Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP TẠO SỰ HỨNG THÚ, TÍCH CỰC CHO HỌC SINH TRONG HỌC TẬP MÔN ĐỊA LÝ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.63 MB, 17 trang )

BM03-TMSKKN
TÊN SKKN : VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP TẠO SỰ HỨNG THÚ,
TÍCH CỰC CHO HỌC SINH TRONG HỌC TẬP MƠN ĐỊA LÝ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Địa Lí là mơn học giúp cho học sinh có hiểu biết về thiên nhiên, dân cư,
kinh tế - xã hội của quê hương, đất nước, thế giới; bước đầu hình thành thế giới
quan khoa học, tư tưởng tình cảm đúng đắn và làm quen với việc vận dụng những
kiến thức địa lí để ứng xử phù hợp với môi trường tự nhiên, xã hội xung quanh,
phù hợp với yêu cầu của đất nước và xu thế của thời đại.
Như các môn học khác, có được những kiến thức phổ thơng, cơ bản, cần
thiết về địa lí là vơ cùng quan trọng. Tuy nhiên, thực tế hiện nay vẫn còn nhiều học
sinh chưa thấy được vai trị của mơn Địa Lí, xem nhẹ mơn học này, dẫn đến bị
hổng kiến thức. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài này nhằm tạo hứng thú trong học
tập, phát huy tính tích cực học tập của học sinh.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận
Từ lâu, các nhà sư phạm đã quan tâm đến vai trò của hứng thú nhận thức
trong quá trình học tập. A.Komenski xem tạo hứng thú là một trong các con đường
chủ yếu để “làm cho học tập trong nhà trường trở thành niềm vui”. J.J.Rutxô dựa
trên hứng thú của trẻ đối với các sự vật hiện tượng xung quanh để xây dựng cách
dạy phù hợp với trẻ. K.Đ.Usinki xem hứng thú là một cơ chế bên trong bảo đảm
học tập có hiệu quả. J.Điuây cho rằng việc giảng dạy phải kích thích được hứng
thú; muốn vậy phải để cho các em độc lập tìm tịi, giáo viên chỉ là người tổ chức,
thiết kế, cố vấn. F.Brunơ nêu điều kiện đầu tiên là giáo viên phải biết vận dụng
phương pháp nào phù hợp với năng lực, hứng thú, nhu cầu của trẻ.
Lý luận dạy học hiện đại xem hứng thú là yếu tố có ý nghĩa to lớn khơng chỉ
trong q trình dạy học mà cả đối với sự phát triển tồn diện, sự hình thành nhân
cách của trẻ.
1



Hứng thú là yếu tố dẫn tới sự tự giác. Hứng thú và tự giác là hai yếu tố tâm
lý đảm bảo tích cực và độc lập sáng tạo trong học tập. Ngược lại, phong cách học
tập tích cực, độc lập, sáng tạo có ảnh hưởng tới sự phát triển hứng thú và tự giác.
Khi học sinh được độc lập quan sát, so sánh, phân tích, khái qt hóa các sự kiện
hiện tượng thì các em sẽ hiểu sâu sắc và hứng thú bộ lộ rõ.
2. Cơ sở thực tiễn
- Cấu trúc sách giáo khoa được biên soạn theo tinh thần đổi mới về nội dung và
phương pháp, bên cạnh việc cung cấp kiến thức chú trọng đến cách gợi mở để học
sinh có thể tự khám phá, tự lĩnh hội kiến thức.
- Phương tiện dạy học tương đối đầy đủ.
- Tài liệu tham khảo còn thiếu.
- Việc vận dụng các phương pháp mới của giáo viên chưa đồng nhất vì vậy chưa
tạo được thói quen và hứng thú cho học sinh.
- Học sinh chưa có phương pháp học tập phù hợp với bộ mơn, ỷ lại, nhút nhát,
khơng có hứng thú với việc học mơn Địa Lí.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
1. Giải pháp 1 : Phương pháp sử dụng bản đồ
- Bản đồ là một phương tiện trực quan, một nguồn tri thức địa lí quan trọng.
- Các đối tượng địa lí vừa phân bố rộng rãi trong khơng gian, vừa mang tính tổng
hợp, trừu tượng. Học sinh có thể quan sát trực tiếp trên thực tế một số đối tượng
địa lí nhưng cũng có rất nhiều đối tượng học sinh không thể quan sát trực tiếp
được. Vì vậy dạy học địa lí khơng thể thiếu bản đồ. Các đối tượng địa lí được thể
hiện trên bản đồ thơng qua hệ thống kí hiệu bản đồ.
- Để khai thác được những tri thức địa lí trên bản đồ, trước hết học sinh phải hiểu
bản đồ, đọc đựơc bản đồ, nghĩa là phải nắm được những kiến thức lý thuyết về bản
đồ, trên cơ sở đó có đựơc những kĩ năng làm việc với bản đồ.

