Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

skkn một số phương giảng dạy nhằm nâng cao thành tích môn chạy bền cho học sinh trường thpt nguyễn trãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.48 KB, 16 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Trường THPT NGUYỄN TRÃI
Mã số:
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ PHƯƠNG GIẢNG DẠY NHẰM NÂNG CAO THÀNH TÍCH
MÔN CHẠY BỀN CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI
Người thực hiện: NGUYỄN MINH QUÂN
Lĩnh vực nghiên cứu: THỂ DỤC
Phương pháp giảng dạy bộ môn: THỂ DỤC
Có dính kèm:
 Mô hình  Đĩa CD(DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác
Năm học: 2013 – 2014
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN:
1. Họ và tên: NGUYỄN MINH QUÂN
2. Ngày tháng năm sinh: 25/02/1989
3. Nam, nữ: Nam
4. Địa chỉ: Trường THPT Nguyễn Trãi. KP9, P. Tân Biên, Biên Hòa,
Đồng Nai
5. Điện thoại: CQ: 0613. 884351 ; DĐ: 0949.250289
6. Fax: E-Mail:

7. Chức vụ: Giáo viên
8. Nhiệm vụ được giao : Giảng dạy Thể dục
9. Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Trãi
II. Trình độ đào tạo:
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân
- Năm nhận bằng: 2013
- Chuyên ngành đào tạo: Giáo dục thể chất
III. Kinh nghiệm khoa học:


- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Môn Thể Dục
- Số năm có kinh nghiệm: 04 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
GV: Nguyễn Minh Quân Trang 2
MỘT SỐ PHƯƠNG GIẢNG DẠY NHẰM NÂNG CAO THÀNH TÍCH
MÔN CHẠY BỀN CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Giáo dục thể chất là một quá trình sư phạm nhằm bảo vệ và tăng cường
sức khỏe, hoàn thiện tố chất, rèn luyện nhân cách và trang bị những kỹ năng
vận động cần thiết cho mỗi cá nhân trong cuộc sống. Do đó nhiều nhà sư
phạm rất quan tâm đến giáo dục thể chất cho thế hệ trẻ và xếp giáo dục thể
chất là một bộ phận hữu cơ trong hệ thống giáo dục và đào tạo của nhà trường
phổ thông.
Thể dục không những chỉ có tác dụng bảo vệ, củng cố tăng cường sức khoẻ
cho học sinh mà còn nâng cao năng lực làm việc, phát triển trí óc và thể lực, giáo
dục đạo đức thẩm mỹ giúp các em góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục của
Đảng ở nhà trường phổ thông.
Trong những năm qua khả năng của học sinh chưa nhận thức và tích cực
thực hành môn chạy bền trong giờ học chính khóa và ngoại khoá. Phát huy tính
tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo trong việc nâng cao năng lực thực
hiện chạy bền trong giờ học của học sinh là vấn đề quan trọng, rất cần thiết hiện
nay. Đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy, hoàn thành nhiệm
vụ đào tạo con người phát triển toàn diện cho đất nước theo xu thế hội nhập;
Để góp phần cải tiến, nâng cao chất lượng giảng dạy môn chạy bền THPT
theo quy định đào tạo mới và trang bị học sinh một số kiến thức kỹ năng, kỹ xảo
và phương pháp tập luyện, giúp học sinh tự rèn, tự tập luyện. Từ đó, có đủ sức
khoẻ, trí thông minh, hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, lao động và bảo vệ tổ
quốc.
Giúp cho học sinh thấy được tầm quan trọng mà có sự hứng thú học tập và
có biện pháp tập luyện tốt, để có thành tích cao trong thi đấu.

