Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

skkn một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng, chống ma túy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.07 KB, 15 trang )

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I.

THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1.
Họ và tên: Hoàng Mai Lan
2.
Ngày tháng năm sinh: 14- 9- 1978
3.
Nam, nữ: Nữ
4.
Địa chỉ: 547/9 Tổ 4- Khu phố 1- Phường Long BìnhBiên Hịa- Đồng Nai
5.
Điện thoại: 0976705652; Cơ quan: 0613913667
6.
Chức vụ: Phó hiệu trưởng
7.
Đơn vị cơng tác: Trường THPT Tam Hiệp- Biên HịaĐồng Nai
II.
TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
− Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm
− Năm nhận bằng: 2001
− Chuyên ngành đào tạo: Toán
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC

Lĩnh vực chun mơn có kinh nghiệm: Giảng dạy
Số năm có kinh nghiệm: 12
Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:

Khai thác sự chuyển đổi giữa các phương pháp để giải một số bài
tốn hình học khơng gian.



Một số biện pháp quản lý trong việc bảo quản, cải tạo trường sở.

Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Trang 1


MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG, CHỐNG MA TÚY
I.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Theo số liệu thống kê tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết cơng tác
phịng, chống AIDS và phịng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm năm 2013 cho thấy
năm 2013 cả nước có 181.396 người nghiện ma tuý. Đặc biệt nghiêm trọng, ma
túy đã lan vào học đường trên quy mô cả nước, đã có một bộ phận học sinh, sinh
viên và cả giáo chức là nạn nhân của tệ nạn ma túy. Nguyên nhân gia tăng vấn nạn
này là do ở độ tuổi vị thành niên, các em có sự thay đổi mạnh mẽ về tâm sinh lý,
dễ bị tác động và kích động bởi mơi trường bên ngồi, nhu cầu chứng tỏ bản thân
cao, thích khám phá, tị mị muốn biết những cái mới lạ, dễ bị cám dỗ hoặc do mất
lịng tin vào gia đình, gặp những trắc trở, khó khăn trong học tập, trong cuộc sống,
… nên các em dễ bị lôi kéo vào con đường ma túy.Các em không thể biết rằng, sa
vào ma túy là con đường ngắn nhất dẫn tới sự hủy hoại chính mình hiện tại và
tương lai, mà các em bị hủy hoại tức là tương lai của đất nước bị đe dọa. Đây là
môt vấn đề gây bao lo lắng bức xúc cho các nhà giáo dục nói riêng và cả nước ta
nói chung.
Trước tình hình trên, nhiều ban ngành liên quan như: Bộ Giáo dục và Đào
tạo; Bộ Công an; Trung ương Đồn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh… đã phối
hợp chặt chẽ để xây dựng “Nhà trường an toàn khơng có ma túy” , tạo mơi trường

học tập lành mạnh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện.
Là Phó hiệu trưởng phụ trách hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp, tơi muốn
phân tích thực trạng cơng tác quản lý hoạt động giáo dục phòng, chống ma túy ở
trường THPT Tam Hiệp năm học 2012-2013 để từ đó rút ra những bài học kinh
nghiệm cho bản thân, và đề xuất một số biện pháp quản lý để hoạt động giáo dục
phòng, chống ma túy ở trường THPT Tam Hiệp ngày càng hiệu quả trong thời
gian tới nên tôi đã viết sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: “Một số biện pháp quản
lí hoạt động giáo dục phịng, chống ma túy”.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
a) Các khái niệm liên quan đến đề tài
- Biện pháp: Là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể (theo Từ điển
Tiếng Việt – NXB Đà Nẵng 1997).
- Quản lý: Theo Từ điển Tiếng Việt do Trung tâm từ điển ngôn ngữ Hà
Nội xuất bản năm 1992, quản lý có nghĩa là:
+ Trơng coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định.
+ Tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định.
Theo Henry Fayol: Quản lý nghĩa là dự kiến, tổ chức, lãnh đạo, phối hợp và
kiểm tra.
Trang 2


Theo F.Taylor: Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác
làm, và sau đó hiểu được rằng họ đã hịan thành cơng việc một cách tốt nhất và rẻ
nhất.
Các tác giả Kast và Rosenweig thì cho rằng: Quản lý bao gồm việc điều hòa
các nguồn tài nguyên về người và vật chất để đạt tới mục đích.
Một cách khái quát: Quản lý là họat động, là tác động có định hướng, có chủ
đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ
chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức.

