Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Tiểu luận quản trị tác nghiệp Quy trình tín dụng của VPBank

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (371.9 KB, 63 trang )

Ti ểu luận quản trị tác nghiệp Vũ Hương Giang 8B MBA
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản, mang tính truyền thống và chiếm
tỷ trọng lớn trong cơ cấu thu nhập của các ngân hàng thương mại ở nước ta.
Trong điều kiện cụ thể của nước ta hiện nay cũng như trong thời gian tới, nguồn
vốn tín dụng ngân hàng là nguồn vốn quan trọng, đóng vai trò chủ lực trong hoạt
động của các doanh nghiệp, hộ gia đình và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Do
vậy, tín dụng luôn là mối quan tâm hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của các
ngân hàng thương mại, trong đó có Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng
(VPBank).
2. Mục đích nghiên cứu
Dựa trên việc nghiên cứu thực trạng quy trình tín dụng của Ngân hàng
TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), mục tiêu của tiểu luận là đánh giá
quy trình tín dụng của VPBank để phát hiện những ưu điểm và những hạn chế
còn tồn tại. Từ đó, đề xuất những giải pháp nhằm cải thiện quy trình tín dụng của
VPBank trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Quy trình tín dụng của Ngân hàng TMCP Việt
Nam Thịnh Vượng.
Phạm vi nghiên cứu: hệ thống Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng
trên toàn quốc.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp mô tả và khái quát
- Phương pháp so sánh và tư duy logic
5. Kết cấu của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, danh mục chữ viết tắt, kết luận và danh mục tài liệu
tham khảo, nội dung tiểu luận được chia thành 3 chương như sau:
1
Ti ểu luận quản trị tác nghiệp Vũ Hương Giang 8B MBA


• Chương I: Lý luận chung về hoạt động tín dụng và quy trình tín dụng
của ngân hàng
• Chương II: Quy trình tín dụng của VPBank.
• Chương III: Một số giải pháp nhằm cả thiện quy trình tín dụng của
VPBank.
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ QUY
TRÌNH TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
1. Một số khái niệm
1.1 Tín dụng ngân hàng
Kinh tế học hiện đại cho rằng: “Tín dụng là mối quan hệ giao dịch giữa hai chủ
thể, trong đó một bên chuyển giao tiền hoặc tài sản cho bên kia sử dụng trong
một thời gian nhất định, đồng thời bên nhận tiền hoặc tài sản cam kết hoàn trả
vốn gốc và lãi cho bên chuyển giao tiền hoặc tài sản vô điều kiện theo thời hạn
đã thỏa thuận”. (Nguồn: Từ điển kinh tế thị trường – NXB KHKT, 1999)
Như vậy, tín dụng là một phạm trù kinh tế hàng hóa, là hình thức vận động
của vốn cho vay, phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa chủ thể sở hữu và chủ thể sử
dụng đối với nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, là một sự chuyển nhượng
2
Ti ểu luận quản trị tác nghiệp Vũ Hương Giang 8B MBA
quyền sử dụng một lượng giá trị hay hiện vật theo những điều kiện cam kết mà
hai bên đã thỏa thuận, trên nguyên tắc có hoàn trả cả vốn và lãi.
Từ bản chất tín dụng cho thấy, tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển
nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn
nhất định, trên nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. Như vậy, tín dụng ngân hàng
chứa đựng ba nội dung:
Thứ nhất, có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang
cho người sử dụng.Thực chất trong quan hệ tín dụng chỉ có sự chuyển nhượng
quyền sử dụng lượng giá trị tạm thời nhàn rỗi trong một khoảng thời gian nhất
định mà không có sự thay đổi quyền sở hữu với lượng giá trị đó.
Thứ hai, sự chuyển nhượng này chỉ mang tính tạm thời. Tính tạm thời của

sự chuyển nhượng đề cập đến thời gian sử dụng lượng giá trị đó theo thỏa thuận
giữa người sở hữu và người sử dụng vốn.
Thứ ba, tính hoàn trả. Lượng vốn được chuyển nhượng phải được hoàn trả
đúng hạn cả về thời gian và giá trị bao gồm phần vốn gốc cộng với một khoản
lãi.Phần lãi phải đảm bảo cho lượng giá trị hoàn trả lớn hơn lượng giá trị ban
đầu.
Tín dụng ngân hàng phản ánh mối quan hệ vay mượn giữa ngân hàng và
khách hàng, trong đó, ngân hàng vừa là người đi vay, vừa là người cho vay. Với
tư cách là người đi vay, ngân hàng huy động mọi nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi
trong xã hội dưới nhiều hình thức và dùng số tiền huy động được đáp ứng nhu
cầu vốn cho nền kinh tế với tư cách là người cho vay.
Hoạt động tín dụng ngân hàng góp phần tạo ra lợi ích cho tất cả các chủ
thể tham gia: ngân hàng, người gửi tiền và người đi vay. Đối với người gửi tiền,
họ thu được lợi từ khoản vốn tạm thời nhàn rỗi dưới hình thức lãi tiền gửi mà
ngân hàng trả cho họ. Hơn nữa, ngân hàng còn đảm bảo cho họ sự an toàn về
khoản tiền gửi và cung cấp các dịch vụ thanh toán tiện lợi. Đối với người đi vay,
họ được đáp ứng nhu cầu về vốn một cách chắc chắn và hợp pháp mà không phải
3
Ti ểu luận quản trị tác nghiệp Vũ Hương Giang 8B MBA
bỏ chi phí, thời gian cho việc tìm kiếm các nguồn cung ứng vốn riêng lẻ. Khoản
chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động vốn được sử dụng một phần
để bù đắp chi phí hoạt động của ngân hàng, phần còn lại là lợi nhuận. Xét trên
tổng thể nền kinh tế, tín dụng ngân hàng có vai trò hết sức quan trọng vì đã thúc
đẩy quá trình tích tụ, tập trung vốn và phân bổ lại nguồn lực đầu tư của xã hội
vào các lĩnh vực của nền kinh tế một cách có hiệu quả.
1.2. Quy trình tín dụng
Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả công việc của ngân hàng từ khi tiếp
nhận hồ sơ vay vốn của một khách hàng cho đến khi quyết định cho vay, giải
ngân, thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng.
2. Ý nghĩa của quy trình tín dụng

