SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị : TRUNG TÂM KỸ THUẬT TỔNG HỢP –
HƯỚNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG NAI
Mã số :………
CHUYÊN ĐỀ:
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐIỆN TRONG TRƯỜNG HỌ C
Người thực hiện : LƯƠNG VĂN HÀ
Lĩnh vực nghiên cứu :
Quản lý giáo dục :
Phương pháp dạy học bộ môn :…………………….
Lĩnh vực khác : Quản lý tài sản, CSVC
Có đính kèm :
Năm học : 2013 - 2014
Trang 1
Hiện vật khác
Phim ảnh
Phần mềm
Mô hình
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Lương Văn Hà
2. Ngày tháng năm sinh : 14/04/1975
3. Nam, nữ : Nam
4. Địa chỉ : Ấp Bình ý – Tân Bình - Vĩnh Cữu – Đồng Nai
5. Điện thoại : 0613.847596 (CQ) - 0908891345 (DĐ)
6. Fax : 0613.843489, 0613.840081 - E-mail:
7. Chức vụ : Nhân viên Phòng giáo vụ.
8.Tiếp nhận hồ sơ các lớp đầu vào, thu học phí các lớp.
- Công tác quản lý công văn đi đến quản lý mộc dấu.
- Nhận phát chứng chỉ anh văn, tin học .
- Thu học phí các lớp theo quy định .
- Quản lý tài sản phục vụ giảng dạy các lớp.
9. Đơn vị công tác : Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp – Hướng nghiệp tỉnh
Đồng Nai.
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
Học vị ( hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ) cao nhất : Cử nhân kinh
tế
Năm nhận bằng : 2003
Chuyên ngành đào tạo : Kinh Tế Thương Mại
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm : Nhân viên văn phòng
Số năm kinh nghiệm : 16 năm
Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: có 2 sáng kiến
Trang 2
Tên sáng kiến kinh nghiệm :
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐIỆN TRONG TRƯỜNG HỌC
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp Hướng Nghiệp Đồng Nai là đơn vị sự
nghiệp có thu được nhà nước đảm bảo một phần chí phí hoạt động ngoài nguồn
thu học phí được để lại đơn vị, do đó công tác quản lý và sử dụng tài chính có
hiệu quả là nhiệm vụ rất quan trọng góp phần thực hành chống lãng phí, tiết
kiệm ngân sách đồng thời đây cũng là một trong những giải pháp cụ thể nhằm
thực hiện Chỉ thị 09/CT-UBND ngày 18/3/2013 của UBND tỉnh Đồng Nai về
việc tăng cường thực hiện tiết kiệm điện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; công văn số
644/SGDĐT-KHTC ngày 11/4/2013 của Sở Giáo dục và đào tạo về việc tăng
cường thực hiện tiết kiệm điện năm 2013.
Trong những năm qua, Chính phủ, UBND tỉnh Đồng Nai, Sở Giáo dục &
Đào tạo đã có nhiều Chỉ thị, văn bản chỉ đạo về việc thực hiện tiết kiệm trong sử
dụng điện, tập trung chỉ đạo đầu tư phát triển nguồn và lưới điện nhằm đảm bảo
cung cấp điện cho các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo an ninh, quốc
phòng và đáp ứng nhu cầu điện cho sinh hoạt của nhân dân.
Qua dự báo của ngành điện trong năm 2012 và một vài năm tới, Việt Nam
có thể sẽ còn gặp khó khăn trong việc bảo đảm cung cấp điện trong các tháng
mùa khô, nhất là khi gặp hạn hán kéo dài, không đủ nước cho các nhà máy thủy
điện phát điện, quy hoạch phát triển mạng lưới điện chưa đi vào hoạt động hoàn
chỉnh, song song với việc ngành điện phải cắt giảm điện luân phiên cho ta thấy
việc sử dụng điện tiết kiệm không chỉ góp phần đảm bảo nguồn điện đủ cung
ứng mà quan trọng là tiết kiệm không nhỏ cho ngân sách của nhà nước.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN :
1. Cơ sở lý luận :
Thủ tướng Chính phủ ban hàng Chỉ thị số 19/2005/CT-TTg ngày
2/06/2005 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện tiết kiệm trong sử dụng điện
và Chỉ đạo của Sở Giáo dục & Đào tạo Đồng Nai hàng năm triển khai kế hoạch
tiết kiệm điện trong ngành giáo dục và đào tạo.
