Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Chuyên đề cấp huyện Ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy học GDCD lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (499.49 KB, 11 trang )

Một số biện pháp ứng dụng Bản đồ tư duy trong giảng dạy môn GDCD Lớp 9 tại Trường PTCS Đại Dực.

I/ PHẦN MỞ ĐẦU:
I.1.Lí do chọn đề tài:
I.1.1.Cơ sở lí luận:
Luật Giáo dục năm 2005 (Điều 5) đã quy định: "Phương pháp giáo dục phải phát huy
tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học ; bồi dưỡng cho người
học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên".
Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD
ĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu: "Phải phát huy
tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh ; phù hợp với đặc trưng môn học,
đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học ; bồi dưỡng cho học sinh
phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực
tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập của học
sinh".
Đối với môn GDCD THCS, mục tiêu của môn học này là trang bị cho học sinh tri thức:
- Hiểu được chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ tgoong phù hợp với HS THCS
trong quan hệ với bản thân, với người khác, công việc, với môi trường sống và lí tưởng
của Đảng, dân tộc
- Hiểu ý nghĩa các chuẩn mực đối với sự phát triển của cá nhân và xã hội; sự cần thiết
phải rèn luyện và cách thức rèn luyện để đạt được chuẩn mực đó.
Trên thực tế, để đạt được những mục tiêu riêng đó, đòi hỏi người giáo viên phải luôn tìm
ra các biệp pháp hữu hiệu nhất, phải vận dụng và kết hợp tốt các phương pháp dạy học
với các kĩ thuật dạy học đặc trưng để nâng cao hiệu quả dạy học môn GDCD
Trong đó các phương pháp như: Phương pháp vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải
quyết vấn đề, các phương pháp đó cần kết hợp nhuần nhuyễn với các kĩ thuật dạy học
như: Kĩ thuật động não, kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ
thuật khăn trải bàn, kĩ thuật viết tích cực và đặc biệt là kĩ thuật “Bản đồ tư duy” – một kĩ
thuật dạy học đang được ứng dụng nhiều trong các môn học hiện nay.
I.1.2. Cơ sở thực tiễn:
* Thuận lợi:


- Sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT và BGH nhà trường
trong việc vận dụng các phương pháp DH mới, các kĩ thuật DH mới, nhất là ứng dụng kĩ
thuật dạy học “Bản đồ tư duy”.
- Trang thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu đầy đủ.
- GV được tập huấn về ứng dụng BĐTD ngay từ đầu năm học.
- Học sinh cũng rất hào hứng với kĩ thuật dạy học mới này.
* Khó khăn:
+ Về phía giáo viên:
- Việc nắm bắt và vận dụng các phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học mới vào bài ôn
tập – tổng kết còn nhiều lúng túng, chưa triệt để nên giờ học không sôi nổi.
- Phần lớn giáo viên trong nhà trường đều là những giáo viên trẻ nên chưa có nhiều kinh
nghiệm trong giảng dạy. (Các GV giảng dạy GDCD đều không được đào tạo về chuyên
ngành GDCD)
- Việc ứng dụng BĐTD chưa thường xuyên do chưa biết cách sử dụng, sử dụng chưa
thành thạo nên ngại ứng dụng vào bài dạy.
1
Một số biện pháp ứng dụng Bản đồ tư duy trong giảng dạy môn GDCD Lớp 9 tại Trường PTCS Đại Dực.
+ Về phía học sinh:
- 100 % HS là con em của đồng bào các dân tộc vùng cao nên:
 Nhiều HS kĩ năng đọc, viết còn hạn chế.
 Trong giờ học còn thụ động.
 Khả năng tư duy còn nhiều hạn chế.
 Phụ huynh HS ít quan tâm đến việc học của con em.
- Kĩ năng sơ đồ hóa kiến thức của một số em còn hạn chế.
- Nhiều học sinh coi môn GDCD là môn phụ nên chưa có sự đầu tư cả về thời gian, cũng
như tài liệu để học tập.
Xuất phát từ thực trạng trên, để góp phần nâng cao hiệu quả của các giờ dạy môn
GDCD, nên tôi đã mạnh dạn chọn chuyên đề: “Một số biện pháp Ứng dụng Bản đồ tư
duy trong giảng dạy môn GDCD Lớp 9 Trường PTCS Đại Dực”
I.2. Mục đích nghiên cứu:

