Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

skkn về phương pháp dạy và học tố môn đá cầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (304.11 KB, 17 trang )

PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC TỐT MÔN ĐÁ CẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Mục tiêu chính của giảng dạy Thể Dục Thể Thao trong trường học phổ
thông là nắm vững các kiến thức cơ sở, kỹ năng cơ bản, năng cao ý thức và nâng
lực Thể Dục Thể Thao của học sinh hình thành phẩm chất đạo đức tốt ; góp phần
nâng cao thể chất, thể lực toàn diện cho học sinh và hình thành một con người mới
phát triển về “ Đức, trí, thể, mĩ ”.Thể Dục Thể Thao là một phương thức để rèn
luyện sức khỏe cũng như nhằm phát triển con người toàn diện, đặc biệt là trong xã
hội ngày nay Thể Dục Thể Thao ngày càng đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí, rèn
luyện thân thể để học tập tốt và lao động tốt.
Giáo dục thể chất là một mặt của giáo dục toàn diện không thể thiếu được ở nhà
trường phổ thông . Thể dục là một biện pháp tích cực nhằm bảo vệ và tăng cường
sức khỏe cho học sinh, tăng cường tố chất, năng cao khả năng vận động của các em
học sinh.
Mà chương trình học Thể dục của các em ngày càng phong phú và đa dạng;
có thêm nhiều môn học mới được đưa vào chương trình học để các em thích thú
tập luyện hăng say hơn. Trong đó môn đá cầu là một môn thể thao điển hình được
đưa vào trường học để học sinh học tập.
Thông qua môn học này giáo dục cho các em học sinh những đức tính kiên cường,
ý thức tổ chức, kỹ luật, đoàn kết tương trợ lẫn nhau, xây dựng thói quen rèn luyện
thân thể; tăng cường súc khỏe, phát triển thể lực chung,rèn luyện tác phong sinh
hoạt lành mạnh.
Đá cầu là môn thể thao đang được phát triển rộng rãi, mang tính nghệ thuật
cao. Điều đó thể hiện bằng sự chính xác, khéo léo và xử lý thông minh trong từng
kỹ thuật động tác . Từ khi có mặt trong làng thể thao đá cầu đã thu hút khá đông
đảo người tham gia tập luyện và thi đấu trong nước, trong khu vực, trên thế giới;
đặc biệt là môn đá cầu đươc đưa vào giảng dạy trong nhà trường.
Ngoài ra,thi đấu đá cầu còn đem lại cho người xem những pha cầu hay, đẹp
mắt; những cầu sôi nổi, quyết liệt. Không những thế, qua môn đá cầu giúp cho
người có thể hiểu nhau, cảm thông chia sẻ những niền vui, nổi buồn thông qua trận
đấu. Góp phần xóa bỏ những ranh giới trong mâu thuẩn giữa các cá nhân trong


cuộc sống .
Nhưng để có thể giảng dạy tốt cũng như giúp các em học tốt môn đá cầu;
cũng như làm cho các em yêu thích môn đá cầu, đó là điều cũng không dễ dàng
chút nào.
Riêng bản thân tôi qua khoảng thời gian 8 năm giảng dạy, tôi đã phải tìm
tòi, học hỏi và rút kinh nghiệm từ đồng nghiệp, tôi tự đúc kết cho bản thân
mình những phương pháp giảng dạy tốt môn đá cầu, nhằm tạo tích cực chủ
động cho học sinh trong quá trinh luyện tập; cũng thông qua quá trình nhiều
năm thực hiện chương trình đổi mới nội dung giảng dạy, tôi quyết định thực
hiện đề tài : “ PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC TỐT MÔN ĐÁ CẦU ” , không
ngoài mục đích tạo cho học sinh sự hưng phấn trong học tập, có cái nhìn đúng
đắn về môn thể thao này.
Là một giáo viên chuyên trách thể dục với nhiều biện pháp tôi đã thực hiện, tôi
mạnh dạn đưa ra một vài kinh nghiệm Đó là lý do tôi chon đề tài này.
II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ
TÀI :
1. Thuận lợi
- Học sinh được làm quen với cầu từ năm học cấp II, nên việc giảng dạy cho các
em cũng dễ dàng hơn.
- Đa số các em học sinh ngoan, chăm học, yêu thích học môn thể dục.
- Các em năng động, tích cực trong quá trình luyện tập; có tâm lí thoải mái, phấn
khởi khi học tập.
- Học sinh thực hiện đồng phuc tương đối tốt nên thoải mái trong quá trình vận
động.
- Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và nhà trường nên bộ môn thể dục nói
chung và môn đá cầu nói riêng được đảm bảo về cơ sở vật chất.
- Bản thân tôi nắm vững kiến thức kỹ năng động tác, học hỏi được nhiều kinh
nghiệm từ đồng nghiệp.
- Nắm bắt kịp thời các chương trình đổi mới nội dung giảng dạy do Bộ Giáo Dục
điều chỉnh.

