Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học Địa lí địa phương lớp 12_ban cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.01 KB, 51 trang )

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

1. LỜI GIỚI THIỆU
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong chương trình Địa lí cấp THPT, Địa lí địa phương (tìm hiểu địa lí
tỉnh, thành phố) được bố trí ở lớp 12. Nội dung này được dạy thành bài ở trên
lớp như các nội dung khác có trong chương trình. Nhiệm vụ chính của nó là bồi
dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, đồng thời giúp cho học sinh tìm hiểu và
đánh giá đúng tiềm năng của các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và
thực trạng kinh tế - xã hội của địa phương, từ đó giúp học sinh định hướng nghề
nghiệp, lao động sản xuất, góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp.
Ở nước ta hiện nay, vấn đề dạy học địa lí địa phương ở các trường phổ
thông đã được chú ý nhiều hơn trước. Tuy nhiên, dung lượng kiến thức này còn
chiếm một tỉ lệ rất nhỏ trong chương trình. Đối với lớp 12, nội dung Địa lí địa
phương (phần tìm hiểu địa lí tỉnh, thành phố) được đưa vào giảng dạy trong 2
tiết (đối với chương trình cơ bản) và 3 tiết (đối với chương trình nâng cao).
Trong điều kiện quỹ thời gian eo hẹp như vậy, rất khó có thể truyền đạt hết cho
học sinh iểu đầy đủ và sâu sắc về các vấn đề địa lí của địa phương mình. Chính
vì vậy cần có sự chuẩn bị kĩ lưỡng của cả giáo viên và học sinh từ trước khi tiết
học được diễn ra, làm sao để trong 2 hoặc 3 tiết học tập ở trên lớp chỉ là thời
gian học sinh tổng hợp các kiến thức và báo cáo theo các chủ đề của địa lí địa
phương mình. Để làm được điều đó, rất cần giáo viên hiểu rõ và áp dụng các
phương pháp dạy học tích cực như khảo sát điều tra, hợp tác trong nhóm nhỏ,
báo cáo…Đây cũng chính là lí do tôi trình bày trong sáng kiến kinh nghiệm: “
Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học Địa lí địa phương
lớp 12_ban cơ bản”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Góp phần giáo dục cho học sinh tình yêu quê hương, đất nước nói chung
và tình yêu, sự gắn bó đối với địa phương đang sinh sống nói riêng.
- Tìm biện pháp, phương pháp giúp học sinh có được kiến thức tổng hợp,


đầy đủ về địa lí địa phương của mình.

1


- Làm cho bài giảng địa lí địa phương có sức thuyết phục, gây được niềm
hứng thú, tích cực học tập và tìm hiểu của học sinh.
1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng một số phương
pháp dạy học tích cực trong dạy học Địa lí địa phương lớp 12_ban cơ bản.
- Nghiên cứu đặc điểm kiến thức địa lí địa phương lớp 12 và con đường
hình thành kiến thức cho học sinh.
- Tìm ra một số phương pháp dạy học tích cực để giảng dạy địa lí địa
phương lớp 12_ban cơ bản đạt kết quả cao.
- Nghiên cứu việc giảng dạy kiến thức địa lí địa phương tỉnh Vĩnh Phúc
bằng một số phương pháp dạy học tích cực để chứng minh cho nội dung của đề
tài.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu
Việc thu thập tài liệu được thực hiện dựa vào mục đích và nhiệm vụ
nghiên cứu của đề tài. Các nguồn tài liệu gồm sách báo, tạp chí chuyên ngành,
các đề tài nghiên cứu, các trang web cung cấp thông tin và các chỉ thị, quyết
định của ngành giáo dục liên quan đến đề tài. Đặc biệt, trong quá trình thu thập
tài liệu cần chú ý đến nội dung chương trình SGK Địa lí lớp 12_ban cơ bản, sách
hướng dẫn của giáo viên, kiến thức tổng quát về tỉnh Vĩnh Phúc và các tài liệu
tham khảo khác nhằm đảm bảo tính khoa học và tính sư phạm của đề tài.
1.4.2. Phương pháp quan sát, điều tra
Đây là phương pháp đi khảo sát thực tế ở một số trường phổ thông trên
địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc để nhận biết thực trạng dạy và học địa lí địa phương lớp
12 (phần tìm hiểu địa lí tỉnh, thành phố) ở các trường phổ thông hiện nay. Dự

giờ một số giáo viên đang dạy Địa lí lớp 12, phỏng vấn và phát phiếu điều tra
cho học sinh và giáo viên để rút ra những nhận xét khách quan, chính xác, đồng
thời để đưa ra những kiến nghị cần thiết, giúp cho việc giảng dạy và học tập bộ
môn Địa lí nói chung và địa lí địa phương (phần tìm hiểu địa lí tỉnh, thành phố)
nói riêng ở trường phổ thông được tốt hơn.
1.4.3. Phương pháp phân tích hệ thống

2


Trong quá trình dạy học thì nội dung, phương pháp và phương tiện dạy
học cũng như xu hướng dạy học là một tổng thể thống nhất với những quy luật
nội tại riêng của nó. Do đó, để đảm bảo tính khoa học và tính sư phạm của đề
tài, trong quá trình thực hiện đề tài cần phải xem xét, phân tích các đối tượng
nghiên cứu trong một hệ thống hoàn chỉnh. Chẳng hạn, cần phải nghiên cứu việc
dạy học địa lí địa phương trong mối quan hệ qua lại nhiều chiều với toàn bộ
chương trình địa lí phổ thông. Hay khi xem xét thực trạng dạy và học địa lí địa
phương ở các trường phổ thông hiện nay cần phải nhìn nhận từ cả phía giáo viên
và phía học sinh trên nhiều phương diện: nội dung, phương pháp, phương tiện,
xu hướng…Có như vậy mới rút ra được những kết luận khách quan, chính xác
về vấn đề được đưa ra.
1.4.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Phương pháp này nhằm kiểm chứng tính khoa học và thực tiễn của đề tài.
Đó là cách trực tiếp giảng dạy hoặc nhờ một số giáo viên có kinh nghiệm ở một
số trường phổ thông giúp đỡ giảng dạy phần bài giảng do tác giả thiết kế theo
mục đích mà đề tài đưa ra. Sau đó dùng phiếu thăm dò lấy ý kiến của giáo viên
và học sinh nhằm kiểm nghiệm các kết quả lí thuyết mà đề tài đưa ra. Phân tích
các kết quả thực nghiệm thu được, rút ra những nhận định cần thiết và từ đó đề
ra một số kiến nghị giúp cho việc dạy học địa lí địa phương nói riêng cũng như
môn địa lí nói chung có được hiệu quả như mong muốn.

1.4.5. Phương pháp thống kê toán học
Vận dụng thống kê toán học để xử lí, phân tích các kết quả thu được sau
khi tiến hành các thực nghiệm sư phạm ở một số lớp trường THPT Đồng Đậu,
nhằm đánh giá tính khả thi của đề tài trong việc sử dụng một số phương pháp
dạy học tích cực vào dạy học địa lí địa phương lớp 12_ban cơ bản (phần tìm
hiểu địa lí tỉnh, thành phố), đồng thời là căn cứ khoa học để xác định xu hướng
phát triển của đối tượng, từ đó đề xuất những biện pháp thực hiện cho tốt.
1.5. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Đối tượng nghiên cứu:
- Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học địa lí địa phương
lớp 12 trường THPT Đồng Đậu.
- Dạy học bài 44 và 45: Tìm hiểu địa lí tỉnh (thành phố)