Việc xác lập một quy trình tín dụng và không ngừng hoàn thiện nó đặc biệt quan
trọng đối với một ngân hàng thương mại .
Về mặt hiệu quả, một quy trình tín dụng hợp lý sẽ giúp cho ngân hàng nâng cao
chất lượng tín dụng và giảm thiểu rủi ro tín dụng.
Về mặt quản lý, quy trình tín dụng có tác dụng:
• Làm cơ sở cho việc phân định quyền, trách nhiệm cho các bộ phận trong
hoạt động tín dụng.
• Làm cơ sở để thiết lập các hồ sơ, thủ tục vay vốn.
3. Một quy trình tín dụng căn bản
4
Ti ểu luận quản trị tác nghiệp Vũ Hương Giang 8B MBA
Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn
Bước này do cán bộ tín dụng thực hiện ngay sau khi tiếp xúc khách hàng. Nhìn
chung một bộ hồ sơ vay vốn cần phải thu thập các thông tin như:
• năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự của khách hàng
• khả năng sử dụng vốn vay
• khả năng hoàn trả nợ vay (vốn vay + lãi)
Bước 2: Phân tích tín dụng
Phân tích tín dụng là xác định khả năng hiện tại và tương lại của khách hàng
trong việc sử dụng vốn vay + hoàn trả nợ vay.
Mục tiêu:
• Tìm kiếm những tình huống có thể xảy ra dẫn đến rủi ro cho ngân hàng,
dự đoán khả năng khắc phục những rủi ro đó, dự kiến những biện pháp
giảm thiểu rủi ro và hạn chế tổn thất cho ngân hàng.
• Phân tích tính chân thật của những thông tin đã thu thập được từ phía
khách hàng trong bước 1, từ đó nhận xét thái độ, thiện chí của khách hàng
làm cơ sở cho việc ra quyết định cho vay.
Bước 3: Ra quyết định tín dụng
Trong khâu này, ngân hàng sẽ ra quyết định đồng ý hoặc từ chối cho vay đối với
một hồ sơ vay vốn của khách hàng.

Khi ra quyết định, thường mắc 2 sai lầm cơ bản:
5
Ti ểu luận quản trị tác nghiệp Vũ Hương Giang 8B MBA
• Đồng ý cho vay với một khách hàng không tốt
• Từ chối cho vay với một khách hàng tôt.
Cả 2 sai lầm đều ảnh hưởng đến hoạt đông kinh doanh tín dụng, thậm chí sai lầm
thứ 2 còn ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng.
Bước 4: Giải ngân
Ở bước này, ngân hàng sẽ tiến hành phát tiền cho khách hàng theo hạn mức tín
dụng đã ký kết trong hợp đồng tín dụng.
Nguyên tắc giải ngân: phải gắn liền sự vận động tiền tệ với sự vận động hàng
hóa hoặc dịch vụ có liên quan, nhằm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của
khách hàng và đảm bảo khả năng thu nợ. Nhưng đồng thời cũng phải tạo sự
thuận lợi, tránh gây phiền hà cho công việc sản xuất kinh doanh của khách hàng.
Bước 5: Giám sát tín dụng
Nhân viên tín dụng thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế của
khách hàng, hiện trạng tài sản đảm bảo, tình hình tài chính của khách hàng, để
đảm bảo khả năng thu nợ.
Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng
6
Ti ểu luận quản trị tác nghiệp Vũ Hương Giang 8B MBA
CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT
NAM THỊNH VƯỢNG
1. Thực trạng hoạt động tín dụng của ngân hàng Việt Nam thịnh vượng
1.1.Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (tiền thân là Ngân hàng TMCP
các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam) tên quốc tế là Vietnam
Prosperity Bank, tên viết tắt là VPBank, được thành lập theo giấy phép hoạt
động số 0042/NH-GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày
12 tháng 8 năm 1993 với thời gian hoạt động 99 năm và Quyết định số