- Hoạt động giáo dục phịng, chống ma túy:
Giáo dục phòng, chống tệ nạn ma túy nhằm giáo dục cho học sinh có những
hiểu biết về tệ nạn ma túy, giáo dục kĩ năng sống để học sinh biết cách giữ mình
khơng bị ảnh hưởng bởi tệ nạn ma túy và tham gia đấu tranh với tệ nạn này ở trong
nhà trường và ngoài xã hội.
Giáo dục phòng, chống tệ nạn ma túy ở nhà trường phổ thơng là một trong các
hoạt động giáo dục có vị trí quan trọng trong q trình giáo dục hình thành và phát
triển toàn diện nhân cách thế hệ trẻ giai đoạn hiện nay.
b) Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng, chống ma túy tại
trường THPT Tam Hiệp năm học 2012-2013
b.1. Xây dựng kế hoạch:
Ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng phân cơng Phó hiệu trưởng phụ trách hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp căn cứ theo kế hoạch chung để xây dựng kế hoạch
hoạt động giáo dục giáo dục phịng, chống ma túy của tồn trường năm học 20122013.


Ưu điểm:

Kế hoạch được xây dựng ngay từ đầu năm học và được thông qua Hội đồng
sư phạm vào buổi họp Hội đồng đầu năm học.
Kế hoạch giáo dục giáo dục phòng, chống ma túy được đưa vào kế hoạch hoạt
động chung hàng tháng, hàng tuần của nhà trường để toàn trường cùng thực hiện.
Từ kế hoạch giáo dục phòng, chống ma túy của Ban chỉ đạo hoạt động giáo
dục giáo dục phòng chống ma túy, các tổ chuyên mơn, các giáo viên chủ nhiệm,
Đồn trường đã chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục phòng, chống ma túy của bộ
phận mình.


Hạn chế:


Kế hoạch cả năm học chưa thật cụ thể, chưa có phần dự trù kinh phí cho các
hoạt động.
Kế hoạch chưa khoa học: có những tháng nhiều bộ phận (nhà trường, đồn
trường, cơng đồn) cùng tổ chức hoạt động dẫn đến giáo viên và học sinh phải
tham gia nhiều, tốn thời gian cơng sức và kinh phí. Ví dụ tháng 11, nhà trường tổ
chức hội giảng, thi xé giấy dán tranh về phòng chống ma túy, tiết giáo dục ngoài
giờ lên lớp theo chủ đề tháng; đoàn thanh niên tổ chức thi đố vui để học, tiết học
Trang 3


tốt, văn nghệ. Tháng 3 nhà trường tổ chức thi hùng biện “Vì mái trường khơng có
Ma Túy”, tiết giáo dục ngồi giờ lên lớp theo chủ đề tháng; cơng đoàn tổ chức cho
học sinh thi cắm hoa; đoàn trường tổ chức ngày hội ẩm thực liên chi đoàn, tư vấn
mùa thi rồi các em lại phải tham gia các hoạt động của Đoàn cấp trên…
Kế hoạch chỉ mới dừng lại trong năm học (từ tháng 9 năm nay cho đến tháng
5 năm sau) chưa lập kế hoạch cho các hoạt động hè.
b.2. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện:
b.2. 1. Thành lập Ban chỉ đạo hoạt động giáo dục phòng, chống ma túy:
Hiệu trưởng đã ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo hoạt động giáo dục phòng,
chống ma túy ngay từ đầu năm học. Thành phần Ban chỉ đạo gồm: phó hiệu trưởng
là trưởng ban, bí thư Đồn trường là phó ban, các thành viên: phó bí thư Đoàn
trường và toàn bộ giáo viên chủ nhiệm.


Ưu điểm:

Việc thành lập Ban chỉ đạo ngay từ đầu năm học đã giúp cho các thành viên
có trách nhiệm trong việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công.



Hạn chế:

Trong thành phần Ban chỉ đạo chưa có đại diện Ban chấp hành Cơng đồn, Tổ
trưởng chun mơn, Ban đại diện Cha Mẹ học sinh nên chưa phát huy được vai trò
của các bộ phận trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục.
b.2. 2. Tổ chức và chỉ đạo các lực lượng giáo dục bên trong nhà trường:
• Với lực lượng giáo viên chủ nhiệm lớp:


Ưu điểm:

Để hoạt động giáo dục phòng, chống ma túy mang lại hiệu quả, hiệu trưởng đã
chỉ đạo các giáo viên chủ nhiệm nắm rõ học sinh lớp chủ nhiệm về hồn cảnh gia
đình (đặc biệt những em mồ cơi, bố mẹ ly hơn, gia đình khó khăn, bố mẹ ít quan
tâm đến con cái...), đặc điểm tính cách, khả năng và thiên hướng của mỗi em để
đưa các em vào những hoạt động phù hợp và phát triển được khả năng tiềm ẩn của
các em.
Các giáo viên chủ nhiệm đã xây dựng và bồi dưỡng năng lực tự quản cho đội
ngũ cán bộ cốt cán của lớp. Tổ chức thi đua hàng tuần giữa các tổ để kịp thời phát
hiện những biểu hiện vô kỉ luật, lười học hoặc những biểu hiện bất thường của học
sinh.
Thường xuyên liên hệ chặt chẽ với cha mẹ học sinh bằng nhiều hình thức, kịp
thời phản ánh những biểu hiện lười học, trốn học... cũng như những tiến bộ của
học sinh với cha mẹ của các em để phối hợp giáo dục.
Đa số giáo viên chủ nhiệm đã phối hợp chặt chẽ với Đồn, quản sinh, giáo
viên bộ mơn để nắm vững tình hình học tập, kỉ luật của lớp. Nhiều giáo viên chủ
nhiệm rất nhiệt tình, năng nổ, quản lí lớp tốt và ln đi đầu trong các hoạt động

Trang 4



như: Thầy Trương Văn Sơn, Thầy Nguyễn Minh Thắng, Cô Nguyễn Thị Linh
Phương, Cô Trương Thị Thanh Trang, Cô Nguyễn Thị Lương.


Hạn chế:

Một số giáo viên chủ nhiệm còn thiếu kinh nghiệm, chưa có các kĩ năng cần
thiết để tổ chức các hoạt động tập thể.
Một vài giáo viên chủ nhiệm không sát sao để đôn đốc các hoạt động của lớp,
thiếu quan tâm đến lớp nên lớp còn vi phạm nhiều, học yếu, không tham gia các
hoạt động của trường và đặc biệt là học sinh nghỉ học không lí do, dẫn đến nguy
cơ tham gia vào các tệ nạn xã hội trong đó có ma túy.
• Đối với tập thể giáo viên trường, các tổ chuyên môn:


Ưu điểm:

Hiệu trưởng đã chỉ đạo các tổ bộ mơn tích hợp và lồng ghép nội dung giáo
dục phòng chống ma tuý vào bài dạy trên lớp của mình. Đồng thời yêu cầu giáo
viên bộ môn phải phản ánh với giáo viên chủ nhiệm lớp những hiện tượng bất
thường của học sinh trong giờ học để giáo viên chủ nhiệm theo dõi và có hướng
giáo dục kịp thời.


Hạn chế:

Nhiều giáo viên cịn qua loa, chưa chú ý lồng ghép, tích hợp nội dung giáo
dục phòng chống ma tuý vào bài dạy. Việc thực hiện lồng ghép, tích hợp nội dung
giáo dục phịng chống ma tuý vào bài dạy mới chỉ dừng ở mức độ cá nhân giáo

viên tự chuẩn bị, chưa được các tổ chuyên môn bàn bạc, thống nhất (đưa vào bài
nào, với khối lượng kiến thức bao nhiêu, thời gian bao nhiêu và bằng cách nào…).
Hiệu trưởng chưa chỉ đạo các tổ bộ môn tổ chức các hoạt động ngoại khố
có nội dung giáo dục phịng chống ma t phù hợp đặc thù bộ môn.
Hiệu trưởng chưa đưa nội dung kiến thức về giáo dục phòng chống ma tuý
đã được tích hợp, lồng ghép vào bài là một đơn vị kiến thức khi đánh giá giờ dạy
của giáo viên bộ mơn.
• Phối hợp với Đồn trường:


Ưu điểm:

Hiệu trưởng đã phân cơng trách nhiệm rõ ràng cho Đồn trường trong hoạt
động giáo dục phòng chống ma tuý là tổ chức tốt các hoạt động giúp học sinh được
vui chơi, giải trí, rèn luyện kĩ năng sống; lập hộp thư “Vì tương lai bè bạn”, tuyên
truyền để học sinh thấy ý nghĩa của hộp thư và trách nhiệm tham gia hộp thư để
thu thập thông tin về những hiện tượng tiêu cực trong học sinh, giúp nhà trường
phát hiện sớm những hiện tượng học sinh sử dụng ma túy; tổng hợp bản cam kết
của các tập thể lớp; tham dự các lớp tập huấn về giáo dục phòng chống ma tuý do
cấp trên tổ chức.