Muốn học tốt các môn thể dục nói chung và môn điền kinh nói riêng. Đặc
biệt là nội dung chạy bền để giúp các em phát triển đều đặn những nhóm cơ chủ
yếu tạo điều kiện hình thành tư thế đứng đắn, điều chỉnh linh hoạt sự vận động
GV: Nguyễn Minh Quân Trang 3
của cơ thể trong quá trình học tập và luyện tập điền kinh : Phải nói đến môn
Chạy bền. Tại sao trong khi luyện tập học sinh thường sợ môn này.
Vì chạy bền khả năng duy trì hoạt động kéo dài, hoạt động với cường độ
khác nhau. Do đó cần phải giúp các em giảm bớt lo sợ khi luyện tập chạy bền để
các em thoả mái hưng phấn trong khi luyện tập tức là giúp các em phân biệt
được sức bền chung và sức bền chuyên môn. Là một tố chất thể lực cần phải
phân phối sức cho hợp lí trên toàn bộ cự ly cho phù hợp.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận
Theo chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số
16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5-6-2006 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục đã nêu: “Phải
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp đặc
trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học, rèn
luyện kỹ năng nội dung kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại
niềm vui hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”.
- Đại hội lần thứ VIII (1996) đã chi rằng: “Sự cường tráng về thể chất là
nhu cầu của bản thân con người, đồng thời là vốn quý để tạo ra tài sản và vật
chất cho xã hội. Tóm lại, bất cứ giai đoạn lịch sử nào, thời kỳ nào thì sức khỏe
cũng được quan tâm trên hàng đầu. Có sức khỏe con người mới lao động, học
tập mới đem lại sự phát triển cho xã hội”. Ngày 24-3-1994 Ban Bí thư Trung
Ương Đảng đã ra Chỉ thị số 36.CT/TW về công tác thể dục thể thao trong giai
đoạn mới đã khẳng định phương hướng “Phát triển thể dục thể thao là một bộ
phận quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà
nước, nhằm phát huy và bồi dưỡng nhân tố con người, công tác thể dục thể thao
phải góp phần tích cực nâng cao sức khỏe, thể lực, giáo dục nhân cách, đạo đức
lối sống lành mạnh, làm phong phú đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân,

nâng cao năng suất lao động xã hội”.
Căn cứ vào đặt điểm tâm sinh lý, lứa tuổi, giới tính, tình trạng sức khoẻ
của học sinh cấp THPT.
GV: Nguyễn Minh Quân Trang 4
Căn cứ vào lý luận và phương pháp giáo dục thể chất, y học thể dục thể
thao, sách giảng dạy của giáo viên, tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy thay sách
giáo khoa , tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên, và theo chương trình
đổi mới phương pháp dạy và học.
- Các quan niệm khác: Trong xã hội đang phát triển nhanh, thêm cơ chế thị
trường, cạnh tranh gay gắt, thì phát hiện sớm và giải quyết hợp lý những vấn đề
nảy sinh trong thực tiễn là một năng lực bảo đảm sự thành đạt trong cuộc sống.
Vì vậy, tập dợt cho học sinh biết phát hiện, đặt ra và giải quyết những vấn đề
gặp phải trong học tập, trong cuộc sống của cá nhân, gia đình và cộng đồng
không chỉ có ý nghĩa ở tầm phương pháp dạy học, mà phải được đặt như một
mục tiêu giáo dục. Trong dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, học sinh vừa
nắm được tri thức mới, vừa nắm được phương pháp chiếm lĩnh tri thức đó, phát
triển tư duy tích cực sáng tạo, được chuẩn bị một năng lực thích ứng với đời
sống xã hội: phát hiện kịp thời và giải quyết hợp lý các vấn đề nảy sinh. Dạy và
học phát hiện, giải quyết vấn đề không chỉ giới hạn ở phạm trù phương pháp dạy
học, nó đòi hỏi cải tạo nội dung, đổi mới cách tổ chức quá trình dạy học trong
mối quan hệ thống nhất với phương pháp dạy học.
-Khuyến khích học sinh phát hiện và tự giải quyết vấn đề. Vấn đề cốt yếu
của phương pháp này là thông qua quá trình gợi ý, dẫn dắt, nêu câu hỏi, giả định,
giáo viên tạo điều kiện cho học sinh tranh luận, tìm tòi, phát hiện vấn đề thông
qua các tình huống có vấn đề. Các tình huống này có thể do giáo viên chủ động
xây dựng, cũng có thể do logic kiến thức của bài học tạo nên. Cần trân trọng,
khuyến khích những phát hiện của học sinh, tạo cơ hội, điều kiện cho học sinh
thảo luận, tranh luận, đưa ra ý kiến, nhận định, đánh giá cá nhân giúp học sinh tự
giải quyết vấn đề để chủ động chiếm lĩnh kiến thức.
- Khái niệm về năng lực: là khả năng về thể lực của học sinh để giải quyết

