Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

skkn vận dụng phương pháp tình huống và câu chuyện có thật trong đời sống nhằm tạo sự hứng thú, hiệu quả cho học sinh trong giờ học giáo dục công dân lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (361.67 KB, 32 trang )

Vận dụng phương pháp tình huống và câu chuyện có thật trong đời sống nhằm tạo sự
hứng thú, hiệu quả trong giờ học giáo dục công dân lớp 12
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh
Mã số:
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÌNH HUỐNG
VÀ CÂU CHUYỆN CÓ THẬT TRONG ĐỜI SỐNG
NHẰM TẠO SỰ HỨNG THÚ, HIỆU QUẢ CHO HỌC SINH
TRONG GIỜ HỌC GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 12
Người thực hiện: Hà Thị Thanh Hương
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục 
- Phương pháp dạy học bộ môn GDCD 
- Phương pháp giáo dục 
- Lĩnh vực khác 
Có đính kèm:
 Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác
Năm học: 2013 - 2014
Hà Thị Thanh Hương Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh 1
Vận dụng phương pháp tình huống và câu chuyện có thật trong đời sống nhằm tạo sự
hứng thú, hiệu quả trong giờ học giáo dục công dân lớp 12
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Hà Thị Thanh Hương
2. Ngày tháng năm sinh: 01 - 07 - 1982
3. Nam, nữ: Nữ
4. Địa chỉ: Số nhà 74, tổ 1, khu phố 11, phường An Bình, Biên Hoà,
Đồng Nai
5. Điện thoại: 0613834289- 0613.834466 (CQ)/ (NR): 0613. 992909


6. Fax: 061.3 3933163. E-mail:
7. Chức vụ: Giáo viên
8. Nhiệm vụ được giao: Giáo viên giảng dạy môn GDCD
9. Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Thạc sỹ
- Năm nhận bằng cử nhân: Tháng 5/2005
- Chuyên ngành đào tạo: ĐHSP TP Hồ Chí Minh ngành Giáo dục chính
trị
- Năm nhận bằng Thạc sỹ: Tháng 6 /2012
- Chuyên ngành đào tạo: ĐH Vinh – Nghệ An – Ngành Lý luận và
phương pháp dạy học môn Giáo dục chính trị
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy môn GDCD
- Số năm có kinh nghiệm: 8 năm
Hà Thị Thanh Hương Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh 2
Vận dụng phương pháp tình huống và câu chuyện có thật trong đời sống nhằm tạo sự
hứng thú, hiệu quả trong giờ học giáo dục công dân lớp 12
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÌNH HUỐNG VÀ CÂU CHUYỆN CÓ THẬT
TRONG ĐỜI SỐNG NHẰM TẠO SỰ HỨNG THÚ, HIỆU QUẢ CHO HỌC
SINH TRONG GIỜ HỌC GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 12
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong xu hướng hiện nay giáo dục không chỉ hướng vào mục tiêu đào tạo
nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, mà còn hướng đến
mục tiêu phát triển đầy đủ giá trị và những phẩm chất tốt đẹp của mỗi cá nhân
giúp cho con người có năng lực để cống hiến và sống một cuộc sống có chất lượng
và hạnh phúc.
Hiện nay giáo dục đang là mối quan tâm hàng đầu của Đảng, Nhà nước và
toàn xã hội. Chính giáo dục có vai trò rất lớn trong việc hình thành và phát triển
con người - nhân tố quyết định cuả sự phát triển xã hội và góp phần thúc đẩy quá

trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Nhưng cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, mặt trái của cơ chế thị trường
có những yếu tố tác động không nhỏ đến việc học tập và sinh hoạt của học sinh.
Một trong những ảnh hưởng đó là trong thời gian gần đây bạo lực học đường có sự
gia tăng, bùng phát về số lượng cũng như tính chất nghiêm trọng, bạo lực học
đường không chỉ dừng lại ở những vụ xích mích, bắt nạt đơn thuần giữa học trò
với nhau mà chúng đang biến tướng với muôn hình vạn trạng, với cách hành xử
nhuốm màu bạo lực, đậm chất giang hồ. Học trò vô lễ, dám tấn công cả thầy, cô
giáo khi bị kỷ luật, nhắc nhở như vụ nam sinh đấm thầy giáo chảy máu đầu tại
Trường THPT Nguyễn Tất Thành (quận 6, TP Hồ Chí Minh), nữ sinh tát cô giáo
dạy nhạc tại trường THCS Ngô Chí Quốc (Quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh); hay
là học sinh Nguyễn Thái Sơn (15 tuổi, ngụ ấp Đông Bắc, xã Gia Kiệm, huyện
Thống Nhất) là học sinh của trường THCS Gia Kiệm đã cướp đi mạng sống của
một bạn cùng lớp vì mâu thuẫn nhỏ. Tất cả những sự iệc trên đặt chúng ta trước
một câu hỏi: Tại sao lại thế?
Tại sao ở lứa học sinh, các em lại có những hành vi vi phạm pháp luật như
vậy? Thực tế cho thấy ý thức đạo đức và ý thức thực hiện pháp luật của một bộ
phận học sinh đang làm cho gia đình, nhà trường và cả xã hội hoang mang lo lắng.
Chúng ta lại nghĩ đến vai trò môn Giáo dục công dân trong nhà trường, liệu đã
được đầu tư và quan tâm đúng mức hay chưa? Với phần pháp luật trong chương
trình Giáo dục công dân lớp 12 có vị trí, vai trò rất quan trọng sẽ trang bị cho các
em được những kiến thức cơ bản về pháp luật đối với sự phát triển của công dân,
đất nước, giúp các em có ý thức, thái độ sống đúng đắn, có hành vi ứng sử văn
minh, đúng pháp luật, rèn luyện thói quen và hành vi tự giác chấp hành luật pháp
trong đời sống xã hội, nhất là các em học sinh lớp 12 chuẩn bị bước vào lứa tuổi
trưởng thành, việc hiểu và thực hiện đúng pháp luật là hết sức cần thiết cho một
công dân.
Hà Thị Thanh Hương Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh 3
Vận dụng phương pháp tình huống và câu chuyện có thật trong đời sống nhằm tạo sự
hứng thú, hiệu quả trong giờ học giáo dục công dân lớp 12

Kiến thức pháp luật trong chương trình Giáo dục công dân lớp 12 vốn rất
khô khan, khó nhớ, khó tiếp nhận, mang tính khái quát cao vì thế để các em tiếp
nhận kiến thức một cách hiệu quả thì không phải dễ dàng nên giáo viên dạy biết
lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp để gây được sự hứng thú ở học sinh. Có
thể nói, phần giáo dục công dân lớp 12 vốn có nhiều kiến thức liên quan với cuộc
sống hiện tại cho nên việc liên hệ giữa bài học và cuộc sống thực tiễn là điều hết
sức cần thiết vì điều đó sẽ giúp học sinh hứng thú với môn học hơn và tiếp thu tri
thức một cách sâu sắc, nhẹ nhàng và hiệu quả. Đó chính là lý do mà tôi lựa chọn đề
tài : “ Vận dụng phương pháp tình huống và câu chuyện có thật trong đời sống
nhằm tạo sự hứng thú, hiệu qủa cho học sinh trong giờ học giáo dục công dân
lớp 12” để chia sẽ kinh nghiệm và những trăn trở của mình trong quá trình dạy
học.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận
Bất kỳ một phương pháp giáo dục hay phương pháp dạy học nào cũng đều
được xây dựng nên từ những cơ sở lý luận và thực tiễn nhất định. Có như vậy việc
dạy học mới đảm bảo tính khoa học, đúng đắn, đem lại hiệu quả trong quá trình
giảng dạy. Việc vận dụng phương pháp tình huống và câu chuyện có thật trong đời
sống nhằm tạo sự hứng thú, hiệu qủa cho học sinh trong giờ học giáo dục công dân
lớp 12 cũng không nằm ngoài yêu cầu chung đó. Nó sẽ góp phần quan trọng trong
việc truyền tải tri thức bài học đến học sinh, từ đó giúp học sinh nắm vững kiến
thức bài học pháp luật vào đời sống.
Vấn đề phương pháp dạy học tích cực nói chung và phương pháp tình huống
nói riêng đã phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học đã được nhiều nhà tư
tưởng, nhiều nhà giáo dục từ cổ chí kim, từ trong đến ngoài nước quan tâm nghiên
cứu dưới nhiều góc độ khác nhau.
Từ thời cổ đại đã có các nhà tư tưởng nổi tiếng như Khổng tử, Xôcrát,
Aristốt đã nói đến tầm quan trọng của việc phát huy tính tích cực, chủ động của
người học. Khổng Tử đã nói: “Không giận vì muốn biết thì không gợi mở cho,
không bực vì không rõ thì không bày vẽ cho. Vật có bốn góc, bảo cho biết một góc

