Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

skkn một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh khiếm thính lớp 1b

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 19 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRUNG TÂM NUÔI DẠY TRẺ KHUYẾT TẬT
Mã số :
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Người thực hiện: NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG
Lĩnh vực/ Môn nghiên cứu:
Giáo dục khuyết tật- Giáo dục Đạo đức
Có đính kèm:
Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác
Năm học 2013 – 2014

1
MỘT SỐ BIỆN PHÁPGIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO
HỌC SINH KHIẾM THÍNH LỚP 1B
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I/ THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Nguyễn Thị Thúy Hằng
2. Ngày tháng năm sinh: 02- 09- 1979
3. Nam, nữ: Nữ
4. Địa chỉ: Khu 3- Ấp Bình Thạch- Xã Bình Hòa- Huyện Vĩnh Cửu-
Tỉnh Đồng Nai.
5. Điện thoại: Cơ quan- 0613954171 – Di động- 0975984602
6. Fax: Email:
7. Chức vụ: Giáo viên.
8. Nhiệm vụ được phân công: Giáo viên dạy các môn: Toán, Tiếng Việt, Đạo đức,
Tự nhiên và Xã hội, Mĩ thuật, Kỹ thuật. Giáo viên chủ nhiệm lớp 1B.
9. Đơn vị công tác: Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật Đồng Nai.
II/ TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị: (Hoặc trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao nhất): Cử nhân khoa học.
- Năm nhận bằng: 2009
- Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm Giáo dục đặc biệt.


III/ KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Dạy trẻ khiếm thính.
- Số năm kinh nghiệm: 11 năm.
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây.
- MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌCVIẾT ĐÚNG PHÂN MÔN CHÍNH TẢ TẠI
LỚP 1B2 (Năm 2012).
- MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH KHIẾM THÍNH LỚP 1B THỰC
HIỆN ĐÚNG PHÉP TÍNH TRỪ TRONG PHẠM VI 100 (TRỪ KHÔNG NHỚ)
(Năm 2013).
2
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
CHO HỌC SINH KHIẾM THÍNH LỚP 1B
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
“Tiên học lễ, hậu học văn”
Đó là triết lý dạy học của tất cả các trường trên cả nước ta. Trải qua hàng nghìn
năm lịch sử, truyền thống đó không hề thay đổi cho đến tận ngày nay và cả những thế
hệ mai sau. Điều này cho thấy việc giáo dục để học sinh “nên người” là một vấn đề
rất quan trọng và được đặt lên hàng đầu.
Hiện nay, khi xã hội ngày càng phát triển, con người tiếp cận với nhiều nền văn
minh khác nhau thì vấn đề đạo đức càng được quan tâm. Nếu thế hệ trẻ không được
trang bị một vốn đạo đức văn hóa tốt đẹp thì sẽ làm cho đời sống xã hội trở nên tiêu
cực và sẽ làm phát sinh nhiều tệ nạn. Hàng ngày các phương tiện thông tin đại chúng
vẫn nêu lên những thực trạng đạo đức của học sinh. Không chỉ trong nhà trường là
những vụ học sinh kéo phe cánh đánh bạn, đánh thầy cô, đánh chửi cha mẹ mà còn là
những vô cảm trước sự đau khổ của người khác trên đường gặp phải. Do vậy nhiệm
vụ dạy học sinh “nên người” – “học lễ” thực sự rất cần kíp.
Việc nâng cao đạo đức, giáo dục “làm người” là nhiệm vụ dành cho mọi đối
tượng học sinh. Không phân biệt giàu nghèo, không phân biệt lứa tuổi, không phân
biệt trình độ. Bởi khi tồn tại trong xã hội này thì mọi người được sinh ra như nhau. Ai
cũng có quyền được sống và được giáo dục. Nói như vậy để thấy được những học