hoạt động chạy trong thời gian dài.
-Chạy bền: Là nội dung rèn luyện sức bền với cự ly chạy thường từ 300m
trở lên. Đây là nội dung tập luyện tương đối đơn điệu mà lại đòi hỏi người học
phải vận động nhiều làm người học dễ nhàm chán, đôi lúc không đảm bảo được
lượng vận động cần thiết để phát triển sức bền.
GV: Nguyễn Minh Quân Trang 5
- Nhằm giáo dục phẩm chất đạo đức, rèn luyện ý chí, khắc phục khó khăn,
duy trì và tăng cường sức khỏe, thể lực cho học sinh, nâng cao sức bền, tạo tính
tự giác, tích cực, chủ động tập luyện thể dục thể thao thường xuyên cho học
sinh.
2. Cơ sở thực tiễn
Do thực tế qua kiểm tra môn chạy bền của học sinh còn thấp, đặc biệt khi
thực hiện các test kiểm tra trình độ thể lực của học sinh theo yêu cầu của Sở
GDĐT. Năng lực thực hiện chạy bền của học sinh phải được nâng dần cao hơn,
nhằm phát triển thể lực và đạt được thành tích ngày càng cao của môn chạy bền
trong Hội Khoẻ Phù Đổng tỉnh. Nhằm rèn luyện ý chí, tăng cường thể lực, phát
huy tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo và kiên trì luyện tập thể dục thể
thao thường xuyên cho học sinh.
Theo đặc điểm tâm sinh lý thể thao đối với môn chạy bền trong một hoạt
động chu kỳ có cường độ lớn thực hiện trong điều kiện thiếu ôxy với cường độ
gần tới giới hạn (95 %). Trong khi đó, quá trình giảng dạy chạy bền chưa cao,
đồng thời cũng góp phản ảnh hưởng đến các em còn yếu. Bên cạnh đó chưa đáp
ứng được sức bền khi xuất hiện “trạng thái mệt mỏi” trong trạng thái mệt mỏi
học sinh thấy chân nặng, tức ngực, khó thở, đau cơ, có ý muốn bỏ cuộc,…
Xuất phát từ tầm quan trọng trên, tôi xin trình bày “một số phương giảng
dạy nhằm nâng cao thành tích môn chạy bền cho học sinh trường THPT Nguyễn
Trãi”, theo với nội dung sau đây:
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
1. Tóm tắt qua trình thực hiện
Qua thực tế bài dạy nâng cao năng lực chạy bền, tôi thấy nhờ giảng dạy

ứng dụng theo phương pháp mới phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh,
nhờ có giáo viên phân tích, giảng giải, trang bị cho học sinh đầy đủ các kiến
thức, phương pháp luyện tập chạy bền. Cho nên học sinh nắm vững, tự tin và
kiên trì, tự giác, tích cực luyện tập chạy bền. Việc phân chia nhóm tập luyện
giúp học sinh tự tin hơn, nhất là học sinh nữ và học sinh yếu, đồng thời thời gian
luyện tập theo nhóm liên tục ít tốn thời gian thừa, đảm bảo đầy đủ được lượng
vận động của giờ học. Kết hợp giữa luyện tập và phân bố thời gian hợp lý, lượng
GV: Nguyễn Minh Quân Trang 6
vận động không quá sức học sinh, mà cũng không quá nhẹ, đáp ứng được nhiệm
vụ giáo dục thể chất. Cho nên nội dung tiết học được khắc sâu, không gò bó,
đồng thời phát huy được tính sáng tạo, kiên trì, tự giác, tích cực của học sinh.
2. Thực trạng việc giảng dạy thể dục chạy bền tại trường THPT Nguyễn Trãi
Chạy bền trong trường những năm qua được giáo viên bộ môn quan tâm,
giảng dạy bằng nhiều phương pháp, biện pháp khác nhau. Học sinh cũng tích
cực luyện tập do phong trào được nhiều người hưởng ứng, cũng như ngành Giáo
dục có phong trào HKPĐ thường xuyên hàng năm từ cơ sở lên tỉnh, tỉnh thường
xuyên mở các cuộc chạy việt dã như; Cúp Sacombank, kỉ niệm ngày giải phóng
miền Nam…. Đó là điều kiện kích thích giáo viên và học sinh thực hiện tốt
chương trình nội khoá môn chạy bền trong thời gian qua, nhằm giáo dục ý chí
đạo đức, phát triển cơ thể toàn diện, tuyển chọn học sinh năng khiếu tham gia ở
các phong trào.
Tuy nhiên thực tế trong thời gian qua việc giảng dạy môn chạy bền, còn
nhiều vấn đề hạn chế về vị trí sân tập, các điều kiện khác chưa đủ để đảm bảo
cho giáo viên giảng dạy môn chạy bền. Từ đó giáo viên thờ ơ không vận dụng
các phương pháp, biện pháp tốt để truyền đạt cho học sinh mà chỉ lên lớp lấy có
không chú trọng nhiều, dẫn đến học sinh lười tập luyện môn chạy bền, không
nắm được các yêu cầu về nguyên tắc, phương pháp tập luyện trong môn chạy
bền.
Học sinh trong lớp có trình độ sức khoẻ khác nhau, nên giáo viên ngại khó
không sâu sát sức khoẻ từng đối tượng, không vận dụng phương pháp tích cực