mà không suy ra được ba góc kia thì không dạy nữa”. Chính Khổng Tử đã hướng
học trò của mình tự biết phân tích, suy nghĩ để tìm ra chân lý.
Vấn đề phương pháp dạy học bằng tình huống, lấy học sinh làm trung tâm,
phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học được đề cập đến trong các công
trình của các tác giả nổi tiếng thế giới như: Montaigne (1533 - 1592), nhà quý tộc
Pháp, nhà giáo dục, người
đề ra phương pháp giáo dục “học qua
hành”.
Hà Thị Thanh Hương Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh 4
Vận dụng phương pháp tình huống và câu chuyện có thật trong đời sống nhằm tạo sự
hứng thú, hiệu quả trong giờ học giáo dục công dân lớp 12
Komensky (1592 - 1670), nhà tư tưởng, nhà
giáo dục, người đưa ra quan điểm về
phương pháp giáo dục hướng đến tích cực, tự do, sáng tạo.
Phương pháp tình huống trong giáo dục và đào tạo có nguồn gốc từ thế kỷ
20. Từ năm 1908 ở Trường Thương Mại HarVard ở Boston ( Mỹ ) đã sử dụng
trong việc đào tạo của các nhà kinh tế xí nghiệp, với mục đích chuẩn bị tốt hơn cho
sinh viên vào thực tiễn nghề nghiệp.
Ở Việt Nam, ngay từ những năm 60 của thế kỷ XX, vấn đề dạy học tích cực
nói chung và sự vận dụng phương pháp tình huống và những câu chuyện có thật
trong đời sống vào quá trình dạy học đã
được các nhà lãnh đạo, các nhà giáo dục
quan tâm nghiên cứu. Có thể kể ra các công trình tiêu biểu như: Cố Thủ tướng
Phạm Văn Đồng với bài “Một phương pháp cực kỳ quý báu” đăng trên báo nhân
dân ngày 18/11/1994; Vũ Hồng Tiến với cuốn “ Dạy và học môn GDCD ở trường
THPT những vấn đề ly luận và thực tiễn”; Nguyễn Văn Cư với cuốn “Dạy và học
môn GDCD ở trường THPT- những vấn đề lý luận và thực tiễn”. Bên cạnh đó thì
cũng có nhiều giáo viên đã và đang áp dụng những phương pháp dạy học này và
cũng đã có những thành công nhất định trong bài giảng của mình, nhưng sự thành
công đó chưa hoàn phổ biến vì thế thực tiễn luôn đạt ra những yêu cầu là GV phải

không ngừng tìm tòi, sáng tạo để có những tiết dạy hay hơn, hiệu quả hơn.
2. Cơ sở thực tiễn
Mục tiêu của ngành giáo dục hiện nay là đổi mới, nội dung, phương pháp
dạy và học để học sinh có thể phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc
tìm kiếm và chiếm lĩnh hội tri thức, nhằm giúp các em phát triển một cách toàn
diện. Như vậy, để đáp ứng yêu cầu đó, trong qúa trình dạy học phải tổ chức linh
hoạt các nội dung học tập, học sinh chủ động giải quyết vấn đề bằng những hiểu
biết của bản thân một cách sáng tạo, không thụ động, máy móc.
Tư duy luôn luôn bắt đầu từ một vấn đề hoặc một câu hỏi, từ sự ngạc nhiên
hay nỗi băn khoăn thắc mắc trước một sự việc, hiện tượng. Sự lôi cuốn cá nhân
vào quá trình tư duy được xác định bởi tình huống thực tiễn xẩy ra xung quanh
họ.Vì vậy, việc dạy học bằng tình huống và vận dụng câu chuyện có thật trong đời
sống trong giờ dạy là một trong những phương pháp dạy học tích cực góp phần
thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, được xem như xu hướng đầu tư chiều sâu
cho yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, nhất là môn giáo dục công
dân- một môn học được đánh giá rất khô khan, trừu tượng và khó hiểu.
Hiện nay thì cũng có nhiều giáo viên đã áp dụng những phương pháp dạy
học tình huống và kết hợp với những câu chuyện có thật trong thực tiễn để cho bài
giảng sinh động và HS thích thú với tiết học mà tiếp thu tri thức tốt hơn tuy nhiên
Hà Thị Thanh Hương Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh 5
Vận dụng phương pháp tình huống và câu chuyện có thật trong đời sống nhằm tạo sự
hứng thú, hiệu quả trong giờ học giáo dục công dân lớp 12
những phương pháp tình huống, câu chuyện có thật được lồng ghép đó chỉ áp
dụng ở một số nội dung kiến thức bộ môn GDCD, trên thực tế thì cũng chưa thành
công phổ biến vì thế tôi đã cố gắng suy nghĩ, tìm tòi thêm để việc vận dụng
phương pháp tình huống và những câu chuyện có thật trong đời sống trong giảng
dạy môn Giáo dục công dân lớp 12 giúp các em tiếp thu tri thức hiệu quả hơn,
thích thú hơn.
Có thể nói, đây là phương pháp dạy học khá hữu hiệu nhằm mang lại niềm
vui, hứng thú, thắp lên ngọn lửa say mê, tìm tòi chiếm lĩnh tri thức, phát triển tư

duy, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, từ đó hình thành ở học sinh nhân
cách của người lao động mới, tự chủ, sáng tạo, có khả năng giải quyết tốt các tình
huống do cuộc sống đặt ra.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
Xuất phát từ thực trạng dạy và học trong thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào
tạo chú ý trong việc bồi dưỡng giáo viên dạy giáo dục công dân để nâng cao chất
lượng dạy học bộ môn như: cải tiến nội dung chương trình,sách giáo khoa, đào tạo
bồi dưỡng giáoviên để nâng cao chất lượng đội ngũ, bổ sung thêm tài liệu, trang
thiết bị dạy học, khuyến khích giáo viên bộ môn tích cực đổi mới phương pháp dạy
học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của người học nhằm tiếp
thu hiệu qủa trong giờ dạy của giáo viên.
Một số phương pháp dạy học tích cực đã được giáo viên vận dụng trong quá
trình dạy học môn giáo dục công dân lớp 12 như: phương pháp vấn đáp, phương
pháp nêu vấn đề, phương pháp tình huống, phương pháp đóng vai….
Trong phạm vi đề tài này, tôi chỉ đề cập đến việc vận dụng phương pháp tình
huống và câu chuyện có thật trong đời sống vào giảng dạy phần Pháp luật trong
chương trình giáo dục công dân lớp 12, để nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong
quá trình học tập.
1. Phương pháp tình huống:
 Khái niệm.
 Phương pháp tình huống là phương pháp dạy học, trong đó học sinh
tự lực nghiên cứu một tình huống cụ thể trong thực tiễn và giải quyết vấn đề
do tình huống đặt ra dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
 Tình huống là một hoàn cảnh thực tế, câu chuyện có thật hoặc được
hư cấu theo tình huống có thể xẩy ra trong thực tế cuộc sống. Học sinh sau
khi tiếp nhận tình huống phải đưa ra sự lựa chọn trên cơ sở cân nhắc các
phương pháp giải quyết khác nhau.
 Nội dung và yêu cầu
Hà Thị Thanh Hương Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh 6

Vận dụng phương pháp tình huống và câu chuyện có thật trong đời sống nhằm tạo sự
hứng thú, hiệu quả trong giờ học giáo dục công dân lớp 12
 Nội dung:
 Tình huống đưa ra là hoàn cảnh thực tế, trong đó có chứa đựng những
mâu thuẫn, xung đột.
 Tình huống cũng có thể là một hoàn cảnh gắn với câu chuyện, có cốt
chuyện và nhân vật, có chứa đựng những mâu thuẫn, xung đột, có tính phức
hợp để minh chứng một số vấn đề trong cuộc sống
 Tình huống có thể thật hoặc được mô phỏng từ thực tế cuộc sống
 Yêu cầu:
 Tình huống có thể dài hay ngắn với mức độ khó, dễ khác nhau tuỳ
từng nội dung vấn đề song phải phù hợp với nội dung bài học, trình độ HS
và thời lượng giảng dạy.
 Tình huống cần chứa đựng mâu thuẫn, phản ánh tính đa dạng của
cuộc sống hiện thực.
 Tình huống phải được kết thúc bằng một loạt vấn đề hoặc câu hỏi.
 Tình huống có thể diễn giải theo cách nhìn của người học mà mở ra
nhiều hướng giải quyết. Việc giải quyết tình huống trong thực tiễn không chỉ
có một giải pháp duy nhất.
 Tình huống cần vừa sức, phù hợp với điều kiện, thời gian và người
học có thể giải quyết được trên cơ sở kiến thức, kỹ năng của họ.
 Có thể tổ chức cho cả lớp cùng nghiên cứu một tình huống hoặc mỗi
nhóm nghiên cứu một tình huống khác nhau và lựa chọn đưa ra giải pháp
phù hợp
 Đánh giá về phương pháp tình huống:
 Ưu điểm:
 Nội dung tri thức của bài học được thực tiễn hóa, gắn lý thuyết với
thực tiễn thông qua những tình huống gần gũi với học sinh.
 Qua giờ học các em được tạo điều kiện để rèn luyện, bồi dưỡng
những phẩm chất của tư duy như: phê phán, sáng tạo, khả năng giao tiếp,

quyết đoán, ra quyết định, tích cực hoá hoạt động của người học nhờ quá
trình thường xuyên tiếp cận với các tình huống thực tế.
 Nhược điểm:
 Việc vận dụng phương pháp tình huống đòi hỏi nhiều thời gian,
công sức và năng lực, tâm huyết của người giáo viên trong khâu chọn lựa
tình huống và quá trình triển khai trên lớp.
Hà Thị Thanh Hương Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh 7
Vận dụng phương pháp tình huống và câu chuyện có thật trong đời sống nhằm tạo sự
hứng thú, hiệu quả trong giờ học giáo dục công dân lớp 12
 Phương pháp xử lý tình huống chỉ phối hợp với việc vận dụng tri thức
nhưng không phù hợp với việc truyền thụ tri thức với một cách hệ thống.
 Phương pháp này đòi hỏi cao đối với giáo viên và cả học sinh vì GV
cần làm việc với tư cách là người tổ chức, điều khiển quá trình học tập, học
sinh là người lĩnh hội tri thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
 Học sinh có thể bị lạc đề nếu tình huống của giáo viên đưa ra không
khù hợp với nội dung bài học.
 Quy trình thực hiện:
Phương pháp tình huống được giáo viên sử dụng trong giờ học giáo
dục công dân lớp 12 nhằm giúp học sinh rèn luyện kỹ năng sống, nên có thể
thực hiện ở phần mở đầu bài học, chuyển tiếp hoặc kết thúc bài học. Các
bước thực hiện phương pháp này như sau:
 Giáo viên chuẩn bị các tình huống phù hợp với nội dung của bài học
 Cho học sinh đọc, xem hoặc nghe tình huống và suy nghĩ về nó qua
các phương tiện hổ trợ dạy học.
 Giáo viên đưa ra câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu tình huống mà
giáo viên đã cho.
 Học sinh suy nghĩ, thảo luận và đưa ra cách giải quyết trong thời hạn
nhất định, có thể có nhiều cách giải quyết khác nhau và trái ngược nhau.
Một số học sinh trình bày cách giải quyết trên bảng.
 Giáo viên tóm tắt các cách giải quyết của HS đưa ra

