Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên việt nam tại thành phố hồ chí minh hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 72 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------

NGUYỄN VĂN KIÊN

CÔNG TÁC GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ TƯ TƯỞNG
CHO SINH VIÊN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------

NGUYỄN VĂN KIÊN

CÔNG TÁC GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ TƯ TƯỞNG
CHO SINH VIÊN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Chính trị học
Mã số: 60 31 02 01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Viết Ngoạn

Hà Nội - 2014



LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, được
thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Viết Ngoạn. Các số liệu và
trích dẫn trong luận văn là trung thực, chính xác, có nguồn gốc rõ ràng.
Kết quả nghiên cứu của luận văn không trùng với các công trình khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Kiên


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1.

Mục đích, ý nghĩa của đề tài .................................................................. 1

1.1.

Lý do chọn đề tài ................................................................................... 1

1.2.

Mục đích nghiên cứu của đề tài ............................................................. 3

1.3.

Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ............................................................ 3

1.4.


Ý nghĩa của đề tài .................................................................................. 4

2.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................... 4

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 6

4.

Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 6

5.

Cấu trúc của luận văn ............................................................................ 6

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG CỦA CÔNG TÁC GIÁO DỤC
CHÍNH TRỊ TƢ TƢỞNG ............................................................................... 7
1.1.

Các khái niệm cơ bản về công tác giáo dục chính trị tư tưởng ............. 7

1.1.1. Khái niệm về chính trị ........................................................................... 7
1.1.2. Khái niệm về tư tưởng ........................................................................... 9
1.2.

Nội dung công tác giáo dục chính trị, tư tưởng ................................... 11


Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
TƢ TƢỞNG CHO SINH VIÊN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ...... 15
2.1.

Tổng quan về thành phố Hồ Chí Minh ................................................ 15

2.2.

Thực trạng công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên tại

Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay ................................................................... 16
2.2.1. Nội dung và hình thức công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho
sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh ............................................................. 16
2.2.2. Những kết quả đạt được ....................................................................... 23
2.2.3. Những tồn tại, hạn chế ......................................................................... 34
2.2.4. Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế yếu kém ..................... 38


Chƣơng 3: NHỮNG GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ TƢ TƢỞNG CHO
SINH VIÊN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ....................................... 48
3.1.

Những vấn đề đặt ra đối với công tác giáo dục chính trị tư tưởng

cho sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay........................................ 48
3.1.1. Những vấn đề chung của đất nước ...................................................... 48
3.1.2. Những vấn đề riêng của Thành phố..................................................... 49
3.2.


Giải pháp: ............................................................................................. 50

3.2.1. Tạo lập một môi trường kinh tế - xã hội lành mạnh ............................ 50
3.2.2. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành, đặc biệt là
cấp ủy Đảng ..................................................................................................... 51
3.2.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên làm công tác
giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
đảm bảo các điều kiện vật chất cho công tác giáo dục chính trị tư tưởng....... 52
3.2.4. Từng bước đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy học
các môn khoa học Mác - Lênin và phương pháp giáo dục chính trị tư tưởng
cho sinh viên hiện nay. .................................................................................... 53
3.2.5. Tăng cường vai trò của phòng Công tác chính trị, Đoàn Thanh niên
trong việc nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên .... 54
3.3.

Một số kiến nghị .................................................................................. 55

3.3.1. Đối với Hội đồng Lý luận Trung ương, Ban tuyên giáo Trung ương,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ...................................................... 55
3.3.2. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo ......................................................... 56
3.3.3. Đối với Đảng ủy, Ban Giám hiệu các trường đại học, cao đẳng ......... 57
3.3.4. Đối với đội ngũ cán bộ, giảng viên giảng dạy các môn lý luận
chính trị, tư tưởng ............................................................................................ 57


3.3.5. Đối với Phòng công tác chính trị, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên... 59
3.3.6. Đối với sinh viên.................................................................................. 59
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 61



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Biểu đồ 1.

Biểu đồ tỉ lệ sinh viên quan tâm tới Đảng ................................. 21

Biểu đồ 2.

Tỉ lệ sinh viên quan tâm tới đường lối cải cách kinh tế ........... 21

Biểu đồ 3.

Trình độ chuyên môn của giảng viên giảng chính trị ............... 24

Biểu đồ 4.

Thời gian tham gia giảng dạy lý luận chính trị ........................ 25

Biểu đồ 5.

Đánh giá về nội dung chương trình đào tạo ............................. 27

Biểu đồ 6.

Phương pháp giáo dục lý luận chính trị hiệu quả ...................... 29

Biểu đồ 7.

Hình thức đánh giá kết quả học tập lý luận chính trị ............... 30


Biểu đồ 8.

Kết quả học tập trung bình các môn lý luận chính trị ............... 33

Biểu đồ 9.