2



- Trong các kĩ năng bản đồ, khó và phức tạp nhất đối với học sinh là kĩ năng đọc
bản đồ. Vì vậy để hình thành và phát triển cho học sinh các kĩ năng đọc bản đồ,
giáo viên cần hướng dẫn học sinh biết kết hợp vốn hiểu biết về bản đồ và những
kiến thức địa lí đã có để có thể tìm ra những tri thức địa lí trên bản đồ.
- Khi tổ chức cho học sinh làm việc với bản đồ, giáo viên có thể hướng dẫn học
sinh khai thác kiến thức trên bản đồ theo các bước sau :
1. Xác định nội dung của bản đồ qua tên bản đồ.
2. Xem bảng chú giải để biết cách biểu hiện các sự vật và hiện tượng địa lí được
biểu hiện trên bản đồ bằng kí hiệu.
3. Tái hiện các biểu tượng về các sự vật và hiện tượng địa lí được biểu hiện bằng kí
hiệu.
4. Tìm vị trí của các đối tượng và hiện tượng địa lí trên bản đồ
5. Tìm hiểu đặc điểm của các đối tượng được thể hiện trên bản đồ.
6. Tìm hiểu ý nghĩa và các mối quan hệ về địa lí với các đối tượng khác trên bản
đồ.
Ví dụ 1 : Hướng dẫn học sinh sử dụng bản đồ hình 12 ở bài 4 : Phương hướng trên
bản đồ. Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lý, Địa Lý 6.

- Tên bản đồ : Bản đồ thủ đô các nước ở khu vực Đông Nam Á.
3


- GV hướng dẫn học sinh quan sát bản đồ, rồi nêu vấn đề : Muốn xác định phương
hướng trên bản đồ cần phải dựa vào yếu tố nào ? (dựa vào các đường kinh tuyến,
vĩ tuyến).
 Dựa vào kinh tuyến để tìm phương hướng Bắc – Nam, vĩ tuyến để tìm phương
hướng Đơng – Tây trên bản đồ. Dựa vào bốn hướng trên để xác định các hướng
phụ.
- Kết luận : Các em suy nghĩ và sẽ xác định được các hướng bay từ Hà Nội đến
Viêng Chăn, Gia-cac-ta, Ma-ni-la, … là những hướng nào.

Ví dụ 2 : Hướng dẫn học sinh sử dụng bản đồ hình 64 ở bài 24 : Biển và đại
dương, Địa Lý 6.

- Tên bản đồ : Bản đồ các dòng biển trong Đại dương Thế giới.
- Cách thể hiện trên bản đồ : Các dòng biển được biểu hiện bằng các mũi tên. Mũi
tên càng lớn và càng dài thể hiện cường độ dòng biển lớn (mạnh), mũi tên càng
nhỏ ngắn thể hiện cường độ dịng biển càng yếu. Các mũi tên có màu xanh biểu
hiện dịng biển lạnh, các mũi tên có màu đỏ thể hiện dịng biển nóng.

4


- Dựa vào bản đồ và kiến thức đã học, các em tự điền tên vào bảng sau :
Đại Tây Dương

Thái Bình Dương

Ảnh hưởng đến
khí hậu nơi dịng
biển chảy qua

Dịng biển nóng
Dịng biển lạnh

Ví dụ 3 : Hướng dẫn học sinh khai thác lược đồ hình 28.1 ở bài 28 : Vùng Tây
Nguyên, Địa Lí 9.