- Trao đổi và học hỏi với các đồng chí GV cùng huyện về những nội dung trong
chuyên đề này, qua đó củng cố thêm các phương pháp, các kĩ thuật dạy học bộ môn.
- Giúp giáo viên nắm chắc hơn kĩ thuật dạy học Bản đồ tư duy khi vận dụng vào môn
GDCD.
- Thông qua Bản đồ tư duy, GV có thêm một biện pháp để dạy dạy môn GDCD
- Giúp học sinh có thêm một phương pháp để ghi nhớ kiến thức thông qua sơ đồ tư duy.
- Phát huy tính tích cực - chủ động của HS trong các giờ học.
I.3.Thời gian - địa điểm:
I .3.1 Thời gian :
Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 9/2012 đến tháng 4/2013.
I .3.2 Địa điểm :
Đề tài này nghiên cứu tại Trường PTCS Đại Dực.
I. 3.3 Phạm vi đề tài :
I. 3.3.1. Giới hạn đối tượng nghiên cứu :
Một số biện pháp ứng dụng Bản đồ tư duy trong giảng dạy chương trình GDCD Lớp 9
tại Trường PTCS Đại Dực.
I .3.3.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu :
- Nơi nghiên cứu : Xã Đại Dực – huyện Tiên Yên - tỉnh Quảng Ninh .
I. 3.3.3. Giới hạn về khách thể nghiên cứu :
- Học sinh lớp 9 trường PTCS Đại Dực: 28 học sinh.
I.4. Phương pháp nghiên cứu
I. 4.1. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động :
Cách tiến hành :
- Thu thập các phiếu điều tra GDCD học sinh 9.
- Đọc, thống kê chất lượng bài làm của học sinh.
I. 4.2. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia :
Cách tiến hành :
- Trao đổi với giáo viên dạy GDCD trường PTCS Đại Dực về nội dung chuyên
đề.
- Xin ý kiến của các giáo viên của trường PTCS Đại Dực về thực trạng cũng như

hiệu quả của việc áp dụng Bản đồ tư duy trong giảng dạy các bộ môn nói chung.
I.4.3. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết:
2
Một số biện pháp ứng dụng Bản đồ tư duy trong giảng dạy môn GDCD Lớp 9 tại Trường PTCS Đại Dực.
- Khi nghiên cứu phương pháp này tôi đã nghiên cứu các tài liệu, giáo trình có liên
quan đến vấn đề nghiên cứu như sách giáo khoa GDCD 9, sách giáo viên GDCD 9,
chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS của Bộ GD & ĐT ban hành năm 2006 và tài
liệu hướng “Một số chuyên đề bồi dưỡng cán bộ QL và giáo viên THCS” ban hành năm
2010 bằng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh mô hình hoá để rút ra những
vấn đề lí luận có tính định hướng làm cơ sở để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu.
I.4.4. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Nghiên cứu điều tra thực tiễn qua dự giờ, qua phỏng vấn học sinh và giáo viên để
làm nền cho quá trình nghiên cứu, đề ra những giải pháp mang tính khả thi nhất.
I.4.5. Phương pháp điều tra:
- Thông qua việc trao đổi bàn bạc với giáo viên, với phụ huynh học sinh và học
sinh nhằm nắm bắt thu thập tài liệu và các thông tin về tình hình thực tế có liên quan đến
vấn đề nghiên cứu.
- Tìm hiểu thực trạng về việc dạy học môn GDCD từ đó phát hiện các vấn đề cần
nghiên cứu và chuẩn bị cho các bước nghiên cứu tiếp theo.
I.4.6. Phương pháp đàm thoại:
- Trao đổi với đồng nghiệp về những thuận lợi, khó khăn trong dạy học và cách sử
dụng kĩ thuật Bản đồ tư duy.
I.4.7. Phương pháp quan sát:
- Thông qua các tiết dự giờ, thao giảng trên lớp có thể quan sát trực tiếp tình hình
học tập của học sinh trong một tiết học để qua đó biết được khả năng tiếp thu bài, nắm
bắt kiến thức qua bài giảng của học sinh. Bên cạnh đó tiếp thu học tập đồng nghiệp và
phát hiện ra ưu việt cũng như khó khăn trong việc áp dụng KT bản đồ tư duy trong giảng
dạy.
I.4.8. Phương pháp thực nghiệm:
- Để kiểm nghiệm tính khả thi và tác dụng của các bài đã thiết kế có áp dụng Bản