Khả năng sử dụng kỹ thuật trong giảng dạy của giảng viên ..... 37


MỞ ĐẦU
1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài
1.1. Lý do chọn đề tài
Đảng Cộng sản Việt Nam kể từ khi ra đời cho đến nay luôn giữ vai trò là
đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc
Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, dân tộc ta đã giành được những thắng
lợi vẻ vang, mở ra một thời đại phát triển rực rỡ nhất trong lịch sử của dân tộc
- thời đại Hồ Chí Minh; mở ra một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân
tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam đã
khẳng định “ Sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng là nhân tố quyết
định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam” [12, tr. 23]. Đảng ta đã nắm
vững, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ
thể của Việt Nam, đề ra đường lối đúng đắn, đáp ứng yêu cầu phát triển của
cách mạng. Đường lối đó đã thấm sâu vào quần chúng nhân dân bằng công
tác giáo dục chính trị tư tưởng do Đảng tiến hành để giáo dục truyền bá chủ
nghĩa Mác - Lênin, nâng cao ý thức chính trị, giác ngộ cách mạng cho nhân
dân, trong đó có học sinh sinh viên.
Giáo dục chính trị, tư tưởng là một phần rất quan trọng trong việc đào tạo
những thế hệ cách mạng, nhất là đối với những học sinh sinh viên. Bên cạnh
việc trau dồi những kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, họ cần phải có được

sự kiên định, vững chắc về lý tưởng cách mạng, về Đảng Cộng sản. Qua đó
tránh được những sự lệch chuẩn về chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống của
thế hệ trẻ Việt Nam - những “người chủ tương lai của nước nhà” [26, tr. 182].
Làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng để từ đó nhằm nâng cao ý
thức công dân, tinh thần yêu nước trong thế hệ trẻ Việt Nam mà nòng cốt là
những học sinh, sinh viên đang ngồi dưới mái trường xã hội chủ nghĩa. Từ đó

1


sẽ tạo được lòng tin vào Đảng Cộng sản, vào cách mạng Việt Nam, phấn đấu
xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công
bằng văn minh. Trong bối cảnh hiện nay, tình hình thế giới và khu vực có
nhiều biến đổi. Toàn cầu hóa, khu vực hóa đã, đang và sẽ tạo ra nhiều thời cơ,
thách thức cho tất cả các quốc gia dân tộc. Đi theo con đường xã hội chủ
nghĩa mà Đảng và nhân dân ta đã chọn, hay thay đổi thể chế theo vòng xoáy
của kinh tế thị trường, giao lưu trao đổi văn hóa. Thêm vào đó, các thế lực thù
địch trong và ngoài nước cũng luôn tìm cách nhòm ngó, can thiệp vào công
việc nội bộ của các quốc gia dân tộc, trong đó Việt Nam là một tâm điểm.
Đây thực sự là một vấn đề lớn, đã tác động không nhỏ tới một bộ phận cán
bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân, trong đó có học sinh sinh viên.
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thành phố lớn, trung tâm
kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của cả nước. Nơi đây tập chung rất
nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất: khu chế xuất Linh Trung, Tân Thuận,
khu công nghiệp Vĩnh Lộc, Tân Bình, Lê Minh Xuân, khu Công nghệ
cao...vv. Cùng với đó là một bộ phận lớn dân lao động nhập cư ở các tỉnh
thành đất nước đến làm việc và sinh sống. Bên cạnh đó, nơi đây còn là nơi có
nhiều trường đại học, cao đẳng với hàng ngàn sinh viên tới từ khắp các vùng
miền trong cả nước. Điều này tạo ra rất nhiều thuận lợi cũng như những áp
lực cho sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục của Thành phố.

Trong những năm qua, tình hình an ninh chính trị của Thành phố rất phức tạp
với những chiêu thức rất tinh vi. Các hoạt động tuyên truyền, kích động chống
phá Đảng, Nhà nước của các thế lực phản động trong và ngoài nước tập trung
khá nhiều, điển hình như: vụ Thích Quảng Độ và Thích Không Tánh kích
động người dân gây rối (tháng 8 năm 2007); tuyên truyền chống phá Nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đỗ Công Thành xúi giục
(tháng 10 năm 2007), tuyên tuyền kích động học sinh sinh viên thành phố

2


phản đối Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông (năm 2011), và đặc biệt là vụ
Nguyễn Phương Uyên - sinh viên Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành
phồ Hồ Chí Minh rải truyền đơn tuyên truyền chống phá Nhà nước Việt Nam
(tháng 10 năm 2012)... Đối tượng mà các phần tử phản động, chống phá cách
mạng Việt Nam nhắm tới, bên cạnh những cán bộ đảng viên thoái hóa biến
chất, suy đồi về chính trị, tư tưởng đạo đức, lối sống còn là những bộ phận
học sinh sinh viên có lập trường chính trị tư tưởng chưa rõ ràng, có niềm tin
cách mạng chưa vững chắc để thực hiện những mưu đồ chính trị ảo tưởng do
chúng vạch ra. Chính vì vậy mà công tác giáo dục chính trị tư tưởng nơi đây
phải được tiến hành một cách chặt chẽ, có hệ thống nhằm từng bước hạn chế
và khắc phục tình trạng một bộ phận sinh viên lung lay trước những âm mưu
của các thế lực thù địch.
Vì những lí do trên, tác giả đã chọn việc nghiên cứu “Công tác giáo dục
chính trị tư tưởng cho sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” nhằm
làm rõ thực trạng vấn đề này, qua đó đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm
góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên
Thành phố nói riêng, sinh viên cả nước nói chung.
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Tìm hiểu thực trạng công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên tại

Thành phố Hồ Chí Minh. Trên cở sở đó để nghiên cứu, đề xuất và kiến nghị
những biện pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị
tư tưởng cho sinh viên.
1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Làm rõ cơ sở lý luận công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên.
Làm rõ thực trạng và phân tích những nguyên nhân, hạn chế của công tác
giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo
dục chính trị tư tưởng cho sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
3


1.4. Ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa khoa học:
Luận văn này góp phần làm sáng tỏ lý luận cơ bản của công tác giáo dục
chính trị tư tưởng cho mọi đối tượng nói chung và sinh viên nói riêng, cũng
như đề ra được những giải pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác giáo
dục chính trị tư tưởng. Qua đây góp phần cụ thể hóa đường lối, chính sách
của Đảng, pháp luật Nhà nước trong nhân dân, nhất là đội ngũ sinh viên tại
Thành phố

Hồ Chí Minh.