mà chỉ qua loa chiếu lệ cho hết giờ, ngại học sinh tập luyện bị choáng ngất nên đưa
lượng vận động thấp, không có tác dụng đến sự phát triển toàn diện cơ thể học sinh.
Học sinh đa số rất sợ đến môn chạy bền, nhất là học sinh nữ, không có ý
chí, không quyết tâm, lười tập luyện nên không đánh giá được sức khoẻ của
mình sợ sệt mất niềm tin, một phần cũng chưa được giáo viên trang bị các
nguyên tắc, phương pháp các yêu cầu trong chạy bền nên chưa tự tin tập luyện
chạy bền.
Từ những yêu cầu trên, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về sức khoẻ
của học sinh, giáo viên cần đổi mới phương pháp giảng dạy theo chương trình
GV: Nguyễn Minh Quân Trang 7
mới. Tất cả giáo viên bộ môn thể dục phải học tập, bắt đầu nghiên cứu, vận dụng
và ứng dụng các phương pháp dạy học mới theo hướng tích cực và hiện đại hóa
các phương tiện, trang thiết bị dạy học, nhằm chuyển tải hết nội dung, kiến thức,
kỹ năng thực hành, mang lại hiệu quả cao cho người học, tạo cho người học sự
hứng thú tích cực, tự giác, nhằm rèn luyện ý chí, tăng cường thể lực, phát huy tính
chủ động, sáng tạo và kiên trì luyện tập môn chạy bền thường xuyên, liên tục cho
học sinh.
3. Giải pháp thực hiện
Trước khi vào học môn chạy bền, giáo viên phải cho học sinh biết được
ý nghĩa, tác dụng của môn học đối với sức khoẻ, luyện tập môn chạy bền có tác
dụng và ý nghĩa thực tế như thế nào đối với việc hình thành và phát triển của cơ
thể. Từ đó học sinh thấy được tầm quan trọng của môn học, yêu thích và tích
cực, tự giác luyện tập.
Nhiệm vụ chính trong dạy học chạy bền là: Rèn luyện kỹ thuật, rèn luyện
thể lực cho học sinh.
- Về kỹ thuật: Chủ yếu là xây dựng kỹ thuật chạy hợp lý với việc tập
luyện các động tác bổ trợ (Chạy bước nhỏ, nâng cao đùi, chạy gót chạm mông,
chạy đạp sau). Tập kỹ thuật đánh tay, kỹ thuật chạy giữa quãng, kỹ thuật chạy
trên đường vòng. Ngoài ra còn phải trang bị cho học sinh kỹ thuật xuất phát cao,
chạy tăng tốc sau xuất phát, kỹ thuật chạy về đích và đánh đích.