3


* Khách thể nghiên cứu: Học sinh các lớp 12 trường THPT Đồng Đậu, huyện
Yên Lạc, Tỉnh Vĩnh Phúc.
* Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung : Đề tài chỉ giới hạn trong việc sử dụng phương pháp khảo sát điều
tra, hợp tác theo nhóm và báo cáo trong dạy học địa lí địa phương lớp 12 trường
THPT Đồng Đậu, THPT Phạm Công Bình và THPT Yên Lạc.
- Khách thể khảo sát: Tiến hành khảo sát thực tế và tổng hợp, phân tích số liệu
từ quá trình khảo sát 120 phiếu, trong đó:
+ THPT Đồng Đậu: 45 phiếu
+ THPT Yên Lạc: 45 phiếu
+ THPT Phạm Công Bình: 30 phiếu
- Địa điểm: Trong các lớp học của các trường THPT Đồng Đậu, THPT Phạm
Công Bình và THPT Yên Lạc.
- Thời gian: Đề tài này tôi tiến hành nghiên cứu trong khoảng thời gian từ

tháng 2/2014 đến tháng 5/2014.
1.6. Lịch sử nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu về các vấn đề có liên quan đến dạy học địa lí địa phương
cũng đã có nhiều đề tài, sáng kiến kinh nghiệm, luận văn tốt nghiệp đề cập đến.
Tuy nhiên, sử dụng phương pháp khảo sát điều tra, hợp tác theo nhóm và báo cáo
trong dạy học địa lí địa phương lớp 12 thì chưa có công trình nghiên cứu cụ thể
nào. Với việc kế thừa và phát huy các công trình đã nghiên cứu có liên quan,
sáng kiến sẽ nghiên cứu cụ thể hơn về phương pháp khảo sát điều tra, hợp tác
theo nhóm và báo cáo trong dạy học địa lí địa phương lớp 12 trường THPT Đồng
Đậu, THPT Phạm Công Bình và THPT Yên Lạc.
1.7. Cấu trúc của đề tài
Sáng kiến kinh nghiệm gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng một số phương
pháp dạy học tích cực trong dạy học địa lí địa phương lớp 12_ban cơ bản (phần
tìm hiểu địa lí tỉnh, thành phố)
- Chương 2: Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học
địa lí địa phương lớp 12_ban cơ bản (phần tìm hiểu địa lí tỉnh, thành phố)

4


- Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
2. TÊN SÁNG KIẾN
“Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học Địa lí địa phương
lớp 12_ban cơ bản”
3. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
- Họ và tên: Nguyễn Thị Kim Cúc
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Đồng Đậu, xã Tam Hồng, huyện Yên Lạc,
tỉnh Vĩnh Phúc.
- Số điện thoại: 0967323358

- Email:
4. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN
Tác giả cùng với sự hỗ trợ của Trường THPT Đồng Đậu về kinh phí, đầu
tư cơ sở vật chất - kỹ thuật trong quá trình viết sáng kiến và dạy thực nghiệm
sáng kiến.
5. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
- Sáng kiến có thể được sử dụng để xây dựng giáo án dạy học địa lí địa phương
lớp 12 ở cả chương trình cơ bản và nâng cao.
- Khi giảng dạy địa lí địa phương bằng một số phương pháp dạy học tích cực
như trong sáng kiến trình bày sẽ:
+ Góp phần giáo dục cho học sinh tình yêu quê hương, đất nước nói
chung và tình yêu, sự gắn bó đối với địa phương đang sinh sống nói riêng.
+ Làm cho bài giảng địa lí địa phương có sức thuyết phục, gây được niềm
hứng thú, tích cực học tập và tìm hiểu của học sinh.
- Sáng kiến cũng có thể phục vụ cho việc tìm hiểu về địa lí địa phương tỉnh Vĩnh
Phúc một cách hệ thống từ vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội đến
thực trạng phát triển kinh tế - xã hội.
6. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG
- Bài thực nghiệm: Bài 44 và 45 (SGK Địa lí 12 ban cơ bản): Tìm hiểu địa lí
tỉnh và thành phố được giảng dạy vào ngày 12/04/2014 và ngày 13/04/2014 tại
lớp 12A7 trường THPT Đồng Đậu.

5


7. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng một số phương
pháp dạy học tích cực trong dạy học địa lí địa phương lớp 12_ban cơ bản


7.1.1. Định nghĩa phương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cực để chỉ những phương pháp dạy học phát
huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học. Phương pháp tích cực
hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học
nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là
tâp trung vào người dạy.
7.1.2. Những dấu hiệu đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học tích cực
7.1.2.1. Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh

Trong phương pháp tích cực, người học - đối tượng của hoạt động dạy,
đồng thời là chủ thể của hoạt động học, được cuốn hút vào các hoạt động học tập
do giáo viên tổ chức và chỉ đạo. Thông qua đó, tự lực khám phá những điều
mình chưa biết chứ không phải là thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo
viên sắp đặt ra theo cách suy nghĩ của mình. Từ đó, vừa nắm được kiến thức, kĩ
năng mới, vừa nắm được phương pháp tìm ra kiến thức, kĩ năng đó, không rập
theo khuôn mẫu có sẵn, người học được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo.
Dạy theo cách này thì người giáo viên không chỉ đơn giản là người truyền đạt tri
thức mà còn là người hướng dẫn hành động. Trong phương pháp tích cực, học
chữ và học làm gắn quyện vào nhau.
7.1.2.2. Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học
Phương pháp tích cực xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho học
sinh không chỉ là biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu
học. Trong phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học. Nếu rèn luyện
cho người học có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo
cho họ có được lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có của mỗi người, kết quả
học tập sẽ được nhân lên gấp bội. Vì vậy, ngày nay, người ta nhấn mạnh hoạt
động học trong quá trình dạy học, nỗ lực tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ
6



động sang tự học chủ động, đặt vấn đề phát triển tự học ngay trong trường phổ
thông, không chỉ tự học ngay trong trường phổ thông, không phải tự học ở nhà
mà cả tự học cả trong tiết học có sự hướng dẫn của giáo viên.
7.1.2.3. Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác
Phương pháp dạy học tích cực đòi hỏi sự cố gắng trí tuệ và nghị lực cao
của mỗi học sinh trong quá trình tự lực giành lấy kiến thức mới. Ý chí và năng
lực của học sinh trong một lớp không thể đồng đều tuyệt đối, vì vậy buộc phải
chấp nhận sự phân hoá về cường độ và tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập,
nhất là bài học được thiết kế thành một chuỗi công tác độc lập. Áp dụng phương
pháp tích cực ở trình độ càng cao thì sự phân hoá càng lớn.
Tuy nhiên trong học tập, không phải mọi tri thức, kĩ năng, thái độ đều
được hình thành bằng con đường hoạt động thuần tuý cá nhân. Lớp học là môi
trường giao tiếp thầy – trò, trò – trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các nhân
trên con đường đi tới chân lí. Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý
kiến của mỗi cá nhân được điều chỉnh, khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học
nâng mình lên một trình độ mới, bài học vận dụng được vốn hiểu biết và kinh
nghiệm của mỗi cá nhân và của cả lớp.
Thoạt nhìn tưởng như học tập hợp tác mâu thuẫn với học tập cá thể, hạn
chế mức độ tích cực của mỗi cá nhân. Thực ra trong học tập hợp tác, mục tiêu
hoạt động là chung của toàn nhóm nhưng mỗi cá nhân được phân công nhiệm vụ
cụ thể, phối hợp với nhau để cuối cùng đạt mục tiêu chung. Mô hình hợp tác
trong xã hội đưa vào đời sống học đường có tác dụng chuẩn bị cho học sinh
thích ứng với đời sống xã hội, trong đó mỗi người sống và làm việc trong sự
phân công hợp tác với tập thể cộng đồng.
7.1.2.4. Kết hợp đánh giá của thầy với sự tự đánh giá của trò
Trong dạy học, việc đánh giá học sinh không chỉ nhằm mục đích nhận
định thực trạng và điều chỉnh hoạt động học của trò mà còn đồng thời tạo điều
kiện nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy. Trước đây, mọi
người vẫn thường hay có quan niệm giáo viên có độc quyền đánh giá học
sinh .Nhưng trong phương pháp tích cực, giáo viên phải hướng dẫn học sinh tự

đánh giá để điều chỉnh cách học. Liên quan đến điều này, giáo viên cần tạo
thuận lợi để học sinh được tham gia đánh giá lẫn nhau.
7.1.2.5. Vai trò chỉ đạo của giáo viên