Ý nghĩa thực tiễn:
Nội dung nghiên cứu và những giải pháp, kiến nghị được đề ra trong luận
văn này là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu những công trình tiếp theo
về lĩnh vực giáo dục chính trị tư tưởng. Đồng thời nó cũng giúp cho những
người làm công tác giáo dục chính trị tư tưởng có được cái nhìn thực tiễn hơn,
sâu sắc hơn về thực tại chính trị tư tưởng của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí
Minh hiện nay.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Liên quan đến vấn đề chính trị tư tưởng, đã có một số nhà khoa học
nghiên cứu dưới những góc độ khác nhau. Trước hết phải kể đến công trình
nghiên cứu đã in thành sách và đăng trên các tạp chí chuyên ngành như: “
Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ ngày nay” của tác giả Nghiêm
Đình Vỳ, Nxb. Đại học Sư phạm, 2009; “ Giáo dục truyền thống của Đảng
cho thế hệ trẻ hôm nay” của Trần Viết Lưu, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2013; “ Giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên hiện nay” của Phạm
Đình Nghiệp, Nxb. Thanh niên, 2004; “Giáo dục bồi dưỡng thế hệ trẻ Việt
Nam hiện nay theo Di Chúc của

Chủ tịch Hồ Chí Minh” của Hoàng Đình

Tỉnh - tạp chí Lý luận chính trị, số 7/2009; “Đại thắng mùa xuân 1975 với

4


công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho giới trẻ ngày nay” của tác giả Phạm
Hồng Quang - báo Thanh niên, số 15, trang 2-3 (ngày 24/4/2013); “Đổi mới
công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ đảng viên cơ sở ” do Vũ Ngọc
Am chủ biên, Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội, 2003; “Kinh nghiệm công tác
giáo dục chính trị tư tưởng của công đoàn cơ sở” của tác giả Sương Chi, Nxb.
Lao động, 1995. Những công trình trên, các tác giả đã phần nào làm rõ vấn đề
giáo dục chính trị tư tưởng cho thanh niên, đảng viên và công đoàn viên. Đây
là những cơ sở rất quan trọng giúp tác giả thực hiện luận văn này.
Về công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên, có các công trình:
“ Công tác giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên Việt Nam hiện nay” của
tác giả Trần Thị Anh Đào, Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội 2010; “ Giáo dục
với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên” của Hoàng Anh, Nxb.

Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội 2010; “ Giáo dục ý thức chính trị cho
sinh viên trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế” của Nguyễn Lương
Bằng - tạp chí Lý luận chính trị, số 12/2008; “Đổi mới cần thiết thực, hiệu
quả công tác chính trị tư tưởng trong các trường đại học, cao đẳng” của tác
giả Dương Văn Hoài - báo Sài Gòn giải phóng, tr. 3 (12/6/1998). Trong
những công trình nghiên cứu trên, các tác giả đã chỉ ra những vấn đề cơ bản
về công tác giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên nói chung. Tuy nhiên,
chưa có công trình nào đề cập tới vấn đề giáo dục chính trị tư tưởng cho cho
sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Chính vì vậy, luận văn này trên cơ sở kế thừa và vận dụng sáng tạo những
thành tựu của các công trình khoa học đi trước để từng bước làm rõ thực trạng
công tác giáo dục chính trị tư tưởng cũng như đề ra những giải pháp, kiến
nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị cho sinh viên tại
Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.

5


3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên
tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Khách thể nghiên cứu: những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu
quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên.
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi không gian: các trường đại học, cao đẳng công lập trực thuộc Ủy
ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (Đại học Sài Gòn, Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Cao đẳng Lý Tự Trọng, Cao đẳng Thủ
Đức, Cao đẳng Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh).
Phạm vi thời gian: từ năm 2010 - nay.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận: dựa trên cơ sở lý luận tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm
của Đảng ta về công tác giáo dục chính trị tư tưởng hiện nay.
Phương pháp nghiên cứu: trong quá trình nghiên cứu và trình bày luận
văn, những phương pháp nghiên cứu chủ yếu là: phương pháp mô tả và giải
thích; phương pháp định tính, định lượng; phương pháp khảo sát thực tế, phân
tích và tổng hợp; phương pháp so sánh; phương pháp quy nạp và diễn dịch...
5. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, mục lục,
nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của công tác giáo dục chính trị tư tưởng.
Chương 2: Thực trạng công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên
tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
Chương 3: Những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác
giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh.

6


Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG CỦA CÔNG TÁC GIÁO DỤC
CHÍNH TRỊ TƢ TƢỞNG
1.1.

