SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG
Mã số……………
HIỆU TRƯỞNG CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ
CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG THPT
Người thực hiện: Trn Danh Tuyên
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục
- Phương pháp dạy học bộ môn:…………
- Lĩnh vực khác:…………………………
Có đính kèm:
Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác
Năm học: 2013 - 2014
1
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Trần Danh Tuyên
2. Ngày tháng năm sinh: Ngày 15 tháng 6 năm 1961
3. Giới tính: Nam
4. Địa chỉ: Xã Trà cổ - Tân Phú – Đồng Nai
5. Điện thoại: (CQ) 0613691545 ; (NR): 061.3856977 ;
ĐTDĐ: 0919752159
6. Fax: E-mail:
7. Chức vụ: Phó hiệu trưởng
8. Đơn vị công tác: Trường THPT Tôn Đức Thắng
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân
- Năm nhận bằng: 1982
- Chuyên ngành đào tạo: Giáo dục chính trị
III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm trong quản lí hoạt động của các tổ
chuyên môn và các bộ phận chức năng và giáo dục đạo đức cho học sinh
trong nhà trường.
- Số năm có kinh nghiệm: 26 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
+ Quản lý hoạt động của các tổ chuyên môn và các bộ phận chức năng
khác.
+ Giáo dục đạo đức cho học sinh.
+ Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
2
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Tân Phú, ngày 20 tháng 5 năm 2014
BÁO CÁO TÓM TẮT
Đề nghị xét tặng chiến sĩ thi đua cấp cơ sở
Họ và tên: Trần Danh Tuyên . Năm sinh: 1961
Chức vụ: Phó hiệu trưởng . Ngày nhận: 01/02/2000
Đơn vị: Trường THPT Tôn Đức Thắng, huyện Tân Phú – Tỉnh Đồng Nai.
Tôi xin tóm tắt một số thành tích đạt được năm học 2013-2014
1. Nhiệm vụ công tác được giao.
- Quản lý cơ sở vật chất.
- Phụ trách các hoạt động phong trào.
2. Nhiệm vụ khác:
- Phụ trách công tác giáo dục đạo đức học sinh.
3. Một số thành tích đạt được trong các năm:
- Tổ chức thực hiện việc sử dụng hợp lý và bảo quản tài sản của đơn
vị.
- Giữ gìn vệ sinh trường lớp Xanh – Sạch – Đẹp
- Sử dụng tốt các thiết bị, đồ dùng dạy học có hiệu quả.
- Giáo dục học sinh thực hiện Nội quy nhà trường và Điều lệ trường
THPT – Giữ nghiêm kỷ cương trường,lớp.
- Các năm học: 2006-2007, 2009-2010, 2010-2011, 2012-2013 đều đạt
danh hiệu CSTĐ cơ sở và được UBND Tỉnh tặng bằng khen.
- Năm 2010 được Tòa án nhân dân Tối cao tặng Bằng khen về Hội
thẩm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
- Năm 2011 được Tỉnh Ủy Tỉnh Đồng Nai tặng Bằng khen Đảng viên
năm năm liền hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Người viết báo cáo
Trn Danh Tuyên
3
CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHUYÊN MÔN
I. ĐỀ TÀI.
Hiệu trưởng chỉ đạo hoạt của tổ chuyên môn ở trường THPT.
II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
“Giáo viên trường trung học được tổ chức thành tổ chuyên môn theo môn
học hoặc nhóm môn học” (Điều lệ trường Trung học, năm 2011). Thông qua tổ
chuyên môn, hiệu trưởng điều hành hoạt động giảng dạy và các hoạt động nghiệp
vụ sư phạm trong nhà trường. Tổ chuyên môn trực tiếp quản lý lao động của giáo
viên trong tổ.
Thực tế công tác quản lý ở trường THPT Tôn Đức Thắng những năm vừa
qua, tôi nhận thấy: Thành công hay thất bại của nhà trường nhất là trong hoạt
động dạy và học ít nhiều gắn liền với việc thực hiện tốt hay chưa tốt công tác chỉ
đạo hoạt động của tổ chuyên môn. Vì trường có đông giáo viên(năm học 2013-
2014) có 65 thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy), nên công tác chỉ đạo của hiệu
trưởng đối với hoạt động của tổ chuyên môn có vai trò hết sức quan trọng. Với
trách nhiệm là quản lý nhằm nâng cao chất lượng Dạy và Học là nhiệm vụ cơ bản
của đơn vị nên Tôi chọn đề tài “Hiệu trưởng chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên
môn ở trường THPT ”.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1.Cơ sở lý luận:
1.1. Mục tiêu:
Quản lý của nhà trường là trạng thái tương lai, là kết quả cuối cùng mà nhà
trường cần phải đạt được trong khoảng thời gian nhất định. Để thực hiện mục
tiêu quản lý nhà trường , người hiệu trưởng phải coi trọng công tác kế hoạch hóa
nhà trường : xây dựng định hướng dài hạn, xây dựng kế hoạch trong thời kỳ,
trong đó kế hoạch năm học được xây dựng cho mỗi năm học.
