Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

skkn áp dụng ngôn ngữ kí hiệu vào giảng dạy bộ môn địa lí lớp 6 cho học sinh khiếm thính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 16 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRUNG TÂM NUÔI DẠY TRẺ KHUYẾT TẬT ĐỒNG NAI
Mã số:
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ÁP DỤNG NGÔN NGỮ KÍ HIỆU
VÀO GIẢNG DẠY BỘ MÔN ĐỊA LÍ LỚP 6
CHO HỌC SINH KHIẾM THÍNH
Người thực hiện: LÊ THANH HƯƠNG
Lĩnh vực/ Môn nghiên cứu:
- Giáo dục Khuyết tật: Địa lí
Có đính kèm:
 Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác
Năm học: 2013 - 2014
1
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRUNG TÂM NUÔI DẠY TRẺ KHUYẾT TẬT ĐỒNG NAI
Mã số:
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ÁP DỤNG NGÔN NGỮ KÍ HIỆU
VÀO GIẢNG DẠY BỘ MÔN ĐỊA LÍ LỚP 6
CHO HỌC SINH KHIẾM THÍNH
Người thực hiện: LÊ THANH HƯƠNG
Lĩnh vực/ Môn nghiên cứu:
- Giáo dục Khuyết tật: Địa lí
Có đính kèm:
 Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác
Năm học: 2013 - 2014
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: LÊ THANH HƯƠNG
2. Ngày tháng năm sinh: 20/10/1979


3. Nam, nữ: Nam
4. Địa chỉ: K4/109a, tổ 90, KP5, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
5. Điện thoại: (CQ):0613954171 . (NR); ĐTDĐ:0986259992
6. Fax: E-mail:
7. Chức vụ: Giáo viên
8. Nhiệm vụ được giao: Giáo viên giảng dạy bộ môn
9. Đơn vị công tác: Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật Đồng Nai
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: CĐSP
- Năm nhận bằng:2003
- Chuyên ngành đào tạo: Địa – sử
III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy Địa –sử
Số năm có kinh nghiệm: 11 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
2
ÁP DỤNG NGÔN NGỮ KÍ HIỆU VÀO GIẢNG DẠY
BỘ MÔN ĐỊA LÍ LỚP 6 CHO HỌC SINH KHIẾM THÍNH
I . LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Dạy học là cả một nghệ thuật của người giáo viên được kết hợp nhuần
nhuyễn giữa tính sư phạm, tính khoa học, tính chính xác và tính thực tiễn. Hơn thế
nữa, điều đặc biệt đối với bản thân tôi đang giảng dạy học sinh khuyết tật, nói rõ
hơn nữa là học sinh khiếm thính, với những điều như tính sư phạm, tính khoa học,
tính chính xác và tính thực tiễn thì ngoài ra người giáo viên giảng dạy học sinh
khiếm thính cần nắm vững ngôn ngữ kí hiệu để vận dụng vào giảng dạy một cách
khoa học chính xác nhằm giúp các em học sinh khiếm thính hiểu bài và nắm vững
kiến thức.
Để việc học của các em đạt kết quả cao, quá trình dạy học cần phải được
thực hiện những yêu cầu cơ bản. Vị trí làm kí hiệu (trung tâm hóa), hình dạng bàn
tay (chữ cái ngón tay/ biến thể), sự chuyển động của bàn tay, chiều hướng của lòng

bàn tay, kết hợp cử chỉ điệu bộ, nét mặt. Đó là những kinh nghiệm cũng như sự
đúc kết chắt lọc để nhằm giúp các em học tốt phân môn Địa lý lớp 6. Ngày nay
cộng đồng người Điếc Việt Nam ngày càng phát triển, nhu cầu của người điếc
cũng không khác so với người bình thường, việc học, tiếp thu tri thức là rất cần
thiết đối với các em. Nhưng trong thực tế việc tiếp thu tri thức đối với các em hoc
sinh khiếm thính rất khó vì tất cả các tài liệu, sách vở đều là ngôn ngữ viết và đây
cũng là điểm hạn chế của các em học sinh khiếm thính. Vì vậy khi viết đề tài sáng
kiến kinh nghiệm này với việc dùng ngôn ngữ kí hiệu của cộng đồng người Điếc,
tôi cũng hy vọng góp được phần nhỏ bé nhằm giúp các em học sinh khiếm thính
được tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn trong quá trình học.
Trong những năm qua điều mà tôi trăn trở là làm như thế nào để học sinh
khiếm thính, những em mà khi sinh ra hoặc vì lí do nào đó dẫn đến bị khiếm
khuyết phần nghe, dẫn tới không nói được, các em sẽ được bù đắp bằng việc các
em sẽ hiểu được thầy (cô) giảng dạy thông qua ngôn ngữ của người Điếc. Vì vậy
tôi chọn đề tài “ Áp dụng ngôn ngữ kí hiệu vào giảng dạy bộ môn địa lí lớp 6 cho
học sinh khiếm thính’’ để thực hiện nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy
tại Trung tâm.
II . CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Trẻ khiếm thính
* Trẻ khiếm thính được các nhà nghiên cứu nhìn nhận ở rất nhiều góc độ khác
nhau.
- Dưới góc độ y học: Trẻ khiếm thính là những trẻ bị suy giảm một phần hay
mất hoàn toàn chức năng nghe.
- Dưới góc độ tâm lý học: Trẻ khiếm thính là những trẻ bị suy giảm sức nghe ở
nhiều góc độ khác nhau dẫn đến khó khăn trong giao tiếp và ảnh hưởng nhiều đến
quá trình nhận thức. Người ta chia ra các mức độ khiếm thính như sau:
Mức độ 1: Điếc nhẹ (20-40)dB. Trẻ nghe được hầu hết âm thanh nhưng không
nghe được tiếng nói thầm.
3
Mức độ 2: Điếc vừa (40-70)dB. Có thể nghe được những âm thanh to nhưng không

