Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

skkn ” công tác giáo dục chính trị, tư tưởng phấn đấu trở thành đảng viên trong học sinh ở trường trung học phổ thông xuân lộc năm học 2013-2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.43 KB, 19 trang )

SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT XUÂN LỘC

Đề tài
CÔNG TÁC GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ, TƯ TƯỞNG
PHẤN ĐẤU TRỞ THÀNH ĐẢNG VIÊN TRONG
HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT XUÂN LỘC
NĂM HỌC 2013 - 2014
Người thực hiện: VŨ NGỌC CƯỜNG
Xuân Lộc, tháng 5 năm 2014
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT XUÂN LỘC
Mã số:
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI :
CÔNG TÁC GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ, TƯ TƯỞNG
PHẤN ĐẤU TRỞ THÀNH ĐẢNG VIÊN TRONG
HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT XUÂN LỘC
NĂM HỌC 2013 - 2014
Người thực hiện: VŨ NGỌC CƯỜNG
Lĩnh vực nghiên cứu:
Quản lý giáo dục 
Phương pháp dạy học bộ môn 
Phương pháp giáo dục 
Lĩnh vực khác 
Có đính kèm:
Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác
Năm học: 2013 – 2014

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH
I.THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN:


1.Họ và tên: VŨ NGỌC CƯỜNG
2.Ngày tháng năm sinh: 24 – 02 – 1973
3.Nam (nữ): Nam
4.Địa chỉ: số 179/3 Ngô Quyền - tổ 9, khu 4, Thị trấn Gia Ray, Xuân
Lộc, Đồng Nai.
5.Điện thoại: 0919.308525
6.Công tác: Phó hiệu trưởng
7.Đơn vị: Trường Trung học phổ thông Xuân Lộc
II.TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO:
1.Trình độ chuyên môn cao nhất: Cử nhân Lịch sử - Chính trị
2.Năm nhận bằng: 1998
3.Chuyên ngành đào tạo: Lịch sử - Chính trị
III.KINH NGHIỆM:
1.Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: giảng dạy Lịch sử - Chính trị
2.Số năm kinh nghiệm: 16 năm
3.Các đề tài, sáng kiến kinh nghiệm trong 5 năm gần đây:
- Năm học 2007 – 2008:
Kinh nghiệm khai thác, sử dụng tranh ảnh, sơ đồ, bản đồ trong dạy học
lịch sử Việt Nam lớp 10 ban cơ bản.
- Năm học 2008 – 2009:
Kinh nghiệm sử dụng sơ đồ hoá và bảng biểu trong dạy học lịch sử
chương I và chương II phần lịch sử Việt Nam lớp 12 ban cơ bản.
- Năm học 2009 – 2010:
Giáo viên chủ nhiệm giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Trung học
phổ thông Xuân Lộc - huyện Xuân Lộc - tỉnh Đồng Nai trong năm học 2009-
2010.
- Năm học 2010 – 2011:
Giáo viên chủ nhiệm Tổ chức lao động và giáo dục qua lao động cho học
sinh ở trường THPT Xuân Lộc năm học 2010 - 2011.
- Năm học 2011 – 2012:

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường Trung học phổ thông Xuân
Lộc - huyện Xuân Lộc – tỉnh Đồng Nai trong năm học 2010 - 2011.
- Năm học 2012 – 2013:
Giáo viên Giáo dục công dân phối hợp cùng giáo viên chủ nhiệm đáng giá
xếp loại hạnh kiểm của học sinh ở trường Trung học phổ thông Xuân Lộc -
huyện Xuân Lộc – tỉnh Đồng Nai năm học 2012 - 2013.
- Năm học 2013 – 2014:
Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng phấn đấu trở thành đảng viên trong
học sinh ở trường Trung học phổ thông Xuân Lộc năm học 2013 - 2014.
A.PHẦN MỞ ĐẦU
I/LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Theo Chỉ thị 34 - CT/TW ngày 30/5/1998 "Về tăng cường công tác chính
trị tư tưởng; củng cố tổ chức đảng, đoàn thể quần chúng và công tác phát triển
đảng viên trong các trường học" xác định: Thi hành Nghị quyết Trung ương 2
(khóa VIII) "Về định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời
kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000", đi đôi với việc
lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ công tác trong trường học, các cấp ủy và tổ
chức đảng, ngành Giáo dục - đào tạo đã quan tâm hơn trong việc chỉ đạo công
tác xây dựng tổ chức đảng và các đoàn thể quần chúng ở các trường học.
Tuy nhiên, tới nay công tác giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện đạo đức
ở không ít trường còn bị coi nhẹ Nhiều trường, nhất là ở cấp tiểu học, trung
học cơ sở và ở các tỉnh thành phố phía Nam, Tây Nguyên, vùng miền núi, ven
biển, vùng đồng bào dân tộc, tôn giáo. Chưa có đảng viên, chưa lập được chi bộ.
Tỉ lệ đảng viên trong giáo viên ở các trường phổ thông cơ sở, tiểu học, mầm non
và trong học sinh, sinh viên còn thấp. Sức chiến đấu của đảng viên và năng lực
lãnh đạo của tổ chức đảng ở nhiều trường không cao, thậm chí còn có nơi tê
liệt
Thực tế tại trường THPT Xuân Lộc, từ khi thành lập trường (năm 1985)
đến hết năm 2013 chỉ kết nạp được 01 đảng viên trong học sinh (năm 2005)
trong khi nguồn đối tượng đảm bảo cho các điều kiện kết nạp vào Đảng trong

