bồi dưỡng cho học sinh năng lực tự học , khả năng thực
hành , long say mê học tập , tìm tòi và ý chí vươn lên ; khắc phục tình trạng đọc
chép và thiếu tính phản biện.
GV: Thực hiện : VI VĂN XUÂN Trang 9
Đề tài : Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực tích hợp tài nguyên và môi
trường biển , đảo giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân bậc THPT
Quá trình dạy học là quá trình học sinh được cuốn hút vào các hoạt động do giáo
viên thiết kế , tổ chức và chỉ đạo , thông qua đó , học sinh có cơ hội khám phá và
lĩnh hội nội dung bài học . Giáo viên thiết kế sao cho học sinh phải hứng thú ,
thông hiểu và ghi nhớ những gì học sinh nắm được thông qua các hoạt động chủ
động , nỗ lực của chính mình .
Phương pháp dạy học tích cực , giáo viên phải huy động , khai thác tối đa kinh
nghiệm sống của học sinh đây là nguồn rất phong phú và đa dạng ; tạo cơ hội và
động viên , khuyến khích học sinh bày tỏ quan điểm , ý kiến cá nhân về vấn đề
đang học . Giáo viên khuyến khích học sinh nêu thắc mắc qua nội dung bài học ,
đặc câu hỏi cho giáo viên , các bạn trong lớp để trao đổi , tranh luận tạo nên mối
quan hệ hợp tác trong giao tiếp giao viên và học sinh , học sinh với học sinh trong
quá trình lĩnh hội nội dung bài học .

2.2 . Sử dụng phương pháp trực quan , thảo luận nhóm tích hợp tài nguyên và
môi trường biển , đảo trong môn GDCD bậc THPT.
a. Sử dụng phương pháp trực quan xem phim ảnh , tranh , bài hát , sơ đồ ,
biểu đồ
- Phim , tranh ảnh : Phim ảnh , tranh có nhiều ưu thế . Nó giúp cho học sinh có
góc nhìn toàn diện , bao quát , khơi dậy tình yêu quê hương và trách nhiệm bảo vệ
biển , đảo thiêng liêng của Tổ quốc .
Ví dụ : - Khi tích hợp giảng dạy thực hành ngoại khóa tiết 16 , 33 – GDCD-10.
Biển Đông và vùng biển Việt Nam ; Vị trí địa lí , các vịnh của Việt Nam , tiềm
năng kinh tế biển
- Thực hành ngoại khóa tiết 33 và 34 – GDCD-11. Hoạt động ngoại khóa về
giáo dục tài nguyên và môi trường biển ,đảo
- Thực hành ngoại khóa tiết 32, 33- GDCD-12. Hoạt động ngoại khóa về pháp
luật biển , đảo
Giáo viên tổ chức dạy ở phòng trình chiếu cho học sinh xem phim , tranh ảnh và
một số bài hát về biển đảo .
- Sơ đồ , biểu đồ : Bằng số liệu , biểu đồ khoa học giáo viên giúp học học sinh thấy
được các nguồn tài nguyên của biển và số liệu so sánh hàng năm khai thác dầu
khí , hải sản , trung chuyển hóa , để có sức thuyết phục một vấn đề nào đó.
+ Ưu điểm , hạn chế khi sử dụng phương tiện trực quan trong giảng dạy
GV: Thực hiện : VI VĂN XUÂN Trang 10
Đề tài : Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực tích hợp tài nguyên và môi
trường biển , đảo giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân bậc THPT
- Phương tiện trực quan có những ưu điểm là huy động được các giác quan tham
gia vào quá trình nhận thức , tạo điều kiện cho học sinh
- Dễ hiểu , dễ nhớ , tại ra sự thoải mãi , phát huy tư duy , sáng tạo , liên hệ giữa lý
thuyết và thực tế .
- Nhưng phương tiện trực quan có những hạn chế nhất định , vì vậy trong khi sử
dụng phương pháp này giáo viên cần lưu ý :
Bản đồ Biển Đông Việt Nam có

hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Phải đầu tư suy nghĩ , lựa chọn một cách công phu các phương tiện và phương
pháp trực quan phục vụ cho nội dung bài giảng . việc lựa chọn phương tiện trực
quan phụ thuộc vào nhiều yếu tố : nội dung hoạt động nhận thức , hiệu quả của mỗi
phương tiện , đối tượng học sinh , trình độ giáo viên , cơ sở vật chất của nhà
trường . . .Trong đó , nội dung của các hoạt động nhận thức và hiệu quả của mỗi
phương tiện là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến việc lựa chọn và sử dụng phương
tiện trong dạy học .
Tài liệu phải điển hình , đưa ra đúng lúc , phù hợp với từng vấn đề trong bài giảng ,
cần đảm bảo tính chính xác , khoa học , chân thực , rõ ràng. Khi đua ra các tài liệu
GV: Thực hiện : VI VĂN XUÂN Trang 11
Đề tài : Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực tích hợp tài nguyên và môi
trường biển , đảo giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân bậc THPT
trực quan , giao viên cần phải phân tích kĩ , kết luận đúng . chỉ như vậy các tài liệu
đưa ra mới có sức thuyết phục . Giáo viên cũng có thể hưỡng dẫn học sinh phân
tích , tổng hợp , khát quát thành những vấn đề lý luận nhằm phát triển học thức cho
học sinh . Khi đưa ra các phương tiện trực quan thì phải xác định độ dài sử dụng
phương tiện dạy học , tính toán cẩn thận những biện pháp , các thức chuẩn bị cho
học sinh tri giác tài liệu học tập cũng như việc nghiên cứu tài liệu đầy đủ ( xác định
mục đích , nhiệm vụ quan sát , ghi chép )
Xây dựng kế hoạch tiết dạy có phối hợp sử dụng phương tiện nhằm phát huy tính
tích cực của học sinh trong lĩnh hội kiến thức .
Khi sử dụng tranh , ảnh cần lựa chọn , phù hợp với nội dung bài học , giáo viên
phải nắm chắc chủ đề tư tưởng , tránh nhầm lẫn , phân tán giờ học .
Trong khi sử dụng tài liệu trực quan cần tránh xu hướng tư duy may móc , siêu
hình , xem xet sự vật hiện tượng trong sự tách rời cô lập với sự vật hiện tượng khác
Phương pháp này đòi hỏi chuẩn bị công phu , tốn kém và không phải nội dung nào
cũng sử dụng nó một cách hiệu quả . vì vậy , mỗi loại phương pháp đều có ưu và
khuyết điểm riêng . Không có phương pháp chung cho tất cả bài học . Do đó , giáo
viên phải kết hợp nó với phương pháp khác một cách nhuần nhuyễn để phát huy

GV: Thực hiện : VI VĂN XUÂN Trang 12
Đề tài : Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực tích hợp tài nguyên và môi
trường biển , đảo giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân bậc THPT
được ưu thế và khắc phục những hạn chế của phương pháp trực quan nói riêng ,
góp phần tích cực tích hợp biển , đảo trong môn GDCD có hiệu quả ca
Ví dụ : Sản lượng khai thác dầu khí nước ta giai đoạn 2005-2010
Năm 2005 2007 2008 2009 2010
Dầu thô ( triệu tấn ) 18.5 15.9 14.9 16.4 15.0
Khí tự nhiên ( triệu m
3
6440 7080 7499 8010 9240
Ví dụ: Khối lượng luân chuyển và vận chuyển hàng hóa các ngành vận tải ở nước
ta
Năm 2005 2010
Ngành đường Vận chuyển
( nghìn tấn )
Luân chuyển
(tr tấn . km )
Vận chuyển
( nghìn tấn )
Luân chuyển
( tr tấn . km )
Đường sắt 8786.6 2949.3 7980.2 3956
Đường bộ 298051.3 17668.3 585024.8 362993.7
Đường nội thủy 111145.9 17999 144324.8 31531
Đường biển 42051.5 61872.4 64717.4 146577.8
Đường hang
không
111 239.3 186 429.2
Nguồn : Niên giám thống kê tóm tắt , 2010