Hạn chế:

Trang 5


Bí thư đồn trường là giáo viên kiêm nhiệm, ngồi hoạt động đồn cịn phải
tham gia giảng dạy và thực hiện nhiệm vụ của một người giáo viên như các giáo
viên khác nên khơng có thời gian đầu tư cho hoạt động đoàn để các hoạt động

đoàn thực sự hấp dẫn, lơi cuốn học sinh tham gia.
Các hoạt động Đồn chỉ mới tập trung vào một số đợt cao điểm, chưa xuyên
suốt trong năm học nên hiệu quả giáo dục trong đó có giáo dục phịng chống ma
t chưa cao.



Với Ban đại diện Cha Mẹ học sinh:
Ưu điểm:

Trong các cuộc họp cha mẹ học sinh, hiệu trưởng đã chỉ đạo giáo viên chủ
nhiệm lớp tuyên truyền để cha mẹ học sinh hiểu về các hoạt động giáo dục trong
nhà trường trong đó có hoạt động giáo dục phịng chống ma tuý. Thống nhất yêu
cầu giáo dục học sinh giữa nhà trường và gia đình, trách nhiệm của gia đình trong
giáo dục con em, thống nhất kênh liên lạc giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học
sinh. Hiệu trưởng đã yêu cầu giáo viên chủ nhiệm lớp phối hợp chặt chẽ, liên hệ
thường xuyên với cha, mẹ những học sinh hay nghỉ học khơng lí do, có những biểu
hiện liên quan đến ma túy.
Đầu năm học toàn bộ học sinh của trường đã viết cam kết phịng, chống ma
túy có chữ kí của học sinh và phụ huynh.
Ban đại diện Cha Mẹ học sinh trường thường xuyên quan tâm và có sự hỗ trợ
kịp thời về kinh phí để nhà trường thực hiện các hoạt động giáo dục.


Hạn chế:

Một số cha mẹ học sinh thiếu hợp tác với nhà trường trong việc phối hợp giáo
dục học sinh, không quan tâm đến việc học của con cái, phó mặc nhà trường.
Ban đại diện cha mẹ học sinh ở các lớp chưa tham dự tiết sinh hoạt lớp để
nắm được tình hình lớp, chưa tham gia trực tiếp cùng với giáo viên chủ nhiệm

trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục phịng chống ma t cho học sinh của
lớp.
• Với các lực lượng khác:


Ưu điểm:

Hiệu trưởng đã chỉ đạo bộ phận bảo vệ, quản sinh làm tương đối tốt việc duy
trì kỷ cương, nề nếp của nhà trường. Quản sinh đã theo dõi chặt số học sinh nghỉ
học để kịp thời báo cho phụ huynh học sinh, trong giờ ra chơi kiểm tra tại các nhà
vệ sinh để ngăn chặn tình trạng hút thuốc, sử dụng ma túy trong học sinh. Bảo vệ
không cho học sinh ra khỏi trường khi đang học, ra chơi. Học sinh muốn về sớm
phải có phụ huynh đến xin phép. Nhờ vậy số học sinh nghỉ học, cúp tiết giảm đáng
kể. Chưa phát hiện học sinh hút thuốc, sử dụng ma túy trong năm học.
Hiệu trưởng cũng chỉ đạo bộ phận thư viện sắp xếp sách theo chủ đề giáo dục
trong đó có chủ đề giáo dục phịng chống ma t; làm tốt cơng tác bạn đọc, giới
thiệu sách, báo cho học sinh.
Trang 6




Hạn chế:

Nguồn sách tham khảo cho thư viện còn thiếu nhiều. Thư viện cũng chưa
phối hợp với Đoàn tổ chức các cuộc thi tìm hiểu theo chủ đề cho học sinh các khối
lớp.
b.2. 3. Phối hợp với địa phương và các lực lượng xã hội khác bên ngoài
nhà trường:



Ưu điểm:

Hiệu trưởng đã phối hợp với Công an thành phố Biên Hòa, trung tâm y tế
Biên Hòa để tổ chức các buổi nói chuyện cho học sinh tun truyền về phịng
chống ma tuý, HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội.
Hiệu trưởng chỉ đạo bộ phận bảo vệ phối hợp chặt chẽ với công an phường
Tam Hiệp để ngăn chặn và xử lý kịp thời những đối tượng xấu thường tụ tập trước
cổng trường gây rối, đánh nhau với học sinh trường.