2. Khó khăn
- Điều kiện sân bãi tập luyện cho học sinh còn chưa đúng qui cách, chưa đảm bảo
hiệu quả cho mỗi tiết học.
- Một số học sinh ở xa trường mà học thể dục trái buổi nên khó khăn trong việc đi
lại cho các em nên cũng làm giảm đi sự hứng thú của học sinh khi tập luyện.
- Nhiều phụ huynh chưa có cái nhìn đúng đắn về bộ môn này, còn có thái độ coi
thường vì nó không ảnh hưởng đến các kỳ thi quan trọng của các em.
- Số tiết học trong chương trình còn hạn chế, trong một số tiết học có nhiều nội
dung, làm cho thời gian luyện tập của mỗi nội dung ít lại.
- Đá cầu là môn có kỹ thuật tương đối khó thực hiện nên đòi hỏi phải kiên trì,
lòng đam mê và chịu khó luyện tập.
3. Thống kê số liệu :
Để nắm rõ về tình hình học tập của học sinh trong giờ học thể dục cũng như
nắm bắt được sự yêu thích, hứng thú của các em trong lúc học môn đá cầu; tôi đã
đưa ra câu hỏi để lấy ý kiến của các em như sau: “ Em có yêu thích, hứng thú khi
luyện tập môn đá cầu không”?
Từ năm 2010 đến nay, với câu hỏi trên tôi đã thu thập được nhiều kết quả
như sau :
Năm học Lớp Sỉ số
Trước khi thực hiện đề tài
Ghi chú
Hứng thú Không hứng thú
2010 - 2011
10A 3 44 17(39%) 27(61%)
10A4 43 18(41,9%) 25(58,1%)
12A7 45 17(37,8%) 28(62,2%)
12A8 41 15(37%) 26(63%)
10A1 46 18(39,1%) 28(60,9%)
10A5 42 18(42,9%) 24(57,1%)
2011 - 2012

10A1 45 15(33,3%) 30(66,7%)
10A2 46 21(46%) 25(54%)
10A4 45 19(42%) 26(58%)
11A3 44 16(59,1%) 28(40,9%)
11A4 43 17(39,5%) 26(60,5%)
11A7 42 20(47,6%) 22(52,4%)
11A8 41 17(41,5%) 24(58,5%)
2012 -2013
10A7 46 20(43,5%) 26(56,5%)
10A8 45 21(46,7%) 24(53,3%)
11A1 45 18(40%) 27(60%)
11A2 46 19(41,3%) 27(58,7%)
11A5 45 17(37,8%) 28(62,2%)
11A6 45 18(40%) 27(60%)
12A3 44 18(40,9%) 26(59,1%)
12A4 43 18(41,9%) 25(58,1%)
2013 - 2014
10A3 40 16(40%) 24(60%)
10A4 37 15(40,5%) 22(59,5%)
10A5 37 16(43,2%) 21(56,8%)
10A6 35 15(42,9%) 20(57.1%)
10A7 34 15(38,2) 21(61,8%)
10A8 31 14(45,2%) 17(54,8%)
11A3 47 16(34%) 31(66%)
11A4 47 20(42,6%) 27(57,4%)
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lí luận
Nền giáo dục của ta là nền giáo dục toàn diện, các môi trường giáo dục, các
nội dung và biện pháp giáo dục điều hướng tới một mục đích chung là đào tạo học
sinh trở thành những con người phát triển toàn diện. Vì thế, giáo dục thể chất là