5



- Tên lược đồ : Lược đồ tự nhiên vùng Tây Ngun. Thể hiện các dạng địa hình,
sơng ngịi, các vùng đất badan và các mỏ bơxít.
- Cách thể hiện trên lược đồ : Địa hình được thể hiện bằng đường bình độ kết hợp
phân tầng màu với 5 bậc độ cao. Các vùng đất badan được thể hiện bằng vùng
phân bố. Các nhà máy thủy điện, khoáng sản và vườn quốc gia được thể hiện bằng
kí hiệu.
- Câu hỏi :
+ Xác định vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ vùng Tây Ngun. Vị trí này có ý nghĩa
như thế nào ?
+ Địa hình Tây Ngun có các dạng nào ? Dạng địa hình nào chiếm diện tích chủ
yếu ?
+ Kể tên các dịng sơng bắt nguồn từ Tây Ngun. Những dịng sơng này chảy về
đâu ?
+ Kể các loại tài nguyên của Tây Nguyên và nêu ý nghĩa của từng loại ?
Dựa vào lược đồ và kiến thức đã học, học sinh sẽ trả lời được các câu hỏi mà
giáo viên nêu trên.
Ví dụ 4 : Hướng dẫn học sinh khai thác lược đồ hình 32.2 ở bài 32 : Vùng Đơng
Nam Bộ, Địa Lí 9.

6


- Tên lược đồ : Lược đồ kinh tế vùng Đông Nam Bộ. Thể hiện các ngành kinh tế
công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, các trung tâm công nghiệp.
- Cách thể hiện trên lược đồ : Các trung tâm công nghiệp được phân ra 4 loại : rất
lớn, lớn, vừa và nhỏ biểu hiện bằng kí hiệu hình trịn. Mỗi một trung tâm cơng
nghiệp có các ngành cơng nghiệp được biểu hiện bằng các hình nan quạt với các
màu khác nhau. Các cơ sở kinh tế khác như điện khí, thủy điện, sân bay, cảng, cửa
khẩu, bãi tắm được biểu hiện bằng kí hiệu. Các vùng rừng giàu và trung bình, vùng
nơng lâm kết hợp, vùng cây cơng nghiệp, vùng lúa, lợn, gia cầm được biểu hiện

bằng nền màu …
- Câu hỏi :
+ Kể tên các trung tâm công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ.
7


+ Mỗi trung tâm cơng nghiệp có các ngành cơng nghiệp nào ?
+ Nhận xét sự phân bố sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ.
Dựa vào lược đồ, học sinh sẽ trả lời được các câu hỏi trên và với kiến thức
đã học, học sinh có thể nhận ra dễ dàng vùng kinh tế Đơng Nam Bộ có đầy đủ các
ngành cơng nghiệp quan trọng; từ đó nói lên trình độ cơng nghiệp của vùng phát
triển khá hồn chỉnh. Nhận định này được củng cố hơn khi giáo viên hướng dẫn
học sinh hiểu và giải thích vì sao sản xuất công nghiệp lại tập trung chủ yếu ở
Thành Phố Hồ Chí Minh – học sinh sẽ suy luận dựa trên lợi thế về vị trí địa lí,
nguồn lao động, cơ sở hạ tầng và chính sách phát triển.
Sử dụng lược đồ và vận dụng kiến thức, sự hiểu biết, học sinh cũng hiểu và
nắm được các ngành nông nghiệp và dịch vụ phát triển ở vùng Đông Nam Bộ.
2. Giải pháp 2 : Phương pháp sử dụng số liệu thống kê
- Trong dạy học địa lí, chúng ta thường phải làm việc với rất nhiều loại số liệu
thống kê.
- Các số liệu thống kê dùng làm cơ sở để rút ra các nhận xét địa lí khái qt, hoặc
có thể dùng để cụ thể hóa, minh họa, làm rõ các kiến thức địa lí.
- Bằng việc phân tích các số liệu, học sinh có thể tự mình thu nhận được các kiến
thức địa lí cần thiết hoặc nhờ vào việc nhận xét các mối liên quan của số liệu tương
ứng, học sinh sẽ nắm chắc chắn và rõ ràng hơn các tri thức cần thiết.
- Cách sử dụng số liệu :
+ Trước hết học sinh đọc tên bảng số liệu, hiểu được nội dung của cột dọc, hàng
ngang và cách trình bày bảng, cách sắp xếp số liệu trong bảng, hiểu được mối quan
hệ giữa các số liệu trong bảng.
+ Sau đó tổ chức cho học sinh làm việc với bảng số liệu theo nhiều cách khác