đồ tư duy từ đó điều chỉnh cho hợp lí nhằm đạt kết quả cao trong dạy và học.
I.5. Đóng góp về mặt lí luận, về mặt thực tiễn:
I.5.1 Về mặt lí luận:
Áp dụng kĩ thuật Bản đồ tư duy trong dạy học nói chung và giảng dạy bộ môn
GDCD nói riêng là nhằm đảm bảo thực hiện một cách tốt nhất chuẩn kiến thức kĩ năng
của một đơn vị kiến thức. Do vậy khi áp dụng bản đồ tư duy trong dạy học cần phải
hướng đến mục tiêu này để tránh tuyệt đối hóa vai trò của kĩ thuật “Bản đồ tư duy” dẫn
đến coi nhẹ các kĩ thuật và phương pháp dạy học khác.
Khi sử dụng Bản đồ tư duy cần phải kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực.
Đồng thời tránh lạm dụng kĩ thuật Bản đồ tư duy để từ đó làm mất thời gian của tiết học
mà không đảm bảo được chuẩn kiến thức kĩ năng.
I.5.2.Về mặt thực tiễn:
Để thực hiện việc dạy học bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng có hiệu quả, góp phần
nâng cao chất lượn dạy học, bản thân tôi thấy thực tế việc áp dụng kĩ thuật Bản đồ tư
duy trong dạy học trong môn GDCD lớp 9 tại Trường PTCS Đại Dực cần đảm bảo một
số yêu cầu sau:
* Đối với giáo viên:
- Cần nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc các phương pháp dạy học, các kĩ thuật
dạy học hiện nay để thiết kế các bài soạn giảng có chất lượng nhất là các bài ôn tập, tổng
kết.
3
Một số biện pháp ứng dụng Bản đồ tư duy trong giảng dạy môn GDCD Lớp 9 tại Trường PTCS Đại Dực.
- Cần nắm chắc “Bản đồ tư duy” cả về cài đặt và sử dụng, từ đó vận dụng vào soạn bài
một cách thường xuyên.
- Cần kết hợp tốt các phương pháp dạy học với kĩ thuật “Bản đồ tư duy” vào giảng dạy.
- Trao đổi với đồng nghiệp dạy cùng khối, với tổ chuyên môn để tìm ra phương pháp phù
hợp dạy bài tổng kết, ôn tập. Trao đổi để thiết kế sơ đồ tư duy cho có hiệu quả.
- Hướng dẫn học sinh cách vẽ sơ đồ tư duy vào vở, cách học theo sơ đồ tư duy để dễ nhớ
kiến thức, cao hơn các em có thể tự tạo sơ đồ tư duy cho các đơn vị kiến thức.
* Đối với học sinh:

- Cần đọc và chuẩn bị bài đầy đủ, nghiêm túc trước khi đến lớp.
- Tích cực tham gia phát biểu, xây dựng bài.
- Cần ôn luyện thường xuyên các đơn vị kiến thức cũ có thể bằng sơ đồ tư duy.
- Cần tự rèn cách tạo sơ đồ tư duy sau các bài học. Rèn kĩ năng viết sơ đồ tư duy sao cho
khoa học.
II/ NỘI DUNG:
II.1. CHƯƠNG I: TỔNG QUAN.
II.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
- Đã có những chuyên đề nghiên cứu vấn đề này, nhưng tôi thấy chưa cụ thể và
chưa phù hợp với việc dạy học trong môn GDCD lớp 9 tại trường PTCS Đại Dực nên đã
quyết định chọn đề tài này.
II.1.2.Cơ sở lí luận:
Dạy học tích cực là một hoạt động bao gồm hoạt động dạy và hoạt động học. Đây là
hoạt động mà ở đó người thầy là người chủ đạo, thông qua kế hoạch dạy học, phương
pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học để giúp học sinh chủ động lĩnh hội và sáng tạo
tri thức. Công việc của người thầy là hết sức vẻ vang nhưng đầy gian truân bởi tri thức
của mỗi bài học là vô cùng phong phú. Hơn nữa, trong thời gian của một tiết học thì làm
thế nào người thầy phải hướng học sinh nắm bắt được chuẩn kiến thức, kĩ năng của bài
học theo 6 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, phân tích, đánh giá, sáng tạo. Để
đến đích của vấn đề này người giáo viên phải áp dụng đồng thời nhiều phương pháp dạy
học cũng như các kĩ thuật dạy học. Trong đó kĩ thuật Bản đồ tư duy được coi là một kĩ
thuật hiện đại, sử dụng có hiệu quả.
Vậy “Bản đồ tư duy là gì” ?
- Bản đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy. Đây là phương pháp dễ nhất để chuyển
tải thông tin vào bộ não của bạn rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não. Nó là một phương tiện
ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả theo đúng nghĩa của nó, “Sắp xếp” ý nghĩ của
ngươi sử dụng và thiết kế.
Phương tiện để thiết kế BĐTD khá đơn giản, chỉ cần giấy, bìa, bảng phụ, phấn màu, bút
chì màu, tẩy,…hoặc dùng phần mềm Mindmap, vì vậy có thể vận dụng với bất kì điều
kiện cơ sở vật chất nào của các nhà trường hiện nay.

