Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

skkn biện pháp tăng cường quản lý cơ sở vật chất tại trường thpt xuân thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.67 KB, 18 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị: TRƯỜNG THPT XUÂN THỌ
-----oOo----Mã số:……………….

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ
CƠ SỞ VẬT CHẤT TẠI TRƯỜNG THPT XUÂN THỌ

Người thực hiện: Nguyễn Hữu Thu
Lĩnh vực nghiên cứu:
Quản lý giáo dục: 
Phương pháp dạy bộ môn: 
Phương pháp giáo dục: 
Lĩnh vực khác: 

Có đính kèm:
 Mô

hình

 Phần

mền

 Phim

ảnh

Năm học: 2013 - 2014

 Hiện



vật khác


SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
-----oOo-----

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Nguyễn Hữu Thu
2. Ngày tháng năm sinh: 18/04/1979
3. Nam, nữ: Nam
4. Địa chỉ: Ấp Thọ Hoà – Xuân Thọ – Xuân Lộc – Đồng Nai
5. Điện thoại: ĐTDĐ: 0979503797 - Cơ quan: 0613731769
6. Fax:

E-mail:

7. Chức vụ: Phó hiệu trưởng
8. Nhiệm vụ được giao: Quản lý cơ sở vật chất, phân công lao động, tạo cảnh quan
sư phạm nhà trường.
9. Đơn vị công tác: TRƯỜNG THPT XUÂN THỌ
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân
- Năm nhận bằng: 2004
- Chuyên ngành đào tạo: Cử nhân sinh học
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Phương pháp giảng dạy, quản lý tổ chuyên
môn
- Số năm kinh nghiệm: 10
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:



I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Tháng 07 năm 2010 trường THPT Xuân Thọ được chuyển về cơ sở mới sau
hơn 1 năm xây dựng đặt tại ấp Thọ Hoà – xã Xuân Thọ – Xuân Lộc – Đồng Nai
với diện tích 28243 m2 có đủ sân TDTT, 29 phòng học, 02 phòng trình chiếu, 01 vi
tính, 01 ngoại ngữ, 01 thư viện, 01 hội trường và đủ các phòng chức năng thực
hành hoá – sinh, vật lý và công nghệ. Năm học 2013 – 2014 được Sở giáo dục
trang thêm cho trường hai phòng tiên tiến và một gói trang thiết bị môn giáo dục
quốc phòng hai trăm bảy tư triệu đồng.
Sau 03 năm chuyển về trường mới, được Sở giáo dục bàn giao cơ sở vật chất
trang thiết bị cho trường; công tác quản lý cơ sở vật chất nhà trường trong 03 năm
từ tháng 07 năm 2010 đến tháng 08 năm 2013 chưa thật tốt. Nguyên nhân khách
quan khi bàn giao mặt dưới bàn học sinh và mặt dưới ghế học sinh có 08 ốc vít thì
nhiều cái chỉ vặn 05 - 06 ốc vít; nguyên nhân chủ quan do công tác quản lý chưa
giao chặt chẽ cho giáo viên chủ nhiệm và học sinh 02 lớp học chung và đầu vào
lớp 10 của trường trong những năm đó rất thấp, có năm hồ sơ tuyển sinh lớp 10
nộp bao nhiêu nhà trường lấy hết mới đủ chỉ tiêu, có nhiều em học sinh ý thức
chưa tốt trong việc bảo quản tài sản nhà trường. Chính vì những nguyên nhân trên
rất nhiều bàn, ghế học sinh; bàn, ghế giáo viên bị hư hỏng, có những lớp mặt bàn
học sinh bị bong ra 7 – 8 cái, một số mặt bàn học sinh trong các lớp học bị vỡ đôi,
vỡ ba, bảng điện, công tắc bị hư hỏng nhiều, trên tường trong các lớp học bị viết,
vẽ bậy và một số mặt bàn của học sinh cũng bị viết, vẽ bận lên; một số tấm kính ở
cửa nhà vệ sinh, các lớp học bị vỡ kính không bắt được thủ phạm là ai, hệ thống
cửa kéo ngăn cầu thang với phòng chức năng với các phòng, hội trường, bị học
sinh bẻ gãy, đá cong. Mỗi năm đến kỳ thi tốt nghiệp THPT nhà trường thuê người
vặn lại mặt bàn, nhiều cuộc họp hội đồng sư phạm Ban giám hiệu nhà trường giao
cho giáo viên chủ nhiệm 2 lớp học chung cho học sinh vặn lại các ốc vít mặt bàn,
mặt ghế, có lớp giáo viên chủ nhiệm cho học sinh vặn vít, có lớp giáo viên chủ
nhiệm không cho học sinh vặn vít, hoặc lớp buổi sáng vặn vào thì lớp buổi chiều

lại tháo ra hoặc ngược lại, giáo viên chủ nhiệm các lớp cứ đổi lỗi cho học sinh lớp
học buổi khác làm hỏng. Nhiều cuốc, xiểng, dao, kìm cắt kẽm, cắt cây để trong kho
dùng chung của môn nghề phổ thông, thể dục, giáo dục quốc phòng; giáo viên cho
học sinh đem ra sử dụng không mang vào hoặc học sinh lấy trộm dao thái, kìm cắt,
đầu năm trang bị mua một số dụng cụ cuối năm hư hỏng, mất mát gần hết giáo
viên của tổ này đởi lỡi cho giáo viên tở khác.
Từ tình hình thực tế tại trường, khi được bổ nhiệm làm Phó hiệu trưởng,
được Hiệu trưởng phân công cho nhiệm vụ quản lý cơ sở vật chất, vệ sinh lao
động, tạo cảnh quan sư phạm cho nhà trường, tôi đã chủ động đề ra biện pháp để
quản lý tốt cơ sở vật chất nhà trường đó là lý do tôi chọn đề tài sáng kiến kinh
nghiệm : “BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT TẠI
TRƯỜNG THPT XUÂN THỌ” từ những kinh nghiệm của bản thân trong quá
trình công tác tại trường và học hỏi kinh nghiệm từ các trường bạn.