 Đối với phương án trả lời trái ngược nhau thì giáo viên có thể đặt
thêm các câu hỏi phụ như:
Theo em, nếu giải quyết hướng này sẽ dẫn đến điều gì? Nếu xẩy ra như
vậy, em làm gì để hạn chế, khắc phục hậu quả? Giáo viên hướng dẫn học
sinh những cách giải quyết tình huống, hướng nào nên, những cách giải
quyết nào không nên hoặc không phù hợp, giúp HS có thêm kinh nghiệm
sống và khả năng giải quyết những vấn đề gặp phải trong cuộc sống.
 Một số lưu ý khi sử dụng phương pháp tình huống
 Tình huống được sử dụng trong quá trình dạy học của giáo viên cần vừa
sức với học sinh trong những điều kiện cụ thể, phù hợp với lứa tuổi,
trình độ của học sinh và có thể giải quyết.
 Nếu giáo viên đưa ra tình huống yêu cầu quá cao,học sinh sẽ không tìm
được hướng giải quyết, không biết cách xử lý. Nếu tình huống với mâu
thuẫn xung đột đơn giản HS không có nhiều cách lựa chọn, không rèn
Hà Thị Thanh Hương Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh 8
Vận dụng phương pháp tình huống và câu chuyện có thật trong đời sống nhằm tạo sự
hứng thú, hiệu quả trong giờ học giáo dục công dân lớp 12
luyện được kỹ năng phân tích tình huống tương tự xẩy ra trong cuộc
sống
 Với tình huống đưa ra giáo viên cần có dự kiến phương án mà HS có
thể trả lời
 Khi lựa chọn tình huống, giáo viên cần tránh sự cá biệt và nhạy cảm
vì sẽ dễ làm cho học sinh hiểu sai và lệch lạc vấn đề.
 Đối với các phương án trái ngược nhau thì giáoviên không nên phê
phán đúng hay sai vì trong hoàn cảnh cụ thể cách suy nghĩ vấn đề của mỗi
người có thể khác nhau tuỳ thuộc vào tâm lý độ tuổi, nhận thức và hoàn
cảnh sống.
2. Câu chuyện có thật trong đời sống:
 Quan niệm về câu chuyện có thật trong đời sống
Câu chuyện có thật trong đời sống là những câu chuyện phản ánh những sự

việc, những hành động, việc làm có thật diễn ra trong thực tiễn cuộc sống xã hội
hàng ngày của con người, được thể hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng
hoặc ở các tạp chí, sách báo…
 Vai trò của câu chuyện có thật trong đời sống
 Trong quá trình giảng dạy khi sử dụng câu chuyện có thật trong đời sống vào
nội dung của bài học sẽ tạo được ở học sinh những ấn tượng mạnh mẽ, những
cảm xúc sâu sắc và sự hứng thú trong học tập, giúp học sinh tiếp nhận kiến
thức bài học một cách hiệu qủa hơn.
 Học sinh học tập bằng dẫn chứng từ thực tiễn cuộc sống sẽ giúp cho các em
tiếp thu bài có hiệu quả hơn và giảm bớt được sự khô khan của môn học.
Những câu chuyện có thật mà giáo viên đưa ra sẽ giúp học sinh có hứng thú
tìm tòi các tình tiết liên quan đến bài học để tìm ra hướng giải quyết hoặc
phán đoán phù hợp với thưc tiễn cuộc sống và sẽ giúp học sinh có kinh
nghiệm, thái độ ứng xử trong cuộc sống một cách hợp lí nhất, phù hợp với
pháp luật hiện hành.
 Nguyên tắc khi GV sử dụng câu chuyện có thật trong đời sống vào bài
giảng:
 Các câu chuyện trong thực tế cuộc sống phải sát với nội dung kiến thức bài
học, tình tiết câu chuyện rõ ràng, phù hợp với trình độ nhận thức và tâm lý độ
tuổi của học sinh.
 Giáo viên cần tóm tắt ngắn gọn, súc tích nội dung các câu chuyện, đảm bảo
tính thẩm mỹ, ngôn ngữ chính xác, dễ hiểu, không cầu kỳ, khó hiểu.
Hà Thị Thanh Hương Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh 9
Vận dụng phương pháp tình huống và câu chuyện có thật trong đời sống nhằm tạo sự
hứng thú, hiệu quả trong giờ học giáo dục công dân lớp 12
 Các câu chuyện phải có nguồn trích dẫn rõ rang. Nguồn thông tin đó phải là
nguồn chính thống để qua đó cung cấp kiến thức pháp luật cho học sinh phù
hợp với nội dung kiến thức bài học.
 Các bước thực hiện:
Bước 1: Giáo viên chuẩn bị các câu chuyện pháp luật có nội dung phù hợp

với nội dung kiến thức bài học. Sau đó, giáo viên tóm tắt ý chính của câu chuyện
cho ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu để đưa vào bài học.
Bước 2: Học sinh lắng nghe nội dung câu chuyện. Giáo viên yêu cầu học
sinh phân tích và trả lời các câu hỏi mà giáo viên đặt ra từ nội dung câu chuyện.
Bước 3: Giáo viên theo dõi, lắng nghe, phân tích và tổng hợp các ý kiến của
học sinh trả lời, đồng thời nhận xét, bổ sung và đưa ra kết luận liên hệ với nội dung
kiến thức bài học.
 Một số lưu ý khi sử dụng câu chuyện có thật trong cuộc sống
 Để tiến hành có hiệu quả nội dung bài học thông qua câu chuyện pháp luật
yêu cầu giáo viên và học sinh cần có bước chuẩn bị thật tốt.
 Giáo viên có thề phô tô câu chuyện phát cho các em học sinh hoặc chiếu
câu chuyện lên màn hình.
 Nguồn sưu tầm các câu chuyện pháp luật để vận dụng trong giảng dạy cũng
rất đa dạng. Giáo viên và học sinh có thể sưu tầm trên các loại sách báo, tạp
chí, đài phát thanh, đài truyền hình, mạng internet và sưu tầm theo từng
chủ đề, từng nội dung cụ thể trong bài dạy.
3. Những thuận lợi và khó khăn khi sử dụng phương pháp tình huống
và câu chuyện có thật trong đời sống trong dạy học giáo dục công dân lớp 12.
3.1. Thuận lợi:
Pháp luật là một trong những hình thái ý thức xã hội, gần gũi với thực tế
cuộc sống con người. Xã hội càng phát triển thì yêu cầu hiểu biết về pháp luật càng
cao. Kiến thức pháp luật trong Giáo dục công dân lớp 12 luôn gắn với cuộc sống
thực tiễn, học sinh có thể tiếp nhận tri thức từ bài học sẽ giúp các em thực hiện
pháp luật tốt hơn trong cuộc sống hàng ngày.
Tình huống và những câu chuyện có thật trong đời sống được sử dụng vào
bài giảng sẽ tạo ra được sự hứng thú cho HS, làm cho không khí lớp học sôi nổi,
HS ghi nhớ bài học sâu sắc hơn
3.2. Khó khăn.
Bên cạnh những thuận lợi đã nêu trên thì khi GV sử dụng phương pháp tình
huống và câu chuyện có thật trong đời sống có những khó khăn nhất định.

 Về phía người dạy
Hà Thị Thanh Hương Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh 10
Vận dụng phương pháp tình huống và câu chuyện có thật trong đời sống nhằm tạo sự
hứng thú, hiệu quả trong giờ học giáo dục công dân lớp 12
Để có những bài tập tình huống thực tế, giáo viên phải đầu tư
thời gian và trí tuệ để tiếp cận các nguồn thông tin khác nhau để xây dựng
tình huống sát hợp với nội dung bài học. Việc này đòi hỏi người GV
phải có tâm huyết với nghề, có động cơ và nhu cầu đúng đắn đối với
mục tiêu đổi mới giáo dục, có ý thức gắn tri thức với thực tiễn đời
sống.
Xây dựng được một tình huống sư phạm là việc không đơn
giản,vì vậy đòi hỏi giáo viên phải có nhiều kinh nghiệm chuyên
môn,vốn văn hóa sâu rộng và am hiểu những vấn đề thực tế liên quan
tới lĩnh vực môn học; luôn đổi mới, cập nhật thông tin, kiến thức, kĩ
năng mới nhằm xử lí thông tin và xây dựng tình huống.
Dạy học bằng tình huống không phải là cách để thầy “nghỉ
ngơi” và bắt tròphải làm việc. Khi vận dụng phương pháp này đòi hỏi GV
phải biết cách thức tổ chức lớp học, phân chia thời gian, cách đạt câu hỏi, hướng
dẫn học sinh tìm phương án trả lời đúng trọng tâm, tránh cho HS tranh luận nội
dung kiến thức đi chệch ngoài yêu cầu của tình huống và câu chuyện đặt ra.
 Về phía người học
Sử dụng phương pháp tình huống và câu chuyện có thật trong đời sống trong
dạy học giáo dục công dân lớp 12 chỉ phát huy được những giá trị hữu ích khi có
sự tham gia chủ động và yêu thích của HS. Học sinh phải có khả năng tư duy độc
lập, tính năng động, sáng tạo, sự say mê, yêu thích và mong muốn hiểu biết về kiến
thức pháp luật thật sự.
Người học tốn khá nhiều thời gian tư duy để giải quyết tình
huống và rút ra các tri thức cần thiết, đôi khi bị lạc hướng trong quá trình
giải quyết tình huống nên dễ nản chí khi gặp tình huống khó hoặc không
nhiệt tình tham gia khi tình huống thiếu sự hấp dẫn.