Các khái niệm cơ bản về công tác giáo dục chính trị tƣ tƣởng
Để hiểu rõ khái niệm, nội dung của công tác giáo dục chính trị tư tưởng

cần làm rõ một số khái niệm như chính trị, tư tưởng và một số vấn đề có liên
quan đến chính trị, tư tưởng.
1.1.1. Khái niệm về chính trị
Trong Từ điển Triết học giản yếu của Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học và
Trung học chuyên nghiệp xuất bản năm 1987, cho rằng: chính trị là lĩnh vực

hoạt động gắn liền với mối quan hệ giữa các giai cấp, các dân tộc và tập đoàn
xã hội khác nhau, mà hạt nhân là vấn đề giành, giữ và sử dụng chính quyền
nhà nước.
Từ điển Tiếng việt của Trung tâm Từ điển học Việt Nam, Nhà xuất bản
Khoa học xã hội xuất bản năm 1994, cho rằng: chính trị là những vấn đề
thuộc về tổ chức điều khiển bộ máy nhà nước trong nội bộ một nước và mối
quan hệ quốc tế về mặt nhà nước giữa các nước với nhau…
Những quan niệm trên đã nêu lên bản chất chính trị là tính giai cấp, mối
quan hệ và mục tiêu của các giai cấp, các lực lượng chính trị trong việc giành
quyền điều khiển nhà nước. Để đánh giá sự tiến bộ của xã hội thông qua việc
thực hiện dân chủ mà dân chủ cao nhất, đầy đủ nhất, triệt để nhất là quyền
làm chủ của nhân dân đối vói nhà nước. V.I.Lênin cho rằng, chính trị là sự
tham gia của nhân dân vào công việc nhà nước; “… chính trị phải là việc của
nhân dân, việc của giai cấp vô sản” [46, tr. 482]. Khi xem xét nguồn gốc, bản
chất chính trị về mặt lợi ích, V.I.Lênin lại cho rằng: chính trị là biểu hiện tập
trung của kinh tế.
Khi tiếp cận chính trị với tư cách hình thức hoạt động nhằm duy trì quyền
lực chính trị có thể thấy: chính trị là những hoạt động tổ chức, điều hành,
7


quan hệ của bộ máy của đảng, của nhà nước. Vì vậy chính trị có thể hiểu là
những hoạt động của một số cá nhân, một giai cấp, một chính đảng, một tập
đoàn xã hội nhằm giành hoặc duy trì quyền điều hành bộ máy nhà nước,
giành quyền lực chính trị.
Quyền lực chính trị được thể hiện bằng việc tổ chức ra nhà nước để thống
trị xã hội theo quan điểm của một giai cấp nhất định, nhằm bảo vệ quyền lợi
cho giai cấp, mà quyền lợi đó biểu hiện tập trung đầy đủ nhất là lợi ích kinh
tế. Tùy theo tính chất, đặc điểm và sự tiến bộ của giai cấp thực hiện cuộc đấu
tranh cách mạng mà nền dân chủ được thực hiện sâu sắc và triệt để đến mức

độ như thế nào đối với toàn xã hội. Mức độ và sự tiến bộ đó thể hiện bằng sự
tham gia của quần chúng nhân dân vào việc thực thi quyền lực của nhà nước,
giành quyền lực chính trị.
Mặt khác khi tiếp cận chính trị với tư cách là những hoạt động giành và
giữ chính quyền, hoạt động chính trị có những dạng sau: hoạt động của một tổ
chức, một đảng của giai cấp nhằm hình thành quan điểm, đường lối để giành
và giữ chính quyền; những hoạt động tổ chức thực hiện - hiện thực hóa quan
điểm đường lối; những hoạt động nhằm nâng cao tính tự giác của quần chúng
để nhận thức đường lối, quan điểm của Đảng.
Như vậy, có thể thấy, chính trị là vấn đề đa dạng, phức tạp, nhiều mối
quan hệ, nhiều lĩnh vực nghiên cứu, xem xét và sử dụng theo mục đích, yêu
cầu riêng của từng môn khoa học. Song, điều quan trọng của tất cả những vấn
đề liên quan đến chính trị, thực hiện được mục đích của chính trị, tức là giành
được quyền lực chính trị của giai cấp này hoặc giai cấp khác đối với toàn bộ
xã hội.
Từ đó, có thể hiểu chính trị là mối quan hệ giữa các giai cấp, các cộng
đồng xã hội trong vấn đề chính quyền nhà nước; là sự tham gia của nhân dân
vào các công việc của nhà nước; là tổng hợp những phương thức, phương
8


pháp, những hoạt động thực tiễn của các giai cấp, các đảng phái để giành, giữ
và điều khiển hoạt động của nhà nước nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp mình.
Để đạt được mục đích đó đòi hỏi các giai cấp phải tiến hành công tác giáo
dục nhằm nâng cao giác ngộ chính trị cho quần chúng nhận thức đầy đủ về
mục đích, đường lối, nhiệm vụ của cách mạng, từ đó, tổ chức quần chúng
thực hiện đường lối và những nhiệm vụ nhất định theo yêu cầu nhiệm vụ của
mỗi giai đoạn cách mạng. Điều đó có nghĩa là làm cho hệ tư tưởng chính trị
của giai cấp thống trị giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội,
nhằm duy trì và bảo vệ chế độ kinh tế hiện đang tồn tại. Hoặc ngược lại, nó