II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
a. Tóm tắt các quan điểm, những việc đã làm của các nhà khoa học, các nhà
giáo và cán bộ quản lý giáo dục, các giải pháp đã có về những vấn đề có liên
quan đến đề tài đang viết.
Quản lý nhà nước về quản lý tài sản nhà nước được phân chia, gồm sáu nguyên
tắc:
Nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất là “ Mọi tài sản Nhà nước đều được
Nhà nước giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng”. Đây là nguyên tắc
trong Luật quản lý tài sản Nhà nước hoặc luật tương đương của các quốc gia. Theo
đó, mọi tài sản nhà nước đều phải xác định được chủ thể quản lý sử dụng, tránh
tình trạng “cha chung không ai khóc”.
Nguyên tắc thứ hai là: “Quản lý tài sản Nhà nước được thực hiện thống
nhất, có phân công, phân cấp rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan Nhà
nước và trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước”.
Nguyên tắc thứ ba là: “Tài sản Nhà nước phải được đầu tư, trang bị và sử

dụng đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ, đảm bảo công bằng, hiệu quả,
tiết kiệm”
Nguyên tắc thứ tư là: “Tài sản nhà nước phải được hạch toán đầy đủ về hiện
vật và giá trị theo quy định của pháp luật”
Nguyên tắc thứ năm là: “Tài sản nhà nước được bảo dưỡng, sửa chữa, bảo
vệ theo chế độ quy định”
Nguyên tắc thứ sáu là “Việc quản lý, sử dụng tài sản nước được thực hiện
công khai, minh bạch; mọi hành vi vi phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà
nước phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật”
(Sáu nguyên tắc trên trích dẫn trong cuốn tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý trường
phổ thông của trường Cán Bộ Quản Lý Giáo Dục TP. Hồ Chí Minh)
Để nâng cao trách nhiệm, ý thức của giáo viên, nhân viên và học sinh trong
việc quản lý và sử dụng tốt tài sản của nhà trường nhà quản lý cần có biên bản bàn
giao chặt chẽ cho học sinh và giáo viên chủ nhiệm hai lớp học chung, tài sản trong
các phòng chức năng bàn giao do nhân viên thiết bị; các phòng Ban giám hiệu, thư
viện, y tế, công nghệ thông tin, kế toán, văn thư thủ qũy giao cho cá nhân sử dụng
các phòng này có trách nhiệm quản lý những tài sản hiện có trong phòng của mình.
Trong một năm có kế hoạch kiểm tra tài sản, trang thiết bị của nhà trường theo
định kỳ, khi phát hiện những hư hỏng nhỏ cần tiến hành sửa chữa ngay không để
hư hỏng nhiều rồi mới tiến hành sửa sẽ gây tốn kém tiền của Nhà nước đồng thời
làm cho trang thiết bị và các cơ sở vật chất xuống cấp nhanh, hiệu quả sử dụng
không được lâu


b. Nội dung
Trong công tác quản lý tài sản tại trường THPT Xuân Thọ trước đây, khi
được Sở giáo dục bàn giao thì sẽ được nhập vào phần mềm quản lý tài sản chung
của trường do kế toán nhà trường nhập, chỉ có sổ báo cáo tăng giảm tài sản cố định
trong năm, không có sổ để quản lý riêng cho từng phòng, sự cập nhập tài sản, trang
thiết bị khi biến động trong các phòng, lớp học chưa được thường xuyên và liên

tục, nhiều khi muốn kiểm tra tài sản, trang thiết bị của phòng đó phải bật máy tính
hoặc kiểm tra tài sản trong một cuốn sổ ghi chung. Trong công tác quản lý trang
thiết bị của các phòng chức năng giao cho giáo viên kiêm nhiệm thêm do chưa có
nhân viên thiết bị nên hiệu quả không cao do giáo viên kiêm nhiệm nhiều khi bận
tiết dạy trên lớp, giao chìa khoá cho các giáo viên khác dạy lên tự mở cửa dạy hết
tiết đóng cửa, nhiều khi giáo viên bộ môn dạy xong tiết đó lại có tiết trên lớp vội
vàng đóng cửa quên tắt điện, kiểm tra các trang thiết bị. Trong các lớp học chung
chỉ phân cho các lớp học ở phòng nào thì vào phòng đó học không giao trách
nhiệm bảo quản cơ sở vật chất trong các phòng học cho giáo viên chủ nhiệm và
học sinh các lớp học ở chính phịng đó, nhà trường chỉ tun truyền sơ thơng qua
buổi chào cờ, chưa tiến hành kiểm tra thường xuyên để phát hiện những hư hỏng,
đồng thời những cá nhân và tập thể làm mất mát, hư hỏng tài sản nhà trường khơng
có bồi thường, ít phát hiện được những cá nhân làm hư hỏng do khơng có cơ chế
kiểm tra, giám sát, giao trách nhiệm.
Từ thực tế tại trường trong những năm qua như vậy, sau khi được bổ nhiệm
làm Phó hiệu trưởng, được Hiệu trưởng phân công nhiệm vụ quản lý cơ sở vật chất
nhà trường, tôi đã chủ động lên kế hoạch để bảo quản tài sản của nhà trường. Đối
với các tài sản trong các phòng ban, các phòng chức năng, các lớp học thì ngoài
phần mềm quản lý tài sản của kế toán và sổ báo cáo tăng giảm tài sản cố định trong
năm, tôi tự lập một cuốn sổ để quản lý tài sản từng phòng, lập biên bản bàn giao
hiện trạng tài sản từng phòng học cho giáo viên chủ nhiệm hai lớp học chung, đại
diện ban cán sự hai lớp với Phó hiệu trưởng cơ sở vật chất nhà trường; trang thiết
bị trong các phòng chức năng, thực hành thí nghiệm ban giao cho nhân viên thiết
bị sau khi trường tuyển dụng được nhân viên thiết bị; tài sản trong các phòng ban
như phòng Ban giám hiệu, kế toán, văn thư - thủ quỷ, cơng nghệ thơng tin, y tế, thư
viện, đồn trường giao trách nhiệm quản lý cho cá nhân đó cịn tài sản trong các
phòng dùng chung như phòng hội đồng, phòng hội trường, phòng chi bộ, phòng
nghỉ giáo viên,….. và tất cả các tài sản khác trong trường giao cho bảo vệ nhà
trường có trách nhiệm quản lý chung.
Trong mợt năm học tôi đề nghị Hiệu trưởng cho ba lần tiến hành kiểm tra:

Lần một đầu năm học (tháng 08 hàng năm), lần hai kết thúc học kỳ I trước khi nghỉ
tết, lần ba kết thúc năm học trước khi nghỉ hè. Để nâng cao ý thức bảo quản tài sản
của giáo viên, nhân viên và học sinh chúng tôi tuyên truyền trong các buổi họp hội
đồng sư phạm đối với giáo viên và nhân viên; đối với học sinh thông qua các buổi
chào cờ hoặc bản thân tôi trực tiếp lên các lớp học. Ngoài ra tôi còn đánh vào yếu
tố kinh tế những cái nhân làm hư hỏng, mất mát tài sản của nhà trường phải bồi


thường cho nhà trường; đối với học sinh còn liên quan đến xếp hạnh kiểm cuối kỳ,
cuối năm; đối giáo viên và nhân viên viên liên quan đến xếp loại thi đua ći năm.
III. TỞ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
1. Giải pháp 1: Lập sổ theo dõi tài sản, trang thiết bị từng phòng, sửa chữa kịp
thời và làm thêm các kho chứa trang thiết bị dụng cụ riêng từng bộ môn.
a. Cách thức tổ chức, các dữ liệu chứng minh
Lập sổ theo dõi tài sản, trang thiết bị từng phòng: Mỗi phòng một tờ kẻ bảng
nội dung gồm nhiều cột: Số thứ tự, tên tài sản trang thiết bị cố định, số lượng, thời
gian bắt đầu sử dụng (năm được Sở cấp về hoặc nhà trường mua), ghi chú (tài sản
chuyển đến hoặc chuyển đi các phòng khác). Lập sổ này áp dụng đối với tất cả các
phòng trong trường, cuốn sổ này gồm 52 trang, mỗi trang ghi trang thiết bị từng
phòng. Trong một năm nhà trường sẽ thành lập ban kiểm tra tài sản tiến hành kiểm
tra ba lần trên một năm, ban kiểm tra tài sản gồm: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng cơ
sở vật chất, kế tốn, phụ trách cơng nghệ thơng tin trường, thư ký hội đồng, trưởng
ban thanh tra nhân dân và hai bảo vệ nhà trường. Đối với các phòng ban in một tờ
mẫu giao cho cá nhân sử dụng phịng đó tự ghi; đối với các lớp học, phòng hội
đồng, phòng hội trường, phòng nghỉ giáo viên, căn tin, phòng bảo vệ, phòng chi bộ
(phòng truyền thống) in giao cho bảo vệ đi ghi trước; các phịng chức năng, thí
nghiệm thực hành, kho để đồ giáo dục quốc phòng giao nhân viên thiết bị nhà
trường ghi trước; kho để đồ thể dục giao cho tổ trưởng tổ thể dục; kho chứa của
môn nghề giao cho giáo viên dạy môn nghề; sau đó ban kiểm tra tài sản của nhà
trường sẽ tiến hành kiểm tra một lượt đối với các phòng ban, các phịng chức năng

và thí nghiệm cịn các phịng học giao cho bảo vệ kiểm tra (Mẫu biên bản kiểm tài
sản, trang thí bị sẽ được kèm vào phụ lục).
Làm thêm một kho để dụng cụ của môn nghề phổ thông dưới chân cầu thang
lên xuống, sửa kho chứa của phịng cơ khí thành kho để dụng cụ của mơn thể dục.
Như vậy năm học 2012 – 2013 tất cả các trang thiết bị dụng cụ của môn giáo dục
quốc phịng, thể dục, nghề phổ thơng để chung một phịng; giáo viên dạy ba môn
này khi lấy dụng cụ nhiều khi đưa chìa khóa cho học sinh tự đi lấy mà giáo viên
không đi theo gây mất mát các trang thiết bị trong các phòng này, giáo viên tổ này
đổi lỗi cho tổ kia theo kiểu “Cha chung không ai khóc” rất khó quy trách nhiệm
cho giáo viên nào làm mất để bồi thường cho nhà trường và nâng cao trách nhiệm
bảo quản và sử dụng tài sản của nhà trường.
b. Phân tích, so sánh, đánh giá kết quả của giải pháp đã thực hiện so với giải
pháp đã có.
Như đã trình bày cách thức quản lý tài sản tại đơn vị tôi công tác trước đây
tài sản, trang thiết bị được Sở giáo dục giao về, được kế toán nhà trường nhập số
liệu vào phầm mềm quản lý tài sản và in ra cuốn sổ báo cáo tài sản tăng giảm tài
sản cố định hàng năm. Như vậy kế toán nhà trường chỉ nắm được tổng số tài sản
của nhà trường mà không nắm đầy đủ chính xác tài sản đó nằm ở phòng nào hết,
không giao trách nhiệm cho từng cái nhân có liên quan gây thất thoát, mất mát, hư


hỏng không bồi thường cho nhà trường, theo kiểu “Cha chung không ai khóc”,
không phải trách nhiệm của tôi, bảo vệ nhà trường cũng rất khó nắm rõ được sự
thất thoát tài sản.
Năm học 2012 – 2013 kho chứa của ba mơn nghề, thể dục, giáo dục q́c
phòng có chứa nhiều trang thiết bị của ba môn nói trên trong đó môn nghề có 10
cái cuốc, 10 cái xiểng, 20 con dao thái, 4 kìm cắt cây, 4 kìm cắt kẽm nhưng cuối
năm học kiểm tra lại chỉ còn lại 5 cái cuốc, 5 cái xiểng, 12 con dao thái, 2 kim cắt
cây, 2 kìm cắt kẽm mất đi một nửa do cuốc và xiểng giáo viên thể dục cho học sinh
đem ra xới cát trong hố nhảy không mang vào, mợt sớ dao thái, kìm cắt kẽm và