Vídụ : Sản lượng đánh bắt hải sản của nước ta ( nghìn tấn )
Năm Tổng số Trong đó cá :
2005 1791.1 1367,5
2006 1823,7 1396,5
2007 1876,3 1433,0
2008 1946,7 1475,8
2009 2091,7 1574,1
2010 2226,6 1648,2
Nguồn : Niên giám thống kê tóm tắt , 201
Ví dụ : Cơ cấu sản lượng khai thác hải sản( %)
Năm Tổng số cá Tôm ,mục và các hải
sản khác
2005 100,0 76,3 23,7
2006 100,0 76,6 23,4
2007 100,0 76,4 23,6
2008 100,0 75,8 24,2
2009 100,0 75,3 24,7
2010 100,0 74 24,0
Nguồn: Niên giám thông kê tóm tắc , 2010
GV: Thực hiện : VI VĂN XUÂN Trang 13
Đề tài : Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực tích hợp tài nguyên và môi
trường biển , đảo giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân bậc THPT
b. Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm
* GV :Trước tiên giáo viên cần lựa chọn chủ đề để thảo luận thích hợp cho học
sinh thảo luận : Chủ đề thảo luận phải là những nội dung cơ bản , trọng tâm , đồng
thời là những tình huống có vấn đề , hướng dẫn học sinh buộc phải động não .
Ví dụ : Bài thực hành nggoại khóa tiết 16 , 33 – GDCD-10.
+ Tìm hiểu vị trí địa lý biển đảo , các vịnh của Việt Nam
+ Tiềm năng kinh tế biển Đông
+ Sưu thầm các ca khúc , thơ về biển Đông

+ Hát về biển , đảo quê hương
- Cần lưu ý khi chọn đề tài thảo luận phải xem xét , nghiên cứu xem học sinh cần
gì về chủ đề đã nêu ra ( giờ học ngoại khóa có thể cho học sinh tham khảo tài liệu
hoăc mạng internet )
- Khi đã giao được cho chủ đề thảo luận đúng theo yêu cầu , giáo viên cần thông
báo cho học sinh chuẩn bị ý kiến để tham gia thảo luận
- Từ đó học sinh ý thức được yêu cầu nội dung của chủ đề , các nguồn tài liệu liên
quan đến chủ đề , kế hoạch thực hiện và nhiệm vụ của nhóm mình cũng như từng
thành viên .
-Để đảm bảo chất , hiệu quả của quá trình thảo luận cũng như chất lượng của giờ
học , giao viên có thể giao chủ đề cho học sinh trước một tuần , để học sinh có tính
chủ động ( đây là chủ đề về biển , đảo rất mới đối với học sinh )
* Chia nhóm và chọn nhóm trưởng .
- Việc chia nhóm thường dựa trên : Số lượng học sinh lớp học , đặc điểm học sinh
và chủ đề của bài học
- Cách chia lớp nhóm thế nào cho hợp lý : Có thể do yêu cầu của nội dung bại học
hay của giáo viên , cũng có thể hoàn toàn ngẫu nhiên hoặc theo sổ điểm danh , theo
giới tính , vị trí chỗ ngồi Trong một tiết dạy giáo viên nên áp dụng linh họat các
hình thức chia nhóm ( đặc điểm của lớp , nội dung bài học , học chính khóa hoặc
ngoại khóa . . . )
+ Chia nhóm ngẫu nhiên : Học sinh đếm từ 1,2,3,4,5,6,7,8 rồi cùng quay loại
thành một nhóm và cứ tiếp như vậy .Thông thường giáo viên cũng có thể chia theo
chỗ ngồi 2 bàn ( 6 hoặc 8 học sinh ) quay lại thành một nhóm nhỏ để thảo luận
GV: Thực hiện : VI VĂN XUÂN Trang 14
Đề tài : Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực tích hợp tài nguyên và môi
trường biển , đảo giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân bậc THPT
( lớp chia thành 8 nhóm ). Hình thức này ít tốn thời gian khi học sinh di chuyển
thành nhóm và được áp dụng khi làm nhiệm vụ thảo luận của nhóm giống nhau và
thảo luận khác nhau thì ít có sự chênh lệch ðộ khó . Sau khi thảo luận mỗi nhóm cử
một thành viên làm nhóm trýởng trình bày ý kiến ( kết quả ) của nhóm trước lớp .