học sinh hàng năm tại nhà trường không phải quá hiếm; nhu cầu, lý tưởng khát
vọng được kết nạp vào Đảng để có môi trường cống hiến và trưởng thành của
các em luôn dồi dào.
Hơn nữa, trong những năm gần đây công tác phát triển đảng viên mới
trong đối tượng học sinh các trường THPT trên cả nước cũng như địa bản tỉnh
Đồng Nai được đặc biệt quan tâm như: Ban Thường vụ Trung ương Đoàn (khóa
IX) ban hành Kết luận 138 - KL/TWĐTN ngày 13/11/2008 về một số giải pháp
đẩy mạnh Cuộc vận động “Đoàn viên thanh niên phấn đấu trở thành đảng viên
Đảng Cộng sản Việt Nam”, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Đồng Nai ban hành
Hướng dẫn số 60–HD/TĐ-BTCTU ngày 23/12/2010 của Ban Tổ chức Tỉnh ủy
và Ban Thường vụ Tỉnh đoàn về việc hướng dẫn quy trình giới thiệu đoàn viên
ưu tú cho Đảng xem xét kết nạp, theo đó một số trường THPT trên địa bàn tỉnh
đã có bước khởi sắc trong công tác phát triển đảng viên trong học sinh bậc
THPT.
Từ thực trạng đó, với vai trò là một phó Bí thư chi bộ, phó hiệu trưởng
phụ trách Hoạt động Ngoài giờ lên lớp, công tác GVCN, công tác Đoàn thanh
niên trong nhà trường, tôi nhận thấy trách nhiệm của mình trong công tác giáo
dục chính trị tư tưởng, lý tưởng cách mạng mà trực tiếp là nhiệm vụ phát triển
đảng trong học sinh trong nhà trường là hết sức quan trọng và cấp bách; Nhà
trường phải đẩy mạnh đồng bộ các hoạt động để giáo dục học sinh, tạo môi
trường rèn luyện, cống hiến và ghi nhận những đóng góp, thành tích của các em.
Muốn đào tạo cho xã hội những con người phát triển toàn diện thì ngay từ trong
nhà trường chúng ta phải đặc biệt chú ý đến việc giáo dục tư tưởng, nhân cách,
đạo đức, lối sống, lý tưởng cách mạng cho học sinh, vì thế tôi chọn đề tài” Công
tác giáo dục chính trị, tư tưởng phấn đấu trở thành đảng viên trong học
sinh ở trường Trung học phổ thông Xuân Lộc năm học 2013-2014” làm đề
tài nghiên cứu của mình.
II/MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Với vai trò là một giáo viên bộ môn lịch sử - Giáo dục công dân, qua thực
tiễn công tác giảng dạy của bản thân và kinh nghiệm kết hợp với GVCN và các

tổ chức đoàn thể trong nàh trường nhất là tổ chức Đoàn thanh niên để tác động,
giáo dục, nhận xét, đánh giá về nguyện vọng, lý tưởng, ước mơ của học sinh; kết
hợp với vai trò là một cán bộ lãnh đạo, một cán bộ quản lý bằng thực tiễn công
tác của mình về công tác xây dựng đảng trong nhà trường và chỉ đạo của cấp
trên… qua đó tôi rút ra những kinh nghiệm tốt đồng thời cũng nêu lên một vài ý
kiến đề xuất cho công tác này trong thời gian tới đạt hiệu quả cao hơn.
III/NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Trong khuôn khổ là một đề tài nghiên cứu thực tế, và khả năng tự nghiên
cứu của bản thân nên tối chỉ nghiên cứu trong phạm vi sau đây:
- Thực trạng việc đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh ở trường THPT
Xuân Lộc trong năm học 2013-2014 nhà trường.
- Rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất một số biện pháp trong việc
đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh ở trường THPT Xuân Lộc trong thời
gian tới.
IV/ PHẠM VI – GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
1.Phạm vi:
Nghiên cứu tại trường THPT Xuân Lộc, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.
2.Giới hạn: Trong phạm vi một năm học: năm học 2013-2014.
V/PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.Phương pháp quan sát: Quan sát thực tế kết quả học tập, hạnh kiểm và
ý chí phần đấu, nổ lực của học sinh trong trường.
2.Phương pháp tiếp cận thực tế: Bằng cách tiếp cận trực tiếp từ một số
đối tượng là học sinh các khối lớp, qua các đối tượng học sinh. Sau đó phân tích,
đánh giá về lập trường, tư tưởng, lý tưởng, ước muốn, nguyện vọng của học sinh
và có cơ sở nhận xét, đánh giá chính xác vấn đề.
3.Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các tài liệu, tham khảo
sách, báo, các văn kiện, Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước và của
ngành…
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN

I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Theo Chỉ thị 34 - CT/TW ngày 30/5/1998 của Bộ Chính trị Ban chấp
hành Trung ương Đảng "Về tăng cường công tác chính trị tư tưởng; củng cố tổ
chức đảng, đoàn thể quần chúng và công tác phát triển đảng viên trong các
trường học" đã nêu rõ:
Để thực hiện tốt định hướng chiến lược phát triển giáo dục-đào tạo; chiến
lược cán bộ của đảng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hóa, Bộ chính trị
yêu cầu các cấp, các ngành thực hiện có kết quả một số nhiệm vụ sau đây:
Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện đạo đức cách
mạng trong đội ngũ giáo viên, học sinh, sinh viên, và công nhân viên ở các
trường học.
Nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và quần chúng trong trường
học về lý tưởng cách mạng, về các chủ trương, chính sách, nhiệm vụ và mục tiêu
cơ bản của công tác giáo dục - đào tạo, thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng con
người có đủ đức, tài, kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc; thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng của đảng và nhân dân ta
trong thời kỳ mới.
Bồi dưỡng ý thức tự giác của học sinh, sinh viên trong học tập, hoạt động
xã hội, rèn luyện phẩm chất chính trị và nhân cách. Kiên quyết khắc phục tư
tưởng chuyên môn đơn thuần, xem nhẹ các mặt công tác chính trị tư tưởng.
Tích cực tạo nguồn, làm tốt công tác phát triển đảng viên trong cán bộ,
giáo viên, học sinh, sinh viên, nhất là ở cơ sở hiện còn ít hoặc chưa có đảng
viên.
Hơn nữa, trong những năm gần đây công tác phát triển đảng viên mới
trong đối tượng học sinh các trường THPT trên cả nước cũng như địa bàn tỉnh
Đồng Nai được đặc biệt quan tâm như: Ban Thường vụ Trung ương Đoàn (khóa
IX) ban hành Kết luận 138-KL/TWĐTN ngày 13/11/2008 về một số giải pháp
đẩy mạnh Cuộc vận động “Đoàn viên thanh niên phấn đấu trở thành đảng viên
Đảng Cộng sản Việt Nam”, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Đồng Nai ban hành
Hướng dẫn số 60–HD/TĐ-BTCTU ngày 23/12/2010 của Ban Tổ chức Tỉnh ủy

và Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Đồng Nai về việc hướng dẫn quy trình giới thiệu
đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét kết nạp, theo đó một số trường THPT trên địa
bàn tỉnh đã có bước khởi sắc trong công tác phát triển đảng viên trong học sinh
bậc THPT.
Vậy, với Chỉ thị 34-CT/TW ngày 30/5/1998 của Bộ Chính trị, Kết luận
138-KL/TWĐTN ngày 13/11/2008 Ban Thường vụ Trung ương Đoàn (khóa
IX), Hướng dẫn số 60–HD/TĐ-BTCTU ngày 23/12/2010 của Ban Tổ chức Tỉnh
ủy và Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Đồng Nai được ban hành như một luồng gió
mới thổi vào cách nghĩ, cách làm ở mỗi nhà trường về công tác phát triển đảng
viên trong học sinh ở trường THPT, nhờ đó, công tác phát triển đảng viên trong
học sinh bậc trung học phổ thông có một sự thay đổi đáng kể.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Thực tế tại trường THPT Xuân Lộc, năm 2005 Chi bộ nhà trường đã kết
nạp được 01 đảng viên trong học sinh, là tập thể trường học duy nhất trên địa
bàn huyện Xuân Lộc kết nạp đảng viên là học sinh.
Với quan điểm: Công tác phát triển đảng viên là nhiệm vụ thường xuyên
và quan trọng, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ
sở đảng và bảo đảm tính kế thừa, phát triển của Đảng luôn được cấp ủy chi bộ
nhà trường quan tâm, hàng năm, số lượng phát triển đảng viên mới của chi bộ
luôn đạt và vượt chỉ tiêu, là một trong những nhân tố quan trọng góp phần xây
dựng Chi bộ nhà trường từ năm 2007 đến nay (7 năm liền) đạt danh hiệu Chi bộ
trong sạch – vững mạnh tiêu biểu, được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai tặng
cờ thi đua.
Tuy nhiên, từ năm 2005 đến hết năm 2013, mặc dù tập thể nhà trường
cũng có sự quan tâm nhất định về công tác này, nhưng Chi bộ nhà trường không
kết nạp thêm được một đảng viên nào trong học sinh, chỉ dừng lại việc giới thiệu
sinh hoạt trong tổ đối tượng đảng có 4 đoàn viên là học sinh ưu tú.
Với thực trạng trên, qua kiểm điểm theo tinh thần Nghị quyết Trung ương
4 (Khóa XI), việc chưa phát triển được đảng viên trong học sinh là một trong hai
hạn chế lớn nhất của tập thể Chi bộ nhà trường cần phải khắc phục ngay trong

thời gian tới, là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng cơ bản của nhà
đới với huyện nhà trong năm 2014 và những năm tiếp theo.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ CÔNG TÁC
GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ, TƯ TƯỞNG PHẤN ĐẤU TRỞ THÀNH ĐẢNG
VIÊN TRONG HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT XUÂN LỘC
NĂM HỌC 2013-2014
1.Thực trạng về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng phấn đấu trở thành
đảng viên trong học sinh tại nhà trường năm học 2013-1014:
Trường THPT Xuân Lộc đóng chân trên địa bàn thị trấn Gia Ray; năm
học 2013-2014 nhà trường có 1805 học sinh chia làm 42 lớp gồm: 14 lớp 12 với
607 học sinh; 14 lớp 11 với 616 học sinh; 14 lớp 10 với 618 học sinh trong đó
có 1545 hội viên Hội LHTN Việt Nam và 1830 Đoàn viên thanh niên với 42 chi
đoàn – lớp học sinh và 1 chi đoàn giáo viên. Đến cuối mỗi năm học luôn có
100% học sinh khối 12 là Đoàn viên.
Về phía giáo viên có 107 người, trong đó trực tiếp giảng dạy: 96 người, trong
đó dưới 45 tuổi có 76 người. Với đội ngũ trên, nhà trường tương đối thuận lợi
trong việc lựa chọn, bố trí giáo viên làm công tác chủ nhiệm và hỗ trợ các phong
trào của tuổ trẻ và công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức học sinh.
Trong lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động nhà trường, Cấp ủy chi bộ đặc biệt
quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tổ chức Đoàn thanh niên nhà trường
hoạt động.
Về mặt tổ chức, trong Ban Thường vụ Đoàn trường, hai phó Bí thư Đoàn
trường là Đảng viên, đồng chí Bí thư Đoàn trường là chi ủy viên chi bộ. Ngoài
ra trong Cấp ủy và Ban giám hiệu còn phân công một đồng chí là Phó bí thư chi
bộ, phó hiệu trưởng nhà trường phụ trách chỉ đạo trực tiếp tổ chức Đoàn thanh
niên.
Hàng năm, qua hoạt động công tác của mình nhà trường thường xuyên tổ
chức các hoạt động ngoại khóa sôi sổi như: múa sân trường, thi thuyết trình về
các giải pháp khắc phục tình trạng học sinh trường THPT Xuân Lộc vi phạm an
toàn giao thông; thanh niên học sinh THPT Xuân Lộc với bảo vệ môi trường;

Áo trắng không có chất chết trắng; ngoại khóa về văn học dân gian; tạo đàm trao
đổi với các nhân chứng lịch sử là các chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày tại
các nhà tù của đế quốc, tham quan về nguồn luôn có 99% tập thể lớp tổ chức,
thu hút hơn 90% học sinh tham gia… qua các hoạt động trên đã tạo được nhiều
sân chơi, là môi trường giáo dục lý tưởng cách mạng sống động, là điều kiện để
mỗi nhân tố học sinh ưu tú các lớp thể hiện mình cống hiến và trưởng thành.
Tuy nhiên công tác phát triển đảng viên trong học sinh nhà trường còn
một số hạn chế, chưa đạt được kết quả như mong muốn, nguyên nhân là sự quan
tâm của cấp Ủy, Ban giám hiệu nhà trường có lúc chưa được thường xuyên, có
lúc còn cầu toàn, đặt ra tiêu chí, tiêu chuẩn và yêu cầu quá cao đối với đối tượng
là học sinh giới thiệu kết nạp đảng như: Năm 2005, nhà trường đã kết nạp được
1 đảng viên là học sinh, dây là một học sinh đạt học sinh giỏi toàn diện 12 năm
liền, 3 năm liên tục đạt học sinh giỏi cấp tỉnh, trong đó năm lớp 12 đạt giải nhì
cấp tỉnh môn ngữ văn; Là một phó Bí thư đoàn trường rất năng nỗ, nhiệt tình
trong các phong trào.
Bên cạnh đó còn một số trường hợp chưa nhận thức đúng đắn về việc phát
triển đảng viên từ nguồn đoàn viên học sinh của một bộ phận giáo viên cho rằng
đoàn viên học sinh còn trẻ tuổi, chưa có nhận thức đúng đắn để có thể bước chân
vào hàng ngũ của Đảng. Vẫn còn tồn tại tư tưởng quá khắt khe từ phía các thầy
cô giáo về việc xét kết nạp cho các em học sinh khi mà có trường chính các thầy
cô giáo còn chưa được vào Đảng.
Do vậy, khi các em được xem xét, lấy ý kiến để kết nạp thì một bộ phận
các thầy cô giáo cảm thấy chưa xứng đáng trong khi thực sự các em là những
học sinh xuất sắc, đủ tiêu chí theo quy định của Điều lệ Đảng. Tư tưởng này,
trên thực tế vẫn còn tồn tại và một phần làm ảnh hưởng tới việc phát triển Đảng
viên là học sinh.
Ngoài ra, với đặc điểm tại địa phương, phần lớn là đồng bào theo đạo
Thiên chúa giáo chưa hiểu hết chủ trương của Đảng ta hiện nay nên còn có tư
tưởng dè dặt, e ngại, khi con em về trao đổi vấn đề này đã gặp sự ngăn cản của
cha mẹ các em.

