SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRUNG TÂM NUÔI DẠY TRẺ KHUYẾT TẬT
Mã số . . . . . . . . . . . .
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG PHÁT TRIỂN
NGÔN NGỮ NÓI CHO HỌC SINH KHIẾM THÍNH LỚP DỰ BỊ 1
Người thực hiện: LÊ THỊ HUỆ
Lĩnh vực/ Môn nghiên cứu:
Giáo dục khuyết tật:
Biện pháp rèn kỹ năng phát triển ngôn ngữ nói
Có đính kèm:
Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác
Năm học: 2013 – 2014
1
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Lê Thị Huệ
2. Ngày tháng năm sinh: 11/4/1983
3. Nam, nữ: Nữ
4. Địa chỉ: A 31E Ấp Bình Hòa, Phường Bình Nhâm, Thị xã Thuận An, Bình
Dương.
5. Điện thoại: 0613. 954171 (CQ) – Di động: 01629997306
6. Fax: E-mail:
7. Chức vụ: Giáo viên
8. Nhiệm vụ được giao: Giáo viên chủ nhiệm lớp dự bị 1.
9. Đơn vị: Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật Đồng Nai.
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân Khoa học
Giáo dục đặc biệt.
- Năm nhận bằng: 2009
- Chuyên ngành đào tạo: Giáo dục đặc biệt
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Dạy trẻ Khiếm thính lớp dự bị
Số năm có kinh nghiệm: 07 năm.
- Sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
1. Một số bài tập giúp học sinh khiếm thính lớp Dự bị nói và viết đúng ngữ
pháp tiếng Việt.
2. Một số trò chơi giúp học sinh khiếm thính lớp Dự bị phát triển ngôn ngữ
3. Một số hoạt động giúp học sinh khiếm thính lớp dự bị phát triển vận động
tinh và rèn kỹ năng viết.
2
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ NÓI
CHO HỌC SINH KHIẾM THÍNH LỚP DỰ BỊ 1
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày nay xã hội đã nghiên cứu, phát minh và chế tạo ra rất nhiều thiết bị trợ
thính hiện đại như: Máy trợ thính kỹ thuật số, hệ thống máy FM, cấy điện cực ốc
tai. Nhiều phụ huynh đã trang bị cho con em khiếm thính của mình những thiết bị
tối tân nhất, đắt tiền nhất. Đây cũng là một yếu tố quan trọng giúp trẻ khiếm thính
có điều kiện tiếp xúc với ngôn ngữ nói. Song đây chưa phải là tất cả, để dẫn trẻ
khiếm thính đến với thành công trong việc phát triển ngôn ngữ nói trẻ cần được rèn
các kỹ năng mà cần thiết nhất vẫn là kỹ năng nghe và kỹ năng phát âm. Hai kỹ
năng này nó đan xen, bổ trợ cho nhau giúp ngôn ngữ nói được phát triển tốt.
Là giáo viên dạy trẻ nhỏ nhiều năm tôi nhận thấy việc rèn kỹ năng nghe và
phát âm là rất quan trọng đối với trẻ lớp dự bị 1. Qua đây giúp trẻ phát triển được
ngôn ngữ nói, phát triển được những kỹ năng giao tiếp, tăng số vốn từ. Làm nền
tảng cho việc học các lớp tiếp theo. Giúp trẻ khiếm thính thêm tự tin, mở rộng tầm
hiểu biết và nâng cao đời sống tình cảm cho bản thân, hòa nhập tốt vào xã hội.
Cũng chính vì các lý do trên nên trong năm học này tôi đã mạnh dạn chọn đề tài:
“Một số biện pháp rèn kỹ năng phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ khiếm thính lớp
dự bị 1” để thực hiện.
Nhằm giúp các em tăng số vốn từ phát triển ngôn ngữ nói. Bù đắp phần nào
khiếm khuyết cho các em. Điều này đòi hỏi người giáo viên, cha mẹ các em, những
người trực tiếp rèn cho trẻ những kỹ năng này cần có tính kiên trì, nhẫn nại vì việc
rèn kỹ năng đòi hỏi thực hiện mọi lúc, mọi nơi, mọi tình huống và cần lặp lại nhiều
lần, nhiều thời gian, đúng phương pháp thì mới có hiệu quả tốt.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Trẻ khiếm thính
Trẻ khiếm thính được các nhà nghiên cứu nhìn nhận ở rất nhiều góc độ khác
nhau.
- Dưới góc độ y học: Trẻ khiếm thính là những trẻ bị suy giảm một phần hay
mất hoàn toàn chức năng nghe.
- Dưới góc độ tâm lý học: Trẻ khiếm thính là những trẻ bị suy giảm sức nghe
ở nhiều góc độ khác nhau dẫn đến khó khăn trong giao tiếp và ảnh hưởng nhiều
đến quá trình nhận thức. Người ta chia ra các mức độ khiếm thính như sau.
Mức độ 1: Điếc nhẹ (20 - 40 dB). Trẻ nghe được hầu hết âm thanh nhưng
không nghe được tiếng nói thầm.
Mức độ 2: Điếc vừa (40 - 70 dB). Có thể nghe được những âm thanh to nhưng
không nghe hết được tiếng nói chuyện bình thường.
Mức độ 3: Điếc nặng (70 - 90 dB). Chỉ nghe được tiếng nói rất to ở sát tai.