Đây là hình thức chia nhóm phổ biến nhất .
Thảo luận theo nhóm nhỏ : Có thể áp dụng ở từng nội dung bài học và ở những
lớp có sỉ số học sinh đông .
Ví dụ :Khi dạy bài 14 : Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
( GDCD- 10). Để tích hợp biển , đảo vào đơn vị kiến thức 2 và 3 : Trách nhiệm
xây dụng Tổ quốc , trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc , trách nhiệm của thanh niên trong
việc bảo vệ chủ quyền biển , đảo thiêng liêng của Tổ quốc , giáo viên có thể chia
lớp thành 6 nhóm ( hai bàn quay lai với nhau ) để học sinh tiến hành thảo luận .
Nhóm 1,2 : Là thanh niên học sinh có trách nhiệm xây dựng Tổ quốc như thế
nào ? Liên hệ bản thân .
Nhóm 3,4 : Là thanh niên học sinh có trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc như thế nào ?
Liên hệ bản thân .
Nhóm 5,6 : Là thanh niên học sinh có trách nhiệm trong việc bảo vệ chủ quyền
biển , đảo thiêng liêng của Tổ quốc ? cho dẫn chứng .
Giáo viên có thể cho lần luợt các nhóm hoặc chỉ định bất kì nhóm nào lên trình bày
ý kiến nhưng nhóm sau không được lập lại ý của nhóm trước , các nhóm được
tranh luận , bổ sung . Sau đó giáo viên nhận xét , kết luận.
+ Chia nhóm theo tổ : Nhóm này được xây dựng dựa trên các tổ đã được chia sẵn
trên lớp để thảo luận các vấn đề giáo viên giao cho nhóm , thông thường trong lớp
học phân làm 4 tổ , giáo viên chia làm 4 nhóm để thảo luận . Sau khi các nhóm
thảo luận hết thời gian qui định sẽ cử đại diện lên trình bày ý kiến của nhóm mình
và sau đó giáo viên nhận xét , kết luận ,
Thảo luận theo nhóm lớn : lớp học có hai dãy bàn được chia làm 4 tổ , chia lớp
thành 4 nhóm thảo luận trong lớp ( chỉ nên áp dụng lớp dưới 40 học sinh )
Ví dụ : Dạy bài 15 : Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại ( GDCD-
10). Để tích hợp biển , đảo vào nội dung bài , giao viên chia lớp thành 4 nhóm
Nhóm 1 : Hãy nêu các nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm môi trường ? VD
Nhóm 2 : Thế nào là bảo vệ môi trường ? Liên hệ bản thân em.
GV: Thực hiện : VI VĂN XUÂN Trang 15
Đề tài : Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực tích hợp tài nguyên và môi

trường biển , đảo giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân bậc THPT
Nhóm 3: Hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nhiêm trọng do
nguyên nhân nào gây ra ? ví dụ .
Nhóm 4 : Trach nhiệm của thanh niên học sinh trong việc bảo vệ môi trường biển ,
đảo ? Liên hệ thực tế .
. Học sinh thảo luận nhóm trong thời giam 4 phút
.Nhóm đại diện báo cáo kết quả thảo luận
.Lớp góp ý , tranh luận , bổ sung , thống nhất đáp án theo cách hiểu của học sinh .
Giáo viên bổ sung , nhận xét , kết luận .
+ Chia nhóm cùng trình độ
+Chia nhóm theo sở trường
+ Chia nhóm đánh giá . . .
* Vai trò của nhóm trưởng :
- Phải có khả năng tổ chức : Phân công nhiệm vụ cho các thành viên , bố trí chỗ
ngồi cho phù hợp , hướng dẫn các nhóm thảo luận đúng với nội dung giáo viên
giao .
- Phải linh hoạt và nhạy bén , có khả năng điều động tất cả các thành viên trong
nhóm tham gia tích cực vào thảo luận . Theo dõi quan sát từng thành viên để có
biện pháp điều chỉnh kịp thời , lắng nghe ý kiến đóng góp thảo luận của các nhóm
thành viên , tôn trọng tất cả các ý kiến của các thành viên trong nhóm . Đồng thời
độngviên , khuyết khích những bạn ít nói , rụt rè phát huy tính năng động , sáng tạo
của các bạn trong nhóm và có thể thay mặt nhóm lên trình bày ý kiến trước lớp .
Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm vai trò của nhóm trưởng là rất quan trọng ,
vì vậy , trong quá trình giảng dạy giao viên cần quan sát thái độ và cách làm việc
của từng học sinh để lựa chọn ra các nhóm trưởng cho thích hợp. Tuy nhiên , đó
mới chỉ là một phần chứ chua phải giải quyết được tất cả cho buổi thảo luận.
* Tổ chức thảo luận .
- Giáo viên giao cho nhóm : Giáo viên nêu nhiệm vụ rõ ràng , ngắn gọn , chính
xác , định thời gian , hướng dẫn cách thảo luận ( thường thời gian thảo luận 5 phút)
- Làm việc theo nhóm : Sauk hi chia nhóm mỗi nhóm sẽ bắt thăm ( tự cử ) để