kiềm cắt cây do giáo viên dạy của ba bộ môn đưa chìa khoá cho học sinh đi lấy
dung cụ hoặc đưa chìa khoá cho học sinh cất dụng cụ mà không đi cùng các em,
một số em đã lấy cắp đồ của nhà trường; một số dụng cụ của môn thể dục, giáo dục
quốc phòng cũng bị mất do mang ra tập nhưng khi mang vào không đầy đủ.
Năm học 2013 – 2014 sau khi trường làm thêm một kho chứa dụng cụ của
môn nghề dưới chân cầu thang, sửa kho chứa của phòng cơ khí thành kho chứa của
phòng thể dục; tách dụng cụ của ba môn để chung ra ở ba kho chứa khác nhau. Đối
với phòng thể dục bàn giao số lượng dụng cụ cho tổ trưởng tổ thể dục, tổ trưởng tổ
thể dục có trách nhiệm nhắc nhở các giáo viên của tổ mình bảo quản và sử dụng tốt
các dụng cụ, sau kiểm tra đợt một kho chứa phòng thể dục không có thất thoát
dụng cụ. Đối với kho để dụng cụ của môn giáo dục quốc phòng giao cho nhân viên
thiết bị, mỗi lần giáo viên quốc phòng lấy dụng cụ do nhân viên thiết bị cho mượn
và trả dụng cụ nên không có sự mất mát dụng cụ. Đối với phòng nghề được trang
bị năm học 2013 – 2014 và các năm trước 15 cái cuốc, 5 cái xiểng, 5 cuốc chiêm,
20 dao thái, 10 cái liềm, 4 kìm cắt cây, 2 kìm cắt kẽm và một xà bèng; mỗi lần thực
hành giáo viên dạy nghề trực tiếp vào lấy ra cho học sinh, học xong học sinh mang
trở lại vào kho giáo viên dạy nghề trực tiếp cất vào kho nên không có sự mất mát
nào đáng kể chỉ mất 6 con dao thái do một cô trong bộ môn nghề đưa chìa khoá
cho học sinh đi lấy mà không cùng đi với học sinh đã phải mua trả lại cho nhà
trường.
Qua những phân tích trên chúng ta thấy kết quả đạt được tài sản, trang thiết
bị của nhà trường được bảo quản tốt không gây thất thoát, nắm chính xác tài sản,
trang thiết bị nằm ở phòng nào trách nhiệm quản lý của ai.
2. Giải pháp 2: Lập biên bản bàn giao lớp học giữa Ban giám hiệu trường với
hai lớp học chung tại một phòng.
a. Cách thức tổ chức, các dữ liệu chứng minh
Lập biên bản bàn giao lớp học giữa Ban giám hiệu trường (đại diện là Phó
hiệu trưởng cơ sở vật chất nhà trường) với hai giáo viên chủ nhiệm, hai đại diện
học sinh (lớp trưởng hoặc bí thư chi đoàn) hai lớp học chung tại một phòng. Mỗi
phòng là một tờ biên bản bàn giao đóng thành cuốn sổ. Biên bản bàn giao phòng

học được kẻ thành bảng gồm nhiều cột: thứ tự, tên đồ dùng, hiện trạng; tên đồ
dùng đầy đủ 12 bàn ghế học sinh, bàn giáo viên, ghế giáo viên, 2 quạt trần, 4 bóng


điện, các ổ điện, các cửa sổ, cửa chính. Trước khi bàn giao bàn, ghế học sinh; bàn,
ghế giáo viên cho hai giáo viên chủ nhiệm và đại diện hai lớp học chung tại phòng
học với bản thân tôi trực tiếp lên từng phòng ban giao; tôi đã đề nghị Hiệu trưởng
trong hè thuê thợ khoan mặt bàn, mặt ghế học sinh từ trên xuống và bắn ốc vít
đồng thời dùng mùn gỗ và keo nhét kín các chỗ khoan và bắn ốc vít; sửa lại một số
bàn giáo viên bị học sinh làm hỏng; mỗi mặt bàn và mặt ghế khoan và bắn ốc vít
06 cái; thuê thợ điện sửa lại hệ thống điện, quạt trong các phòng học.
Để nâng cao trách nhiệm quản lý tài sản của nhà trường trong giáo viên,
nhân viên và học sinh. Đối với giáo viên và nhân viên nhà trường chúng tôi tuyên
truyền thông qua các buổi họp hội đồng sư phạm nhà trường, đối với học sinh
thông qua các buổi sinh hoạt dưới cờ. Ngoài ra để giáo viên chủ nhiệm và học sinh
hai lớp học chung không đổi lỗi cho học sinh lớp học buổi khác làm hỏng tài sản
nhà trường; ngay đầu năm học 2013 – 2014, bản thân tôi thông qua cuộc họp hội
đồng sư phạm qui định sử dụng tài sản trong lớp ban giao cho 2 lớp học chung
phòng, lớp nào làm hư hỏng lớp đó sẽ bỏ tiền ra đề bù cho nhà trường, nếu lớp học
buổi sáng tiết cuối cùng không bị hư mà lớp học buổi chiều phát hiện bị hư thì do
học sinh lớp học buổi sáng ở lại học chéo buổi buổi sáng làm hư hoặc có thể do
những em học buổi chiều đi sớm làm hỏng hoặc có thể do học sinh lớp khác làm
hỏng; mọi hư hỏng đầu các buổi học có thể báo cho Ban giám hiệu trường (chủ yếu
cho thầy Phó hiệu trưởng cơ sở vật chất) hoặc đoàn trường sẽ có biện pháp điều tra
thủ phạm làm hỏng; để bảo quản tốt tài sản trong phòng học hai lớp học chung có
thể mua hai ổ khoá lồng vào nhau lớp nào cầm chìa khoá của lớp đó và đưa một
chìa khoá cho bộ phận vệ sinh nhà trường; nếu 2 lớp học chung không phát hiện ra
lớp nào làm hỏng thì 2 lớp học chung cùng bỏ tiền ra đền cho nhà trường.
Phó hiệu trưởng cơ sở vật chất nhà trường đã trực tiếp đến từng phòng học
trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm để cho học sinh của lớp, giáo viên chủ nhiệm kiểm