Thực hiện Thông tư liên tịch số 111/2009/TTLT-BTC-BCT ngày
01/06/2009 của liên Bộ Tài chính, Bộ Công thương về việc hướng dẫn thực hiện
tiết kiệm điện trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập trong đó
có việc xây dựng phương án đăng ký sử dụng điện tiết kiệm, quy định chế độ
khen thưởng, xử lý vi phạm hành vi gây thất thoát, lãng phí nguồn điện.
Quán triệt các văn bản chỉ đạo của cấp trên, lãnh đạo trung tâm luôn quan
tâm sâu sát công tác thực hành tiết kiệm chống lãng phí tài chính, tài sản công
… và việc tiết kiệm điện cũng là một trong những tiêu chí đánh giá chấp hành
tốt công tác thực hành tiết kiệm chống lãnh phí, bình xét thi đua trong đơn vị.
Trang 3
2. Tình hình sử d ụ ng đi ệ n :
+ Về phòng học : Hiện Trung tâm có 32 phòng học lý thuyết và thực
hành gồm có : 8 phòng máy vi tính (267 máy vi tính), 8 máy in, 4 phòng thực
hành điện công nghiệp, điện lạnh, PLC (có sử dụng máy hàn và máy khoan điện
…), 1 phòng dạy thực hành nấu ăn (có sử dụng bếp điện, lò nướng, lò vi sóng
…) ; 19 phòng học lý thuyết (đèn, quạt, máy chiếu, âm thanh ).
+ Về phòng làm việc, phòng chức năng : 1 phòng thư viện, 10 phòng làm
việc (sử dụng máy phôtô, máy vi tính, đèn quạt, không sử dụng máy lạnh) ; 6
phòng nghỉ giáo viên, và 01 khuôn viên sân vườn có hệ thống đèn chiếu sáng và
02 khu vực giữ xe sử dụng đèn cao áp, đèn neon 1,2m …
+ Sử dụng điện : căn cứ vào nhu cầu hoạt động thực tế (hoạt động từ 6 giờ
30’ đến 21 giờ hàng ngày, kể cả ngày chủ nhật), thì công suất tiêu thụ điện bình
quân của trung tâm trong một ngày khoảng 270Kw.h/ngày, vậy một tháng bình
quân là 8.100 Kw.h, một năm 97.200 kw.h (theo số liệu điện năng tiêu thụ các
năm 2010 - 2011) và từ năm 2012 thực tế lượng điện năng tiêu thụ của cơ quan
đã giảm rất nhiều kể từ khi có các văn bản chỉ đạo của cơ quan cấp trên, đặc biệt
vấn đề tiết kiệm điện được đưa vào một trong những công tác thi đua khen
thưởng ở đơn vị.
Lãnh đạo trung tâm phân công cụ thể 01 cán bộ phụ trách kỹ thuật hàng
ngày kiểm tra các thiết bị sử dụng điện, quy định cụ thể thời gian sử dụng, tắt
mở các thiết bị đèn và 02 cán bộ trực ban ở cơ sở 1 và cơ sở 2 thường xuyên
theo dõi ghi chép vào sổ trực ban việc chấp hành quy định sử dụng điện các
phòng làm việc của cán bộ, giáo viên, các phòng học …
Với lưu lượng học sinh hàng năm theo học tại trung tâm khoảng 200 lớp
gần 12.000 học sinh, hàng ngày các thiết bị sử dụng điện phòng học, xưởng thực
hành, phòng máy vi tính, phòng làm việc hoạt động liên tục từ 7 giờ sáng đến 21
giờ đêm.
Các lớp học liên thông, đại học vừa học vừa làm, trung cấp kế toán tập
trung học chủ yếu vào ban đêm nên không thể quy định việc sử dụng điện tiết
kiệm làm giảm bớt bóng đèn hoặc không cho lớp mở quạt được do đó chủ yếu
phải tập trung giảm tải các phòng làm việc dù thời tiết nóng cũng phải linh hoạt
hạn chế sử dụng điện đảm bảo vừa tiết kiệm, vừa đủ điều kiện sinh hoạt làm
việc, trong đó có những phòng học tin học, phòng thực hành điện, phòng học lý
thuyết vào ban ngày không để lãng phí sử dụng điện khi thật sự không cần thiết
khi các em học sinh đi học sớm, vào lớp trước giờ học chỉ có 2, 3 người đều mở
hết toàn bộ quạt, đèn, máy lạnh trong phòng học.