- Về sức bền: Để nâng cao năng lực sức bền cho học sinh, giáo viên phải
dùng nhiều hình thức và các biện pháp tập luyện khác nhau, có như vậy nội dung
tập luyện sẽ bớt đơn điệu, gây được sự hứng thú học tập cho học sinh.
+ Lồng ghép các trò chơi vận động vào các giờ dạy là hình thức đầu tiên
có tác dụng kích thích tập luyện và phù hợp với tâm-sinh lý lứa tuổi học sinh.
Giáo viên cần nghiên cứu trong điều kiện sân bãi cụ thể của trường để có nhiều
trò chơi phong phú gây hưng phấn cho học sinh.
+ Đối với trường THPT Nguyễn Trãi chúng tôi có khoảng sân trường
tương ứng với đường chạy khoảng 70m chúng tôi tổ chức cho học sinh chạy lặp
lại nhiều lần, chạy cự ly 50m, chạy biến tốc, chạy theo tín hiệu còi trong các
GV: Nguyễn Minh Quân Trang 8
buổi tập giúp học sinh dần dần nâng cao sức bền. Tuy nhiên cần đảm bảo
nguyên tắc tăng dần cự ly chạy sau từng buổi tập.
+ Hình thức chạy việt dã trên địa hình tự nhiên là hình thức chủ yếu đối
với học sinh các trường THPT. Tuy nhiên cần thay đổi địa hình để làm cho nội
dung chạy phong phú, ít nhàm chán. Khuyến khích các em tập chạy bộ vào các
buổi sáng sớm tại địa phương nơi mình sinh sống.
Ngoài ra giáo viên cần chú ý rèn luyện đạo đức, ý chí, sự kiên trì cho học
sinh, cần trang bị cho học sinh nắm vững các nguyên tắc, phương pháp tập luyện
chạy bền, các vấn đề xảy ra của cơ thể trong quá trình chạy, động viên học sinh,
giúp học sinh an tâm, tự tin và quyết tâm thực hiện hết cự ly chạy trong buổi tập.
* Các phương pháp cụ thể:
1/ Các động tác bổ trợ và rèn luyện kỹ thuật chạy:
Giáo viên cho học sinh thực hiện các động tác bổ trợ như: chạy bước nhỏ,
chạy nâng cao đùi, chạy gót chạm mông, chạy đạp sau, và bổ trợ kỹ thuật đánh
tay. Ngoài ra cần cho học sinh tập thêm các động tác:
* Chạy tăng dần tốc độ từ 30-60m.
* Chạy ½ sức và ¾ sức các đoạn 70m trên đường thẳng và đường vòng
nhằm xây dựng kỹ thuật chạy giữa quãng.
* Tập kỹ thuật xuất phát cao và chạy tăng tốc độ sau xuất phát.

* Tập kỹ thuật chạy đường vòng, kỹ thuật chạy về đích và đánh đích.
* Và các hình thức tập chạy lên dốc, xuống dốc, chạy vượt chướng ngại
vật trong tự nhiên có tác dụng tốt đối với việc hình thành kỹ thuật chạy việt dã
cho học sinh.
Ngoài ra giáo viên cần cung cấp các kiến thức về chuyên môn chạy bền
như: Kỹ thuật các giai đoạn chạy, vấn đề phân phối sức trong cự ly chạy, xây
dựng cảm giác tốc độ chạy, chiến thuật trong chạy bền, cách đo mạch để theo
dõi sức khoẻ, giải thích các hiện tượng cực điểm và hô hấp lần 2, hiện tượng đau sóc,
hiện tượng chuột rút, choáng trọng lực và cách khắc phục, hồi tĩnh sau khi chạy
xong.
GV: Nguyễn Minh Quân Trang 9
2/ Các trò chơi vận động nhằm phát triển sức bền:
Giáo viên cần nghiên cứu để đưa thêm những trò chơi vận động phù
hợp với điều kiện của trường, tạo hứng thú cho hoc sinh ngoài những trò chơi đã
có trong sách giáo khoa như:
* Chia lớp làm 4 tổ. Tổ chức thi chạy tiếp sức với cự ly 30m.
* Chạy xuôi và ngược chiều theo tín hiệu: Cho học sinh chạy theo đội
hình vòng tròn, khi nghe tiếng còi thì quay người chạy ngược lại.
* Chạy tiếp sức đối diện, chạy con thoi với khoảng cách 30-50m.
3/ Các biện pháp nâng cao năng lực chạy bền:
a.Chạy theo đường gấp khúc: Là hình thức thay đổi hướng chạy trên sân
tập làm đường chạy dài hơn, nội dung này đỡ ức chế đối với người tập (kẻ vôi
các đường gấp khúc).
b. Chạy vòng số tám: Là hình thức tập chạy đỡ chóng mặt khi chạy nhiều
vòng.
c. Chạy việt dã (chạy trên địa hình tự nhiên): Đây là hình thức tập chạy
trong điều kiện địa hình sẵn có. Tuy nhiên để phát huy hiệu quả của biện pháp
giáo viên cần nghiên cứu trước địa hình, cho kẻ vạch vôi hoặc cắm cờ để xác
định đường chạy cho học sinh. Hình thức tập chạy này rất phong phú, cần được
sử dụng nhiều trong các bài tập chạy bền cho học sinh.