1535/QĐ-UB của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội vào ngày 4 tháng 9 năm
1993. VPBank chính thức đi vào hoạt động từ ngày 10 tháng 9 năm 1993.
Vốn điều lệ ban đầu khi mới thành lập là 20 tỷ đồng. Sau đó, do nhu cầu
phát triển, theo thời gian, VPBank đã nhiều lần tăng vốn điều lệ. Từ tháng
12/2010, vốn điều lệ của VPBank là 4.000.000.000.000 đồng.
1.2. Tình hình hoạt động sử dụng vốn
7
Ti ểu luận quản trị tác nghiệp Vũ Hương Giang 8B MBA
Song song với hoạt động huy động vốn là hoạt động sử dụng vốn, trong đó
nghiệp vụ cho vay luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu thu nhập của
VPBank (khoảng 70-80%)
Hoạt động tín dụng ngân hàng là hoạt động rất nhạy cảm trước những biến
động của nền kinh tế. Có thể nói, trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã
phải đối mặt với rất nhiều khó khăn kể từ sau cơn khủng hoảng tài chính và suy
thoái kinh tế toàn cầu năm 2008: nguy cơ lạm phát cao, cân đối vĩ mô chưa bền
vững – chất lượng và hiệu quả tăng trưởng kinh tế còn thấp, cán cân thanh toán
thâm hụt gây áp lực lên tỷ giá đồng USD/VND, nợ công vượt mức an toàn và
hiệu quả đầu tư công khá thấp. Hơn thế nữa, mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực
ngân hàng ngày càng gay gắt hơn với sự xuất hiện của những ngân hàng 100%
vốn đầu tư nước ngoài bắt đầu từ năm 2009. Trong bối cảnh đầy khó khăn ấy,
VPBank đã thay đổi chiến lược phát triển từ phát triển nhanh sang phát triển thận
trọng và đặt ra quyết tâm đưa dư nợ tín dụng tăng trưởng một cách an toàn, vững
chắc; tăng cường rà soát và thẩm định chặt chẽ các khoản cho vay; chú trọng thu
hồi nợ cũ, nợ xấu nhằm hạn chế tối đa các khoản nợ quá hạn, nợ xấu. Kết quả
của những nỗ lực đó trong hoạt động tín dụng của VPBank đã được thể hiện qua
bảng số liệu sau:
Bảng 2 – Tình hình hoạt động tín dụng VPBank
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
So sánh

2009/2008
So sánh
2010/2009
Dư nợ tín dụng 12.986 15.813 21.347 22% 35%
Tỷ lệ nợ xấu (%) 3,41 1,63 1,3 (52,2%) (46,6%)
(Nguồn: Báo cáo thường niên của VPBank các năm 2008, 2009, 2010)
8
Ti ểu luận quản trị tác nghiệp Vũ Hương Giang 8B MBA
Bảng số liệu cho thấy VPBank đã rất nỗ lực trong việc mở rộng tín dụng,
đặc biệt là năm 2010.Cụ thể, tổng dư nợ tín dụng tăng trưởng qua các năm, tăng
22% (năm 2009) và tăng mạnh 35% (năm 2010).Có được kết quả này là do các
sản phẩm cho vay của VPBank được cải thiện đáng kể, cung cấp nhiều sự lựa
chọn đa dạng và phong phú theo nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, có phân
khúc và định vị theo dòng sản phẩm hướng về khách hàng. Ngoài ra, VPBank
cũng rất chú trọng công tác quản lý tín dụng nhằm đảm bảo an toàn tín dụng và
thanh khoản cho hệ thống, chủ động thực hiện một cách quyết liệt và xuyên suốt
thông qua các Ban và Phân ban Ngăn chặn và Xử lý nợ quá hạn tại từng đơn vị.
Nhờ đó, chất lượng tín dụng luôn được kiểm soát chặt chẽ, tỷ lệ nợ xấu được cải
thiện rõ rệt, giảm mạnh từ mức 3,41% tại thời điểm cuối năm 2008 còn 1,63%
vào năm 2009 và giảm xuống mức 1,3% trong năm 2010 (thấp hơn nhiều so với
tỷ lệ bình quân của toàn ngành trong năm 2009 và 2010 là 2,5%, và trong năm
2008 là 2,13%)
2. Quy trình nghiệp vụ tín dụng
Quy trình nghiệp vụ tín dụng của VPBank được xây dựng đảm bảo các
tiêu chí: chặt chẽ, khoa học, thời gian xử lý nhanh và mức độ chính xác cao. Mỗi
khách hàng đều phải có 1 nhân viên thẩm định về khách hàng (nhân viên
A/O)và1 nhân viên thẩm định tài sản bảo đảm (nhân viên C/A) cùng quản lý trực
tiếp nhằm đảm bảo tính an toàn, chặt chẽ trong cấp tín dụng.
Quy trình tín dụng được áp dụng thống nhất trên toàn hệ thống VPBank
gồm các bước theo sơ đồ sau:

9
Ti ểu luận quản trị tác nghiệp Vũ Hương Giang 8B MBA
Sơ đồ Quy trình nghiệp vụ tín dụng VPBank
(Nguồn: Hướng dẫn quy trình nghiệp vụ tín dụng VPBank)
Để đảm bảo tốc độ thực hiện các bước trong quy trình tín dụng nhằm giảm
thiểu tối đa thời gian chờ đợi của khách hàng, VPBank đã thiết lập một khung
thời gian thực hiện quy trình tín dụng như sau:
Quy định về thời gian thực hiện quy trình tín dụng VPBank
TT Loại công việc
Thời gian thực hiện tối đa (ngày)
TD ngắn hạn
phục vụ SXKD
TD trung dài hạn
phục vụ SXKD
TD tiêu dùng/trả
góp
10
1.Tiếp xúc khách hàng, hướng dẫn lập hồ sơ.
-NV A/O tiếp thị, giới thiệu sp.
-Khách hàng đến ngân hàng để xin vay vốn.
2.Tiếp nhận hồ sơ vay
-NV A/O làm việc với khách hàng, hướng
dẫn thủ tục và tiếp nhận hồ sơ.
-NV A/O chuyển hồ sơ TSBĐ sang phòng
thẩm định TSBĐ và xem xét báo cáo tài
chính.
4.Tập hợp hồ sơ trình Ban TD/Hội đồng TD.
NV A/O tập hợp hồ sơ khách hàng và tờ trình
của các bộ phận để trình Ban TD/Hội đồng
TD.