Mức độ 4: Điếc sâu > 90 dB. Hầu như không nghe được trừ một số âm thanh
thật to như: Tiếng sấm, tiếng trống, …
Nhìn chung khiếm thính ảnh hưởng lên trẻ theo 4 cách cơ bản:
3
- Khiếm thính làm chậm quá trình phát triển các kỹ năng tiếp thu và diễn đạt
thông tin.
- Khiếm thính gây mất cân bằng ngôn ngữ dẫn đến những khó khăn về học
tập và tiếp thu làm giảm học lực.
- Khiếm thính làm các kỹ năng giao tiếp không phát triển thường dẫn đến sự
cô lập về mặt xã hội và khả năng tư duy kém.
- Khiếm thính ảnh hưởng quá trình nghề nghiệp, cơ hội hoà nhập vào xã hội
của trẻ sau này.
2. Đặc điểm ngôn ngữ nói của trẻ khiếm thính
Ở trẻ bình thường, ngôn ngữ nói được phát triển trong quá trình giao tiếp.
Nhờ thính giác, trẻ tiếp nhận tiếng nói của những người xung quanh. Đến 4-5 tuổi,
trẻ nghe rõ và phát ra đúng phần lớn các âm, nắm được quy tắc cơ bản, có số lượng
từ đáng kể.
Ngôn ngữ nói của trẻ điếc có một số đặc điểm như sau:
- Trẻ điếc không nghe được tiếng nói của người xung quanh, không biết cách
sử dụng cách ngắt quãng luồng khí, cách thở khi phát âm. Vì thế dạy phát âm là
một kỹ năng rất quan trọng để hình thành ngôn ngữ cho trẻ điếc.
- Sức nghe còn lại đóng vai trò đáng kể trong sự hình thành ngôn ngữ nói ở
trẻ điếc, đặc biệt với những em sức nghe còn lại trong dải tần từ 512-1024 Hz và
1024-2048 Hz, các em có thể phân biệt được các nguyên âm, do vậy việc rèn kỹ
năng nghe là nhiệm vụ cần được ưu tiên hàng đầu đối với trẻ khiếm thính.
3. Trẻ khiếm thính lớp dự bị 1
Trẻ khiếm thính lớp dự bị là những trẻ bị suy giảm hoặc mất hoàn toàn sức
nghe. Các em có độ tuổi từ 5 đến 7 tuổi. Chưa được theo học ở bất kỳ trường lớp
nào. Chưa có nhiều hoạt động giúp các em luyện kỹ năng nghe và phát âm. Về kỹ
năng phát âm trẻ chưa biết cách bắt chước, lặp lại, đặt cấu âm, bật hơi, Về kỹ
năng nghe trẻ chưa có kỹ năng phát hiện âm thanh có hay không có (bước đầu tiên
của các mức độ luyện nghe). Hơn nữa nhiều gia đình chưa am hiểu về đặc điểm trẻ
khiếm thính và cách rèn kỹ năng cho trẻ. Các em ngoài tật khiếm thính ra còn kèm
thêm một số dạng tật khác như: nhìn kém, tăng động giảm tập trung, chậm phát
triển trí tuệ. Vốn ngôn ngữ của các em rất nghèo nàn và kỹ năng giao tiếp hạn chế.
Do vậy đa số các em thường hay thu mình, nhút nhát hay mặc cảm, tự ti.
Số vốn từ của các em rất ít hoặc hoàn toàn không có, các em chỉ biết dùng cử
chỉ tự nhiên để diễn tả ý của mình nhưng cũng rất ít.
Dựa vào cơ sở lý luận và lý do chọn đề tài, đặc điểm của trẻ khiếm thính lớp
dự bị nên trong đề tài này, tôi chú trọng vào một số biện pháp chủ yếu sau:
Biện pháp rèn kỹ năng nghe tốt
- Sử dụng lát bánh thính giác
- Làm nổi bật âm thanh
- Thay đổi môi trường
Biện pháp rèn kỹ năng phát âm
4
- Dạy đồng tâm
- Sử dụng phương pháp đa giác quan
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
Tất cả những biện pháp trên phải được tiến hành thường xuyên với trẻ. Dạy
luyện nghe và phát âm với trẻ khiếm thính lớp dự bị 1 là một nội dung rất quan
trọng trong quá trình giáo dục và sự phát triển sau này của trẻ. Tuy nhiên như đã
nói ở phần lý do chọn đề tài yếu tố tương đối quan trọng góp phần thành công
trong việc phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ khiếm thính lớp dự bị đó là máy trợ
thính phải luôn luôn hoạt động tốt. Trẻ phải được đeo máy suốt ngày và mỗi ngày.
Trẻ phải được kiểm tra thính lực đúng định kì. Kiểm tra máy trợ thính mỗi ngày
xem máy có hoạt động tốt không? Máy trợ thính phải được khuếch đại thường
xuyên theo đúng mức độ nghe hiện tại của trẻ. Trẻ phải được luyện nghe theo đúng
phương pháp và đúng các mức độ của các bài luyện nghe. Phải luôn đảm bảo rằng
cơ quan phát âm của trẻ đầy đủ và hoạt động tốt. Do độ tuổi của các em còn nhỏ
nên cần gây hứng thú, thoải mái cho các em khi rèn các kỹ năng này. Có thể rèn
dưới dạng trò chơi.