7


Với phương pháp này, giáo viên trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng
dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để học sinh tự chiếm lĩnh nội
dung học tập, chủ động đạt mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của
chương trình. Ở trên lớp, với phương pháp tích cực này thì học sinh hoạt động là
chính, giáo viên nhàn hạ hơn. Song khi soạn giáo án giáo viên đã phải đầu tư
công sức, thời gian rất nhiều so với kiểu dạy học thụ động, mới có thể thực hiện
bài lên lớp với vai trò là người gợi mở, xúc tác, động viên, cố vấn, trọng tài
trong các hoạt động tìm tòi hào hứng, tranh luận sôi nổi của học sinh.
Thực hiện phương pháp tích cực, vai trò của giáo viên không hề bị hạ thấp
mà trái lại có yêu cầu cao hơn nhiều. Giáo viên phải có trình độ chuyên môn sâu
rộng, có trình độ sư phậm lành nghề, có đầu óc sang tạo và nhạy cảm mới có thể
tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập của học sinh mà nhiều khi diễn biến
ngoài tầm dự kiến của giáo viên.
7.1.3. Kiến thức địa lí địa phương trong chương trình môn địa lí ở trường
phổ thông nước ta
7.1.3.1. Vai trò của kiến thức địa lí địa phương trong dạy học địa lí
Kiến thức địa lí địa phương là kiến thức về các sự vật, hiện tượng hết sức
thân quen, gần gũi mà học sinh nhìn thấy hàng ngày. Do vậy nó tạo điều kiện
hình thành biểu tượng địa lí cho học sinh. Mà biểu tượng địa lí lại là cơ sở để tạo
ra khái niệm địa lí, vì nó phản ánh được những thuộc tính của khái niệm địa lí
tương ứng.
Địa lí địa phương là một cơ sở quan trọng để học sinh hiểu biết kiến thức
địa lí Tổ quốc, kiến thức địa lí nói chung bởi nó là một bộ phận và có liên quan

mật thiết với địa lí Tổ quốc. Việc tích hợp kiến thức địa lí địa phương vào dạy
học trong trường phổ thông có tác dụng bổ sung kiến thức địa lí địa phương cho
các em một cách hệ thống, từ đó bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước trong
mỗi con người như một nhà văn Nga đã nói: tình yêu quê hương đất nước phải
được bắt nguồn từ tình yêu đối với sự vật, hiện tượng gần gũi, thân quen nơi
xóm, làng của mình và chúng ta chỉ thực sự yêu chúng khi hiểu biết sâu sắc về
chúng.
Người giáo viên biết lồng ghép, tích hợp kiến thức địa lí địa phương vào
trong bài giảng địa lí sẽ gây được sự hứng thú, tính tự giác, tích cực của học
sinh. Đồng thời, những kiến thức địa lí địa phương mà nhà trường trang bị cho
học sinh nếu có giá trị thực tiễn sẽ tạo điều kiện để học sinh có thể vận dụng vào
8


công việc lao động sản xuất tại địa phương, tham gia đóng góp xây dựng quê
hương giàu đẹp.
7.1.3.2. Vị trí của kiến thức địa lí địa phương trong phân phối chương trình môn
địa lí ở trường phổ thông
Trong phân phối chương trình môn địa lí ở trường phổ thông, kiến thức
địa lí địa phương (quê hương) chỉ thực sự được dạy trong một số tiết ít ỏi ở lớp 9
THCS và lớp 12 THPT (hai lớp cuối cấp). Lí do là ở hai lớp này, học sinh đã có
những kiến thức địa lí nhất định về địa lí đại cương, địa lí Tổ quốc để có thể vận
dụng vào tìm hiểu và giải thích các vấn đề của địa phương (tự nhiên, kinh tế - xã
hội). Ở lớp 9: các bài học về địa lí địa phương được trình bày trong 4 bài là 41,
42, 43, 44 và dạy trong 4 tiết theo phân phối chương trình (mỗi bài một tiết).
Lớp 12: các bài học về địa lí địa phương được nhắc tới trong hai bài 44 và 45 đối
với chương trình cơ bản, trong 3 bài 60, 61, 62 đối với chương trình nâng cao
(mỗi bài một tiết), với yêu cầu cao hơn là các em phải viết được một bản tổng
hợp về địa lí tỉnh (thành phố) của mình trên tất cả các phương diện (tự nhiên,
kinh tế - xã hội).

Như vậy, số bài và số tiết dạy về địa lí địa phương ở nước ta còn quá ít
bởi có nhiều khó khăn chưa được khắc phục như: khó sắp xếp về mặt thời gian
giảng dạy (vì khối lượng kiến thức địa lí cần truyền đạt cho học sinh quá lớn mà
thời gian học tập ở trên lớp lại có hạn), điều kiện vật chất eo hẹp (tài liệu tham
khảo còn thiếu, đồ dùng dạy học chưa thật đầy đủ). Phần lớn giáo viên phải linh
hoạt lồng ghép các kiến thức địa lí địa phương trong bài giảng của mình (như lấy
các dẫn chứng liên hệ đến địa phương).
7.1.3.3. Thực trạng kiến thức địa lí địa phương (phần địa lí tỉnh, thành phố) của
giáo viên và học sinh phổ thông hiện nay, qua tìm hiểu ở tỉnh Vĩnh Phúc
Qua điều tra việc dạy học địa lí địa phương ở một số trường phổ thông
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, một tỉnh có nền kinh tế - xã hội phát triển thuộc
vùng Đồng bằng sông Hồng, có ngành giáo dục và đào tạo được xếp vào nhóm
đầu của cả nước (với nhiều trường ĐH, CĐ, THCN đóng trên địa bàn, nhiều
trường phổ thông đạt chuẩn quốc gia, đội ngũ giáo viên vững vàng về chuyên
môn, nghiệp vụ, chất lượng giáo dục và đào tạo không ngừng tăng lên…) nhận
thấy hầu như kiến thức địa lí địa phương còn chưa được chú trọng nhiều. Đặc
biệt đối với lớp 12, phần địa lí địa phương lại được bố trí ở cuối chương trình –
đây là giai đoạn cả giáo viên và học sinh đang tập trung vào ôn tập cho kì thi đại

9


học và cao đẳng (trước năm học 2014 - 2015) hoặc kì thi THPT quốc gia (từ
năm học 2014 – 2015 đến nay) nên những tiết học về địa lí địa phương chưa
được coi trọng. Điều này thể hiện ở việc đa số các tiết học chưa có sự chuẩn bị
cẩn thận từ trước khi tiết học được diễn ra. Trên lớp, học sinh có chuẩn bị thì
báo cáo nhanh gọn, giáo viên tổng kết và cung cấp một số đặc điểm cơ bản về
địa phương. Từ thực trạng đó dẫn đến kiến thức về địa lí địa phương, đồng thời
là kiến thức quê hương của học sinh rất nghèo nàn.
Kết quả bài kiểm tra khảo sát việc hiểu biết về kiến thức địa phương của

học sinh mà tác giả tổng hợp dưới đây sẽ chứng minh cho nhận xét trên. Tổng số
học sinh được điều tra là 120 em ở 3 trường THPT trên địa bàn huyện Yên Lạc
là trường THPT Đồng Đậu, THPT Yên Lạc và THPT Phạm Công Bình. Điểm
trung bình kiểm tra của các em là 5,7 điểm, chỉ đạt ở mức độ trung bình. Cụ thể
hơn: điểm dưới trung bình chiếm đến 25,8%, điểm trung bình chiếm 48,3%,
điểm khá chiếm 23,3%, điểm giỏi chỉ có 3/120 em được điều tra (chiếm 2,6%)
Bảng tổng hợp kết quả khảo sát về hiểu biết kiến thức địa lí địa phương
(phần địa lí tỉnh Vĩnh Phúc của học sinh lớp 12)

Trườn
g
THPT

SL
HS
điề
u
tra

Yên
Lạc

45

Đồng
Đậu

Tỉ
lệ
%


Điểm số
Dưới TB
(<5điểm
)

Tỉ
lệ
%

T.bìn
h
(điểm
5,6)

Tỉ
lệ
%

Khá
(điể
m
7,8)

Tỉ
lệ
%

Giỏi
(>8

điểm
)

Tỉ
lệ
%

37,
5

9

20

20

44,
4

14

31,
1

2

4,
5

45


37,
5

13

28,
9

22

48,
9

9

20

1

2,
2

Phạm
Công
Bình

30

25,

0

9

30

16

53,
3

5

16,
7

0

0

Tổng

120

100

31

25,
8


58

48,
3

28

23,
3

3

2,
6
10


Bảng thống kê đã đánh giá được phần nào thực trạng kiến thức địa lí địa
phương (về tỉnh, thành phố) của học sinh phổ thông hiện nay. Vì vậy rất cần
mỗi giáo viên phải tích cực đi đầu trong việc nghiên cứu, sưu tầm các tài liệu về
địa lí địa phương từ nhiều nguồn khác nhau. Và hơn hết cần tìm ra các phương
pháp dạy học tích cực nhằm khơi dậy được lòng ham mê tìm tòi, hiểu biết của
học sinh đối với cuộc sống xung quanh các em, làm cho một vài tiết học về địa lí
địa phương vốn đã ít ỏi trở nên thiết thực và hiệu quả nhất.
7.1.4. Một số phương pháp dạy học tích cực nên áp dụng trong dạy học địa
lí địa phương lớp 12_ban cơ bản (phần địa lí tỉnh, thành phố)
Cuối chương trình địa lí lớp 9 cấp THCS, học sinh đã được học tương đối
đầy đủ về nội dung địa lí tỉnh (thành phố). Do đó, chương trình địa lí địa phương
lớp 12 không dạy lại địa lí tỉnh (thành phố) một cách hệ thống mà tập trung vào