sinh khuyết tật nói chung và học sinh khiếm thính nói riêng cũng cần quan tâm trau
dồi đạo đức, lối sống. Không những thế các em còn được quan tâm nhiều hơn để có
một cái nhìn đúng đắn về đạo đức, hành vi cư xử chuẩn mực.
Chính những khiếm khuyết về bản thân của học sinh khiếm thính là không
nghe thấy hoặc nghe không rõ làm cho các em tiếp nhận thông tin bên ngoài hạn chế
hơn các bạn bình thường. Do vậy, việc tiếp nhận những giáo dục của giáo viên và
những người xung quanh cũng không được hoàn chỉnh hoặc có thể là sai lệch. Trong
khi những người bình thường – nghe được, hiểu được còn có những hành vi, đạo đức
lối sống không theo chuẩn mực của xã hội thì những em học sinh khiếm thính với
những khó khăn không thể thay đổi sẽ thế nào nếu các em không được giúp đỡ để có
một lối sống phù hợp với đạo đức xã hội. Vấn đề đặt ra ở đây là dạy các em thế nào
để các em có thể lĩnh hội và thực hành một cách đúng đắn nhất. Trong khi nền giáo
dục đang ngày một đổi mới về nội dung, phương pháp và phương tiện thì cũng chưa
có những trợ giúp dành riêng cho các em học sinh khuyết tật và khiếm thính. Những
vấn đề này hoàn toàn đặt lên vai người giáo viên trực tiếp dạy các em.
Đây là những trăn trở của bản thân qua nhiều năm làm việc với học sinh khiếm
thính. Từ những trăn trở đó, tôi đã mạnh dạn thực hiện đề tài “Một số biện pháp giáo
dục đạo đức cho học sinh khiếm thính lớp 1B”. Bởi theo tôi, việc giáo dục đạo đức
3
phải bắt đầu từ lứa tuổi nhỏ, càng sớm càng tốt. Trong khuôn khổ của đề tài này tôi
tập trung vào việc tìm ra cách thức để giúp học sinh khiếm thính lớp 1B có những
hành vi đạo đức đúng mực như đoàn kết yêu thương bạn bè; kính trọng người lớn
tuổi; biết giúp đỡ những người xung quanh; có tính tự lập và tự giác cao,
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Một số thuật ngữ
Học sinh khiếm thính:
Khiếm thính hiểu theo nghĩa dân gian là những người không nghe được âm
thanh hay còn gọi là “điếc”. Ngoài ra khiếm thính còn có nghĩa là khiếm khuyết về
mặt thính giác (theo tổ chức Y tế thế giới). Do cơ quan thính giác bị phá hủy nên trẻ
không tri giác được bằng thế giới âm thanh nên không nghe được tiếng nói. Vì thế

không hình thành được tiếng nói dẫn đến câm. Như vậy, điếc là nguyên nhân còn câm
là hậu quả.
Đạo đức:
Hiểu theo nghĩa rộng đạo đức là toàn bộ những quy tắc chuẩn mực nhằm điều
chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người với nhau trong quan hệ xã hội và quan
hệ với tự nhiên.
2. Vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh khiếm thính.
Hiện nay, việc giáo dục đạo đức trong nhà trường cấp tiểu học được thực hiện
chủ yếu thông qua môn Đạo đức. Bên cạnh đó các em cũng được giáo dục kết hợp với
các môn học khác trong các tình huống cụ thể và các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Đối với học sinh khiếm thính, khi chưa đi học thì môi trường học đầu tiên của
các em là ở gia đình, làng xóm xung quanh. Do hạn chế về khả năng nghe hoặc không
nghe thấy, các em khiếm thính sẽ tiếp nhận thông tin từ bên ngoài bằng việc quan sát.
Từ những gì nhìn thấy, các em sẽ nhận thức được đâu là đúng, đâu là sai. Các em căn
cứ vào những hành vi của người xung quanh để có những chuẩn mực riêng khi thực
hiện hành động.
Khi đến trường, các em được trang bị thêm một số cách thức để giao tiếp và
tiếp nhận thông tin với thế giới bên ngoài là chữ viết, kí hiệu ngôn ngữ, chữ cái ngón
tay và cử chỉ điệu bộ. Tuy nhiên, những phương tiện này cũng không hoàn toàn thay
thế được ngôn ngữ nói. Vì thế các em tiếp nhận thông tin còn thiếu hụt và sai lệch,
không hiểu hết được nội dung của từ ngữ, bài học, hành vi ứng xử trong đời sống
hàng ngày.
Đặc biệt là những em ở lứa tuổi nhỏ từ 9 tuổi trở xuống, do sự phát triển về thể
chất và tư duy chưa hoàn chỉnh nên các em sẽ có nhiều hành vi lệch lạc, đạo đức chưa
chuẩn mực. Hầu hết các em khiếm thính nhỏ tuổi đều có những hành vi, ứng xử chưa
tốt như: lấy trộm đồ của các bạn, gây gổ đánh nhau với bạn bè, chưa lễ phép với
4
người xung quanh, không biết giúp đỡ người khác, không tự giác, không tự lập, ỷ lại
vào người khác, Những vấn đề đó, nếu giáo dục các em bằng lời nói hay bằng ngôn
ngữ kí hiệu hay kết hợp cử chỉ điệu bộ thì các em chỉ biết được là “đúng” hoặc “sai”