Do tâm lý học sinh còn coi môn giáo dục công dân là môn phụ không phải là
môn thi tốt nghiệp, với học sinh cuối cấp học, các em thường hay sao nhãng và lơ
là học môn giáo dục công dân, nhiều em có thái độ thờ ơ vì thế gây khó khăn cho
giáo viên trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Để tiết dạy đạt hiệu quả cao thì
giáo viên phải thực sự cố gắng trong việc trau dồi kiến thức chuyên môn, kiến
thức liên môn, vả cả kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm, và những vốn sống, kinh nghiệm
từng trải để linh hoạt vận dụng các phương pháp phù hợp trong giờ giảng của
mình.
4. Vận dụng phương pháp tình huống và những câu chuyện có thật trong đời
sống vào bài giảng giáo dục công dân 12.
4.1. Vận dụng phương pháp tình huống vào bài giảng để tạo sự hứng thú và
hiệu quả trong dạy học chương trình giáo dục công dân 12.
Hà Thị Thanh Hương Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh 11
Vận dụng phương pháp tình huống và câu chuyện có thật trong đời sống nhằm tạo sự
hứng thú, hiệu quả trong giờ học giáo dục công dân lớp 12
Là một phương pháp, trong đó HS tự lực tìm hiểu một tình huống thực tiễn
và giải quyết các vấn đề của tình huống đặt ra.
Vì dụ: Khi dạy Bài 1- “Pháp luật và đời sống”, mục 4/ b- “Pháp luật là phương
tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình”
GV có thể cho HS nghiên cứu những tình huống sau:
Bà H và ông T sống với nhau đã được mười năm, nhưng ông T là người
nghiện rượu luôn say xỉn và thường xuyên chửi bới, hành hạ vợ con, vì còn thương
chồng con nhiều nên bà H phải nhẫn nhục, chịu đựng. Vừa rồi ông H đi nhậu về
khuya, nhưng về đến nhà lại quậy phá, đập đồ đạc thì Bà H can ngăn nên bị ông T
đánh vào đầu bà H gây thương tích nặng. Em hãy cho biết Bà H có thể sử dụng
pháp luật như thế nào để bảo vệ quyền lợi của mình?
HS suy nghĩ và trả lời cá nhân. GV nhận xét và kết luận:
 Pháp luật có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Đối với mỗi công dân,
pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp
pháp của mình.

 Ở nước ta, các quyền con người về chính trị, kinh tế, dân sự, văn hóa và xã hội
được tôn trọng, được thể hiện ở các quyền công dân, được quy định trong Hiến
pháp và luật. Hiến pháp quy định các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân;
các luật về dân sự, hôn nhân và gia đình, thương mại, thuế, đất đai, giáo dục…
cụ thể hóa nội dung, cách thức thực hiện các quyền của công dân trong từng
lĩnh vực cụ thể.
Ví dụ: Khi dạy Bài 2 – “Thực hiện pháp luật” , mục 2/ b- “Các hình thức thực
hiện pháp luật”. GV có thể dụng tình huống để làm rỏ nội dung các hình thức thực
hiện pháp luật
Tình huống 1:
Nam là một học sinh lớp 10, vì đạt kết quả thành tích HKI cao nên được bố
mẹ mua cho xe máy để đi học. Hôm đó, Nam vừa đi từ nhà đến trường, đến ngã tư
đầu phố, Nam bị chú Cảnh giao thông yêu cầu dừng xe vì đi xe máy không đội mũ
bảo hiểm. Qua kiểm tra giấy tờ, chú cảnh sát nói Nam chịu thêm một lỗi nữa là
chưa đủ tuổi đi xe máy. Chú cảnh sát phạt cảnh cáo Nam
 Việc cảnh sát giao thông sử phạt Nam là hình thức nào của thực hiện pháp
luật? Hình thức đó được sử dụng trong những trường hợp nào?
HS suy nghĩ và trả lời cá nhân. GV nhận xét và kết luận:
Việc cảnh sát giao thông phạt cảnh cáo Nam trong trường hợp trên là hình
thức áp dụng pháp luật. Ở đây, cảnh sát giao thông theo thẩm quyền của mình và
căn cứ vào các quy định của pháp luật để ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
đối với hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ của Nam
Hà Thị Thanh Hương Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh 12
Vận dụng phương pháp tình huống và câu chuyện có thật trong đời sống nhằm tạo sự
hứng thú, hiệu quả trong giờ học giáo dục công dân lớp 12
Tình huống 2:
Các hành vi như: học sinh đến trường để học tập, nam công dân thực hiện
nghĩa vụ quân sự, nhà máy không xả chất thải chưa được xử lý ra môi trường,
Thanh tra xây dựng xử phạt đối với hành vi xây dựng trái phép
 Tất cả các hành vi trên có phải là thực hiện pháp luật không? Nếu có thì mỗi

hành vi trên tương ứng với hình thức thực hiện pháp luật nào?
HS trà lời, GV nhận xét và kết luận.
 Có 4 hình thức thực hiện pháp luật: tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật,
sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật. Dựa vào tính chất của hoạt động thì
mỗi hành vi nêu trên tương ứng với hình thức thực hiện pháp luật sau:
 Pháp luật bảo vệ môi trường nghiêm cấm cơ quan, tổ chức thải chất thải
chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường và chất nguy hại khác vào đất,
nguồn nước Hành vi nhà máy không xả chất thải chưa được xử lý ra môi
trường tương ứng với hình thức tuân thủ pháp luật.
 Luật Nghĩa vụ quân sự quy định nam công dân có nghĩa vụ đăng ký nghiã
vụ quân sự từ đủ 17 tuổi đến hết 25 tuối
 Ở nước ta, thanh niên dưới 25 tuổi phải thực hiện NVQS trong thời bình có
thời hạn là 18 tháng (lục quân) và 24 tháng đối với các binh chủng kỹ thuật.
Thời gian đó, theo Bộ Quốc phòng là hợp lý, đủ để quân nhân hoàn thiện
trình độ tác chiến, trình độ kỹ thuật làm chủ khí tài quân sự ngày càng hiện
đại và cũng phù hợp để những quân nhân thi hành xong NVQS trở về học lại.
Hành vi nam công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự tương ứng với hình thức
thi hành pháp luật
 Hành vi học sinh đến trường để học tập là biểu hiện của việc công dân thực
hiện quyền học tập đã được Hiến pháp và các văn bản pháp luật ghi nhận
như: Luật Giáo dục, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Như vậy
hành vi này tương ứng với hình thức sử dụng pháp luật.
 Hành vi Thanh tra xây dựng xử phạt đối với hành vi xây dựng trái phép
tương ứng với hình thức áp dụng pháp luật. Ở đây, Thanh tra xây dựng –
trong phạm vi thẩm quyền của mình được pháp luật quy định đã căn cứ vào
các quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây
dựng để ra Quyết định xử phạt đối với người có hành vi xây dựng trái phép.
Khi dạy Bài 2 – “Thực hiện pháp luật”, mục 2- “Vi phạm pháp luật và trách
nhiệm pháp lý”, GV có thể đưa ra tình huống yêu cầu học sinh phân tích.
Anh Hoà (22 tuổi) bị tâm thần từ nhỏ. Trong một lần phát bệnh, anh Hoà đã

đánh gãy tay chị Xuân ở gần nhà gây tổn hại sức khỏe 45% cho chị Xuân.
 Theo em, hành vi của anh Hoà có vi phạm pháp luật hình sự hay không?
Hà Thị Thanh Hương Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh 13
Vận dụng phương pháp tình huống và câu chuyện có thật trong đời sống nhằm tạo sự
hứng thú, hiệu quả trong giờ học giáo dục công dân lớp 12
HS căn cứ vào nội dung bài học và trả lời câu hỏi. GV nhận xét và kết luận:
 Trong trường hợp này, anh Hoà đã thực hiện hành vi trái pháp luật, làm tổn
hại đến sức khỏe của chị Xuân. Tuy nhiên, anh Hoà bị tâm thần từ nhỏ và
thực hiện hành vi gây thương tích khi đang phát bệnh. Điều đó có nghĩa anh
Hoà thực hiện hành vi trái pháp luật trong tình trạng mà anh ta không nhận
thức và điều khiển được hành vi của mình.
 Pháp luật hình sự Việt Nam coi tình trạng của anh Hoà là không có năng lực
trách nhiệm hình sự. Cụ thể, Khoản 1, Điều 13, Bộ luật hình sự quy định:
“Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm
thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều
khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với
người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.”
 Như vậy, do anh Hoà là người không có năng lực trách nhiệm hình sự nên
hành vi trái pháp luật do anh thực hiện không phải là vi phạm pháp luật hình
sự
Ví dụ: GV giảng dấu hiệu thứ 3- “Người vi phạm phải có lỗi” thì GV có
thể đạt tình huống cho HS tìm hiểu.
Tình huống sau:
Thành đi bắn chim vô tình bắn phải em Hoài đứng gần đó, dẫn đến em
Hoài bị chết. Khi cơ quan công an điều tra Thành khai báo rằng mình không cố ý
bắn vào em Hoài, việc em Hoài bị chết là ngoài ý muốn Thành cho rằng mình
không phạm tội vì mình không cố ý.
 Theo em, hành vi của Thành có bị coi là tội phạm không ?
HS trả lời, GV nhận xét và kết luận.
 Đối với Thành, tuy không cố ý làm chết em Hoài nhưng Thành vẫn có lỗi.