chọm nhóm trưởng , thư kí luôn lân phiên để tránh tình trạng có học sinh chuyên
trách nhiệm vụ này . Trong khi thảo luận giáo viên đi tới các nhóm , quan sát , gợi
GV: Thực hiện : VI VĂN XUÂN Trang 16
Đề tài : Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực tích hợp tài nguyên và môi
trường biển , đảo giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân bậc THPT
ý , giúp đỡ học sinh thảo luận ( nếu thấy cần thiết ) và nhắc nhở học sinh không nói
chuyện , làm việc riêng . Sau khi thảo luận xong , đại diện các nhóm lên trình bày
kết quả thảo luận , học sinh quan sát , bổ sung , tranh luận
Giáo viên tổng kết những ý kiến phát biểu , nêu lên một cáich súc tích và có hệ
thống những ý kiến thống nhất và chưa thống nhất .
Tham gia ý kiến về những điều chưa thống nhất và bổ sung thêm những điều cần
thiết .
Giáo viên cần đánh giá các ý kiến phát biểu , nhận xét tinh thần , thái độ làm việc
chung của tập thể ( kĩ năng làm việc theo nhóm ) , của nhóm và của cá nhân học
sinh . Giáo viên với vai trò là người hướng dẫn kết luận lại những nội dung cơ
bản , khen thưởng những nhóm thảo luận tốt , động viên , khuyến khích để tạo
hứng thú cho học sinh .
- Đối với học sinh :( chủ đề nội dung bài học được giao trước một tuần )
- Phải chuẩn bị nội dung trước ở nhà
- Khi lên lớp có yêu cầu tổ chức thảo luận nhóm phải nhanh chóng vào vị trí của
nhóm mình , phải biết vận dụng sách giáo khoa , kiến thức cũ đã học , kiến thức
của các môn học khác có liên quan , bài tập , câu hỏi để bàn bạc thảo luận .
- Học sinh thảo luận đủ nghe trong nhóm , không cãi ồn ào , rời vị trí nhóm , đi lại
trong lớp . Khi có hiệu lệnh hết thời gian thì nhanh chóng quay về vị trí và tiếp tục
chú ý theo dõi để tiếp thu kiến thức hoặc cần bổ sung them ý kiến . . .
- Trước khi thảo luận nhóm về một vấn đề , một nội dung cần phân tích , giải thích
nên cho mỗi cá nhân trong nhóm tự ghi ý kiến riêng vào phiếu ( giấy nháp ) rồi đưa
ra thảo luận thống nhất ý kiến đúng .
C . Sử dụng phương pháp động não
Động não là phương pháp giúp cho học sinh một thời gian ngắn nảy sinh được