Những biện pháp này đã được thực hiện tại Trung tâm nhưng hiệu quả
chưa cao lắm vì không có sự giám sát thường xuyên.
Trang 4
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CÁC GIẢI PHÁP:
1. Sử d ụ ng đi ệ n t ạ i v ă n phòng làm vi ệ c :
- Mỗi cán bộ, giáo viên công nhân viên phải tuân thủ quy định việc tắt các
thiết bị dùng điện không cần thiết khi ra khỏi phòng làm việc và khi hết giờ làm
việc.
- Chỉ mở đèn, quạt khi nguồn sáng và điều kiện thông gió tự nhiên không
đủ đáp ứng.
- Chỉ mở 2 đèn trong phòng làm việc phía trong, vì phía ngoài cửa ra vào
đã có nguồn sáng tự nhiên (thực tế theo thiết kế lắp đặt mỗi phòng làm việc gồm
2 máng đèn mổi máng đèn là 2 bóng).
- Cắt hẳn nguồn điện khi không sử dụng các thiết bị điện, hạn chế để máy
photocopy ngâm điện khi không có nhu cầu sử dụng, không để máy nước uống
nóng lạnh qua đêm, khi hết giờ học và trong những ngày nghỉ.
- Cài đặt máy vi tính để ở chế độ chờ (Stand By) ; màn hình máy vi tính ở
chế độ chờ sau 2 phút khi tạm ngừng sử dụng. Bỏ thói quen để máy in ngâm
điện và không mở máy cùng lúc với máy tính khi chưa có nhu cầu sử dụng đến
máy in.
- Không lắp đặt máy lạnh các phòng làm việc, chỉ sử dụng một phòng 1
quạt trần như hiện nay.
2. Sử d ụ ng đi ệ n t ạ i các phòng h ọ c lý thuyết :
+ Đối với các lớp học ban ngày : Chỉ mở đèn, quạt khi nguồn sáng và điều
kiện thông gió tự nhiên không đủ đáp ứng. Trường hợp này phải linh động chỉ
khuyến khích học sinh không mở đèn sớm hơn giờ học, sử dụng quạt hợp lý chứ
không áp dụng một cách máy móc cứng nhắc cắt giảm bóng đèn, cấm mở quạt
có thể ảnh hướng đến sức khỏe học sinh vì điều kiện nguồn sáng phòng học
không đủ, thời tiết nóng bức.
+ Đối với các lớp học ban đêm : Thông thường học sinh đi học từ 17 giờ,
do đó đèn hành lang chỉ mở đèn khi trời đã sẫm tối, và mở quạt khi không đủ
điều kiện thông gió tự nhiên.
Riêng các phòng máy vào giờ cao điểm tuyệt đối không mở máy điều hòa
nhiệt độ (chỉ mở quạt). Nếu thời tiết quá nóng mới có thể mở máy điều hòa nhiệt
độ ở các phòng máy. Cửa ra vào phòng máy phải luôn được đóng kín, theo thói
quen của đại đa số giáo viên và học sinh thường không bao giờ đóng kín của ra
vào.
- Máy chiếu, thiết bị âm thanh các phòng học tắt hẳn nguồn điện khi
không có nhu cầu sử dụng.
Trang 5
- Tắt các thiết bị sử dụng điện khi hết giờ học (kể cả khi 2 tiết đầu lớp này
học và 2 tiết sau lớp khác học thì trực ban có trách nhiệm kiểm tra và tắt các
thiết bị sử dụng điện trong giờ giải lao 30 phút).
3. Sử d ụ ng đi ệ n n ơi công cộ ng và bãi xe :
- Tại các nhà vệ sinh : Nghiêm cấm mở đèn vào ban ngày, khi không đủ
ánh sáng tự nhiên.
- Ở các hành lang chỉ mở đèn khi có lớp học (như Trung tâm đã quy định
trước đây)
- Tắt các thiết bị chiếu sáng thuộc dãy hành lang phòng học, tường rào
khi hết giờ làm việc (21 giờ đêm), chỉ để lại một số vị trí để bảo vệ cơ quan (như
Trung tâm đã quy định trước đây).
4 Việ c s ử a ch ữ a, thay th ế , trang b ị m ớ i thi ế t b ị s ử d ụ ng đi ệ n
- Kiểm tra, sửa chữa hệ thống đường dây tải điện, đảm bảo không quá tải
gây hao phí điện năng.