Đây là những trở ngại, là nguyên nhân mà từ năm 2005 đến năm 2013,
nhà trường không phát triển được một đảng viên là học sinh nào.
Để phát triển được một đảng viên là học sinh đòi hỏi phải có nhiều yếu tố,
trong đó có ba yếu tố quan trọng là sự tự thân phấn đấu của mỗi đoàn viên, học
sinh; sự quan tâm, bồi dưỡng của nhà trường mà trực tiếp là Đoàn trường, sự
giúp đỡ, tạo điều kiện của giáo viên chủ nhiệm và sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo
của Chi ủy, Ban giám hiệu nhà trường.
2. Giải pháp về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng phấn đấu trở thành
đảng viên trong học sinh tại nhà trường năm học 2013-1014:
a.Việc nâng cao nhận thức, tư tưởng trong tập thể nhà trường về phát
triển đảng viên là học sinh:
Nhằm khắc phục những hạn chế trong nhận thức của một bộ phận giáo
viên như nêu ở trên, Cấp ủy chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường bằng nhiều biện
pháp khắc nhau đã tập trung tuyên truyền về các chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước trong đó bám sát, giải thích rõ Chỉ thị 34-CT/TW
ngày 30/5/1998 của Bộ Chính trị, Kết luận 138-KL/TWĐTN ngày 13/11/2008
Ban Thường vụ Trung ương Đoàn về phát triển đảng viên trong học sinh, phân
tích tình hình thực hiện công tác này trên cả nước và địa bàn tỉnh Đồng Nai và
đối chiếu với tính hình, đặc điểm cụ thể của học sinh nhà trường. Từ đó đã tạo
được sự đồng thuận trong tập thể.
Đối với đoàn viên thanh niên học sinh, thông qua sinh hoạt chủ nhiệm,
sinh hoạt chi đoàn, sinh hoạt chào cờ, cấp ủy Ban giám hiệu kết hợp với đoàn
trường thường xuyên tuyên truyền, giải thích rõ về nghị quyết chuyên đề của
Chi bộ, quan điểm, chủ trương của Đảng về công tác thanh niên và phát triển
đảng trong học sinh để các em có định hướng đúng, có động cơ, lý tưởng phấn
đấu vào Đảng đúng đắn.
Qua các hoạt động phong trào, hội trại, hội diễn, các hoạt cảnh truyền
thống, diễn đàn: “Đảng với thanh niên – thanh niên với đảng”, “Tiến bước dưới
cờ Đảng”, các cuộc thi tìm hiểu, học tập gương sáng đảng viên, theo năm học
thường xuyên tổ chức cuộc gặp gỡ các nhân chứng lịch sử, các chiến sĩ cách

mạng bị địch bắt tù đày, các hoạt động thực hiện việc Làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh… từng bước xây dựng, tạo niềm tin, tình cảm của tuổi trẻ nhà
trường với Đảng, góp giáo dục chính trị tư tưởng và hình thành lý tưởng, động
cơ phấn đấu vào đảng của học sinh.
b.Việc ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển đảng viên trong
học sinh của nhà trường:
Thực hiện việc khắc phục qua nội dung kiểm điểm theo tinh thần Nghị
quyết TW 4 (khóa XI) của Đảng tại nhà trường là chưa phát triển được Đảng
viên trong học sinh, với kết quả đạt được năm 2005, Cấp ủy Chi bộ cùng Ban
giám hiệu nhà trường đã xây dựng bộ tiêu chí để định hướng cho đoàn viên xuất
sắc, đoàn viên ưu tú là học sinh phấn đấu trở thành đảng viên Đảng Cộng Sản
Việt Nam.
Các tiêu chuẩn, tiêu chí, điều kiện kết nạp đảng viên đối tượng là học sinh
đã được cụ thể hóa bằng Nghị quyết số 15-NQ/CB.THPTXL ngày 03 tháng 4
năm 2013 - Nghị quyết chuyên đề giới thiệu đối tượng Đảng là học sinh trong
nhà trường được nhiều đảng viên, giáo viên và học sinh nhiệt tình hưởng ứng.
Theo đó, ngoài yêu cầu về độ tuổi, lý lịch rõ ràng, không vi phạm điều
kiện kết nạp Đảng còn có những điều kiện để các em được đứng trong hàng ngũ
của đảng là: ít nhất 3 năm học đều đạt học sinh giỏi toàn diện, điểm trung bình
chung học lực phải đạt từ 7.0 trở lên mới được giới thiệu vào tổ trung kiên và
giới thiệu kết nạp Đảng phải đạt từ 7.5 trở lên; tích cực tham gia công tác đoàn-
hội và được hiệu trưởng nhà trường trở lên tặng giấy khen; đạt thành tích cao
trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh; có tiếng nói trong tập thể và gây được
ảnh hưởng tích cực tới đoàn viên, thanh niên trong trường. Một điều kiện quan
trọng nữa là các em phải thi đỗ đại học nguyện vọng 1 trong năm học cuối cấp.
Để tạo điều kiện cho các em có môi trường cống hiến và trưởng thành,
ngay sau khi Nghị quyết số 15-NQ/CB.THPTXL ngày 03 tháng 4 năm 2013
được ban hành, và vào đầu năm học mới 2013-2014, đại diện Cấp ủy, Ban giám
hiệu nhà trường, tôi đã gặp mặt tất cả những em học sinh có kết quả học lực khá,
giỏi trở lên để triển khai, định hướng công tác tư tưởng trong các em để có ý chí