nghe hết được tiếng nói chuyện bình thường.
Mức độ 3: Điếc nặng (70-90)dB. Chỉ nghe được tiếng nói rất to ở sát tai.
Mức độ 4: Điếc sâu > 90 dB. Hầu như không nghe được trừ một số âm thanh thật
to như: Tiếng sấm, tiếng trống, …
- Theo cách nói phổ thông trẻ khiếm thính bao gồm điếc và nghe khó (nghễnh
ngãng), nghe kém. Từ “điếc”, “câm” dùng để chỉ những người khiếm thính nặng
(câm là hậu quả thứ phát sau tật điếc). Nhìn chung khiếm thính ảnh hưởng lên trẻ
theo 4 cách cơ bản:
- Khiếm thính làm chậm quá trình phát triển các kỹ năng tiếp thu và diễn đạt
thông tin.
- Khiếm thính gây mất cân bằng ngôn ngữ dẫn đến những khó khăn về học tập
và tiếp thu làm giảm học lực.
- Khiếm thính làm các kỹ năng giao tiếp không phát triển thường dẫn đến sự cô
lập về mặt xã hội và khả năng tư duy kém.
- Khiếm thính ảnh hưởng quá trình nghề nghiệp, cơ hội hoà nhập vào xã hội của
trẻ sau này.
2. Đặc điểm nhận thức của trẻ khiếm thính
2.1. Đặc điểm cảm giác-tri giác của trẻ khiếm thính
- Cảm giác là quá trình tâm lý sơ đẳng phản ánh những thuộc tính riêng lẽ của
các sự vật hiện tượng của thế giới khách quan tác động đến các cơ quan cảm xúc
của chúng ta.
- Khác với cảm giác, tri giác là hình ảnh toàn vẹn về vật thể và hiện tượng.
Ví dụ: Tri giác nhìn.
- Đứa trẻ bình thường thu nhận phần lớn kiến thức thông qua cảm giác và tri
giác thính giác, trong quá trình giao tiếp trẻ thường xuyên đặt câu hỏi và bằng cách
nghe phát thanh, âm nhạc.
- Trí nhớ là một quá trình tâm lý nhận thức bao gồm việc ghi nhớ, lưu giữ và
tái tạo điều đã tri giác trước đây.
- Những biểu tượng của trí nhớ là hình ảnh cảm tính- trực quan như vậy nếu
thiếu các hình ảnh của tri giác, không thể xuất hiện các biểu tượng của trí nhớ.

- Trẻ khiếm thính thể hiện ghi nhớ không chủ định về vị trí của các đối tượng
không thua kém trẻ bình thường.
- Trẻ ghi nhớ tư liệu bằng lời: thông qua cử chỉ điệu bộ.
2.2. Đặc điểm tưởng tượng
- Tưởng tượng là môt quá trình nhận thức cao cấp bao gồm việc biến đổi
những biều tượng và thiết lập những hình tượng mới trên cơ sở những cái đã có,
nhưng đối với trẻ khiếm thính thì khó khăn hơn để thiết lập được quá trình tưởng
tượng. + Tưởng tượng tái tạo:
Ví dụ: Trẻ khó có biểu tượng về những sự kiện, địa lý, lịch sử, …
+ Tưởng tượng sáng tạo: do sự hạn chế trong giao tiếp nên các em đã bị mất đi
một số khối lượng thông tin cần thiết vì không có những thủ thuật xây dựng các
biểu tượng mới của tưởng tượng.
4
2.3. Đặc điểm tư duy
- Tư duy là một quá trình nhận thức phức tạp, bao gồm việc phản ánh hiện thực
một cách khái quát gián tiếp, có mục đích, là quá trình tìm tòi và phát hiện cái mới.
- Tư duy trực quan bằng hành động, trực quan hình tượng có thể có, tư duy
trừu tương hoàn toàn không có do trẻ thiếu ngôn ngữ thiếu sự giáo dục đặc biệt
thiếu sự hình thành ngôn ngữ.
- Trẻ gặp nhiều khó khăn trong các thao tác tư duy.
- Khả năng giải quyết các bài tập: Trẻ gặp khó khăn trong việc vận dụng lý
thuyết để làm bài tập.
2.4. Đặc điểm ngôn ngữ
- Khi trẻ còn nhỏ thì khó phát hiện ra và khi trẻ lớn trong quá trình giao tiếp
với thế giới xung quanh thì mới nhận ra.
- Ngôn ngữ viết của trẻ mạnh hơn hoặc song song với ngôn ngữ nói.
- Sự tiếp nhận ngôn ngữ nói diễn ra chủ yếu trên cơ sở thính giác, còn sự tiếp
nhận ngôn ngữ viết thì diễn ra trên cơ sở thị giác.
- Do trẻ bị tổn thương về thính giác nên việc nghe của trẻ bị hạn chế và kho từ
vựng của trẻ không nhiều nên thường thì trẻ sử dụng ngôn ngữ kí hiệu.