- Thay tất cả các bóng đèn tròn sợi đốt (nếu có) bằng đèn compact hoặc
đèn ống huỳnh quang để tiết kiệm điện.
Thay bóng đèn ống neon thế hệ cũ 40W, 20W bằng bóng đèn ống neon
thế hệ mới 36W, 18W và thay chấn lưu sắt từ bằng chấn lưu điện tử để tiết kiệm
điện
- Lắp máng, chảo chụp ở các đèn còn thiếu để tăng độ phản chiếu ánh
sáng và điều chỉnh lắp đèn ở độ cao thích hợp để có độ phản chiếu ánh sáng cao.
Thực hiện mỗi đèn một công tắc đóng, mở.
Trang 6
- Khi thay thế đèn chiếu sáng hư hỏng nên sử dụng loại đèn nào giảm
được tiêu hao năng lượng điện và có hiệu quả.
- Với bóng đèn phải sử dụng đèn tuýp gầy và compact thay cho bóng đèn
tròn vì bóng đèn tròn tiêu thụ điện gấp 3-4 lần.
5. Quy đị nh trách nhi ệ m giám sát và t ổ ch ứ c th ự c hi ệ n :
- Toàn thể Cán bộ - Giáo viên – Công nhân viên Trung tâm KTTH – HN
tỉnh Đồng Nai có trách nhiệm thực hiện đúng quy định nhằm đạt được tiết kiệm
ít nhất 10% điện năng sử dụng của Trung tâm.
- Ban Giám đốc, các phòng, ban có trách nhiệm triển khai, tổ chức thực
hiện, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc Cán bộ - Giáo viên – Công nhân viên sử dụng
điện có hiệu quả theo quy định.
- Phân công cán bộ trực ban của trung tâm có trách nhiệm hàng ngày theo
dõi việc thực hiện tiết kiệm điện theo quy định. Ngoài ra lãnh đạo trung tâm
phân công trách nhiệm một nhân viên hàng ngày kiểm tra việc sử dụng đèn quạt,
các thiết bị điện khác ở tất cả các phòng học và phòng làm việc.
- Tiếp tục thực hiện quyết định số 274/QĐ/TTHN, ngày 25/10/2010 về
việc quy định sử dụng điện tiết kiệm hiệu quả của Giám đốc trung tâm, song
song việc thường xuyên tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến sinh viên, học sinh,
học viên nâng cao ý thức sử dụng điện tiết kiệm và đạt hiệu quả theo hướng tích
cực (kể cả sử dụng ở gia đình mình).
Đối với cán bộ công nhân viên, thường xuyên được nhắc nhở trong mỗi
cuộc họp giao ban hàng tuần. Trách nhiệm của 2 đồng chí trực ban ngoài nhiệm
vụ được phân công phải ghi chép hàng ngày vào sổ trực ban kết quả theo dõi
giám sát thực hiện mở, tắt các thiết bị sử dụng điện đúng theo quy định của
trung tâm
Trang 7
Công tác thực hành tiết kiệm điện là một trong những tiêu chí bình xét thi
đua hàng tháng của đơn vị được tất cả CB.CNV hưởng ứng tham gia. Có chế độ
khen thưởng, xử lý vi phạm tính vào xếp loại, tiền thưởng thi đua hàng tháng.
Công tác quán triệt ý thức chấp hành của học sinh phải được thể hiện gương
mẫu qua hành động thực tế của cán bộ quản lý, giáo viên trung tâm trong việc sử
dụng điện trong phòng làm việc hàng ngày chứ không phải bằng lời nói, hô hào,
nhắc nhở học sinh phải sử dụng điện tiết kiệm, còn phòng làm việc của CB.CNV
thì máy lạnh, đèn quạt vẫn hoạt động khi đã đi ra ngoài.
- Việc tiết kiệm điện phải được thực hiện thường xuyên, liên tục và
nghiêm túc, trở thành thói quen của tập thể các ban, đơn vị và từng cán bộ trong
cơ quan.
- Xây dựng kế hoạch sử dụng điện và đăng ký phương án sử dụng điện
tiết kiệm theo chỉ đạo của cấp trên thực hiện giảm 10% tổng số tiêu thụ điện
năng từ năm.
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI:
- Số liệu thống kê các năm 2012, 2013:
(Bảng phụ lục (1) kèm theo).