việc hình thành ở học sinh kĩ năng tìm hiểu, viết và trình bày báo cáo một vấn đề
của địa lí địa phương. Trong phân phối chương trình môn địa lí lớp 12 đối với
ban cơ bản quy định 2 tiết dành cho học sinh chuẩn bị và viết báo cáo về một
vấn đề địa lí địa phương. Trên thực tế, học sinh cần phải có nhiều thời gian sưu
tầm tài liệu trước thời gian tiến hành các tiết học địa lí tỉnh (thành phố) ít nhất là
một tháng. Hai tiết học chính được quy định trong chương trình thực chất chỉ là
để học sinh tổng hợp, xử lí các tư liệu, viết và trình bày báo cáo dưới sự hướng
dẫn của giáo viên. Vì vậy giáo viên cần vận dụng một số phương pháp dạy học
tích cực dưới đây để bài học đạt kết quả cao nhất:
7.1.4.1. Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm
* Khái niệm về dạy học hợp tác theo nhóm
Theo PGS.TS Đặng Văn Đức (Lí luận dạy học đại cương), dạy học hợp
tác theo nhóm là phương pháp dạy học đặt học sinh vào môi trường học tập
(nghiên cứu, thảo luận…) theo các nhóm học sinh. Tất cả các học sinh trong lớp
đều được làm việc, thảo luận, tự do trao đổi ý kiến của bản thân góp phần hoàn
thành nhiệm vụ của nhóm mình.
* Ý nghĩa của dạy học hợp tác theo nhóm
Tổ chức học sinh học tập theo nhóm không chỉ phát huy tính tích cực, tự
giác, khả năng chủ động, sang tạo trong hoạt động nhận thức của học sinh, tạo
điều kiện để mọi người cùng tham gia, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau,
chuẩn bị cho lao động phân công hợp tác trong cộng đồng mà qua cách học này
nhiều kĩ năng xã hội cũng được hình thành và phát triển như kĩ năng giao tiếp; kĩ
11


năng giải quyết vấn đề; kĩ năng nói, diễn đạt; kĩ năng tập hợp và ghi chép tư
liệu; kĩ năng báo cáo. Ngoài ra, khi tổ chức học tập theo nhóm còn có cơ hội tận
dụng ý kiến và kinh nghiệm của người học.
* Những ưu, nhược điểm của dạy học theo nhóm
- Cho phép các cá nhân đưa ra ý kiến riêng của mình

- Giúp phát triển các phẩm chất lãnh đạo
- Cho phép các cá nhân tham gia một cách tích cực
- Có thể mất thời gian
- Một số học sinh có thể chiếm ưu thế trong phần thảo luận
* Cách chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm học sinh
- Giáo viên phân chia học sinh trong lớp theo các nhóm nhỏ. Có thể chia nhóm
ngẫu nhiên hay nhóm chủ định, phụ thuộc vào mục đích của hoạt động nhóm. Số
lượng thành viên trong nhóm tuỳ thuộc vào nhiệm vụ bài học cũng như các thiết
bị phục vụ cho hoạt động nhóm.
- Việc giao nhiệm vụ cho các nhóm cũng được tiến hành theo nhiều cách, tuỳ
thuộc vào nội dung bài học, giáo viên có thể lựa chọn cho phù hợp có hiệu quả:
+ Nhóm đồng việc: Xuất phát từ cùng một vấn đề, một nhiệm vụ nhưng có thể
giải quyết bằng nhiều cách khác nhau.
+ Nhóm chuyên sâu: Lớp học được chia thành nhiều nhóm, mỗi nhóm đảm nhận
một nhiệm vụ nhỏ khác nhau của một nhiệm vụ chung. Sau khi kết thúc thảo
luận, các nhóm chuyên sâu sẽ báo cáo kết quả cho cả lớp cùng biết.
* Cách tiến hành hoạt động theo nhóm
- Mỗi nhóm cử ra một nhóm trưởng và một thư kí
- Cả nhóm tiến hành thảo luận: trình bày mục đích chung của chủ đề cần thảo
luận và phạm vi thảo luận, thảo luận các vấn đề đặt ra
- Vai trò của nhóm trưởng: dẫn dắt buổi thảo luận, khuyến khích mọi thành viên
trong nhóm tham gia thảo luận, tránh tranh cãi cá nhân và đảm bảo cuộc thảo
luận đi đúng hướng bằng cách đưa ra những câu hỏi đã chuẩn bị kĩ (do giáo viên
giúp)
- Vai trò của thư kí: ghi lại các ý kiến được phát biểu

12


- Cử đại diện của nhóm lên trình bày trước lớp về kết quả thảo luận của nhóm

mình
* Vai trò của giáo viên khi tổ chức học sinh làm việc theo nhóm
- Thu thập thông tin về người học: tìm hiểu khả năng và nhu cầu của người học,
người học đã có những kiến thức và kĩ năng gì liên quan đến bài học. Họ có
mong muốn gì khi học nội dung này.
- Lựa chọn mục tiêu kiến thức, kĩ năng cần đạt được khi hoạt động nhóm
- Quyết định số lượng học sinh mỗi nhóm, thành lập nhóm ngẫu nhiên hay chủ
định
- Chuẩn bị tài liệu, phương tiện cho học sinh thảo luận có hiệu quả
- Sắp xếp phòng học, bố trí địa điểm cho mỗi nhóm
- Giao nhiệm vụ cụ thể cho mỗi nhóm
- Giám sát, hỗ trợ các nhóm hoàn thành công việc
- Đánh giá kết quả hoạt động của các nhóm
7.1.4.2. Phương pháp khảo sát, điều tra
* Khái niệm
Phương pháp khảo sát, điều tra là một phương pháp đặc thù của dạy học
địa lí, nhằm khảo sát, điều tra các thành phần của môi trường tự nhiên, môi
trường kinh tế - xã hội ở địa phương. Vì vậy phương pháp khảo sát, điều tra phải
được tiến hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên đề ra những vấn đề
cần khảo sát, đồng thời là người tổ chức, hướng dẫn, gợi ý để học sinh thực hiện.
* Ý nghĩa của phương pháp khảo sát, điều tra
- Về mặt giáo dưỡng: thông qua việc tiếp xúc, tìm tòi, điều tra thực tế địa
phương sẽ cung cấp cho học sinh những biểu tượng, khái niệm, các mối quan hệ
nhân quả về các đối tượng địa lí mà các em đang và sẽ học. Phương pháp này
giúp cho học sinh cách quan sát, tìm tòi, thu thập , phân tích, so sánh các đối
tượng địa lí trong môi trường thực tế, từ đó tìm ra cái mới cho mình, tập dượt
cho học sinh làm quen với công tác nghiên cứu khoa học.
- Về mặt giáo dục: phương pháp này tạo điều kiện để học sinh hiểu rõ thực tế địa
phương, giáo dục các em tình yêu quê hương, đất nước, quan tâm đến môi
trường xung quanh và muốn làm một việc gì đó để bảo vệ, cải thiện môi trường


13


địa phương. Việc khảo sát, điều tra thực tế địa phương còn nhằm thực hiện
nguyên lí “học đi đôi với hành”, giúp cho học sinh vận dụng các kiến thức lí
thuyết vào giải quyết các bài tập thực tiễn. Vì vậy phương pháp này rèn luyện
các kĩ năng cho học sinh như quan sát, đo đạc, điều tra ngoài thực địa. Mặt khác
còn còn cải thiện quan hệ giữa giáo viên và học sinh, cải thiện và làm phong phú
nội dung học tập.
* Các phương pháp khảo sát, điều tra
- Phương pháp thực địa: Đây là phương pháp chính để thực hiện công tác khảo
sát, điều tra. Vai trò của giáo viên là hướng dẫn học sinh về các bước tiến hành
điều tra như: quan sát, thu thập số liệu bằng cách nào? Ghi chép chúng ra sao?
- Phương pháp tìm hiểu, điều tra trong nhân dân địa phương:
Điều tra trực tiếp bằng các câu hỏi định trước (nếu vấn đề điều tra không
nhiều và số lượng điều tra không lớn)
Điều tra bằng phiếu phát cho cá nhân ghi sẵn các câu hỏi (tốt nhất là các
câu hỏi trắc nghiệm – test) có hướng dẫn cách chọn câu trả lời cho sẵn (đánh dấu
vào câu lựa chọn, hoặc đánh dấu vào mức thái độ đồng tình). Hình thức điều tra
này có thể thu được số lượng ý kiến nhiều và thuận tiện khi xử lí số liệu nhưng
đòi hỏi phải tốn nhiều công sức để xây dựng bộ câu hỏi hợp lí. Giáo viên nên là
người xây dựng hoặc hướng dẫn học sinh xây dựng các câu hỏi nhiều hay ít tuỳ
thuộc vào nội dung điều tra.
- Phương pháp nghe báo cáo: Để hỗ trợ cho các phương pháp thực địa và tìm
hiểu trong nhân dân, có thể tổ chức cho học sinh nghe báo cáo về chủ đề sẽ điều
tra, người báo cáo nên là những người am hiểu về vấn đề sẽ điều tra.
- Phương pháp sử dụng tài liệu về địa phương: Giáo viên hướng dẫn học sinh thu
thập thêm từ sách vở, báo chí, từ báo cáo (về tự nhiên, kinh tế - xã hội) của địa
phương, từ tài liệu của các cơ quan hữu quan của địa phương (số liệu thống kê,