Hạn chế:

Việc phối hợp với công an phường Tam Hiệp trong việc ngăn chặn và xử lý
kịp thời những đối tượng xấu thường tụ tập trước cổng trường gây rối, đánh nhau
với học sinh chưa đạt hiệu quả cao.
Hiệu trưởng chưa làm tốt việc tham mưu với ủy ban nhân dân phường Tam
Hiệp để yêu cầu các quán nước, các tụ điểm vui chơi quanh trường cam kết không
bán thuốc lá, rượu bia cho học sinh… nhằm hạn chế học sinh bỏ học đi chơi, bị rủ
rê sử dụng ma túy.
b.2. 4. Về xây dựng các điều kiện cho hoạt động hoạt động giáo dục
phịng, chống ma túy:
• Xây dựng đội ngũ giáo viên:


Ưu điểm:

Hiệu trưởng đã triển khai các văn bản pháp quy của nhà nước về cơng tác
phịng chống ma túy; tuyên truyền phổ biến Luật phòng, chống ma túy; Thơng tư
số 31/2009/TT-BGDĐT về cơng tác phịng, chống tệ nạn ma túy tại các cơ sở giáo

dục đến từng cán bộ, giáo viên thông qua các buổi họp hội đồng sư phạm, các tiết
chào cờ giúp giáo viên thấy được trách nhiệm của mình trong việc thực hiện hoạt
động giáo dục phòng chống ma tuý cho học sinh.
Cử cán bộ giáo viên được phân công phụ trách, theo dõi cơng tác phịng,
chống ma túy tham dự các lớp bồi dưỡng về giáo dục phòng, chống ma túy do
Ngành tổ chức.

Hạn chế:
Các hình thức giáo dục phịng, chống ma túy của trường chưa đa dạng, phong
phú.
Phần lớn giáo viên thiếu kĩ năng sinh hoạt tập thể do đó gặp khó khăn khi tổ
chức các hoạt động ở lớp, chưa lôi cuốn được học sinh tham gia.
Trang 7


Xây dựng cơ sở vật chất, tài chính cho hoạt động giáo dục phịng,
chống ma túy:




Ưu điểm:

Hiệu trưởng đã cho làm các panơ, áp phích về phịng, chống ma túy và đặt ở
những nơi dễ quan sát trong trường; làm sân khấu di động để phục vụ cho các hoạt
động giáo dục ngồi giờ lên lớp trong đó có các hoạt động giáo dục về phòng,
chống ma túy.
Hiệu trưởng đã duyệt kinh phí kịp thời cho các hoạt động giáo dục về phịng,
chống ma túy.



Hạn chế:

Diện tích trường hẹp do đó gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức các hoạt
động giáo dục phịng, chống ma túy chung cho tồn trường.
Các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động giáo dục phòng, chống ma túy còn
hạn chế.
b.3. Kiểm tra, đánh giá:


Ưu điểm:

Sau mỗi hoạt động giáo dục phòng chống ma túy, vào buổi họp hội đồng đầu
tháng hiệu trưởng đều đánh giá, rút kinh nghiệm kịp thời nhằm hướng tới mục tiêu
xây dựng “Nhà trường khơng có ma túy”.
Qua các đợt tự kiểm tra của trường và các đợt kiểm tra của cấp trên về cơng
tác phịng, chống ma túy, trường khơng có học sinh sử dụng, tàng trữ, bn bán ma
túy.


Hạn chế:

Trong kế hoạch kiểm tra chuyên môn của tổ bộ mơn, của nhà trường chưa có
nội dung kiểm tra việc giảng dạy nội dung giáo dục phòng, chống ma túy được
lồng ghép, tích hợp vào các mơn học.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
Từ thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng, chống ma túy tại trường
THPT Tam Hiệp năm học 2012-2013, tôi đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt
động giáo dục phòng, chống ma túy như sau:
a.


Đối với việc xây dựng kế hoạch:

Trong kế hoạch hoạt động giáo dục phịng, chống ma túy cho tồn trường
trong một năm học cần chú ý:


Kế hoạch phải thật cụ thể, tránh chồng chéo, có phần dự trù
kinh phí cho các hoạt động.



Kế hoạch hoạt động giáo dục phòng, chống ma túy phải được
tích hợp vào kế hoạch của các tổ bộ mơn và kế hoạch hoạt động giáo dục
ngồi giờ lên lớp.
Trang 8




Lập kế hoạch cho các hoạt động hè.
b.

Đối với việc tổ chức và chỉ đạo thực hiện:

b.1. Việc thành lập Ban chỉ đạo hoạt động giáo dục phòng, chống ma túy:


Trong thành phần Ban chỉ đạo phải có đại diện của Ban chấp
hành Cơng đồn, Tổ trưởng chun mơn, Ban đại diện Cha Mẹ học sinh để

phát huy vai trò của các bộ phận trong tổ chức các hoạt động giáo dục.