5.Hoàn thiện hồ sơ TD
-P.Thẩm định TSBĐ lập hợp đồng bảo đảm
tiền vay và làm thủ tục công chứng, nhận bàn
giao tài sản (nếu có).
-NV A/O nhập kho hồ sơ TSBĐ, lập và trình
hồ sơ TD để Ban TGĐ ký duyệt.
6.Thực hiện quyết định cấp tín dụng
Giải ngân/Phát hành BL/Mở L/C.
7.Kiểm tra và xử lý nợ vay
-NV A/O kiểm tra sau cho vay.
-P.Thẩm định TSBĐ kiểm tra về TSBĐ.
-A/O theo dõi thu gốc, lãi.
3a.NV A/O thẩm định khách
hàng về mọi mặt, trừ TSBĐ.
3b.P.Thẩm định TSBĐ thực hiện
định giá TSBĐ và lập tờtrình.
8.Tất toán hợp đồng TD
Ti ểu luận quản trị tác nghiệp Vũ Hương Giang 8B MBA
0 Tiếp xúc với KH, thu thập hồ
sơ.
Không quy định
thời gian tối đa
Không quy định
thời gian tối đa
Không quy định
thời gian tối đa
1.1 Thẩm định của NV A/O 3 7 2
1.2 Thẩm định của P. Thẩm định
TSBĐ
2 5 2

2 Phản biện của C/O (Do Ban
TD/Hội đồng TD chỉ định)
0 7 0
3 Lãnh đạo phòng kiểm soát hồ

Trong ngày 2 Trong ngày
4 Quyết định của Ban TD/Hội
đồng TD
2 7 1
5 Công chứng HĐ bảo đảm tiền
vay và hoàn thiện hồ sơ TD
2 4 2
Tổng thời gian giải quyết hồ sơ cho
vay
7 27 5
(Nguồn: Hướng dẫn quy trình nghiệp vụ tín dụng VPBank)
Nhìn chung, thời gian xét duyệt hồ sơ vay vốn của VPBank được quy định
khá hợp lý tùy thuộc mức độ phức tạp của khoản vay và quy mô cấp tín dụng: 7
ngày đối với vay ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh, 5 ngày đối với vay tiêu
dùng, trả góp; 27 ngày đối với vay trung hạn phục vụ sản xuất kinh doanh. Thời
gian thẩm định có thể được kéo dài hơn nếu khoản vay có tính chất phức tạp hơn
thông thường và thời gian đó sẽ được điều chỉnh trên cơ sở thỏa thuận giữa
VPBank và khách hàng.
Để giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh tín dụng, tất cả các khoản vay tại
VPBank đều được kiểm tra, giám sát một cách toàn diện trong suốt quá trình cho
vay. Bộ máy kiểm soát rủi ro tín dụng được tổ chức khá tốt, chặt chẽ, bao gồm
toàn diện các yếu tố sau:
- Hệ thống văn bản quy định, quy chế, quy trình nghiệp vụ và các tài liệu
hướng dẫn có liên quan đến hoạt động tín dụng.
- Các quy định về phân cấp, ủy quyền, thẩm quyền xét duyệt tín dụng của

các cá nhân lãnh đạo và các Ban tín dụng, Hội đồng tín dụng.
11
Ti ểu luận quản trị tác nghiệp Vũ Hương Giang 8B MBA
- Bộ máy kiểm tra kiểm toán nội bộ, Quản lý tín dụng, Quản lý rủi ro của
ngân hàng được tổ chức tại Hội sở và các chi nhánh.
- Công tác thẩm định, kiểm tra, giám sát khoản vay của các cán bộ nhân
viên trực tiếp cho vay.
- Thiết lập và kiểm soát việc thực hiện các hạn mức về tín dụng.
- Các cơ chế kiểm tra, giám sát khác.
Bộ máy phê duyệt cấp tín dụng tại VPBank được thiết lập nhằm thực hiện
việc xét duyệt tín dụng một cách linh hoạt với thẩm quyền phê duyệt tín dụng
được xếp theo thứ tự giảm dần, bao gồm:
- Hội đồng tín dụng Hội sở: cơ quan phê duyệt cao nhất, đặt duy nhất tại
Hội sở chính của VPBank; phê duyệt các khoản tín dụng vượt thẩm quyền của
Hội đồng tín dụng khu vực, của Ban tín dụng chi nhánh, của Tổng giám đốc và
các cấp phê duyệt khác.
- Hội đồng tín dụng khu vực: cơ quan phê duyệt tín dụng tại một hoặc một
số khu vực nhất định; phê duyệt các khoản tín dụng vượt thẩm quyền của Ban tín
dụng chi nhánh.
- Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc chi nhánh, Chuyên gia phê
duyệt.
- Ban tín dụng được thành lập tại các chi nhánh cấp I, mỗi chi nhánh cấp I
thành lập 1 Ban tín dụng.
- Các cơ quan, cá nhân khác theo phân quyền phê duyệt tín dụng của Hội
đồng quản trị VPBank.
3. Điểm mạnh, điểm yếu của quy trình cấp tín dụng của ngân hàng
3.1. Điểm mạnh
- Ngân hàng đã triển khai công tác tiếp cận doanh nghiệp, hướng dẫn doanh
nghiệp lập hồ sơ vay vốn hợp lý, đúng quy định nhằm tạo điều kiện cho
doanh nghiệp hoàn thành các thủ tục xin vay nhanh chóng và thuận lợi.