mà chưa hiểu được vì sao là “đúng”, vì sao là “sai”, nên các em lại tiếp tục lặp lại
những thói quen chưa tốt đó.
Do vậy, để các em khiếm thính thực sự nhận thức được những giá trị đạo đức
tốt đẹp thì người giáo viên phải có những phương pháp và cách thức hiệu quả. Không
chỉ là những phương pháp truyền thống như giảng giải, thuyết minh mà phải là những
phương pháp có tính sáng tạo phù hợp với đặc điểm của học sinh khiếm thính như
trực quan minh họa, thuyết trình, đóng vai tình huống, Tất cả nhằm mục đích để các
em hiểu được giá trị đích thực của sự vật, sự việc để từ đó có những hành vi cư xử
phù hợp, chuẩn mực.
3. Học sinh khiếm thính lớp 1B tại Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật
Đồng Nai và vấn đề đạo đức.
Năm học 2013 – 2014, học sinh tại lớp 1B gồm 12 em với lứa tuổi từ 7 đến 15
tuổi. Các em được học chương trình học kì II của chương trình lớp 1 theo chương
trình khung của bộ Giáo dục và Đào tạo. Theo đó các em được học môn Đạo đức từ
bài số 8 đến bài số 15 theo sách giáo khoa Đạo đức 1 của Bộ giáo dục và Đào tạo hiện
hành.
Do các em còn ở lứa tuổi nhỏ, chưa tự ý thức được bản thân phải làm những gì
nên vấn đề đạo đức của các em còn nhiều thiếu sót. Hầu hết các em còn rất hiếu động,
thích thể hiện cái tôi nên thường xuyên hay xảy ra xô xát, gây gổ với các bạn cùng
lớp, các bạn lớp khác hoặc bắt nạt các em ở lớp nhỏ hơn. Ý thức học tập chưa cao,
còn lười biếng. Khi sinh hoạt tập thể, ở nội trú các em còn ỷ lại, chưa tự lập và thiếu ý
thức tự giác; chưa giúp đỡ những người xung quanh, cá biệt có những em còn chưa lễ
phép, kính trọng thầy, cô giáo và những người lớn tuổi.
Nguyên nhân những vấn đề trên một phần là do khiếm khuyết của bản thân,
khó hiểu ngôn ngữ nói của những người xung quanh; một phần là do gia đình ở xa,
không kịp thời động viên cũng như tình cảm gắn bó với bố mẹ không bền chặt. Ngoài
ra người giáo viên cũng chưa tìm ra được biện pháp thích hợp nào để giáo dục các em
có một lối sống, hành vi, đạo đức tốt hơn. Khi các em mắc lỗi thường là chỉ nhắc nhở,
la rầy hoặc viết kiểm điểm hoặc cho chép phạt. Những hình thức ấy thật sự chưa giúp
các em nhận biết được mình làm thế là đúng hay sai. Mà chỉ giúp các em nhận thức

một cách máy móc rằng làm thế là bị phạt, làm thế là được khen.
Từ những vấn đề này tôi suy nghĩ rằng để các em có những hành vi đạo đức
đúng thì bản thân các em phải tự lĩnh hội được chứ không nhờ người khác chỉ cho.
Muốn làm được điều đó thì tôi phải có những biện pháp thật phù hợp với khiếm
khuyết của các em, phù hợp với đặc điểm nhận thức của các em. Sau đây là những
5
biện pháp tôi đã áp dụng cho học sinh lớp 1B nhằm góp phần nâng cao ý thức về hành
vi đạo đức của các em.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP:
Để nâng cao hành vi đạo đức của các em học sinh khiếm thính lớp 1B tôi đã
thực hiện các biện pháp sau đây:
1. Những yêu cầu đối với giáo viên:
Ở Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật Đồng Nai đa số các em học sinh nội trú,
có em một tuần về nhà một lần nhưng cũng có em hai hoặc ba tuần mới được về nhà
nên các em rất cần được sự quan tâm, yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ trong mọi hoạt
động học tập, cũng như sinh hoạt hàng ngày mà điều đó không phải bất cứ một người
nào cũng có thể làm được. Vậy nên việc tạo mối quan hệ tình cảm gần gũi, bền chặt
với các em học sinh là rất quan trọng và cần thiết. Mỗi một thầy cô giáo, bảo mẫu và
nhân viên trong Trung tâm là những người cha, người mẹ thứ hai của các em, làm
cho các em cảm thấy được yêu thương, được che chở cho các em cảm giác như đang
ở gia đình khi đó các em sẽ nghe theo sự giáo dục chúng ta.
Muốn giáo dục học sinh thực hiện những hành vi đạo đức chuẩn mực, người
giáo viên phải nắm vững mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục các chuẩn mực đạo
đức ở lớp 1 nói riêng và ở trường tiểu học nói chung.
Người giáo viên phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo từ hành vi, cử
chỉ và lời nói.
Người giáo viên phải thực hiện giáo dục đạo đức học sinh không chỉ trong tất
cả các môn học trên lớp mà còn ở các giờ ngoại khoá.
Giáo viên thường xuyên cho học sinh thực hành các hành vi đạo đức theo
chuẩn để hình thành thói quen cho các em.