hướng dẫn cuộc đấu tranh để xóa bỏ cái trật tự thống trị xã hội đang có nhưng
đã lỗi thời, kìm hãm sự phát triển của lịch sử và cùng với nó là xóa bỏ tình
trạng kinh tế tương ứng nhằm giải phóng xã hội, giải phóng giai cấp.
Qua thực tiễn của Việt Nam, ở đây tác giả tiếp cận đến chính trị với tư
cách là những hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam - đội tiên phong của
giai cấp công nhân và nhân dân lao động - nhằm giác ngộ, nâng cao nhận thức
cho quần chúng nhân dân, trong đó sinh viên là lực lượng quan trọng của cách
mạng, của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
1.1.2. Khái niệm về tư tưởng
Cho đến nay, đã có nhiều cách định nghĩa khác nhau về khái niệm tư
tưởng.
Từ điển Triết học giản yếu năm 1987 định nghĩa: tư tưởng là hình thức
phản ánh thế giới bên ngoài, trong đó bao hàm sự ý thức về mục đích và triển
vọng của việc tiếp tục nhận thức và cải tạo thế giới bên ngoài…Mọi tư tưởng
đều được rút ra từ kinh nghiệm. Chúng là sự phản ánh đúng đắn hay phản ánh
xuyên tạc hiện thực.
Từ điển tiếng Việt xuất bản năm 1994 cho rằng: tư tưởng là quan điểm và
ý nghĩ chung của con người đối với hiện thực khách quan, đối với xã hội (nói
tổng quát), do đó có tư tưởng tiến bộ, tư tưởng lạc hậu.
9


Trong đề tài cấp Nhà nước KHXH - 05 - 02 cho rằng: tư tưởng theo nghĩa
chung nhất là một hình thức tồn tại của ý thức xã hội được hình thành một
cách bền vững, sâu sắc trong tâm trí con người, có tác dụng lôi cuốn mạnh
mẽ, hướng dẫn hành động của con người trong một thời gian tương đối dài.
Tư tưởng hướng hành động tới đích đã vạch ra.
Tư tưởng theo nghĩa hẹp là một hình thái cụ thể của ý thức xã hội, ý thức
cá nhân con người, phản ánh tính chất phong phú, đa dạng trong ý thức và
hướng hành động của con người. Nói đến tư tưởng có thể là tư tưởng chung

của cộng đồng, của một giai cấp hay một bộ phận nhỏ của giai cấp. Nhưng tư
tưởng cũng có thể là tư tưởng của cá nhân con người.
Như vậy, những luận điểm trên cho thấy tính đa dạng, đa diện của tư
tưởng, nhưng cái chung nhất của tư tưởng là sự phản ánh khái quát hiện thực
khách quan trong ý thức, biểu hiện những lợi ích của con người, của giai cấp
và của xã hội. Đó là ý thức phản ánh tồn tại xã hội dưới dạng khái quát, phản
ánh lợi ích của một con người, một tập đoàn, một giai cấp, một dân tộc, một
thời đại nhất định. Sự phản ánh đó có thể đúng và chưa đúng, thậm chí có thể
sai. Vì vậy, có tư tưởng tiến bộ thúc đẩy sự phát triển xã hội; có tư tưởng lạc
hậu và cả tư tưởng phản động, kìm hãm sự phát triển của xã hội. Do đó, trong
xã hội có giai cấp luôn có sự đấu tranh giữa các giai cấp về mặt tư tưởng để
truyền bá tư tưởng của giai cấp mình nhằm mục đích tập hợp quần chúng,
giác ngộ họ theo quan điểm tư tưởng của giai cấp mình, tạo nên sức mạnh
hành động, giành thắng lợi trong đấu tranh giai cấp.
Ph. Ănghen đã nhận xét “…tất cả mọi cuộc đấu tranh trong lịch sử - kể
nó diễn ra trên địa hạt chính trị, tôn giáo, triết học, hay trên bất kỳ một địa hạt
tư tưởng nào khác - thực ra chỉ là biểu hiện ít nhiều rõ rệt của cuộc đấu tranh
của các giai cấp trong xã hội…” [5, tr. 373 - 374]. Nội dung của cuộc đấu
tranh giai cấp trên lĩnh vực chính trị tư tưởng chủ yếu là cuộc đấu tranh giữa
10


hai ý thức hệ tư tưởng: hệ tư tưởng của giai cấp thống trị và hệ tư tưởng của
giai cấp bị thống trị.
Vậy, hệ tư tưởng là quá trình phát triển của tư tưởng xã hội được các
nhà tư tưởng của giai cấp khái quát hóa, hệ thống hóa tư tưởng của giai cấp
mình thành lý luận và các học thuyết chính trị - xã hội, là cơ sở để vạch ra
cương lĩnh, đường lối cũng như các chủ trương, chính sách của các giai cấp;
đồng thời, nó còn là vũ khí lý luận sắc bén để đấu tranh để chống lại hệ tư
tưởng của giai cấp đối lập. Ph Ăngghen cho rằng: hệ tương tưởng là một quá

trình do con người mệnh danh là nhà tư tưởng đã hoàn thành một cách có ý
thức. Khi nói đến tư tưởng, có thể có tư tưởng của một cá nhân, một cộng
đồng, một giai cấp… nhưng khi nói đến hệ tư tưởng thì bao giờ cũng thuộc về
một giai cấp nhất định (hệ tư tưởng phong kiến, hệ tư tưởng tư sản, hệ tư
tưởng vô sản…). Trong đó mỗi cá nhân con người trong mỗi thời đại nhất
định có một bộ phận tự nhận thức, nhưng phần lớn do giáo dục, truyền bá,
phổ biến của chủ thể hệ tư tưởng. Hệ tư tưởng trong xã hội có giai cấp phản
ánh lợi ích của các giai cấp thông qua đội ngũ các nhà tư tưởng của giai cấp,
nhưng hệ tư tưởng có tính độc lập tương đối. Hệ tư tưởng tiến bộ, hệ tư tưởng
khoa học có tác dụng chỉ ra con đường phát triển của thời đại của một giai
cấp, một dân tộc…và ngược lại, hệ tư tưởng lạc hậu, phản động, ngụy biện,
phản khoa học sẽ cản trở sự phát triển của lịch sử, của thời đại cũng như của
mỗi dân tộc.
1.2.