Ban chỉ đạo phải tiến hành họp định kỳ để chuẩn bị tốt cho các
hoạt động giáo dục phòng, chống ma túy.
b.2. Tổ chức và chỉ đạo các lực lượng giáo dục bên trong nhà trường:
• Với lực lượng giáo viên chủ nhiệm lớp:



Kịp thời khen thưởng các giáo viên chủ nhiệm quản lý lớp tốt.



Bồi dưỡng kỹ năng sinh hoạt tập thể cho giáo viên chủ nhiệm giúp các
giáo viên nắm được những kỹ năng cơ bản nhất, cần thiết nhất.



Đưa vào tiêu chí thi đua để hạn chế những giáo viên chủ nhiệm quản lí
lớp khơng tốt.


Đối với tập thể giáo viên trường, các tổ chuyên môn:



Ngay từ đầu năm học các tổ, nhóm chun mơn xác định “địa
chỉ” những bài học có nội dung tích hợp hoặc lồng ghép. Trong sinh hoạt

chuyên môn, các tổ phải bàn bạc kỹ, đi đến thống nhất sẽ tích hợp nội dung
giáo dục phòng, chống ma túy vào bài học nào, phần nào, cách thức tích hợp
ra sao, thời gian bao nhiêu…



Mỗi tổ bộ môn xây dựng kế hoạch tổ chức ngoại khố có nội
dung giáo dục phịng chống ma t phù hợp đặc thù bộ mơn cho học sinh
tồn trường.



Tổ chức giờ dạy mẫu việc lồng ghép hoặc tích hợp nội dung giáo
dục phòng chống ma tuý của các bộ môn để giáo viên trao đổi, rút kinh
nghiệm trong giảng dạy nội dung này.


Phối hợp với Đồn trường:



Bồi dưỡng, có chính sách thu hút giáo viên làm cán bộ Đoàn để họ đầu tư cho
hoạt động đoàn.



Chỉ đạo các giáo viên chủ nhiệm, các tổ chuyên môn phối hợp, hỗ trợ Đồn
trong cơng việc.




u cầu Đồn trường dựa vào kế hoạch hoạt động Đoàn năm học 2013-2014
của Thành Đoàn Biên Hòa để tổ chức các hoạt động xuyên suốt trong năm
học, nhất là vào các giờ chào cờ. Đẩy mạnh các hoạt động giáo dục kĩ năng
sống trong giáo dục phịng, chống ma túy để giúp học sinh khơng chỉ hiểu
biết mà có đủ khả năng tự bảo vệ mình và tích cực tham gia hoạt động phịng
chống ma túy trong nhà trường và ngoài xã hội. Tạo nhiều sân chơi lành
Trang 9


mạnh, lôi cuốn học sinh vào các hoạt động bổ ích nhằm giúp các em phát
triển lành mạnh, không bị rủ rê lôi kéo vào các tệ nạn xã hội, đặc biệt là tệ
nạn ma túy.


Với Ban đại diện Cha Mẹ học sinh:



Chọn các phụ huynh nhiệt tình, có tâm huyết tham
gia ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp, của trường.



Giữ mối liên hệ thường xuyên với phụ huynh, nhất
là phụ huynh của các học sinh chậm tiến bộ, hay vi phạm nội quy.



Mời ban đại diện cha mẹ học sinh ở các lớp tham gia

dự tiết sinh hoạt lớp và tham gia trực tiếp cùng với giáo viên chủ nhiệm trong
việc tổ chức các hoạt động giáo dục phòng chống ma tuý cho học sinh của lớp
mỗi tháng 01 lần.



Huy động sự hỗ trợ của cha mẹ học sinh thông qua
Ban đại diện chi hội về kinh phí để tổ chức chức các hoạt động giáo dục
phịng chống ma tuý.


Với các lực lượng khác:



Bổ sung đầu sách tham khảo cho thư viện
trong đó có các sách phục vụ hoạt động giáo dục phòng chống ma tuý bằng
nguồn ngân sách và vận động học sinh tặng.



Yêu cầu thư viện phối hợp với Đoàn trường tổ
chức các cuộc thi tìm hiểu theo chủ đề giáo dục trong đó có chủ đề giáo dục
phòng chống ma tuý cho học sinh các khối lớp.



Tiếp tục chỉ đạo bộ phận bảo vệ, quản sinh
quản lý chặt chẽ nề nếp kỉ luật, chuyên cần của học sinh theo nội quy của nhà
trường.


b.3. Phối hợp với địa phương và các lực lượng xã hội khác bên ngồi nhà
trường:


Hiệu trưởng cần tham mưu với chính quyền
địa phương các cấp để xin đất mở rộng trường tạo điều kiện tốt hơn cho các
hoạt động học tập và ngồi giờ lên lớp.