Kế hoạch năm học là tổng hợp tất cả các hoạt động trong năm học của nhà
trường. Nó có vai trò chủ đạo chi phối các hoạt động của nhà trường. Căn cứ vào
nội dung kế hoạch này để xây dựng kế hoạch cụ thể riêng cho từng bộ phận, từng
đơn vị, các cá nhân của trường. Người hiệu trưởng phải vận dụng cơ chế quản lý
hợp lý ( trực tiếp hay gián tiếp) để chỉ đạo các bộ phận trong nhà trường thực
hiện các kế hoạch đã đề ra.
Tổ chuyên môn là một bộ phận của nhà trường, do đó tổ chuyên môn phải xây
dựng kế hoạch một cách tỉ mỉ cẩn thận. Kế hoạch tổ phải cụ thể hóa, chi tiết hóa
các nhiệm vụ mà trong kế hoạch nhà trường đã giao cho các tổ. Do đó kế hoạch
tổ phải thể hiện sự định mức, sự lượng hóa cụ thể các nhiệm vụ được giao, đặc
CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHUYÊN MÔN
4
biệt phải xây dựng được một hệ thống biện pháp có hiệu lực, đồng thời phải xây
dựng được một chương trình hoạt động cụ thể.
Từ kế hoạch năm học của nhà trường, xây dựng kế hoạch năm học của tổ
chuyên môn:
- Trên cơ sở đặc điểm tình hình của tổ, về đội ngũ giáo viên: cơ cấu, số
lượng, chất lượng, hoàn cảnh đặc biệt, kết quả giảng dạy năm học trước.
Về tình hình học tập của học sinh ở các bộ môn do tổ phụ trách.
Về tình hình công tác quản lý tổ. Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động của tổ.
- Các mục tiêu và nhiệm vụ:
+ Mục tiêu định tính : nêu ra được các vấn đề cần giải quyết, mức độ đạt
được để nâng cao chất lượng dạy và học.
+ Mục tiêu định hướng : là các chỉ tiêu nhằm định mức phấn đấu. Cụ thể các
nhiệm vụ được giao: về phân công giảng dạy, thực hiện nội dung chương trình,
thực hiện quy chế chuyên môn: soạn bài, chấm bài, thực hiện giờ dạy trên lớp.
Nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo cho học sinh yếu kém. Nhiệm vụ bồi
dưỡng giáo viên. Xây dựng cơ sở vật chất phục vụ dạy và học bộ môn. Phối hợp
với các tổ khác.
- Kế hoạch của tổ phải đề ra được các biện pháp chính, tương ứng để thực
hiện các mục tiêu và nhiệm vụ. Đề ra được chương trình hoạt động cụ thể:
Thời gian
Nội dung công
việc
Phân công
người thực
hiện
Yêu cầu thực
hiện
Ghi chú
Sau khi xây dựng kế hoạch và được duyệt, hiệu trưởng phải chỉ đạo các tổ
chuyên môn thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch đã xây dựng. Trong quá trình
thực hiện phải kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện để đưa ra hướng điều chỉnh kế
hoạch sát hợp với thực tế.
1.2. Luật giáo dục : “Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm chính của nhà
trường”.
Hệ thống nhà trường Việt Nam hiện nay quản lý theo nguyên tắc tập trung dân
chủ, chế độ một thủ trưởng. Hiệu trưởng là người đứng đầu nhà trường, chịu
trách nhiệm và có quyền quyết định về mọi mặt hoạt động của nhà trường.
CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHUYÊN MÔN
5
1.3. Điều 16, điều lệ trường THPT quy định Tổ chuyên môn có những
nhiệm vụ sau:
a) Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và
quản lý kế hoạch và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học,
phân phối chương trình và các hoạt độnggiáo dục khác của nhà trường.
b) Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ;tham gia đánh giá, xếp
loại các thành viên của tổ theo quy định của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung
học và các quy định khác hiện hành.
c) Giới thiệu tổ trưởng, tổ phó.
d) Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên. Tổ chuyên môn sinh
hoạt hai tuần một lần và có thể họp đột xuất theo yêu cầu công việc hay khi Hiệu
trưởng yêu cầu.
2. Thực trạng, nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài.
2.1. Đặc điểm của trường THPT Tôn Đức Thắng.
*. Đội ngũ Công chức – Viên chức năm học 2013-2014.
Tổng số Cán bộ CC-VC: 77 người
Cán bộ quản lý: 03 người
Giáo viên: 65 người
Công nhân viên: 11 người.
Nhìn chung đội ngũ giáo viên trẻ khỏe nhiệt tình trong công tác, nhưng kinh
nghiệm trong công tác còn non.
*. Học sinh: Tổng số 29 lớp.
- Khối 10: 12 Lớp – 361 học sinh
- Khối 11: 09 Lớp – 327 học sinh
- Khối 12: 08 Lớp – 281 học sinh
Qua các năm tuyển sinh vào lớp 10 đều thiếu theo chỉ tiêu trên giao, vì thế đã
tuyển sinh hết số học sinh đã nộp hồ sơ, do đó chất lượng học tập của học sinh
chưa đạt được theo chỉ tiêu Hội nghị CC, VC đầu năm học.
2.2.Thực trạng và các giải pháp.