Nội dung công tác giáo dục chính trị tƣ tƣởng
Giáo dục chính trị tư tưởng là một yếu tố hợp thành quan trọng trong nền

giáo dục đại học nước ta. Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang phát triển theo
hướng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa, hội nhập quốc
tế, bên cạnh những tác động tích cực đến việc định hướng các giá trị của sinh
viên cũng có không ít các hiệu ứng tiêu cực. Để có được những thế hệ sinh

11


viên với nhân cách phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu mới của sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc tùy thuộc phần lớn vào chất lượng giáo dục, đào
tạo. Coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, trong đó giáo dục chính trị tư
tưởng, giáo dục lý luận Mác - Lênin được coi là một trong những nhiệm vụ

trọng yếu và cốt lõi của nội dung giáo dục, bởi chính những tri thức này sẽ
góp phần hình thành trong sinh viên một thế giới quan khoa học đúng đắn,
một nhân sinh quan tích cực, một đạo đức cách mạng trong sáng.
Chính trị, tư tưởng thuộc hình thái ý thức xã hội, “ là toàn bộ các quan
điểm về chế độ xã hội, về quan hệ giai cấp, đảng phái và quan hệ dân tộc, về
vấn đề nhà nước theo lợi ích của một giai cấp nhất định. Nó là sự phản ánh
quyền lợi giai cấp và các phương thức hoạt động xã hội để bảo về quyền lợi
của giai cấp ấy” [20, tr. 17]. Bản chất của công tác giáo dục chính trị tư tưởng
là “ quá trình tác động có mục đích, có hệ thống của một đảng, một giai cấp,
một tổ chức vào quần chúng, nhằm giác ngộ nâng cao nhận thức tư tưởng của
họ về quan điểm, đường lối chính trị, để quy tụ, tập hợp quần chúng tham gia
vào quá trình đấu tranh cách mạng giành và bảo vệ, thực thi quyền lực chính
trị, đáp ứng, thỏa mãn các nhu cầu về lợi ích. Những lợi ích đó có thể là lợi
ích chính trị, lợi ích tinh thần, lợi ích kinh tế…trong đó, lợi ích kinh tế là mục
đích sâu xa nhất, cốt lõi nhất, phản ánh quan hệ đấu tranh giữa các giai cấp,
nhưng lại được thể hiện ở mục tiêu trực tiếp trước mắt là lợi ích chính trị” [2,
tr. 18]. Mục đích cơ bản của công tác giáo dục chính trị tư tưởng mà Đảng
Cộng sản Việt Nam xác định là “ truyền bá, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, góp phần làm cho nó trở thành hệ tư tưởng chi phối,
thống trị trong đời sống tinh thần xã hội…từ đó khắc phục những tư tưởng lạc
hậu, nâng cao nhận thức chính trị. Đồng thời nhằm giáo dục đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, làm cho họ ngày
càng nắm chắc và biết vận dụng vào thực tế cuộc sống, thực hiện thắng lợi

12


đường lối, nhiệm vụ chính trị; cổ vũ động viên khơi dậy nhiệt tình cách mạng,
tinh thần tự giác và tính tích cực trong quá trình cách mạng cải tạo, xây dựng
xã hội mới xã hội chủ nghĩa” [2, tr. 23 - 24].

Đảng ta khẳng định “chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là
nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam cho hành động của Đảng. Ở những bước
ngoặt của cách mạng, trước những diễn biến phức tạp của tình hình, Đảng kịp
thời có định hướng chính trị tư tưởng đúng đắn, uốn nắn những nhận thức
lệch lạc, chống những luận điệu thù địch, tạo cơ sở cho sự thống nhất tư
tưởng trong toàn Đảng và trong nhân dân” [11, tr.136].
Theo cách tiếp cận như trên, công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh
viên trong các trường đại học, cao đẳng bao hàm 3 yếu tố hợp thành sau:
Chủ thể giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên là đội ngũ trí thức khoa
học Mác - Lênin trong các trường đại học. Đây là những người góp phần quan
trọng trong việc nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục chính trị tư tưởng
cho sinh viên. Trí thức khoa học Mác - Lênin ngoài những phẩm chất cần có
của một người thầy giáo như có năng lực chuyên môn, tư duy sáng tạo, tâm
huyết với nghề, giàu lòng yêu nước, quyết tâm xây dựng thành công chủ
nghĩa xã hội… thì phẩm chất quan trọng nhất của người thầy giảng dạy khoa
học Mác - Lênin cần có đó là sự thống nhất cao giữa nhà giáo dục, nhà khoa
học và nhà chính trị. Họ là những người hoạt động trực tiếp trên mặt trận
chính trị tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, hun đúc và hướng dẫn việc
thực hiện công tác chính trị tư tưởng trong toàn thể giáo viên và sinh viên nơi
họ tham gia giảng dạy. Chính họ là những người giúp sinh viên đặt những
viên gạch đầu tiên xây dựng cho mình thế giới quan duy vật biện chứng, một
nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa.
Nội dung giáo dục chính trị tư tưởng: đây là quá trình giáo dục truyền bá
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cương lĩnh, đường lối, quan