tra lại trước khi ký vào biên bản bàn giao gồm có: Phó hiệu trưởng cơ sở vật chất,
02 giáo viên chủ nhiệm, 02 đại diện của 2 lớp học chung tại phòng. (Biểu mẫu biên
bản bàn giao lớp học sẽ được kèm vào phụ lục).
b. Phân tích, so sánh, đánh giá kết quả của giải pháp đã thực hiện so với giải
pháp đã có.
Cơng tác quản lý bàn ghế học sinh, bàn ghế giáo viên, các ổ điện, ổ quạt, các
tấm cửa kính ở cửa chính, cửa sổ, mặt bàn, mặt ghế, các bức tường trong các lớp
học những năm trước hầu như nhà trường chưa có biện pháp kiểm tra, đánh giá,
tuyên truyền, giao trách nhiệm cho giáo viên, học sinh trong hai lớp học chung mà
chỉ phân công cho lớp nào học phòng nào thì vào phòng đó học. Sự hư hỏng tài sản
trong các lớp học, làm bẫn tường không có ai có trách nhiệm. Năm học 2011 –
2012, tháng 12 năm 2011 Sở giáo dục về thanh tra toàn diện nhà trường đã nhắc
nhỡ nhà trường có biện pháp bảo quản cơ sở vật chất, chỉ hơn một năm chuyển về
trường mới rất nhiều mặt bàn, mặt ghế học sinh bị viết lên, vẽ bậy, bề mặt tường bị
viết, đạp chân bẩn lên tường, một số mặt bàn, mặt ghế học sinh bị xộc xếch, một số
công tắc, ổ điện bị mất do học sinh phá.


Năm học 2012 – 2013, tháng 04 năm 2013 qua kiểm tra có rất nhiều mặt bàn
học sinh, giáo viên bị bong ra, có những phòng bong mặt bàn 07 – 08 cái mặt bàn
học sinh, một số phòng học mặt bàn học sinh bị vỡ đôi, vỡ ba, các bàn giáo viên
trong các phòng học, phòng nghỉ giáo viên bị dạn, bị nứt đôi thành bên. Cụ thể có
04 mặt bàn học sinh bị vỡ đôi, vỡ ba; 04 bàn giáo viên trong các lớp học và phòng
nghỉ giáo viên bị vỡ, nứt thành bên của bàn, 04 ghế giáo viên bị gãy đầu trên điểm
tựa và hàng trăm mặt bàn học sinh bị xộc xệch, bị bong ra, 03 tấm cửa kính trong
các lớp học bị vỡ.
Năm học 2013 – 2014, sau khi tôi áp dụng biện pháp lập biên bản bàn giao
hiện trạng phòng học thì qua kiểm các đợt và cuối tháng 04 năm 2014 chỉ có 02
bàn giáo viên ở hai lớp học chung bị nứt và hỏng thành bên, học sinh và giáo viên
chủ nhiệm ở lớp đó đã báo cho Ban giám hiệu nhà trường đồng thời học sinh của

hai lớp làm hư đã phải bồi thường cho nhà trường, hai cái bàn giáo viên này năm
ngoái đã bị học sinh làm hỏng, hè tôi cho thợ bắn ốc vít còn tất cả các bàn ghế học
sinh và giáo viên không vị hư hỏng, các cửa kính trong các phòng học không bị vỡ;
chỉ có 06 tấm cửa kính ở phòng vệ sinh bị vỡ thì chúng tôi đã điều tra phát hiện
được 03 vụ học sinh phải bồi thường cho nhà trường còn 03 vụ chúng tôi điều tra
không ra thủ phạm do các em bao che cho nhau. Các cửa kính trong phòng vệ sinh
dùng chung không thể bàn giao cho lớp nào được mà chúng tôi chỉ tuyên truyền
dưới cờ ý thức bảo vệ tài sản của các em, có biện pháp để phát hiện những học sinh
chưa có ý thức trong việc bảo vệ tài sản của nhà trường, ngoài yêu cầu bồi thường
cho nhà trường còn xếp loại đánh giá hạnh kiểm của các em này cuối kỳ.
Hiệu quả của việc lập biên bản bàn giao sau gần một năm học, tôi thấy việc
bảo quản tài sản trong các lớp học tương đối tốt thể hiện rõ vai trò trách nhiệm của
giáo viên chủ nhiệm và học sinh 2 lớp học chung; hiệu quả bảo quản tốt các tài sản
trong các phòng thực hành – thí nghiệm, phòng chức năng do nhân viên thiết bị
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường thể hiện qua tỉ lệ học sinh
khá giỏi tăng so với năm học 2012- 2013 chỉ đạt v ề học lực: Giỏi: 34 HS chiếm
2,5%; Khá: 361 HS chiếm 26,2%; Tb: 769 HS chiếm 55,7%; Yếu: 214 HS chiếm
15,5%; Kém: 2 HS chiếm 0,1%. về hạnh kiểm: Tốt: 998 HS chiếm 71,8%; Khá: 324 HS
chiếm 23,5 %; Tb: 63 HS chiếm 4,6%; Yếu: 2 HS chiếm 0,1 %; Kém: 0HS chiếm 0,0%;
năm học 2013 – 2014, trường đạt được về học lực: Giỏi: 46 = 3,78%; Khá: 388 =