2. Giáo dục hành vi đạo đức thông qua môn học đạo đức:
Thông qua môn học này mà học sinh có được hệ thống các khái niệm, tri thức
đạo đức. Nhờ đó học sinh có thể hiểu được mục đích, hành động, biết được điều nên
làm, điều không nên làm, phân biệt được cái tốt, cái xấu, cái đúng, cái sai Trên cơ
sở đó, các em định hướng đúng trong quá trình học tập và thề hiện đúng hành vi đạo
đức. Ở bậc Tiểu học, việc dạy và học môn Đạo đức với tư cách là môn học cũng có
tác dụng đặc biệt nhằm thực hiện được các nhiệm vụ của người học sinh.
Ví dụ 1: Qua bài: “Lễ phép vâng lời thầy cô giáo’’, dạy cho học sinh biết lễ
phép với thầy cô giáo và người lớn tuổi.
Ví dụ 2: Qua bài: “Đi học đều và đúng giờ” dạy cho học sinh biết nội quy, nề
nếp lớp học.
Ví dụ 3: Qua bài: “Cảm ơn và xin lỗi”, dạy cho học sinh biết nói lời cảm ơn khi
được người khác quan tâm, giúp đỡ,biết xin lỗi khi phạm lỗi.
6
Nói chung, thông qua những bài học môn Đạo đức ở mỗi bài học đều dạy cho
học sinh những hành vi chuẩn mực đạo đức đúng đắn. Ngoài ra, thông qua các môn
học khác như phân môn Kể chuyện và những bài văn, bài thơ với nội dung phong
phú, sinh động, ca ngợi vẻ đẹp của đất nước, ca ngợi các phong tục tập quán, truyền
thống tốt đẹp của đất nước, dân tộc.
Ví dụ 4: Qua câu chuyện “Bông hoa cúc trắng’’, giáo dục cho học sinh lòng
hiếu thảo với cha mẹ.
3. Nêu gương “người thật, việc thật”:
Để học sinh khiếm thính có thể nắm bắt tri thức một cách dễ dàng nhất, đó là
cho các em nhìn thấy những điều xảy ra trong thực tế hàng ngày. Việc được chứng
kiến những gương “người thật việc thật” sẽ in sâu vào trong tâm thức các em để khi
các em gặp những hoàn cảnh tương tự có thể tự mình biết cách giải quyết vấn đề theo
cách tốt nhất. Có thể là gương “người thật việc thật” theo hướng tôt, có thể là theo
hướng xấu. Cho dù được thấy gương nào, thì đó cũng là những kiến thức rất thiết thực
và bổ ích cho hành trang hội nhập cuộc sống của các em sau này. Do hạn chế về khả
năng nghe nên khả năng quan sát của các em khiếm thính rất phát triển, đây chính là

ưu thế mạnh nhất để các em tiếp nhận và xử lý thông tin. Chính biện pháp này phát
huy tối đa những điểm mạnh của học sinh khiếm thính.
Ví dụ 1: Ở Trung tâm có một em học sinh bị cụt cả hai chân và một tay, tay
còn lại cũng bị khiếm khuyết, nhưng hàng ngày em vẫn đến trường đi học với sự giúp
đỡ của một bạn trong lớp. Cứ mỗi buổi sáng bạn lại bế em đó vào lớp học, buổi chiều
bế bạn ra xe về nhà và bất cứ sinh hoạt nào của em đó đều do bạn giúp đỡ. Qua tấm
gương này, giáo viên đưa các học sinh lớp mình lên quan sát những việc làm tốt của
bạn và giáo dục cho em thấy được tinh thần vượt khó của bạn và sự quan tâm giúp đỡ
bạn bè của bạn học sinh kia.
7
Ví dụ 2: Lớp 1B có bạn Vẹn vừa bị khiếm thính vừa bị khuyết tật vận động, đi
lại khó khăn. Mỗi buổi sáng khi đến trường thì Vẹn được Tuấn giúp đỡ trong việc
xách cặp sách vào lớp đến trưa lại giúp bạn về nhà ăn để ăn trưa.
Qua những tấm gương đó, người giáo viên phải luôn quan sát, theo dõi và nêu
gương, động viên, khen thưởng trong những buổi học hàng ngày và vào những tiết
sinh hoạt lớp cuối tuần, để cho tất cả học sinh trong lớp thấy được việc làm tốt của em
Tuấn từ đó giúp các em hiểu, để điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp.
4. Đóng vai, tạo tình huống:
Bên cạnh việc quan sát những câu chuyện thật về đạo đức, cách ứng xử, hành
vi trong sinh hoạt hàng ngày thì việc chính các em trải qua những tình huống như thế
sẽ làm các em thực sự hiểu được những giá trị đạo đức tốt đẹp nhất. Việc đóng vai,
tạo ra các tình huống giả định là nhằm mục đích như thế. Các em sẽ có những trải
nghiệm và tạo thành kinh nghiệm cho những tình huống các em thật sự sẽ gặp phải
sau này. Biện pháp này hiệu quả hơn biện pháp sử dụng kí hiệu ngôn ngữ để thuyết
minh các lý thuyết về những giá trị đạo đức tốt đẹp. Các em “nghe” – xem giảng giải
bằng kí hiệu ngôn ngữ chưa chắc đã nắm rõ hết được nội dung chưa kể đến hiểu đúng
nội dung giáo viên muốn giáo dục. Giáo viên có thể làm như sau:
- Tổ chức cho học sinh đóng vai qua những tình huống thông qua các bài tập đạo đức
hoặc qua bài tập đọc.
Ví dụ 1: Cho học sinh đóng vai tình huống sau:

Tình huống 1: “Em gặp thầy cô giáo trong trường’’
8
Tuyền đang giúp
Chi vào lớp.
Tình huống 2: “Cô giáo đưa sách vở cho học sinh, học sinh đưa sách vở cho cô
giáo’’.
Bước 1: Giáo viên chia học sinh thành 2 nhóm: nhóm 1 đóng vai theo tình
huống 1, nhóm 2 đóng vai theo tình huống 2.
Bước 2: Các nhóm thực hiện đóng vai trước lớp.
Bước 3: Giáo viên cho học sinh các nhóm nhận xét lẫn nhau.
Bước 4: Giáo viên kết luận:
- Khi gặp thầy cô giáo, các em cần lễ phép chào hỏi.
- Khi đưa hoặc nhận vật gì từ tay thầy cô giáo, cần đưa bằng hai tay.
Ví dụ 2: Trong bài tập đọc “Người bạn tốt’’ có tình huống khi tan học một bên
dây đeo cặp của Cúc bị tuột, em với tay kéo mà chẳng được Hà thấy vậy liền chạy đến
giúp bạn sửa lại dây đeo, đặt chiếc cặp ngay ngắn trên lưng bạn và Cúc nói lời cảm ơn
Hà.
9
Đưa sách
cho giáo
viên
Nhận sách
từ giáo viên
Trong những tình huống này giáo viên phải cho học sinh thấy được sự quan
tâm giúp đỡ của bạn Hà và Cúc phải nói lời cảm ơn khi được Hà giúp đỡ.
5. Giáo dục mọi lúc mọi nơi:
Việc giáo dục đạo đức không chỉ tiến hành trong các giờ học chính khóa mà
còn giáo dục mọi nơi mọi lúc khi các em có những sai lầm trong cách ứng xử với
những sự vật, sự việc, con người xung quanh. Bất cứ ở đâu, trong thời gian nào, khi
nhìn các em có những biểu hiện hành vi đạo đức chưa tốt thì chúng ta phải nhắc nhở

hoặc chỉ dạy ngay lập tức. Biện pháp này để củng cố cho các em biết được không phải
chỉ trên giờ học mới phải cư xử đúng mực mà ngay cả trong sinh hoạt hàng ngày lúc
nào cũng phải thực hiện như vậy.
Ví dụ 1: Ở trường thỉnh thoảng có các cô, chú mạnh thường quân đến thăm khi
các cô chú cho quà thì giáo viên phải quan sát, nhắc nhở các em biết nói lời cảm ơn
ngay khi được nhận quà, nếu em nào chưa cảm ơn thì giáo viên nhắc nhở các em ngay
lúc đó.
Ví dụ 2: Trong giờ ra chơi, Vẹn không may bị ngã Lâm thấy vậy liền đỡ bạn
dậy mà không cần giáo viên phải nhắc nhở. Qua việc làm tốt của Lâm giáo viên liền
nhắc nhở Vẹn cảm ơn bạn và tuyên dương Lâm đã có hành vi tốt.
10
Lâm giúp Tuyền
sửa lại dây đeo cặp.
Cvào l p.ớ
11
Thấy bạn ngã, Lâm
liền đỡ bạn dậy.
Ví dụ 3: Khi uống sữa xong có em thì bỏ vào thùng rác còn có em thì vứt ngay
tại chỗ lúc đó giáo viên phải kịp thời tuyên dương em có hành vi đúng và nhắc nhở
em có hành vi chưa đúng.
6. Phối kết hợp với bảo mẫu, phụ huynh:
Ở Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật đa số học sinh ở nội trú nên việc kết hợp
giáo dục giữa giáo viên chủ nhiệm, bảo mẫu, gia đình là rất quan trọng và cần
thiết trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh khuyết tật khiếm thính lớp 1B nói
riêng và học khuyết tật nói chung.
Việc giáo dục hành vi đạo đức các em học sinh khiếm thính không chỉ là của
giáo viên chủ nhiệm mà cần có sự theo dõi, nhắc nhở kịp thời của bảo mẫu khi trẻ ở
nội trú; của phụ huynh khi các em về nhà, để các em thấy mình lúc nào cũng được
quan tâm chăm sóc. Ngoài ra khi có sự phối kết hợp này thì tất cả mọi người sẽ được
trao đổi thông tin và nắm bắt được sự phát triển từng ngày của con em mình, để có thể