* Ngôn ngữ kí hiệu, đây là ngôn ngữ được tôi lưu tâm và là phương tiện chính
giúp tôi truyền đạt lượng kiến thức cũng như trao đổi với các em học sinh đầu cấp
II bằng các phương pháp hỏi đáp, đàm thoại, nêu vấn đề, diễn giảng, …
3. Khái niệm về Ngôn ngữ kí hiệu
- Ngôn ngữ kí hiệu là ngôn ngữ sử dụng hình dạng bàn tay, chuyển động cơ
thể, cử chỉ điệu bộ và sự thể hiện trên khuôn mặt để giao tiếp, trao đổi kinh
nghiệm, suy nghĩ, nhu cầu và xúc cảm.
- Ngôn ngữ kí hiệu là ngôn ngữ của cộng đồng người Điếc.
- Các loại kí hiệu:
+ Kí hiệu tượng hình: là những kí hiệu biểu thị giống như tình cảm, sự việc
hay hành động.
Ví dụ: “ăn”, “uống” được biểu thi như hành động ăn uống.
+ Kí hiệu tượng hình gián tiếp: là những kí hiệu biểu thị đặc điểm nổi bật
của sự vật, hiện tượng.
Ví dụ: “Con khỉ” được biểu thị bằng hai bàn tay gãi bụng và mặt
+ Kí hiệu tự ý: Là những kí hiệu riêng của từng người hoặc từng nhóm nhỏ.
Ví dụ: “mẹ/ má” – có thể sờ má; có thể sờ tay lên đầu; có thể biểu hiện một đặc
điểm.
+ Kí hiệu quy ước: Chiếm số lượng khá nhiều trong hệ thống kí hiệu, nó
được cả cộng đồng chấp nhận sử dụng.
Ví dụ: “tốt” bàn tay nắm, ngón tay cái giơ thẳng hướng lên trên.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
1. Nội dung
Thực tế trong quá trình lên lớp người giáo viên luôn luôn vận dụng các phương
pháp để giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất và phù hợp nhất đối với
5
trẻ. Tuy nhiên với đối tượng mà bản thân tôi và các đồng nghiệp đang giảng dạy
hiện là đối tượng “đặc biệt” là học sinh khiếm thính. Do vậy với đề tài này tôi chú
trọng áp dụng ngôn ngữ kí hiệu với các phương pháp và với những nội dung sau:
- Áp dụng ngôn ngữ kí hiệu có chọn lọc.