mặt không thể thiếu trong trường học.Tập luyện Thể dục Thể Thao một quá trình
rèn luyện các tố chất thể lực và các kỹ năng động tác ; là biện pháp tích cực nhằm
bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho học sinh, cải tạo giống nồi, đẩy sự phát triển
toàn diện, nhịp nhàng , cân đối của cơ thể , tăng cường tố chất, nâng cao khả nâng
vận động của các em.
Mà môn đá cầu là môn thể thao mang tính nghệ thuật cao; là phương tiện
hữu hiệu trong việc giáo dục thể chất và sức khỏe; trong giáo dục đạo đức, nhân
cách , trong giải trí, giao lưu văn hoá xã hội và trong cả lĩnh vực kinh tế. Đá cầu
còn có một chức năng lớn , đó là cầu nối giữa các dân tộc, các quốc gia; làm cho
các dân tộc xích lại gần nhau, là tiếng nói hòa bình , hữu nghị giữa các dân tộc, các
quốc gia trên thế giới. Như vậy đá cầu là tinh thần của mỗi cá nhân và có tính tập
thể cao nên đòi hỏi mỗi cá nhân có một trình độ kỹ năng kỹ thuật động tác tốt.
Trong những năn gần đây, Việt Nam là một trong những nước phát triển đá
cầu mạnh so với khu vực và thế giới. Được sự đầu tư và quan tâm của các cấp lãnh
đạo nên môn đá cầu của ta có sự tiến bộ đáng kể ở cấp độ đội tuyển quốc gia. Tuy
nhiên ở góc độ phong trào và trong trường Trung Học Phổ Thông chưa khắc phục
những yếu kém trong các khâu như thể lực, kỹ thuật và sự hiểu biết về luật đá
cầu.Nên cần hình thành những hiểu biết cơ bản nhất đối với mọi người nhất là đối
với các em học sinh.
Có thể nói đá cầu là một môn thể thao mang tính đối kháng gián tiếp, đa
dạng về kỹ thuật động tác. Trong đó trình độ thi đấu của các vận động viên sử
dụng rất nhiều kỹ thuật tấn công, phòng thủ phong phú gây khó khăn cho đối
phương. Nét đẹp trong môn đá cầu là những động tác khống chế, những động tác
tấn công và phòng thủ trong mọi tình huống. Với trình độ kỹ thuật, chiến thuật phát
triển như ngày nay, tính tập thể trong thi đấu lại càng cao. Đó thực chất là nâng cao
tính hợp đồng trong tổ chức tấn công và phòng thủ.
Ngoài việc phát triển kỹ thuật – chiến thuật thì việc hiểu biết về luật thi đấu
các môn thể thao nói chung , mà đặc biệt là luật thi đấu môn đá cầu nói riêng cũng
là vấn đề rất quan trọng; giúp chúng ta thuận lợi trong quá trình phối hợp chiến
thuật thi đấu.

Ở bậc Trung Học Phổ Thông : về mật thể lực, tốc độ phản ứng của các em
phát triển như người trưởng thành. Tính đàn hồi của cơ và khớp khá tốt nên việc
tập luyện cũng khá dễ dàng. Tuy nhiên các em là lứa tuổi đang trưởng thành nên sự
tập trung còn chưa cao và chóng mệt mỏi; nên đòi hỏi người giáo viên phải có
những phương pháp giảng dạy phù hợp giúp các em thoải mái và phấn khởi trong
quá trình tập luyện.
Vì vậy vai trò của giáo viên giáo giục thể chất là không ngừng học tập
chuyên môn, nghiệp vụ, nghiên cứu, nắm vững chương trình tài liệu , tổ chức trao
đổi và tích lũy kinh nghiệm giảng dạy , trên cơ sở đó mạnh dạn cải tiến phương
pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng công tác chuyên môn; cũng nhằm mục đích
nâng cao chất lượng giảng dạy tạo sự hưng phấn, yêu thích của học sinh trong quá
trình học tập.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của dề tài
Để người giáo viên có thể dạy tốt môn đá cầu cũng như tạo sự hưng phấn cho học
sinh khi luyện tập cần quan tâm đến các vấn đề sau :
2.1.Kỹ thuật động tác:
 Giáo viên chỉ dẫn kỹ thuật đá cầu cho học sinh cần đi từ những động tác có
kỹ thuật đơn giản đến những động tác có kỹ thuật khó hơn; để học sinh dễ tiếp thu
và dễ dàng luyện tập hơn.
Ví dụ : Hướng dẫn các kỹ thuật đơn giản như di chuyển ngang, di chuyển
chéo, di chuyển tiến lùi nhằm hình thành cho các em những kỹ năng cơ bản trong
môn đá cầu cũng như giúp các em di chuyển một cách nhanh nhẹn trong quá trình
luện tập cũng như trong thi đấu.
 Khi giảng dạy mỗi kỹ thuật động tác , giáo viên cần phải làm mẫu động tác ;
động tác mẫu phải chuẩn và chính xác , kết hợp với lời giảng giải ngắn gọn mà học
sinh dễ hiểu, tiếp thu kỹ thuật động tác nhanh.
Nội dung giảng giải phân tích kỹ thuật cần ngắn gọn, đủ ý, nêu được vị trí tác dụng
của kỹ thuật , tư thế chuẩn bị cách thực hiện và tư thế kết thúc động tác.
Ví dụ:Những kỹ thuật đá cầu sau đây:
☻. Kỹ thuật Tâng “ búng” cầu:

Tâng “ búng” cầu được sử dụng trong phòng thủ để đỡ những quả cầu rơi xa và
thấp sát mặt sân , cách người 1 – 2m , do đối phương bỏ nhỏ.
▪ TTCB: Đứng chân thuận sau, chân kia trước.
Hai chân trùng gối trong tâm cơ thể hơi thấp, lưng hơi
khom, hai tay buông tự nhiên để giữ thăng bằng.
▪ Động tác: Khi xác định điểm rơi của cầu ở cách
xa người, người tập nhanh chống chuyển trọng tâm cơ
thể sang chân trước , hướng về phía cầu rơi. Lúc này
người hơi ngã về sau , chân đá gần như duỗi thẳng hết ,
mu bàn chân duỗi để tiếp xúc với cầu. Khi cầu rơi cách
sân khoảng 20cm, đồng thời với việc gập nhanh bàn chân , để mu bàn chân tiếp
xúc với cầu . Nhờ lực bật như “ búng” vào cầu, mà cầu bay thẳng đứng cao 2 – 3m
và cũng vì vậy mà có tên động tác là tâng “ búng” cầu. Sau khi mu bàn chân tiếp
xúc với cầu, chân đá đưa nhanh về TTCB để thực hiện lần đá tiếp theo sang chân
đối phương.
☻. Kỹ thuật chuyền cầu bằng mu bàn chân:
▪ TTCB: Hai chân đứng rộng bằng vai, mũi chân thuận đặt sau gót chân
trước khoảng ½ bàn chân, chạm đất bằng nửa bàn chân,
hai đầu gối hơi khuỵu, hai tay tự nhiên , trọng tâm cơ
thể hơi cao và dồn vào chân trước, lưng thẳng.
▪ Động tác: Khi chuyền cầu trọng tâm cơ thể
chuyển về phía trước , chân sau lăng nhanh về trước,
duỗi lăng cẳng chân và mũi bàn chân theo hướng chuyền
cầu để tiếp xúc cầu ở mu bàn chân ( tầm cao khoảng từ
40 – 50cm so với mặt đất ). Sau khi tiếp xúc , cầu bay theo vòng cung về hướng
đinh chuyền. Chân đá dừng lại và thu về vị trí chuẩn bị để di chuyển đến vị trí
thích hợp.
☻. Kỹ thuật đá tấn công bằng mu bàn chân:
Đây là kỹ thuật thường dùng trong đá đơn ở lần chạm cầu
thứ hai bao gồm:

- Đá thấp chân chính diệnbằng mu bàn chân.
- Đá thấp chân nghiêng mình bằng mu bàn chân.
- Đá cao chân bằng mu chính diện.
- Đá cao chân nghiêng mình bằng mu bàn chân.
☻. Kỹ thuật phát cầu thấp chân nghiêng mìnhbằng mu bàn chân:
Đây là kỹ thuật cũng được sử dụng khá nhiều
trong tập luyện và thi đấu
▪ TTCB: Đứng chân trước , chân sau ( chân
phát cầu sau ). Bàn chân trước hợp với đường biên
ngang một góc khoảng 30 – 40cm . Thân trên
xoay sang phải ( nếu chân phát cầu là chân phải ) sao cho trục vai gần như vuông
góc với đường biên ngang.
▪ Động tác : Tay phải cầm cầu , tung cầu chếch ra phía trước – sang phải về
phía chân đá sao cho khoảng cách của cầu đến mu bàn chân đá 60 – 80cm. Lúc cầu
rơi xuống , thân trên hơi xoay sang bên , chân đá quét ngang theo đường vong
cung từ sau - ra trước để mu bàn chân tiếp xúc với cầu khi cách mặt đất khoảng 20
– 30cm.Khi cầu được đá đi , người chơi nhanh chóng di chuyển vào giữa sân để -
đón đỡ cầu đối phương đá sang.
 Trong quá trình giảng giải phân tích kỹ thuật động tác giáo viên cần kết hợp
với tranh vẽ để bài giảng sinh động hơn.
 Tùy theo điều kiện giảng dạy và đối tượng luyện tập , giáo viên có thể làm
mẫu cá nhân hoặc kết hợp với một vài học sinh tiêu biểu của lớp; khi giáo viên thị
phạm, làm mẫu động tác phải từ chậm đến nhanh dần, thực hiện lặp lại động tác
vài lần để học sinh nắm vững yếu lĩnh kỹ thuật động tác.
 Khi vừa phân tích vừa thị phạm kỹ thuật động tác khó giáo viên cần phân chia
từng chi tiết của từng kỹ thuật đá để học sinh tiếp thu nhanh hơn.Hướng dẫn cho
học sinh những cách tập đơn giản mà hiệu quả cao; chẳn hạn như “kỹ thuật đá móc
bằng mu bàn chân” :
▪ Chuẩn bị : Treo quả cầu ở một vị trí cố định từ 1,50m trở lên so với mặt
đất.