kế hoạch, lao động, việc làm, sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, y tế,
văn hoá, giáo dục…)
7.1.4.3. Phương pháp báo cáo
* Ý nghĩa của phương pháp báo cáo
Báo cáo trong dạy học địa lí có vai trò quan trọng, nó rèn luyện cho học
sinh các kĩ năng như:
- Nói, giao tiếp và trình bày quan điểm của mình trước người khác
14


- Thu thập những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như: sách, báo, tài liệu
tham khảo, số liệu điều tra, khảo sát trên thực địa…
- Hiểu được phương pháp trình bày một báo cáo khoa học, dù là đơn giản
- Hiểu những vấn đề được trình bày một cách kĩ lưỡng theo hướng “học qua
làm”
- Đối đáp hoặc thảo luận, tranh luận với người khác một cách logic
- Hợp tác với các bạn trong nhóm, tổ, lớp
* Thực hiện phương pháp báo cáo trong dạy học địa lí
- Trước hết, giáo viên hướng dẫn học sinh chọn chủ đề báo cáo. Trong nội dung
địa lí địa phương lớp 12, các nội dung báo cáo chính là các chủ đề mà học sinh
đã chuẩn bị theo các nhóm từ trước.
- Sau khi học sinh chọn nội dung báo cáo, giáo viên hướng dẫn các em chuẩn bị
đề cương: giới thiệu nội dung, kết luận, đề nghị.
- Chuẩn bị phương tiện để báo cáo: bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu, tranh ảnh, máy
chiếu, mẫu vật để báo cáo…
- Chuẩn bị kĩ thuật trình bày: Nói cho ai nghe? Người nghe cần nghe cái gì? Nói
như thế nào để hấp dẫn người nghe? Lúc nào tạm dừng? Dừng để làm gì?
- Báo cáo: Học sinh tự giới thiệu, nêu chủ đề, bố cục báo cáo, sau đó bắt đầu
trình bày từng điểm một. Khi báo cáo phải chú ý đến các phương tiện trực quan
đã chuẩn bị.

- Kết luận: Tóm lược những điểm chính đã trình bày, kiến nghị, đề nghị, đề xuất
hoặc cam kết hành động (nếu báo cáo là vấn đề môi trường, dân số)
- Thảo luận báo cáo: Học sinh, giáo viên có thể đặt câu hỏi để làm rõ điều chưa
hiểu hoặc mở rộng nội dung báo cáo. Người báo cáo phải nghi chép các câu hỏi,
sắp xếp các câu hỏi thành chủ đề để trả lời, bình tĩnh vui vẻ trả lời các câu hỏi do
các bạn và thầy đặt ra.
7.1.5. Thực trạng dạy học địa lí địa phương lớp 12 ở một số trường THPT
Qua trao đổi với một số giáo viên và học sinh ở một số trường THPT ở
huyện Yên Lạc, nhận thấy việc dạy học địa lí địa phương lớp 12 còn chưa thực
sự được chú trọng. Tiết học nhìn chung diễn ra còn tẻ nhạt, giáo viên cũng đã
chia các nhóm học sinh chuẩn bị các chủ đề về địa lí địa phương từ trước tuy
nhiên chưa hướng dẫn đầy đủ, chi tiết. Vì vậy học sinh trong các nhóm làm việc
15


chưa tích cực, chưa huy động được sức lực của tất cả mọi thành viên vào nhiệm
vụ chung mà vẫn là do một vài thành viên làm việc là chính. Khi tiết học chính
được diễn ra, một số học sinh còn chưa chú ý và nhiệt tình tham gia…Các nhóm
báo cáo theo trình tự các chủ đề một cách tuần tự sau đó giáo viên tổng hợp lại
các vấn đề. Nhiều học sinh cho rằng tiết học diễn ra còn tẻ nhạt và nhàm chán.
Có thể đưa ra một số nguyên nhân để lí giải cho thực trạng trên: Một là do
phần địa lí địa phương được bố trí ở cuối nội dung chương trình, thời gian này,
một số học sinh đã có tâm lí giã đám, muốn nghỉ hè (nhất là khi một số trường
đã có kết quả học tập và rèn luyện đạo đức). Đối với các học sinh có ý thức học
tập thì đây cũng là thời gian các em ôn thi đại học cao đẳng (trước năm học 2014
- 2015) hoặc kì thi THPT quốc gia (từ năm học 2014 – 2015 đến nay), với tâm lí
thi gì học đó (trong khi nội dung địa lí địa phương chưa có trong đề thi đại học,
cao đẳng các năm) nên cũng có phần lơ là, sao nhãng. Hai là giáo viên chưa chú
trọng đến nội dung địa lí địa phương, chưa phân tích hết được cho các em ý
nghĩa và tầm quan trọng của việc tìm hiểu địa lí địa phương, chưa hướng dẫn chi

tiết cho các học sinh nội dung phải làm việc, đặc biệt chưa tìm ra được phương
pháp dạy học thích hợp để có thể lôi cuốn các em vào bài học. Như vậy, muốn
khắc phục thực trạng nêu trên rất cần người giáo viên nhiệt tình trong công tác
giảng dạy, có kiến thức phong phú về địa lí địa phương, hiểu rõ và có thể vận
dụng linh hoạt nhiều phương pháp dạy học tích cực trong bài giảng của mình.
Khi đó, bài học sẽ thu hút được học sinh, khơi dậy được lòng say mê nghiên cứu
và học tập của học sinh đối với việc tìm hiểu về quê hương mình.

16


Chương 2: Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học địa
lí địa phương lớp 12_ban cơ bản (phần tìm hiểu địa lí tỉnh Vĩnh Phúc)

7.2.1. Kiến thức địa lí địa phương tỉnh Vĩnh Phúc: nội dung và nguồn tài
liệu thu thập
7.2.1.1. Kiến thức địa lí địa phương tỉnh Vĩnh Phúc
7.2.1.1.1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ.
Tỉnh Vĩnh Phúc thuộc Đồng Bằng sông Hồng, có một vị trí địa lý khá thuận
lợi cho phát triển kinh tế, xã hội và giao lưu văn hoá. Tỉnh Vĩnh Phúc giáp với
04 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương. Phía Bắc giáp hai tỉnh là Tuyên
Quang và Thái Nguyên với đường ranh giới tự nhiên là dãy núi Tam Đảo. Phía
Nam giáp thủ đô Hà Nội với đường ranh giới tự nhiên là sông Hồng. Phía Tây
giáp tỉnh Phú Thọ với ranh giới tự nhiên là sông Lô. Phía Đông tiếp giáp hai
huyện ngoại thành của thủ đô Hà Nội là Sóc Sơn và Đông Anh.
Với một vị trí địa lý như vậy, về tự nhiên, tỉnh Vĩnh Phúc có thể được coi là
vùng chuyển tiếp giữa vùng núi, trung du phía Bắc và vùng Đồng bằng sông
Hồng (một số tài liệu coi Vĩnh Phúc là đỉnh của Đồng bằng Sông Hồng, một số
tài liệu khác lại coi Vĩnh Phúc thuộc miền núi và trung du phía Bắc). Chính vì
vậy mà ở Vĩnh Phúc ta thấy xuất hiện nhiều loại địa hình với những độ cao khác

nhau và các điều kiện tự nhiên khá phong phú. Về mặt chính trị, xã hội, Vĩnh
Phúc là cửa ngõ phía Tây Bắc của Đồng bằng sông Hồng và thủ đô Hà Nội,
chính vì vậy Vĩnh Phúc có một vị trí quan trọng cả về chính trị và an ninh, quốc
phòng, có điều kiện để tiếp cận nhanh hơn với những xu hướng mới, với sự phát
triển của khoa học - công nghệ, hội nhập về văn hoá . Xét về mặt kinh tế, vị trí
địa lý cộng với sự thuận tiện của đường giao thông đã tạo cho Vĩnh Phúc những
điều kiện thuận lợi để giao lưu kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
7.2.1.1.2. Sự phân chia các đơn vị hành chính
Hiện nay, tỉnh Vĩnh Phúc gồm thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và
có 7 huyện là Yên Lạc, Vĩnh Tường, Tam Dương, Lập Thạch, Sông Lô, Tam
Đảo và Bình Xuyên với 15 phường, thị trấn và 112 xã. Tỉnh có diện tích tự nhiên
1.236,5 km2, dân số năm 2010 là 1.014,5 nghìn người, mật độ dân số 821
người/km2 (Niên giám thống kê năm 2011)