Lỗi được xác định trong trường hợp này là lỗi vô ý do cẩu thả. Bởi địa điểm
đi săn nơi thỉnh thoảng có người qua lại nên khi đi săn, anh có trách nhiệm
phải quan sát, tránh sát thương vào người khác. Nếu như lúc ngắm bắn,
Thành quan sát kỹ càng và cẩn thận hơn thì chắc chắn sẽ không bắn trúng
người.Hành vi bắn vào em Hoài thể hiện sự cẩu thả, thiếu trách nhiệm của
Thành khi đi săn.
 Như vậy, hành vi của Thành đã đủ các dấu hiệu của một vi phạm pháp luật.
Cụ thể, trong trường hợp này, Thành phạm tội vô ý làm chết người được quy
định tại Điều 98 Bộ Luật Hình sự.
Khi dạy Bài 2 “Thực hiện pháp luật”, phần 2/ c – “ Các loại vi phạm pháp luật ”.
GV có thể đưa ra tình huống.
Hà Thị Thanh Hương Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh 14
Vận dụng phương pháp tình huống và câu chuyện có thật trong đời sống nhằm tạo sự
hứng thú, hiệu quả trong giờ học giáo dục công dân lớp 12
Thắng thường bị bố, mẹ la mắng vì lười lao động, suốt ngày cờ bạc rượu
chè.Một lần xào thịt bò ănThắng xúc riêng một ít ra bát rồi đổ thuốc diệt
chuộtt vào và mang sang biếu bố , mẹ là ông Chính và bà Dung. Bố mẹ Thắng ăn
thức ăn này và bị chết.Giám định pháp y kết luận, nguyên nhân tử vong là do
trúng độc thuốc diệt chuột.
 Theo em, Thắng đã vi phạm pháp luật thuộc loại vi phạm nào? Vì sao?
HS nghiên cứu trả lời. GV nhận xét và kết luận:
Theo Điều 93. Tội giết người: Người nào giết người thuộc một trong các
trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân
hoặc tử hình:… Khoản d, Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô
giáo của mình. Trường hợp của Thắng đã cốý giết chết cha mẹ ruột của mình nên
Thắng đã vi phạm hình sự theo quy định của pháp luật.
Khi dạy Bài 3- “Công dân bình đẳng trước pháp luật”, mục 1“ Công dân
bình đẳng về quyền và nghĩa vụ”, GV có thể sử dụng tình huống:
Anh T và Chị H cùng mua hai suất đất phân lô liền kề nhau và cùng xin giấy
phép xây dựng nhà. Theo quy hoạch của thành phố, anh T và chị H được cấp phép

xây nhà không vượt quá 4 tầng. Trong quá trình xây dựng anh T xây 6 tầng, chị H
xây 5 tầng. Khi thanh tra xây dựng kiểm tra phát hiện việc xây dựng vượt quá số
tầng ghi trong giấy phép đã lập biên bản xử phạt. Tuy nhin, sau khi nộp phạt chỉ
thấy chị phá dỡ tầng đã xây quá quy định. Nhiều người cho rằng anh T không bị
buộc phá dỡ vì anh làm cán bộ nhà nước, còn chị H là người dân nên bị xử nặng
hơn, phải phá dỡ những phần xây dựng trái phép.
 Theo em, suy nghĩ của mọi người đúng hay sai? Thế nào là bình đẳng trước
pháp luật?
HS trả lời, GV nhận xét, kết luận:
 Suy nghĩ cho rằng, cán bộ nhà nước vi phạm pháp luật bị xử nhẹ hơn người
dân bình thường là không đúng.
Điều 52 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) đã khẳng định:
“Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”.
 Bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là mọi công dân không phân biệt giới
tính, dân tộc, tuổi tác, nghề nghiệp, thành phần và địa vị x hội đều được
hưởng các quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ như nhau theo quy định của
pháp luật.
 Bình đẳng trước pháp luật còn được hiểu là sự bình đẳng về trách nhiệm
pháp lý của công dân. Mọi công dân dù ở bất kỳ vị trí, cương vị nào, dù là
cán bộ công chức nhà nước hay người lao động, dù người có chức có quyền
hay người dân bình thường đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi
Hà Thị Thanh Hương Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh 15
Vận dụng phương pháp tình huống và câu chuyện có thật trong đời sống nhằm tạo sự
hứng thú, hiệu quả trong giờ học giáo dục công dân lớp 12
hành vi mọi việc làm của bản thân. Bất kỳ người nào vi phạm pháp luật đều
bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Khi dạy Bài 4- “Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống
xã hội” - mục 1 “ Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình” - “Bình đẳng giữa
vợ và chồng”
Giáo viên có thể sử dụng tình huống sau:

Tình huống 1:
Anh T và chị H kết hôn với nhau đến nay đã được 10 năm, có một đứa con
đó lớn. Chị H muốn học thêm nâng cao chuyên môn và có nói chuyện với chồng về
việc muốn đi học thêm cao học thì anh T lập tức không đồng ý. Anh T nói : Phụ nữ
thì cần gì học nhiều, nếu muốn đi học thì tự sắp xếp thời gian và tự kiếm tiền mà
đi, anh không ủng hộ. Chị H cảm thấy buồn về cách đối xử của chồng.
 Anh T có quyền cản trở chị T đi học không ?
 Em hiểu thế nào là quyền bình đẳng vợ chồng trong quan hệ nhân thân?
HS trả lời, GV nhận xét, kết luận:
Theo luật hôn nhân và gia đình năm 2000 nước ta quy định: “ Vợ chồng có
nghĩa vụ ngang nhau trong việc lựa chọn nơi cư trú; tôn trọng và giữ gìn danh
dự, nhân phẩm, uy tín của nhau, giúp đỡ tạo điều kiện cho nhau phát triển về
mọi mặt….” .Vì thế anh T không có quyền cản trở chị H đi học mà phải tạo
điều kiện thuận lợi , chia sẽ khó khăn trong gia đình để chị H thực hiện công
vi65c học tập của mình một cách thuận lợi.
Tình huống 2:
Vợ chồng chị Hương đã có 3 con nhưng chồng chị vẫn muốn chị sinh thêm
con vì chưa có con trai. Sau lần sinh con thứ ba, sức khoẻ của chị Hương giảm
sút. Chị Hương không muốn sinh thêm con vì sợ rủi ro khi sinh nở, đồng thời
cũng sợ bị phạt vì vi phạm chính sách kế hoạch hoá gia đình. Nhiều lần chị
phân tích để chồng hiểu nhưng anh Tâm chồng chị cho rằng, từ năm 2003 pháp
luật không quy định hạn chế số con. Anh Tâm doạ nếu chị Hương không sinh
thêm lần nữa thì anh sẽ lấy vợ khác. Chị Hương đã đến UBND xã nhờ cán bộ tư
pháp - hộ tịch và Chủ tịch Hội phụ nữ xã giúp đỡ.
 Vậy, cán bộ xã phải làm gì để chồng chị Hương bỏ ý định ép chị phải sinh
cho bằng được con trai?
HS trả lời, GV nhận xét kết luận
 Tình huống nói trên hiện nay vẫn còn xảy ra khá phổ biến ở nhiều nơi, đặc
biệt là ở khu vực nông thôn và những nơi mặt bằng dân trí và hiểu biết
pháp luật của người dân còn hạn chế.

Hà Thị Thanh Hương Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh 16
Vận dụng phương pháp tình huống và câu chuyện có thật trong đời sống nhằm tạo sự
hứng thú, hiệu quả trong giờ học giáo dục công dân lớp 12
 Vấn đề mấu chốt trong tình huống này là sự hiểu sai quy định của Pháp
lệnh Dân số về quyền quyết định số con, cùng với tâm lý “ trọng nam,
khinh nữ”, muốn có con trai nối dõi đã khiến anh Tâm, chồng chị Hương có
suy nghĩ cố chấp, thậm chí có khả năng dẫn đến những hành vi phá vỡ hạnh
phúc gia đình, vi phạm pháp luật.
 Bởi vậy, để giúp đỡ chị Hương bảo vệ hạnh phúc gia đình, cán bộ tư pháp -
hộ tịch cần nắm vững các quy định về quyền và nghĩa vụ bình đẳng giữa vợ
và chồng trong thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình, cũng
như những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực dân số được quy định tại
“Luật Hôn nhân và gia đình” năm 2000, Pháp lệnh Dân số và các văn bản
hướng dẫn thi hành.
 Khi dạy Bài 4- “Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực
của đời sống xã hội”, mục 1-“ Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình”
Để học sinh hiều rõ về bình đẳng giữa cha mẹ và con cái. GV ngoài việc sử
dụng các phương pháp dạy học tích cực khác thì giáo viên có thể dùng phương
pháp tình huống để nhấn mạnh sâu thêm về kiến thức bài học cho học sinh.
Tình huống 1.
Vợ chồng anh Khang đã có hai con gái nhưng vì mong muốn có người nối dõi
nên anh thuyết phục vợ cố sinh cho được một bé trai. Anh chị cố mãi đến đứa thứ
năm thì đạt nguyện vọng. Từ khi có con trai, mọi sự quan tâm của vợ chồng anh
Khang dồn hết vào cậu bé. Nhà đông con, gia đình thuộc diện kinh tế khó khăn,
anh K bắt các con gái phải bỏ học đi làm thuê kiếm tiền giúp đỡ bố mẹ để tập
trung kinh tế cho cậu con trai đi học. Theo anh Khang con gái học nhiều chẳng để
làm gì, cố gắng đỡ bố mẹ vài năm rồi đi lấy chồng là xong.
 Suy nghĩ của anh Khang đúng hay sai ? Pháp luật quy định thế nào về vấn
đề này?
HS trả lời, GV nhận xét, kết luận:

 Theo pháp luật quy định ở Điều 2. Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn
nhân và gia đình, mục 5, Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối
xử giữa các con, giữa con trai và con gái, con đẻ và con nuôi, con trong giá
thú và con ngoài giá thú. Vì vậy suy nghĩ của anh Khang là sai, anh Khang
không được phân biệt và đối xử giữa các con mà cần phải tạo điều kiện cho
các con ăn học như nhau.
Ví dụ ở Bài 4- “Q uyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời
sống xã hội” mục 2- “Bình đẳng trong lao động”. GV có thể đưa ra tình huống
Anh Toàn và anh anh Tiến cùng được nhận vào làm việc tại Công ti điện tử
X. Do Anh Toàn có bằng tốt nghiệp loại khá nên được Giám đốc bố trí làm việc ở
Phòng nghiên cứu thị trường. Còn anh Tiến chỉ có bằng tốt nghiệp vào loại trung
Hà Thị Thanh Hương Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh 17
Vận dụng phương pháp tình huống và câu chuyện có thật trong đời sống nhằm tạo sự
hứng thú, hiệu quả trong giờ học giáo dục công dân lớp 12
bình nên Giám đốc sắp xếp về tổ bán hàng. Thấy vậy, anh Tiến thắc mắc và cho
rằng anh không được bình đẳng với anh Toàn trong việc thực hiện quyền lao
động.
 Theo em, tại sao ông Giám đốc lại sắp xếp công việc thuận lợi hơn cho anh
Toàn ?
 Việc anh Toàn và anh Tiến được phân công làm các công việc khác nhau
có bị coi là bất bình đẳng trong việc thực hiện quyền lao động không ?
HS trả lời, GV nhận xét, kết luận:
Việc anh Toàn và anh Tiến được phân công công việc như trên là không vi
phạm quyền bình đẳng trong lao động và theo luật quy định của pháp luật Người
lao động có chuyên môn kỹ thuật cao được Nhà nước và người sử dụng lao động
ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi phát huy tài năng, làm lợi cho doanh nghiệp và đất
nước.
Tình huống 2:
Pháp luật lao động nước ta quy định “người phụ nữ sau khi sinh con được
nghỉ thai sản là 6 tháng”. Nhiều người nói, pháp luật quy định như thế là đã tạo

ra bất bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
 Tại sao pháp luật lao động lại quy định như vậy?
 Quy định này của pháp luật có phải là quy định bất bình đẳng giữa lao
động nam và lao động nữ không?
HS trả lời, GV nhận xét, kết luận :
Tình huống 3
Lan và Nam cùng được nhận vào làm việc tại công ty Thái Hoà. Hai người
cùng được phân công làm cùng một việc là làm chuyên viên quản lý nhân sự của
công ty. Tuy nhiên, khi nói chuyện với Nam, Lan mới được biết mức lương Nam
được trả cao hơn hẳn lương của Lan. Lan thắc mắc điều đó với lãnh đạo công ty thì
nhận được lời giải thích: Lao động nam được trả lương cao hơn vì nam giới không
nghỉ thai sản, nghỉ con ốm. Lao động nữ đã được hưởng bảo hiểm trong thời gian
nghỉ thai sản, con ốm nên phải hưởng lương thấp hơn lao động nam. Theo em, giải
thích của lãnh đạo công ty đúng hay sai? Vì sao?
HS trả lời, GV nhận xét, kết luận:
 Theo Điều 63 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) khẳng định :
“Công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn
hoá, xã hội và gia đình.
Cụ thể hóa quy định của Hiến pháp, Khoản 1, Điều 13, Luật Bình đẳng giới
quy định về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động như sau:
Hà Thị Thanh Hương Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh 18
Vận dụng phương pháp tình huống và câu chuyện có thật trong đời sống nhằm tạo sự
hứng thú, hiệu quả trong giờ học giáo dục công dân lớp 12
“ Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình
đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm x hội, điều kiện
lao động và các điều kiện làm việc khác”.
 Đồng thời, để tạo điều kiện cho ngời phụ nữ thực hiện tốt thiên chức làm
mẹ, Điều 63 Hiến pháp năm 1992 đã quy định : “Lao động nữ có quyền
hưởng chế độ thai sản. Phụ nữ là viên chức Nhà nước và người làm công ăn
lương có quyền nghỉ trước và sau khi sinh đẻ mà vẫn hưởng lương, phụ cấp

theo quy định của pháp luật”.
 Như vậy, giải thích của lãnh đạo công ty Thái Hoà về việc trả lương cho lao
động nữ thấp hơn lao động nam vì đã được hưởng bảo hiểm khi nghỉ thai sản
là sai, vi phạm quy định của Hiến pháp và Luật bình đẳng giới về bình đẳng
giới trong lĩnh vực lao động.
Khi dạy Bài 4- “Q uyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của
đời sống xã hội”, mục 3- Bình đẳng trong kinh doanh. GV có thể sử dụng
tình huống sau:
Hai doanh nghiệp đến ngân hàng vay tiền, trong đó một là doanh nghiệp
nhà nước, một là doanh nghiệp tư nhân. Mọi giấy tờ cần thiết để được vay tiền đều
đã được cả hai doanh nghiệp nộp đầy đủ. Thế nhưng, cuối cùng thì ngân hàng chỉ
xét cho doanh nghiệp nhà nước vay, còn doanh nghiệp tư nhân bị từ chối. Hỏi ra,
người ta mới nghe được lời giải thích của người đại diện ngân hàng rằng, pháp
luật vẫn ưu tiên doanh nghiệp nhà nước trong mọi hoạt động ; pháp luật không
công nhận quyền bình dẳng giữa hai loại hình doanh nghiệp này.
 Em có đồng ý với lời giải thích của người đại diện ngân hàng không?
 Theo em, các loại hình doanh nghiệp có được bình đẳng trong việc vay vốn
ngân hàng không?
HS trả lời, Giáo viên nhận xét, kết luận
 Theo luật doanh nghiệp năm 2005, điều 5, trích “ Nhà nước công nhận sự
phát triển lâu dài của các loại hình doanh nghiệp; bảo đảm sự bình đẳng
trước pháp luật của các doanh nghiệp không phân biệt hình thức sở hữu,
thành phần kinh tế; thừa nhận tính sinh lợi hợp pháp của hoạt động kinh
doanh ”
 Lời giải thích của người đại diện ngân hàng là chưa hợp lý, các loại hình
doanh nghiệp đều được bình đẳng trong việc vay vốn ngân hàng.
Khi dạy Bài 5“Quyền bình đẳng giữa các dân tộc tôn giáo”, mục 1- “Bình đẳng
giữa các dân tộc”. Giáo viên có thể sử dụng tình huống.
Hoài được biết, Nhà nước có chính sách phát triển kinh tế -xã hội đối với
vùng núi, vùng đồng bào dân tộc nhằm từng bước nâng cao đời sống vật chất và

Hà Thị Thanh Hương Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh 19
Vận dụng phương pháp tình huống và câu chuyện có thật trong đời sống nhằm tạo sự
hứng thú, hiệu quả trong giờ học giáo dục công dân lớp 12
tinh thần của đồng bào dân tộc. Chủ trương này của Nhà nước là tạo điều kiện để
nhân dân các dân tộc được bình đẳng với nhau về kinh tế.
Vậy mà Lan lại nói : Cuộc sống của đồng bào các dân tộc ở miền núi còn
nhiều khó khăn thì không thể nói là các dân tộc bình đẳng với nhau về kinh tế
được.
 Em có nhận xét gì về suy nghĩ của Hoài và Lan?
 Nhà nước ta đã làm gì để bảo đảm thực hiện quyền bình đẳng về kinh tế
giữa các dân tộc?
HS trả lời, GV nhận xét, kết luận
Tình huống 2.
Xuân và Mai là đôi bạn thân cùng thi vào một khoa của trường Đại học
Ngoại thương. Hai bạn có số điểm thi bằng nhau. Xuân đã đậu nguyện vọng 1, còn
Mai thì không vì Xuân là người dân tộc thiểu số.
 Theo em, điều đó có trái với nguyên tắc: Mọi công dân đều bình đẳng trước
pháp luật không? Vì sao?
HS trả lời, giáo viên nhận xét, kết luận
Khi dạy Bài 6 “Công dân với các quyền tự do cơ bản”, mục a, Quyền bất
khả xâm phạm về thân thể của công dân”, GV có thể sử dụng tình huống
Tình huống:
Nguyễn Thị T và Trịnh Thị H có quen biết nhau. Do nghi ngờ chị H lấy trộm
điện thoại di động của mình, T đã ép chị H về nơi mình ở trọ, rồi gọi điện thoại
cho mấy người khác đến. T và đồng bọn đe doạ rồi dùng vũ lực đưa chị H đến một
nhà nghỉ trong thành phố. Khi đến nơi, cả bọn tiếp tục đe doạ, hành hung, rồi
cưỡng đoạt của chị Hà 2,6 triệu đồng. Sau đó, bọn chúng bắt ép chị H phải viết
giấy biên nhận có vay nợ 15 triệu đồng. Đến 15 giờ chiều hôm sau chúng mới thả
chị H ra.
 Hành vi của Nguyễn Thị T và đồng bọn đã xâm phạm đến quyền gì của công