12
Cảm ơn bạn!
định hướng cho các em những bước đi đúng đắn hoặc có những biện pháp hỗ trợ kịp
thời khi các em có những vấn đề gặp phải trong cuộc sống.
Ví dụ: Ở nhà các em có hành vi gì sai trái thì cha mẹ cần trao đổi với giáo viên
chủ nhiệm và bảo mẫu. Ngược lại khi các em có hành vi sai trái ở trường thì giáo viên
chủ nhiệm và bảo mẫu cần trao đổi với gia đình để cùng nhau kết hợp điều chỉnh,
nhắc nhở cho kịp thời, đồng bộ.
7. Khen thưởng kịp thời:
Ở lớp 1 là học sinh nhỏ nên khi học sinh vi phạm vấn đề xử phạt không đặt
nặng mà chủ yếu là nhắc nhở, động viên khuyến khích các em, nhằm giúp các em tiến
bộ hơn.
Khi các em thực hiện được những hành vi tốt thì cần động viên khen thưởng
các em kịp thời. Những em nhỏ tuổi rất thích được khen thưởng, nó giúp các em tự tin
hơn trong cuộc sống với mọi người để có thể chấp nhận khiếm khuyết của mình,
không còn mặc cảm tự ti khi không giống như các bạn bình thường. Những khích lệ
kịp thời còn giúp các em hiểu được nếu mình làm đúng thì mình sẽ được mọi người
khen, thưởng và ngưỡng mộ. Nhưng việc khen thưởng cũng phải chừng mực nếu
không sẽ làm các em sa đà vào việc làm thật nhiều việc tốt để được khen chứ không
phải là tích lũy đạo đức tốt cho mình.
Ví dụ: Khi các em có một hành vi tốt ví dụ như thấy em nhỏ ngã thì lập tức đỡ
em nhỏ dậy mà không chờ giáo viên hay người khác nhắc nhở thì giáo viên phải nắm
bắt và khen thưởng kịp thời để động viên khuyến khích các em. Có thể việc khen
thưởng chỉ là cử chỉ điệu bộ cho thấy em rất giỏi, sau đó khi vào giờ học sẽ khen
trước lớp cho cả lớp thấy bằng tràng vỗ tay hay món quà nhỏ như cây viết chì hoặc
hộp màu vv
Từ những hành vi đúng của học sinh mỗi ngày giáo viên sẽ ghi nhận đến cuối
tuần tổng kết, tuyên dương, khen thưởng em nào có nhiều hành vi đúng với những
món quà nhỏ để động viên khuyến kích kịp thời.
Trên đây chỉ là một số biện pháp đã được sử dụng để nâng cao hành vi đạo đức

của các em học sinh khiếm thính lớp 1B. Muốn các em duy trì được một lối sống
trong sáng lành mạnh thì cần phải có nhiều thời gian và phải được thực hiện thường
xuyên. Đó không chỉ là nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm mà còn là nhiệm vụ của tất
cả các giáo viên bộ môn, người chăm sóc, người tiếp xúc trực tiếp với các em. Nếu
chúng ta tạo ra một môi trường đạo đức tốt quanh các em thì khi sống trong môi
trường đó, ít nhiều các em cũng nhận ra được những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống và
sống tốt hơn.
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI:
13
Sau một năm áp dụng đề tài này vào lớp 1B do tôi chủ nhiệm, tôi nhận thấy đa
số học sinh trong lớp đã thực hiện tốt các hành vi đạo đức. Trong lớp không còn có
tình trạng học sinh cá biệt về mặt đạo đức. Các em đã có những thay đổi trong các
hành vi như: biết yêu thương giúp đỡ bạn bè qua những hành động cụ thể khi ở lớp,
khi ở nhà; lễ phép chào hỏi, vâng lời thầy, cô giáo và người lớn tuổi; biết tự chăm bản
thân khi ở nội trú như: giặt quần áo cho bản thân và cho em nhỏ cùng nhà, biết tự rửa
chén bát, quét nhà, lau nhà; ít xô xát với bạn bè, ít gây gổ đánh nhau.
Kết quả đánh giá về mặt thực hiện hành vi đạo đức của học sinh trong lớp ở
cuối năm là: 100% học sinh trong lớp thực hiện đầy đủ.
Cụ thể như sau:
BẢNG NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ KẾT QỦA RÈN LUYỆN HÀNH VI ĐẠO
ĐỨC CỦA HỌC SINH LỚP 1B, NĂM HỌC 2013 – 2014
Số
tt
Họ và tên học sinh
Hành vi, thái độ của HS
đầu năm học cuối năm học
1 Nguyễn Huỳnh Tuấn Anh - Có ý thức nhưng còn
bướng bỉnh, đôi lúc
chưa làm theo yêu cầu
của giáo viên.