1. Biện pháp rèn kỹ năng nghe tốt
Rèn kỹ năng nghe cho trẻ khiếm thính là một công việc không thể thiếu được
trong những hoạt động hàng ngày của giáo viên và cha mẹ trẻ khiếm thính. Có rất
nhiều hình thức để rèn kỹ năng nghe cho trẻ nhưng trong khi luyện nghe giáo viên
và phụ huynh nên lựa chọn các hình thức phù hợp với trẻ, không quá thách thức trẻ
làm trẻ thấy chán, mất hứng thú trong việc nghe. Do đó việc rèn kỹ năng nghe cần
tổ chức một cách vui vẻ, thoải mái, thu hút trẻ muốn lắng nghe. Để cuộc luyện
nghe đạt hiệu quả cao đòi hỏi máy trợ thính của trẻ hoạt động tốt và đã được hiệu
chỉnh phù hợp với trẻ, không gây cho trẻ cảm giác đau tai, vướng víu tai.
Biện pháp 1: Sử dụng “Lát bánh thính giác” trong rèn kỹ năng nghe
“Lát bánh thính giác” là một kỹ thuật được dùng để kiểm tra sự hiểu, để làm
cho thông tin thính giác dễ chú ý hơn, để cung cấp sự lặp lại và để ưu tiên kích
thích thính giác. (Tài liệu trích dẫn- Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ Giáo dục trẻ
khiếm thính học nghe – nói, Quỹ toàn cầu cho trẻ khiếm thính- 2010).
Các bước thực hiện “ Lát bánh thính giác”:
1. Đầu tiên cung cấp thông tin thính giác trước (cho trẻ thuần nghe).
2. Tạm dừng để chờ sự đáp ứng hoặc kiểm tra sự hiểu của trẻ về thông tin
thính giác đó.
3. Cung cấp lại thông tin thị giác, cho trẻ nhận biết dấu hiệu, hình ảnh, đồ vật
(trẻ vừa được nghe vừa được nhìn hình miệng).
4. Cung cấp lại thông tin thính giác (cho trẻ thuần nghe).
Đối với trẻ lớp dự bị do chưa được rèn kỹ năng nghe khi đến trường do vậy
việc quy định trẻ nghe hay không nghe có dấu hiệu để giáo viên và phụ huynh
nhận biết là rất khó. Việc áp dụng “Lát bánh thính giác” giúp cho trẻ có thói quen
lắng nghe và kéo theo đó trẻ phát triển được khả năng phát âm. Trẻ được ghi nhớ
vừa thính giác vừa thị giác đồng thời biết được âm thanh, lời nói vừa nghe có
5
nghĩa là gì. Qua đó giúp trẻ tăng được số vốn từ có nghĩa và đúng tình huống, phát
triển được ngôn ngữ nói. Biện pháp này giúp trẻ luôn luôn ưu tiên hàng đầu cho
việc nghe.
Ví dụ minh họa: Dạy trẻ nghe từ mới “con mèo”.
1. Cho trẻ chú ý lắng nghe (thuần nghe), giáo viên nói từ “con mèo”
2. Chờ đợi trẻ phản ứng bằng cách phát âm lại từ vừa nghe (trẻ có thể phát âm
đúng hoặc không đúng từ “con mèo”).
3. Giáo viên cho trẻ nhìn hình miệng và đồng thời nói từ “con mèo” để trẻ
quan sát, cho trẻ phát âm lại từ “con mèo”, giáo viên đưa con mèo hoặc hình con
mèo minh họa cho trẻ quan sát.
4. Cho trẻ chú ý lắng nghe (thuần nghe), giáo viên nói lại từ “con mèo”.
Biện pháp 2: Làm nổi bật âm thanh, lời nói
Biện pháp này rất quan trọng trong việc rèn kỹ năng nghe cho trẻ, giúp trẻ dễ
dàng hơn trong việc chú ý lắng nghe. Cũng do đặc điểm của trẻ lớp dự bị là khả
năng tập trung nghe và kỹ năng nghe chưa nhuần nhuyễn, chưa cao. Tất cả trẻ đều
bị khiếm thính mức độ từ nặng đến sâu nên trẻ rất khó khi nghe chính xác lời nói
hoặc âm thanh nếu như chúng ta không làm nổi bật âm thanh hoặc lời nói đó đồng
thời làm giảm những tiếng ồn gây cản trở cho việc lắng nghe của trẻ.
Nhắc trẻ chú ý lắng nghe
Biện pháp này giúp trẻ chú ý lắng nghe đồng thời tạo sự gần gũi, thân thiện
cũng như không khí thoải mái, vui tươi của buổi luyện nghe. Bước đầu giáo viên
nhẹ nhàng gọi tên trẻ, sau đó giáo viên nói trẻ lắng nghe và chỉ vào tai hoặc giáo
viên nói lặp lại hai lần “ Em nghe nha, nghe nha”. Đây như là một sự chuẩn bị tâm
lý và báo hiệu cho trẻ rằng con hãy chú ý lắng nghe, tạo cho trẻ sự tập trung chú ý
cao.
Nói mẫu chuẩn mực
Nói rõ ràng, chậm rãi, không nói quá nhanh hoặc quá chậm, tốc độ vừa phải,
không la to. Nhiều người luôn nghĩ rằng trẻ đã bị khiếm thính thì càng la to, nói to
trẻ mới nghe được nhưng điều này là hoàn toàn sai lầm vì la to âm thanh bị khuếch
đại quá mức làm cho lời nói bị biến dạng trẻ không nghe được mà còn làm cho trẻ
đau tai, nhức đầu. Gây cho trẻ cảm giác sợ hãi khi lắng nghe.