nhau: tính tốn số liệu ở bảng số liệu; phân tích bảng số liệu theo một chủ đề và rút
ra các nhận xét; hoặc chuyển bảng số liệu thành biểu đồ để các số liệu mang tính
trực quan dễ nhận xét; …
Ví dụ 1 : Khi dạy Địa Lí 9, bài 2, gia tăng dân số, tìm hiểu về tỉ lệ gia tăng tự
nhiên của dân số nước ta, giáo viên cung cấp bảng số liệu sau :
8


Tỉ suất sinh và tỉ suất tử của dân số nước ta thời kì 1979 – 2009
Đơn vị : 0/00
Năm

1979

1989

1999

2009

Tỉ suất sinh

32,5

31,3

19,9

17,6


Tỉ suất tử

7,2

8,4

5,6

6,8

- Học sinh tự đọc bảng số liệu (tên, đề mục, cột dọc, cột ngang), giáo viên yêu cầu
học sinh tính tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta qua các năm và nêu nhận
xét, giải thích. Học sinh sẽ tính ra được kết quả qua sự hướng dẫn của giáo viên và
từ đó nhận xét được tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta tăng hay giảm; với
kiến thức thực tế học sinh sẽ giải thích được ngun nhân vì sao.
Ví dụ 2 : Khi dạy Địa Lí 9, bài 15, ngành thương mại, tìm hiểu về hoạt động nội
thương, giáo viên cung cấp bảng số liệu sau :
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế
phân theo vùng năm 2005 và năm 2010
Đơn vị : nghìn tỉ đồng
Vùng

2005

2010

Trung du và miền núi Bắc Bộ

25,8


100,3

Đồng bằng sông Hồng

96,7

332,4

Bắc Trung Bộ

30,0

93,9

Duyên hải Nam Trung Bộ

46,7

143,6

Tây Nguyên

17,4

66,6

Đông Nam Bộ

157,1


527,2

Đồng bằng sông Cửu Long

97,5

277,5

- Học sinh tự đọc bảng số liệu (tên, đề mục, cột dọc, cột ngang), nhận xét hoạt
động nội thương theo vùng lãnh thổ. Qua khai thác bảng số liệu, học sinh sẽ rút ra
được là hoạt động nội thương rất chênh lệch theo vùng; trong đó Đơng Nam Bộ đạt
mức cao nhất và Tây Nguyên thấp nhất. Giáo viên cũng có thể đặt câu hỏi để học
9


sinh hiểu được lý do hoạt động nội thương rất chênh lệch theo vùng : Tại sao hoạt
động nội thương phát triển nhất ở Đông Nam Bộ và kém phát triển ở Tây Nguyên?
Ví dụ 3 : Khi dạy Địa Lý 6, bài 19, khí áp và gió trên Trái Đất, giáo viên cung cấp
bảng số liệu sau để học sinh biết được tốc độ (hay “sức mạnh”) của gió.
CÁC CẤP GIĨ (theo Beaufort) [4]
Các cấp gió

Tốc độ

Biểu hiện

Cấp 1

Khoảng 5km/giờ


Gió rất nhẹ, một làn khói chỉ uốn mình một
chút.

Cấp 2

Khoảng 10km/giờ

Gió khá nhẹ, lá cây lay động.

Cấp 3

Khoảng 15km/giờ

Gió nhẹ, cành cây nhỏ đung đưa.