- Công tác chuẩn bị bài giảng.
- Chú ý vào đặc điểm nhận thức của người học.
- Chú ý tới 5 thành tố cơ bản và quy ước chuyển động của các dấu hiệu.
- Chú ý tới đặc trưng trong ngữ pháp của ngôn ngữ kí hiệu.
2. Biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
Trong quá trình thực hiện giải pháp của đề tài cũng như trong quá trình giảng
dạy người giáo viên cần lồng ghép các phương pháp để giúp các em tiếp thu tri
thức một cách dễ dàng hiệu quả. Với đề tài này tôi xin trình bày giải pháp áp dụng
ngôn ngữ kí hiệu vào giảng dạy giúp học sinh khiếm thính tiếp thu tri thức một
cách có hiệu quả cao, từ đó xóa dần mặc cảm tự ti, rụt rè và tự tin mở rộng giao
tiếp với mọi người xung quanh, cũng như người giáo viên có điều kiện và thời gian
để mở rộng nguồn tri thức vô tận trau dồi cho học sinh.
2.1. Áp dụng Ngôn ngữ kí hiệu có chọn lọc
- Việc sử dụng ngôn ngữ kí hiệu mà nhiều người nghe thường cho rằng ngôn
ngữ kí hiệu là toàn cầu. Hay là người nghe cho rằng lịch sử và cấu trúc của ngôn
ngữ kí hiệu là tương tự với ngôn ngữ nói trong một quốc gia. Tuy nhiên, với những
bằng chứng mà tôi được biết thì tôi khẳng định rằng ngôn ngữ kí hiệu không phải
là toàn cầu bởi vì những từ vựng của ngôn ngữ kí hiệu thay đổi thậm chí trong một
đất nước Việt Nam.
- Áp dụng ngôn ngữ có chọn lọc trong quá trình giảng dạy, nhằm giúp học sinh
khiếm thính học các môn xã hội được tốt hơn đặc biệt là với môn Địa lí lớp 6.
Trong quá trình giảng dạy học sinh khiếm thính người giáo viên cần áp dụng ngôn
ngữ kí hiệu trong giải thích từ, giải thích câu, giải thích nghĩa của từ, nghĩa của
câu, đặt câu hỏi và với những từ mang tính trừu tượng.
- Ngôn ngữ kí hiệu Tp Hồ Chí Minh đặt số từ sau danh từ, trong khi ngôn ngữ
nói / viết tiếng Việt đặt số từ trước danh từ, … Trong quá trình giảng dạy cần chú
ý để áp dụng một cách phù hợp có hiệu quả.
Ví dụ: Khi giảng bài 22: Các đới khí hậu trên Trái đất (sách giáo khoa Địa lí
trang 67, địa lí 6).
+ Trong ngôn ngữ nói: 5 vành đai nhiệt.

+ Trong ngôn ngữ kí hiệu: Vành đai/ nhiệt/ 5.
- Trong quá trình giảng dạy tại Trung tâm và cũng như trong sáng kiến kinh
nghiệm này tôi chỉ chú trọng sử dụng và áp dụng đến ngôn ngữ kí hiệu của Tp Hồ
Chí Minh. Việc sử dụng ngôn ngữ kí hiệu Tp Hồ Chí Minh thì khác với ngôn ngữ
nói/ viết tiếng Việt.
Ví dụ: Số từ đứng trước danh từ nhưng đứng sau danh từ trong ngôn ngữ kí
hiệu. Trật tự từ trong ngôn ngữ kí hiệu là: chủ từ, phó từ, động từ.
6
Ví dụ: Khi dạy bài 18 Sách giáo khoa Địa lí 6. Từ “Thời tiết” Ngôn ngữ kí hiệu
của Tp Hồ Chí Minh, ngôn ngữ kí hiệu của Hà Nội có sự khác nhau trong cách (thể
hiện) múa dấu:
Ví dụ minh họa về sự khác nhau trong cách thể hiện một từ “thời tiết” của
ngôn ngữ kí hiệu TPHCM và ngôn ngữ kí hiệu HN.
2.2. Công tác chuẩn bị bài giảng
- Nắm nội dung bài mới bằng ngôn ngữ kí hiệu.
- Tổng hợp ôn tập thực hành các từ đã học bằng ngôn ngữ kí hiệu.
- Để giảng dạy có hiệu quả trong việc áp dụng ngôn ngữ kí hiệu vào giảng dạy
người giáo viên cần chuẩn bị tốt nội dung bài cần truyền đạt cho học sinh, ngoài ra
người giáo viên cần nắm được ngôn ngữ kí hiệu của nội dung bài mới, cần ôn tập
tổng hợp các từ mới, tìm trong sách ngôn ngữ kí hiệu mới để áp dụng diễn đạt
giảng giải và luyện tập nhiều lần cho nhớ và hiểu rõ nội dung từ, câu, Và dưới
đây là một trong những tiết dạy tôi thường áp dụng trong quá trình giảng dạy và tôi
đưa ra các hoạt động sau.
Hoạt động 1: Ổn định lớp: Lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp bằng ngôn ngữ kí hiệu
Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ: Giáo viên đưa ra câu hỏi bài cũ các em đã học ở
bài trước bằng hai thao tác:
+ Giáo viên viết câu hỏi lên bảng;
+ Giáo viên hỏi học sinh bằng ngôn ngữ kí hiệu quy ước.
→ Học sinh trình bày nội dung bài cũ bằng ngôn ngữ kí hiệu quy ước.
→ Giáo viên sửa lỗi ngôn ngữ kí hiệu em trình bày chưa đúng.