Ưu điểm của Bản đồ tư duy:
- Bản đồ tư duy: là một công cụ ghi chép rất nhanh nên tiết kiệm thời gian:
+ Chỉ ghi chú các từ liên quan, tiết kiệm từ 50 – 95% thời gian.
+ Thời gian ôn bài ghi chú dạng Sơ đồ tư duy tiết kiệm 90% thời gian.
- Bản đồ tư duy sử dụng nhiều màu sắc, hình ảnh, nhịp điệu, từ khóa, không gian vì
thế:
4
Một số biện pháp ứng dụng Bản đồ tư duy trong giảng dạy môn GDCD Lớp 9 tại Trường PTCS Đại Dực.
+ Bản đồ tư duy giúp kích thích sự sáng tạo, ghi nhớ lâu giúp việc học tập được nhẹ
nhàng hơn.
+ Tăng cường tập trung vào trọng tâm.
+ Dễ dàng nhận biết các từ khóa thiết yếu (chủ đề trọng tâm).
+ Cải thiện sức sáng tạo và trí nhớ, nhờ khả năng tập trung tức thời những từ khóa thiết
yếu.
+ Tạo mối liên kết mạch lạc tối ưu giữa các Từ khóa.
- Suốt quá trình thực hiện Sơ đồ tư duy, chúng ta luôn bắt gặp cơ hội khám phá tìm hiểu,
tạo điều kiện cho dòng chảy tư duy liên tục bất tận.
- Lập Sơ đồ tư duy hòa điệu với bản năng khát khao tụ điền chỗ khuyết và tìm sự hoàn
thiện của bộ não, nhờ đó khôi phục bản năng hiếu học.
- Giúp chúng ta dễ dàng tổng kết, khái quát tất cả các kiến thức, có thể kiến thức trong
một phần, một bài, một chương
Bản đồ tư duy sẽ giúp người học:
II.2.CHƯƠNG II: NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
II.2.1. Thực trạng của việc áp dụng kĩ thuật Bản đồ tư duy trong dạy học môn GDCD
lớp 9:
Năm học 2012 - 2013 là năm Sở Giáo dục chỉ đạo thực hiện dạy học kết hợp với việc
rèn kĩ năng sống cho học sinh. Cùng với đó là việc đổi mới trong đánh giá hạnh kiểm của
học sinh gắn liền với môn giáo dục công dân
Đây là một thử thách đối với giáo viên nói chung và giáo viên bộ môn GDCD nói
riêng. Bởi làm sao vừa đảm bảo thực hiện được chuẩn kiến thức kĩ năng của một đơn vị