13


điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước cho sinh viên. Công tác này nhằm
mục đích tác động vào nhận thức của mỗi sinh viên qua các bài giảng của

giáo viên, của các tổ chức đoàn thể những vấn đề cơ bản về lý luận chính trị,
về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để từng bước
hình thành ở mỗi sinh viên thế giới quan khoa học, một bản lĩnh chính trị
vững vàng, quyết tâm bước tiếp con đường mà Đảng và Bác Hồ đã chọn. Đó
là thực hiện độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội mà trọng tâm hiện nay là
đường lối đổi mới toàn diện của Đảng và Nhà nước. Thông qua những tri thức
được truyền tải đó, đã góp phần phát triển nhân cách con người mới xã hội
chủ nghĩa cho sinh viên.
Khách thể giáo dục: khách thể của công tác giáo dục chính trị tư tưởng
trong trường đại học, cao đẳng là sinh viên. Khách thể này cũng có những đặc
thù riêng của nó so với những khách thể giáo dục nói chung. Sinh viên thường
được xác định độ tuổi từ 17 đến 23 tuổi, được tuyển chọn qua các kỳ thi đại
học, cao đẳng nên có chung những phẩm chất như: sôi nổi, nhiệt tình, có trình
độ nhận thức khá, nhạy bén, do đó họ nhanh chóng tiếp thu và nắm bắt được
cái mới. Với đặc điểm này, sinh viên là đối tượng được quan tâm hàng đầu
của các đảng phái chính trị và các thế lực trong xã hội.

14


Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
TƢ TƢỞNG CHO SINH VIÊN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1.

Tổng quan về thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt, một trung tâm lớn về kinh tế,

văn hoá, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, đầu mối giao lưu và hội nhập
quốc tế, là đầu tàu, động lực, có sức thu hút và sức lan toả lớn của vùng kinh
tế trọng điểm phía Nam, có vị trí chính trị quan trọng của cả nước. Trong

những năm qua, Thành phố đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật: Kinh tế liên
tục tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, các ngành có giá
trị gia tăng và hàm lượng khoa học - công nghệ cao chiếm tỉ trọng ngày càng
lớn, các nguồn lực xã hội được phát huy; quy mô kinh tế tiếp tục được mở
rộng; vị trí, vai trò của Thành phố đối với vùng và cả nước ngày càng được
khẳng định, đóng góp tích cực vào quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước
( hàng năm, Thành phố đóng góp trên 20% GDP cả nước, trên dưới 30% ngân
sách quốc gia [30, tr. 18] ). Chất lượng công tác quy hoạch và quản lý quy
hoạch được nâng lên; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, phát triển các khu đô
thị mới, chỉnh trang các khu đô thị theo hướng văn minh, hiện đại; di dời hệ
thống cảng biển đạt kết quả tích cực; công tác quản lý, bảo vệ và xử lý ô
nhiễm môi trường có tiến bộ. Văn hoá, xã hội, giáo dục và đào tạo nguồn
nhân lực có bước tiến tích cực; hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học
công nghệ đã góp phần thiết thực hơn vào quá trình phát triển; chất lượng
chăm sóc sức khoẻ nhân dân được nâng lên, đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân không ngừng nâng cao; chính sách xã hội được quan tâm thực hiện
có hiệu quả, hộ nghèo giảm rõ rệt. Hệ thống chính trị được củng cố và hoạt
động ngày càng hiệu quả; năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ có
tiến bộ; hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của các cấp chính quyền chuyển
15


biến tích cực và hiệu quả tốt hơn. Nội dung và phương thức hoạt động của
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tiếp tục được đổi mới,
hướng về cơ sở. An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững;
quốc phòng, an ninh được tăng cường; cải cách tư pháp có chuyển biến tích
cực; tình hình tham nhũng, lãng phí từng bước được ngăn chặn. Quan hệ đối
ngoại, hợp tác quốc tế được tăng cường và mở rộng, tạo môi trường thuận lợi
để phát triển Thành phố.

2.2.

Thực trạng công tác giáo dục chính trị tƣ tƣởng cho sinh viên tại

Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
2.2.1. Nội dung và hình thức công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh
viên tại Thành phố Hồ Chí Minh
 Giáo dục truyền thống dân tộc, lý tưởng cách mạng
Công tác giáo dục truyền thống: Giáo dục truyền thống dân tộc, chủ yếu
là lòng yêu nước chân chính cho thế hệ trẻ, nhất là những sinh viên là một
nhiệm vụ quan trọng của chúng ta, mà trước hết là cán bộ, giảng viên lý luận
chính trị trong các trường đại học, cao đẳng. Tuy nhiên, việc giáo dục tinh
thần yêu nước phải tiến hành với những biện pháp khoa học, có hiệu quả. Về
điều này, Bác Hồ đã chỉ rõ: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý.
Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.
Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của
chúng ta là làm cho những của quý, kín đáo ấy đều được trưng bày. Nghĩa là
phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, làm cho tinh thần yêu nước của
tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước” [27, tr. 172].
Văn kiện Hội nghị Trung ương lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa
VIII cũng chỉ rõ: “ Tăng cường giáo dục công dân, giáo dục lòng yêu nước,
chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục đạo đức và nhân
văn, lịch sử dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc; ý chí vươn lên vì tương lai
của bản thân và tiền đồ của đất nước” [19, tr. 109].
16