31,88%; Tb: 635 = 52,18%; Yếu: 144 = 11,83%; Kém: 1 = 0,08%. và hạnh kiểm:
Tốt: 904 = 74,28%; Khá: 250 = 20,54%; Tb: 58 = 4,77%; Yếu: 0 = 0,0%. đồng
thời khơng có học sinh đi rèn luyện hè.
Ngoài ra trên dãy phòng học ở các phòng chức năng bên ngoài nhà trường
có lắp thêm camera có tác dụng bảo vệ tài sản của nhà trường đồng thời học sinh
thấy có camera cũng hạn chế phá phách. Nhà trường đã lắp đặt tổng cộng bốn
camera, một camera ở phía trước văn phòng nhà trường quay ngoài cổng trường,
một cái trên mái nhà của dãy hành chính quay ra sân trường, một cái trên mái nhà
của dãy hành chính quay ra phía sau dãy phòng học, ngoài ra nhà trường cũng đang

tính toán sẽ lắp thêm một số camera nữa phía hội trường để quản lý cổng sau của


nhà trường, các phòng thực hành thí nghiệm, kho để đồ của môn giáo dục quốc
phòng.
Để quản lý tài sản của nhà trường không bị mất mát, tôi đã đề nghị Hiệu
trưởng thuê thợ hàn thêm mỗi phòng một ổ khoá ở các phòng chức năng, kho để đồ
và các phòng thực hành thí nghiệm; mua những ổ khoá chống trợm hoặc các ở
khố Việt Tiệp. Trong các dịp nghỉ hè, nghỉ tết ngoài các ổ khoá do nhân viên thiết
bị nhà trường khoá tôi còn khoá thêm một cổ khoá ở các phòng thực hành thí
nghiệm, các kho để đồ dưới tầng trệt, trên lầu ba các phòng chức năng, các cửa sắt
cũng được khoá tăng cường thêm một ổ khoá.
Để tăng hiệu quả sử dụng và bảo quản tài sản nhà trường, trong một năm học
tôi sẽ phân công lao động cho học sinh tổng vệ sinh các phòng học, các phòng
chức năng, phòng thực hành 02 lần, một lần vào tháng 08 hàng năm và một lần vào
tháng 05, cơng việc gồm có lau cửa kính, cạo singgum, quét mạng nhện, lau bàn
nghế, lau quạt trần, lau những chỗ bẫn trên tường, lau hệ thống máy tính phòng
thực hành tin và phòng Lab. Cơng việc này có tác dụng bảo vệ tài sản ít bị hư
hỏng, tăng thời gian sử dụng, giáo dục ý thức cho học sinh về việc bảo vệ môi
trường.
Một mảng quản lý tài sản nhà trường trong năm qua tôi đã làm nhưng chưa
thành công như ý muốn đó là quản lý ghế ngồi của học sinh trong các buổi sinh
hoạt dưới cờ và các buổi lễ. Đầu năm tôi đã phân công cho một lớp học sinh lao
động sắp xếp và viết bằng viết xoá màu trắng ghế ngồi học sinh giao cho đoàn
trường quản lý những chỉ được vài buổi chào cờ và buổi lễ học sinh lấy lộn xộn
nghế ngồi của các lớp với nhau, ngồi sau buổi lễ hoặc buổi chào cờ một số nghế
ngồi của các lớp mang ra ngồi nhưng không mang vào hết để lại ở ngoài sân
trường, tôi đã chỉ đạo cho đoàn trường thu lại phạt trừ điểm thi đua, có thể bắt lớp
đó bỏ tiền ra chuộc lại những cái ghế đã bỏ lại ở sân trường nhưng hiệu quả chưa
cao do đoàn trường chưa thật quyết tâm trong việc quản lý ghế ngồi của học sinh;

do để ghế ở chân cầu thang lên xuống học sinh đi học thêm hoặc học thể dục trong
những buổi trời mưa lấy ra ngồi không xếp lại chỗ cũ. Do ý thức của một số em
trong trường chưa cao và khi thiết kế trường thì dãy hành chính nằm quay lưng với
dãy phịng học khó quản lý cho nhà trường; đồng thời do công tác khách quan Ban
chấp hành đồn trường đặc biệt là Bí thư đồn và phó bí thư liên tục được thay sau
khi trường được thành lập, chưa có những cán bộ đồn tâm huyết làm việc quản lý
học sinh. Theo sự trao đổi của tôi với Phó hiệu trưởng trường THPT Sông Ray về
công tác quản lý ghế ngồi cho học sinh thì lúc đầu cũng chưa được quy cũ như
trường của tôi, học sinh mang ghế ra các buổi chào cờ, các buổi lễ sau đó cũng
khơng mang vào hết; nhà trường đã phân cơng một tuần có 02 lớp đi lao động đem
ghế ra sắp xếp cho các lớp ngồi, khối buổi sáng có một lớp lao động buổi chiều đi
sớm đem ghế ra chờ khối buổi sáng chào cờ xong và mang vào, đối với khối buổi
chiều cũng vậy. Tơi thấy quản lý ghế như thế này có một ưu điểm ghế ít bị hư
hỏng, khơng cịn tình trạng để ghế lại trên sân trường sau mỗi buổi nhưng nhược
điểm của nó học sinh và giáo viên trong một năm học phải lao động nhiều phải đến


trên 70 lượt lớp lao động kiêng ghế ra và mang ghế vào, đồng thời cũng không
giáo dục ý thức cho học sinh tự phục vụ cho bản thân, chỉ việc ngồi xong đứng dậy
vào đi. Cách quản lý ghế ngồi trường THPT Xuân Lộc nơi tôi cũng đã dạy ở đây
gần 5 năm, đếm giao đủ số lượng ghế cho từng lớp ngay đầu năm học, những lớp
mang ghế ra mà không vào hết để lại sân trường những ghế đó Đồn trường mang
vào thì lớp phải bỏ tiền ra mua lại, tiền đó được xung vào quỷ đồn, nếu khơng bỏ
tiền mua lại thiếu ghế thì học sinh lớp đó một số em khơng có ghế ngồi. Trường
Xn Lộc làm được do ý thức học sinh cao, học sinh trường Xn Lộc ít nghỉ học,
phịng Ban giám hiệu và phịng đồn đều quay ra hướng sân trường. Đối với
trường THPT Xuân Thọ học sinh nghỉ học nhiều, một số em chuyển đi trường khác
đặc biệt là các em khối 10. Chúng tôi không thể áp dụng như cách quản lý ghế ngồi
của trường Xuân Lộc. Từ thực tế công tác quàn lý ghế ngồi tại trường đồng thời
trao đổi học hỏi kinh nghệm từ trường bạn sang năm học 2014 – 2015, tôi đề nghị