2.2.1 Hiệu trưởng chỉ đạo hoạt động của các tổ chuyên môn.
- Nhận thức của hiệu trưởng về tổ chuyên môn:
Hiệu trưởng đã xác định : trong nhà trường tổ chuyên môn giữ vai trò rất
quan trọng trong hoạt động dạy và học. Hiệu trưởng không thể hiểu hết được
kiến thức tất cả các bộ môn cũng như không nắm hết được các khoa học giảng
dạy trong nhà trường. Do đó hiệu trưởng phải có trách nhiệm không ngừng bồi
dưỡng, phát huy khả năng của từng giáo viên thông qua tổ chuyên môn. Tổ
CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHUYÊN MÔN
6
chuyên môn giúp hiệu trưởng chỉ đạo được hoạt động dạy đến từng giáo
viên. Mặt khác dựa vào các hoạt động của tổ chuyên môn để bồi dưỡng, phát huy
năng
lực chủ động, sáng tạo của từng giáo viên. Đồng thời thực hiện kiểm tra, đôn
đốc các thành viên của tổ hoạt động tích cực đó là cách thức tối ưu mang tới hiệu
quả quản lý của người hiệu trưởng. Vì vậy thông qua chỉ đạo sâu sắc hoạt động
của tổ chuyên môn, người hiệu trưởng mới nâng cao vai trò quản lý của mình. Để
làm được điều đó trước hết phải chọn được tổ trưởng có chuyên môn có năng lực
và phẩm chất phù hợp với cương vị công tác.
Thực tế ở trường THPT Tôn Đức Thắng trong năm học qua, bằng kế hoạch
và những định hướng chính hiệu trưởng đã chỉ đạo hoạt động của các tổ chuyên
môn. Hiệu trưởng đã phân công cho phó hiệu trưởng chuyên môn chỉ đạo trực
tiếp các tổ chuyên môn và đội ngũ giáo viên. Phó hiệu trưởng chuyên môn tác
động đến hoạt động của tổ chuyên môn nhằm thực hiện ý định của hiệu trưởng.
Hiệu trưởng kiểm tra hoạt động của tổ chuyên môn theo hình thức báo cáo tháng
của phó hiệu trưởng chuyên môn và báo cáo của tổ trưởng chuyên môn.
*Hạn chế : Việc họp định kỳ hàng tháng giữa hiệu trưởng với các tổ trưởng
tổ chuyên môn không được duy trì đều đặn (có tháng chỉ hội ý hiệu trưởng với
các phó hiệu trưởng) nên thông tin ngược chưa chất lượng, việc giải quyết khó
khăn, vướng mắc trong việc dạy và học (cần quyết định của hiệu trưởng) chưa
kịp thời.
- Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng kế hoạch của tổ chuyên môn:
Lập kế hoạch là ra quyết định, bao gồm việc lựa chọn đường lối hành động
sẽ thực hiện trong tương lai và mục tiêu phấn đấu. Do đó lập kế hoạch có ý nghĩa
là xác định trước : Phải làm cái gì? làm thế nào? khi nào làm? ai sẽ làm và làm
đạt được mục tiêu nào? Như vậy kế hoạch năm học là chiếc cầu nối giữa trạng
thái hiện tại và trạng thái tương lai của nhà trường. Để kế hoạch nhà trường đến
với từng giáo viên và được cụ thể hóa thành những chương trình, mục tiêu cụ thể
để họ phấn đấu thực hiện. Hiệu trưởng phải chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn lập kế
hoạch của tổ mình theo quy trình:
- Nghiên cứu kế hoạch năm học của nhà trường, đặc biệt nghiên cứu kỹ phần
nội dung kế hoạch có liên quan đến tổ. Nghiên cứu các văn bản quy định chức
năng và nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động của tổ chuyên môn.
- Điều cơ bản về đối tượng giáo dục và lực lượng giáo dục, điều kiện thực tế
của tổ (từ các nguồn thông tin : Kết quả năm học trước, cơ cấu đội ngũ năm học
mới) để xác định tình hình : Thuận lợi, khó khăn, đặc trưng riêng của tổ.
CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHUYÊN MÔN
7
- Tổng hợp xử lý toàn bộ các thông tin để xây dựng kế hoạch: Mục tiêu chính
phải đạt của năm học và nhiệm vụ chính để đạt các mục tiêu đó.
- Theo nội dung, cấu trúc chung của một bản kế hoạch do hiệu trưởng hướng
dẫn, tổ trưởng viết dự thảo kế hoạch, có tham khảo ý kiến chỉ đạo của phó hiệu
trưởng chuyên môn và ý kiến đóng góp của các giáo viên nòng cốt. Sau đó
đưa ra thảo luận công khai ở tổ nhằm giúp giáo viên quán triệt phương hướng,
nhiệm vụ năm học. Đặc biệt là bàn biện pháp thực hiện mục tiêu nhiệm vụ năm
học cũng như các chỉ tiêu kế hoạch. Tổ trưởng chuyên môn ghi nhận các ý kiến
đóng góp, các nội dung cần nghiên cứu lại hoặc bổ sung.
- Tổ trưởng chuyên môn hoàn chỉnh kế hoạch của tổ, trình hiệu trưởng duyệt.