Ngân hàng từng bước gắn mình với doanh nghiệp qua vai trò tư vấn.
- Công tác phục vụ khách hàng có nhiều đổi mới. Phong cách phục vụ ngày
càng được hoàn thiện theo hướng chuyên nghiệp hóa hơn đã tạo được ấn
12
Ti ểu luận quản trị tác nghiệp Vũ Hương Giang 8B MBA
tượng, uy tín đối với khách hàng, gia tăng được số lượng khách hàng tới
giao dịch, mở rộng thị phần.
3.2. Điểm yếu
- Chất lượng thẩm định và xét duyệt tín dụng còn chưa đồng đều trong toàn
hệ thống. Cụ thể: nhiều tờ trình thẩm định có nội dung sơ sài, nhưng chất
lượng thông tin không đầy đủ, thông tin sai lệch;; tại một số chi nhánh
thực hiện phê duyệt của Ban tín dụng không theo đúng quy chế của
VPBank, thể hiện ở các mặt: phê duyệt tín dụng vượt thẩm quyền, không
họp Ban tín dụng mà chỉ truyền tay tờ trình để ghi ý kiến, có họp Ban tín
dụng nhưng thủ tục xét duyệt hình thức, chủ yếu do Giám đốc chi nhánh
quyết định.
- Nguồn thông tin để đánh giá, phân tích trong thẩm định tín dụng còn thiếu,
không kịp thời và chất lượng không cao. Công tác thẩm định khách hàng
và các dự án đầu tư là một công tác vô cùng quan trọng nhưng hiện tại vẫn
do các nhân viên tín dụng, các nhân viên thẩm định thực hiện thông qua
tiếp xúc, trao đổi, đánh giá bằng kinh nghiệm, mang nặng tính chủ quan.
Việc đánh giá tình hình tài chính khách hàng vẫn dựa trên những bảng xếp
hạng tính điểm cũ, không có tính cập nhật nên kết quả không đảm bảo độ
chính xác cao. Ngoài ra, ngân hàng vẫn chưa có những phần mềm thu thập
dữ liệu từ những cuộc tiếp xúc với khách hàng của nhân viên tín dụng,
chưa xây dựng được một cơ sở dữ liệu khách hàng mang tính cập nhật nên
chất lượng của công tác đánh giá, chia sẻ thông tin khách hàng trên toàn
hệ thống chưa cao.
- Hệ thống thông tin phục vụ cho công tác thẩm định khách hàng còn rất
hạn chế, chưa đáp ứng được tính cập nhật nên chất lượng thông tin còn

chưa cao. Hiện nay, thông tin phần lớn là số liệu do khách hàng cung cấp
và tham khảo thông tin qua Trung tâm thông tin tín dụng CIC của NHNN
13
Ti ểu luận quản trị tác nghiệp Vũ Hương Giang 8B MBA
trong khi sự phối hợp trao đổi thông tin giữa các ngân hàng trong việc xét
duyệt cho vay và quản lý vốn vay của khách hàng chưa tốt, thiếu các
thông tin trung thực cần thiết về tình trạng nợ nần, hiệu quả kinh doanh
của khách hàng nên không tránh khỏi rủi ro.
- Giai đoạn kiểm tra, giám sát sau cho vay đôi khi còn mang tính hình thức,
không phát hiện kịp thời những sai phạm hoặc có phát hiện nhưng chưa có
biện pháp xử lý hữu hiệu.
- Công tác thẩm định tài sản bảo đảm được thực hiện chưa thực sự tốt. Việc
thẩm định giá trị tài sản bảo đảm dựa chủ yếu vào bảng giá tài sản tại thời
điểm gần đó, tuy nhiên mức giá tài sản có thể biến động rất nhanh mà
ngân hàng chưa kịp có sự điều chỉnh phù hợp, dẫn tới định giá sai.
14
Ti ểu luận quản trị tác nghiệp Vũ Hương Giang 8B MBA
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN QUY TRÌNH TÍN DỤNG
CỦA NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG
1. Tăng cường khâu kiểm tra, kiểm soát
Thực hiện phân tách chức năng bán hàng, chức năng thẩm định, quản lý
rủi ro tín dụng và chức năng quản lý nợ trong hoạt động cấp tín dụng. Theo đó,
toàn bộ việc xây dựng giới hạn tín dụng trên cơ sở xác định rủi ro tổng thể
(thông qua thực hiện xếp hạng tín dụng, phân tích ngành, khả năng phát triển của
15
Ti ểu luận quản trị tác nghiệp Vũ Hương Giang 8B MBA
khách hàng trong tương lai) sẽ do bộ phận quản lý rủi ro tín dụng thực hiện độc
lập, đảm bảo tính khách quan cũng như hạn chế sự phân tán thông tin khi cung
cấp các sản phẩm tín dụng. Đối với đánh giá các rủi ro giao dịch, tùy theo mức
độ phức tạp, có thể giao cho bộ phận quan hệ khách hàng trực tiếp thực hiện