d. Chạy theo địa hình quy định là đường chạy được chuẩn bị như chạy việt
dã nhưng có thể bố trí thêm một số chướng ngại vật trên đường chạy.
e. Chạy tăng dần cự ly vòng quanh sân trường có độ dài từ 200 - 300m qua
các buổi tập, chạy lặp lại các đoạn vòng quanh sân trường, chạy biến đổi tốc độ,
chạy theo tín hiệu.
4/ Chạy trên địa hình tự nhiên
Hướng dẫn học sinh tự tập luyện ở nhà, giáo viên nêu ra các tác dụng (có
liên hệ thực tế) nhằm kích thích tính hưng phấn cho học sinh, đảm bảo học sinh
GV: Nguyễn Minh Quân Trang 10
có quá trình luyện tập lâu dài, không chỉ để đối phó với nội dung kiểm tra. Nhắc
nhở học sinh ước lượng cự ly lấy đó làm thước đo để phân phối sức khi tập
luyện cũng như nâng cao dần khả năng chạy và làm quen với thi đấu kiểm tra, và
thay đổi đường chạy.
* Những điều cần lưu ý trong giảng dạy chạy bền:
 Những nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khoẻ trong tập luyện:
- Lượng vận động đặt ra quá lớn, không phù hợp với sức khoẻ của học
sinh, nhất là học sinh có sức khoẻ yếu.
- Học sinh không tự giác tập luyện thường xuyên.
- Chạy hết cự ly dừng đột ngột.
 Những vấn đề cần được thực hiện để đảm bảo an toàn:
- Phân nhóm sức khoẻ học sinh để đưa ra lượng vận động phù hợp: Thông
thường giáo viên chỉ phân biệt nam - nữ để giao số lần hoặc cự ly luyện tập.
Nhưng cần phải phát hiện những trường hợp đặc biệt, học sinh sức khoẻ yếu,
học sinh có bệnh về tim mạch. Những trường hợp này cần miễn hoặc giảm cho
những học sinh đó (biểu hiện trên sắc mặt, qua theo dõi mạch đập của tim…).
- Trước buổi tập chạy bền cần chú ý:
+ Thăm hỏi tình hình sức khoẻ của học sinh.
+ Cần phải quan tâm chuẩn bị đường chạy thật chu đáo trước buổi
tập, đường chạy phải bằng phẳng đảm bảo an toàn gây hứng thú cho học sinh.
Hướng dẫn thật cụ thể cho học sinh nắm vững cự ly chạy, tương ứng với số vòng

chạy.
+ Không nên lần nào cũng bấm giờ trước mặt học sinh, sẽ làm học
sinh cố gắng hết sức, nếu như tập luyện chưa nhiều, sự cố gắng đó sẽ làm học
sinh chịu đựng không nổi.
+ Lượng vận động cần được tăng dần sau từng buổi tập.
GV: Nguyễn Minh Quân Trang 11
+ Luôn cho học sinh tự theo dõi mạch đập trước trong và sau buổi
tập để theo dõi và điều chỉnh lượng vận động hợp lý.
+ Khi cho học sinh chạy với cự ly dài 400-600m, giáo viên cần
quan sát, phát hiện học sinh có biểu hiện mệt mỏi quá sức để giảm bớt cự ly hay
cho ngừng chạy.
+ Khi kết thúc cự ly cần quan tâm đến vấn đề hồi phục của học sinh,
kiên quyết yêu cầu học sinh chạy chậm thêm 1 đoạn ít nhất 30m sau đó đi bộ 30-
50m.
- Hướng dẫn học sinh tập luyện ở nhà cần phải cụ thể bằng nhiều hình
thức để học sinh lựa chọn cho phù hợp. Ví dụ:
+ Học sinh nhà không có đường chạy thì hướng dẫn các em chạy tại
chỗ, chạy vòng số 8, và tăng dần thời gian tập theo từng tuần.
+ Học sinh nhà có đường chạy thì hướng dẫn các em chạy tăng dần
độ dài theo tuần.
+ Học sinh nhà có đường chạy vòng quanh khu vực trên 100m thì
hướng dẫn các em chạy lặp lại nhiều lần.
II. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI:
 Nhờ ứng dụng đổi mới phương pháp dạy học, và phát huy năng lực tự học
của học sinh, với điều kiện sân bãi tập luyện tốt, nên chất lượng giảng dạy và
học tập được nâng cao hơn.
 Giáo viên phân tích, giảng giải, trang bị cho học sinh đầy đủ các kiến thức,
phương pháp luyện tập chạy bền, có tính thuyết phục cao đối với học sinh, cho
nên học sinh nắm vững, tự tin, và tích cực thực hiện tốt bài tập.
 Việc phân chia nhóm tập luyện, giúp học sinh phát huy tính chủ động, tự