Tạm dừng trước và sau từ khóa
Trẻ khiếm thính có thể hiểu và làm đúng yêu cầu của một câu nói dài nhưng
chưa chắc trẻ đã lặp lại được câu nói đó. Nói như vậy để minh chứng rằng trẻ
khiếm thính thường nắm bắt được các từ khóa trong câu. Để phát huy điều tốt này
cho trẻ chúng ta cần có những biện pháp để giúp trẻ nắm bắt chính xác từ khóa hơn
bằng cách tạm dừng trước và sau từ khóa một vài giây, cũng có thể nhấn mạnh từ
khóa, âm thanh đó hơn, giáo viên có thể nâng cao hơn cho những em đã có kỹ
năng nghe tương đối bằng cách ngắt nhịp trong câu thay đổi, đòi hỏi trẻ phải nhận
ra chỗ cô ngắt nhịp.
6
Ví dụ minh họa: Nói câu “Ngôi nhà màu đỏ cao hơn ngôi nhà màu xanh.”
Giáo viên muốn trẻ nghe từ khóa “cao hơn” sau khi nói cụm từ “ngôi nhà màu đỏ”
dừng vài giây nói từ “cao hơn” nhấn mạnh âm thanh, sau đó lại dừng vài giây và
nói cụm từ “ ngôi nhà màu xanh”.
Ví dụ minh họa: Để giúp trẻ nhận biết “Con chó thích gặm xương.” và “Con
chó thích ăn xương.”
Giáo viên muốn trẻ nghe từ khóa “gặm” và “ăn” trong câu. Sau khi nói cụm
từ “con chó thích” dừng lại vài giây nói tiếng “ ăn hoặc gặm” nhấn mạnh âm thanh,
sau đó lại dừng lại vài giây nói tiếng “xương”.
Lặp lại âm thanh, từ ngữ
Như đã trình bày ở biện pháp trên nếu như chúng ta nói mà không lặp lại trẻ
sẽ mất đi cơ hội nghe lấp đầy những từ chưa nghe được trong câu. Do vậy việc lặp
lại âm thanh, từ ngữ cho trẻ khiếm thính là rất cần thiết nó giúp cho trẻ có cơ hội
nghe đầy đủ các từ, tiếng trong câu. Hơn thế nữa chúng ta phải luôn tạo ra cho trẻ
việc được nghe lại các âm thanh và từ ngữ không chỉ trong tiết luyện nghe mà ngay
cả những tiết học khác nếu có cơ hội sử dụng âm thanh, từ ngữ.
Ví dụ minh họa: Con mèo bắt con chuột. Giáo viên nói 1 lần sau đó nghỉ ba
giây nói lại lần 2. Đây là thí dụ minh họa cho việc lặp lại câu. Giúp trẻ nghe một
cách hoàn chỉnh câu mà giáo viên cho trẻ nghe. Tạo cơ hội cho trẻ tự chỉnh sửa
phát âm cho mình một cách chuẩn xác khi đã được nghe nhiều lần âm thanh, từ
ngữ, câu nói đó.
Ví dụ minh họa: Việc cho trẻ nghe lặp lại từ ngữ, âm thanh. Giáo viên muốn
cho trẻ được nghe tiếng “cá” giáo viên sẽ nói tiếng “cá’ trong nhiều tình huống và
câu khác nhau như: Cá vàng bơi. Con cá nhỏ xíu. Cá có nhiều vảy. Mắt cá hình
tròn. Cá bơi rất nhanh. Cá sống dưới nước. Cá thở bằng mang. Ăn cá rất ngon.
Nói thì thầm
Do nguyên lý nguyên âm thường ở tần số cao, phụ âm thường ở tần số thấp
hơn do vậy nói thì thầm giúp trẻ nghe phụ âm dễ dàng hơn.
Ví dụ minh họa: Tiếng “xanh” nói thầm thành x_anh làm nổi bật phụ âm x
(âm khóa của tiếng).
Ví dụ minh họa: Tiếng “khế” nói thầm thành kh_ế làm nổi bật phụ âm kh (âm
khóa của tiếng).
Nói thì thầm, nói nhỏ là một cách làm nổi bật âm thanh, từ ngữ cho trẻ, cách
này giúp trẻ có kỹ năng nghe và phân biệt phụ âm khá tốt.
Biện pháp 3: Thay đổi môi trường nghe cho trẻ
Môi trường tốt để trẻ lắng nghe là môi trường luôn có những tình huống đời
thường và ngôn ngữ hiện diện. Trẻ cần được lắng nghe tất cả mọi âm thanh của
cuộc sống. Giáo viên, phụ huynh có thể tạo ra những tình huống qua chơi mà học,
qua học mà nghe. Môi trường đóng vai trò đáng kể trong việc tiếp cận âm thanh,
lời nói của trẻ. Giáo viên nên tạo cơ hội để trẻ được nghe mọi lúc, mọi nơi, trong
mọi tiết học, giờ chơi, Phụ huynh nên tận dụng tất cả mọi sinh hoạt diễn ra hàng
ngày để luyện nghe cho trẻ như: xếp đồ, giặt đồ, rửa chén, nấu cơm, ăn cơm,
7
Ví dụ:
Mẹ xếp đồ.
Mẹ giặt đồ.