thẩm định hoặc giao cho bộ phận phân tích tín dụng (đối với những khách hàng
có dư nợ lớn, mức độ phức tạp của khoản vay cao). Cách thức này sẽ giúp đáp
ứng nhu cầu khách hàng một cách nhanh chóng và phù hợp với điều kiện thực tế
tại Việt Nam. Bộ phận quan hệ khách hàng sẽ chịu trách nhiệm tiếp xúc, tiếp
nhận các yêu cầu của khách hàng, cung cấp thông tin cho bộ phận quản lý rủi ro
tín dụng, đồng thời kiểm tra giám sát quá trình thực hiện các cam kết của khách
hàng (sử dụng vốn vay, các cam kết về bảo đảm tiền vay). Bộ phận quản lý rủi ro
tín dụng thực hiện việc giám sát song song quá trình bộ phận quan hệ khách
hàng thực hiện các quyết định phê duyệt tín dụng để phát hiện các dấu hiệu rủi ro
cũng như can thiệp kịp thời như giám sát việc thực hiện kiểm tra sử dụng vốn
vay, kiểm tra tài sản bảo đảm, các điều kiện giải ngân…Như vậy, quá trình đánh
giá rủi ro tín dụng được thực hiện một cách tổng thể, liên tục trước, trong và sau
khi cho vay, nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng, khắc phục được tình
trạng không kịp thời khi chỉ sử dụng một cơ chế hậu kiểm tra của kiểm tra nội
bộ.
2. Cơ sở vật chất, hệ thống thông tin
Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin hiệu quả, đảm bảo sự liên lạc thường
xuyên, liên tục cập nhật kịp thời các thông tin trọng yếu giữa các bộ phận chức
năng trong hoạt động cấp tín dụng. Mô hình quản lý rủi ro tín dụng hiện đại theo
Basel chỉ có thể thành công khi giải quyết được vấn đề cơ chế trao đổi thông tin,
đảm bảo sự phân tách các bộ phận chức năng để thực hiện chuyên môn hóa và
nâng cao tính khách quan nhưng không làm mất đi khả năng nắm bắt và kiểm
16
Ti ểu luận quản trị tác nghiệp Vũ Hương Giang 8B MBA
soát thông tin của bộ phận quản lý rủi ro dụng. Muốn vậy, những thông tin trọng
yếu trong quá trình cho vay cần phải được bộ phận quan hệ khách hàng cập nhật
định kỳ hoặc đột xuất và chuyển tiếp những thông tin này cho bộ phận quản lý
rủi ro tín dụng phân tích, đánh giá những rủi ro tiềm ẩn. Như vậy, sự vận hành
của mô hình mới có thể thông suốt và giảm thiểu những e ngại của bộ phận quản
lý rủi ro tín dụng trong các nhận định cấp tín dụng. Đồng thời, VPBank cần xây

dựng hệ thống thông tin và cung cấp thông tin toàn diện như các phân tích về
ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế và tiến tới kết nối, hỗ trợ giữa các ngân hàng
trong chia sẻ thông tin, con đường ngắn nhất để hoàn thiện hệ thống thông tin và
giảm chi phí khai thác thông tin một cách hợp lý nhất.
Từng bước xây dựng mô hình tổ chức ngân hàng theo hướng tập đoàn tài
chính. Việc xây dựng tổ chức gắn liền với yêu cầu quản lý theo địa bàn, nhóm
khách hàng và loại hình dịch vụ của một ngân hàng đa năng.
Ban hành các quy chế quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng vị trí, bộ
phận, loại bỏ sự chồng chéo, rườm rà trong công việc. Sáp nhập các bộ phận
nhỏ, tinh giản quy trình, thủ tục trong hoạt động ngân hàng.
Đầu tư nâng cấp và hiện đại hóa ngân hàng (cả phần cứng và phần mềm) ở hội
sở chính và các chi nhánh một cách đồng bộ để đảm bảo kết nối thông tin và xây
dựng mạng giao dịch trực tuyến trên toàn quốc giữa các chi nhánh và hội sở
chính, đồng thời đảm bảo hội sở chính là trung tâm đầu não lưu trữ, xử lý thông
tin và điều hành kinh doanh toàn hệ thống.
Tăng cường công tác đào tạo, chuẩn hóa về trình độ công nghệ thông tin
cho toàn bộ các cán bộ nhân viên VPBank, từ cấp lãnh đạo cao nhất cho tới nhân
viên tác nghiệp. Đây cần được coi là một công việc có tính ưu tiên cao do tính
17
Ti ểu luận quản trị tác nghiệp Vũ Hương Giang 8B MBA
ảnh hưởng của trình độ khai thác và quản lý công nghệ thông tin đối với năng
lực cạnh tranh của VPBank.
Ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại giúp cho VPBank nâng cao chất
lượng quản lý, đảm bảo an toàn trong hoạt động, giảm chi phí giao dịch, giảm
giá thành sản phẩm, và nâng cao được khả năng cạnh tranh. Vì vậy, nền tảng
công nghệ thông tin hiện đại không những là chìa khóa để VPBank có thể khẳng
định vai trò, vị trí của mình là một ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam mà đó
còn là nhân tố để VPBank có thể tự tin hơn trong quá trình hội nhập kinh tế khu
vực và thế giới.
- Năng lực, chuyên môn của cán bộ tín dụng