- Ý thức tốt, chấp hành tốt
mọi yêu cầu của giáo viên,
học lực loại giỏi. Biết quan
tâm đến bạn.
- Lễ phép vâng lời thầy cô
giáo và người lớn.
2 Nguyễn Đức Chung - Hay chọc phá bạn
trong giờ học, chưa biết
bảo vệ tài sản chung.
Chưa có ý thức tự giác
trong học tập.
- Tiến bộ nhiều không còn
chọc phá bạn, đã có ý thức
giữ gìn, bảo vệ tài sản trong
lớp như: sắp xếp bàn ghế,
tưới cây.
- Có ý thức tự giác, biết
quan tâm đến các bạn.
3 Nguyễn Linh Hằng - Chưa chú ý trong giờ
học, chưa làm theo yêu
cầu của giáo viên, ý
thức học tập kém.
- Chú ý tập trung trong giờ
học, thực hiện theo yêu cầu
của giáo viên, có ý thức học
tập hơn.
-Biết giúp đỡ bạn.
4 Trần Trung Hiếu - Ý thức học tập kém,
hay lấy đồ của bạn, hay
đánh nhau với bạn; ý

thức chấp hành nề nếp
nội quy chưa tốt, còn đi
- Đã có ý thức tập trung chú
ý học tập, ít gây gổ đánh
bạn, không còn đi học trễ,
quần áo, đầu tóc sạch sẽ
14
học trễ; chưa lễ phép
với người lớn tuổi.
hơn.
- Biết lễ phép với người lớn.
5 Phạm Hoàng Lâm - Chưa thực hiện theo
yêu cầu của giáo viên,
còn đi học trễ, chưa tự
chăm sóc được bản
thân
- Thực hiện tốt những yêu
cầu của giáo viên, thực hiên
tốt nội quy, không còn đi
học trễ.
- Tự chăm sóc được bản
thân và quan tâm đến bạn.
6 Nguyễn Thành Nhân - Học khá nhưng hay
gây gổ đánh nhau với
bạn, chưa quan tâm đến
bạn bè và người khác.
- Không còn gây gổ đánh
bạn nữa mà biết quan tâm
giúp đỡ bạn.
- Lễ phép vâng lời thầy cô

giáo và người lớn.
7 Danh Văn Phương - Hiền nhưng chưa làm
theo yêu cầu của giáo
viên, viết bài chưa đầy
đủ.
- Đã thực hiện theo yêu cầu
của giáo viên, đã viết bài
đầy đủ.
- Biết quan tâm, giúp đỡ
bạn.
8 Nguyễn Minh Trí - Ngoan nhưng chưa có
ý thức giữ gìn sách vở
đồ dùng học tập.
- Biết giữ gìn sách vở, đồ
dùng, biết phụ bạn làm vệ
sinh lớp học .
9 Phạm Thị Hiếu Thảo - Hay chọc phá bạn
trong giờ học, chưa có
ý thức giữ gìn sách vở
đồ dùng học tập.
- Không còn chọc phá bạn
nữa, có ý thức hơn trong
việc giữ gìn sách vở.
10 Trần Phi Tuyền - Học khá nhưng hay
chọc phá bạn, sai khiến
em khác lấy đồ của bạn,
chưa đoàn kết với bạn
bè.
- Không còn chọc phá bạn,
không còn xúi bạn lấy đồ,

học lực giỏi, làm tốt vai trò
lớp trưởng, biết đoàn kết
yêu thương các bạn trong
lớp.
11 Huỳnh Thị Tuyết - Hiền nhưng chưa biết
giúp đỡ bạn trong học
tập, chưa biết đoàn kết
giúp đỡ các em nhỏ
cùng nhà nội trú.
- Biết giúp đỡ bạn trong học
tập, giúp đỡ cô giáo đoàn
kết, yêu thương các em nhỏ
cùng nhà.
15
- Biết phụ giúp cha mẹ
trong một số công việc như:
giặt quần áo, lau nhà, nhặt
rau.
12 Nguyễn Khắc Vẹn - Chưa chấp hành nề
nếp, nội quy lớp học,
hay đi học trễ, hay nói
chuyện trong lớp.
- Đã biết chấp hành tốt nội
quy, nề nếp của lớp học, đi
học đúng giờ hơn, ít nói
chuyện trong lớp.
Có được kết quả trên là do:
- Sự rèn luyện, tinh thần học hỏi của bản thân các em học sinh.
- Thông qua những hoạt động mà giáo viên áp dụng và hình thức tổ chức sinh động
lôi cuốn các em tham gia.