Mẹ gấp áo sơ mi.
Mẹ đang giặt áo sơ mi.
Mẹ vặt rau.
Mẹ nấu cơm.
Mẹ xem ti vi.
Những hoạt động diễn ra ở nhà thường được lặp đi, lặp lại hàng ngày đây là
cơ hội rất tốt cần được tận dụng triệt để rèn kỹ năng nghe cho trẻ.
Giảm sự dội âm, âm nền, tiếng ồn
Nếu như lớp học được trang bị cách âm và giảm âm nền, giảm sự dội âm là
điều rất thuận lợi cho việc luyện nghe và phát âm của trẻ. Nhưng nếu lớp học chưa
đáp ứng được thì chúng ta cũng phải tạo ra một môi trường nghe thuận lợi cho các
em như: Lớp cần trang trí tranh ảnh, mút xốp, tắt quạt, đóng cửa, để làm giảm sự
dội âm, tạo ra môi trường nghe tốt nhất có thể cho trẻ. Điều này góp phần không
nhỏ vào việc rèn kỹ năng nghe cho trẻ, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ nói. Khi trẻ
đang chú ý lắng nghe nhưng lại bị tiếng ồn và âm nền cản trở sẽ làm cho trẻ khó
khăn trong việc nhận biết và phân biệt tiếng nói, âm thanh, dẫn đến trẻ sẽ đoán mò
kết quả hoặc mệt mỏi, chán nản việc nghe.
Hình minh họa trang trí tranh ảnh để làm giảm sự dội âm
Chú ý tới khoảng cách
Càng cách xa nguồn âm tín hiệu lời nói càng yếu đi, vị trí lắng nghe của trẻ
càng gần giáo viên, cường độ lời nói càng lớn vì thế khả năng nghe càng tốt hơn.
Nếu chúng ta giảm nửa khoảng cách với trẻ, giọng nói của chúng ta sẽ tăng lên gấp
đôi trong khi chúng ta vẫn nói một cách bình thường.
8
Ví dụ minh họa: Nên đứng cách trẻ khi luyện nghe khoảng cách từ 1m trở lại
giúp cường độ lời nói tăng cao. Chú ý tới việc cho trẻ ngồi đối diện với cô, đầu cúi
nhẹ. Như vậy luồng hơi sẽ đi chính diện vào tai trẻ. Trẻ dễ dàng tiếp cận âm thanh.
Hình minh họa khoảng cách thuận lợi khi nghe
Giảm các tác nhân gây mất tập trung thị giác
Không nên để trẻ quá tập trung nhìn vật, tranh ảnh mà quên đi việc phải chú ý
lắng nghe. Giáo viên, phụ huynh phải có những hoạt động thu hút kéo trẻ vào với
việc nghe, mong muốn được nghe.
Ví dụ minh họa: Kéo màn gió không để trẻ nhìn ra ngoài, đưa hình ra khi cần
thiết phải dùng. Đồng thời chuẩn bị quà thưởng cho việc nghe thật đẹp và đúng sở
thích của trẻ. Khi luyện nghe tôi thường thưởng cho các em khi nghe đúng bằng
quà nhỏ hoặc dấu cộng, điều này thu hút trẻ lắng nghe rất tốt.
2. Biện pháp rèn kỹ năng phát âm
Trong quá trình rèn kỹ năng nghe cho trẻ phần nào đó cũng đã giúp cho kỹ
năng phát âm của trẻ được thuận lợi hơn.
Biện pháp 1: Dạy đồng tâm
Điều này có nghĩa là khi thiết kế các hoạt động dạy học giáo viên cần xem xét
đến số lượng từ cung cấp, ghi chép lại để lồng ghép các từ này trong nhiều môn
học khác nhau, giúp trẻ được nghe lại nhiều lần từ ngữ, âm thanh đó. Làm phát
triển khả năng nghe và phát âm cho trẻ.
Ví dụ minh họa: Tích hợp giữa môn môi trường xung quanh, toán, luyện
nghe, phát âm, thủ công, mỹ thuật. Lấy từ “con chó, con mèo” (trong môi trường
xung quanh) để dạy từ “ở trên, ở dưới” (toán) câu: Con mèo ở trên bàn. Con chó ở
dưới bàn. Luyện nghe và luyện phát âm cho trẻ hai câu trên. Cho trẻ tô màu và xé
dán con chó, con mèo (trong môn mỹ thuật và thủ công) giúp trẻ được nghe rất
nhiều lần cùng một từ trong nhiều tình huống khác nhau.
Ví dụ minh họa: Môn môi trường xung quanh trẻ học tên một số loại quả,
môn toán đếm số lượng ta lấy các loại quả cho trẻ nói lại tên quả và đếm. Khi dạy
luyện nghe và phát âm chúng ta cho trẻ nghe và phát âm tên các loại quả. Môn thủ
công và mỹ thuật cho trẻ được xé dán và tô màu các loại quả. Trẻ được nghe rất
nhiều lần tên quả giúp trẻ tự chỉnh sửa khi phát âm.
9
Biện pháp 2: Sử dụng đa giác quan
Để trẻ hiểu và nhận biết được những đặc điểm của tiếng nói trong quá trình
học phát âm, trẻ khiếm thính phải sử dụng đồng thời nhiều giác quan: nghe, nhìn,
xúc giác,
Bởi vậy trong dạy phát âm cần phải rèn luyện để hình thành và phát triển
những khả năng tiếp cận ngôn ngữ. Đây là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao
hiệu quả phát âm của trẻ khiếm thính.