2.2.2. Thực trạng các tổ chức chuyên môn xây dựng kế hoạch tổ ở trường
THPT Tôn Đức Thắng năm học 2013-2014:
- Sau khi kế hoạch năm học của nhà trường được xây dựng hoàn chỉnh, đúng
quy định (giữa tháng 9 - Sau Hội nghị CN-VC). Hiệu trưởng hướng dẫn các tổ
trưởng cách thức, nội dung, quy trình xây dựng kế hoạch và thời gian nộp kế
hoạch để lãnh đạo duyệt.
- Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chuyên môn căn cứ vào đặc điểm tình hình số
lượng, chất lượng, đội ngũ cơ sở vật chất, đối tượng học sinh và chương trình
giảng dạy bộ môn mà tổ phụ trách để xây dựng kế hoạch tổ.
- Cho thảo luận trong tổ, hoàn chỉnh và trình lãnh đạo duyệt(cuối tháng 9).
Sau đó tổ trưởng chuyên môn điều chỉnh và bổ sung theo phê duyệt của hiệu
trưởng, hoàn thành kế hoạch chính thức của tổ(đầu tháng 10).
(Khi duyệt kế hoạch của các tổ, hiệu trưởng có thể tham khảo ý kiến phó hiệu
trưởng chuyên môn hoặc ủy quyền cho phó hiệu trưởng duyệt)
Nhận xét:
*Ưu điểm: + Nội dung cơ bản kế hoạch các tổ đã căn cứ vào kế hoạch năm
học của trường. Có đầy đủ các đề mục theo yêu cầu về cấu trúc kế hoạch.
+ Đa số các chỉ tiêu đưa ra là phù hợp và có tính khả thi.
+ Một số tổ đã có những biện pháp cơ bản, những giải pháp hay
để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
*Nhược điểm:
+ Kế hoạch của tổ chưa đáp ứng đầy đủ các nguyên tắc của một
bản kế hoạch
+ Tổ chưa nêu được nét đặc trưng riêng của tổ, thiếu biện pháp
thực hiện chỉ tiêu ở một số nội dung
+ Tổ trình bày một số nội dung còn sơ sài
CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHUYÊN MÔN
8
+ Tổ đưa ra chỉ tiêu ra thấp, không sát với thực tế
- Một số nguyên nhân:
+ Năng lực của một số tổ trưởng còn yếu.
+ Một số tổ trưởng chưa coi trọng việc xây dựng kế hoạch, chưa thấy hết tầm
quan trọng của công tác kế hoạch.
+ Ở một số giáo viên hiểu sai con số chỉ tiêu (sợ rằng đưa chỉ tiêu cao, nếu
không đạt được sẽ bị cắt danh hiệu thi đua).
- Giải pháp khắc phục:
Để xây dựng kế hoạch tổ hoàn chỉnh, hiệu trưởng cần phải:
+ Phân tích để giáo viên nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của công tác xây
dựng kế hoạh tổ.
+ Hướng dẫn tỉ mỉ, chi tiết quy trình lập kế hoạch cho các tổ trưởng chuyên
môn (có thể phân công Phó hiệu trưởng chuyên môn làm công việc này).
+ Công việc lập kế hoạch được coi là một tiêu chí để đánh giá hoạt động của
tổ chuyên môn.
2.2.3.Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện kế hoạch và kiểm tra đánh giá thực
hiện kế hoạch năm học của tổ:
Việc xây dựng hoàn chỉnh kế hoạch năm học của tổ là quan trọng, nhưng
việc thực hiện kế hoạch đã đề ra mới quyết định tính hiệu quả của hoạt động tổ
chuyên môn. Do đó, hiệu trưởng phải có biện pháp chỉ đạo tổ chuyên môn thực
hiện kế hoạch năm học và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch.
Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn (cụ thể là tổ trưởng chuyên môn) lập kế
hoạch, chương trình hoạt động cụ thể từng học kỳ, từng tháng, mỗi tuần….Trên
cơ sở đó tổ chuyên môn tổ chức, quản lý giáo viên, lập kế hoạch cá nhân, các
nhóm bộ môn lập kế hoạch nhóm theo thời gian tương ứng, bao gồm:
- Kế hoạch chủ nhiệm.
- Kế hoạch thực hiện chương trình: Soạn bài, giảng bài trên lớp.
- Kế hoạch thực hiện quy chế chuyên môn.
- Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu-kém.
- Kế hoạch ngoại khóa.
- Kế hoạch kiểm tra: Kiểm tra toàn diện,kiểm tra theo chuyên đề.
2.2.4. Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện kế hoạch của tổ chuyên môn:
- Trong nhà trường mọi giáo viên phải coi kế hoạch là chỉ dẫn, thước đo cho
mọi hoạt động của minh trong suốt năm học.
- Tổ chức các đợt thi đua có nội dung tương ứng với nội dung kế hoạch từng
thời kỳ.
CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHUYÊN MÔN
9
2.2.4. Hiệu trưởng kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của các tổ chuyên
môn:
* Hiệu trưởng kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tổ chuyên môn thông qua các
hình thức:
- Báo cáo tháng của tổ trưởng chuyên môn,báo cáo của ban kiểm tra chuyên
môn.
- Kiểm tra chéo của các tổ trong các đợt thi đua.