17


7.2.1.1.3. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
7.2.1.1.3.1. Địa hình
Vĩnh Phúc nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng gò đồi, trung du với
vùng đồng bằng Châu thổ Sông Hồng; bởi vậy, địa hình thấp dần từ Tây Bắc
xuống Đông Nam và chia làm 3 vùng sinh thái: Vùng núi, Trung du và Đồng
bằng:
Vùng núi: Có diện tích tự nhiên 65.300 ha (đất nông nghiệp: 17.400ha, đất lâm
nghiệp 20.300 ha). Vùng này chiếm phần lớn diện tích huyện Lập Thạch, huyện
Sông Lô, huyện Tam Đảo và 4 xã thuộc huyện Bình Xuyên, 1 xã thuộc thị xã
Phúc Yên. Trong vùng có dãy núi Tam Đảo là tài nguyên du lịch quý giá của
tỉnh và của cả nước. Vùng này có địa hình phức tạp, khó khăn cho việc xây
dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông.
Vùng Trung du: Kế tiếp vùng núi, chạy dài từ Tây Bắc xuống Đông - Nam.

Vùng có diện tích tự nhiên khoảng 24.900 ha, chiếm phần lớn diện tích huyện
Tam Dương và Bình Xuyên (15 xã), Thành phố Vĩnh Yên (9 phường, xã), một
phần các huyện Lập Thạch và Sông Lô, thị xã Phúc Yên. Quỹ đất đồi của vùng
có thể xây dựng công nghiệp và đô thị, phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp
kết hợp chăn nuôi đại gia súc. Trong vùng còn có nhiều hồ lớn như Đại Lải, Xạ
Hương, Vân Trục, Liễn Sơn, Đầm Vạc là nguồn cung cấp nước cho hoạt động
sản xuất, cải tạo môi sinh và phát triển du lịch.
Vùng Đồng bằng: Có diện tích 32.800 ha, gồm các huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc
và một phần thị xã Phúc Yên, huyện Tam Dương đất đai bằng phẳng, thuận tiện
cho phát triển cơ sở hạ tầng, các điểm dân cư đô thị và thích hợp cho sản xuất
nôngnghiệp. Sự phân biệt 3 vùng sinh thái rõ rệt là điều kiện thuận lợi cho tỉnh
bố trí các loại hình sản xuất đa dạng.
7.2.1.1.3.2. Khí hậu
Tỉnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm. Nhiệt độ trung
bình năm 23,2 – 25 0C, lượng mưa 1.500 - 1.700 mm; độ ẩm trung bình 84 85%, số giờ nắng trong năm 1.400 - 1.800 giờ. Hướng gió thịnh hành là hướng
Đông - Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 9, gió Đông - Bắc thổi từ tháng 10 tới
tháng 3 năm sau, kèm theo sương muối. Riêng vùng núi Tam Đảo có kiểu khí
18


hậu quanh năm mát mẻ (nhiệt độ trung bình 180C) cùng với cảnh rừng núi xanh
tươi, phù hợp cho phát triển các hoạt động du lịch, nghỉ ngơi, giải trí.
7.2.1.1.3.3. Thủy văn
Tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều con sông chảy qua, song chế độ thuỷ văn phụ
thuộc vào 2 sông chính là sông Hồng và sông Lô. Sông Hồng chảy qua Vĩnh
Phúc với chiều dài 50km, đã đem phù sa màu mỡ cho đất đai, song thời gian
nước đầu nguồn tràn về cùng với lượng mưa tập trung dễ gây lũ lụt ở nhiều vùng
(Vĩnh Tường, Yên Lạc). Sông Lô chảy qua Vĩnh Phúc dài 35km.
Hệ thống sông nhỏ như sông Phan, sông Phó Đáy, sông Cà Lồ có mức
tác động thuỷ văn thấp hơn nhiều so với sông Hồng và Sông Lô, nhưng chúng

có ý nghĩa to lớn về thủy lợi. Hệ thống sông này kết hợp với các tuyến kênh
mương chính như kênh Liễn Sơn, kênh Bến Tre...cung cấp nước tưới cho đồng
ruộng, tạo khả năng tiêu úng về mùa mưa. Trên địa bàn tỉnh còn có hệ thống hồ
chứa hàng triệu m3 nước (Đại Lải, Thanh Lanh, Làng Hà, Đầm Vạc, Xạ Hương,
Vân Trục, Đầm Thủy…), tạo nên nguồn dự trữ nước mặt phong phú đảm bảo
phục vụ tốt cho hoạt động kinh tế và dân sinh.
7.2.1.1.3.4. Tài nguyên khoáng sản
Khoáng sản ở Vĩnh Phúc được hình thành qua các giai đoạn vận động
kiến tạo địa chất. ở mỗi một thời kỳ có một số loại khoáng sản đặc trưng, tuy
nhiên cho đến thời điểm hiện nay, khoáng sản ở Vĩnh Phúc “chưa được điều tra
theo hệ thống và chưa có mỏ nào được thăm dò chi tiết” (Nghiêm Xuân Thịch).
Có thể thấy khoáng sản ở Vĩnh Phúc có một số đặc điểm cơ bản sau:
* Về cơ cấu: khoáng sản ở Vĩnh Phúc khá đa dạng về loại bao gồm cả các
loại khoáng sản nhiên liệu (than nâu, than bùn), khoáng sản phi kim, khoáng sản
kim loại và các khoáng sản được sử dụng làm vật liệu xây dựng khác …
* Về trữ lượng: Hầu hết các mỏ khoáng sản ở Vĩnh Phúc đều có trữ lượng
nhỏ, chiều dài vỉa từ vài mét đến vài chục mét, chiều dày thường không đến một
mét và chỉ có thể khai thác tận thu. Một số mỏ khoáng sản đã được nhân dân
khai thác hết, hiện chỉ còn vết tích (như các hầm, hố, quặng, xỉ…).
* Về chất lượng: Hầu hết các loại khoáng sản đều có chất lượng ở mức
trung bình, tỉ lệ thấp và thường pha tạp nhiều loại chất khác.
* Về mặt phân bố: Các mỏ khoáng sản ở Vĩnh Phúc phân bố thành các mỏ
nhỏ, lẻ, chủ yếu ở vùng đồi, núi, dọc theo các đứt gãy, các uốn nếp (chủ yếu
19


phân bố ở Lập Thạch, Tam Đảo, Tam Dương). Một số địa phương có các loại
khoáng sản tập trung với mức độ cao như: Đạo Trù (Tam Đảo), Bạch Lưu (Lập
Thạch), Hoàng Đan, Thanh Vân (Tam Dương).
Như vậy, xét về mặt trữ lượng, chất lượng và phân bố, khoáng sản Vĩnh