Hoạt động 3: Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài và nhắc các em giở sách giáo
khoa chuẩn bị đọc nội dung bài, giáo viên gọi một em đọc bài mới, em học sinh
đó với vị trí đứng trước lớp đối diện với các bạn còn lại, sách giáo khoa để trên
bàn và đọc nội dung bằng ngôn ngữ kí hiệu quy ước.
+ Sau khi em học sinh đọc xong nội dung bài thì trở về chỗ ngồi.
7
(
T
P

H
C
M
)
M

t

n
g
ó
n

t
a
y

c
h



l
ê
n

t
r

i

s
a
u

đ
ó

c
á
c

n
g
ó
n

t
a
y


t
h

n
g

r
a

v
à

t


t


c
h
u
y

n

đ

n
g


l

c

b
à
n

t
a
y

2

l

n

x
u

n
g

t
r
ư

c


m

t

THỜI TIẾT
(HN)
Bàn tay úp lại trên đầu, di chuyển lúc lắc bàn
tay, các ngón tay chuyển động để trên đâu và
di chuyển hai lần
THỜI TIẾT
+ Giáo viên tóm tắt nội dung bài cần tìm hiểu trong bài và cung cấp những từ,
câu trong bài mới mà ngôn ngữ kí hiệu quy ước trước đó chưa có, giáo viên thực
hiện lại từ 1 đến 3 lần.
+ Tìm hiểu nội dung: Giáo viên trình bày các câu hỏi bằng ngôn ngữ kí hiệu
cho các nhóm, đồng thời viết lại câu hỏi của các nhóm lên bảng. Học sinh thảo
luận, trình bày trên giấy và đại diện một thành viên trong nhóm lên trình bày bằng
ngôn ngữ kí hiệu quy ước. Các nhóm khác nhận xét nội dung bài và cách trình bày
bằng ngôn ngữ kí hiệu của nhóm trước đó. Các nhóm khác trình bày và nhận xét
bài của các nhóm, giáo viên tổng hợp ý kiến của các nhóm và kết luận.
Hoạt động 4: Củng cố: Giáo viên chuẩn xác lại nội dung bài vừa tìm hiểu, thể
hiện lại những từ, câu của ngôn ngữ kí hiệu mới trong bài và gọi một vài em trình
bày lại. Học sinh làm bài tập cá nhân trong vở bài tập, giáo viên kiểm tra lại và
sửa lỗi.
Hoạt động 5: Dặn dò: Giáo viên nhắc nhở các em về học bài và ôn lại những
ngôn ngữ kí mới vừa học nhiều lần, hoàn thành bài tập xem trước bài mới, những
từ câu nào thể hiện bằng ngôn ngữ kí hiệu chưa được thì ghi lại để chuẩn bị cho
bài mới tiếp theo.
* Lưu ý: Trong quá trình người giáo viên thực hiện một tiết dạy, ngoài nội
dung bài cần truyền đạt cho học sinh thì giáo viên cần chú ý học từ mới, câu bằng
ngữ kí hiệu mới quy ước trong bài. Được như vậy thì học sinh nắm bài tốt, tự tin,

xóa bỏ mặc cảm cùng hòa đồng với giáo viên và các bạn khác. Thực hiện một tiết
dạy có sử dụng ngôn ngữ kí hiệu đem lại rất nhiều hiệu quả trong học tập cũng
như trong giao tiếp.
2.3. Chú ý vào đặc điểm nhận thức của người học
- Áp dụng ngôn ngữ kí hiệu vào giảng dạy một cách thường xuyên, liên tục,
mọi lúc, mọi nơi và học sinh thường xuyên luyện tập trong quá trình giao tiếp.
- Trong quá trình giảng dạy người giáo viên cần nắm được đặc điểm nhận thức
của hoc sinh khiếm thính: Tư duy, tưởng tượng, ngôn ngữ, trí nhớ,
2.4. Chú ý tới 5 thành tố cơ bản và quy ước chuyển động của các dấu hiệu
- Việc áp dụng ngôn ngữ kí hiệu vào giảng dạy bộ môn người giáo viên cần
phải nắm được và chú ý tới 5 thành tố cơ bản của một kí hiệu:
1. Vị trí làm kí hiệu (trung tâm hóa);
2. Hình dạng bàn tay (chữ cái ngón tay/ biến thể);
3. Sự chuyển động của bàn tay;
4. Chiều hướng của lòng bàn tay;
5. Kết hợp cử chỉ điệu bộ, nét mặt.
- Ngoài ra trong quá trình sử dụng ngôn ngữ kí hiệu người giáo viên cần nắm
được quy ước về chuyển động của dấu hiệu dưới bảng:
8
Bảng quy ước về chuyển động của dấu hiệu
Chuyển động thẳng từ dưới lên
Chuyển động thẳng từ trên xuống
Chuyển động từ trái sang phải, từ trong
ra ngoài
Chuyển động từ phải sang trái, từ
ngoài vào trong
Chuyển động cong từ trên xuống
Chuyển động cong từ dưới lên
Chuyển động tròn từ trái sang phải
Chuyển động tròn từ phải sang trái