- Phụ huynh và bảo mẫu tích cực trong việc theo dõi, nhắc nhở kịp thời nhằm điều
chỉnh các hành vi đạo đức của con em mình cho phù hợp.
- Sự kết hợp của các giáo viên bộ môn và toàn thể cán bộ giáo viên và công nhân viên
trong trung tâm.
Thông qua những kết quả trên cho thấy, việc giúp học sinh khiếm thính có
những hành vi đạo đức đúng đắn là rất quan trọng. Việc này đòi hỏi chúng ta phải
luôn đổi mới phương pháp, biện pháp và nội dung, hình thức tổ chức thực hiện sao
cho phù hợp với từng tính cách, độ tuổi và dạng tật các em học sinh khuyết tật khiếm
thính lớp 1B nói riêng và học sinh khuyết tật nói chung.
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Những biện pháp này không chỉ dành cho các em khiếm thính nhỏ tuổi mà còn
có thể cho cả những em học sinh khuyết tật khác hoặc cả những em bình thường. Vì
đạo đức không phải chỉ dành riêng cho các em khiếm thính mà dành cho mọi tất cả
đối tượng.
Hiện nay, chúng ta đang cố gắng nâng cao chất lượng dạy và học nhất là trong
việc giáo dục đạo đức cho trẻ khuyết tật để trẻ có thể hòa nhập với xã hội sau này.
Việc giúp các em khiếm thính thực hiện đúng những hành vi đạo đức là hết sức cần
thiết và cấp bách. Ngoài việc giúp các em có những hành vi đạo đức đúng đắn, người
giáo viên phải giúp cho các em có được vốn kiến thức để phục vụ cuộc sống.
Để đạt được điều này trước hết là có sự quan tâm của Ban Giám đốc, sự chỉ đạo
sâu sát của tổ Chuyên môn. Hơn hết là tinh thần trách nhiệm cao của người giáo viên,
có tâm với nghề, tận tụy yêu thương trẻ khuyết tật cũng như không ngại khó khăn
trong việc áp dụng các phương pháp làm thế nào cho trẻ khiếm thính có thể tiếp thu
bài học một cách hiệu quả nhất. Quan trọng nhất là bản thân các em có sự nỗ lực phấn
đấu, vượt qua chính mình để hòa nhập với cuộc sống.
16
Để việc giáo dục đạo đức cho trẻ khuyết tật nói chung và trẻ khiếm thính nói
riêng đạt kết quả cao, tôi có một số đề xuất, khuyến nghị như sau:
1. Đối với Giáo viên:
- Luôn là tấm gương tốt cho các em học sinh noi theo.

- Hiểu và nắm được đặc điểm tâm sinh lí của từng em.
- Tạo mối quan hệ tình cảm gắn bó với các em.
- Luôn tìm tòi, sáng tạo, kết hợp các phương pháp, biện pháp hình thức tổ chức
phong phú nhằm lôi cuốn các em vào các hoạt động.
- Luôn quan tâm, gần gũi, yêu thương, giúp đỡ các em học sinh.
- Tạo không khí học tập vui tươi, thoái mái, khuyến khích tinh thần học hỏi của
các em.
- Không ngừng học hỏi kinh nghiệm nâng cao kiến thức, kỹ năng dạy trẻ khiếm
thính
2. Đối với học sinh:
- Ngoan ngoãn vâng lời thầy cô giáo, bảo mẫu, và người lớn tuổi.
- Có ý thức học tập, trau dồi kiến thức và các hành vi đạo đức của mình.
- Có tinh thần tự lập và tự giác cao.
3. Đối với Ban Giám đốc Trung tâm:
- Tổ chức nhiều hơn các cuộc tham quan học hỏi cho các em học sinh.
- Tăng cường các phương tiện, đồ dùng dạy học.
4. Đối với gia đình và cộng đồng:
- Phát hiện sớm và cho các em khiếm thính được can thiệp đúng độ tuổi.
- Luôn yêu thương, quan tâm, chăm sóc, theo dõi, nhắc nhở kịp thời đến các
em.
- Kết hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm, bảo mẫu, nhà trường trong việc
giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh.
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Nâng cao khả năng dạy học trẻ Khiếm thính (Viện Chiến lược và phát triển).
- Các phương pháp dạy trẻ Khuyết tật.(Viện Chiến lược và phát triển).
- Sách giáo viên Đạo đức và vở bài tập Đạo đức lớp 1.(Bộ Giáo dục và Đào
Tạo)
- Tâm lý Giáo dục trẻ khuyết tật (Đại học Sư phạm Thành Phố Hồ Chí Minh).
Người thực hiện



Nguyễn Thị Thúy Hằng
17
SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI
TT NUÔI DẠY TRẺ KHUYẾT
TẬT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Biên Hoà, ngày tháng năm 2014
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2013- 2014
Tên sáng kiến kinh nghiệm: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO
HỌC SINH KHIẾM THÍNH LỚP 1B
Họ và tên tác giả: NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Tổ Chuyên môn (Tiểu học)
Lĩnh vực/Môn nghiên cứu: Giáo dục khuyết tật
- Quản lý giáo dục - - Phương pháp dạy học bộ môn
- Phương pháp giáo dục - Lĩnhvựckhác:…………………
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị Trong Ngành
1. Tính mới
- Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn
- Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng
đắn
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng tại đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn
vị mình nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị
2. Hiệu quả
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả
cao
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành
có hiệu quả cao

- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã thực hiện tại đơn vị có hiệu quả
cao
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng tại đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn
vị mình nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị
3. Khả năng áp dụng
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Trong tổ/Phòng /Ban Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT Trong ngành
- Đưa ra giải pháp kiến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện, dễ di
vào cuộc sống: Trong tổ/Phòng /Ban Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT
Trong ngành
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu
quả trong phạm vi rộng:
18
Trong tổ/Phòng /Ban Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT Trongngành
- Xếp loại chung: Xuất sắc Khá Đạt Không xếp loại

NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN XÁC NHẬN CỦA TỔ THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ
CHUYÊN MÔN
19

×