Phúc đa dạng về chủng loại nhưng giá trị kinh tế không cao, khó đầu tư và khai
thác. Một số loại khoáng sản có trữ lượng khá (như cao lanh, cát, sỏi) chủ yếu
được sử dụng làm vật liệu xây dựng.
7.2.1.1.3.5. Tài nguyên sinh vật
Tài nguyên sinh vật ở Vĩnh Phúc thể hiện rõ nền cảnh chung của hệ động
thực vật những khu vực có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm. Ngày nay do
dân số gia tăng và hoạt động khai thác quá mức các nguồn lợi từ thiên nhiên đặc
biệt là các nguồn lợi từ rừng, sông, hồ, đầm… nên nguồn tài nguyên sinh vật đã
bị suy giảm đáng kể.
Về thực vật:
Vĩnh Phúc có thảm thực vật khá đa dạng và phong phú, đặc biệt tập trung
nhiều ở vùng núi cao Tam Đảo (thuộc các huyện Tam Đảo, Lập Thạch, một
phần ở Bình Xuyên, Phúc Yên). Qua những khảo sát bước đầu các nhà thực vật
học đã thống kê được trong vườn quốc gia Tam Đảo có tới 130 họ, 344 chi, 490
loài thực vật bậc cao. Trong đó nhóm quyết thực vật có 21 họ, 32 chi, 53 loài;
nhóm thực vật hạt kín có 102 họ 305 chi, 426 loài. Xét về công dụng, có thể
phân chia thực vật rừng Tam Đảo thành các nhóm sau: Nhóm cho gỗ có 83 loài;
nhóm làm rau ăn có 54 loài; nhóm làm thuốc có 214 loài và nhóm cho quả ăn có
62 loài. Trong số đó nhiều loài có giá trị kinh tế cao như Pơ mu, La hán, Kim
giao, Lát hoa, Lim xanh, Sến mật, Thông tre, Trầm hương… Những loài thực
vật quý hiếm này phân bố tập trung nhiều ở đỉnh Rùng rinh và ở độ cao khoảng
800m. Các loại cây gỗ quý như đinh, lim, sến, táu…cây thuốc quý như sa nhân,
ngũ gia bì, hà thủ ô…thường gặp trong rừng núi Tam Đảo và có thể đã được con
người khai thác từ rất sớm.
Về động vật:
Trong số 281 loài động vật đã phát hiện được ở vùng rừng núi Tam Đảo, có
47 loài được xem là động vật quý hiếm, trong đó có loài hiện đang có nguy cơ
tuyệt diệt, có loài hiện chỉ phát hiện được ở vùng Tam Đảo mà thôi. Vườn quốc
gia Tam Đảo với diện tích tự nhiên là 36.883ha, trong đó có 23.000 ha rừng
chạy dài 80 km theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, nằm tiếp giáp với 3 tỉnh là

20


Thái Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, trung tâm vườn cách Hà Nội 70 km và
cách thị xã Vĩnh Yên 13 km. Hiện nay, vườn quốc gia Tam Đảo vẫn được xem
là một bảo tàng thiên nhiên vô cùng quý giá, là trung tâm nghiên cứu khoa học
về hệ sinh thái rừng, về bảo vệ nguồn gen động, thực vật quý hiếm, về cân bằng
môi trường sinh thái, điều hoà nguồn nước… Bảo tồn các loài sinh vật trong
vườn quốc gia Tam Đảo nói riêng và khu vực rừng núi Tam Đảo nói chung có ý
nghĩa quan trọng về mọi mặt không chỉ đối với tỉnh Vĩnh Phúc mà còn đối với
cả nước.
Ngoài những loài động thực vật sinh sống chủ yếu trong vùng rừng núi
Tam Đảo, các sông suối, hồ, đầm trên địa bàn Vĩnh Phúc còn là nơi sinh sống
của nhiều loài thủy sản như cá, tôm, cua, ốc, hến…Hiện nay chưa thống kê
chính xác có bao nhiêu loài thuỷ sản nhưng nhiều loài có giá trị kinh tế cao,
hương vị thơm ngon, bổ dưỡng và trở thành đặc sản nổi tiếng của vùng đất Vĩnh
Phúc như: cá Anh Vũ trên sông Hồng, hến sông Phan, tép dầu, trạch chấu, chai
chai đầm Vạc…
7.2.1.1.3.6. Tài nguyên du lịch
Vĩnh Phúc nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa vùng Đồng bằng sông
Hồng với các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc. Địa hình như vậy tạo cho Vĩnh
Phúc có nhiều cảnh quan hấp dẫn như dãy Tam Đảo, các hồ Đại Lải, Bò Lạc,
Vân Trục, Thanh Lam, Xạ Hương, Đầm Vạc, Đầm Rưng…là những tài nguyên
du lịch quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho Vĩnh Phúc. Vườn cò Hải Lựu, vườn
cò Đạo Trù…là điểm du lịch sinh thái tham quan, nghiên cứu hấp dẫn gắn liền
với những tua du lịch đồng quê.
Tỉnh cũng có tài nguyên du lịch nhân văn phong phú, có giá trị cao như:
Khu di tích danh thắng Tây Thiên, Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên, Thiền viện
Trúc Lâm Tuệ Đức, đến thờ Tả tướng quốc Trần Nguyên Hãn, tháp Bình Sơn –
chùa Vĩnh Khánh, chùa Hà Tiên, cụm đình Hương Canh, đình Thổ Tang, Khu di

chỉ khảo cổ học Đồng Đậu…; các lễ hội truyền thống (lễ hội Tây Thiên, lễ hội
chọi Trâu, lễ hội đền Thính…; các làn điệu dân ca, dân vũ độc đáo (hát Trống
Quân, hát Soong cô, hát Sịnh ca…và các sản phẩm thủ công, làng nghề truyền
thống (làng gốm Hương Canh, làng mộc Thanh Lãng, làng rắn Vĩnh Sơn, làng
rèn Lí Nhân, nghề đá Hải Lựu…), các trò chơi dân gian đặc sắc cùng nhiều món
ăn đặc sản mang đạm màu sắc địa phương là điều kiện để thu hút du khách.

21


7.2.1.1.4. Dân cư và nguồn lao động
7.2.1.1.4.1. Số dân:
Tính đến năm 2011 tỉnh Vĩnh Phúc có số dân là 1.014.598 người, thuộc
loại trung bình so với cả nước.
Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Vĩnh Phúc trong những năm gần đây
có xu hướng giảm dần, tuy nhiên có sự khác nhau theo thời gian và các vùng. Từ
năm 2009 đến năm 2011, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của Vĩnh Phúc đã giảm từ
1,41% xuống còn 1,35%. Đây là hệ quả trực tiếp của việc giảm tỉ lệ sinh, bắt
nguồn từ việc tuyên truyền và thực hiện tốt chính sách kế hoạch hoá gia đình.
7.2.1.1.4.2. Cơ cấu dân số
Cơ cấu theo giới:
Tổng số dân của Vĩnh Phúc tính đến năm 2011 là 1.014.598 người, trong
đó nữ chiếm 513516 người bằng 50,61%; nam chiếm 501082 người bằng 49,39
%. Cơ cấu giới có sự chênh lệch về tỉ lệ giữa nam và nữ ở mức trung bình do các
yếu tố tâm sinh lý và các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tác động. Tại các
huyện, thị xã trong tỉnh, cơ cấu dân số theo giới cũng cân đối ở một khoảng nhất
định, không có sự chênh lệch nào đáng kể.
Cơ cấu theo vùng:
Trong những năm vừa qua, đặc biệt từ khi tái lập tỉnh đến nay số dân trên
địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc sống tại khu vực thành thị tăng lên nhanh chóng biểu

hiện quá trình đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ. Mặc dù vây, so với mức trung
bình của cả nước, số dân Vĩnh Phúc sinh sống tại khu vực thành thị vẫn ở mức
thấp chỉ chiếm có 23,02 %, trong khi đó dân số sinh sống tại khu vực nông thôn
chiếm 76,98 % dân số cả tỉnh. Trong những năm tới, cùng với tốc độ phát triển
kinh tế, xã hội của tỉnh, quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ sẽ làm cho tỉ lệ dân
số sinh sống tại các đô thị tăng lên nhanh chóng.
7.2.1.1.4.3. Mật độ dân số
Mật độ dân số của Vĩnh Phúc năm 2011 là 821 người/km 2. Đây là mức
khá cao so với mật độ dân số trung bình của cả nước. Các huyện thị trong tỉnh
có mật độ dân số cao là: thị xã Vĩnh Yên (1907 người/km 2); Yên Lạc
(1365người/km2); Vĩnh Tường (1349 người/km2). Đây đều là những huyện ở
vùng đồng bằng và khu vực đô thị có điều kiện thuận lợi cho việc quần cư và
tiến hành các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. Ngược lại những
22


huyện miền núi là những huyện có mật độ dân số ít, có diện tích rừng, điều kiện
địa hình không thuận lợi cho sản xuất và lưu thông, dân cư sống thưa thớt như:
Tam Đảo (297 người/ km2); Sông Lô (596 người/km2).
7.2.1.1.4.4. Dân tộc
Trong tổng số 7 đơn vị hành chính cấp huyện hiện nay ở Vĩnh Phúc có 4
huyện, thị xã có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống thành cộng đồng đó là Bình
Xuyên, Tam Đảo, Lập Thạch, Phúc Yên.
Hiện nay toàn tỉnh có 39 xã được công nhận là xã miền núi với 301 thôn,
bản, 47.000 hộ và 235.000 khẩu, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số gồm 7.365
hộ, 38.082 khẩu, chiếm 3,13 % dân số cả tỉnh. Đồng bào dân tộc thiểu số sống
tập trung chủ yếu ở 17 xã thuộc 4 huyện, thị xã, trong đó chiếm tỉ lệ cao nhất là
huyện Tam Đảo (9/9 xã, thị trấn có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống với
5.451 hộ, 25.226 khẩu bằng 38% dân số cả huyện). Trong số các dân tộc sống
thành cộng đồng thì đông nhất là dân tộc Sán Dìu chiếm 88,49%, dân tộc Cao