Đề nghị cơng an phường Tam Hiệp phối hợp
kịp thời, liên tục trong việc ngăn chặn và xử lý những đối tượng xấu thường
tụ tập trước cổng trường gây rối, đánh học sinh.



Tham mưu với ủy ban nhân dân phường Tam
Hiệp để yêu cầu các quán nước, các tụ điểm vui chơi quanh trường cam kết
không bán thuốc lá, rượu bia cho học sinh… nhằm hạn chế học sinh bỏ học đi
chơi, bị rủ rê sử dụng ma túy.
• Về xây dựng các điều kiện cho hoạt động giáo dục phòng, chống ma túy:

Trang 10




Xây dựng đội ngũ giáo viên có nhận thức và có năng lực tổ chức các
hoạt động giáo dục, đặc biệt là đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ

mơn dạy tích hợp và lồng ghép kiến thức giáo dục phòng chống ma tuý, giáo
viên là cán bộ Đồn.



Tổ chức các hoạt động giáo dục phịng, chống ma túy bằng nhiều hình
thức đa dạng, phong phú để thu hút học sinh tham gia như: thi hùng biện, viết
bài, vẽ tranh, xé giấy dán tranh, tiểu phẩm, hát,biểu diễn thời trang...



Tăng cường các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động giáo dục phòng,
chống ma túy.

c. Đối với việc kiểm tra, đánh giá:


Cần xây dựng kế hoạch kiểm tra hoạt động giáo dục phòng,
chống ma túy cho cả năm học và trong từng tháng, từng hoạt động.



Đưa nội dung kiến thức về giáo dục phòng chống ma tuý đã
được tích hợp, lồng ghép vào bài là một đơn vị kiến thức khi đánh giá giờ dạy
của giáo viên bộ môn.

III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này tại đơn vị trong năm học 20132014 đã thu được một số kết quả sau:
Được sự chỉ đạo sâu sát của Ban giám hiệu, công tác tuyên truyền, giáo dục
về phòng, chống ma túy trong năm học 2013-2014 của trường THPT Tam Hiệp đã

có những đổi mới, chuyển biến tích cực và đạt hiệu quả cao.
Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trường đã nhận thức đúng đắn về vị trí và
tầm quan trọng của hoạt động giáo dục phòng chống ma túy, ý thức rõ về trách
nhiệm và vai trị của mình trong cơng tác tuyên truyền, giáo dục cho học sinh nhận
thức được sự nguy hiểm của ma túy, xây dựng trường học khơng có tệ nạn ma t.
Ngay từ đầu năm học, thực hiện chỉ đạo của Sở giáo dục và đào tạo Đồng
Nai, Ban giám hiệu đã phổ biến các văn bản liên quan đến cơng tác phịng chống
ma túy đến tất cả các thành viên trong hội đồng sư phạm, học sinh và phụ huynh
học sinh.
Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền phịng chống ma túy cho học sinh
thơng qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, đặc biệt là các tiết sinh hoạt dưới cờ có
sự tham gia trực tiếp của các giáo viên chủ nhiệm. Công tác tuyên truyền được
thực hiện dưới nhiều hình thức như: cho 1249 học sinh ký cam kết phịng, chống
ma t có chữ kí của phụ huynh vào đầu năm học, thi tiểu phẩm văn nghệ, thi
hùng biện, vẽ tranh về phòng, chống ma tuý. Các cuộc thi đã đạt được mục đích
nâng cao nhận thức và sự hiểu biết về tệ nạn ma tuý đối với học sinh.Từ đó các em
có ý thức và chủ động phòng chống ma tuý cho bản thân, gia đình và cộng đồng.
Tổ chức tốt việc giáo dục, phịng chống ma t trong chương trình giáo dục
chính khố thơng qua việc dạy tích hợp, lồng ghép ở các mơn học như: GDCD,
sinh học, hố học, văn, địa lý.
Trang 11


Hệ thống pano, áp phích về phịng chống ma túy và các tệ nạn xã hội và
được đặt ở những vị trí thích hợp trong trường. Trường đã phát động phong trào tố
giác, tự giác khai báo về tình hình sử dụng ma túy trái phép trong cán bộ, giáo
viên, nhân viên và học sinh. Việc tiếp nhận và xử lí thơng tin của cán bộ, giáo
viên, nhân viên và học sinh và nhân dân có liên quan đến cơng tác phịng, chống
ma túy được thơng qua số điện thoại 0613913667 và qua hộp thư “Vì tương lai bè
bạn” của Đoàn trường.