phấn đấu, đồng thời thông báo công khai trong các buổi sinh hoạt chào cờ của
nhà trường.
Vào đầu năm học mới 2013-2014, Ban giám hiệu đã định hướng cho giáo
viên chủ nhiệm sắp xếp, bố trí những đoàn viên học sinh có học lực khá, giỏi
tham gia phụ trách cán bộ lớp, cán bộ đoàn và phụ trách các phong trào khác của
tập thể lớp nhằm tạo môi trường cho các em được cống hiến, thể hiện mình và
trưởng thành, đồng thời chỉ đạo Ban chấp hành Đoàn trường gửi danh sách và
tham mưu cụ thể cho giáo viên chủ nhiệm từng lớp về năng khiếu, sở trường của
mỗi đoàn viên học sinh ưu tú được giới thiệu vào đối tượng trung kiên.
Cùng với đó, cấp ủy Chi bộ nhà trường giao BCH Đoàn trường chủ trì
việc phối hợp với giáo viên Chủ nhiệm, các tổ chức đoàn thể trong trường trong
phát hiện, bồi dưỡng và giới thiệu đoàn viên ưu tú là học sinh cho Chi bộ xem
xét, đề nghị cấp trên ra quyết định kết nạp vào Đảng.
Với cách làm trên, mọi phong trào của nhà trường từ học tập, thi đua nề
nếp, đến phong trào bề nổi của nhà trường đã có sự thay đổi rõ rệt, các phong
trào do Đoàn trường và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường phát động đều
được thực hiện hoàn thành một cách nhanh chóng, hạn chế tối đa việc vi phạm
kỷ luật của học sinh.
Tuy nhiên với những tiêu chí này, khi nhìn lại thấy vẫn còn yêu cầu quá
cao đối với học sinh của một huyện miền núi còn rất nhiều khó khăn về mọi
mặt, do vậy với sự nổ lực hết mình, quan tâm chỉ đạo sâu sát, thường xuyên của
cấp ủy chi bộ và ban giám hiệu nhà trường, nhưng đến cuối năm 2013, nhà
trường chỉ có được 04 đối tượng học sinh là trung kiên, và chưa phát triển thêm
được đảng viên nào là học sinh.
c.Việc điều chỉnh, bổ sung Nghị quyết chuyên đề phát triển đảng viên
là học sinh và công tác giáo dục chính trị, tư tưởng phấn đấu trở thành
đảng viên trong học sinh của nhà trường:
Sau kết quả học kỳ I năm học 2013-2014 nhìn lại, tìm hiểu nguyên nhân,
tại kỳ họp chi bộ thường kỳ tháng 2 năm 2014, tôi đã tham mưu cho Chi bộ, Ban
giám hiệu và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường tiếp tục bổ sung, điều chỉnh

quy trình và nội dung Nghị quyết số 15-NQ/CB.THPTXL ngày 03 tháng 4 năm
2013 của Chi bộ, cụ thể là:
Khác với việc giới thiệu thanh niên ưu tú cho Đảng thông thường, tại nhà trường
phải xây dựng lực lượng dự nguồn trung kiên gồm lựa chọn trong số những học
sinh có hạnh kiểm tốt, đạt thành tích học lực khá, giỏi từ năm lớp 10 và lực lượng
này tiếp tục được bổ sung ở khối 11.
Ban Thường vụ Đoàn trường, có trách nhiệm tìm hiểu sơ lược (một cách tế nhị)
về lý lịch chính trị gia đình của mỗi cá nhân này có vi phạm điều kiện kết nạp vào
Đảng hay không.
Thường xuyên bồi dưỡng, giúp đỡ các em bằng cách giao thêm nhiều nhiệm vụ
để các em phấn đấu, có kiểm tra, ghi nhận sự phấn đấu của các em một cách thường
xuyên.
Bí thư và các phó Bí thư Đoàn trường tích cực tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của
các đoàn viên để có thêm thông tin về tư tưởng, tâm lý của các em để có biện pháp
giáo dục, định hướng phù hợp.
Đầu năm học lớp 11 và 12, BCH Đoàn trường tham mưu và phối hợp với giáo
viên chủ nhiệm các lớp phân công nhiệm vụ cho các em trong đội dự nguồn trung
kiên làm cán bộ đoàn, cán bộ lớp hoặc cán bộ phụ trách các mảng hoạt động của
lớp nhằm tạo môi trường cho các em hoạt động, cống hiến và thể hiện năng lực, lý
tưởng của mình.
Trong các hoạt động BCH Đoàn trường luôn hướng dẫn, động viên đội ngũ dự
nguồn trung kiên phải luôn tiên phong trong các hoạt động của lớp và của nhà
trường.
Nhà trường tiếp tục tổ chức các hoạt động ngoại khoá sôi nổi đã có từ trước một
cách thường xuyên và các chương trình hành động cách mạng như: các cuộc thi tìm
hiểu về Đảng, Bác Hồ, về các anh hùng dân tộc, về truyền thống nhà trường, phụ
trách cùng các tổ chức đoàn thể trong nhà trường thăm, giúp đỡ 01 gia đình có công
cách mạng mà trường nhận phụng dưỡng suốt đời…
Qua các hoạt động luôn định hướng về nhận thức cho các em hiểu được vào
Đảng là thể hiện phẩm chất chính trị, lý tưởng cao đẹp của thanh niên; vào đảng để