kiến thức vừa đảm bảo rèn kĩ năng sống cho học sinh và học sinh thích thú với môn học,
dễ học dễ nhớ kiến thức.
Môn GDCD là môn học không hề đơn giản với học sinh dân tộc Sán Chỉ tại
trường PTCS Đại Dực. Bởi môi trường sống của các em ít tiếp xúc, do đó kinh nghiệm
cũng như các kĩ năng sống rất hạn chế. Hơn nữa, năng lực giáo viên dạy của trường còn
hạn chế nên bộ môn này ít hấp dẫn học sinh. Cùng với đó là sự nhận thức của học sinh
còn hạn chế nên sau mỗi tiết học, học sinh có thể đạt được các mức độ nhận biết và
thông hiểu, hơn nữa phần đông học sinh lại dễ quên kiến thức nếu về nhà không ôn lại
bài cũ hoặc trong tiết học tìm hiểu đơn vị kiến thức mới học sinh lười động não, thiếu
tính tư duy sáng tạo.
II.3.CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP ỨNG DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY
TRONG GIẢNG DẠY MÔN GDCD LỚP 9 TẠI TRƯỜNG PTCS ĐẠI DỰC:
II.3.1. Các biện pháp:
5
Một số biện pháp ứng dụng Bản đồ tư duy trong giảng dạy môn GDCD Lớp 9 tại Trường PTCS Đại Dực.
*Biện pháp thứ 1: Tạo chủ đề trung tâm của BĐTD để từ đó học sinh phát
triển thêm các nhánh tư duy cấp 1, cấp 2, cấp 3
Giáo viên chỉ cần đưa từ khóa chủ đề để HS tư duy nhớ lại các kiến thức cũ dưới sự gợi
ý, hướng dẫn của GV để HS hoàn thành sơ đồ kiến thức cho chủ đề đó. Hoạt động này
có thể áp dụng trong phần kiểm tra bài cũ. Tuy nhiên, cũng có thể áp dụng trong dạy bài
mới.
VD: 1/ Để kiểm tra tiết 2 –Bài “Dân chủ”:
Trước tiên GV có thể sơ đồ khái quát nội dung cần kiểm tra để HS nắm được.
GV nên tạo một sơ đồ gốc có chủ đề và các nhánh cấp 1 (nhánh câm – tên các giai đoạn)
để HS điền vào và phát triển thêm các nhánh cấp 2, cấp 3 (khái niệm, vai trò, cách rèn
luyện )
2/Với bài 3 “Dân chủ và kỉ luật”: trong quá trình dạy bài mới giáo viên gợi mở dần cho
HS tìm hiểu các kiến thức mới và kết luận các kết luận thông qua bản đồ tư duy.
6
Một số biện pháp ứng dụng Bản đồ tư duy trong giảng dạy môn GDCD Lớp 9 tại Trường PTCS Đại Dực.


*Biện pháp thứ 2: Kết hợp linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực: PP DH
nhóm, PP vấn đáp, PP trò chơi với kĩ thuật Bản đồ tư duy để rèn kĩ năng sống
cho HS:
GV có thể sử dụng bản đồ tư duy câm (để trống các nội dung của nhánh cấp 1, cấp
2, cấp 3 ) cho HS thảo luận nhóm để điền các nội dung vào các nhánh, đồng thời có thể
bổ sung thêm nhánh mới cho BĐ tư duy. ( Hoặc tổ chức cho HS tự lập Bản đồ tư duy.)
Đồng thời, GV cũng chia lớp thành 2 hoặc 4 đội và tổ chức thi giữa các nhóm
trong 1 thời gian nhất định. Đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp từ đó có thể rèn
kĩ năng sống (Kĩ năng tự tin, hợp tác, giải quyết vấn đề, sáng tạo ) học sinh có thể tự so
sánh giữa các nhóm với nhau tọa động lực để HS thi đua, đồng thời GV và HS có thể
vừa tự đánh giá được kết quả hoạt động của từng nhóm.
. Sau đó các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Ví dụ: Khi làm bài tập 4 bài “Tình hữu nghị giữa các dân tộc” : y/c các nhóm
lập kế hoạch hoạt động thể hiện tình hữu nghị với thiếu nhi các trường khác, các địa
phương khác, nước khác và hành động theo kế hoạch đã lập ra.
*Biện pháp thứ 3: Tạo liên kết từ các nhánh cấp 2 của Bản đồ tư duy tới các
bài tập (hoặc sơ đồ hóa các bài tập)
- Các bài tập trong môn GDCD thường là những bài tập ngắn nên GV có thể hướng
HS dẫn trả lời các bài tập rồi điền vào các nhánh cấp 2, 3 của BĐTD. Từ đó sẽ tạo được
sự liên kết một cách có hệ thống giữa bài tập với các kiến thức mà HS đã học sẽ giúp
HS dễ hiểu, dễ nhớ hơn.
VD: Bài 16 “Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí XH của công dân”
7
Một số biện pháp ứng dụng Bản đồ tư duy trong giảng dạy môn GDCD Lớp 9 tại Trường PTCS Đại Dực.
*Biện pháp thứ 4: Tạo Bản đồ tư duy câm (để trống các nhánh cấp 1, 2, 3 ) để
củng cố bài.
Để củng cố khả năng ghi nhớ, GV dùng sơ đồ tư duy dưới dạng câm để HS điền
vào. Qua đó, giúp HS dễ nhớ, hệ thống được kiến thức, mà tiết kiệm thời gian cho tiết
học.