Giáo viên trường đã tham gia đầy đủ các lớp tập huấn chun mơn, nghiệp
vụ về cơng tác phịng chống ma túy do Sở tổ chức.
Trường đã phối hợp với công an phường Tam Hiệp trong việc tuyên truyền
về ma túy và các loại tệ nạn xã hội cho học sinh. Tổ chức cho hơn 100 em học sinh
và cán bộ, giáo viên trường thực hiện thành công Lễ diễu hành cổ động phong trào
và phát động Tháng hành động quốc gia về phòng, chống ma túy, HIV/AIDS,
phòng chống tội phạm qua các tuyến đường trên địa bàn phường.
Thường xuyên phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh thông qua các
cuộc họp cha mẹ học sinh, thông qua số điện thoại của tất cả phụ huynh học sinh
trong trường để cùng giáo dục, phòng ngừa học sinh vi phạm về ma túy và các tệ
nạn xã hội.
Đoàn trường cũng tổ chức nhiều hoạt động bổ ích, tạo sân chơi lành mạnh,
giáo dục kĩ năng sống cho học sinh như: tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu về ma túy,
HIV/AIDS” dưới cờ với nhiều phần thưởng hấp dẫn thu hút 100% học sinh tham
gia; thi đố vui để học, tuần học tốt, chương trình văn nghệ chào mừng 20/11 và
26/3 thu hút 30/30 chi đồn tham gia, thi tìm hiểu về chiến thắng Điện Biên Phủ
cho học sinh toàn trường, về nguồn, ủng hộ cho 01 giáo viên trị bệnh hiểm nghèo
với số tiền 19.680.000đ, ủng hộ quỹ vì trường sa thân yêu…
Trong năm học 2013-2014 trường chưa phát hiện có học sinh và giáo viên
có sử dụng ma túy hoặc có liên quan đến các hoạt động phạm tội về ma túy.
IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
1. Đối với trường THPT Tam Hiệp

Hỗ trợ thêm kinh phí để thực hiện các hoạt động giáo dục
phòng, chống ma túy.

Khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích
trong cơng tác phòng, chống ma túy.
2. Đối với Sở Giáo dục – Đào tạo tỉnh Đồng Nai



Tổ chức các hội nghị chuyên đề cấp Tỉnh về giáo dục
phòng, chống ma túy, tạo điều kiện cho các trường trao đổi thảo luận, giao lưu
học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong quá trình quản lý cũng như tổ chức các
hoạt động giáo dục phòng, chống ma túy.



Trang bị thêm sách, tài liệu tham khảo về phòng, chống
ma túy cho các trường.
3. Đối với chính quyền địa phương
Trang 12





Tạo điều kiện về đất đai để trường có thể mở rộng diện tích.
Lực lượng cơng an và dân phịng của phường Tam Hiệp có sự hỗ trợ
kịp thời trong việc ngăn chặn, xử lí học sinh đánh nhau. Đảm bảo an ninh trật
tự xung quanh khu vực trường học, sớm tìm ra biện pháp giải quyết dứt điểm
các tụ điểm phức tạp, đặc biệt là các tụ điểm giải khát, rượu bia, bi da, trò chơi
điện tử và các cơ sở dịch vụ karaoke quanh trường, nhằm tạo môi trường giáo
dục trong sạch, lành mạnh.

Trang 13


V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật giáo dục – năm 2005.

2. Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thơng và trường phổ thơng
có nhiều cấp học theo Quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày
02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Chuyên đề “Quản lý hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp” của Cơ
Nguyễn Thị Hồng Trâm- Trường cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ
Chí Minh.
4. Kế hoạch phịng chống ma túy năm học 2012-2013, 2013-2014 của
trường THPT Tam Hiệp.
5. Báo cáo phòng chống ma túy năm 2012, 2013 của trường THPT Tam
Hiệp.
NGƯỜI THỰC HIỆN

Hòang Mai Lan

Trang 14


MỤC LỤC
Trang
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ..............................................................................2

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận.........................................................................................2
a. Các khái niệm liên quan đến đề tài ..........................................2
b. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng, chống ma túy
tại trường THPT Tam Hiệp năm học 2012-2013.........................3
− Xây dựng kế hoạch ..................................................................3
− Tổ chức và chỉ đạo thực hiện...................................................4
− Kiểm tra, đánh giá....................................................................8
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài ....................8

− Về xây dựng kế hoạch..............................................................8
− Về tổ chức và chỉ đạo thực hiện...............................................9
− Về kiểm tra, đánh giá...............................................................11
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI........................................................................11
IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ...........................................................................12
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................14

Trang 15



×