- Theo dõi công việc cụ thể hằng ngày (tổ chức hoạt động giám thị)
*Sau kiểm tra đánh giá để thấy được những giải pháp hay, mức độ thực hiện
kế hoạch, từ đó:
- Điều chỉnh kế hoạch cho sát với thực tế (nếu cần thiết)
- Rút kinh nghiệm , phổ biến nhân rộng cách thực hiện hiệu quả.
2.2.5. Thực trạng việc thực hiện kế hoạch tổ ở trường THPT Tôn Đức
Thắng:
- Tất cả các tổ đã xây dựng kế hoạch tổ, các nhóm bộ môn đã xây dựng được
kế hoạch riêng của bộ môn, giáo viên xây dựng được kế hoạch cá nhân, đa số kế
hoạch đáp ứng được yêu cầu.
*Hạn chế:
+ Việc xây dựng kế hoạch cá nhân còn mang nặng tính hình thức, đối phó
với thanh tra ở trên.
+ Kế hoạch được đề ra, nhưng khi thực hiện giáo viên không bám vào kế
hoạch, nên làm việc theo sự vụ diễn ra trước mắt, yêu cầu gì làm nấy nên công
việc vụn vặt và hiệu quả không cao.
*Nguyên nhân:
+ Các phong trào thi đua còn hình thức, chưa đi vào chiều sâu.
+ Thực hiện công việc theo kế hoạch chưa trở thành lề lối làm việc trong
giáo viên.
+ Công tác kiểm tra chưa được chú trọng, đội ngũ ban kiểm tra chuyên môn
chưa tích cực do thiếu kinh phí hoạt động kiểm tra.
*Giải pháp:
+ Thay đổi lề lối làm việc: thực hiện công việc theo kế hoạch. Kiểm tra việc
hoàn thành công việc theo chỉ tiêu kế hoạch, về số lượng và thời gian và mức độ
hoàn thành.
+ Xây dựng các phong trào thi đua đi vào thực chất hơn.
+ Chú trọng công tác kiểm tra, phát huy hết năng lực của các thành viên
trong ban kiểm tra.
CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHUYÊN MÔN
10
+ Tăng cường kinh phí (từ nguồn hỗ trợ ngoài ngân sách) cho công tác
kiểm tra: Có chế độ thỏa đáng cho các thành viên ban kiểm tra chuyên môn làm
nhiệm vụ.Có khen thưởng động viên những thành tích, những sáng kiến trong
quá trình thực hiện kế hoạch.
2.2.6.Hiệu trưởng chỉ đạo hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của tổ
chuyên môn:
- Nội dung hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của tổ chuyên môn:
Hoạt động dạy và học là hoạt động đặc trưng của nhà trường. Hoạt động dạy
của thầy và hoạt động của trò có mối quan hệ mật thiết với nhau,trong đó hoạt
động dạy của thầy đóng vai trò quyết định. Nếu xét quá trình dạy học như một hệ
thống thì quan hệ hoạt động dạy của thầy và hoạt động của trò thực chất là mối
quan hệ điều khiển. Vì vậy hoạt động quản lý của hiệu trưởng chủ yếu tập trung
vào hoạt động dạy của thầy. Các trường THPT của Việt Nam hiện nay thường áp
dụng cơ chế quản lý gián tiếp. Do đó một trong những biện pháp nâng cao chất
lượng dạy và học là hiệu trưởng cần tập trung chỉ đạo hoạt động chuyên môn
nghiệp vụ của tổ chuyên môn.
2.2.7. Xây dựng nề nếp kỷ cương trong hoạt động giảng dạy của giáo
viên:
- Hiệu trưởng nắm vững các quy định về nề nếp giảng dạy của giáo viên. Các
quy chế chuyên môn của nhà trường: Đạo đức tác phong của giáo viên, giờ giấc
ra vào lớp, hồ sơ giảng dạy, kiểm tra và đánh giá học sinh ở từng bộ môn. Cần cụ
thể hóa các quy định đó có phù hợp điều kiện nhà trường, trở thành những quy
định được coi là cơ sở pháp lý của kỷ luật lao động, kỷ luật chuyên môn nhà
trường.
- Tổ chức thảo luận kỹ các quy định và quy chế trong hội đồng sư phạm.
Thuyết phục giáo viên chấp hành quy định và quy chế đó.
- Thông qua tổ chuyên môn kiểm tra việc thực hiện các quy định, quy chế
chuyên môn.
2.2.8. Chỉ đạo thực hiện chương trình và kế hoạch giảng dạy của Bộ
GDĐT
- Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ trưởng chuyên môn, nhóm trưởng bộ môn nghiên
cứu kỹ chương trình giảng dạy toàn cấp, kết hợp kế hoạch giảng dạy của trường
để vạch ra kế hoạch giảng dạy của tổ chuyên môn (nhóm chuyên môn). Dự kiến
tiến trình thực hiện chương trình và hướng điều chỉnh trong quá trình thực hiện
chương trình.
CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHUYÊN MÔN
11
- Hiệu trưởng chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn duy trì sinh hoạt tổ chuyên môn,
nhóm chuyên môn (theo bộ môn, theo khối lớp), lập bảng theo dõi tiến trình thực
hiện chương trình của bộ môn.
- Hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng chuyên môn xem xét biên bản sinh hoạt tổ
chuyên môn, nhóm chuyên môn và các báo cáo của tổ chuyên môn để giải quyết
các vấn đề có liên quan.