nhiều ý tưởng , nhiểu giả định về một vấn đề nào đó ( lôi ra danh sách các thông
tin )
GV : Lựa chọn chủ đề sử dụng phương pháp động não thích hợp cho học sinh .
Chủ đề áp dụng là phải những nội dung cơ bản trọng tâm , đồng thời là những tình
huống của sự vật để học sinh động não.
Ví dụ : Khi dạy bài 9 :Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước . GDCD-
12. Phần d. Nội dung cơ bản của pháp luập bảo vệ môi trường .
GV: Thực hiện : VI VĂN XUÂN Trang 17
Đề tài : Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực tích hợp tài nguyên và môi
trường biển , đảo giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân bậc THPT
Giáo viên nêu câu hỏi : Luật bảo vệ môi trường 2005
Hãy nêu trách nhiệm của thanh niên học sinh trong việc bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên môi trường biển , đảo Việt nam ?
Luật nghĩa vụ quân sự . ( học sinh đã học môn GDQP )
Hãy nêu trách nhiệm của thanh niên học sinh trong việc bảo vệ chủ quyền biển ,
đảo thiêng liêng của Tổ quốc ?
- Giáo viên cho học sinh tìm hiểu trước cả lớp ( thảo luận cả lớp hai học sinh ngồi
cạnh cùng trao đổi với nhau )
- Thời gian tìm hiểu , thảo luận 4 phút
- Các ý kiến phát biểu của học sinh nên ngăn gọn bằng một từ hay một câu thật
ngắn.
- Các ý kiến của học sinh được viết ra giấy nhỏ và gián lên bảng .
- Tất cả mọi ý kiếm của học sinh đều được giáo viên hoan nghênh , chấp nhận mà
không nên phê phán , nhận định đúng , sai ngay.
- Cuối giờ kết luận . Đây là kết kết quả của sự tham gia chung của tất cả học sinh .
GV: Thực hiện : VI VĂN XUÂN Trang 18
Đề tài : Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực tích hợp tài nguyên và môi
trường biển , đảo giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân bậc THPT
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực tích hợp tài nguyên và môi

trường , biển , đảo là nhũng phương pháp giảng dạy đã được sử dụng khá phổ biến
,việc đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại nhằm khơi dậy sự nhiệt
tình , tính năng động và sáng tạo , vận dụng kiến thức , kĩ năng của học sinh , việc
sử dụng các phương tiện trực quan huy động tất cả các giác quan tham gia làm việc
, khuyến khích học sinh tự học , kĩ năng tham gia làm việc , thảo luận nhóm , học
sinh theo đó có cơ hội trao đổi , học tập lẫn nhau . Khắc phục lối truyền thụ áp đặt
một chiều , thụ động , ghi nhớ máy móc.
Xây dựng cho học sinh có được lối sống hòa nhập với cộng đồng , tinh thần hợp
tác , kĩ năng giao tiếp , tinh thần đoàn kết , sự phối hợp , hiểu biết về tinh thần
trách nhiệm và hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên từ đó tạo ra những giải pháp
mới cho mọi vấn đề do thực tiễn đặt ra.
Trong quá trình dạy học vận dụng phương pháp mới , giáo viên không có vai trò
đơn thuần là người truyền đạt kiến thức mà là người thiết kế , tổ chức , hướng dẫn
để học sinh tự lĩnh hội nội dung bài học , chủ động đạt các mục tiêu kiến thức , kĩ
năng , thái độ . . .
Việc tích hợp kiến thức biển đảo có tác dụng :
* Giúp cho giờ dạy trơ nên sinh đông hơn , hứng thú hơn
* Có thể thấy ngay tác động hiệu quả về nhận thức .
* Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về chủ quyền biển , đảo của Việt
Nam .
GV: Thực hiện : VI VĂN XUÂN Trang 19
Đề tài : Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực tích hợp tài nguyên và môi
trường biển , đảo giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân bậc THPT
V . ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Để giúp học sinh nắm vững những kiến thức biên , đảo , đòi hỏi người giáo
viên phải hiểu rõ và nắm vững những nội dung cơ bản tổng quan về biển đảo Việt
Nam , cũng như các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về chiến lược
về biển đảo Việt Nam đến năm 2020 và Công ước Luật biển năm 1982.
Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực để lồng ghép kiến thức biển , đảo
trong giảng dạy môn GDCD có những ưu điểm là huy động được các giác quan