Hiệu trưởng đầu tư cho mỗi lớp 01 cây sắt hàn đầu dưới để xếp ghế vào và mua ổ
khố để khóa đầu trên của cây sắt từng lớp, mỗi khối để ở một chân cầu thang lên
xuống thuận lợi cho các em lấy ghế cho các em lấy ghế khi chào cờ hoặc các buổi
lễ, đầu năm giao đủ số lượng ghế từng lớp, trong thời gian học tại trường hàng
tháng có kiểm tra sĩ số từng lớp, những lớp nào có học sinh chuyển đi hoặc nghỉ
học lấy ra đủ số lượng ghế ngồi; những lớp mà học sinh bỏ ghế lại sân trường
không mang vào lớp phải bỏ tiền mua lại những cái ghế đó. Tơi nghỉ cách quản lý
như thế này trong năm học tới của trường tôi sẽ đạt hiệu quả như ý muốn.
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Bảo quản cơ sở vật chất nhà trường tốt là tổng hợp nhiều biện pháp từ việc
tuyên truyền phổ biến nâng cao ý thức của mọi cá nhân trong tập thể sư phạm nhà
trường; giao trách nhiệm cụ thể cho từng cái nhân, tập thể; đánh giá xếp loại thi
đua cuối năm đối với giáo viên và nhân viên; xếp loại hạnh kiểm đối với học sinh;
đến việc phải bồi thường cho nhà trường nhưng hư hỏng, mất mát tài sản.
Đối với việc lập sổ quản lý tài sản riêng từng phịng chúng ta biết được cụ
thể tài sản đó nằm ở phòng nào, được trang bị năm nào, sau bao nhiêu năm hết giá
trị sử dụng; trách nhiệm quản lý tài sản ở phòng thuộc cái nhân sử dụng phòng đó
nói riêng và bảo vệ nhà trường nói chung khơng thể đổi lỗi cho người khác đồng
thời nâng cao ý thức tự giác của từng cái nhân quản lý ở phịng đó.
Đối với việc lập biên bản bàn giao hiện trạng trang thiết bị từng phòng học
cho học sinh, giáo viên chủ nhiệm hai lớp học chung phịng đó, tác dụng phối hợp
với nhau trong công tác bảo quản tài sản nhà trường, phát hiện tìm ra thủ phạm làm
hỏng tài sản nhanh chóng; ít có sự bao che, đổi lỗi cho nhau; đồng thời mọi hư
hỏng tài sản trong các lớp học đều có thể do cá nhân làm hỏng khi bị phát hiện bỏ
tiền ra bồi thường hoặc khơng phát hiện ra thủ phạm thì tập thể lớp đó hoặc hai lớp
học chung sẽ bỏ tiền ra bồi thường cho nhà trường. Như vậy mỗi năm trang thiết bị
trong các phịng học sẽ rất ít bị hư hỏng, đồng thời nhà trường khơng tốn một
khoản kinh phí để sửa chữa những hư hỏng.



Một hiệu quả chung trong các biện pháp bảo quản tài sản nhà trường tơi đó
là nhận thức trong việc bảo quản và sử dụng tài sản đã được nâng lên trong giáo
viên, nhân viên và học sinh nhà trường.
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Đề tài của tôi là một số biện pháp tăng cường quản lý cơ sở vật chất tại
trường THPT Xuân Thọ qua gần một năm tiến hành đã mang lại hiệu quả cao tại
đơn vị, sang những năm tiếp theo tôi sẽ quán triệt phổ biến rộng rải hơn nữa những
biện pháp đã tiến hành trong đề tài làm cho ý thức của giáo viên, nhân viên và học
sinh từ bắt buộc sang tự giác trong vấn đề quản lý và sử dụng tại sản tại trường.
Quản lý tài sản, cơ sở vật chất là một mảng khó trong cơng tác quản lý tại các đơn
vị hiện nay nếu như nhà quản lý khơng có những biện pháp cụ thể thì sẽ mất rất
nhiều thời gian để xử lý và khắc phục hậu quả xảy ra. Theo tơi các đơn vị có thể áp
dụng những biện pháp tôi đã tiến hành trong đề tài thì sẽ mang lại hiệu quả tốt
trong cơng tác quản lý tài sản, chỉ có một điều hơi tồn một số thời gian mà nhà
quản lý cần phải tiến hành trong các biện pháp đó là tiến hành kiểm tra. Các nhà
khoa học đã tổng kết trong quản lý có bốn chức năng: Lập kế hoạch, tổ chức thực
hiện, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá; trong quản lý mà không kiểm tra coi như không
quản lý. Như vậy kiểm tra là một chức năng nhiệm vụ rất quan trọng trong công
tác quản lý, nếu làm tốt việc này thì trong các cơng tác quản lý sẽ đạt hiệu quả cao.
Trong quản lý tài sản, cơ sở vật chất nói riêng và trong các lĩnh vực quản lý
khác nói chung; các cơ quan quản lý nhà nước cần tuyên truyền sâu rộng để mọi cá
nhân trong tổ chức đó hiểu và tự giác thực hiện. Để quản lý tốt chúng ta cần phải
phân cấp, giao nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân trong tổ chức tránh
tình trạng “cha chung khơng ai khóc”; những cá nhân và tập thể làm tốt được tuyên
dương, khen thưởng; những cá nhân và tập thể làm khơng tốt có thể nhắc nhỡ, phê
bình, khắc phục những thiệt hại bằng cách bồi thường do cá nhân thiếu trách nhiệm
trong quản lý gây ra. Các cơ quan làm luật của nhà nước tiếp tục nghiên cứu đưa ra
những quy định chặt chẽ, có tính vừa giáo dục và dăn đe những cá nhân và tổ chức
tự giác thực hiện nhiện vụ của mình đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm.
Trong quản lý tài sản, cơ sở vật chất để hiệu quả thì ngoài những biện pháp