Thính giác: Tận dụng triệt để phần thính lực còn lại của trẻ để tiếp nhận âm
thanh ngôn ngữ. Cho dù trẻ chỉ nghe được âm trầm thì nghe vẫn là yếu tố cần thiết
để dạy trẻ phát âm bất kì âm nào, giáo viên cũng cần đặt nhiệm vụ đầu tiên cho
mình là xem khi nghe âm này trẻ sẽ có thể phát hiện điều gì. Nghe được gì và nghe
như thế nào tùy thuộc vào mức độ điếc của từng trẻ. Cho nên việc sử dụng máy
nghe trong khi học phát âm là cần thiết.
Ví dụ minh họa: Nhờ vào thính giác giúp trẻ tự mình điều chỉnh được âm
tương ứng. Trẻ hay nói “táo” thành “áo” cho trẻ lắng nghe nhiều lần và cảm nhận
luồng hơi ở miệng khi nói “táo” hoặc cũng có thể tách /t/ cho trẻ phát âm trước sau
đó ghép lại tiếng “ táo” trẻ sẽ tự điều chỉnh.
Thị giác: Nhìn là một trong những phương thức tiếp nhận tiếng nói quan
trọng nhất của trẻ khiếm thính. Dạy phát âm cần nhấn mạnh sự khác nhau, giống
nhau của các âm mà trẻ có thể nhìn thấy được.
Ví dụ minh họa: Dạy trẻ phát âm /m/ và /a/ giáo viên cần chú ý phân biệt cho
trẻ điểm khác nhau của hai âm trên là: /m/ môi khép lại, sau đó mở ra nhưng /a/
môi mở tròn, miệng há to ngay từ lúc đầu phát âm.
Hình minh họa phát âm/a/ Hình minh họa phát âm/m/
Xúc giác: Làm nhiệm vụ cảm nhận cảm giác rung trong quá trình nhận biết và
luyện tập phát âm.
Ví dụ minh họa: Khi phát âm /m/ hai môi khép lại, sau đó mở ra không gây
tiếng bật, ngạc mềm hạ thấp, một phần hơi được thoát ra qua mũi, dây thanh khép
và rung ở hầu, má, ngực, mũi. Tuy nhiên khi nhìn trẻ chỉ bắt chước được cách đặt
môi khi đó giáo viên sẽ cho trẻ để một ngón tay ngang mũi để cảm nhận độ rung
trên mũi và cổ.
10
Ví dụ minh họa: Khi dạy trẻ phát âm /x/ trẻ chỉ bắt cấu hình miệng như ngậm
hai hàm răng cửa sát vào nhau, đầu lưỡi ở phía sau răng cửa dưới. Nhưng trẻ
không biết có luồng hơi mạnh thổi ra ngoài qua các kẽ răng và đột ngột há miệng
cho hơi thoát ra ngoài. Lúc này giáo viên cho trẻ cảm nhận luồng hơi ở da tay và
yêu cầu trẻ thực hiện lại phải có luồng hơi.
Hình minh họa cảm nhận luồng hơi ở tay và ở cổ
Phối hợp thính giác / thị giác: trong quá trình tiếp nhận ngôn ngữ nói là một
khả năng cần được phát triển. Khả năng này sẽ dần được phát triển trong suốt cuộc
đời của trẻ sau này.
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Qua một năm áp dụng thực hiện một số biện pháp rèn kỹ năng phát triển ngôn
ngữ nói vào việc học cho học sinh khiếm thính lớp dự bị 1 thu được kết quả như
sau:
- Nhìn chung số vốn từ của học sinh trong lớp được tăng lên.
- Kỹ năng phát âm chuẩn xác, linh hoạt hơn.
- Kỹ năng nghe và kỹ năng giao tiếp tiến bộ rõ, bước đầu trẻ đã giao tiếp bằng
ngôn ngữ nói.
- Trẻ và cô hiểu nhau, gần gũi và thân thiện với nhau hơn.
- Trẻ đã xóa được mặc cảm, nhút nhát, hòa đồng với mọi người và tự tin
hơn.
- Ba mẹ trẻ, người chăm sóc trực tiếp lên trẻ hiểu trẻ hơn và dần nắm được
các biện pháp rèn kỹ năng cho trẻ.
So sánh mức độ phát triển ngôn ngữ của trẻ khiếm thính lớp Dự bị trước và
sau khi sử dụng các biện pháp rèn kỹ năng nghe và phát âm.
Bảng 1: Học lực môn Tiếng Việt trước và sau khi sử dụng các biện pháp rèn kỹ
năng nghe và phát âm.
Lớp
Độ
tuổi
TSHS/nữ Giỏi Khá Trung bình Yếu
Từ
8/2 SL % SL % SL % SL %
Đầu năm 1 12,5% 3 37,5% 4 50%
Cuối năm 2 25% 1 12,5% 4 50%
1
12,5%
11
Nhìn vào bảng so sánh mức độ đầu và cuối năm môn Tiếng Việt lớp Dự bị ta
thấy sự tiến bộ rõ rệt. Tỉ lệ học sinh yếu giảm mạnh bên cạnh đó trẻ khá, giỏi tăng
cao.
Kỹ năng giao tiếp của các em tiến bộ đáng kể, các em mạnh dạn, tự tin hơn
rất nhiều, vốn từ của các em được tăng lên .