- Đăng ký phương án sử dụng năm 2014 và kết quả sử dụng điện tiết kiệm
năm 2013 : (theo thông tư liên tịch số 111/2009/TTLT/BTC – BCT ngày
01/06/2009 của Bộ Tài chính và Bộ Công thương) :
(Bảng phụ lục (2) kèm theo)
- Báo cáo tình hình sử dụng điện năm 2013:
(Bảng phụ lục (3) kèm theo)
Ngay từ khi Quy định sử dụng điện tiết kiệm của Trung tâm có hiệu lực
thi hành cho thấy mỗi cán bộ, giáo viên ý thức hơn trong việc sử dụng các thiết
bị điện mỗi khi ra vào phòng, không còn đèn, quạt nơi nào được mở khi không
có người trong phòng sử dụng hoặc khu vực đèn hành lang, khuôn viên bãi xe
hệ thống đèn được sử dụng hợp lý.
V. ĐỀ XUẤT KHẢ NĂNG ÁP DỤNG:
- Để giải pháp sử điện tiết kiệm đảm bảo hiệu quả trong công việc, hàng
tuần họp cơ quan, cán bộ phụ trách thi đua khen thưởng thống kê tình hình ghi
nhận trong sổ trực ban hàng ngày để báo cáo toàn cơ quan, ai vi quy chế về việc
quy định sử dụng điện tiết kiệm hiệu quả của cơ quan bị xử lý tùy mức độ trừ
điểm thi đua, ai được ghi nhận quản lý sử dụng điện đúng quy định được khen
thưởng vào kỳ trả của tháng. Công tác này đều được toàn thể CB.CNV hưởng
ứng đăng ký thi đua và chấp hành vì có thưởng – có phạt nghiêm minh công
bằng.
Trang 8
- Hàng tháng khi nhân viên điện lực đưa báo tiền điện tôi đều cập nhật số
liệu điện năng tiêu thụ của tháng này xem định mức tiêu thụ phát sinh có chênh
lệch vượt nhiều hơn tháng trước không, và báo cho Giám đốc biết tình hình sử
dụng điện trong tháng, và trong cuộc họp cơ quan cán bộ các phòng ban chuyên
môn, nhân viên phụ trách hệ thống điện, phải có ý kiến trình bày nguyên nhân vì
sao tăng hoặc giảm để lãnh đạo có những điều chỉnh kịp thời trong việc sử dụng
điện.
Việc thực hành tiết kiệm điện phải luôn được hình thành từ trong nhận
thức của mỗi cán bộ, giáo viên và kể cả học sinh. Nhưng bên cạnh đó không thể
thiếu bộ phận kiểm tra giám sát toàn bộ trung tâm trong việc việc chấp hành các
nội quy, quy định về sử dụng điện tiết kiệm đúng quy định trung tâm đề ra. Cán
bộ bảo trì hệ thống điện thường xuyên kiểm ra rò rĩ điện, khi sửa chữa thay thế
thiết bị điện ngoài chức năng chính còn phải tính đến lượng điện năng tiêu thụ
có tiết kiệm không để thay thế các sản phẩm sử dụng điện tiết kiệm năng lượng
kể cả môi trường.
Đề xuất lãnh đạo cơ quan và Ban tin học nghiên cứu đưa vào thí nghiệm
cài đặt phần mềm quản lý điện năng miễn phí (ToiTietKiem.Vn Professional) từ
chương trình dự án máy tính xanh vào toàn bộ máy vi tính của đơn vị để theo
dõi tổng kết và áp dụng nếu có hiệu quả cao.
Việc thực hành tiết kiệm điện không phải là đề tài mới mẽ gì trong giai
đoạn hiện nay, tùy mỗi nơi, mỗi điều kiện sử dụng điện tiết kiệm khác nhau có
cách và bên cạnh đó môi trường giáo dục vẫn còn một số hạn hạn chế nhất định
do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết vào mùa khô, nóng có thể làm giảm năng
suất lao động của CB.CNV, giáo viên và tâm lý, thái độ học tập của học sinh học
sinh. Qua đó nếu trong điều kiện thời tiết ban ngày quá nóng, cũng không thể
hạn chế việc tắt bớt quạt phòng học lý thuyết, phòng làm việc nhưng bù vào đó
là tắt đi các thiết bị sử dụng điện không thật sự cần thiết và ban đêm có thể hạn
chế nguồn điện ở các khu vực chiếu sáng công cộng …
Đối với các cơ quan hành chính sự nghiệp, cơ quan giáo dục … không
phải là đơn vị sản xuất kinh doanh nên việc theo dõi quản lý sử dụng điện tiết
kiệm là vấn đề hết sức đơn giản khi tập thể lãnh đạo, cá nhân mỗi CB.CNV
luôn ý thức trong việc sử dụng điện hợp lý tiết kiệm, (bỏ thói quen không đóng
cửa khi mở máy lạnh, tắt các thiết bị sử dụng điện không cần thiết trong phòng
làm việc, tắt đèn quạt, máy lạnh khi ra ngoài hoặc không sử dụng điện cơ quan
để phục vụ công việc cá nhân).