được cống hiến, là một sự phấn đấu, là nhiệm vụ chính trị của người thanh niên
trong thời đại mới.
Sau những đợt thi đua chào mừng các ngày lễ trong năm như 20/11, 9/1, 3/2,
26/3, 19/5…BCH Đoàn trường họp xét, lựa chọn từ đội dự nguồn trung kiên để giới
thiệu bổ sung vào tổ trung kiên cho Chi bộ trong các cuộc họp Chi bộ hàng tháng.
Thường xuyên theo dõi, động viên những học sinh có học lực khá vươn lên duy
trì tốt kết quả học tập để xem xét, giới thiệu kết nạp vào Đảng khi đủ các điều kiện.
Nhà trường đã điều chỉnh các điều kiện để xem xét giới thiệu vào dự nguồn
trung kiên và kết nạp đảng so với trước đây là: …từ ít nhất 3 năm học đều đạt học
sinh giỏi toàn diện, điểm trung bình chung học lực phải đạt từ 7.0 trở lên mới được
giới thiệu vào tổ trung kiên và giới thiệu kết nạp Đảng phải đạt từ 7.5 trở lên, thành
có học lực khá, giỏi 2 năm liên tục khối 10 và 11, có ý chí phấn đấu tốt sẽ được giới
thiệu vào tổ dự nguồn trung kiên và có học lực từ 7.0 trở lên, đạt danh hiệu học sinh
giỏi cấp tỉnh, có thành tích tốt về tham gia các phong trào được giới thiệu kết nạp
Đảng;
Với cách làm như vậy, từ cuối năm 2013 đến nay đã có 10 em được giới thiệu
vào tổ đối tượng trung kiên (trong đó có 3 em lớp 12, 7 em lớp 11) và 01 học sinh
là em Phan Chu Hồng Trinh đã được kết nạp Đảng vào ngày 3/4/2014.
Hiện nay đội dự nguồn trung kiên của nhà trường là 39 đoàn viên ưu tú học sinh,
trong thời gian tới nhà trường sẽ tiếp tục bổ sung đội dự nguồn trung kiên sau khi
có kết quả học tập của các em lớp 10, 11; phấn đấu đến cuối năm 2014, nhà trường
sẽ xem xét, kết nạp thêm từ 1 đến 2 đảng viên là học sinh, phát triển tổ dự nguồn
trung kiên lên 40 đến 45 em, nâng lực lượng đối tượng trung kiên trong học sinh lên
từ 15 đến 20 em và hy vọng từ năm 2015 trở đi, đối tượng Đoàn viên học sinh ưu tú
của nhà trường được đứng vào hàng ngũ của Đảng sẽ có sự đột phá so với từ trước
đến nay.
d.Sự phối hợp giữa Chi bộ, Ban giám hiệu với giáo viên chủ nhiệm lớp, cha
mẹ học sinh và các tổ chức đoàn thể trong việc giáo dục về nhận thức và giới
thiệu học sinh ưu tú vào tổ dự nguồn trung kiên và tổ đối tượng đảng:
Về vai trò và trách nhiệm của chi bộ đối với việc triển khai công tác phát triển

Đảng trong học sinh tại Trường THPT Xuân Lộc: Cấp ủy chi bộ nhận thức rõ công
tác phát triển Đảng với đối tượng là học sinh đòi hỏi phải tiến hành rất thận trọng vì
khi cảm tình Đảng các em còn ở tuổi vị thành niên. Chúng ta có thể nhìn thấy triển
vọng của các em nhưng sự trải nghiệm cuộc sống của các em chưa nhiều. Bên cạnh
đó, nhận thức và lập trường chính trị ở mỗi em đã thực sự chín chắn, vững vàng
chưa cũng là một điều đáng lưu tâm.
Do đó, chi ủy, chi bộ chú trọng phát hiện, giao nhiệm vụ và cử người theo dõi,
giúp đỡ các em và tạo nhiều cơ hội để các em được thử thách. Định hướng trong
các hoạt động bề nổi của nhà trường, giáo viên chủ nhiệm, Ban chấp hành Đoàn
trường phải luôn chú ý lôi cuốn, giao nhiệm vụ trước tiên cho những đối tượng này
để các em có môi trường rèn luyện và trưởng thành.
Trong phân công công tác hàng năm, nhà trường đã chú ý phân công giáo viên
chủ nhiệm hoặc giáo viên phụ trách giảng dạy bộ môn là đảng viên được phân công
ở những tập thể lớp có đối tượng trung kiên đồng thời giao nhiệm vụ vụ giúp đỡ
từng em. Nhà trường cũng thường xuyên liên hệ với phụ huynh học sinh để lấy ý
kiến của phụ huynh và có thêm sự phối kết hợp trong công tác quản lý, giáo dục và
tạo điều kiện cho các em trưởng thành.
Với tổ chức Đoàn thanh niên, đây là một tổ chức đóng vai trò chủ yếu trong việc
theo dõi, giúp đỡ, giới thiệu đối tượng đảng trong học sinh, đoàn trường đã đẩy
mạnh các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao gắn với các phong trào thi
đua của tuổi trẻ: "Thi đua học tập, rèn luyện vì ngày mai phát triển, "Gương sáng
làm theo lời Bác", "Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Xuân Lộc", thực hiện Cuộc vận động
“Đoàn viên thanh niên phần đấu trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam”
được triển khai sâu rộng, thu hút đông đảo đoàn viên thanh niên tham gia. Từ đó,
những em năng động sẽ được Đoàn thanh niên nhà trường theo dõi, giúp đỡ và lựa
chọn, giới thiệu cho chi bộ và hướng dẫn để các em phấn đấu được kết nạp.
Đánh giá chung:
Từ thực tiễn nhà trường, với trách nhiệm và kinh nghiệm của bản thân tôi đã
mạnh dạn, linh hoạt, sáng tạo trong công tác, tham mưu cho cấp ủy chi bộ, ban
giám hiệu nhà trường làm tốt công tác phát triển đảng viên trong học sinh phù hợp