▪ Động tác:
+ Người tập đứng tại chỗ tập đá móc vào quả cầu được treo ở vị trí cố
định, sao cho khi thực hiện động tác đá cầu không bị mất thăng bằng, không bị
ngã, đúng điểm tiếp xúc với cầu và lực đá vào cầu được tăng dần ( mạnh dần lên ) .
Khi tập ,giáo viên cần xây dựng cảm giác chính xác về tư thế bắt đầu động
tác cho học sinh. Vì đứng sai sẽ dẫn đến đá cầu bay ra ngoài sân.
+ Khi người tập đã thuần thục với động tác đá móc cầu được treo cố
định thì cho người tập tự tung cầu bỗng lên rồi thực hiện động tác đá móc cầu.
Nếu thực hiện được 7 – 8 lần trong tổng số 10 lần là đạt yêu cầu.
+ Cho người tập thực hiện động tác tâng cầu nhịp một ( động tác
“búng cầu” hoặc “giật cầu”), sau đó thực hiện động tác đá móc cầu bằng mu bàn
chân tại chỗ.
+ Sau khi thực hiện động tác trên thuần thục thì người tập thực hiện
động tác tâng cầu nhịp một ( động tác “búng cầu” hoặc “giật cầu”), sau đó thực
hiện động tác tung móc cầu qua lưới bằng mu bàn chân.
Chú ý: Ở động tác đá móc cầu bằng mu bàn chân là động tác có kỹ thuật khó
nên giáo viên cần phân tích kỹ và thị phạm động tác rõ ràng, đứt khoát. Ngoài ra
cần phân tích cho học sinh thấy rõ được yêu cầu và tác dụng của động tác kỹ thuật
móc cầu là hết sức quan trọng, không thể thiếu trong tập luyện và thi đấu đá cầu.
2.2. Một số bài tập phối hợp :
Khi đã hướng dẫn cho học sinh các kỹ thuật cơ bản thì giáo viên cần phối
hợp chỉ dẫn cho các em thêm một số bài tập phối hợp nhằm phát triển hết khả năng
của các em cũng để các em vận dụng trong quá trình tập luyện và thi đấu.
a). Di chuyển bước lướt - kết hợp với động tác “giật” cầu:
+ Bài tập không có cầu ( động tác mô phỏng ) : Sau khi giới thiệu kỹ
thuật di chuyển bước lướt và kỹ thuật “giật” cầu thì cho học sinh tiến hành
tập mô phỏng kỹ thuật này cho đến khi thuần thục.
+ Bài tập với cầu : Giáo viên chia các em thành các nhóm nhỏ luyện
tập ( mỗi nhóm tập 2 người ), một người phục vụ đứng tung cầu, người kia
thực hiện động tác di chuyển bằng bước lướt và tiếp xúc với cầu bằng động

tác “giật” cầu, sau thời gian qiy định thì đổi nội dung tập cho nhau.
Chú ý:
▪ Khi các em có cảm giác đúng về động tác , thì giáo viên tăng dần
yêu cầu bằng cách người tung cầu thực hiện với tốc độ nhanh hơn hoặc tung
cầu xa vị trí của người tập hơn,.…
▪ Đối với các em có trình độ luyện tập khá, giáo viên nên cho tập vào
trong sân có lưới, đồng thời đưa ra yêu cầu cao hơn như người phục vụ sẽ
không tung cầu nữa mà dùng chân chuyền cầu hoặc đá cầu sang cho người
tập đỡ , người đỡ cầu dùng mu bàn chân để “giật” cầu, sau đó chuyền hoặc
đá cầu sang sân cho người phục vụ ; cứ như vậy đến khi đạt yêu cầu giao
viên đặt ra.
b). Tâng cầu (nhịp 1) – đá tấn công bằng mu bàn chân :
+ Bài tập không có cầu: Sau khi giới thiệu kỹ thuật tâng cầu (nhịp 1) –
đá tấn công bằng mu bàn chân thì giáo viên cho các em học sinh tập mô
phỏng kỹ thuật này đến khi thuần thục động tác.
+ Bài tập với cầu : Giáo viên chia số học sinh của lớp thành các nhóm
luyện tập, tùy theo điều kiện sân bãi mà phân chia sao cho hợp lí. Lúc tập
luyện một em đứng bên kia sân (đứng giữa sân), các em còn lại đứng ở khu
vực giữa sân này, làm động tác đá cầu qua lưới sang sân cho bạn cùng tập.
Hai người luân phiên nhau vừa tâng cầu nhịp 1 khi bạn mình đá sang, sau đó
đá tấn công bằng mu bàn chân chính diện sang cho đồng đội cứ như vậy cho
đến thời gian qui định.
Đối với học sinh khá thì giáo viên có thể đưa ra yêu cầu tăng độ
khó bài tập như : Khi tâng cầu nhịp 1 thì yêu cầu các em đưa cầu lên gần
lưới để thực hiện kỹ thuật tấn công trên lưới; đây là kỹ thuật khó nhưng hiệu
quả giành lại rất cao.
Lưu ý : Giáo viên có thể cho học sinh tiến hành tập đồng loạt ở ngoài
sân tập, sau đó cho từng cặp luân phiên vào sân, nhằm xây dựng cảm giác
chính xác đá cầu trong sân.
2.3. Biện pháp điều chỉnh và sửa sai :

Trong quá trình tiếp thu và thực hiện kỹ thuật đá cầu một số các em thường
mắc phải một số sai sót về kỹ thuật động tác nên chất lượng học tập chưa cao.
Giáo viên cần quan sát kỹ trong quá trình luyện tập của các em để kịp thời
sửa chửa nhằm đem lại hiệu quả cao trong giờ học.
Sau đây tôi xin đưa ra một số sai sót của các em thường mắc và cách sửa
như sau :
NHỮNG SAI SÓT THƯỜNG MẮC CÁCH SỬA
1. Kỹ thuật di chuyển :
- Di chuyển không hợp lí ( do chuyển
quá sớm hoặc quá muộn ).
▪ Tập luyện các bài tập vừa di chyển vừa
tưng cầu.
▪ Tập luyện các bài tập di chuyển đỡ
cầu.
2. Kỹ thuật “Tâng” cầu:
- Chưa nâng cầu được đùi vuông góc
với thân người.