giác, tích cực, vừa giúp giáo viên có nhiều thời gian nhắc nhở, sửa chữa cho
từng đợt học sinh, khối lượng vận động trong buổi học được đảm bảo, phát huy
được vai trò của cán sự lớp. Do đó kết quả và hiệu quả tiết học được nâng cao.
 Với trò chơi mà tôi áp dụng phát triển sức bền hay tập thể lực cho học sinh,
tôi thấy các em rất hào hứng, sôi nổi tham gia, mặt khác trò chơi này vừa thu hút
GV: Nguyễn Minh Quân Trang 12
toàn bộ học sinh cả lớp tham gia, vừa tạo không khí phấn khởi thi đua giữa các
học sinh trong lớp, tháo gỡ được tâm lý ngại ngùng, thiếu tự tin của học sinh
nhất là nữ .
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
1. Đề xuất
Bản thân tôi mạnh dạn kiến nghị, đề nghị với các cấp lãnh đạo nhà trường
quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, tài liệu tham khảo đặc biệt là việc cấp
thêm diện tích đất để làm sân thể dục lấy mặt bằng để giảng dạy và huấn luyện
cho học sinh phát triển về thể chất tốt hơn nữa, tạo cho các em niềm đam mê
hứng thú trong tập luyện.
2. Khuyến nghị và khả năng áp dụng
Là một giáo viên trẻ, mới về trường tôi sẽ phải tiếp tục nghiên cứu, và học
hỏi thêm từ đồng nghiệp đi trước, với giới hạn SKKN tôi chỉ mới thực hiện cho
học sinh khối 10 trường THPT Nguyễn Trãi. Trong những năm tới hy vọng
SKKN này sẽ được áp dụng cho môn chạy bền ở các khối lớp khác trong trường
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Thể dục 10,11,12
2. Sách điền kinh NXB TDTT
3. Rèn luyện phương pháp NXB TDTT
4. Sinh lý học Thể dục thể thao NXB TDTT
5. Tâm lí TDTT PGS.TS Phạm Ngọc Viễn
Người thực hiện
GV: Nguyễn Minh Quân Trang 13

Nguyễn Minh Quân
GV: Nguyễn Minh Quân Trang 14
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đơn vị : THPT Nguyễn Trãi Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Nguyễn Trãi, ngày tháng năm 2014
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học : 2013 – 2014
Tên sáng kiến kinh nghiệm: Một số phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao
thành tích môn chạy bền cho học sinh trường THPT Nguyễn Trãi
Họ và tên tác giả : Nguyễn Minh Quân. Chức vụ : Giáo viên
Đơn vị : nhóm Thể dục_GDQP-AN
Lĩnh vực :
Quản lý giáo dục  Phương pháp dạy học bộ môn : 
Phương pháp giáo dục  Lĩnh vực khác : 
Sáng kiên kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong Ngành 
1.Tính mới
- Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn 
- Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng
đắn 
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở
đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 
2. Hiệu quả
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả
cao 
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn
ngành có hiệu quả cao 
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao

- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu
quả 

- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở
đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 
3. Khả năng áp dụng
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả
cao 
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn
ngành có hiệu quả cao 
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao

- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu
quả 
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở
đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 
NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
XÁC NHẬN CỦA TỔ
CHUYÊN MÔN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, ghi rõ
họ tên và đóng dấu)
GV: Nguyễn Minh Quân Trang 16

×