Cô và trẻ thêm hiểu nhau, gần gũi thân thiết hơn. Trẻ giúp đỡ nhau nhiều hơn
và gắn bó với nhau hơn.
Ba mẹ trẻ, những người chăm sóc trực tiếp trẻ cũng có sự trải nghiệm áp dụng
các biện pháp rèn kỹ năng này, giúp họ hiểu về tâm sinh lý, đặc điểm của trẻ
khuyết tật và cách giáo dục trẻ hơn.
Đánh giá này là đánh giá trên sự tiến bộ của học sinh khiếm thính, tùy vào
khả năng của từng em và tùy vào chương trình thực tế giáo viên áp dụng với đối
tượng trẻ.
Bảng 2: Kỹ năng nghe trước và sau khi sử dụng các biện pháp rèn kỹ năng phát
triển ngôn ngữ nói.
S
T
T
Họ và tên trẻ
Trước khi tác động
các biện pháp
Sau khi tác động các
biện pháp
Số lượng âm thanh, số
lượng từ nghe được
Số lượng âm thanh, số
lượng từ nghe được
1
Nguyễn Cao Hoàng Anh
(có máy trợ thính)
Khoảng 10 (từ) Khoảng 92 (từ)
2
Nguyễn Gia Bảo
( có máy trợ thính)
Khoảng 5 (từ) Khoảng 75 (từ)
3
Đỗ Trọng Hiếu
( có máy trợ thính)
Khoảng 5 (từ) Khoảng 110 (từ)
4
Trương Gia Huy
(có máy trợ thính)
Khoảng 5 (từ) Khoảng 7 (từ)
5
Trương Thị Kiều My
( có máy trợ thính)
Khoảng 5 (từ) Khoảng 67 (từ)
6
Nguyễn Tấn Sang
(có máy trợ thính)
Khoảng 10 (từ) Khoảng 50 (từ)
7
Nguyễn Hà Thu Vân
( có máy trợ thính)
Khoảng 5 (từ) Khoảng 34 (từ)
Sau một năm áp dụng một biện pháp rèn kỹ năng phát triển ngôn ngữ nói vốn
từ của trẻ nhìn chung tăng lên đáng kể, trẻ đã nói được câu với số lượng tiếng dài
hơn. Điều quan trọng là trẻ đã biết tự lắng nghe các âm thanh và tiếng nói Mà
không cần sự báo hiệu trước, giúp trẻ tự mình được cảm nhận những âm thanh của
cuộc sống.
Lắng nghe được giúp cho trẻ rất nhiều trong các môn học quan trọng khác
như phát âm, học làm quen chữ cái, toán và môi trương xung quanh. Tôi thấy việc
trẻ có kỹ năng nghe đã giúp trẻ thêm mạnh dạn, chủ động hơn rất nhiều trong việc
giao tiếp.
12
Đầu năm học trẻ không nghe thấy tiếng tàu hỏa chạy ngang qua lớp, tiếng
trống vào lớp, tiếng cô gọi tên trẻ nhưng đến cuối năm học trẻ đã tự phát hiện ra
có tàu hỏa đang chạy qua, tiếng trống và tên gọi của mình.
Trẻ đã chuyển qua mức độ 3/5 của quá trình luyện nghe. Trẻ không những
nghe phát hiện, phân biệt mà còn bước đầu nhận biết âm thanh đó là gì.
Ví dụ: Đầu năm học khi đến lớp gặp cô trẻ chỉ có thể nói “dạ”, “cô” nhưng đến
cuối năm học trẻ đã nói được :
- Thứ hai, Tấn sang đi học trễ.
- Con chó đang nằm ngủ ở ngoài sân.
- Chúng em chào cô ra chơi.
- Xin cô cho em đi uống nước.
- Thứ sáu, mẹ đón em về nhà.
- Nhà em có hai con chó.
- Con mèo có bốn chân.
- Con thỏ ăn củ cà rốt.
Bảng3: Kỹ năng phát âm trước và sau khi sử dụng các biện pháp rèn kỹ năng
phát triển ngôn ngữ nói.
S
T
T
Họ và tên trẻ
Trước khi tác động trò
chơi
Sau khi tác động trò
chơi
Số lượng âm thanh, số
lượng từ phát âm được
Số lượng âm thanh,
số lượng từ phát âm
được
1
Nguyễn Cao Hoàng Anh
(có máy trợ thính)
Khoảng 10 (từ) Khoảng 170 (từ)
2
Nguyễn Gia Bảo
( có máy trợ thính)
Khoảng 10 (từ) Khoảng 157 (từ)
3
Đỗ Trọng Hiếu
( có máy trợ thính)
Khoảng 12 (từ) Khoảng 195 (từ)
4
Trương Gia Huy
(có máy trợ thính)
Khoảng 5 (từ) Khoảng 11 (từ)
5
Trương Thị Kiều My
( có máy trợ thính)
Khoảng 10 (từ) Khoảng 126 (từ)
6
Nguyễn Tấn Sang
(có máy trợ thính)
Khoảng 8 (từ) Khoảng 80 (từ)
7
Nguyễn Hà Thu Vân
( có máy trợ thính)
Khoảng 5 (từ) Khoảng 42 (từ)
Sau khi áp dụng một số biện pháp rèn kỹ năng phát triển ngôn ngữ nói, khả
năng phát âm của học sinh tiến bộ rõ, biểu hiện là sự linh hoạt của cơ quan phát
âm, sự bật luồng hơi, kỹ năng đặt cấu âm, trẻ có kỹ năng nhìn hình miệng và kỹ
năng bắt chước cách phát âm, bên cạnh đó số lượng âm, từ học sinh phát âm được
cũng tăng cao, tăng nhiều nhất khoảng 183 từ, từ tăng ít nhất khoảng 6 từ do bé đa
tật, không đeo máy trợ thính và nghỉ học nhiều. Tuy nhiên trong quá trình trẻ bắt
chước giáo viên cần chú ý để chỉnh sửa lỗi cho trẻ.