- Khi tiếp xúc với cầu,bàn chân không
song song với mặt đất, mà mũi chân
thường cong hướng về phía cẳng chân.
- Tập mô phỏng tại chỗ động tác nân đùi
vuông góc với thân người, thả lỏng cẳng
chân.
- Tập động tác nâng đùi , nhưng chú ý
để bàn chân song song với mặt đất;
không được để cong mũi bàn chân.
Tập lại nhiều lần nhằm xây dựn cảm
giác chính xác lúc bàn chân tiếp xúc với

cầu.
3. Kỹ thuật Chuyền cầu
- Điểm tiếp xúc cầu sai.

- Chuyền “với” cầu : Người chuyền cầu
khi còn ở trong tư thế không thuận lợi
nhưng cố “với” để chuyền cầu.
▪ Tập tâng cầu nhiều lần bằng các bộ
phận : Đùi, mu và má trong bàn chân.
▪ Tập lập lại các kỹ thuật chuyền cầu.
- Tập tưng cầu nhịp 1 và chuyền cầu
nhiều lần.
4. Kỹ thuật đá móc cầu bằng mu bàn
chân :
- Đá không trúng cầu – điểm tiếp xúc
giữa mu bàn chân và cầu chưa đúng.
▪ Tập lại nhiều lần bằng các bài tập mô
phỏng .

- Đá trúng cầu nhưng cầu bay ra ngoài
sân .
▪ Tập đá vào quả cầu treo cố định ở vị trí
phù hợp với độ cao của người tập. Cách
mặt đất khoảng 1,5 – 1,6m ( với trường
hợp đứng tại chỗ đá móc cầu ); Với
động tác bật nhảy đá móc cầu có thể treo
quả cầu cao hơn…
▪ Tập nhiều lần động tác đá móc cầu
bằng mu bàn chân.
▪ Sử dụng lực hợp lí khi tiếp xúc với

cầu.
▪ Phải điều chỉnh góc độ của mu bàn
chân khi tiếp xúc với cầu cho thích hợp
2.4. Phổ biến điều luật
 Do thời gian có hạn nên khi giới thiệu về kỹ thuật động tác cụ thể, giáo
viên cần kết hợp giới thiệu thêm về các điều luật có liên quan .
 Tùy theo trình độ của học sinh ngoài các luật ở trong sách , giáo viên có
thể bổ sung thêm các luật khác sao cho phát huy được tối đa khả năng của học
sinh.
 Trước giờ học luật giáo viên nên photo những hình ảnh liên quan đến
điều luật cho các em xem.
- Khi dạy cho học sinh luật và chiến thuật , giáo viên cần nêu ngắn gọn kết
hợp với chỉ dẫn trên sơ đồ hoặc trên sân tập. Sau đó cho các em tập ứng dụng đấu
tập theo luật ngay. Chính trong quá trình ứng dụng này, giáo viên tiếp tục giải thích
để học sinh hiểu rõ về luật, chiến thuật như vậy các em sẽ nhớ lâu hơn.
 Ngoài ra trong giờ dạy cần phải sắp xếp thời gian hợp lý, tạo điều kiện
cho học sinh tham gia đấu tập nhiều hơn. Phương pháp này giúp các em tự hoàn
chỉnh kỹ thuật cũng như hiểu biết , đánh giá về luật một cách toàn diện hơn.
 Những tiết ôn tập giáo viên cần phải đặt những câu hỏi liên quan về luật
để cho các em tranh luận. Sau đó cho các em viết ra giấy, việc này giúp cho các em
phát huy hết khả năng hiểu biết về luật đá cầu.
Khi các em hiểu biết sâu sắc về luật đá cầu và kỹ thuật chơi cầu của mình thì
mới đem lại hứng thú khi các em chơi cầu và vận dụng tốt trong thi đấu.
2.5. Phương pháp lồng ghép trò chơi :
Trong quá trình thực hiện giảng dạy giáo viên cần kết hợp nhiều hơn những
bài tập mang tính trò chơi nhiều hơn. Nhằm giúp các em tránh sự nhàm chán ,
hứng thú hơn trong thực hiện động tác và giúp các em hoàn thiện kỹ thuật và rèn
luyện thể lực chung.
Trên thực tế vận dụng các trò chơi, tôi đã chọn ra những trò chơi mà các em
thú trong học tập :