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Thông tư liên tịch số 111/2009/TTLT/BTC – BCT ngày 01/06/2009 của
Bộ Tài chính và Bộ Công thương.
Trang 9
- Quyết định số 294/QĐ/TTHN, ngày 25/10/2006 của Giám đốc Trung
tâm KTTH – Hướng nghiệp Đồng Nai về việc quy định sử dụng điện tiết kiệm,
hiệu quả ;
- Chỉ thị 171/CT-TTg ngày 26/1/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng
cường tiết kiệm điện;
- Chỉ thị 09/CT-UBND ngày 18/3/2013 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc
tăng cường thực hiện tiết kiệm điện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;
- Công văn số 644/SGDĐT-KHTC ngày 11/4/2013 của Sở Giáo dục và
đào tạo về việc tăng cường thực hiện tiết kiệm điện năm 2013;
- Báo cáo số 22/BC-TTHN ngày 10/2/2014 của trung tâm về việc Báo cáo
tình hình sử dụng điện năm 2013;
- Một số hình ảnh trên internet.
VII. PHỤ LỤC:
1- Số liệu thống kê các năm 2012, 2013 (Bảng phụ lục 1);
2- Kế hoạch số 23/KH-TTHN ngày 10/2/2014 Kế hoạch đăng ký phương
án sử dụng năm 2014 và kết quả sử dụng điện tiết kiệm năm 2013 ( phụ lục 2);
3- Báo cáo số 22/BC-TTHN ngày 10/2/2014 của trung tâm về việc Báo
cáo tình hình sử dụng điện năm 2013 (phụ lục 3).
Xác nhận của đơn vị : Biên Hòa, ngày 20 tháng 05 năm 2014
Người viết
Lương Văn Hà
Trang 10
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
TRUNG TÂM KỸ THUẬT TỔNG HỢP
HƯỚNG NGHIỆPTỈNH ĐỒNG NAI
–––––––––––
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
––––––––––––––––––––––––
Biên Hòa, ngày 20 tháng 5 năm 2014
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2013-2014
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ SỤNG ĐIỆN TRONG TRƯỜNG
HỌC
Họ và tên tác giả: Lương Văn Hà Chức vụ: Nhân viên.
Đơn vị: Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng Nghiệp Đồng Nai
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác)
- Quản lý giáo dục - Phương pháp dạy học bộ môn:
- Phương pháp giáo dục - Lĩnh vực khác: .Quản lý tài sản, CSVC
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị Trong Ngành
1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây)
- Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn
- Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị
mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị
2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây)
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu
quả cao
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị
mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị
3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Trong Tổ/Phòng/Ban Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT Trong ngành
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào
cuộc sống: Trong Tổ/Phòng/Ban Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT
Trong ngành
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi
rộng: Trong Tổ/Phòng/Ban Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT Trong ngành
Xếp loại chung: Xuất sắc Khá Đạt Không xếp loại
Cá nhân viết sáng kiến kinh nghiệm cam kết và chịu trách nhiệm không sao chép tài liệu
của người khác hoặc sao chép lại nguyên văn nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của mình.
Tổ trưởng và Thủ trưởng đơn vị xác nhận đã kiểm tra và ghi nhận sáng kiến kinh nghiệm
này đã được tổ chức thực hiện tại đơn vị, được Hội đồng chuyên môn trường xem xét, đánh
giá; tác giả không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nguyên văn nội dung
sáng kiến kinh nghiệm cũ của chính tác giả.
NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN XÁC NHẬN CỦA TỔ
CHUYÊN MÔN
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Trang 11
BM04-NX GSKKNĐ
Trang 12