dân?
 Đối với những kẻ thực hiện hành vi này, pháp luật nước ta có quy định như
thế nào?
HS trả lời, giáo viên nhận xét và kết luận
Khi dạy Bài 6 – “Công dân với các quyền tự do cơ bản”, mục a, “Quyền
được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công
dân”. GV có thể sử dụng tình huống sau để nhằm làm rõ nội dung về quyền pháp
luật bảo hộ về tính mạng và sức khoẻ.
Tình huống :
Hà Thị Thanh Hương Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh 20
Vận dụng phương pháp tình huống và câu chuyện có thật trong đời sống nhằm tạo sự
hứng thú, hiệu quả trong giờ học giáo dục công dân lớp 12
Hường và Diệp cùng yêu Quyết, nhưng Quyết chỉ yêu Diệp mà không để ý
đến Hường. Thấy vậy, Hường ghen tức lắm, quyết chí trả thù bằng được. Một lần,
biết Diệp đi chơi về khuya, Hường xếp sẵn mấy hòn gạch chặn đường gần nhà
Diệp. Vì trời tối, Diệp không nhìn thấy đống gạch chặn đường nên đã ngã nhào
xuống đường bê tông và phải đi cấp cứu vì bị chấn thương vào đầu.
 Việc làm của Hường có vi phạm pháp luật không?
 Hường đã xâm phạm đến quyền gì của Diệp?
HS trả lời cá nhân. GVnhận xét, kết luận.
Việc làm của hường vi phạm pháp luật, Hường đã vi phạm đến quyền pháp
luật bảo hộ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân
4.2. Vận dụng những câu chuyện có thật trong đời sống vào bài giảng để tạo
sự hứng thú và hiệu quả trong dạy học giáo dục công dân lớp 12.
Ví dụ: Khi dạy Bài 2- "Thực hiện pháp luật”, phần 2 “Vi phạm pháp luật
và trách nhiệm pháp lý ”
Giáo viên phôtô và phát câu chuyện cho cả lớp làm tài liệu tham khảo. Học
sinh suy nghĩ các câu hỏi giáo viên đưa ra.
Ngày 13-10-2008, chị Phạm Thị Thoa (SN 1977, ngụ thị trấn Cái Nước,
huyện Cái Nước) cho con ruột là Nguyễn Hoàng Anh (tên thường dùng là Hào

Anh, SN 1996) đến làm thuê cho Trại tôm Minh Đức tại ấp Phú Hiệp, xã Ngọc
Chánh, huyện Đầm Dơi do vợ chồng Huỳnh Thanh Giang và Mã Ngọc Thơm làm
chủ. Hàng ngày, Hào Anh có nhiệm vụ đập ốc làm thức ăn cho tôm, nấu cơm, giặt
giũ, chăm sóc con nhỏ của Giang - Thơm, tiền công mỗi tháng 500 ngàn đồng.
Trong thời gian này, Lưu Văn Khánh, cháu ruột của Giang và Lâm Lý Quỳnh, làm
thuê cho vợ chồng Giang - Thơm và học nghề nuôi tôm giống. Hai tháng sau,
Giang - Thơm cho rằng Hào Anh lười biếng, làm việc chậm chạp, nói không nghe
lời nên hành hạ hết sức khủng khiếp.
Thơm dùng bàn ủi nóng gí vào người, thui chiếc đũa sắt đỏ rực gí mạnh vào
mặt, đâm vào lỗ mũi, mắt, dương vật Hào Anh. Lúc bực dọc chuyện làm ăn,
Thơm đổ bực tức vào Hào Anh, dùng chĩa đâm vào chân cháu, vơ lấy ổ khóa
buồng đập vào mặt cháu làm gãy, sập xương mũi. Thơm còn dùng búa tạ đánh vào
bàn chân, tay, đầu gối, ngực bắt Hào Anh uống nước rửa chén vì rửa chén chậm,
dùng lưỡi liếm nền nhà, nuốt lông chó khi lau nhà không sạch, uống nước tiểu,
dùng khúc tre đánh vào miệng, dùng kiềm để bẻ răng, đổ nước sôi lên người cho bị
bỏng nặng , dùng lưỡi lam rạch lưng và sau đó đổ hoá chất lên da. Từ tháng 8-
2009 đến ngày 26-4-2010, Mã Ngọc Thơm đánh đập Hào Anh 22 lần, Huỳnh
Thanh Giang 13 lần, Lâm Lý Quỳnh vâng lời chủ đánh đập cháu 8 lần, Lưu Văn
Khánh 5 lần tham gia. Theo kết luận giám định của Phòng Kỹ thuật hình sự Công
Hà Thị Thanh Hương Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh 21
Vận dụng phương pháp tình huống và câu chuyện có thật trong đời sống nhằm tạo sự
hứng thú, hiệu quả trong giờ học giáo dục công dân lớp 12
an tỉnh Cà Mau, Hào Anh bị gãy, sập xương chính mũi, viêm xoang hàm, toàn
thân đầy thương tích do bị phỏng, sẹo Tỷ lệ thương tật của Hào Anh là 66,83%.
(Nguồn Báo Tuổi trẻ online)
GV đưa ra câu hỏi yêu cầu HS trả lời.
 Phân tích hành vi trái pháp luật của vợ chồng Giang – Thơm, Lâm Lý
Quỳnh, Lưu Văn Khánh ?
 Hành động đó dẫn đến hậu quả gì? Hành động cố ý hay vô ý?
 Vợ chồng Giang – Thơm, Lâm Lý Quỳnh, Lưu Văn Khánh chịu trách

nhiệm pháp luật như thế nào?
HS trả lời cá nhân . GV nhận xét, kết luận:
 Các bị cáo đã bị truy tố với các tội danh: “Cố ý gây thương tích và hành
hạ người khác” theo theo quy định tại điều 104 và 110 của Bộ luật hình
sự. Theo kết luận giám định của Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Cà
Mau, Hào Anh bị gãy, sập xương chính mũi, viêm xoang hàm, toàn thân
đầy thương tích do bị phỏng, sẹo Tỷ lệ thương tật của Hào Anh là 66,83
 Tòa tuyên phạt Huỳnh Thanh Giang 23 năm tù giam; Mã Ngọc Thơm, 23
năm tù giam; Lâm Lý Quỳnh, 1 năm 6 tháng tù giam và Lưu Văn Khánh,
1 năm 6 tháng tù giam.
 Đây là vụ án được dư luận lên án mạnh mẽ về hành vi bạo hành của các bị
cáo thực hiện có chủ tâm việc đánh đập dã man trong một thời gian khá
dài đối với Hào Anh,14 tuổi là người giúp việc trong gia đình của vợ
chồng Giang, Thơm.
Ví dụ : Khi dạy Bài 2- "Thực hiện pháp luật”, phần 2/c –“Các loại vi phạm pháp
luật và trách nhiệm pháp lý (vi phạm hình sự ), sử dụng câu chuyện có thật trong
đời sống.
Đỗ Thị Kim Duân (sinh năm 1974) phát hiện chồng là Lê Mạnh Hồng (sinh
1972, cùng trú tại thôn Giao Tác, xã Liên Hà, huyện Đông Anh- Hà Nội) có quan
hệ tình cảm và có con với chị Nguyễn Thị Thanh, sinh năm 1969 (trú tại xóm Tân
Sơn, xã Cúc Đường, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên). Sáng ngày 6/11/2009,
Duân rủ chị Nguyễn Thị Hương, chị gái của chồng, đến nhà chị Thanh, giới thiệu
là người nhà anh Hồng, lên thăm cháu bé.
Tại nhà chị Thanh, Duân nói với chị Thanh đưa cháu Nguyễn Nhật Minh
(sinh ngày 28/09/2009) cho Duân bế xem có giống anh Hồng không. Đúng lúc đó
thì anh Hồng gọi điện chửi Duân. Bị chồng chửi mắng, Duân uất ức bèn lấy chiếc
kim khâu bằng kim loại dài 8 cm đâm thẳng vào phần thóp trên đầu cháu Nguyễn
Nhật Minh xuyên qua một số vùng chức năng của não.Phát hiện máu trên đầu
cháu Minh chảy ra thấm vào mũ, người nhà chị Thanh đã giữ Duân lại và đề nghị
Hà Thị Thanh Hương Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh 22