Chuyển động lên xuống
Chuyển động qua lại hai bên
x x Tay chạm vào tay/ người
\\ // Chuyển động rung các ngón tay, bàn
tay
Chuyển động từ dưới lên hai
lần
Chuyển động từ trên xuống hai
lần
Chuyển động từ trái sang
phải, từ trong ra ngoài hai lần
Chuyển động từ phải sang
trái, từ ngoài vào trong hai lần
Chuyển động cong từ trên
xuống dưới hai lần
Chuyển động cong từ dưới
lên trên hai lần
Chuyển động tròn từ trái
sang phải hai lần
Chuyển động tròn từ phải
sang trái
Chuyển động theo dạng
sóng
Ví dụ: Minh họa cụ thề trong quá trình giảng dạy bằng ngôn ngữ kí hiệu cần
chú ý đến 5 thành tố và các quy ước chuyển động của một kí hiệu:
9
2.5. Trong quá trình giảng dạy cần nắm được và áp dụng một số đặc trưng
cơ bản trong ngữ pháp của ngôn ngữ kí hiệu
- Với câu phủ định:
+ Trong ngôn ngữ nói, các từ phủ định luôn được nói trước một động từ

+ Trong ngôn ngữ kí hiệu, các từ phủ định luôn được làm kí hiệu sau cùng.
Ví dụ:
+ Trong ngôn ngữ nói: Tôi không thích núi lửa và động đất
+ Trong ngôn ngữ kí hiệu: Tôi/ núi lửa/ động đất/ không thích.
- Với câu rút gọn kí hiệu: Lược bỏ thành phần trong câu :
+ Trong ngôn ngữ nói: Thời tiết khác khí hậu ở những điểm nào?
+ Trong ngôn ngữ kí hiệu: Thời tiết, khí hậu/ khác nhau/ gì?
- Với tính từ: Trong ngôn ngữ kí hiệu chỉ diễn tả nghĩa gốc của từ.
Ví dụ: Vui vẻ = vui (chỉ kí hiệu là vui)
10
- Với từ ghép: Ghép các kí hiệu đơn với nhau.
Ví dụ: Khi dạy bài 8 (sách giáo khoa Địa lí 6 trang 25) Từ mùa hạ/ hè = kí hiệu
“Mùa” + kí hiệu “Hạ”.
- Với câu hỏi: Trong ngôn ngữ kí hiệu các từ để hỏi thường được làm kí hiệu
sau cùng.
Ví dụ 1: Khi dạy ở bài 10, sách giáo khoa Địa lí 6, trang 31:
+ Trong ngôn ngữ nói: Cấu tạo bên trong của trái đất có bao nhiêu lớp?
+ Trong ngôn ngữ kí hiệu: Trái đất/ cấu tạo/ lớp/ bao nhiêu?
Ví du 2: Khi dạy ở bài 1(sách giáo khoa Địa lí 6, trang 6)
+ Trong ngôn ngữ nói: Trong hệ Mặt trời có bao nhiêu hành tinh?
+ Trong ngôn ngữ kí hiệu: Hành tinh/ trong hệ Mặt trời/ có bao nhiêu?
* Trên đây là một số ví dụ minh họa cụ thể về việc áp dụng ngôn ngữ kí hiệu
vào giảng dạy bộ môn địa lí lớp 6 cho học sinh khiếm thính. Trong quá trình dạy
bộ môn Địa lý với bản thân là một giáo viên và đặc biệt hơn nữa là giáo viên đang
trực tiếp giảng dạy học sinh khiếm thính, tôi nguyện sẽ đem hết khả năng cập nhật,
trau dồi kiến thức, cũng như ngôn ngữ kí hiệu để giúp các em khiếm thính có cơ
hội hơn nữa trong quá trình học tập cũng như việc hòa nhập vài cuộc sống cộng
Việt Nam và Thế giới.
- Như vậy việc áp dụng ngôn ngữ kí hiệu vào trong giảng dạy là rất cần thiết,
trên cơ sở đó ta có nhiều thời gian khai thác sâu hơn những kiến thức trong dạy và

học hiện nay để giúp học sinh khiếm thính tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng và
đạt hiệu quả cao hơn.
* Người giáo viên cần chú ý thực hiện một cách linh hoạt các giải pháp trong
của đề tài, việc áp dụng phải thường xuyên, liên tục, tạo thành thói quen trong
quá trình giảng dạy cũng như trong quá trình giao tiếp giữa thầy và trò, đặc biệt
người giáo viên luôn trau dồi kiến thức và cập nhật hằng ngày để phù hợp thực tế
và cũng như sự phát triển, tiến tới hòa nhập với nền văn minh của cộng đồng người
Điếc ngày một tốt hơn.
11
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Bảng so sánh kết quả trước và sau khi thực hiện đề tài của lớp 6 năm học
(2013 – 2014):
Bảng 1: Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ kí hiệu trước và sau khi được áp dụng
dạy ngôn ngữ kí hiệu

(số liệu lấy từ kết quả học tập của học sinh lớp 6 năm học 2013 – 2014)
STT Họ và tên học sinh
Trước khi áp
dụng ngôn ngữ kí
hiệu
(%)
Sau khi áp
dụng ngôn ngữ
kí hiệu
(%)
1 Trần Hải Hà Anh 50 80
2 Thòng Minh Chánh 40 85
3 Nguyễn Hữu Đức 30 70
4 Tăng Thế Giang 30 70
5 Hoàng Thị Liên 50 80