Cấp 4

Khoảng 20km/giờ

Gió hơi mạnh, bụi trên mặt đường bốc lên,
cành cây nhỏ uốn cong.

Cấp 5

Khoảng 25km/giờ

Gió mạnh, cây nhỏ bị uốn cong.

đến 30km/giờ
Cấp 6


Khoảng 35km/giờ

Gió khá mạnh, thân cây có thể bị uốn cong,

đến 40km/giờ

cành nhỏ bị gãy, lá bị giật ra, mái nhà yếu bị
lật lên.

Cấp 7

Khoảng 45km/giờ
đến 55km/giờ

Cấp 8

Khoảng 60km/giờ
đến 70km/giờ

Cấp 9

Khoảng 75km/giờ
đến 85km/giờ

Gió mạnh, cây có thể đổ, mái nhà có thể bị
bật tung, nhà yếu có thể xiêu vẹo.
Gió rất mạnh, cây đổ, thuyền bè có thể bị
đánh chìm, mái ngói có thể bị hất tung.
Gió rất mạnh, cây lớn cũng có thể đổ, mái

ngói bị tung lên, nhà yếu bị đổ sập.

Cấp 10

Khoảng 90km/giờ

Gió bão, cây cối đổ, nhà sập.

Cấp 11

Khoảng 100km/giờ

Bão lớn.

đến 110km/giờ
Cấp 12

Khoảng 115km/giờ

Bão rất lớn, cuồng phong.

đến 125km/giờ
3. Giải pháp 3 : Phương pháp sử dụng biểu đồ
10


- Trong dạy học địa lí hiện nay sử dụng nhiều loại biểu đồ khác nhau, như : hình
cột, hình trịn, đường, miền, … Mỗi loại biểu đồ có chức năng riêng, như : biểu đồ
đường thể hiện rõ quá trình phát triển của sự vật, biểu đồ hình trịn có ưu thế về thể
hiện các đặc điểm cấu trúc, biểu đồ hình cột có ưu thế trong biểu hiện số lượng, …

- Khi tổ chức cho học sinh làm việc với biểu đồ, giáo viên có thể hướng dẫn học
sinh khai thác kiến thức trên biểu đồ theo các bước sau :
1. Xác định tên biểu đồ, dạng biểu đồ, xem bảng chú giải.
2. Xác định và phân tích số liệu của các thành phần nội dung biểu hiện trên biểu
đồ.
3. Nêu nhận xét phục vụ cho việc tìm hiểu, mở rộng tri thức địa lí.
Ví dụ 1 : Khi dạy Địa Lí 9, bài 4, phần I, mục 1, tìm hiểu nguồn lao động Việt
Nam có biểu đồ hình 4.1

- Câu hỏi : Dựa vào hình 4.1, hãy :
+ Nhận xét về cơ cấu lực lượng lao động gữa thành thị và nơng thơn. Giải thích
ngun nhân.
+ Nhận xét về chất lượng của lực lượng lao động ở nước ta. Để nâng cao chất
lượng lực lượng lao động cần có những giải pháp gì ?
- Qua quan sát, học sinh biết tên biểu đồ, biểu đồ hình gì, xác định được biểu đồ
thể hiện gì, đại lượng thể hiện, thời gian biểu hiện.
- Qua biểu đồ, giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét, đặt câu hỏi gợi ý để học
sinh nhận biết được nguyên nhân, đưa ra được giải pháp.
Phần lớn lực lượng lao động nước ta ở nông thôn. Do nước ta đi lên từ nước
nông nghiệp, hiện nay hoạt động nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao.
11


Lực lượng lao động có chun mơn, qua đào tạo còn thấp. Để nâng cao chất
lượng lực lượng lao động cần tăng cường đầu tư cho giáo dục, đẩy mạnh cơng tác
đào tạo nghề, hướng nghiệp.
Ví dụ 2 : Khi dạy Địa Lí 9, bài 6, phần II, mục 1, tìm hiểu sự chuyển dịch cơ cấu
ngành có biểu đồ hình 6.1