Giáo dục truyền thống dân tộc đạt hiệu quả cần hướng hoạt động này vào
việc tìm hiểu, học tập, tiếp nhận, giữ gìn, phát huy truyền thống dân tộc,
truyền thống cách mạng. Thực tế, trong thời gian qua, hoạt động giáo dục

truyền thống dân tộc cho sinh việc được các trường đại học, cao đẳng tại
Thành phố triển khai dưới nhiều hình thức khác nhau:
Thứ nhất, giáo dục truyền thống dân tộc thông qua việc tổ chức tham quan
di tích lịch sử, bảo tàng cách mạng, thăm hỏi Mẹ Việt Nam anh hùng.... Đây
là một hình thức giáo dục thực tiễn, giúp cho sinh viên có cái nhìn thực tế về
truyền thống của dân tộc. Theo kết quả tổng hợp của Thành đoàn Thành phố
Hồ Chí Minh đối với “ hành trình đến với bảo tàng” năm 2010 có tới 3549
lần; 311.846 lượt sinh viên tham gia [38, tr. 111]. Trong những năm qua, các
trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố đã thực hiện công tác này rất
hiệu quả. Điển hình như trường Đại học Sài Gòn tổ chức “ Hành trình về
nguồn” cho sinh viên. Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành phồ Hồ Chí
Minh đưa sinh viên tham quan bảo tàng, di tích lịch sử: Đền Bến Dược, địa
đạo Củ Chi; Bảo tàng Hồ Chí Minh… Trường Cao đẳng Kinh tế tổ chức cho
sinh viên “ thắp nến tri ân” các anh hùng liệt sĩ tại nghĩa trang liệt sĩ Thành
phố ngày 30 - 4, ngày 27 - 7, tham dự ngày Giỗ Tổ 10 - 3 âm lịch tại Đền
Hùng… Sau mỗi lần đi thực tế, sinh viên đều phải làm bài tiểu luận thể hiện
cảm nghĩ của mình qua những nơi đã đến. Mức độ quan tâm của sinh viên đối
với hình thức giáo dục này cũng rất khả quan. Kết quả khảo sát 400 sinh viên
tại các trường đại học, cao đẳng công lập thành phố cho thấy, có tới 265/400
sinh viên trả lời “rất thường xuyên”, tìm hiểu về lịch sử dân tộc, chiếm tỉ lệ
65% ; 28% cho rằng “thỉnh thoảng tìm hiểu”; còn lại 7% chọn “hiếm khi tìm
hiểu”. Có tới 57,4% cho rằng thường xuyên tìm hiểu qua sách báo, internet;
23,8 % tìm hiểu thông qua thầy, cô; còn lại 18,8 % tìm hiểu qua việc đi thực
tế tại bảo tàng.
17


Thứ hai, giáo dục truyền thống thông qua sinh hoạt đoàn hội, chủ yếu là
thông qua những đợt sinh hoạt chính trị, các hoạt động thực tiễn. Kết quả tổng
hợp của Thành đoàn thành phố năm 2011, công tác giáo dục truyền thống

thông qua “ Tổ chức trại truyền thống”, có tới 1822 lần, 439.725 lượt đoàn
viên thanh niên tham gia; “Lễ hội truyền thống” có 1.668 lần, 48.6790 lượt
tham gia [38, tr. 110]. Tại các trường đại học, cao đẳng của Thành phố, hoạt
động này cũng được tổ chức dưới nhiều hình thức: thành lập “Câu lạc bộ lý
luận trẻ” để tập hợp Giảng viên và sinh quan quan tâm tới các môn Lý luận
chính trị (Trường Cao đẳng công nghệ Thủ Đức); Đoàn thanh niên Trường
Cao đẳng Lý Tự Trọng triển khai sinh hoạt chính trị cho sinh viên về tình
hình chính trị Biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa….
Thứ ba, giáo dục truyền thống thông qua các hoạt động sinh hoạt văn
nghệ, văn hóa. Đây cũng là một hình thức giáo dục có hiệu quả cao. Trong
thời gian qua, các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Thành phố tích cực
tổ chức các hoạt động sinh hoạt văn nghệ như: tổ chức Hội thi Tiếng hát học
sinh sinh viên với chủ đề ca ngợi về Đảng, Bác Hồ, về quê hương, đất nước,
con người Việt Nam (Trường Cao đẳng công nghệ Thủ Đức, Cao đẳng Kinh
tế - Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh)... Các đợt sinh hoạt văn nghệ thường
tập trung vào các ngày lễ lớn của dân tộc như: ngày thành lập Đảng Cộng
sản Việt Nam (3 - 2), ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22 - 12),
ngày sinh nhật Bác (19 - 5)…và đã thu hút được đông đảo học sinh sinh viên
tham gia.
Công tác giáo dục lý tưởng cách mạng: Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành
Trung ương khoa VIII đánh giá: “những năm gần đây tình trạng suy thoái về
đạo đức và lối sống có chiều hướng tăng lên, rất đáng lo ngại” [19, tr. 27]. Để
khắc phục tình trạng suy thoái đạo đức, mờ nhạt lý tưởng trong một bộ phận
sinh viên, thì việc giáo dục lý tưởng, bồi dưỡng niềm tin, xây dựng ước mơ,

18


×