* Trò chơi thứ nhất : Trò chơi vận động giúp các em rèn luyện cách di
chuyển mang tính tập thể, đồng đội, tầm quan sát và cũng nhằm hoàn thiện kỹ
năng chuyền cầu , độ chuẩn chính xác, hiệu quả :
▪ Cách chơi : Chia hai nhóm ( hoặc nhiều nhóm do số lượng học sinh của lớp) ,
mỗi nhóm từ 3 – 4 em hoặc tùy theo điều kiên sân bãi . Đứng tại chỗ trên phạm vi
sân bán kính khoảng 5m . Thực hiện chuyền cầu bằng hai chân đúng kĩ thuật cho
đồng đội (giáo viên thực hiện làm mẫu và quan sát, điều chỉnh); Điểm được tính
theo số lần chuyền đúng kĩ thuật, trong thời gian qui định ( cho các em thực hiện
với thời gian 1-2 phút ). Nhằm tăng sự hấp dẫn và nâng cao trình độ tóc độ kỹ
thật đá cầu của học sinh.
+ Cách chơi 2: Chia 4 đội số lượng học sinh bằng nhau. Mỗi đội có một đội
trưởng, người chơi thực hiện phát cầu thấp chân nghiêng mình bằng mu bàn
chân ở vạch cuối sân, phát cầu chéo ô ( qui định vị trí khó hoặc dễ ). Thực hiện
đến người cuối cùng của mỗi đội. Đội nào thực hiện số lần cầu vào trong khu vực
qui định, đúng kĩ thuật và nhiều hơn là thắng.
* Trò chơi thứ hai: Trò chơi phát triển kỹ năng thực hiện động tác tâng giật cầu
và tính đồng đội:
+ Cách chơi: Chia lớp ra thành 4 nhóm, thực hiện tâng “giật ” cầu tính tổng số
lần thực hiện của mỗi nhóm. Nhóm nào thực hiện số lần nhiều hơn là thắng.
* Trò chơi thứ ba: Trò chơi áp dụng trong thi đấu, nhằm phát triển khả năng kỹ
thuật toàn thân và khả năng phối hợp nhóm với đồng đội cũng như việc tạo nên
sự hiểu biết về luật thi đấu ( giáo viên giải thích những thắc mắc của học sinh ):
+ Cách chơi: Chia hai đội, mỗi đội 3 học sinh thực hiện thi đấu trong sân sân có
lưới. Nếu như đội nào thua sẽ ra ngoài, nhóm nào thắng thì thi đấu tiếp. Cho đến
khi đội thắng cuối cùng.
Trong quá trình thực hiện trò chơi phải có hình thức thưởng, phạt tuỳ mức độ
trò chơi với lượng vận động nặng hay nhẹ. Khi thực hiện trò chơi trên giúp các
em trao dồi, phát huy tính đồng đội, kỹ thuật được hoàn thiện và hiểu biết luật thi
đấu hơn. Trên hết là tạo cho các em sự hứng thú, tránh gây nhàm chán trong học
tập, rèn luyện. Qua đó chúng ta mới dễ có cơ sở phát hiện, đánh giá khả năng

thực hiện kỹ thuật động tác của các em.
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI :
 Nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy và học.
 Mức độ hiểu biết về kỹ thuật – chiến thuật cũng như là về luật thi đấu đá
cầu của học sinh tiến bộ rõ nét.
 Đa số các em học sinh tham gia đầy đủ các tiết học, có thái độ học tập
nghiêm túc.
 Cuốn hút học sinh vào giờ tập luyện tạo sự hưng phấn, hứng thú giúp
học sinh luyện tập hăng say, làm cho học sinh cảm thấy yêu thích bộ môn đá
cầu hơn.
 Khi thực hiện phương pháp này, kết quả đạt được so với trước khi thực
hiện như sau :
Năm học Lớp Sỉ số
Trước khi thực hiện đề tài
Ghi chú
Hứng thú Không hứng thú
2010 - 2011
10A 3 44 37(84%) 7(16%)
10A4 43 35(81,4%) 8(18,6%)
12A7 45 31(68,9%) 14(31,1%)
12A8 41 29(70,7%) 12(29,3%)
10A1 46 30(65,2%) 16(34,8%)
10A5 42 30(71,4%) 12(28,6%)
10A1 45 32(71,1%) 13(28,9%)
10A2 46 36(78,3%) 10(21,7%)
10A4 45 34(75,6%) 11(24,4%)
2011 - 2012 11A3 44 29(65,9%) 15(34,1%)
11A4 43 32(74,4%) 11(25,6%)
11A7 42 30(71,4%) 12(28,6%)
11A8 41 29(70,7%) 12(29,3%)