- Câu hỏi : Dựa vào hình 6.1, hãy phân tích xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành

kinh tế. Xu hướng này thể hiện rõ ở những khu vực nào ?
+ Tên biểu đồ : Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu GDP từ năm 1990 đến năm 2002.
+ Các đại lượng được thể hiện trên biểu đồ là cơ cấu GDP của ngành nông-lâmngư nghiệp, ngành công nghiệp - xây dựng và ngành dịch vụ được trình bày theo
dạng biểu đồ miền.
+ Qua biểu đồ, giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét, đặt câu hỏi gợi ý để học
sinh nhận biết được nguyên nhân của sự chuyển dịch.
Tỉ trọng của nông-lâm-ngư nghiệp trong cơ cấu GDP không ngừng giảm :
thấp hơn khu vực dịch vụ từ sau năm 1991, rồi thấp hơn khu vực công nghiệp - xây
dựng, đến năm 2002 chỉ còn 23% chứng tỏ nước ta đang chuyển từng bước từ
nước nông nghiệp sang nước công nghiệp.
Tỉ trọng của khu vực công nghiệp- xây dựng đã tăng lên nhanh nhất, chứng
tỏ q trình cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa đang tiến triển.
12


Khu vực dịch vụ có tỉ trọng tăng khá nhanh trong nửa đầu thập kỉ 90. Nhưng
sau đó tỉ trọng của khu vực này giảm rõ rệt, nhất là do ảnh hưởng của cuộc khủng
hoảng tài chính vào cuối năm 1997 nên các hoạt động kinh tế đối ngoại tăng
trưởng chậm.
3. Giải pháp 4 : Phương pháp kể chuyện
Kể chuyện là phương pháp dùng lời nói để diễn tả một cách sinh động hấp
dẫn, có hình ảnh, tình tiết liên quan đến nội dung bài học, minh họa hay mở rộng
kiến thức cho học sinh. Học sinh càng nhỏ càng ham thích nghe thầy cơ kể chuyện.
Nhưng giáo viên cần căn cứ vào nội dung bài học, thời gian lên lớp để câu chuyện
kể có hiệu quả.
Ví dụ 1 : Khi dạy Địa Lý 6, bài 24, phần 2b về thủy triều, giáo viên có thể sử dụng
câu chuyện sau để học sinh hiểu rõ hơn
về hiện tượng này.
CON CUA CỨU CON CÁ VOI [7]
Ngày xưa có con cá voi đi săn các

loại cá nhỏ trong đại dương. Cá voi đến
trước đàn cá, há miệng ra thật rộng và …
hấp! Cá con trơi vào đầy miệng. Nó ngậm
miệng lại, nước chảy ra dọc theo râu
mép, cá con cịn lại thì nó nuốt một
phát hết sạch.
Một đàn cá chạy trốn rất nhanh vào
bờ. Cá voi vội bơi theo. Nhưng quá đà, cá voi lao ln lên bờ. Nó khơng trơng thấy
con cá nào cả. Nó ở trên cát như một hịn núi đen, thở mệt nhọc và đành phải chờ
cho nước lên đến tận chỗ nó nằm.

13


Trên bờ có nhiều con sói đói ăn. Trơng thấy trước mặt một núi thịt gần như
khơng nhúc nhích, chúng liền ba chân bốn cẳng chạy lại, không biết nên tấn công
vào đâu.
Một con cua ở dưới nước, trông thấy cảnh tượng này, nghĩ ngay : Cá voi dễ
ghét đấy! Nhưng là bà con ở biển, phải giúp nó thơi.
Cua bị lên bờ, gọi lũ sói : Khoan đã. Tơi về phe các người. Cá voi khá lớn
với tất cả chúng ta. Vậy hãy đợi đến lúc rồi chúng ta sẽ ra tay.
Lúc nào ? Bầy sói hỏi.
Cua nói : Bộ các anh không biết rằng người ta chỉ ăn thịt cá voi vào lúc trăng sáng
à ? Trăng càng cao, thịt cá càng ngon.
Bầy sói há hốc mồm ngạc nhiên, nhưng khơng nói gì. Cua là dân ở biển, nó
biết cá voi. Có lẽ con vật nhỏ bé mà cặp mắt vọt ra ngồi ấy hiểu rõ điều đó.
Bầy sói lại ngồi vịng trịn quanh con cá voi mà chõ mũi lên trời. Chúng
nghĩ: Tối rồi. Mặt trăng sẽ lên nhanh thơi.
Bỗng kìa, trằng đã nhơ lên sau một rặng núi và cứ lên cao, lên cao trên bầu trời.
Bầy sói nhìn chằm chằm vào cá voi. Chúng khơng nhận thấy rằng biển cũng