2.2.9. Hiệu trưởng chỉ đạo kiểm tra hoạt động soạn bài chuẩn bị lên lớp:
Hiệu trưởng chỉ đạo phó hiệu trưởng chuyên môn làm việc với tổ trưởng
chuyên môn để thực hiện công việc:
- Thảo luận kế hoạch giảng dạy, các yêu cầu đối với nhà trường hỗ trợ cho
giáo viên làm tốt việc chuẩn bị lên lớp: tài liệu, dụng cụ thí nghiệm….
- Trao đổi trong nhóm chuyên môn về soạn bài: mục đích, yêu cầu bài soạn,
nội dung khó của kiến thức. Trao đổi việc chuẩn bị đồ dùng giảng dạy trong tửng
bài giảng, từng tiết học.
2.2.10. Hiệu trưởng quản lý giờ dạy trên lớp của giáo viên:
- Hiệu trưởng tạo điều kiện để giờ lên lớp của giáo viên có khả năng thực hiện
tốt.
- Hiệu trưởng tích cực thực hiện tốt kỷ luật lao động trong nhà trường.
+ Nhắc nhở nội quy, quy chế
+ Theo dõi hoạt động hằng ngày thông qua hoạt động của giám thị
- Hiệu trưởng tích cực quản lý kỷ luật chuyên môn ở các giờ lên lớp:
+ Tổ chức dự giờ thăm lớp (báo trước hoặc đột xuất)
+ Kiểm tra xác xuất hồ sơ giáo viên, vở ghi học sinh, bài tập và bài kiểm tra
của học sinh.
- Theo dõi việc dạy thay, dạy bù của giáo viên. Cụ thể là: hiệu trưởng (có
thể qua phó hiệu trưởng chuyên môn) chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn làm tốt công
tác:
+ Nắm vững thời khóa biểu, lập hồ sơ theo dõi tình hình giảng dạy của giáo
viên trong tổ.
+ Kiểm tra sổ theo dõi tiết học trên lớp (sổ đầu bài)
+ Bố trí dạy thay, sắp xếp dạy bù
+ Nhắc nhở giáo viên về kỷ luật lao động và kỷ luật chuyên môn.
- Hiệu trưởng chỉ đạo dự giờ và phân tích sư phạm:
+ Tổ trưởng chuyên môn lập kế hoạch dự giờ của tổ, phân công giáo viên
dạy, giáo viên dự giờ, thời gian thực hiện tổ chức giáo viên nghiên cứu kỹ lý
thuyết dự giờ, chuẩn đánh giá phân tích sư phạm.
CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHUYÊN MÔN
12
+ Tập hợp những nhận xét, đánh giá, thống nhất việc đánh giá, kiểm tra
thực hiện dự giờ theo kế hoạch.
2.2.11. Hiệu trưởng quản lý kiểm tra đánh giá học sinh:
- Hiệu trưởng yêu cầu giáo viên nắm vững: mục đích, ý nghĩa, yêu cầu của
việc đánh giá điểm của học sinh.
- Đưa ra một số quy định:
+ Học sinh phải có túi đựng bài kiểm tra và giữ gìn các bài kiểm tra do giáo
viên trả sau khi chấm.
+ Giáo viên nộp bài kiểm tra chất lượng, kiểm tra học kỳ cho nhà trường
- Hiệu trưởng chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn:
+ Tổ chức việc thảo luận kiểm tra cho điểm, đánh giá học sinh.
+ Nhắc nhở giáo viên nghiên cứu kỹ quy chế đánh giá.
+ Xử lý kịp thời các tình huống xảy ra.
2.2.12. Hiệu trưởng chỉ đạo công tác bồi dưỡng giáo viên và bồi dưỡng
học sinh.
Hiệu trưởng chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn, xác định trọng tâm kế hoạch
chung của tổ: tổ thực hiện chuyên đề chuyên môn, giúp đỡ giáo viên còn tập sự,
phát động phong trào tự học trong giáo viên.
- Qua điều tra cơ bản và qua các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ khác, phân
loại được giáo viên. Từ đó có kế hoạch bồi dưỡng giáo viên trong tổ.
- Thực hiện kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu- kém.
Hoạt động chuyên môn nghiệp vụ được thể hiện đầy đủ trong kế hoạch năm
học của nhà trường, thể hiện cụ thể chi tiết trong kế hoạch tổ chuyên môn và kế
hoạch cá nhân. Hiệu trưởng chỉ đạo hoạt động, chuyên môn nghiệp vụ của tổ là
một trong những biện pháp quyết định (cùng với phương pháp đổi mới dạy và
học) nâng cao chất lượng dạy, từ đó nâng cao chất lượng học. Góp phần thực
hiện tốt kế hoạch năm học của trường.
2.2.13. Hiệu trưởng chỉ đạo hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ ở trường
THPT Tôn Đức Thắng năm học 2013-2014:
Hiệu trưởng đã nhận thức đầy đủ vai trò và vị trí của hoạt động chuyên môn,
nghiệp vụ trong hoạt động của nhà trường từ đó hiệu trưởng đã chỉ đạo các tổ
chuyên môn hoạt động theo các nội dung sau:
2.2.14. Thực hiện tốt kỷ cương nề nếp chuyên môn:
- Khắc phục tình trạng vào lớp trễ, ra lớp sớm, nghỉ trước xin phép sau, bỏ
tiết, ảnh hưởng đến các lớp bên cạnh.