6 Phan Thị Mỹ Linh 45 70
- Kết quả đã thể hiện khá rõ ví dụ : Một em từ 40% trước khi việc áp dụng
ngôn ngữ kí hiệu đã lên 85% sau khi đã được giáo viên áp dụng ngôn ngữ kí hiệu
vào giảng dạy. Các em đã tự tin trong giao tiếp cũng như trong học tập. Bảng kết
quả này được khảo sát thực tế qua các học sinh chung lớp và chung khối. Như vậy
nguyên nhân đã được thấy rõ là việc các em khi vào tiết học nếu người giáo viên
nếu không sử dụng ngôn ngữ kí hiệu thì sẽ rất thiệt thòi và không thể hiểu hết nội
dung bài mà còn không tự tin trong giao tiếp với các bạn và giáo viên.
Bảng 2: Học lực môn Địa lí trước và sau khi áp dụng ngôn ngữ kí hiệu vào
giảng dạy
(số liệu lấy từ kết quả học tập của học sinh lớp 6 năm học 2013 – 2014)
Lớp TSHS Giỏi Khá Trung bình Yếu
6
Khiếm
Đầu năm / / 02 33,3% 04 66,7% / /
Cuối năm 0
1
16,7% 03 50% 02 33,3% / /
- Nhìn vào bảng so sánh mức độ đầu và cuối năm học môn Địa lí lớp 6 ta thấy
sự tiến bộ rõ rệt, Tỉ lệ học lực của học sinh trung bình đầu năm từ 66,7% sang cuối
năm đã giảm còn 33,3%, học sinh khá đầu năm 33,3% sang cuối năm tăng 50%, tỉ
lệ học sinh giỏi ở đầu năm 00% sang cuối năm đã tăng lên và đạt 16,7% học sinh
giỏi.
12
- Sau một thời gian áp dụng ngôn ngữ kí hiệu vào giảng dạy bộ môn Địa lí hầu
hết các bài học tôi nhận thấy học sinh học hứng thú hơn, lớp học sôi động hơn và
hiệu quả học tập tốt hơn.
- Áp dụng ngôn ngữ kí hiệu là một phần quan trọng trong phương pháp giáo
dục học sinh khiếm thính. Sử dụng ngôn ngữ kí hiệu là một trong những phương
pháp hiệu quả để giao tiếp và giảng dạy học sinh khiếm thính. Qua thực tế nhiều

năm dạy trẻ khiếm thính ở cấp Trung học cơ sở cũng như ở lớp 6 với bộ môn Địa
lý tôi thấy được việc áp dụng ngôn ngữ kí hiệu vào giảng dạy là vô cùng quan
trọng nó giúp việc tiếp thu kiến thức, truyền thụ tri thức được dễ dàng hơn, ngoài
ra việc sử dụng ngôn ngữ kí hiệu còn giúp người giáo viên có điều kiện và thời
gian để mở rộng kiến thức, trau dồi tri thức cho học sinh, …. Bên cạnh đó, việc áp
dụng ngôn ngữ kí hiệu vào giảng dạy còn là cơ hội giúp trẻ khiếm thính xóa dần
mặc cảm, tự ti, rụt rè và tự tin mở rộng giao tiếp với mọi người xung quanh.
- Sau nhiều năm áp dụng ngôn ngữ kí hiệu vào giảng dạy bộ môn Địa lí cho học
sinh lớp 6, tôi ghi nhận được là:
+ Học sinh tiếp nhận kiến thức một cách dễ dàng thuận lợi, trẻ có nhiều tiến
bộ hơn, nhất là giao tiếp bằng ngô ngữ kí hiệu. Trẻ đã mạnh dạn hơn không còn
nhút nhát như trước, trẻ giao tiếp với giáo viên thường xuyên hơn.
+ Giáo viên trong quá trình truyền thụ tri thức thuận tiện, học sinh hiểu bài,
trong quá trình giao tiếp được diễn ra trôi chảy không bị gián đoạn.
- Việc áp dụng ngôn ngữ kí hiệu vào giảng dạy trong bộ môn Địa lí lớp 6, 7, 8,
9 cho trẻ khiếm thính là rất cần thiết cho học sinh và cho giáo viên.
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
- Kết luận: Việc áp dụng ngôn ngữ kí hiệu vào giảng dạy bộ môn là rất cần
thiết, giúp cho các em học sinh học hứng thú, tự tin, xóa bỏ mặc cảm trong giao
tiếp với các bạn bè xung quanh và với giáo viên, giúp cho người giáo viên hiểu,
chia sẻ khó khăn của các em cũng như với phụ huynh. Giúp cho học sinh dễ dàng
hiểu nội dung bài giảng.
* Qua 6 năm giảng dạy tại Trung tâm tôi thấy việc áp dụng ngôn ngữ kí hiệu
vào giảng dạy cho học sinh khiếm thính là rất cần thiết. Vì vậy tôi mạnh dạn đề
xuất một số ý kiến sau:
- Đối với giáo viên: Trong quá trình giảng dạy cần chú ý và áp dụng ngôn ngữ
kí hiệu, thường xuyên tự trau dồi ngôn ngữ kí hiệu mới, hiểu thông cảm chia sẻ
tâm tư nguyện vọng cùng học sinh và các đồng nghiệp. Và đó là một trong các
phương pháp hiệu quả đem lại kết quả cao cho cả trò và thầy.
- Đối với phụ huynh: Phải kết hợp cùng giáo viên, bảo mẫu và Ban Giám Đốc