13
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Kết luận
Sau thời gian áp dụng đề tài này tôi nhận thấy việc áp dụng một số biện pháp
rèn kỹ năng cho trẻ là vô cùng quan trọng và cần thiết. Các biện pháp này không
chỉ giúp cho các em học tập tốt hơn mà kéo theo đó nó còn đem lại rất nhiều lợi ích
khác cho trẻ, cho cha mẹ của trẻ và cả cho giáo viên. Trẻ thêm tự tin, mở rộng
thêm vốn từ, trẻ được mọi người hiểu mình, trẻ, cô, ba mẹ trẻ thêm gần gũi chia sẻ
được nhiều kinh nghiệm giúp trẻ phát triển tốt. kỹ năng nghe và kỹ năng phát âm
của trẻ tiến bộ rõ rệt làm tiền đề cho các năm học sau.
Qua một năm thực hiện việc áp dụng một số biện pháp rèn kỹ năng cho trẻ
khiếm thính lớp Dự bị. Tôi mạnh dạn đề xuất một số ý kiến sau:
- Đối với giáo viên: Cần là nơi mà trẻ dễ dàng chia sẻ những cảm xúc, gần
gũi, hiểu trẻ. Cần thuyết phục được ba mẹ trẻ cùng đồng tâm thực hiện đề tài này
với mình. Giáo viên luôn cần tự trau dồi nâng cao kiến thức. Luôn tìm tòi những
giải pháp để giảm bớt những khó khăn cho trẻ khiếm thính.
- Đối với phụ huynh: Cần tạo điều kiện, thời gian để rèn các kỹ năng với trẻ
qua đó đôn đốc trẻ lắng nghe và chỉnh sửa phát âm cho chuẩn. Luôn tạo cho trẻ
môi trường ngôn ngữ. Cần phải nhẫn nại, kiên trì không nóng vội, không đòi hỏi
ngay kết quả. Mà phải tin tưởng vào con mình, tin tưởng vào các biện pháp sẽ đem
lại kết quả tốt.
- Đối với các cấp quản lí: Luôn tạo mọi điều kiện thuận về cơ sở vật chất,
trang thiết bị. Luôn động viên tinh thần làm việc và sáng tạo của giáo viên. Tạo
động lực để giáo viên khắc phục mọi khó khăn và hoàn thành tốt nhiệm vụ.
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặc điểm tâm lý của trẻ khuyết tật. Trung tâm Đào tạo và Phát triển Giáo
dục đặc biệt - Trường Đại học sư phạm Hà Nội - 2004
2. Đặc điểm tâm lý cuả trẻ khuyết tật - Nguyễn Quang Uẩn - Trung tâm Đào
tạo và Phát triển Giáo dục đặc biệt, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội, (2004).
3. Chương trình Chăm sóc Giáo dục mẫu giáo và hướng dẫn thực hiện 3 - 4
tuổi - Bộ Giáo dục và Đào tạo - 1995
4. Phương pháp dạy phát âm cho trẻ khiếm thính - Th.S Trần Thị Thiệp -
Trường Đại học sư phạm Hà Nội Khoa Giáo dục đặc biệt, (2006).
5. Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ Giáo dục trẻ khiếm thính học nghe - nói, Quỹ
toàn cầu cho trẻ khiếm thính. (2010)
Biên Hòa, ngày 16 tháng 4 năm 2014.
Người thực hiện
Lê Thị Huệ
14
SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI
TT NUÔI DẠY TRẺ KHUYẾT TẬT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Biên Hoà, ngày tháng năm 2014
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2013- 2014
Tên sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kỹ năng phát triển ngôn ngữ nói
cho học sinh khiếm thính lớp dự bị 1
Họ và tên tác giả: LÊ THỊ HUỆ Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Tổ Chuyên môn (Tiểu học)
Lĩnh vực/Môn nghiên cứu: Giáo dục khuyết tật
- Quản lý giáo dục - - Phương pháp dạy học:
- Phương pháp giáo dục - Lĩnh vực khác:……………………………
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị Trong Ngành
1. Tính mới
- Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn.
- Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng tại đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị
mình nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị.
2. Hiệu quả
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có
hiệu quả cao.
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao.
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao.
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng tại đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị
mình nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị.
3. Khả năng áp dụng
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Trong tổ/Phòng /Ban Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT Trong ngành
- Đưa ra giải pháp kiến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện, dễ di vào
cuộc sống: Trong tổ/Phòng /Ban Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT
Trong ngành
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả
trong phạm vi rộng:
Trong tổ/Phòng /Ban Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT Trong ngành
Xếp loại chung
Xuất sắc Khá Đạt Chưa đạt
NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN XÁC NHẬN CỦA TỔ THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
CHUYÊN MÔN
15