- Ghi sổ theo dõi tiết học đầy đủ, chi tiết. Giúp lãnh đạo nhà trường theo dõi
sâu sát tình hình dạy và học, kịp thời xử lý những vướng mắc, theo dõi thi đua.
CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHUYÊN MÔN
13
- Thực hiện báo giảng đầu tuần đúng quy định.
Mỗi tổ xây dựng kế hoạch thao giảng dự giờ giáo viên theo quy định:
+ Mỗi giáo viên dự giờ ít nhất 1 tiết/ tháng (giáo viên tập sự dự ít nhất 2 tiết
/ tháng)
+ Mỗi tổ thao giảng ít nhất 4 tiết/học kỳ
Sau dự giờ, thao giảng có đánh giá, nhận xét rút kinh nghiệm, trao đổi, học
hỏi lẫn nhau.
- Về hồ sơ sổ sách giáo viên:
+ Giáo án: Soạn giảng đầy đủ, chất lượng
Hiệu trưởng ủy quyền cho tổ trưởng chuyên môn vào thứ 4 mỗi tuần ký duyệt
giáo án cho các tiết dạy tuần sau của các giáo viên trong tổ. Hiệu trưởng kiểm tra
việc ký duyệt giáo án của tổ trưởng chuyên môn mỗi tháng (có thể ủy quyền cho
phó hiệu trưởng chuyên môn)
Giáo viên có quyền được sử dụng giáo án cũ có bổ sung, nếu đáp ứng đủ các
tiêu chuẩn do Sở Giáo dục- Đào tạo quy định và được sự đồng ý cho phép của Sở
Giáo dục và Đào tạo.
+ Sổ điểm cá nhân: Phải có đầy đủ các cột điểm mỗi tháng, rõ ràng, sửa
đúng quy chế. Hàng tháng giáo viên nộp điểm cho văn phòng để cộng điểm, đánh
giá xếp hạng học sinh theo tháng.
+ Sổ dự giờ: Ghi chép đầy đủ các bước lên lớp, phần trình bày bảng. Có
đánh giá nhận xét, xếp loại tiết dạy.
+ Sổ họp cá nhân: Ghi chép đầy đủ nội dung các buổi họp Hội đồng sư
phạm, sinh hoạt tổ chuyên môn, sinh hoạt nhóm chuyên môn và các buổi họp
khác.
+ Sổ tự bồi dưỡng: Ghi chép việc tự bồi dưỡng về chính trị tư tưởng,
chuyên môn, nghiệp vụ.
+ Kế hoạch cá nhân: Thực hiện đầy đủ việc xây dựng kế hoạch cá nhân
theo quy định. Trong đó có kế hoạch bộ môn thể hiện: Thời gian dạy, mục đích
yêu cầu bài dạy, nội dung kiến thức, phương pháp giảng dạy, chuẩn bị của thầy
và trò.
+ Sổ chủ nhiệm: (dành riêng cho GVCN) Ghi đầy đủ theo mẫu quy định
của Bộ GDĐT, nhà trường có cải tiến và chi tiết hơn phần ghi chép của từng học
sinh.
- Sinh hoạt chuyên môn: Được duy trì đều đặn 2 lần/tháng vào tuần II và
Tuần IV trong tháng.
Nội dung sinh hoạt chuyên môn:
CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHUYÊN MÔN
14
+ Thảo luận kế hoạch thực hiện chương trình, phương pháp giảng dạy. Lưu
ý đến các bài khó, kiến thức trọng tâm.
+ Phổ biến nội dung công tác thời gian kế tiếp do nhà trường đưa xuống.
+ Đánh giá việc thực hiện kế hoạch chuyên của tháng trước, bàn biện pháp
khắc phục những tồn tại yếu kém.
2.2.15. Thực hiện cải tiến phương pháp giảng dạy. Chú trọng phát huy tính
năng động, sáng tạo của học sinh, khắc phục tình trạng đọc chép trong dạy
học.
Nhận xét:
* Ưu điểm: Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng đã:
- Chỉ đạo sâu sát chuyên môn, nghiệp vụ của các tổ chuyên môn. Hoạt động
của các tổ chuyên môn khá đầy đủ nội dung và ở một số nội dung hoạt động có
hiệu quả.
- Kịp thời chấn chỉnh những lệch lạc trong quá trình thực hiện.
* Nhược điểm:
- Tuy vậy trong từng hoạt động chi tiết vẫn không tránh khỏi những sai sót:
+ Vẫn còn đơn xin phép gửi cận giờ lên lớp, không bố trí dạy thay kịp.
+ Việc sắp xếp quản lý dạy bù chưa được quan tâm.
+ Hồ sơ sổ sách có loại còn sơ sài, như sổ tự bồi dưỡng. Một số giáo viên
soạn giáo án còn mang tính đối phó chưa bảo đảm chất lượng theo quy định.
+ Còn nhiều giáo viên chưa chú ý đến việc tự học, tự bồi dưỡng nên không
có sự tiến bộ về chuyên môn nghiệp vụ.