với thực tế, đặc điểm học sinh nhà trường, nhờ đó đã đem lại được kết quả đáng
mừng: Ý thức tu dưỡng, rèn luyện của học sinh được nâng lên, giúp giáo viên chủ
nhiệm lớp thể hiện được vai trò, trách nhiệm của mình hơn trong công việc, bám
sát, thấu hiểu học sinh hơn. Công tác phối hợp Chi bộ, ban giám hiệu với các tổ
chức đoàn thể trong nhà trường, giữa giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm lớp
về công tác này được nhịp nhàng, thường xuyên và chặc chẽ hơn. Có được những
kết quả đó là nhờ:
- Bản thân tôi đã có kinh nghiệm trong công tác quản lý, công tác Đảng tại nhà
trường và giáo dục học sinh, trong đó có nhiệm vụ giáo dục và kết nạp đảng viên
mới; có tinh thần trách nhiệm, đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác này,
xác định được phương pháp chủ yếu trong thực hiện nhiệm vụ.
- Nhà trường đã có những biện pháp điều chỉnh kịp thời những hạn chế trong
công tác này, lựa chọn, quyết đoán trong giao nhiệm vụ cho từng cá nhân trong chi
bộ nhà trường.
- Nhà trường đã chú ý tiến hành đồng thời với việc thực hiện nhiệm vụ chuyên
môn là nhiệm vụ chính trị xây dựng đảng, phát triển đảng viên mới.
- Sự phối hợp thường xuyên, kịp thời giữa giáo viên bộ môn và giáo viên chủ
nhiệm lớp; có biện pháp chấn chỉnh, giáo dục phù hợp với từng đối tượng học sinh.
- Ngay đầu năm và đấu mỗi năm học, tôi đã làm tốt công tác tham mưu phân
công nhiệm vụ cho từng đảng viên trong tập thể chi bộ nhà trường, 100% đảng viên
đều được giao nhiệm vụ, có sự theo dõi, nhắc nhở việc thực hiện nhiệm vụ của họ
về vấn đề định hướng, giáo dục học sinh ưu tú, giúp các em có cách nhìn nhận và
định hướng đúng đắn trong học tập và rèn luyện tư cách đạo đức.
PHẦN KẾT LUẬN
1.Bài học kinh nghiệm:
1.Tập thể nhà trường, trước hết là đội ngũ giáo viên phải có nhận thức đúng về
công tác phát triển đảng nói chung và phát triển đảng trong học sinh nhà trường.
2.Chi bộ đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về công tác giới thiệu và phát triển
đảng viên trong học sinh và điều chỉnh nghị quyết này kịp thời khi có vấn đề nảy
sinh cho phù hợp với đặc điểm, tình hình, đối tượng và yêu cầu của nhà trường.

3.Trong chi bộ, ngoài việc phân công đảng viên phụ trách, cần phải có 01 cá
nhân phụ trách sinh hoạt tổ trung kiên và đối với đối tượng học sinh được giao
nhiệm vụ cho đảng viên trẻ trong ban chấp hành Đoàn trường phụ trách.
4. Hàng tháng, nhà trường phải có lịch định kỳ tổ chức sinh hoạt tổ trung kiên,
định hướng, xem xét, giao nhiệm vụ phù hợp với tình hình học tập và hoàn cảnh
của học sinh.
5. Thường xuyên làm tốt công tác bổ sung, tạo nguồn trung kiên và đôn đốc tổ
chức Đoàn thanh niên luôn chú ý đến công tác này.
6.Trong quá trình hoạt động của nhà trường phải luôn chú ý đến công tác giáo
dục chính trị, tư tưởng không quá cứng nhắc, quá khắc khe, phải quan tâm tìm
hiểu đến hoàn cảnh, điều kiện tâm sinh lý lứa tuổi của từng đối tượng học sinh.
7.Thường xuyên thực hiện công tác tuyên dương trước tập thể những học sinh
ngoan, học sinh có ý chí vươn lên, tu dưỡng rèn luyện tốt, cùng với đó là tạo
môi trường, phát huy sở trường của mỗi cá nhân trong học tập bộ môn và công
việc của lớp, của trường để các em có điều kiện cống hiến, thể hiện điểm tốt của
mình trong tập thể.
8.Vào đầu mỗi năm học, học kỳ, nhà trường chỉ đạo, định hướng và giao các chỉ
tiêu trong hoạt động của tổ chức Đoàn thanh niên, trong đó có chỉ tiêu xây dựng
đội ngũ dự nguồn trung kiên và giới thiệu trung kiên cho chi bộ.
9. Hàng năm, vào các dịp lễ lớn của dân tộc: Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11,
Thành lập quân đội nhân dân Việt Nam 22/12, Thành lập Đảng 3/2…nhà trường
tổ chức các buổi gặp mặt, toạ đàm giữa đảng viên lâu năm của nhà trường, các
chiến sĩ cách mạng, đảng viên trẻ… với tổ dự nguồn trung kiên và đối tượng
trung kiên, qua đó để tuyên truyền, giáo dục lý tưởng cách mạng, động cơ, mục
đích vào đảng.
10.Thực hiện đúng quy trình giới thiệu đoàn viên ưu tú cho đảng, không chạy
theo thành tích, ngoài các tiêu chí về chính trị, lịch sử bản thân và giai đình đặc
biệt chú ý về thời gian sinh hoạt trong tổ trung kiên, ngày tháng năm sinh của
đối tượng theo đúng quy định.
11. Luôn luôn chú trọng việc bồi dưỡng, giáo dục, rèn luyện những đoàn viên

xuất sắc, có lập trường tư tưởng vững vàng để giới thiệu học lớp cảm tình Đảng
và giới thiệu cho Đảng xem xét kết nạp.
12.Cần xây dựng mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó giữa các cấp ủy đảng, Ban Giám
hiệu, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường thành khối đoàn kết, thống nhất, dân
chủ, tạo niềm tin cho giáo viên vàhọc sinh. Cấp ủy chi bộ nhà trường phối hợp
chặt chẽ với Ban Tổ chức Huyện ủy Xuân Lộc thực hiện tốt công tác kết nạp
đảng viên trong trường học trong đó có đối tượng là học sinh; phân công cụ thể
từng cấp ủy viên theo dõi việc bồi dưỡng đối tượng kết nạp.
2.Đề xuất, kiến nghị:
- Đối với trường THPT Xuân Lộc:
Tiếp tục xem xét, điều chỉnh để thống nhất những tiêu chí về giới thiệu
đoàn viên học sinh ưu tú cho đảng xem xét, kết nạp.
Thường xuyên theo dõi, giúp đỡ và định hướng hoạt động của tổ dự nguồn
trung kiên và đối tượng trung kiên ngày một hiệu quả hơn.
Hàng năm xem xét, tạo hứng khởi cho học sinh khi được giới thiệu vào tổ
dự nguồn trung kiên và đối tượng đảng của chi bộ như được tổ chức cho tham
quan các di tích lịch sử, được quyền tham gia hội trại truyền thống, được tham
lập thành một đội thi đấu riêng về văn nghệ, thể dục thể thao…trong các hoạt
động của nhà trường.
- Đối với Sở Giáo dục và đào tạo:
Cần tổ chức những buổi gặp gỡ, tọa đàm, trao đổi về kinh nghiệm giữa các
trường thực hiện tốt công tác phát triển đảng viên trong học sinh, qua đó các nhà
trường giao lưu, học hỏi kinh nghiệm về vận dụng vào thực tế đơn vị mình.
Phòng công tác học sinh sinh viên phối hợp với Ban cán sự Đảng Sở
GD&ĐT xây dựng bộ tiêu chí thống nhất hoặc có những văn bản hướng dẫn cụ
thể về công tác phát triển đảng viên trong học sinh trong trường THPT để thuận
lợi hơn và tạo tính tương đồng, thống nhất chung trong toàn tỉnh về công tác
này.
3.Giải pháp mới:
Một là:

Chi bộ - Ban giám hiệu nhà trường đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về
công tác giới thiệu và phát triển đảng viên trong học sinh. Nhờ đó đã đẩy mạnh
thực hiện nhiệm vụ này trong nhà trường và bước đầu có hiệu quả thiết thực.
Hai là:
Trước khi chính thức trở thành đối tượng đảng, cần tổ chức cho các em
tham gia vào tổ dự nguồn trung kiên để bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, định
hướng phấn đấu… để có động cơ vào đảng đúng đắn.
Ba là:
Thường xuyên tổ chức những mô hình thi đua, rèn luyện mới có hiệu quả,
tạo điều kiện cho các em trưởng thành thông qua các hoạt động, đồng thời giải
thích rõ lý tưởng, động cơ đúng đắn phấn đấu để trở thành đảng viên, phân công
cụ thể từng đảng viên dìu dắt, giúp đỡ từng đối tượng… qua đó góp phần nâng
cao số lượng, chất lượng đảng viên phát triển từ đoàn viên thanh niên học sinh.
Trên đây là một số vấn đề kinh nghiệm của bản thân trong Công tác giáo
dục chính trị, tư tưởng phấn đấu trở thành đảng viên trong học sinh ở trường
Trung học phổ thông Xuân Lộc năm học 2013-2014; với khả năng của bản thân
tôi xin đóng góp một vài ý kiến, rất mong sự góp ý xây dựng của quý thầy – cô
để cho công tác này tại nhà trường thời gian tới ngày đạt hiệu quả tốt hơn.
Xin chân thành cảm ơn.
MỤC LỤC
Phấn mở đầu
Lý do chọn đề tài trang 1
Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi, phương pháp nghiên cứu trang 2
Chương I:
Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
Cơ sở lý luận trang 3
Cơ sở thực tiễn trang 4
Chương II:
Thực trạng và giải pháp về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng phấn
đấu trở thành đảng viên trong học sinh tại nhà trường năm học 2013-1014

Thực trạng về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng phấn đấu trở thành đảng viên
trong học sinh tại nhà trường năm học 2013-1014 trang 5
Giải pháp về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng phấn đấu trở thành đảng viên
trong học sinh tại nhà trường năm học 2013-1014 trang 6
a.Việc nâng cao nhận thức, tư tưởng trong tập thể nhà trường về phát triển đảng
viên là học sinh. trang 6
b.Việc ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển đảng viên trong học sinh
của nhà trường. trang 7
c.Việc điều chỉnh, bổ sung Nghị quyết chuyên đề phát triển đảng viên là học
sinh và công tác giáo dục chính trị, tư tưởng phấn đấu trở thành đảng viên trong
học sinh của nhà trường. trang 8
d.Sự phối hợp giữa Chi bộ, Ban giám hiệu với giáo viên chủ nhiệm lớp, cha mẹ
học sinh và các tổ chức đoàn thể trong việc giáo dục về nhận thức và giới thiệu
học sinh ưu tú vào tổ dự nguồn trung kiên và tổ đối tượng đảng.
trang 9
Phần kết luận:
Bài học kinh nghiệm trang 11
Đề xuất, kiến nghị trang 12
Phụ lục
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghị quyết Số 02-NQ/HNTW ngày 24/12/1996 của Ban chấp hành Trung
Ương Đảng (khóa VIII) "Về định hướng chiến lược phát triển giáo dục -
đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến
năm 2000".
2. Chỉ thị 34 - CT/TW ngày 30/5/1998 "Về tăng cường công tác chính trị tư
tưởng; củng cố tổ chức đảng, đoàn thể quần chúng và công tác phát triển đảng
viên trong các trường học".
3.Kết luận số 242-TB/T.Ư ngày 15/4/2009 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện
Nghị quyết T.Ư 2 (khóa VIII).
4. Kết luận 138 - KL/TWĐTN ngày 13/11/2008 của Ban Thường vụ Trung

Ương Đoàn về một số giải pháp đẩy mạnh Cuộc vận động “Đoàn viên thanh
niên phấn đấu trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam”.
5. Hướng dẫn số 60–HD/TĐ-BTCTU ngày 23/12/2010 của Ban Tổ chức Tỉnh
ủy và Ban Thường vụ Tỉnh đoàn về việc hướng dẫn quy trình giới thiệu đoàn
viên ưu tú cho Đảng xem xét kết nạp.
6. Nghị quyết số 15-NQ/CB.THPT.XL ngày 03/4/2013 Nghị quyết chuyên đề
giới thiệu đối tượng kết nạp Đảng là học sinh trong nhà trường của trường
THPT Xuân Lộc.
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
Trường THPT Xuân Lộc
–––––––––––

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
––––––––––––––––––––––––
Xuân Lộc , ngày 20 tháng 5 năm 2014
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2013- 2014
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm:
Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng
phấn đấu trở thành đảng viên trong học sinh
ở trường Trung học phổ thông Xuân Lộc
năm học 2013-2014
Họ và tên tác giả: Vũ Ngọc Cường
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Tổ Hành chính – Trường THPT Xuân Lộc
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác)
- Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: 
- Phương pháp giáo dục  - Lĩnh vực khác: 

Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong Ngành 
1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây)
- Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn 
- Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn 
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị
mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 
2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây)
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao

- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu
quả cao 
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao 
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả 
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị
mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 
3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong
ngành 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào
cuộc sống:
Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành 
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi
rộng:
Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT  Trong ngành 
Xếp loại chung: Xuất sắc  Khá  Đạt  Không xếp loại 
BM04-NX GSKKNĐ
NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN
(Đã ký)
Vũ Ngọc Cường

XÁC NHẬN CỦA TỔ
CHUYÊN MÔN
(Đã ký)
Nguyễn Ngọc Hiệp
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Đã ký)
Trần Thị Kim Tân

×