Lan (Sán Chay) chiếm 3,6%, dân tộc Tày chiếm 2,44%, dân tộc Dao chiếm
1,86%, dân tộc Mường chiếm 0,97%. Còn lại các dân tộc khác chiếm 1,38%.
Các dân tộc sống đan xen, đoàn kết, hoà thuận và hỗ trợ nhau phát triển.
Ở Vĩnh Phúc đồng bào dân tộc thiểu số sống tập trung chủ yếu ở miền núi,
đời sống còn rất nhiều khó khăn. Những năm qua, các chính sách dân tộc và
miền núi của Đảng và nhà nước được thực hiện trên địa bàn tỉnh đã góp phần
nâng cao đời sống vật chất và tình thần cho đồng bào dân tộc và miền núi, rút
ngắn dần khoảng cách giữa miền núi và đồng bằng.
7.2.1.1.4.5. Nguồn lao động
Quy mô nguồn lao động:
Tính đến ngày 1/7/2011, nguồn lao động của Vĩnh Phúc thống kê được là
706,44 nghìn người, bằng 69,6 % dân số toàn tỉnh (cao hơn nhiều so với tỉ lệ lao
động trung bình trên tổng số dân trung bình của cả nước). Trung bình mỗi năm
nguồn lao động Vĩnh Phúc được bổ sung khoảng gần 20 nghìn người phục vụ
trong các ngành, các thành phần kinh tế.
Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế và theo thành phần kinh tế:
Từ năm 2008 đến 2011, tỉ lệ lao động làm việc trong thành phần kinh tế tập
thể đã giảm mạnh từ 90,65% xuống còn 19,91%, ngược lại tỉ lệ lao động làm
việc trong thành phần kinh tế tư nhân lại tăng mạnh từ 4,22% lên 72,76%, tỉ lệ
23


lao động làm việc trong thành phần kinh tế nước ngoài cũng tăng từ 0% lên
1,41%. Trong khi đó, thành phần kinh tế nhà nước sau một thời gian thích ứng
với cơ chế thị trường vẫn giữ được vị trí chủ đạo của mình và thu hút một tỉ lệ
lao động nhất định (năm 2003 bằng 5,91%).
Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế, cơ cấu
lao động theo ngành kinh tế cũng cũng có sự vận động theo hướng giảm dần tỉ lệ
lao động làm việc trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp đồng thời tăng dần tỉ lệ
lao động làm việc trong ngành công nghiệp, xây dựng và ngành dịch vụ. Từ năm

2009 đến năm 2011, tỉ lệ lao động làm việc trong ngành nông nghiệp đã giảm
từ 86,52% xuống còn 79,62% (giảm 6,9%); tỉ lệ lao động làm việc trong ngành
công nghiệp và xây dựng đã tăng từ 6,16% lên 9,44% (tăng 3,28%); tỉ lệ lao
động làm việc trong ngành dịch vụ đã tăng từ 7,33% lên 10,94% (tăng 3,61%).
Sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng lao động như trên là hoàn toàn phù hợp với
sự chuyển dịch cơ cấu theo ngành và theo thành phần của nền kinh tế. Đây là xu
hướng chuyển dịch đúng đắn và sẽ còn tiếp tục diễn ra mạnh mẽ trong những
năm tới, trong quá trình tỉnh Vĩnh Phúc vươn lên thành một tỉnh công nghiệp.
7.2.1.1.4.6. Y tế, giáo dục
Mạng lưới các trường tiểu học, THCS và THPT được phân bố rộng khắp.
Vĩnh Phúc đã thực hiện phổ cập cấp tiểu học toàn tỉnh. Đến năm 2011, cả tỉnh
có 357 trường phổ thông (trong đó có 37 trường THPT) với 10397 giáo viên
(trong đó có 2063 giáo viên THPT) và 168705 học sinh ( 35228 học sinh THPT)
Tính đế năm 2011, Vĩnh Phúc có 208 cơ sở y tế, trong đó có 15 bệnh viện,
32 phòng khám khu vực, 139 trạm y tế xã, phường và 22 cơ sở khác. Số cán bộ
ngành Y là 3538 người, trong đó bác sỹ đạt 842 người.
Trên địa bàn Vĩnh Phúc còn có nhiều trường đại học, cao đẳng, trung học
chuyên nghiệp, trường công nhân kĩ thuật ở Vĩnh Yên, Phúc Yên, Tam Đảo,
Vĩnh Tường.
7.2.1.1.5. Kinh tế
7.2.1.1.5.1. Tổng quan về nền kinh tế
Năm 2013, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 7,89 %, đứng thứ 3 trong vùng
kinh tế trọng diểm Bắc Bộ, sau Hà Nội (10.2%) và Bắc Ninh (8,25%). Cơ cấu
kinh tế năm 2013, công nghiệp - xây dựng 60,39%, Dịch vụ 28,92%, Nông -lâm
- ngư nghiệp giảm còn 10,69%. GDP bình quân đầu người (theo giá hiện hành)
24


ước đạt 56,8 triệu đồng/người, tương đương 2.569 USD/người, tăng 12,3% so
với thực hiện năm 2011, cao hơn 1,3 lần GDP bình quân đầu người của cả nước.

7.2.1.1.5.2. Các ngành kinh tế
7.2.1.1.5.2.1. Nông nghiệp
Nông nghiệp vẫn là ngành chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế của Vĩnh
Phúc. Cơ cấu cây trồng đang từng bước được chuyển dịch. Trong nông nghiệp,
trồng trọt chiếm khoảng ¾ giá trị sản xuất, phần còn lại là của chăn nuôi.
Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2011 theo giá cố định 1994 đạt 1.330 tỷ
đồng. Trong đó: Giá trị sản xuất trồng trọt đạt 695,2 tỷ đồng; Chăn nuôi 546 tỷ
đồng. Giá trị các hoạt động dịch vụ nông nghiệp đạt 88,8 tỷ đồng. Giá trị sản
xuất nông nghiệp theo giá thực tế đạt 5.511,6 tỷ đồng. Trong đó: Giá trị sản xuất
trồng trọt 2.766 tỷ đồng, chiếm 50,18%, chăn nuôi: 2.523 tỷ đồng chiếm
45,78%, dịch vụ: 222,6 tỷ đồng, chiếm 4,04% tổng giá trị sản xuất ngành nông
nghiệp.
*Trồng trọt
Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 64.740,8 ha. Diện tích gieo
trồng chia theo nhóm cây và một số cây trồng chính như sau:
Diện tích gieo trồng nhóm cây lương thực có hạt đạt 46.343,5 ha, trong
đó: Lúa đạt 30.849,4 ha; Ngô đạt 15.494,1 ha. Diện tích gieo trồng nhóm cây
chất bột có củ đạt 4.569,1 ha, trong đó: khoai lang đạt 2.533,6 ha; sắn đạt
1.977,7 ha.
Diện tích gieo trồng mía đạt 131,0 ha.
Diện tích gieo trồng nhóm cây có hạt chứa dầu đạt 6.967,1 ha, trong đó:
lạc đạt 3.043,4 ha; đậu tương đạt 3.919,4 ha
Diện tích gieo trồng cây rau, đậu, hoa, cây cảnh đạt 5.781,2 ha, trong đó:
rau các loại đạt 5.419,5 ha; Đậu các loại đạt 261,1 ha; Hoa các loại đạt 40,0 ha;
Cây cảnh các loại đạt 60,6 ha.
Diện tích gieo trồng cây hàng năm khác đạt 948,9 ha, trong đó diện tích
trồng cây thanh hao hoa vàng đạt 273,1 ha.
Sản lượng lúa Đông xuân 2011 đạt 173.258,6 tấn, sản lượng lúa đông
xuân đạt khá vì khả năng cây lúa cho năng suất cao nhất so với các năm gần đây.


25


×