2012 -2013
10A7 46 20(43,5%) 26(56,5%)
10A8 45 32(71,1%) 13(28,9%)
11A1 45 28(62,2%) 17(37,8%)
11A2 46 32(69,6%) 14(30,4%)
11A5 45 28(62,2%) 17(37,8%)
11A6 45 31(68,9%) 14(31,1%)
2013 - 2014
10A3 40 27(67,5%) 13(32.5%)
10A4 37 24(64,9%) 13(35,1%)
10A5 37 27(73%) 10(27%)
10A6 35 24(68,6%) 11(31,4%)
10A7 34 23(67,7%) 11(32.3%)
10A8 31 23(74,1%) 8(25,9%)
11A3 47 37(78,7%) 10(21,3%)
11A4 47 32(68,1%) 15(31,9%)

 Ngoài những kết quả trên thì hiệu quả của đề tài còn thể hiện thông qua kết
quả kiểm tra của học sinh. Đa số các em điều có kết quả “ Đạt” trở lên.
 Thông qua đó,tôi phát hiện được nhiều em rất yêu thích môn đá cầu và động
viên các em cố phát huy khả năng để tham gia thi đấu.
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
 Muốn đạt hiệu quả cao trong quá trình đạy và học bên cạnh việc vận
dụng những phương pháp kết hợp trên , giáo viên cần hoàn thiện mình bằng cách
tự trao dồi kỹ năng giảng dạy và tìm hiểu thêm về môn đá cầu trên các phương tiện
truyền thông như : tivi, các chương trình có sẵn trên internet ….
 Trong quá trình giảng dạy, mỗi giáo viên có một cách lên lớp riêng
nhưng chung quy thì giáo viên phải thường xuyên đổi mới phương pháp giảng dạy
học nhằm phát huy thính chủ động , tích cực , sáng tạo của học sinh.
 Thường xuyên bám sát chương trình chuẩn kiến thức, linh hoạt hơn trong

từng nội dung bài dạy kỹ thuật và luật đá cầu cho từng tiết dạy.
 Giáo viên cần đưa vào thường xuyên và hợp lí trong tiết dạy những trò
chơi vận động có liên quan đến bài học nhằm kích thích tính tò mò , tạo sự hưng
phấn cũng như sự yêu thích của các em trong tiết học.
 Động viên khích lệ các em học sinh còn tập chưa tốt nhất là các em nữ.
VI. ĐỀ XUẤT , KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
- Bản thân tôi đã áp dụng phương pháp này và thấy được hiệu quả của nó
mang lại; giúp cho bản thân tôi có cảm hứng và niềm đam mê khi giảng
dạy , cũng như giúp cho học sinh ngày càng yêu thích môn đá cầu nhiều
hơn.
- Mặc dù vấn đề áp dụng phương pháp này ngành giáo dục có đề xuất cho
giáo viên các trường THPH thực hiện nhưng chưa phổ biến.
- Tôi mong giải pháp này sẽ đươc xử dung rộng rãi, có khả năng ứng dụng
trong tất cả các trường THPT.
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
TT TÊN SÁCH NHÀ XUẤT BẢN NĂM XUẤT BẢN
1 Giảng dạy và huấn luyện đá
cầu
Nhà xuất bản thể
dục thể thao
2003
2 Phương pháp giảng dạy thể
dục thể thao trong trường phổ
thông
Nhà xuất bản thể
dục thể thao
2004
3 Sách giáo viên thể dục 10 -
11- 12.
Nhà xuất bản giáo

dục

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị : trường THPT Phước Thiền

Mã số:……………….

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC TỐT MÔN ĐÁ CẦU
Người thực hiện: Mã Thị yến Vi
Lĩnh vực nghiên cứu: giảng dạy môn Thể Dục
Quản lý giáo dục:
Phương pháp giảng dạy bộ môn: Thể Dục
Lĩnh vực khác: GDQP-AN
Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật Khác

Năm Học 2013 - 2014

SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Đơn vị :Trường THPT Phước Thiền Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

Nhơn trạch,Ngày 20 tháng 04 năm 2014
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học : 2013 – 2014
Tên sáng kiến kinh nghiệm : PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC TỐT MÔN ĐÁ CẦU
Họ và tên : Mã Thị Yến vi Đơn vị trường THPT Phước Thiền
Lĩnh Vực : thể dục
Quản lí giáo dục : 
Phương pháp dạy học môn Thể dục : 

Phương pháp giáo dục :
Lĩnh vực khác :
1.Tính mới:
- Có giải pháp hoàn toàn mới 
- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có 
2. Hiệu quả:
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã triển khai áp dụng trong toàn ngàng có
hiệu quả cao 
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao 
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và triển khai áp dụng tại đơn vị 
3. Khả năng áp dụng
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối chính sách :
Tốt  Khá  Đạt 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, để thực hiện càng dễ đi
vào cuộc sống:
Tốt  Khá  Đạt 
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong
phạm vi rộng :
Tốt  Khá  Đạt 
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN THỦ TRƯƠNG ĐƠN VỊ
TỔ TRƯỞNG

Nguyễn Ngọc Thắm Từ Ngọc Long

×