để tạo điều kiện giúp đỡ con em của mình trong quá trình học, như trang bị sách
ngôn ngữ kí hiệu cho con em mình và bản thân phụ huynh, việc này giúp phụ
huynh có thể tự học để giao tiếp và hiểu con em mình hơn nữa. Tuy nhiên còn một
số phụ huynh chưa quan tâm cũng như tạo điều kiện cho con em của họ có điều
kiện để việc sử dụng ngôn ngữ kí hiệu một cách hiệu quả và tốt nhất.
- Đối với các cấp quản lí: Ban Giám đốc Trung tâm cần quán triệt mục tiêu đổi
mới trong giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, trang thiết bị, luôn
13
động viên giúp đỡ về tinh thần cho giáo viên và học sinh, tạo động lực để giáo viên
và học sinh khắc phục mọi khó khăn vươn lên trong học tập và giảng dạy để đạt
kết quả cao nhất.
Ban Giám đốc Trung tâm thường xuyên cử giáo viên tham gia các lớp tập huấn,
bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ. Ngoài ra việc tổ chức tham quan thực tế là một
trong những hoạt động thiết thực đem lại tính hiệu ứng rất lớn đối với các em.
Ví dụ như tạo điều kiện đưa học sinh được đi học ngoài thực địa và tham quan
thực tế; tạo điều kiện cho giáo viên được bồi dưỡng chuyên môn, tham quan học
tập kinh nghiệm tại các đơn vị bạn; mở nhiều chuyên đề giao tiếp bằng Ngôn ngữ
kí hiệu.
14
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu tập huấn Ngôn ngữ kí hiệu dành cho giáo viên dạy trẻ điếc (IDEO)
(2013)
2. Tài liệu Trung tâm nghiên cứu giáo dục người khiếm thính (CED)
(Website: www.trungtamkhiemthinh.org)
3.Tài liệu tập huấn Giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật 2005 - Bộ Giáo dục
và Đào tạo.
4. Bài giảng Giáo dục trẻ khuyết tật – Lớp Bồi Dưỡng Chuyên Môn Giáo Viên
Dạy Hòa Nhập Tỉnh Đồng Nai 14/7 - 1/8/2008 – Trung tâm Hỗ Trợ Phát Triển
Giáo Dục Hòa Nhập Cho Người Khuyết Tật TP. Hồ Chí Minh.
5. Tài liệu bài giảng của thạc sĩ Nguyễn Minh Trung khoa giáo dục đặc biệt

trường đại học sư phạm Tp HCM(2012)
Biên Hòa, ngày 17 tháng 04 năm 2014
Người thực hiện
Lê Thanh Hương
15
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TT NUÔI DẠY TRẺ KHUYẾT TẬT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Biên Hoà, ngày tháng năm 2014
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2013- 2014
Tên sáng kiến kinh nghiệm: ÁP DỤNG NGÔN NGỮ KÍ HIỆU VÀO GIẢNG DẠY BỘ MÔN
ĐỊA LÍ LỚP 6 CHO HỌC SINH KHIẾM THÍNH.
Họ và tên tác giả: LÊ THANH HƯƠNG. Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Tổ Chuyên môn (Trung học cơ sở)
Lĩnh vực/Môn nghiên cứu: Giáo dục khuyết tật
- Quản lý giáo dục - Phương pháp dạy học:
- Phương pháp giáo dục - Lĩnh vực khác:……………………………
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị Trong Ngành
1. Tính mới
- Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn.
- Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn.
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng tại đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị
mình nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị.
2. Hiệu quả
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả
cao.
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có
hiệu quả cao.

- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao.
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao.
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng tại đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị
mình nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị.
3. Khả năng áp dụng
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Trong tổ/Phòng /Ban Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT Trong ngành
- Đưa ra giải pháp kiến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện, dễ di vào
cuộc sống: Trong tổ/Phòng /Ban Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT Trong ngành
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả
trong phạm vi rộng:
Trong tổ/Phòng /Ban Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT Trong ngành
Xếp loại chung: Xuất sắc Khá Đạt Không xếp loại

NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN XÁC NHẬN CỦA TỔ THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
CHUYÊN MÔN
16

×