tham gia quá trình nhận thức, tạo điều kiện cho học sinh dể hiểu, nhớ lâu, tạo sự
thoải mái, phát triển óc tư duy, sáng tạo, liên hệ giữa lý thuyết với thực tế .
Tuy nhiên , khi sử dụng phương pháp dạy học tích cực , cần lưu ý sau ;
Phải đầu tư suy nghĩ, lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp vơi nội dung
bài . Khi vận phải linh hoạt , phù hợp với chủ đề bài học , lứa tuổi và trình độ của
học sinh. Giáo viên cũng có thể hướng dẫn học sinh phân tích, tổng hợp, khái quát
thành những vấn đề lý luận nhằm phát triển nhận thức cho học sinh.
Giáo viên cũng cần chủ động, nắm vững kiến thức, thu thập nhiều thông tin
mang tính thời sự và lường trước những thông tin đa chiều trong giải quyết vấn đề
từ phía học sinh.
GV: Thực hiện : VI VĂN XUÂN Trang 20
Đề tài : Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực tích hợp tài nguyên và môi
trường biển , đảo giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân bậc THPT
VI. KẾT LUẬN
“ Công ước Luật biển là một bộ các quy định về sử dụng các đại dương của
thế giới chiếm 70% bề mặ trái đất cho đến nay 154 quốc gia và cộng đồng Châu
Âu đã tham gia công ước này . . .” Việc đưa chủ đề biển , đảo tích hợp ( lồng
ghép ) vào môn GDCD bậc THPT là cần thiết , kịp thời , nhằm giáo dục cho thanh
niên học sinh hiểu về quyền chủ quyền và quyền tài phán thuộc chủ quyền của
Việt Nam , vì thế hệ trẻ là chủ nhân tương lai của đất nước . Hiện nay tình hình
Biển Đông có những diễn biến phức tạp nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền
biển , đảo của Tổ quốc đang đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với cả hệ thống chính trị ,
các ngành , các lực lượng và thanh niên học sinh .
Nhiệm vụ hiện nay là giáo dục nâng cao nhận thức cho học sinh về vai trò
trách nhiệm đối với việc bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc .
Hiện nay , thế giới đã và đang chuyên sang kỉ nguyên kinh tế tri thức , cho
nên việc đầu tư cho chất xám sẽ là đầu tư có hiệu quả nhất cho sự hưng thịnh của
mỗi quốc gia . Vì lẽ đó , nhu cầu học tập của người dân ngày càng cao , xã hội học
tập đang được hình thành và phát triển. . .Do vậy , trong ngành giáo giáo dục ,
mỗi giáo viên cần phải năng động , sáng tạo , không ngừng nghiên cứu khoa học ,

tìm tòi để nâng cao trình độ chuyên môn , góp phần tạo nên những con người mới
có tri thức , có kĩ năng , có đạo đức , lối sống để đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực
cho sự nghiệp công nghiệp hóa , hiện đại hóa của Đảng và Nhà Nước , đó cũng
góp phần vào công cuộc bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ
quốc. Trong quá trình thực hiện đề tài chắn không tránh khỏi những thiếu sót và
hạn chế , rất mong nhận được đóng góp bổ sung của quý thầy cô và đồng nghiệp
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Người thực hiện
Vi Văn Xuân
GV: Thực hiện : VI VĂN XUÂN Trang 21
Đề tài : Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực tích hợp tài nguyên và môi
trường biển , đảo giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân bậc THPT
Tài liệu tham khảo

1. Một số tư liệu tham khảo trên trang web của Bộ giáo dục: www.edu.net.vn
2. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn GDCD 10 , 11, 12– Bộ GD-ĐT - Nhà xuất
bản Giáo dục.
3. Hướng dẫn thực hiện chương trình môn GDCD 10 , 11 , 12– Nguyễn Hữu Khải
(chủ biên) - Nhà xuất bản Giáo dục.
4. Sách giáo khoa GDCD lớp 10 , 11 ,12– Nhà xuất bản Giáo dục.
5 . Công ước luật biển năm 1982
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Tài liệu hướng dẫn dạy học nội dung giáo dục
tài nguyên môi trường biển , đảo cho học sinh THPT , Hà Nội.
7. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản , toàn diện
giáo dục và đào tạo.
GV: Thực hiện : VI VĂN XUÂN Trang 22
Đề tài : Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực tích hợp tài nguyên và môi
trường biển , đảo giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân bậc THPT

Mục Lục

I . Lý do chọn đề tài Trang 1
II . Thực trạng trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài Trang 3
III - 1.1 Cơ sở lý luận Trang 4 -5
III – 1. 2 . Cơ sở thục tiễn Trang 5- 6
III - 2 . 1 Nội dung , biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài Trang 6- 7
III- 2.2 . Xây dựng và thực hiện tích hợp Trang 8 -17
VI . Hiệu quả của đề tài Trang 18
V Đề xuất , khuyến nghị khả năng áp dụng Trang 19
VI . Kết luận Trang 20
VII. Tài liệu tham khảo Trang 21
GV: Thực hiện : VI VĂN XUÂN Trang 23

×