- Việc tổ chức hoạt động của tổ theo kế hoạch, một số tổ trưởng còn lúng túng.
* Nguyên nhân:
+ Đội ngũ giáo viên mất cân đối, một số giáo viên năng lực còn yếu. Công việc
của một số ít giáo viên hơi bị kiêm nhiệm nhiều, do đó thiếu thời gian đầu tư cho
hoạt động chuyên môn.
+ Năng lực một số tổ trưởng chuyên môn còn yếu, không biết cách tổ chức hoạt
động, chưa đủ uy tín thuyết phục giáo viên trong tổ.
* Giải pháp:
- Phân công nhiệm vụ kiêm nhiệm không tập trung vào một số ít giáo viên.
- Chấn chỉnh lại đội ngũ tổ trưởng chuyên môn, chú ý công tác bồi dưỡng nghiệp
vụ quản lý cho các tổ trưởng chuyên môn.
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI.
Qua quá trình thực hiện chuyên đề này đã có tác dụng nâng cao nhận thức của
hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn về vị trí, vai trò, và tầm quan trọng của tổ
CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHUYÊN MÔN
15
trưởng chuyên môn có tính quyết định chất lượng đối với sự hoàn thành nhiệm
vụ của một năm học.
Tổ trưởng chuyên môn đã chủ động trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động
của tổ sâu sát với thực tế yêu cầu của chương trình môn học.
Các thành viên trong tổ đã tự học tập, tự tham khảo cập nhật những thông tin
mới, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Trong sinh hoạt tổ chuyên môn đã tập trung nhiều vào các chuyên đề phục vụ
tốt cho công tác chuyển tải kiến thức của các môn học đến với học sinh trong các
giờ giảng dạy trên lớp.
Các tổ trưởng đã đầu tư nhiều thời gian và trí tuệ cho các Thao-Hội giảng và
các chuyên đề trong Hội nghị chuyên môn của nhà trường.
Tổ trưởng thực hiện đúng vai trò trách nhiệm của mình trong việc đôn đốc,
kiểm tra thực hiện công tác chuyên môn của các thành viên trong tổ để làm công
tác tham mưu cho hiệu trưởng trong quản lý.
Thông qua đó mà công tác hoạt động chuyên môn ngày càng quy củ, chặt chẽ
và đều tay và có hiệu quả trong quản lý.
Trên cơ sở đó trong năm học 2013-2014 đã đạt được kết quả trong thi đua của
đội ngũ Thầy- Cô giáo cũng như chất lượng học tập của học sinh đã tăng lên rõ
rệt.
Về phía Giáo viên:
Năm học Tổng số
giáo viên
Giáo viên
giỏi và
CSTĐ cơ
sở
Giáo viên
đạt LĐTT
Giáo viên
có chuyên
môn yếu
Ghi chú
2012 – 2013 62 8 50 0
2013 – 2014 65 19 64 0
Về phía học sinh:
Năm học
Tổng số
học
sinh
Số học
sinh giỏi
cấp tinh
Học sinh
có Học
lực giỏi
Học sinh
tiên tiến
Học
sinh lên
lớp
thẳng
Ghi
chú
2012 - 2013 1063 16 39
3,7%
289
27,2%
817
76,7%
2013 - 2014 981 21 53
5,4%
315
32,1%
842
85,8%
CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHUYÊN MÔN
16
IV. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT.
Hoạt động của tổ trưởng chuyên môn có vai trò hết sức quan trọng đối với chất
chất lượng và hoàn thành nhiệm vụ của một năm học. Vì vậy Sở Giáo dục – Đào
tạo và Hiệu trưởng các trường THPT cần đầu tư nhiều về thời gian, tài liệu
hướng dẫn để bồi dưỡng Tổ trưởng chuyên môn.
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO.
- Luật Giáo dục.
- Điều lệ trường trung học cơ sở, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp
học. (Ban hành theo thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo).
- Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường THPT ban hành kèm theo
Quyết định số 80/2008/QĐ-BGDĐT ngày 30/12/2008 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo.
17
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Tân Phú, ngày 20 tháng 5 năm 2014
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2013-2014
Tên sáng kiến kinh nghiệm: Hiệu trưởng chỉ đạo hoạt động của các tổ
chuyên môn ở trường THPTTôn Đức Thắng.
Họ và tên tác giả: Trn Danh Tuyên Đơn vị (tổ):Trường THPT Tôn Đức
Thắng.
Lĩnh vực: Phụ trách các hoạt động phong trào và giáo dục đạo đức cho học sinh.
Quản lý giáo dục Phương pháp dạy học bộ môn: ………….
Phương pháp giáo dục Lĩnh vực khác: … ………………………
III. Tính mới
a. Có giải pháp hoàn toàn mới
b. Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có
IV. Hiệu quả
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã phát triển áp dụng
trong toàn ngành có hiệu quả cao
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp
dụng tại đơn vị có hiệu quả
V. Khả năng áp dụng
a. Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Tốt Khá Đạt
b. Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện
và dễ đi vào cuộc sống: Tốt Khá Đạt
c. Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu
quả trong phạm vi rộng: Tốt Khá Đạt
d. XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN THỦTRƯỞNG ĐƠN VỊ
18