đang dâng nước lên. Chúng chắp miệng vì đói q, và lén nhìn cua : đây chưa phải
lúc tấn công cá voi ư ?
Con cua ở đấy, rất bình tĩnh. Nó đưa càng gãi bên cạnh sườn.
Bỗng lũ sói cảm thấy mơng của chúng ngập nước, liền chạy trốn trên một ngọn đồi
mà mắt vẫn nhìn theo cá voi.
Trăng lên đỉnh đầu. Cá voi cũng cảm thấy nước đến dưới mình nó. Nó
phồng phổi lên một phát và đập đi thật mạnh, làm tóe nước khắp nơi. Bầy sói
chạy tốn loạn. Cá voi vung đi vẫy nước, đuổi những đợt sóng lớn về phía bầy
sói.
14


Cá voi vùi đầu xuống nước, quẫy đuôi rất mạnh, lao ra khơi. Nước đã khá
sâu, cá phồng phổi lên và … khơng cịn thấy cá voi đâu cả. Chỉ cái đi cá cịn nhơ
lên, và khơng cịn gì nữa. Con cua thì nhẹ nhàng theo gót cá mà đi … ngang.
Khi bầy sói tỉnh trí lại thì khơng cịn thấy cá voi, cũng chẳng thấy cua.
Chúng im lặng ngồi trên bãi biển nhìn trăng lên cao và nhìn cả đại dương trước
mặt. Chúng khơng hiểu gì cả. Làm sao chúng biết được rằng biển có những đợt
thủy triều ? Và trăng càng lên cao thì thủy triều càng mạnh ?
Ví dụ 2 : Khi dạy Địa Lý 6, bài 11, về lục địa và đại dương trên bề mặt Trái Đất,
giáo viên có thể sử dụng câu chuyện sau để mở rộng kiến thức cho học sinh hiểu rõ
hơn về nhiều mặt, đại dương vượt xa lục địa.
ĐẠI DƯƠNG VÀ LỤC ĐỊA [7]
Trước hết, đại dương chiếm hơn 2/3 diện tích Trái Đất. Riêng Thái Bình
Dương đã có diện tích lớn hơn tất cả các châu lục trên Trái Đất cộng lại. Đỉnh của
Trái Đất là Everest có độ cao 8848m; nhưng đem ngọn núi đó đặt vào biển sâu
nhất, tại phía Tây Thái Bình Dương thì đỉnh của ngọn núi này còn thấp dưới mặt
nước biển hơn 2000m. Động vật lớn nhất trên mặt đất hiện nay là con voi, nặng tới
hơn 4 tấn nhưng trọng lượng của con voi có ý nghĩa gì, bên cạnh một con cá voi
200 tấn.

Tổng khối lượng nước của đại dương là 1370 triệu km 3. Nếu đem san đều
khối lượng nước này lên mặt đất, ta sẽ có 1 lớp nước dày hơn 3800m, và ngay cả
đỉnh núi Phan – xi – păng ở nước ta cao 3143m cũng còn bị chìm sâu dưới mặt
nước biển gần 700m. Trong khi đó, độ cao trung bình của các châu lục khơng vượt
q 840m, nghĩa là còn thấp hơn mặt lớp nước đại dương gần 3km.
Trên mặt đất, chưa có một sức mạnh nào nhấc nổi một vật nặng 1000 tấn.
Vậy mà một cơn sóng thần ở biển đã đưa cả một tàu biển nặng mấy nghìn tấn vào
sâu trong đất liền gần chục mét.
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
15