trên người quản lý khi kiểm tra thấy có những hư hỏng cần tiến hành cho sửa chữa
ngay, tránh tình trạng mới hư hỏng ít khơng tiến hành sửa để hư nhiều mới sửa gây
tốn kém.
Trang thiết bị, cơ sở vật chất Nhà nước khi bàn giao cho các đơn vị sử dụng
cần phải đảm bảo chất lượng tránh tình trạng nhiều trang thiết bị mới được cấp về
không phù hợp với thực tế, chất lượng kém dễ bị hư hỏng trong sử dụng, rất khó
khăn trong công tác quản lý. Nhiều cơ sở chỉ mới đưa vào sử dụng một năm đã
xuống cấp do chất lượng xây dựng không đảm bảo.


VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tài liệu học tập: Bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ thông của trường
cán bộ quản lý TP. Hồ Chí Minh, xuất bản năm 2013.
- Mẫu hướng dẫn làm sáng kiến kinh nghiệm của Sở giáo dục Đồng Nai năm
học 2013 – 2014.


VII. PHỤC LỤC
Sở giáo dục Đồng Nai
Trường THPT Xuân Thọ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

BIÊN BẢN KIỂM KÊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Phòng: ……………………………………………….
Thời gian kiểm kê: ……….giờ………ngày……Tháng …..năm ………..
Thứ Tên tài sản cố Số
Thời gian bắt đầu Ghi chú (Tài sản
tự

định
lượng sử dụng hoặc mua chuyển đến và
về
chuyển đi)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15


16
17
18
19
20

Đại diện kiểm tra
Ban giám hiệu


Xuân Th ọ, ngày…..tháng …..năm…..
Người kiểm kê (ký và ghi họ tên)

Sở giáo dục Đồng Nai

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Trường THPT Xuân Thọ

Độc lập – Tự do – hạnh phúc

BIÊN BẢN BÀN GIAO LỚP HỌC GIỮA
BAN GIÁM HIỆU TRƯỜNG VỚI HAI LỚP HỌC CHUNG PH ỊNG
PHÒNG SỚ ….: Lớp …. – ……

Thứ Tên đồ
tự

Hiện trạng

Tên đồ

1

Bàn GV

Ghế GV

2


Bàn HS 1

Bàn HS 7

Hiện trạng


3

Bàn HS 2

Bàn HS 8

4

Bàn HS 3

Bàn HS 9

5

Bàn HS 4

Bàn HS 10

6

Bàn HS 5

Bàn HS 11


7

Bàn HS 6

Bàn HS 12

8

Quạt trần 1

Quạt trần 2

9

Bóng điện 1

Bóng điện 3

10

Bóng điện 2

Bóng điện 4

11

Ở điện

Ở quạt


12

Cửa sở 1

Cửa sở 3

13

Cửa sở 2

Cửa số 4

14

Cửa chính

Xuân Thọ ngày 26 tháng 8 năm 2013
PHÓ HIỆU TRƯỞNG

GVCN1: (Ký và ghi rõ họ tên)

Đại diện lớp: (Ký và ghi rõ họ tên)

GVCN 2: (Ký và ghi rõ họ tên)

Đại diện lớp: (Ký và ghi rõ họ tên)


SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI

Đơn vị : THPT Xuân Thọ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Xuân Thọ, ngày 04 tháng 05 năm 2014

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2013 - 2014
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp tăng cường quản lý cơ sở vật chất tại trường
THTP Xuân Thọ
Họ và tên tác giả: NGUYỄN HỮU THU . Chức vụ: Phó hiệu trưởng.
Đơn vị: Trường THPT Xuân Thọ.
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực
khác)
- Quản lý giáo dục 

- Phương pháp dạy học bộ môn: ………….

- Phương pháp giáo dục 

- Lĩnh vực khác: ……………………

Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  trong Ngành 
1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây)
- Đề ra giải pháp thay thế hồn tồn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn

- Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học,
đúng đắn 
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở

đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 
2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây)
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu
quả cao 
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong tồn
ngành có hiệu quả cao 
- Giải pháp thay thế hồn tồn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả
cao 
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có
hiệu quả 
-Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở
đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 
3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)


- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính
sách:
Trong Tổ/Phịng/Ban 
Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT 
Trong ngành 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và
dễ đi vào cuộc sống:
Trong Tổ/Phòng/Ban 
Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT 
Trong ngành 
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả
trong phạm vi rộng:
Trong Tổ/Phòng/Ban 
Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT 
Trong ngành 

Xếp loại chung: Xuất sắc 

Khá 

Đạt 

Không xếp loại 

Cá nhân viết sáng kiến kinh nghiệm cam kết và chịu trách nhiệm không sao
chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nguyên văn nội dung sáng kiến kinh
nghiệm cũ của mình.
Tổ trưởng và Thủ trưởng đơn vị xác nhận đã kiểm tra và ghi nhận sáng kiến
kinh nghiệm này đã được tổ chức thực hiện tại đơn vị, được Hội đồng chuyên môn
trường xem xét, đánh giá; tác giả không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao
chép lại nguyên văn nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của chính tác giả.
Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của tác
giả và người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản
sáng kiến kinh nghiệm.
NGƯỜI THỰC HIỆN
SKKN

NGUYỄN HỮU THU

XÁC NHẬN CỦA
TỔ CHUYÊN MÔN

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ




×