Để nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng của nhân viên, công
tác đào tạo cần hướng dẫn và đào tạo nhân viên luôn hoàn thành công việc nhanh
chóng, đúng hạn; nhiệt tình giúp đỡ khách hàng giải đáp các thắc mắc; hỗ trợ
khách hàng hoàn thiện đầy đủ hồ sơ theo quy định và sẵn sàng đến tận nơi của
khách hàng để tư vấn, hỗ trợ.
Để nâng cao năng lực phục vụ, công tác đào tạo cần tạo được ở nhân viên
một phong cách, tác phong làm việc tạo được sự tin tưởng nơi khách hàng; đối
với khách hàng phải có thái độ lịch sự, nhã nhặn; luôn chính xác và chuyên
nghiệp khi thực hiện các nghiệp vụ; có đạo đức nghề nghiệp, không vòi vĩnh
khách hàng và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
18
Ti ểu luận quản trị tác nghiệp Vũ Hương Giang 8B MBA
KẾT LUẬN
Sau hơn một năm kể từ ngày Việt Nam gia nhập WTO, đã có 3 ngân hàng
100% vốn nước ngoài được thành lập là HSBC, Standard Chartered và ANZ.
Bên cạnh đó còn có rất nhiều ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài và sắp tới sẽ có thêm nhiều ngân hàng mạnh, nổi tiếng từ nước ngoài tham
gia thị trường tài chính Việt Nam. Năm 2011 là năm Luật các TCTD sửa đổi có
hiệu lực từ 1/1/2011. Theo đó, một loạt chỉ tiêu hoạt động của các NHTM sẽ
phải tuân thủ theo luật này và chắc chắn tình hình hoạt động của thị trường tài
chính ngân hàng sẽ ổn định và cẩn trọng hơn. Trước bối cảnh mới đó, để có thể
tồn tại, VPBank cần đặc biệt quan tâm nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ,
đặc biệt là dịch vụ tín dụng. Trong tình hình cạnh tranh gay gắt cũng như tình
hình nợ xấu trong các ngân hàng thì quy trình tín dụng hiệu quả sẽ giúp nâng cao
chất lượng tín dụng và giảm thiểu rủi ro tín dụng. Hơn nữa cải thiện quy trình tín
dụng sẽ giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận hơn với nguốn vốn tín dụng để sản
19
Ti ểu luận quản trị tác nghiệp Vũ Hương Giang 8B MBA
xuất kinh doanh hay tiêu dùng. Từ đó, nền kinh tế có chỗ dựa để phục hồi trong
thời gian tới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Tài liệu tiếng Anh
1. Antony Beckett, Paul Hewer and Barry Howcroft (2000), An exposition of
consumer behavior in the financial industry, International Journal of Banking
Marketing.
2. IMF (2010), World Economic Outlook.
3. IMF (2010), Country Report No 10/2815.
4. Gerbing W.D & J.C. Anderson (1998), An Update Paradigm for Scale
Development Incorporating Unidimensonality and Its Assesments, Journal of
Marketing Research.
20
Ti ểu luận quản trị tác nghiệp Vũ Hương Giang 8B MBA
5. Parasuraman, V.A. Zeithaml & L.L Berry (1998), “SERVQUAL: a multiple-
item scale for measuring consumer perceptions of service quality”, Journal of
Retailing.
6. The Economist (2011), “VietNam: Outlook for 2011-2015”.
7. V.A. Zeithaml & M.J. Bitner (2000), Services Marketing, McGraw-Hill.
 Tài liệu tiếng Việt
1. TS. Nguyễn Minh Kiều (2008), Nghiệp vụ ngân hàng, NXB Thống kê.
2. TS. Nguyễn Minh Kiều (2008), Tiền tệ ngân hàng, NXB Thống kê.
3. TS. Nguyễn Minh Kiều (2009), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng,
NXB Tài chính.
4. PGS.TS Trần Huy Hoàng (Chủ biên) (2008), Quản trị ngân hàng thương mại,
NXB Lao động – Xã hội.
5. Philip Kotler (2003), Quản trị Marketing, NXB Thống kê.
6. CIEM (2011), Báo cáo năng lực cạnh tranh của Việt Nam năm 2010.
7. VPBank (2009), Báo cáo thường niên năm 2008, VPBank.
8. VPBank (2010), Báo cáo thường niên năm 2009, VPBank.
9. VPBank (2011), Báo cáo thường niên năm 2010, VPBank.
 Văn bản pháp luật

1. Quốc hội (16/6/2010), Luật số 47/2010/QH12 – Luật các tổ chức tín dụng
năm 2011.
2. NHNN (10/8/2009), Thông tư số 15/2009/TT-NHNN quy định về tỷ lệ tối đa
của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn đối với
TCTD.
3. NHNN (20/5/2010), Thông tư số 13/2010/TT-NHNN quy định về các tỷ lệ
bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD.
4. NHNN (27/9/2010), Thông tư số 19/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều
của Thông tư số 13/TT-NHNN quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong
hoạt động của TCTD.
5. NHNN (31/12/2001), Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN về việc ban hành
Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng.
6. NHNN (19/4/2005), Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN về việc ban
hànhQuy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD.
21
Ti ểu luận quản trị tác nghiệp Vũ Hương Giang 8B MBA
7. NHNN (22/4/2005), Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNNvề việc ban hành
Quy định về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro
tín dụng trong hoạt động của TCTD.
8. NHNN (25/4/2007), Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ
sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự
phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD ban
hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN.
Các trang Web
1. Trang web của Tổng cục thống kê:
2. Trang web của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:
3. Trang web của Bộ Tài chính
4. Website www.vpb.com.vn
5. Các tạp chí kinh tế:
Bloomberg <>