- Sau khi thực hiện đề tài, học sinh hiểu bài, nắm vững kiến thức cũng như rèn cho
các em tương đối thành thạo phương pháp học tập bộ môn, từ đó tạo hứng thú học
tập, phát huy được tính tích cực sáng tạo, bồi dưỡng phương pháp tự học, học đi
đơi với hành, dần bỏ được thói quen học thụ động, ghi nhớ.
- Số liệu thống kê trước khi thực hiện đề tài : đối tượng là học sinh lớp 9/1,2,3 ở
trường THCS-THPT Huỳnh Văn Nghệ đầu năm học 2014 – 2015.
Tổng
số HS
117

Giỏi

Khá

TB

Yếu


SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

27

23.1

38

32.5

37

31.6

15


12.8

- Sau khi thực hiện đề tài : chất lượng cuối năm học 2014 -2015 của học sinh lớp
9/1,2,3 ở trường THCS-THPT Huỳnh Văn Nghệ
Tổng
số HS
117

Giỏi

Khá

TB

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL


47

40.1

58

49.6

12

10.3

0

%

V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
- Do đặc trưng của bộ môn nên việc vận dụng các phương pháp để tổ chức, hướng
dẫn các hoạt động học tập của học sinh trước hết là hướng dẫn học sinh khai thác
kiến thức từ bản đồ, số liệu thống kê, biểu đồ, … cũng chính là nguồn kiến thức
Địa Lí. Từ đó học sinh vừa có kiến thức, vừa được rèn luyện các kỹ năng Địa Lí,
phương pháp học tập Địa Lí, về lâu dài hình thành cho học sinh năng lực tự học.
- Đề tài đã được áp dụng có hiệu quả tại đơn vị tơi đang cơng tác. Đối với giáo
viên : đề tài này mang tính đặc trưng bộ mơn, có thể áp dụng cho nhiều khối lớp,
dễ thực hiện, giáo viên có thể ứng dụng cơng nghệ thông tin để soạn giảng hoặc
chuẩn bị bằng bảng phụ, phiếu học tập. Tuy nhiên, đòi hỏi giáo viên phải có sự
chuẩn bị, đầu tư thời gian nhiều hơn; thường xun tìm tài liệu tham khảo để cập
nhật thơng tin kiến thức kịp thời.
- Tuy kết quả học tập bộ mơn Địa Lí đã được khả quan nhưng để đạt hiệu quả, chất
lượng dạy và học hơn, tơi có đề xuất nhà trường quan tâm đầu tư hơn về cơ sở vật


16


chất, thiết bị phương tiện dạy học, tài liệu tham khảo để công tác giảng dạy đạt kết
quả tốt hơn.
- Để học sinh hứng thú trong học tập, tích cực học tập địi hỏi mỗi giáo viên cần
có sự kiên trì, bỏ ra nhiều thời gian, cơng sức chuẩn bị kĩ và khai thác triệt để các
thiết bị, phương tiện giảng dạy và kết hợp sử dụng phương pháp dạy học tích cực
nhằm đạt kết quả cao trong dạy học.
- Trong khuôn khổ một đề tài và kinh nghiệm giảng dạy cũng như vốn kiến thức
vẫn còn hạn chế nên tơi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến chân thành của
q thầy cơ để đề tài được hồn thiện.
VI. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002). Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học
ở trường trung học cơ sở.
2. Lí luận dạy học Địa Lí (2007). Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.
3. Sách giáo khoa, sách giáo viên Địa Lí 6, 9. Nhà xuất bản giáo dục.
4. Tư liệu dạy - học Địa lí 6 (2005). Nhà xuất bản giáo dục.
5. Tăng Văn Dom (2013). Vở bài tập Địa Lí 6, 9, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010). Tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức,
kĩ năng môn Địa Lí THCS.
7. Chìa khóa vàng tri thức (2005). Nhà Xuất Bản Trẻ.
NGƯỜI THỰC HIỆN

17




×