Vận dụng phương pháp tình huống và câu chuyện có thật trong đời sống nhằm tạo sự
hứng thú, hiệu quả trong giờ học giáo dục công dân lớp 12
công an đến giải quyết. Cháu Minh được đưa xuống BVĐKTƯ Thái Nguyên cấp
cứu và điều trị, đến ngày 16/11/2009 thì ra viện. Tổ chức giám định y pháp tỉnh
Thái Nguyên kết luận: “Tỷ lệ thương tật toàn bộ của cháu Nguyễn Nhật Minh là
4% vĩnh viễn”. GV đặt câu hỏi cho HS. Theo em, Hành động của Đỗ Thị Kim
Duân vi phạm pháp luật như thế nào? Hành động đó dẫn đến hậu quả gì?
(Nguồn Báo Vietnamnet )
 Đỗ Thị Kim Duân chịu trách nhiệm pháp luật như thế nào?
HS trả lời cá nhân . GV nhận xét, kết luận.
Hành động của Duân phạm tội về hình sự rất nghiêm trọng bị, Duân phạm
tội “giết người” theo điểm c, khoản 1, điều 93 BLHS là giết trẻ em. Hậu quả do
Duân gây ra là tỷ lệ thương tật toàn bộ của cháu Nguyễn Nhật Minh là 4% vĩnh
viễn. Toà án nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã tuyên, bị cáo Đỗ Thị Kim Duân chịu
hình phạt 12 năm tù giam về tội giết người, tiếp tục bồi thường tổn hại sức khỏe,
tinh thần cho nạn nhân số tiền 11 triệu đồng.
Khi dạy Bài 4 – “Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời
sống xã hội” - mục 1 “Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình”, “Bình đẳng giữa
cha mẹ và con cái”
Nguyễn Văn Lam (SN 1983, ngụ thôn 1, xã Ea Ral, huyện Ea H’leo, tỉnh
Đắk Lắk) đánh chết con là cháu Nguyễn Thị Hà (SN 2002). Vào chiều 31-12-
2013, vợ chồng Lam đi làm về thì phát hiện bị mất bao tiêu khoảng 20 kg. Xót của,
Lam đã dùng dây lưng, thước kẻ, ống nhựa đánh 3 đứa con gái của mình làm Hà
bị bầm tím khắp người, chấn thương sọ não kín, cháu Nguyễn Thị Long (SN 2004)
bị rách một bên tai, mặt và 2 bàn tay sưng vù, còn cháu Nguyễn Thị Thúy (SN
2008) bầm tím với nhiều vết rách sâu ở mặt. Mặc dù các cháu bị thương nặng
nhưng vợ chồng Lam vẫn không đưa các cháu đi bệnh viện nên đến rạng sáng
ngày 1-1-2014, vợ Lam phát hiện cháu Hà đã tử vong.
 Dựa vào quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con cái, em có nhận xét gì về
câu chuyện trên?

HS trả lời cá nhân . GV nhận xét, kết luận:
Ví dụ: Khi dạy Bài 6- "Công dân với các quyền tự do cơ bản”, mục b “Quyền
được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự nhân phẩm của công
dân”. Giáo viên có thể sử dụng câu chuyện sau:
Ngô Văn Tâm (21 tuổi, quê Trà Vinh), Trần Tự Điển (25 tuổi, quê Bạc
Liêu), Bùi Văn Liêm (28 tuổi, quê Bến Tre) đều là công nhân bốc vác tại Công ty
cám Con Cò và cùng sống chung phòng trọ tại khu phố 12, phường An Bình, TP
Biên Hòa.
Hà Thị Thanh Hương Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh 23
Vận dụng phương pháp tình huống và câu chuyện có thật trong đời sống nhằm tạo sự
hứng thú, hiệu quả trong giờ học giáo dục công dân lớp 12
Trong thời gian ở chung phòng trọ, anh Liêm đã quan hệ cùng giới với Tâm
và hứa sẽ cho Tâm 500 triệu đồng. Tháng 7-2012, anh Liêm rủ thêm Điển về
phòng trọ ở chung và cũng đã quan hệ cùng giới với Điển.
Do anh Liêm đã nhiều lần hứa cho tiền nhưng không có nên Tâm đã rủ Điển
giết anh Liêm. Để thực hiện mục đích của mình, cả 2 bị cáo cùng nhau vào siêu
thị mua 4 con dao.
Khoảng 23g ngày 24-12-2012, khi thấy anh Liêm ngủ say, Điển dùng dao
đâm một nhát vào ngực trái, Tâm ngồi lên bụng dùng dao cắt cổ và tiếp tục đâm
thêm một nhát vào ngực trái giết chết anh Liêm.
Giết anh Liêm xong, Tâm và Điển kéo xác anh Liêm vào nhà vệ sinh, phân
xác làm nhiều khúc. Điển móc túi anh Liêm cướp 200.000 đồng, Tâm cướp của
anh Liêm một điện thoại di động trị giá 300.000 đồng.
Sau đó 2 đối tượng ra chợ An Bình cướp một xe máy về bỏ thi thể anh Liêm
vào 2 bao tải đến khu phố 12, phường Bình Đa vứt bỏ tại bụi cây ven đường.
(Nguồn Báo người lao động 15/01/2014 16:19)
 Theo em, Hành vi của Tâm và Điển đã vi phạm pháp luật như thế nào?
 Với hậu quả gây ra cho nạn nhân Tâm và Điển phải chịu trách nhiệm gì
trước pháp luật?
HS trả lời, GV nhận xét và kết luận:

Với nội dung kiến thức:“ không ai được xâm phạm tới nhân phẩm và
danh dự của người khác”, giáo viên có thể sử dụng câu chuyện sau:
Vào ngày 26-9-2012, đoàn kiểm tra liên ngành của huyện Thanh Trì đi làm
nhiệm vụ kiểm tra quán thịt chó của (SN 1983 ở huyện Thanh Trì - Hà Nội). Do
bàn thịt chó và biển đặt lấn vỉa hè nên tổ công tác đã quyết định thu hồi bàn bán
thịt chó.
Phản ứng lại việc này, Huyền đã mắng chửi và hắt xô mắm tôm vào 7 người
trong tổ công tác, gồm các ông Hoàng Tuấn Thành, La Tiến Cường, Hoàng Thanh
Tùng, Nguyễn Việt Bàng, Hoàng Văn Vy (là công an xã Ngọc Hồi, huyện Thanh
Trì), Trần Tiến Dũng, Nguyễn Quốc Tuấn (Công an huyện Thanh Trì).
(Nguồn Báo công an TP.HCM online)
 Theo em, Hành vi của Nguyễn Thị Minh Huyền đã vi phạm pháp luật
như thế nào?
 Với hành động như vậy Nguyễn Thị Minh Huyền sẽ chịu trách nhiệm
như thế nào trước pháp luật?
HS trả lời cá nhân, GV nhận xét và kết luận
Hà Thị Thanh Hương Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh 24
Vận dụng phương pháp tình huống và câu chuyện có thật trong đời sống nhằm tạo sự
hứng thú, hiệu quả trong giờ học giáo dục công dân lớp 12
Xác định hành vi của Huyền là đã xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự của
người đang thi hành công vụ nên Huyền bị cơ quan Cảnh sát điều tra đã truy tố về
tội “Làm nhục người khác”. Ngày 5-3-2013, TAND huyện Thanh Trì đã tuyên
phạt bị cáo Huyền 12 tháng tù giam.
Khi dạy Bài 8 “Pháp luật với sự phát triển của công dân” - mục 1/b –“Quyền
sáng tạo của công dân”. Giáo viên có thể sử dụng những câu chuyện sau:
“HAI LÚA” VÀ CHIẾC MÁY TÁCH VỎ ĐẬU PHỘNG
Anh thợ cơ khí người Khmer Kiên Hùng ở ấp Hòa Hưng, xã Mỹ Hòa, Cầu
Ngang (Trà Vinh) “sáng chế” chiếc máy bóc tách vỏ đậu phộng.
Chiếc máy bóc tách vỏ đậu phộng của anh chiếm diện tích 1,2 x 2m, cao
2m, nặng trên dưới 200kg, năng suất đạt mức 70 giạ đậu vỏ/giờ, nghĩa là tương

đương với 40 ngày công một lao động bóc tách thủ công.Giá bán ra của chiếc máy
là 4,5 triệu đồng. Sản phẩm của anh được công nhận độc quyền sở hữu công nghệ.
Đây là món quà quý nhằm tôn vinh những sáng tạo giữa đời thường đối với “nhà
nông” thời hội nhập, không chỉ biết làm giàu cho mình mà còn cho xã hội cho đất
nước.
(Nguồn Báo Sài gòn giải phóng online)
MÀO MÁY BIẾT GOM RÁC
Trần Đăng Quang và Nguyễn Vũ Minh Triết, trường Song ngữ Lạc Hồng đã
làm ra chiếc thùng rác thông minh có thể di chuyển, phát ra âm thanh, nhắc nhở
mọi người bỏ rác đúng quy định. Thùng rác thông minh có thể di chuyển và giúp
thu gom rác nhằm đảm bảo môi trường xanh-sạch-đẹp cũng chính là góp phần
bảo vệ sức khỏe cho chính mình và cộng đồng, phần cảm biến được đặt ở phía
trước robot nhằm phát hiện người đến bỏ rác và phát âm thanh “Xin chào các
bạn, hãy bỏ rác vào đây”. Khi nhận được rác thì có các cảm biến nhận biết và
phát ra âm thanh “ Xin cảm ơn các bạn rất nhiều”
(Nguồn Báo Đồng nai online)
SINH VIÊN TP. HỐ CHÍ MINH SÁNG CHẾ XE KHÔNG NGƯỜI LÁI
Các sinh viên Lê Phan Hưng, Phạm Văn Thuận, Đỗ Hoàng Tú (ĐH Sư
phạm kỹ thuật TP.HCM) đã sáng tạo chiếc xe không người lái này xuất phát từ
việc tại các sân bay, khu vui chơi, du lịch… có xe để chuyên chở du khách nhưng
luôn phải có một người vận hành. Điều này dẫn đến lãng phí nhân lực và gặp
nhiều khó khăn khi phải đưa đón khách liên tục. Người vận hành xe cũng không
thể làm việc liên tục 24/24h.
Xe có một màn hình chính và chở được 4 người. Khi du khách muốn đến
đâu, chỉ cần nhấn vào khu vực đó trên màn hình thì xe sẽ tự động di chuyển với tốc
Hà Thị Thanh Hương Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh 25

×