Financial Times <http:// www.ft.com >
Wall Street Journal
Phần I : bài tập lý thuyết
Câu 1
1. Lịch sử hình thành và phát triển của quản trị học
1.1. Lý thuyết cổ điển về quản trị
Lý thuyết cổ điển về quản trị là thuật ngữ được dùng để chỉ những quan
điểm về tổ chức và quản trị được đưa ra ở Châu Âu và Hoa kỳ vào những năm
cuối của thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Trong quá trình hình thành các lý thuyết cổ
22
Ti ểu luận quản trị tác nghiệp Vũ Hương Giang 8B MBA
điển có công đóng góp của nhiều tác giả. Nhìn chung có thể đưa ra hai dòng lý
thuyết quản trị cổ điển chính:
1.1.1. Lý thuyết quản trị khoa học (Scientific management).
a- Sơ lược về tác giả.
FrederickWinslow Taylor (1856 – 1915). Vào những năm cuối thế kỷ XIX, lúc
đó W. Taylorlà anh công nhân bình thường phấn đấu thành một nhà quản trị sản
xuất nhà máyMidvale Steel Works, và theo học lấy bằng kỹ sư tại chức ở Viện
kỹ thuật
Stevens, Hoa kỳ.
Với một con người có ý chí và khả năng làm việc tốt, W. Taylor đã quan sát và
phát hiện ra rằng, hầu hết các nhà quản trị trước đó làm theo kinh nghiệm, cứ
làm
sai thì sửa. Hơn nữa nhiều công tác quản trị thường phó mặc cho công nhân như
phương pháp làm việc, tiêu chuẩn công việc, khuyến khích công nhân … Từ đó,
ông cho ra đời hai tác phẩm: Quản trị phân xưởng (Shop Management)
xuất bản năm 1906 và đặc biệt là Các nguyên tắc quản trị khoa học
(Principles of Scientific Management) xuất bản năm 1911.
Quản trị khoa học là thuật ngữ dùng để chỉ các ý kiếncủa một nhóm tác giả ở
Hoa Kỳ vào đầu thập niên của thế kỷ XX, được LouisBrandeis sử dụng lần đầu

tiên trong một báo cáo trước Ủy Ban Thương Mại Hoa Kỳ vào năm 1910. Sau đó
được W. Taylor sử dụng để đặt tên cho tác phẩm của mình.
b- Những tư tưởng cơ bản của Lý thuyết quản trị khoa học.
- Các nhà quản trị từ cấp cơ sở trở lên nên dành nhiều thời gian và công sức để
lập kế hoạch hoạt động của tổ chức cho công nhân làm việc và kiểm tra hoạt
động thay vì cùng tham gia công việc cụ thể củangười thừa hành.
23
Ti ểu luận quản trị tác nghiệp Vũ Hương Giang 8B MBA
- Các nhà quản trị phải đầu tư để tìm ra những phương cách hoạt động khoa học
để hướng dẫn công nhân, thay vì để công nhân tự ý chọn phương pháp làm việc
riêng của họ.
- Các nhà quản trị nên sử dụng các biện pháp kinh tế để động viên công nhân
hăng hái làm việc. Trong đó ông đề ra phương pháp trả lương theo sản phẩm.
- Phân chia trách nhiệm, quyền hạn và quyền lợi một cách hợp lý giữa những nhà
quản trị và người thừa hành. Tránh trút hết trách nhiệm cho người công nhân.
Những nét phác họa đó chưa đủ để xem là một lý thuyết hoàn thiện. Song, nhờ
có những “viên gạch” đầu tiên mà các nhà quản trị sau này đã vun đắp thành
những “lâu đài lý thuyết” tráng lệ.
c- Tóm tắt Lý thuyết quản trị khoa học.
Lý thuyết quản trị khoa học là nỗ lực đầu tiên của con người trình bày một cách
có hệ thống những quan điểm, những nguyên tắc và những phương pháp quản
trị công việc. Nó đánh dấu một bước ngoặt mới, chấm dứt một quá trình rất dài
bao gồm nhiều thế kỷ mà con người chỉ biết quản trị theo kinh nghiệm.
Tuy nhiên, một số nhà phê bình cho rằng, nhìn chung tư tưởng của W. Taylor và
các tác giả thuộc Lý thuyết quản trị khoa học là thiếu nhân bản, xem con người
như một đinh ốc trong cỗ máy. Còn H. Koontz thì gọi lý thuyết quản trị của W.
Taylor là “Lý thuyết cây gậy và củ cà rốt”. Nhưng, cũng có ý kiến bênh
vực cho ông ta cho rằng, tư tưởng của W. Taylor là sản phẩm của thời đại ông
sống.
1.1.2. Lý thuyết quản trị hành chánh (Administration Management).

a- Sơ lược về tác giả.
Henri Fayol (1841 – 1925) là một nhà công nghiệp Pháp. Năm 1916, ông xuất
bản tácphẩm Quản trị công nghiệp và quản trị chung (Administration
inductile ét general) trình bày nhiều quan niệm mới về quản trị. Trong đó, ông
24
Ti ểu luận quản trị tác nghiệp Vũ Hương Giang 8B MBA
trình bày lý thuyết quản trị của mình một cách có hệ thống, tổng hợp và ở trình
độ cao hơn so với các lý thuyết khác cùng thời.
Lý thuyết này ra đời căn cứ trên giả thuyết, mặc dù mỗi loại hình tổ chức có
những
đặc điểm riêng (doanh nghiệp, nhà nước, các tổ chức đoàn thể, tôn giáo…)
nhưng
chúng đều có chung một tiến trình quản trị mà qua đó nhà quản trị có thể quản
trị tốt bất cứ một tổ chức nào.
b- Nội dung cơ bản của Lý thuyết quản trị hànhchính.
b1- Phân chia công việc của doanh nghiệp ra thành 6 loại.
- Sản xuất (kỹ thuật sản xuất).
- Thương mại (mua bán, trao đổi).
- Tài chính (tạo và sử dụng vốn có hiệu quả).
- An ninh (bảo vệ tài sản và nhân viên).
- Kế toán.
- Quản trị.
b2- Thiết lập một hệ thống các chức năng quản trị:
- Hoạch định.
- Tổ chức.
- Chỉ huy.
- Phối hợp.
- Kiểm tra.
b3- Đề ra 14 nguyên tắc quản trị:
- Phân chia công việc.

- Tương quan giữa thẩm quyền và trách nhiệm.
- Kỷ luật.
25

×