VD:Bài 12 “Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân” GV có thể đưa ra một
bản đồ tư duy câm như sau:
8
Một số biện pháp ứng dụng Bản đồ tư duy trong giảng dạy môn GDCD Lớp 9 tại Trường PTCS Đại Dực.
II.3.2. Kết quả thực nghiệm:
Qua áp dụng Bản đổ tư duy trong giảng dạy môn GDCD 9 mà trong thời gian vừa qua,
chúng tôi thấy đã đạt được một số kết quả khả quan, tỉ lệ học sinh nắm được bài, chuẩn
bị bài ở nhà khá tốt, vận dụng vào bài học khá linh hoạt, lớp học sôi nổi. Cùng với kết
quả đó là sự tăng lên của tỉ lệ học sinh khá và giỏi; tỉ lệ học sinh yếu tuy vẫn còn song
đã giảm rõ rệt. Học sinh ngày càng hứng thú với môn GDCD mà trước đây các em
không thích học.
II.3.3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
- Đừng ngộ nhận sử dụng Bản đồ tư duy là đổi mới phương pháp dạy học. Cũng như
CNTT, Bản đồ tư duy chỉ là phương tiện trong quá trình dạy học.
- Không nên quá cực đoan cho rằng BĐTD có thể giúp người học tất cả. Trên cơ sở
những kiến thức được hệ thống hoá, sơ đồ hoá, người học còn phải biết thực hành ngôn
ngữ băng việc đọc, nói và viết.
- Phải biết kết hợp các phương pháp và kĩ thuật dạy học trong một tiết dạy, nhất là tiết ôn
tập, tổng kết thường khô khan và khó.
- HS khi tạo BĐTD không nên: Ghi lại nguyên cả đoạn văn dài dòng, ghi chép quá nhiều
ý vụn vặt không cần thiết, thao tác vẽ phải nhanh và khoa học.
- Những đơn vị kiến thức dài có thể tóm lược lại bằng sơ đồ tư duy cho ngắn gọn, dễ
nắm bắt.
III/ PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
III.1. Kết luận:
Trong quá trình thực hiện chuyên đề tuy gặp rất nhiều khó khăn, xong với sự cố
gắng, bản thân tôi đã và đang áp dụng các biện pháp ứng dụng bản đồ tư duy trong môn
GDCD lớp 9, mở rộng với các khối lớp và đạt được một số thành quả đáng kể. Việc
ứng dụng Bản đồ tư duy trong giảng dạy nói chung và môn GDCD nói riêng là một trong
những nội dung được chuyên môn các cấp quan tâm vì mục đích quan trọng nhất là đảm

bào thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng. Học sinh sẽ học được phương pháp học, tăng tính
độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy.
9
Một số biện pháp ứng dụng Bản đồ tư duy trong giảng dạy môn GDCD Lớp 9 tại Trường PTCS Đại Dực.
Với việc thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này, chúng tôi rất mong sẽ góp một phần
vào việc cải thiện và nâng cao chất lượng học sinh Trường PTCS Đại Dực nói riêng và
học sinh vùng cao trong huyện nói chung. Nhưng do kinh nghiệm giảng dạy của đội ngũ
GV dạy môn GDCD còn nhiều hạn chế do đó chuyên đề này sẽ không tránh khỏi những
khiếm khuyết, chúng tôi rất mong các đồng chí đồng nghiệp, các đ/c lãnh đạo chuyên
môn Phòng GD, BGH nhà trường, góp ý kiến để chuyên đề đầy đủ hơn.
III.2. Kiến nghị:
- Để nâng cao trình độ chuyên môn, kiến nghị cấp lãnh đạo, Phòng Giáo Dục tổ chức
các buổi chuyên đề, hội giảng để các giáo viên có điều kiện học hỏi, trao đổi kinh
nghiệm lẫn nhau.
- Các Đ/c cùng chuyên môn có thể chia sẻ bài soạn có kĩ thuật BĐTD và đưa lên Cổng
thông tin của ngành để GV khác tham khảo.
10

×